You are on page 1of 209

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

QUẢN TRỊ LOGISTICS


(Logistics Management)

Biên soạn: TS. Lê Phúc Hòa, ThS. Nguyễn Thị Bảo Khánh
Giảng viên: ThS. Nguyễn Tuấn Hiệp
Email: hiepnt@ut.edu.vn

1
MỤC TIÊU MÔN HỌC

Sau khi kết thúc học phần này, sinh viên cần đạt được những mục tiêu
sau đây:
1. Có hiểu biết đầy đủ, toàn diện và đúng đắn về bản chất của
Logistics, các dòng Logistics, chi phí Logistics, các hoạt động của
một hệ thống Logistics, các kênh Logistics, cấu trúc tổ chức
Logistics và Logistics container
2. Phát triển khả năng phân tích một hê thống Logistics
3. Biết cách thiết kế và triển khai một hệ thống Logistics

2
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
1. Hình thức đánh giá
Tỷ trọng
Thành phần Nội dung
(Offline)
1. Điểm kiểm tra giữa kỳ (15%-1,5đ)
Đánh giá 2. Điểm chuyên cần (30%-3đ)
60%
giữa kì 3. Điểm danh (15%-1,5đ)

Đánh giá - 50 câu hỏi trắc nghiệm (40%-4đ)


cuối kì - Đề đóng, không sử dụng tài liệu. 40%
- Thời gian làm bài: GV thông báo sau

2. Điểm kiểm tra giữa kỳ


• Số lượng: 2 bài kiểm tra sau khi kết thúc chương 5 và chương 10, mỗi bài 7,5% số điểm môn học
• Nội dung: bao gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm về nội dung kiến thức ở các buổi học trước.

3. Tham gia hoạt động chuyên cần:


• Phát biểu
• Bài tập GV giao trong buổi học
• Thuyết trình chủ đề, tổ chức game

3
STT Hoạt động chuyên cần
Phần thưởng (lượt chuyên cần – LCC):
0,5 LCC: Hỗ trợ lớp học II
Phát biểu, dịch bài tập (trong slide), chơi game, làm bài tập (trong slide, bài tập
1-3 LCC: dịch bài tập, làm bài tập, top gamers
1 ngoài), hỗ trợ lớp học I (bật máy chiếu, xóa bảng, dọn vệ sinh phòng học...), hỗ trợ
1 LCC: phát biểu, đặt câu hỏi, hỗ trợ lớp học I
lớp hoc II (giúp các bạn xả stress/mệt mỏi, tập trung học tập)
Các trường hợp khác do GV cân nhắc.
Thuyết trình chủ đề, tổ chức hoạt động (tổ chức khoảng 15p/buổi học, đăng
ký trước với GV)
Sinh viên tìm 1 bài báo, phóng sự, report,.... về logistics và thuyết trình ngắn trước 3 - 7 LCC/tùy chất lượng bài thuyết trình, hoạt
2
lớp (15 phút). Sinh viên lên lead 1 hoạt động trong lớp liên quan môn học động
VD: https://cafef.vn/lai-lich-trung-tam-logistics-lon-nhat-viet-nam-quy-mo-gan-7-ty-
usd-ma-gemadept-va-doi-tac-my-ssa-marine-ngo-y-18823091207130847.chn

Tham gia các hoạt động thực tế liên quan môn học trong thời gian học môn này. VD:
thi cuộc thi logistics (Đạt hoặc không đạt thành tích), làm công việc liên quan
3 – 15 LCC/ tùy theo tính chất hoạt động,
logistics, tham gia hội thảo logistics + review lại trên lớp...
3 thành tích đạt được và giá trị tạo ra từ hoạt
động.
SV cần gửi cụ thể các nội dung, tài liệu, bằng chứng liên quan đến thành tích để
xem xét. GV có thể yêu cầu sinh viên thuyết trình về trải nghiệm đã tham gia.

- Các điểm chuyên cần ở mục 1, sinh viên thông báo cho lớp trưởng theo hướng dẫn của GV
- Các điểm chuyên ở mục 2 và 3, sinh viên gửi giảng viên theo hướng dẫn của GV
- SV thừa điểm chuyên cần có thể cộng vào lần lượt: 1.Điểm kiểm tra giữa kỳ 2. Điểm danh

4
CẤU TRÚC MÔN HỌC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS
CHAPTER 2: LOGISTICS TRONG LĨNH VỰC SẢN XUẤT KINH DOANH SẢN PHẨM
CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG LOGISTICS ĐIỂN HÌNH
CHƯƠNG 4: CHI PHÍ LOGISTICS
CHƯƠNG 5: KHO HÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG KHO HÀNG
CHƯƠNG 6: HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI
CHƯƠNG 7: DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG
CHƯƠNG 8: HỆ THỐNG THÔNG TIN LOGISTICS
CHƯƠNG 9: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG LOGISTICS
CHƯƠNG 10: CÁC HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ LOGISTICS
CHƯƠNG 11: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG LOGISTICS
CHƯƠNG 12: INCOTERMS VÀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
5
TÀI LIỆU THAM KHẢO (1 số down ở link dưới, 1 số mượn thư viện UTH):
https://drive.google.com/drive/folders/1cePb1qNB9RDqFrxEh2GByYq6uuJ2mTYP?usp=sharing

[1]-Alan Harrison and Remko van Hoek (2008), Logistics Management and Strategy, Nxb FT
Prentice Hall
[2]-Alan E. Branch (2009), Global Supply Chain Managemnent and International Logistics,
Routlege
[3]-Chính phủ Việt Nam (2017), Nghị định 163/2017/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ logistics
[4]-Douglas M.lambert. James R.Stock,Lisa M. Ellram, Fundamentals of Logistics
Management, Mc grow Hall,1998
[5]-Donald J. Bowersox and David J. Closs (1996), Logistical Management, McGraw-Hill
[6]-Lê Phúc Hòa (2008), Xây dựng mô hình tổng quan về logistics container cho các công ty
vận tải container đường biển Việt Nam, Luận án TS
[7]-Lê Phúc Hòa, “Bản chất của logistics, mục tiêu và các hoạt động chủ yếu của nó”, Tạp
chí Giao thông vận tải, 5/2005, tr.51-52.
[8]-Lê Phúc Hòa, “Vai trò của vận tải nói chung và vận tải biển nói riêng trong dây chuyền
cung ứng”, Báo cáo khoa học tại Hội nghị khoa học- khoa Kinh tế vận tải–ĐHGTVT Tp.HCM,
tháng 4 năm 2006

6
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[9]-Lê Phúc Hòa, “Các nguyên tắc cơ bản khi nghiên cứu, thiết kế và thực hiện hệ thống logistics”,
Tạp chí Giao thông vận tải số: 04/2012; Tạp chí Khoa học công nghệ giao thông vận tải (ĐHGTVT
TpHCM), Số: 2-4/201
[10]-Đặng Đình Hào, Trần Văn Bảo, Phạm Cảnh Huy, Đặng Thị Thúy Hằng (2018), Giáo trình Quản
trị logistics, Nxb Tài Chính
[11]-ICC (2010), Incoterm 2010, Nxb thông tin và truyền thông
[12]-Trường đại học Kinh tế Tp HCM (2012), Quản trị hậu cần, Nxb Đại học kinh tế quốc dân
[13]-Langley/Coyle/Gibson/Novack/Bardi (2008), Managing Supply Chain, South-Western
[14]-Martin Christopher (2005), Logistics and Supply Chain management, Prentice Hall.
[15]-James C.Johnson, Donald F.Wood, Daniel L.Wardlow, Paul R.Murphy,Jr (1999), Contemporary
Logistics, Prentice Hall
[16]-John J Coyle, Eward J.Bardi, C.John langley Jr. (2003), The Management of Business
Logistics, Thomson Learning
[17]-Patrik Jonsson (2008), Logistics and Supply Chain Management, McGraw-Hill.
[18]-Ronald H. Ballou (1999), Business Logistics Management, Nxb Prentice Hall, 1999
7
ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS

8
NỘI DUNG CHƯƠNG 1

1.1 Sự hình thành và quan niệm về Logistics


1.2 Đặc điểm của Logistics
1.3 Phân loại các hoạt động Logistics
1.4 Phương pháp tiếp cận hệ thống trong Logistics

9
MỤC TIÊU CHƯƠNG 1

Sau khi hoàn thành chương học này, sinh viên cần đạt được những mục tiêu sau đây:

✓ Hiểu biết về lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động Logistics trên thế giới

✓ Nắm rõ các khái niệm cơ bản về Logistics và quản trị Logistics

✓ Phân tích được các đặc điểm chung của hoạt động Logistics

✓ Phân biệt được các loại hoạt động Logistics, đặc trưng của mỗi nhóm Logistics

✓ Hiểu rõ khái niệm, cách thức và các nguyên tắc tiếp cận Hệ thống trong Logistics

10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[4]-Douglas M. Lambert. James R.Stock,Lisa M. Ellram (1998), Fundamentals of
Logistics Management, Mc grow Hall. – Chapter 1
[7]-Lê Phúc Hòa, “Bản chất của logistics, mục tiêu và các hoạt động chủ yếu của nó”,
Tạp chí Giao thông vận tải, 5/2005, tr.51-52.
[12]-Trường đại học Kinh tế Tp HCM (2012), Quản trị hậu cần, Nxb Đại học kinh tế quốc
dân – Chương 1
[15]-James C.Johnson, Donald F.Wood, Daniel L.Wardlow, Paul R.Murphy,Jr (1999),
Contemporary Logistics, Prentice Hall – Chapter 1
[18]-Ronald H. Ballou (1999), Business Logistics Management, Prentice Hall-
International, Inc. – Chapter 1

11
12
Hình 1.1: Kim Tự Tháp Ai Cập (2700 B.C) Hình 1.3: Toyota Production System (1970-1980)

Hình 1.2: Tàu container đầu tiên (1956) Hình 1.4 Đường mòn Hồ Chí Minh 13
1.1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ QUAN NIỆM VỀ
LOGISTICS

❖Logistics hình thành như thế nào?


- Thuật ngữ Logistics xuất hiện từ quân đội (công tác hậu cần): là một phần của
nghệ thuật chiến tranh
- Logistics lan truyền sang các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội (sản xuất,
dịch vụ,…)
- Logistics diễn ra hàng ngày trên toàn TG, 24giờ/ngày; 7 ngày/tuần và 52
tuần/năm.

14
❖Logistics là gì?

- Theo từ điển Oxford (nghĩa rộng): “Logistics là sự tổ chức hoạt động thực tiễn
cần thiết nhằm để thực hiện một KH phức hợp thành công khi mà KH đó liên quan
đến nhiều người và trang thiết bị”
- Theo Coyle (2003): “Logistics là quá trình dự báo nhu cầu và mong muốn của
khách hàng; yêu cầu về vốn, vật tư, con người, kỹ thuật và thông tin cần thiết để
đáp ứng nhu cầu và mong muốn đó; tối ưu mạng lưới sản xuất sản phẩm và dịch
vụ để đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng”
- Theo Liên Hiệp Quốc: “Logistics là quá trình hoạt động quản lý quá trình lưu
chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm, cho tới tay
người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng”
- CLM: “Logistics Management is the process of planning, implementing and
controlling the efficient, effective flow and storage of goods, services, and related
information from point of origin to point of consumption for the purpose of
conforming to customer requirements”

15
vs

- Làm đúng việc - Làm việc đúng cách,


- Hoàn thành đúng việc đúng phương pháp
và đạt được mục tiêu - Hoàn thành mục tiêu
đề ra công việc với chi phí
- Hiệu quả = Kết quả đạt thấp nhất
được/……………… - Hiệu suất = Kết quả
đạt được/ ……………..

16
1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA LOGISTICS
- Logistics là một quá trình, là chuỗi các hoạt động liên tục, có liên quan mật thiết đến
nhau, tác động qua lại, được thực hiện một cách có khoa học và có hệ thống.
Hoạch định
- Logistics bao gồm 3 chức năng là …………….…, Thực hiện
………..………và
Đánh giá
…..……………

- Logistics liên quan đến 3


dòng dịch chuyển, bao gồm:
+ Dòng hàng hóa vật chất
+ Dòng thông tin
+ Dòng tiền

17
1.3 PHÂN LOẠI HOẠT ĐỘNG LOGISTICS

Logistics Quân Sự Thiết kế và phối hợp các phương diện hỗ trợ và các thiết bị cho
các chiến dịch và trận đánh của lực lượng quân đội. Đảm bảo sự
(Military Logistics) sẵn sàng, chính xác và hiệu quả cho các hoạt động này.

Logistics Dịch Vụ Thu nhận, lập chương trình, và quản trị các điều kiện cơ sở vật
chất/ tài sản, con người, và vật liệu nhằm hỗ trợ và duy trì cho
(Service Logistics) các quá trình dịch vụ hoặc các hoạt động kinh doanh dịch vụ.

Logistics Sản Xuất Hoạch định, thực thi và kiểm soát một cách hiệu quả và hiệu lực
các dòng vận động và dự trữ sản phẩm, dịch vụ và thông tin có
Kinh Doanh liên quan từ các điểm khởi đầu đến điểm tiêu dùng nhằm thoả
(Business Logistics) mãn những yêu cầu của khách hàng

Logistics Sự Kiện Tập hợp các hoạt động, các phương tiện vật chất kỹ thuật và con
người cần thiết để tổ chức, sắp xếp lịch trình, nhằm triển khai các
(Event Logistics) nguồn lực cho một sự kiện được diễn ra hiệu quả và kết thúc tốt
đẹp

18
1.4 PP TIẾP CẬN HỆ THỐNG TRONG LOGISTICS

1.4.1 Khái niệm

- Hệ thống (HT) là một tập hợp các thực thể (đối tượng) có sự tương tác với nhau
- Quan điểm tiếp cận HT cho rằng tất cả các chức năng, hoạt động của một lĩnh vực cần được
nghiên cứu trong mối quan hệ tương tác qua lại với nhau, tạo nên bức tranh tổng thể.

1.4.2 Cách thức nghiên cứu hệ thống


- Tiếp cận HT là cách nhìn nhận vấn đề qua cấu trúc HT, thứ bậc và động lực
của chúng.
- Khi nghiên cứu HT, chúng ta cần lưu ý:
+ HT mở; HT đóng
+ HT lớn; HT nhỏ
- Khi nghiên cứu HT có các cấp độ khác nhau (HT lớn, HT nhỏ) thì các mối
quan hệ trong HT sẽ ở các cấp độ khác nhau. HT phụ cần phải được hiểu biết
sâu sắc hơn trước khi ng/cứu toàn HT(vấn đề then chốt của HT có khi nằm ở
HT thống phụ)
19
1.4 PP TIẾP CẬN HỆ THỐNG TRONG LOGISTICS

1.4.3 Các nguyên tắc khi nghiên cứu, TK-HT Logistics

+ Nguyên tắc tiếp cận hệ thống (System approach)

+ Nguyên tắc xem xét tổng chi phí (Total-cost approach)

+ Nguyên tắc tránh tối ưu hóa cục bộ (The avoidance of suboptimization)

+ Nguyên tắc bù trừ (Trade-off)

20
❖Trade-offs

“You can pick


any two”

Quality

On-Time-In-Full

Cost
Delivery
Direct Spend Lead-Time

21
CASE STUDY
Hewlett-Packard’s Systems Approach to Inventory Management
Hewlett-Packard (HP) is a leading global supplier of logistics system by reducing delivery variability. They
computer printers, particularly the ink-jet variety. It has over considered faster shipping modes, such air, to reduce transit
$3 billion invested in inventory worldwide. HP has a division inventory, and inventory held to cover lead times. That
located in Vancouver, Washington, which manufactures and alternative proved too costly.
distributes the DeskJet Plus printer worldwide. It has three However, by looking at the entire system as a whole, HP was
distribution centres, one each in North America, Europe, and able to develop a better solution. It could delay the
Asia. differentiation of printer power sources and manuals until
HP faced a situation where high inventories of printers, firm orders were received. This allowed HP to reduce
approximately seven weeks’ worth, were required to meet inventory to weeks while maintaining 98% service levels.
their 98% service goal in Europe. High inventories were This saved over $30 million annually. In addition,
required in part because each country has unique power transportation dropped by several million dollars because
cord and transformer requirements, and needs the proper generic printers can be shipped in larger volumes than
language manual. Initially, the ‘differentiation’ of the printers printers specific to a particular country. Because HP viewed
to needs of the local market was done at the Vancouver the system as a whole and understood the interactions, they
facility. HP apparently faced the prospect of high inventory were able to develop this innovative logistical innovation.
costs or reduced customer service levels, neither of which Questions:
was an acceptable option.
The management at the Vancouver site considered many 1. What was HP’s problem?
options for reducing inventory while maintaining customer 2. How did HP solve that problem?
service. They first worked on improving the
22
ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHƯƠNG 2:
LOGISTICS TRONG LĨNH VỰC SXKD SẢN PHẨM
(Business Logistics)

23
MỤC TIÊU CHƯƠNG 2

Sau khi hoàn thành chương học này, sinh viên cần đạt được những mục tiêu sau đây:

✓ Trình bày được khái niệm Business Logistics và quá trình phát triển của
Business Logistics
✓ Hiểu về bản chất của Business Logistics
✓ Biết cách phân loại Business Logistics
✓ Nhận diện được các vấn đề liên quan đến Logistics đặt ra đối với Doanh nghiệp
✓ Phân tích được nguyên nhân phát triển và vai trò của Business Logistics

24
CẤU TRÚC CHƯƠNG 2

2.1 Định nghĩa về Business Logistics


2.2 Quá trình phát triển của Business Logistics
2.3 Bản chất của Business Logistics
2.4 Phân loại Business Logistics
2.5 Nguyên nhân phát triển Business Logistics
2.6 Các vấn đề đặt ra với Doanh nghiệp
2.7 Vai trò của Business Logistics

25
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[4]-Douglas M.lambert. James R.Stock,Lisa M. Ellram, Fundamentals of Logistics Management, Mc


grow Hall,1998 – Chapter 1
[6]-Lê Phúc Hòa, “Bản chất của logistics, mục tiêu và các hoạt động chủ yếu của nó”, Tạp chí Giao
thông vận tải, 5/2005, tr.51-52.
[12]-Trường đại học Kinh tế Tp HCM (2012), Quản trị hậu cần,Nxb Đại học kinh tế quốc dân –
Chương 1
[18]-Ronald H. Ballou (1999), Business Logistics Management, Nxb Prentice Hall, 1999 – Chapter 1

26
2.1 ĐỊNH NGHĨA VỀ BUSINESS LOGISTICS
❖Theo quan điểm của khách hàng + Right goods/ services
+ Right place
Logistics là cung cấp sản phẩm theo 4 tiêu chí: 4R + Right time
+ Right condition

“Getting the Right product, in the Right quantity, in the Right condition, at the Right place, at
the Right time, to the Right customer, and the Right price”
(The Chartered Institute of Logistics & Transport UK (2019)

27
❖Theo quan điểm quản trị
+ “Logistics là một cơ cấu lập KH kinh doanh liên quan đến việc quản lý vật tư,
thông tin và dòng vốn. Nó còn bao gồm thông tin liên lạc phức tạp ngày càng
tăng và hệ thống kiểm soát cần thiết trong môi trường kinh doanh hiện nay”
+ “Logistics là khoa học lập KH, tổ chức và quản lý các hoạt động cung cấp
hàng hóa và dịch vụ”

+ “Logistics là một phần của chuỗi cung ứng đó là lập KH, thực thi và kiểm soát
có hiệu quả và hiệu suất dòng dịch chuyển hàng hóa, hàng tồn trữ, các dịch
vụ và các thông tin liên quan từ điểm khởi nguồn đến điểm tiêu thụ cuối cùng
nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng”
(CSCMP-The Council of Supply Chain Management Professionals)

28
2.2 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA BUSINESS LOGISTICS
Dự báo nhu cầu
Mua sắm
Lập KH nhu cầu
Lập KH SX
Tồn trữ trong SX Inbound logistics
Hoạt động kho hàng
Logistics SC
Vận chuyển
Bao bì
Tồn trữ thành phẩm
Outbound logistics
Lập KH phân phối
Xử lý đơn hàng

Hoàn thành đơn hàng


Dịch vụ khách hàng
Evolving Total
Fragmentation integration integration
1960 1980 2000
Hình 2.1: Quá trình phát triển của Logistics
(Nguồn: Center for Supply Chain Research, Penn State University)
29
Scope & Influence

Global
Logistics
Supply
Chain
Corporate Logistics
Facility Logistics
logistics
Workplace
Logistics

1950 1960 1970 1980 1990


Hình 2.2: Quá trình phát triển của Logistics (Frazelle, 2002)

30
❑ Workplace Logistics (Logistics tại chỗ): là dòng vận động của nguyên vật liệu
tại một vị trí làm việc. Mục tiêu của Logistics tại chỗ là hợp lí hóa các hoạt động
độc lập của một cá nhân làm việc tại một dây chuyền sản xuất hoặc dây chuyền
lắp ráp.
❑ Facility logistics (Logistics cơ sở sản xuất): là dòng vận động của nguyên vật
liệu giữa các xưởng làm việc trong nội bộ một cơ sở sản xuất (1 nhà máy, 1 trạm
làm việc trung chuyển, 1 nhà kho hoặc 1 trung tâm phân phối).
❑ Corporate Logistics (Logistics Doanh nghiệp): là dòng vận động của nguyên
vật liệu và thông tin giữa các cơ sở sản xuất và các quá trình sản xuất trong một
công ty.
❑ Supply Chain Logistics (Logistics chuỗi cung ứng): là dòng vận động của
nguyên vật liệu, thông tin, tài chính giữa các công ty.
❑ Global Logistics (Logistics toàn cầu): là dòng vận động của nguyên vật liệu,
thông tin và tài chính giữa các quốc gia.

31
2.3 BẢN CHẤT CỦA BUSINESS LOGISTICS
❖Logistics thay đổi quan điểm về dự trữ
+Quan niệm về dự trữ: “ no stock is the best”

Mức A
Mức B

Nhu cầu Dự báo không Nhà cung cấp Vấn đề Thắt nghẽn
thay đổi chính xác Không đảm bảo chất lượng cổ chai

Dòng thông tin

Nơi làm việc Nơi làm việc Nơi làm việc


1 2 3
Dòng vật chất

Hình 2.3: Phương pháp KANBAN (1958)

32
+ Quan niệm mới về dự trữ làm thay đổi tập quán thương mại
Lô hàng lớn Lô hàng nhỏ
+ Quan niệm mới về dự trữ đòi hỏi thay đổi công tác tổ chức vận tải
Nhà sản xuất Người tiêu dùng

A D

B E

C F

Người tiêu dùng


Nhà sản xuất
A D

B ĐTC ĐTC E

C F

33
❖Logistics gắn liền với các phương pháp, kỹ thuật quản lý dòng vật tư

WILSON
(Dự trữ)

GANTT PERT
(Biểu đồ) (Sơ đồ mạng)

Min Stock

MRP KANBAN
(Quản lý (Quản lý dòng SX)
nguồn SX) JIT

OPT

34
2.4 PHÂN LOẠI BUSINESS LOGISTICS

❖Theo hướng dịch chuyển của hàng hóa: ❖Theo thị trường trong nước và quốc tế
+ Logistics đầu vào (Inbound logistics) + Logistics hàng nội địa
+ Logistics đầu ra (Outbound logistics) (Domestic logistics)
+ Logistics trở về (Return logistics) + Logistics hàng hóa quốc tế
(International logistics)

❖Theo mục đích sử dụng ❖Theo đối tượng hàng hóa:


+ Logistics hàng công nghiệp + Logistics hàng ôtô
(Industry goods)
+ Logistics hàng điện tử
+ Logistics hàng tiêu dùng
+ ……………………….
(Consumer goods)

35
2.5 NGUYÊN NHÂN PHÁT TRIỂN LOGISTICS

₋ Thương mại hóa toàn cầu


₋ Sự phát triển của Khoa học – kĩ thuật và công nghệ thông tin
₋ Chi phí vận tải tăng nhanh
₋ Tiết kiệm chi phí trong sản xuất đạt đến đỉnh điểm
₋ Chi phí hoạt động cung ứng & phân phối còn nhiều bất cập
₋ Dòng SP ngày càng nhiều
₋ Sự quan tâm của XH với môi trường
₋ Tài nguyên khan hiếm
₋ Chính sách và luật lệ của chính phủ
₋ Cạnh tranh mạnh mẽ

36
2.6 CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỚI DOANH NGHIỆP

• DN sử dụng nguồn nguyên liệu và DV ở đâu?

• DN sản xuất SP và DV ở đâu?

• DN quảng bá và bán SP của mình ở đâu?

• DN tồn trữ và phân phối SP ở đâu?

• DN nên xem xét lựa chọn phương thức VT nào?

37
2.7 VAI TRÒ CỦA BUSINESS LOGISTICS

2.7.1-Vai trò của Logistics đối với nền kinh tế


₋ Logistics là công cụ liên kết hoạt động kinh tế trong một quốc gia và quốc tế

₋ Sử dụng nguồn lực của XH một cách tiết kiệm, bền vững, và hiệu quả

₋ Logistics góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại và hợp tác
kinh tế phát triển

₋ Logistics góp phần giảm chi phí sản xuất, phân phối, nâng cao tính cạnh
tranh của SP, hiệu quả kinh tế của nền kinh tế.

₋ Trình độ phát triển logistics và chi phí logistics của quốc gia là một yếu tố
quan trọng trong chiến lược đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia.

₋ Logistics đòi hỏi hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa thủ tục, chứng từ trong thương
mại và vận tải.

38
❖ Chi phí Logistics theo GDP

39
❖ Chi phí Logistics theo GDP của Hoa Kỳ - giai đoạn 2008-2019

40
❖ Chi phí logistics theo GDP- năm 2013

41
2.7.2-Vai trò của Logistics đối với Doanh nghiệp
₋ Logistics nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí sản xuất,
tăng cường sức cạnh tranh cho DN
₋ Logistics tạo điều kiện cho DN di chuyển hàng hóa và dịch vụ hiệu
quả đến khách hàng
₋ Logistics có vai trò hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác
trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
₋ Trong 2/4 của Logistics (form utility; possession utility; time utility;
place utility):
Time utility
• ……………
Place utility
• ……………

42
- Logistics ảnh hưởng tới chức năng tài chính
+ Chức năng về tài chính là một chức năng quan trọng trong DN
+ Logistics có ảnh hưởng nhất định đến ROA (Return on Assets) hay ROI (Return on Investment)
Revenue - Expenses
ROA = ----------------------------
Assets
+ Hàng tồn trữ là tài sản thể hiện trên bảng cân đối kế toán (the blance sheet) và là khoản chi phí
giảm mức tồn kho……….
trong báo cáo lợi tức (the income statement). ………. giảm TS và ……….giảm CF.

+ Chi phí vận tải và hoạt động kho hàng cũng ảnh hưởng đến ROA
tăng
• Nếu DN đầu tư vào kho hàng và phương tiện vận chuyển  TS ……….
ROI
• Nếu DN sử dụng hoạt động thuê ngoài đối với kho hàng và vận tải ……….
tăng thu nhập (R>E)
• Tập trung vào dịch vụ KH có thể sẽ làm ……….
tăng
nhanh hơn việc tăng chi phí dịch vụ KHROI ……….
• Nếu thu nhập tăng ……….

43
- Logistics đòi hỏi sự phối hợp tốt với các bộ phận khác (sản xuất, Marketing,..)

LOGISTICS

Các hoạt
SẢN XUẤT Động chính Các hoạt
Các hoạt MARKETING
động giao
động giao -Vận tải thoa
Các hoạt Thoa Các hoạt
-Tồn trữ Tiêu chuẩn
động chính Lên KH động chính
-Xử lý đơn -……………
DVKH
-KS chất lượng về sp -Xúc tiến TM
-…………… hàng -Giá cả
-KH sản xuất -Vị trí nhà -Nghiên cứu TT
-Quản lý vật -……………
Bao gói
-Duy trì thiết bị -Phối hợp SP
máy tư -Vị trí bán lẻ
Mua sắm -Quản lý mãi
-Lập KH -…………… -Hoạt động
và cc vật lực
-Sản xuất tư kho hàng

44
ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHƯƠNG 3:
HỆ THỐNG LOGISTICS ĐIỂN HÌNH

45
MỤC TIÊU CHƯƠNG 3

Sau khi hoàn thành chương học này, sinh viên cần đạt được những mục tiêu sau
đây:
✓ Nhận diện và phân tích được các dòng Logistics
✓ Trình bày các hoạt động trong mỗi dòng Logistics
✓ Nắm được các vấn đề cơ bản trong mỗi hoạt động cấu thành của một hệ thống
Logistics điển hình

46
CẤU TRÚC CHƯƠNG 3

3.1 Các dòng Logistics


3.2 Các bộ phận cấu thành của một hệ thống (HT) Logistics điển hình

47
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[4]-Douglas M.lambert. James R.Stock,Lisa M. Ellram, Fundamentals of Logistics Management, Mc


grow Hall,1998 – Chapter 1
[15]-James C.Johnson, Donald F.Wood, Daniel L.Wardlow, Paul R.Murphy,Jr (1999), Contemporary
Logistics, Prentice Hall – Chapter 3

48
3.1 CÁC DÒNG LOGISTICS
Trung tâm Người BL KH
Vật liệu thô, phân phối
phụ tùng
Sơ chế,
chế tạo 
Nhà máy Thành phẩm
 sản xuất trong kho NM

  



Inbound logistics
…………… Outbound logistics
……………

Return logistics
……………

Logistics
49
3.1.1 Hoạt động Inbound Logistics
1. Tìm nguồn cung
2. Đặt hàng
3. Vận chuyển
4. Tiếp nhận vào kho
5. Chất xếp
6. Bảo quản, quản lý
7. Cung cấp
8. Xử lý nguyên vật liệu
9. Duy trì thông tin

50
3.1.2 Hoạt động Outbound Logistics
1. Lập KH sản xuất
2. Đóng gói
3. Lưu kho
4. Bảo quản, quản lý hàng tồn trữ
5. Xử lý đơn hàng
6. Chất xếp hàng trong kho
7. Xử lý hàng trong kho
8. Vận chuyển, giao hàng
9. Duy trì thông tin
10. Dịch vụ khách hàng
51
❖Trong Outbound Logistics, trung tâm phân phối (TTPP) có vai trò quan trọng:
gom hàng (consolidate)
+ TTPP thực hiện chức năng ……………………………

Nhà máy A A

B A,B,C
Trung tâm Khách hàng
Nhà máy B
phân phối

Nhà máy C

52
chia tách lô hàng (break-bulk)
+ Trung tâm phân phối thực hiện chức năng ………………………………………………
b Khách hàng X
Nhà máy A A a

a b
Trung tâm Khách hàng Y
B Phân phối
a
Nhà máy B b

Khách hàng Z

trộn hàng (product mixing)


+ Trung tâm phân phối thực hiện chức năng ………………………………………….
Nhà máy A A
Khách hàng X
B Trung tâm
Nhà máy B Phân phối
C
Khách hàng Y
Nhà máy C

53
BÀI TẬP NHANH

Dòng Logistics nào (Logistics đầu vào/ Logistics đầu ra) bị tác động chủ yếu từ các sự kiện
dưới đây?

1. Nga tấn công Ukraine, khiến quân đội Ukraina phải dừng hoạt động giao nhận hàng hoá
thương mại tại các cảng biển – xem xét tác động đối với chuỗi cung ứng bánh mì của EU.

2. Tỉnh Lạng Sơn tạm dừng nhận xe tải chở trái cây tươi xuất khẩu sang Trung Quốc từ
16/02 – xem xét tác động đối với chuỗi cung ứng trái cây Việt Nam

3. Giá nhiên liệu tại Việt Nam tăng cao, cụ thể, giá xăng RON 95 chạm mức gần 30,000 VND/
lít – xem xét tác động đối với chuỗi cung ứng hàng gia dụng điện tử tại Việt Nam.

4. Tàu Felicity Ace chở gần 4,000 chiếc xe hơi hạng sang bốc cháy và chìm xuống Đại Tây
Dương vào ngày 01 tháng 3 – xem xét tác động đối với chuỗi cung ứng xe hơi.

5. TP. HCM dự kiến bắt đầu thu phí hạ tầng cảng biển từ ngày 01 tháng 4 – xem xét tác động
đối với chuỗi cung ứng hàng gỗ ván ép nhập khẩu vào Việt Nam

54
3.1.3 Hoạt động Return Logistics
- Thu hồi các SP không bán được, hoặc bị khuyết tật
- Thu hồi để tháo dỡ các SP đã qua sử dụng
- Thu hồi và tái sử dụng bao bì.
Tái phân Nhà cung cấp
Phân
phối
phối
hàng
thành +Đốt Vứt bỏ
phẩm +Tái chế
+Thu hồi
+Tái SX/tân trang
+Sửa chữa

Khách
Tái xử lý
hàng

Xem xét và xử lý
Khắc +Tái phân phối Thị trường
Thu +Kiểm tra phục +Tái sử dụng thứ yếu
gom +Lựa chọn trực +Tái bán bên ngoài
+Phân loại tiếp

55
3.2 Các bộ phận cấu thành HT Logistics điển hình
+Dự báo nhu cầu hàng tồn trữ (Inventory forecasting)
+Vận tải (Transportation)
+Kho hàng (Warehouse) và hoạt động kho hàng (Warehousing)
+Hàng tồn kho và kiểm soát hàng tồn kho (Inventory and Inventory control)
+Xếp dỡ vật tư (Material handling)
+Lập kế hoạch sản xuất (Production planning/scheduling)
+Thực hiện đơn hàng (Order fulfilment)
+Dịch vụ khách hàng (Customer service)
+Lựa chọn vị trí kho hàng và nhà máy (Facility location selection)
+Mua sắm (Procurement)
+Bao gói sản phẩm (Packing)
+Xếp dỡ hàng trả lại (Return goods handling)
+Hỗ trợ dịch vụ (Service support)
+Thu hồi và thải loại phế thải (Salvage and scrap disposal)
56
3.2.1-Dự báo hàng tồn trữ
- Dự báo hàng tồn kho là nhiệm vụ của nhà QT logistics
- Dự báo chính xác về nhu hàng tồn trữ là cần thiết cho việc kiểm soát hàng tồn trữ, sản xuất
hiệu quả và thỏa mãn khách hàng.
- Sử dụng phương pháp ABC và MRP,.. để kiểm soát hàng tồn trữ
- Dự báo hàng tồn trữ phải có quan hệ chặt chẽ với dự báo nhu cầu của Marketing để đảm
bảo duy trì mức tồn trữ hợp lý.

3.2.2-Vận tải

Trans. Trans. Trans. Trans.


Vendor Wholesalers Manufacturer Wholesaler Retailer/Customer

- Vận tải là một chức năng quan trọng của HT logistics


- Tâm điểm chính của hoạt động logistics là vận chuyển vật tư, thành phẩm.
- Vận tải tạo thêm giá trị về địa điểm (Place value) và thời gian (Time value)
- Nhà QT logistics có nhiệm vụ lựa chọn phương thức VT và người VC.
57
3.2.3-Kho hàng (KH) và hoạt động kho hàng
- KH là một mắt xích trong trong HT Logistics và Chuỗi cung ứng
- KH lưu giữ vật tư, bán thành phẩm, thành phẩm
- KH và hoạt động kho hàng tạo thêm chi phí cho SP
- KH và hoạt động kho hàng tạo thêm giá trị hơn là làm gia tăng chi phí cho SP

3.2.4-Bao gói sản phẩm (SP)


- Vai trò của bao bì SP: Bao bì SP là một phần quan trọng của SP, giúp cho việc
giao nhận, bảo quản, vận chuyển an toàn, tiện lợi.
- Chức năng của bao bì SP:
+ Bao gói SP bảo vệ hàng hóa trong VT và lưu kho
+ Giúp lưu trữ, vận chuyển và bốc xếp hàng an toàn, thuận tiện hơn
+ Có thể giúp làm thay đổi mật độ SP (Cargo density)
+ Thông tin về SP và cách sử dụng SP
- Có 2 loại bao gói SP: Bao gói trong giao dich thương mại (Packing in business
transaction); Bao gói trong giao dịch VT (Packing in transport transaction)
- PTVT được lựa chọn sẽ đòi hỏi bao gói phù hợp
58
3.2.5-Xếp dỡ (XD) vật tư, hàng hóa trong kho
- Hoạt động logistics có liên quan đến XD hàng hóa trong kho.
- XD vật tư, hàng hóa có liên quan các khu vực chức năng khác trong SX.
- XD vật tư, hàng hóa có liên quan đến thiết kế và khai thác kho hàng có hiệu quả.

3.2.6- Tồn trữ hàng và kiểm soát hàng tồn trữ


- Tồn trữ tạo thêm giá trị về thời gian (time value)
- Nhu cầu luôn biến động, năng lực SX có giới hạn  cần có tồn trữ
- Cần phải xác định: bao nhiêu hàng tồn trữ, ở đâu?
- Hàng tồn kho liên quan kho hàng và quá trình SX

59
❖ Có 3 cách cơ bản để xác định mức tồn trữ:
1) Hàng tồn kho chu kì – cycle (base) stock (nhu cầu khá ổn định): Là lượng hàng tồn cần có để thỏa mãn nhu cầu
SP trong kì giữa các lần thu mua. Có hai khả năng:
+ Lô lớn: CP mua hàng và VT nhỏ, CP lưu trữ lớn
+ Lô nhỏ: CP mua hàng và VT lớn, CP lưu trữ nhỏ
2) Hàng tồn kho an toàn – safety (buffer) stock(nhu cầu biến động):
+ Tồn kho nhiều đáp ứng được nhu cầu tăng cao
+ Tồn kho thấp dẫn đến CP do doanh số bị mất tăng
3) Hàng tồn kho thời vụ - speculative stock (nhu cầu tăng cao hơn mức SX): phục vụ cho nhu cầu cao đó cần lượng
hàng dự trữ; đầu tư thêm thiết bị SX linh hoạt để tăng lượng SX cố định quanh năm và tồn trữ hàng trong kì có
nhu cầu thấp.
❖ KS hàng tồn kho có 2 nhiệm vụ: đảm bảo mức tồn kho hợp lý và xác định hàng tồn kho chính xác, kịp thời.
• Để đảm bảo mức tồn kho thích hợp  KS mức tồn kho hiện tại và các đơn hàng được bổ sung (KH SX) 
mức tồn kho dự tính.
• Có mối quan hệ trực tiếp giữa vận tải và mức tồn trữ
-Chọn PTVT chậm hàng tồn trữ nhiều
-Chọn PTVT nhanh giảm lượng hàng tồn trữ.

Xuất phát từ quan điểm “Trade off” để từ đó chọn mức dự trữ và phương thức VT phù hợp để tối ưu toàn HT
logistics.
60
3.2.7-Hoàn thành đơn hàng
- Là một chức năng mà logistics cần phải KS
- Hoàn thành đơn hàng: thực hiện đơn hàng và vận chuyển
- Thời gian hoàn thành đơn hàng (lead time): từ khi nhận đơn hàng cho đến khi khách hàng nhận hàng
- Lead time (order cycle)= order placement time+ order processing time + order preparation time +order
transport time
• Thời gian sắp xếp đơn hàng: là thời gian phân loại, sắp xếp đơn hàng, mua vật tư nguyên vật liệu (trực tiếp
hoặc qua Email, fax, EDI,..)
• Thời gian xử lý đơn hàng: là thời gian kiểm tra hàng để đảm bảo hàng có sẵn; kiểm tra việc thanh toán của
KH, chuyển thông tin đến bộ phận tổng hợp doanh số, gửi đơn hàng đến kho, bộ phận VT, sx và lắp ráp...,
• Thời gian chuẩn bị đơn hàng: là thời gian lắp ráp thành SP hoàn chỉnh, lựa chọn hàng và gom hàng, bao
bì, đóng gói, chuẩn các chứng từ,…
• Thời gian vận chuyển hàng: là thời gian tính từ khi hàng đặt trên PTVT đến khi dỡ hàng tại nơi đến.
* Sử dụng phương pháp “trade off” để hoàn thành đơn hàng tối ưu
+KH: Lead time (9) = Placement time(2) +processing time (2)+ preparation time(2) + transport time(3)
+TH: Lead time (9) = Placement time (2)+ processing time (3)+ preparation time(3) + transport time(?)

61
3.2.8-Lập KH sản xuất
- KHSX liên quan chủ yếu đến quá trình SX
- KHSX cũng có ảnh hưởng tới logistics (vận tải, dự trữ)
- Số lượng SP, thời gian SX, mối liên hệ giữa các dòng SP sự tham gia (phối
hợp) của Logistics vào kiểm soát KHSX

3.2.9-Mua sắm (vật liệu, vật tư, bộ phận cấu thành)


- Yếu tố cơ bản của mua sắm là chi phí vận tải (phụ thuộc vào địa điểm)
- Điều khoản, điều kiện về VT, số lượng, chi phí tồn trữ  chi phí Logistics
VD: Mua ở TQ  SX tại Mỹ Tgian SX mức tồn trữ
- Số lượng mua sắm  phương thức VT

62
3.2.10-Dịch vụ khách hàng
- Mức độ sẵn sàng mà hệ thống logistics cần đáp ứng (số lượng, thời gian)
- Mức dịch vụ cao Chi phí logistics cao (và ngược lại)
- Logistics có liên quan đến mức tồn trữ thích hợp ở địa điểm thích hợp
- Dịch vụ khách hàng sự phối hợp tốt giữa inventory control, manufacturing,
warehousing, transportation.
- Logistics có liên quan đến mức tồn trữ thích hợp ở địa điểm thích hợp
- Dịch vụ khách hàng sự phối hợp tốt giữa inventory control, manufacturing,
warehousing, transportation.

63
3.2.11-Vị trí kho hàng và nhà máy
- Vị trí kho hàng, nhà máy ảnh hưởng đến hoạt động logistics
- Thay đổi vị trí kho hàng và nhà máy thay đổi thời gian, mối quan hệ về mặt địa điểm
(điểm cung ứng - nhà máy;nhà máy – thị trường,)
- Thay đổi này tác động đến chi phí logistics và dịch vụ khách hàng,và yêu cầu về tồn trữ.

3.2.12-Các hoạt động khác


- Liên quan đến dòng logistics ngược chiều
- Xếp dỡ, vận chuyển, thu gom, xử lý hàng bị trả lại, phế liệu,…

64
ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHƯƠNG 4:
CHI PHÍ LOGISTICS

65
MỤC TIÊU VÀ CẤU TRÚC CHƯƠNG 4

➢ Mục tiêu chương: Sau khi hoàn thành Chương học này, sinh viên cần
đạt được những mục tiêu dưới đây:
✓ Hiểu biết về các thành phần chi phí Logistics
✓ Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí Logistics
✓ Các giải pháp cơ bản nhằm giảm chi phí Logistics

➢ Cấu trúc chương:


4.1 Các thành phần chi phí Logistics
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí Logistics

66
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]-Alan Harrison and Remko van Hoek (2008), Logistics Management and Strategy, Nxb FT
Prentice Hall – Chapter 3 (tham khảo thêm)
[4]-Douglas M.lambert. James R.Stock,Lisa M. Ellram, Fundamentals of Logistics Management,
Mc grow Hall,1998 – Chapter 1
[10]-Đặng Đình Hào, Trần Văn Bảo, Phạm Cảnh Huy, Đặng Thị Thúy Hằng (2018), Giáo trình
Quản trị logistics, Nxb Tài Chính – Chương 1
[12]-Trường đại học Kinh tế Tp HCM (2012), Quản trị hậu cần, Nxb Đại học kinh tế quốc dân –
Chương 2

67
4.1 CÁC THÀNH PHẦN CHI PHÍ LOGISTICS

Clog = C1 + C2 + C3 + C4 + C5 + C6
+ C1: CP dự báo nhu cầu và DVKH
+ C2: CP thu mua
+ C3: CP xử lý đơn hàng và HTTT
+ C4: CP hoạt động kho hàng
+ C5: CP vận tải
+ C6: CP tồn trữ:
a-Chi phí cơ hội vốn hàng tồn trữ
b-Chi phí hàng bảo quản, quản lý hàng tồn trữ
c-Chi phí XD hàng tồn trữ trong kho
d-Chi phí do hàng bi hư hỏng,..
68
4.1 CÁC THÀNH PHẦN CHI PHÍ LOGISTICS
-C4: Chi phí hoạt động kho hàng và bảo quản hàng
C4 = q.tlk.glk+Cxd+q.k.g
-tlk là thời gian lưu kho
-glk là chi phí bảo quản trung bình cho một đơn vị SP/ngày
-k là tỷ lệ tổn thất, hư hỏng khi hàng trong kho
-g là giá trị của đơn vị SP lưu kho
-Cxd là chi phí xếp dỡ hàng lưu kho
-C5: Chi phí vận tải chiếm 1/3 đến 2/3 tổng chi phí Logistics
-C6a: Chi phí cơ hội vốn đối hàng tồn trữ
C6a= q.k.[(1+r)t-1]
-q là lượng tồn trữ cho một lô hàng
-k mức vốn cần thiết cho môt đơn vị sản phẩm
-t thời gian tồn trữ
-r lãi suất phải trả cho tiền vay
69
Hình 3.2: Xếp hạng các loại chi phí Logistics thành phần

(Nguồn: Vietnam Logistics Report 2020)

70
4.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ LOGISTICS
4.2.1- Mối quan hệ giữa chu kì đơn hàng và lượng hàng tồn trữ
(Order cycle= order transmission+ order receipt+ order processing+ order preparation)

Units of inventory

Order cycle (days)

71
Ví dụ:

+ Kho hàng (KH) sử dụng 10 đvsp/ngày.


+ OCT (Order cycle time) là 8 ngày
+ Mức tồn trữ bình quân của KH trong OCT là 40 đvsp (80/2)
+ Nếu nhà cung cấp giảm OCT còn 4 ngày mức tồn trữ trung
bình của KH còn 20đvsp (40/2)
+ Nếu nhà cung cấp cải thiện dịch vụ KH bằng cách giảm OCT
KH giảm mức tồn kho của DN giảm chi phí tồn kho giảm chi
phí logistics

72
4.2.2- Mối quan hệ giữa mức tồn trữ (CP tồn kho) với CP do doanh số mất, và
CP logistics
Logistics cost

TC (Total cost)
IC(Inventory cost)

COLS (Cost of lost sales)

Units of inventory

73
4.2.3-Mối quan hệ giữa CLDV vận tải với chi phí do doanh số mất

Logistics cost

TC (Total Cost) TrC (Transport Cost)

COLS (Cost of Lost Sales)

Improved transportation service

74
4.2.4-Mối quan hệ giữa mức tồn trữ và CP vận tải

Logistics cost
TC(Total Cost)
IC (Inventory Cost)

TrC(Transportation Cost)

Units of inventory

75
4.2.5-Mối quan hệ giữa hệ số tỷ trọng của SP với chi phí logistics

Logistics cost

TrC (Transportation cost)

IC (Inventory cost)
WC(warehousing cost)

Weight density of product

76
4.2.6-Mối quan hệ giữa giá trị của sản phẩm với chi phí logistics

Logistics cost
IC-Inventory cost (including storage)+WC

TrC-Transport cost

PC-Packing cost

Value of product

77
4.2.7-Mối liên hệ giữa tính dễ bị hư hỏng, tổn thất của hàng hóa tới chi phí Logistics

Logistics cost
PC- Packing Cost

TrC-Transport Cost

WC-Warehousing Cost

Susceptibility to loss and damage

78
4.2.8- Mối liên hệ không gian với chi phí logistics

ITC=0.7trđ
ITC=0.4trđ
OTC=0.8trđ OTC=2.5trđ
PC= 8.5 trđ A M B PC= 7,0 trđ

ITC=0.5trđ ITC=0.6trđ

TT Giá thành SP của A Giá thành SP của B Chênh lệch (A-B)


1 ITC=0,4+0,5= 0,9 ITC=0,7+0,6=1,3 -0,4
2 OTC=0,8 OTC=2,5 -1,7
TTC=0,9+0,8=1,7 TTC= 1,3+2,5=3,8 -2,1
3 PC=8,5 PC=7,0 +1,5
ATC=1,7+8,5=10,2 ATC=3,8+7,0=10,8 -0,6

79
4.2.9-Mối quan hệ giữa dịch vụ Logistics và chi phí Logistics

Logistics Cost

C2

C1

S1 S2 Logistics Service

Nguồn: ESCAP-2002, “Commercial development


of reginal port as logistics centres”, UN
80
Hướng cải tiến hệ thống Logistics

Logistics
Cost A

C1

C2

S1 Logistics
Service

(Nguồn: UNESCAP)

81
Case study

82
Đặt x = khối lượng hàng hoá
❖ Phương án vận chuyển đường biển:

- Chi phí (CP) biến đổi = (Tổng CP - CP cố định) = ($825,000 - $600,000) = $225,000

- CP biến đổi trên mỗi đvsp = CP biến đổi/khối lượng hàng = $225,000/ 2.5 triệu lbs = $0.09/lb
→ Tổng CP vận chuyển đường biển (C1) = $600,000 + $0.09x (1)
❖ Phương án vận chuyển đường hàng không:
- Chi phí (CP) biến đổi = (Tổng CP - CP cố định) = ($800,000 - $450,000) = $350,000

- CP biến đổi trên mỗi đvsp = CP biến đổi/khối lượng hàng = $350,000/ 2.5 triệu lbs = $0.14/lb
→ Tổng CP vận chuyển đường hàng không (C2) = $450,000 + $0.14x (2)

83
ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHƯƠNG 5:
KHO HÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG KHO HÀNG

84
MỤC TIÊU CHƯƠNG 5

Sau khi hoàn thành Chương học này, sinh viên cần đạt được những mục tiêu
dưới đây:

✓ Phân tích được vai trò của kho hàng

✓ Liệt kê được các giá trị tạo thêm của kho hàng

✓ Giải thích được các quyết định về kho hàng

✓ Trình bày được tổng quan các hoạt động của kho hàng

✓ Mô tả được sơ đồ bố trí kho hàng

85
CẤU TRÚC CHƯƠNG 5

5.1 Vai trò của kho hàng trong hệ thống Logistics


5.2 Các giá trị tạo thêm của kho hàng
5.3 Các quyết định cơ bản về kho hàng
5.4 Hoạt động kho hàng
5.5 Nguyên tắc bố trí mặt bằng kho hàng

86
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[4]-Douglas M.lambert. James R.Stock,Lisa M. Ellram, Fundamentals of Logistics


Management, McGraw-Hill,1998 – Chapter 4
[10]-Đặng Đình Hào, Trần Văn Bảo, Phạm Cảnh Huy, Đặng Thị Thúy Hằng (2018), Giáo
trình Quản trị logistics, Nxb Tài Chính – Chương 3
[12]-Trường đại học Kinh tế Tp HCM (2012), Quản trị hậu cần, Nxb Đại học kinh tế quốc
dân – Chương 7
[15]-James C. Johnson, Donald F. Wood, Daniel L. Wardlow, Paul R. Murphy,Jr (1999),
Contemporary Logistics, Prentice Hall – Chapter 8
[18]-Ronald H. Ballou (1999), Business Logistics Management, NXB Prentice Hall, 1999
– Chapter 8, 10, 12

87
5.1 VAI TRÒ CỦA KHO HÀNG TRONG HT
LOGISTICS

- Kho hàng (KH) là một mắt xích trong trong hệ thống Logistics và
Chuỗi cung ứng
- KH lưu giữ vật tư, bán thành phẩm, thành phẩm
- KH và hoạt động kho hàng tạo thêm chi phí cho SP
- KH và hoạt động kho hàng tạo thêm giá trị hơn là làm gia tăng chi
phí cho SP

88
CASE STUDY
Production costs could also be reduced because the
The national office of Combined Charities
local areas could draw from warehouse stocks rather
provided materials for the fundraising campaigns
than placing orders directly on the printing operation,
of a number of well-known charitable and
which often caused a change in the production
political organization. When a job was contracted,
schedule.
the typical procedure was to dedicate the entire
The president made following rough cost calculations
workplace and printing equipment of the
for a typical campaign in which 5 million pieces of
company to preparing the materials for a single
literature would be produced.
campaign. After the production was completed,
the document was sent by UPS directly from the Ship
Ship Direct Change in
Through 35
printing site to local distribution points. from Plant
Warehouses
Costs

The company’s president though that overall Production costs $500,000 $425,000 -$75,000
costs might be lower if warehouse space could be
Transportation costs:
rented at various regional locations around the
To warehouse 0 $50,000 +$50,000
country. Although warehousing would be an
added expense, he thought that he could ship To local area $250,000 $100,000 -$150,000
truckload quantities to the 35 warehouses to the Warehouse cost 0 $75,000 +$75,000
local areas. Total $750,000 $650,000 -$100,000
89
❖ Phân loại kho hàng

90
❖ Một số loại kho hàng trong xuất nhập khẩu

TAX SUSPENSION WAREHOUSE –


KHO BẢO THUẾ

91
5.2 CÁC GIÁ TRỊ TẠO THÊM CỦA KHO HÀNG

No. Value-adding Roles Trade-off Areas

1 Consolidation Transportation

2 Product mixing Order filling

3 Service Lead times, Stockouts

4 Contingency protection Stockouts (supply, distribute)

5 Smooth operation Production

Nguồn: Jhon J.Coyle; Edward J. Bardi; C.John Langley Jr ( (2003), The


Management of Business Logistics

92
Transport consolidation

Supplier Volume
shipment
Supplier warehouse Plant

Supplier

Volume
Plant shipment
Market
Warehouse
Plant Market
Warehouse
Plant Market
break volume in transport

93
Supply and Product Mixing

Product Mixing Customer X


Plant I: A&B A,B,C
B,C,F,G
Plant I: B&C Customer Y
Warehouse A,G
Plant I: D&E
Customer z
Plant I: F&G
A,B,C,D.E
Customer W

Supply Mixing
Raw Material A

A,B,C,D
Raw Material B Plant
Warehouse
Vendor source C

Vendor source D
94
5.3 CÁC QUYẾT ĐỊNH CƠ BẢN VỀ KHO HÀNG
(Cơ sở cost-trade off)

Hình thức sở hữu

Số lượng, cách thức kiểm soát

Quy mô, diện tích

Vị trí, địa điểm

Bố trí mặt bằng

Đối tượng SP lưu


trữ, vị trí lưu trữ
(Nguồn: Jhon J.Coyle; Edward J. Bardi; C.John Langley Jr ( (2003), The Management of Business Logistics)

95
❖Hình thức sở hữu: Kho riêng hay kho thuê ngoài?

Kho riêng Kho thuê ngoài


- Mức độ kiểm soát cao - Tốn ít CP đầu tư ban đầu
- Thiết kế và vận hành kho linh - Tiết kiệm CP lưu kho
hoạt - Linh hoạt diện tích lưu trữ
Ưu điểm - Hình ảnh DN - Giảm thiểu rủi ro vận hành
- Phù hợp với các DN có sản - Ước tính CP kho hàng dễ dàng
lượng hàng hoá lớn, ổn định hơn

- CP cố định cao - Thông tin liên lạc


- Diện tích lưu trữ thiếu linh - Mức độ kiểm soát hàng
hoạt
Hạn chế

96
❖ Lựa chọn vị trí kho hàng

Những yếu tố nào tác động đến quyết định lựa chọn vị trí kho hàng?

Lực lượng lao động


Vị trí so với nhà máy, nhà
cung ứng, thị trường
Chi phí thuê đất
Chính sách ưu đãi
của địa phương
Cơ sở hạ tầng, kết nối Khả năng mở rộng
giao thông quy mô

Tài nguyên
thiên nhiên
Đặc điểm dân cư

97
5.4 HOẠT ĐỘNG KHO HÀNG
- Hàng tồn trữ và hoạt động kho hàng có quan hệ chặt chẽ.
- Kho hàng được thiết kế để thích ứng với các PP tồn trữ khác nhau
- Có 3 PP tồn trữ chính được sử dụng cho hoạt động kho hàng:
+ Lưu kho theo đơn vị (PP truyền thống): tất cả các SP cùng loại được lưu trữ
chung (đơn giản, hiệu quả)
+ Lưu kho theo công năng: tất cả các SP khác nhau có liên quan đến nhu cầu
của loại KH nào đó hay liên quan đến một công việc cụ thể nào đó được lưu
trữ chung với nhau (lấy và đóng gói hiệu quả, tốn không gian lưu trữ)
+ Lưu kho chuyển tiếp (cross-docking): Wal-Mart phát kiến nhằm nâng cao
hiệu quả chuỗi cung ứng. Theo PP này, SP không thực sự tồn trữ trong kho.
Các xe tải đến từ NCC chở một lượng lớn SP khác nhau. Lô hàng này
được chia thành các lô hàng nhỏ hơn. Các lô hàng nhỏ các SP khác nhau
theo nhu cầu hàng ngày và nhanh chóng cất lên xe tải khác để chở hàng PP
đến điểm giao hàng cuối cùng

98
❖ Các hoạt động cơ bản của kho hàng:

Receiving (in dock):


Intput +Schedule carrier
+Unload vehicle
+Inspect for damage
+Compare Percase Order

Put-away:
Storage:
Identify product; Identify storage
Equipment; Stock location
location; Move product; Update
Warehouse (popularity, Unit size, cube)
record
process
Order picking:
Shipping preparation: Information; Walk & Pick;
Packaging; Labeling; Staging Batch Picking

Shipping: Schedule carrier; Load vehicle; B/L; Output


Record update

99
100
6.5 NGUYÊN TẮC BỐ TRÍ MẶT BẰNG KHO HÀNG
- Dịch chuyển hàng hóa theo đường thẳng
- Sử dụng thiết bị xếp dỡ hiệu quả
- Có kế hoạch bố trí hàng trong kho hiệu quả (chất hàng, lấy hàng dễ
dàng và an toàn)
- Diện tích lối đi tối thiểu (tối đa diện tích hữu ích)
- Chiều cao đóng hàng tối đa
Một kiểu bố trí mặt bằng kho hàng cơ bản:

Order
Receiving Basic strorage area selection Shipping
And
preparation

101
❖Nguyên tắc FAST

FLOW ACCESSIBILITY
(Dòng chảy) (Khả năng tiếp cận)

SPACE THROUGHPUT
(Không gian) (Thông lượng)

102
❖Bố trí kho Cross-Dock

103
ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHƯƠNG 6:
HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI

104
MỤC TIÊU CHƯƠNG 6

Sau khi hoàn thành Chương học này, sinh viên cần đạt được những mục
tiêu sau:
✓ Phân tích được vai trò của vận tải trong Logistics
✓ Liệt kê được các yếu tố lựa chọn đơn vị chuyên chở và các bên
tham gia vào hoạt động dịch vụ vận tải
✓ So sánh được các phương thức vận tải khác nhau
✓ Nắm được các điều khoản cơ bản trong hợp đồng vận tải và bộ
chứng từ vận tải

105
CẤU TRÚC CHƯƠNG 6

6.1 Vai trò của vận tải trong Logistics


6.2 Các yếu tố lựa chọn người vận tải
6.3 Các phương thức vận tải
6.4 Vận tải đa phương thức
6.5 Những người tham gia DVVT gián tiếp và đặc biệt
6.6 Kinh tế vận tải và giá dịch vụ vận tải
6.7 Các hình thức khai thác tàu biển và Chứng từ vận tải
6.8 Hợp đồng vận chuyển theo chuyến

106
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[4]-Douglas M.lambert. James R.Stock,Lisa M. Ellram, Fundamentals of Logistics Management, Mc grow


Hall,1998 – Chapter 7
[8]-Lê Phúc Hòa, “Vai trò của vận tải nói chung và vận tải biển nói riêng trong dây chuyền cung ứng”,
Báo cáo khoa học tại Hội nghị khoa học- khoa Kinh tế vận tải–ĐHGTVT Tp.HCM, tháng 4 năm 2006
[10]-Đặng Đình Hào, Trần Văn Bảo, Phạm Cảnh Huy, Đặng Thị Thúy Hằng (2018), Giáo trình Quản trị
logistics, Nxb Tài Chính – Chương 4
[15]-James C.Johnson, Donald F.Wood, Daniel L.Wardlow, Paul R.Murphy,Jr (1999), Contemporary
Logistics, Prentice Hall – Chapter 6, 7
[12]-Trường đại học Kinh tế Tp HCM (2012), Quản trị hậu cần, Nxb Đại học kinh tế quốc dân - Chương 5,6
[18]-Ronald H. Ballou (1999), Business Logistics Management, Nxb Prentice Hall, 1999 – Chapter 6,7

107
6.1 VAI TRÒ CỦA VẬN TẢI TRONG LOGISTICS

Khái niệm:
Vận tải là hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm hoán chuyển vị trí của hàng hóa
và con người từ nơi này đến nơi khác bằng phương tiện vận chuyển

Kết nối các mắt xích trong mạng lưới Logistics

Vai trò
Tạo thêm giá trị về mặt thời gian (Time utility) và địa
của vận
điểm (Place utility)
tải

Chiếm từ 1/3 đến 2/3 tổng chi phí Logistics

108
VÍ DỤ MINH HỌA

Export Company Exporting


Farmers
Port

Importing
Port

Factory Importers

109
6.2 CÁC YẾU TỐ LỰA CHỌN NGƯỜI VẬN TẢI

✓ Chi phí vận tải

✓ Thời gian vận tải

✓ Độ tin cậy

✓ Khả năng cung cấp các dịch vụ vận tải hàng


hóa ngoài tuyến vận tải thông thường của
người vận tải (sắt, biển,sông,…)

✓ An toàn hàng hóa trong quá trình vận tải

110
Thứ tự ưu tiên các yếu tố dùng để lựa chọn người vận chuyển

TT Các yếu tố TT Các yếu tố

1 Sự ổn định về thời gian vận tải 6 Sự thường xuyên của dịch vụ

2 Cước door-to-door (CY-CY) 7 Dịch vụ gom và giao hàng

Thời gian vận tải door-to-door


3 8 Tổn thất và hư hỏng hàng
(CY-CY)
Sẵn sàng thương lượng thay đổi
4 Sự ổn định về tài chính 9
dịch vụ

5 Sự sẵn sàng của trang thiết bị 10 Xử lý khiếu nại

111
6.3 CÁC PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI

Tên
Đặc điểm hàng hóa Ưu điểm Nhược điểm
phương thức

Đường bộ

Đường thủy

Đường sắt

Đường hàng
không

Đường ống

112
Tên Đặc điểm
Ưu điểm Nhược điểm
phương thức hàng hóa

- Khối lượng hàng hóa - Tính linh hoạt cao - Khối lượng hàng vận
không quá lớn - Dịch vụ đa dạng, thuận tiện chuyển hạn chế so với
- Cự li vận chuyển ngắn đến - Có thể giao hàng tận nơi đường thủy, đường sắt
trung bình - Hiệu quả chi phí - Tắc đường
Đường bộ
- Khả năng phối hợp với các - Rủi ro tai nạn giao thông
phương thức vận tải khác - Chậm trễ di chuyển khi
qua các chốt thu phí

- Hàng siêu trường, siêu - Cước vận tải rẻ - Phạm vi dịch vụ giới
trọng - Vận chuyển được khối hạn
- Hàng giá trị thấp lượng hàng lớn - Tốc độ vận chuyển
Đường thủy - Hàng lâu hư hỏng không cao
- Hàng rời - Khả năng sai lệch, độ
tin cậy thấp

113
Tên
Hàng hóa Ưu điểm Nhược điểm
phương thức
- Trọng lượng lớn, - Giá cước thấp so với nhiều - Tính linh hoạt không cao
khối lượng vận loại hình vận chuyển khác - Chi phí cao với các tuyến
chuyển nhiều - Giá cước ổn định vận chuyển ngắn
Đường sắt - Khả năng thông hành
- Ít biến động lịch trình

- Khối lượng nhỏ, - Tốc độ vận chuyển nhanh - Cước vận tải cao
giá trị cao - Độ an toàn hàng hóa cao - Thủ tục phức tạp
- Yêu cầu thời gian - Khả năng sai lệch thời gian - Giới hạn năng lực cung cấp
Đường hàng
vận chuyển ngắn giao hàng thấp dịch vụ
không Ví dụ: hàng quý hiếm, - Rủi ro khủng bố
rau quả, thực phẩm - Đầu tư lớn
tươi sống, …
- Các mặt hàng như: - Giao hàng đúng hạn - Tốc độ vận chuyển chậm
khí đốt, dầu thô, nước - Ít xảy ra thất thoát, hư hỏng - Chi phí xây dựng cao
sạch, hóa chất, than hàng hóa
Đường ống
bùn, … - Sức chứa lớn
- Ít bị gián đoạn, ảnh hưởng bởi
ngoại cảnh
114
115
6.4 VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
• Một phương thức vận tải
• Một hoặc nhiều bên vận tải
Unimodal • Một bộ vận đơn xuyên suốt hành trình
Transport

• Nhiều phương thức vận tải khác nhau


• Nhiều nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển,
Intermodal
Transport (Vận • Nhiều hợp đồng vận tải riêng lẻ
tải kết hợp)

• Từ 2 phương thức vận tải trở lên


• Một hợp đồng vận tải
Multimodal
Transport (Vận • Thực hiện bởi 1 đơn vị kinh doanh vận tải đa phương
tải đa phương thức – MTO
thức)

116
- Khái niệm: có nhiều phương thức vận tải tham gia và trên cơ sở một hợp đồng vận
tải duy nhất.

- Các loại dịch vụ vận tải đa phương thức:

Đường sắt Đường không

Đường bộ

Đường thủy Đường ống

117
Xác định hình thức dịch vụ vận tải trong 2 tình huống giả định sau:

1. Công ty A có lô 3x40’HC vải thiều Bắc Giang xuất sang Nhật bằng đường biển, từ
cảng Hải Phòng tới cảng Tokyo. Để vận chuyển lô hàng này, Bamboo đã thuê dịch vụ xe
đầu kéo container từ Bắc Giang về cảng Hải Phòng của công ty vận tải Bình Minh.
Đồng thời, công ty thuê dịch vụ vận chuyển đường biển, lấy booking từ hãng tàu MSC
để chuyển lô hàng từ cảng Hải Phòng tới cảng Tokyo.
Vận tải kết hợp

2. Công ty B có lô hàng 5 tấn xoài cát chu Cao Lãnh xuất khẩu từ Việt Nam đi Hàn
Quốc. Để vận chuyển lô hàng, công ty thuê dịch vụ vận chuyển từ DACO Logistics và kí
một hợp đồng dịch vụ giao nhận vận chuyển duy nhất với DACO Logistics cho toàn bộ
hành trình. Theo đó, DACO Logistics sẽ thực hiện vận chuyển nội địa từ Đồng Tháp đến
cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và thực hiện vận chuyển bằng đường hàng
không sang Hàn Quốc.

Vận tải đa phương thức

118
6.5 THÀNH PHẦN THAM GIA DVVT
GIÁN TIẾP VÀ ĐẶC BIỆT

▪ Người vận chuyển bao gói nhỏ (Small package carriers)

▪ Người gom hàng (Consolidator)

▪ Người giao nhận (Freight forwarders)

▪ Người môi giới (Brokers), người đại lý (Agents)

▪ Hiệp hội chủ hàng (Shipper’s associations)

119
6.6 KINH TẾ VẬN TẢI VÀ DỊCH VỤ VẬN TẢI

- Để phát triển chiến lược Logistics hiệu quả cần thiết phải hiểu biết các yếu tố
và đặc tính của vận tải
- Để đàm phán hợp đồng VT thành công đòi hỏi phải có sự hiểu biết đầy đủ về
kinh tế vận tải
- Tổng thể về kinh tế vận tải và giá dịch vụ VT bao gồm 3 nhóm yếu tố:
+ Các yếu tố tác động đến chí phí VT;
+ Chiến lược giá của người VT;
+ Mức giá và phân loại

120
Các yếu tố tác động đến chi Chiến lược giá của người Mức giá và phân loại
phí vận tải vận tải (Rates & Rating)
- Cư ly vận tải - Chi phí dịch vụ (Cost of - Mức giá được tính bằng số
service) tiền trên một đơn vị hàng hóa
- Lượng hàng vận tải (load size,
or load weight) VT (USD/MT; USD/TEU;
- Giá trị dịch vụ (Value of
service) USD/Chiếc; USD/M3…)
- Mật độ của SP (product
density)
- CL giá phối hợp (combination - Phân loại SP vận tải: SP khi
- Khả năng chất xếp của SP pricing strategy): giá cả được vận tải được phân loại theo
(stowability) thiết lập ở mức TB giữa chi đặc tính của SP, theo bao gói
phí dịch vụ tối thiểu và giá trị SP, hoặc theo giá trị của SP
- Trang thiết bị xếp dỡ (handling
equipment) dịch vụ tối đa: nhà QT logistics
phải biết được vùng giá và
- Trách nhiệm của người vận tải
(liability): bảo vệ hàng hóa; các khả năng giá để có thể
trách nhiệm BT,… đàm phán.

- Thị trường (market): Cung


cầu, hàng hai chiều, giá vật tư,
nhiên liệu
121
6.7 CÁC HÌNH THỨC KHAI THÁC TÀU BIỂN
6.7.1-Các hình thức khai thác tàu & đặc điểm
❖Hình thức khai thác tàu chuyến
Đặc điểm:
+ Tuyến đường cố định
+ Vận chuyển các lô hàng nhỏ
+ Có lịch trình cố định
+ Điều kiện vận chuyển cố định
+ Giá cước cố định (bao gồm cả cước XD)
❖Hình thức khai thác tàu chợ
Đặc điểm:
+ Không cố định tuyến đường
+ Không có lịch trình sẵn
+ Chở khối lượng lớn
+ ĐKVC thỏa thuận và cước thỏa thuận

122
CHỨNG TỪ VẬN TẢI – BILL OF LADING (B/L)
❖ Khái niệm:
B/L là chứng từ vận tải do người vận chuyển cấp cho người gửi hàng khi
nhận hàng để vận chuyển.
❖ Chức năng:
- Biên lai nhận hàng
- Bằng chứng về sở hữu hàng hóa
- Bằng chứng của hợp đồng vận chuyển
❖ Công dụng:
- Thanh toán tiền hàng
- Cơ sở để tính cước,phí
- Cơ sở để lấy C/O
- Làm thủ tục HQ
- Lập cargo manifest
- Theo dõi thực hiện HĐMB hàng hóa
- Nhận hàng
123
❖ Phân loại B/L

❑ Theo sự phê chú trên B/L ❑ Theo giá trị của B/L
• Clean B/L • Original B/L
• Unclean B/L • Copy B/L
❑ Theo thời điểm ký phát B/L ❑ Theo cách thức vận tải
• Received for shipment B/L • Direct B/L
• Shipped on Board B/L • Multimodal B/L
❑ Theo cách chuyển quyền sở hữu hàng • Through B/L
• Straight B/L ❑ Theo người vận chuyển
• Order B/L • Master B/L hay Ocean B/L
• Bearer B/L • House B/L (B/L của NOVCC)
❑ Theo hình thức khai thác tàu
• Voyage Charter B/L
• Liner B/L

124
6.8 HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN THEO CHUYẾN

❖ Các hình thức thuê tàu vận chuyển theo chuyến


+ Single trip + Consecutive voyage charter - CVC
+ Round trip + Contract of Affreightment- COA

❖ Nội dung chủ yếu của hợp đồng


(1) Subject 5) Loading/ discharging port
(2) Cargo - Qui định cụ thể tên cảng
- Cảng phải an toàn (an ninh, an toàn
(3) Ship
hàng hải)
(4) LayCan: (6) Loading and discharging charges
- Laycan: khoảng thời gian tàu đến; VD: 10-15/10 - Liner terms both ends/berth terms/gross
- Các điều khoản xếp hàng: terms
+ Prompt: vài ngày sau khi ký hđ - FIOST: free in and out, stowage and
+ Promptismo: xếp hàng ngay trong ngày trimming
kí hđ - FILO: free in and liner out
+ Spot prompt: xếp hàng một vài giờ sau - LIFO: liner in and free out
khi kí hđ
125
(7) Freight and payment (9)Loading/discharging rate
- Currency - Loading/discharging rate for a hold-day
- Freight rate - Loading/discharging rate for a day
- Cargo quantity to calculate freight (intaken
(10) Laytime
quantity/delivered quantity)
- Freight payment (11) Arbitration
+ Freight prepaid (12) Deviation
+ Collection: (13) Owner’s responsibility
• Freight payable before breaking bulk
(14) B/L
• Freight payable concurrent with discharge
• Freight payable on right and true delivery (15) Duties and fees
of cargo (16) Agency and brokerage
(8) NOR (17) General average
- Commencement of laytime (18) Dispatch and demurrage
- Condition of NOR
(19) Lien
(20) Cancelling
(21) Other ……………..
126
Các cụm từ viết tắt liên quan đến Laytime:

- WWDSHEX (weather working day, Sunday and holiday excepted)


- WPWDSHEX (weather permitting working day, Sunday and holiday excepted)
- WWDSHEX-UU (unless used)
- WWDSHEX-EU (even used)
- WWDSHEX-UU BOT (but only time used to count)
- WWDSHEX-UU BOH (but only half time used to count)
- WWDSH-INC (include)
- Running days

127
ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHƯƠNG 7:
DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG

128
MỤC TIÊU CHƯƠNG 7

Sau khi hoàn thành Chương học này, sinh viên cần đạt được những mục
tiêu dưới đây:
✓ Định nghĩa được hoạt động dịch vụ khách hàng
✓ Chỉ ra được vai trò của dịch vụ khách hàng trong hoạt động Logistics
✓ Liệt kê và phân tích được các yếu tố tác động, các yếu tố đo lường
và đánh giá hiệu quả của hoạt động dịch vụ khách hàng

129
CẤU TRÚC CHƯƠNG 7

7.1 Hoạt động giao thoa giữa Logistics và Marketing


7.2 Khái niệm về dịch vụ khách hàng
7.3 Các yếu tố dịch vụ khách hàng
7.4 Các yếu tố đo lường và đánh giá dịch vụ khách hàng

130
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]-Alan Harrison and Remko van Hoek (2008), Logistics Management and Strategy, Nxb FT
Prentice Hall – Chapter 3
[4]-Douglas M.lambert. James R.Stock,Lisa M. Ellram, Fundamentals of Logistics
Management, Mc grow Hall,1998 – Chapter 2
[10]-Đặng Đình Hào, Trần Văn Bảo, Phạm Cảnh Huy, Đặng Thị Thúy Hằng (2018), Giáo trình
Quản trị logistics, Nxb Tài Chính – Chương 2
[12]-Trường đại học Kinh tế Tp HCM (2012), Quản trị hậu cần, Nxb Đại học kinh tế quốc dân
– Chương 3
[15]-James C.Johnson, Donald F.Wood, Daniel L.Wardlow, Paul R.Murphy,Jr (1999),
Contemporary Logistics, Prentice Hall – Chapter 4
[18]-Ronald H. Ballou (1999), Business Logistics Management, Nxb Prentice Hall, 1999 –
Chapter 3,4,5

131
7.1 HOẠT ĐỘNG GIAO THOA GIỮA LOGISTICS VÀ
MARKETING

M
Product A
R
K
E
Price Promotion T
I
N
Place/customer G
Service level

Transportation L
Inventory cost
cost O
G
I
S
Quantity cost Warehousing cost T
I
C
Oder processing
S
and information
cost

132
❖ Mục tiêu của Marketing: định vị (phân phối) nguồn tài nguyên cho Marketing
mix là tăng DT, tối đa hóa LN dài hạn của DN

❖ Mục tiêu của Logistics: Tối thiểu hóa tổng chi phí đáp ứng mục tiêu dịch vụ
khách hàng:

Total cost= Transportation cost + Warehousing cost + Order processing cost


+ Information cost +Quantity cost + Inventory carrying cost
MIN

133
❖ Theo Logistics thì “Place” được mô tả bằng các từ “The right product, in the
right place at the right time”

Sự thành công hay thất bại của bất kì một hoạt động KD nào cũng được
quyết định bởi “the level of customer value”

“Customer value” là tỷ số giữa lợi ích nhận được từ KH khi mua SP hoặc
giao dịch với tổng chi phí phát sinh của KH

𝑃𝑒𝑟𝑐𝑒𝑝𝑡𝑖𝑜𝑛 𝑜𝑓 𝑏𝑒𝑛𝑒𝑓𝑖𝑡𝑠
𝐶𝑢𝑠𝑡𝑜𝑚𝑒𝑟 𝑣𝑎𝑙𝑢𝑒 =
𝑇𝑜𝑡𝑎𝑙 𝑐𝑜𝑠𝑡 𝑜𝑓 𝑜𝑤𝑛𝑒𝑟𝑠ℎ𝑖𝑝

𝑄𝑢𝑎𝑙𝑖𝑡𝑦 & 𝑆𝑒𝑟𝑣𝑖𝑐𝑒


=
𝐶𝑜𝑠𝑡 & 𝑇𝑖𝑚𝑒
134
7.2 KHÁI NIỆM VỀ DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG

❖ Dịch vụ khách hàng là phạm trù khá rộng, nó bao gồm nhiều yếu tố
khác nhau từ sản phẩm sẵn có đến dịch vụ hậu mãi

❖ Dựa trên quan điểm về logistics:

- Dịch vụ khách hàng là kết quả của tất cả hoạt động logistics và
chuỗi cung ứng

- “Dịch vụ khách hàng về logistics chính là tốc độ và mức độ tin cậy


với mỗi sản phẩm đã được đặt hàng”- Heskett

- Dịch vụ khách hàng là chuỗi các hoạt động đáp ứng nhu cầu bán
hàng, bắt đầu từ việc nhận đơn hàng, vận chuyển sản phẩm đến
khách hàng, cung cấp thiết bị hoặc bảo trì hoặc những hỗ trợ kĩ
thuật khác

135
7.3 CÁC YẾU TỐ DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG

Trước giao Trong giao Sau giao


dịch dịch dịch

Yếu tố hỗ trợ Yếu tố hỗ trợ


Yếu tố hỗ trợ
trực tiếp gián tiếp
gián tiếp

136
- Một báo cáo bằng văn bản về chính
sách DVKH (nội bộ)
- Tài liệu về chính sách DVKH được cung
cấp cho KH
Trước giao dịch
- Tổ chức bộ máy dịch vụ logistics
- Tính linh hoạt của hệ thống
- Các dịch vụ quản lý

137
- Mức độ dự trữ hàng hóa

- Thông tin đơn hàng

- Độ chính xác của hệ thống thông tin

- Tính ổn định của chu kỳ đặt hàng


Trong giao dịch
- Thủ tục thuận tiện (dễ dàng đặt hàng)

- Xử lý các đơn hàng đặc biệt

- Điều chuyển hàng

- Hoạt động giao hàng (các lựa chọn, thời gian, độ


tin cậy, …)

- Thay thế sản phẩm

138
- Lắp đặt, bảo hành, sửa chữa, và các dịch
vụ khác

- Theo dõi tình trạng sản phẩm

Sau giao dịch - Công tác xuất hóa đơn (thủ tục, độ chính
xác, …)

- Giải quyết khiếu nại, trả lại hàng của KH

- Sản phẩm thay thế tạm thời

139
Mô hình năm khoảng cách Chất lượng dịch vụ

(Nguồn: Parasuraman & cộng sự, 1985)

140
7.4 CÁC YẾU TỐ ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ DVKH
Các yếu tố Mô tả Đơn vị đo lường
Tỷ lệ % có sẵn theo đơn hàng
Sự có sẵn của SP Đo lường DVKH thông thường nhất
hoặc số lượng SP, hoặc giá trị
Tỷ lệ % đơn hàng được hoàn
thành theo từng nhóm lead time
Leadtime Thời gian thực hiện đơn hàng
(vd: 95% đơn hàng được giao
trong vòng 10 ngày)
Tính linh hoạt của Khả năng đáp ứng của HTPP đối Tỷ lệ % đáp ứng đúng thời gian
HTPP với nhu cầu đặc biệt cho các yêu cầu đặc biệt
Khả năng HTTT của Cty đáp ứng Tốc độ, sự chính xác và sự chi tiết
Thông tin HTPP kịp thời và chính xác nhu cầu của của các thông tin cung cấp
KH về TT
Hiệu quả của thủ tục và thời gian Yêu cầu về thời gian khôi phục và
Sự cố của HTPP yêu cầu phục hồi HTPP bị sự cố đáp ứng
(lỗi bill, vận tải, hư hỏng, khiếu nại)
Hiệu quả của việc cung cấp các hỗ Thời gian đáp ứng, chất lượng đáp
Hỗ trợ SP sau bán
trợ SP sau khi giao ứng
141
Một số chỉ số đo lường cụ thể

❖ Tỷ lệ hoàn thành đơn hàng


- Theo số lượng đơn hàng

- Theo giá trị đơn hàng

142
❖ Tỷ lệ Đơn hàng hoàn hảo – The perfect order

Theo báo cáo kết quả hoạt động dưới đây, tỷ lệ đơn
hàng hoàn hảo được tính như thế nào?
Giao đủ
số lượng Thực Mục
tế tiêu
Tỷ lệ đơn hàng giao đúng thời gian 95% 98%
Không có
sự cố
Đơn hàng Giao
đúng thời
Tỷ lệ đơn hàng giao hoàn chỉnh 94% 99%

hoàn hảo Tỷ lệ đơn hàng không bị sự cố 96% 99%


giao hàng gian
Tỷ lệ hóa đơn chính xác 95% 99%

Xử lý
chứng từ Tỷ lệ đơn hàng hoàn hảo thực tế đạt được là:
chính xác 95% x 94% x 96% x 95% = 81%

143
❖ Tỷ lệ giữ chân khách hàng– Customer Retention Rate

CE - CN
CRR = X 100
CS

Trong đó:
CRR – Tỷ lệ giữ chân khách hàng
CE – Số lượng khách hàng cuối kỳ
CN – Số lượng khách hàng mới trong kỳ
CS – Số lượng khách hàng đầu kỳ

144
BÀI TẬP NHANH

• Tháng 01/2021, công ty A có 1200 khách hàng sử dụng dịch vụ.


• Hết tháng 03/2021, công ty có thêm 300 KH mới và 80 KH ngừng sử dụng dịch vụ
Tính CRR của công ty A trong khoảng thời gian 01/01/2021 – 31/03/2021?

145
ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHƯƠNG 8:
HỆ THỐNG THÔNG TIN LOGISTICS

146
MỤC TIÊU CHƯƠNG 8

Sau khi hoàn thành Chương học này, sinh viên cần đạt được những mục
tiêu dưới đây:
✓ Trình bày được khái niệm Hệ thống thông tin Logistics
✓ Phân tích được hướng dịch chuyển và các yêu cầu của dòng thông
tin trong hệ thống Logistics
✓ Mô tả được hệ thống thông tin Logistics và đường đi của đơn hàng

147
NỘI DUNG CHƯƠNG 8

8.1 Khái niệm Hệ thống thông tin Logistics


8.2 Dòng thông tin Logistics
8.3 Các yêu cầu đối với thông tin
8.4 Đường đi của đơn hàng

148
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[4]-Douglas M.lambert. James R.Stock,Lisa M. Ellram, Fundamentals of Logistics


Management, Mc grow Hall,1998 – Chapter 3
[12]-Trường đại học Kinh tế Tp HCM (2012), Quản trị hậu cần, Nxb Đại học kinh tế
quốc dân – Chương 4

149
8.1 KHÁI NIỆM HỆ THỐNG THÔNG TIN LOGISTICS

- Theo Luật giao dịch điện tử Việt Nam 2005:


+ ‘Hệ thống thông tin là hệ thống được tạo lập
để gửi, nhận, lưu trữ, hiển thị hoặc thực hiện
các xử lý khác đối với thông điệp dữ liệu’
+ ‘Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI - electronic
data interchange) là sự chuyển thông tin từ
máy tính này sang máy tính khác bằng
phương tiện điện tử theo một tiêu chuẩn đã
được thỏa thuận về cấu trúc thông tin’

Khái niệm: Hệ thống thông tin Logistics (LIS) là một cấu trúc tương tác giữa con người,
thiết bị, các phương pháp và quy trình nhằm cung cấp các thông tin thích hợp cho các nhà
quản trị Logistics với mục tiêu lập kế hoạch, thực thi và kiểm soát Logistics hiệu quả.

150
8.2 DÒNG THÔNG TIN LOGISTICS

Wholesalers/ Customers
Suppliers Manufacturers Retailers
Distributors

Dòng sản phẩm


Dòng tài chính

Dòng thông tin

151
Một số phương thức truyền tin

EDI
Vệ tinh

RFID
Dữ liệu di
động

152
8.3 CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI THÔNG TIN

➢ Thông tin phải có sẵn cho nhà quản trị Logistics

➢ Thông tin phải thích hợp

➢ Thông tin phải đảm bảo độ tin cậy

➢ Thông tin phải kịp thời, cập nhật

➢ Thông tin phải có khả năng chuyển đổi (ngôn


ngữ, cấu trúc,..) để dễ hiểu, dễ sử dụng.

153
Môi trường bên ngoài

Dữ liệu đầu vào

MÔ HÌNH
QUẢN LÝ DỮ LIỆU TỔNG
1-Lưu trữ dữ liệu
+Lưu trữ thông tin theo HT QUÁT
+Truy lục thông tin
Các
quyết
+Bảo quản thông tin VỀ HỆ
2-Sự biến đổi thông tin
định
+Hoạt động xử lý dữ liệu cơ bản THỐNG
+Xử lý thông tin bằng cách dùng
thuật toán và thống kê THÔNG
TIN
LOGISTICS
Thông tin đầu ra

Nhà QT logistics
(người ra QĐ)
154
8.4 ĐƯỜNG ĐI CỦA ĐƠN HÀNG
Customer Customer Ship customer
order delivery order

Direct information

Indirect information
Order
transmittal

Inventory Back Invoice


available order

Enter
Customer Credit Inventory Process Warehouse
order check files order withdrawal

Transportation
Production Production Shipping scheduling
schedule documentation

Source: Fundamentals of logistics management (tr81,McGraw-Hill)

155
ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHƯƠNG 9:
PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG LOGISTICS

156
MỤC TIÊU VÀ CẤU TRÚC CHƯƠNG 9

➢ Mục tiêu chương:


Sau khi hoàn thành Chương học này, sinh viên cần đạt được những mục tiêu
dưới đây:
✓ Giải thích được khái niệm, vai trò của hoạt động phân tích hệ thống
Logistics
✓ Trình bày được các bước thiết kế hệ thống Logistics

➢ Cấu trúc chương:


9.1 Phân tích hệ thống Logistics
9.2 Thiết kế hệ thống Logistics

157
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[4]-Douglas M.lambert. James R.Stock,Lisa M. Ellram, Fundamentals of Logistics


Management, Mc grow Hall,1998 – Chapter 12
[9]-Lê Phúc Hòa, “Các nguyên tắc cơ bản khi nghiên cứu, thiết kế và thực hiện hệ
thống logistics”, Tạp chí Giao thông vận tải số: 04/2012; Tạp chí Khoa học công nghệ
giao thông vận tải (ĐHGTVT TpHCM), Số: 2-4/201
[15]-James C.Johnson, Donald F.Wood, Daniel L.Wardlow, Paul R.Murphy,Jr (1999),
Contemporary Logistics, Prentice Hall – Chapter 12

158
9.1 PHÂN TÍCH HỆ THỐNG LOGISTICS

9.1.1-Khái niệm:
Quan sát một cách có kế hoạch và trật tự một hoặc
nhiều chức năng hoạt động trong hệ thống logistics hoặc
chuỗi cung ứng.

9.1.2-Mục đích
- Xem xét hệ thống hiện tại hoặc hệ thống dự kiến có
thích ứng với biến đổi của môi trường kinh doanh
hay không
- Điều chỉnh hoặc thiết kế lại toàn bộ hệ thống

159
9.1.3-Nội dung cần phải được làm sáng tỏ khi
phân tích HT
- Tại sao chúng ta phải thực hiện từng nhiệm
vụ?
- Giá trị nào được tạo ra?
- Tại sao các nhiệm vụ phải được thực hiện
theo trình tự?
- Chúng ta có thể thay đổi các hoạt động để
tăng hiệu quả?
- Những hạn chế của HT
- Tại sao nhiệm vụ được thực hiện bởi nhóm
hoặc cá nhân chuyên biệt?
- Những người khác có thể thực hiện nhiệm
vụ này được không?
- Có cách nào tốt hơn cho HT hoạt động?

160
9.2 THIẾT KẾ HT LOGISTICS

Thiết lập mục tiêu


và xác định các hạn chế

Thành lập đội nghiên cứu

Thu thập các dữ liệu

Phân tích các dữ liệu

Tiến hành thiết kế HT

161
B1-Thiết lập mục tiêu và xác định những hạn chế
- Trước khi HT logistics được thiết kế hoặc thiết kế lại, vấn đề đầu
tiên và quan trọng là xác định mục đích và mục tiêu của HT
- Mục đích của HT : ngắn hạn hay dài hạn

Mục đích (Goals) hay Mục tiêu (Objectives)?


1. Số lượng hàng hết không vượt quá 5% tổng số Mục tiêu
đơn hàng đặt
2. Gia tăng thị phần Mục đích
3. Tối đa hóa lợi nhuận Mục đích
4. 85% đơn hàng được xử lý trong vòng 12 giờ kể Mục tiêu
từ thời điểm tiếp nhận đơn hàng
5. 90% khiếu nại từ khách hàng cần được xử lý
Mục tiêu
trong vòng 24 giờ kể từ thời gian tiếp nhận
162
❖ Những hạn chế của hệ thống?
- Những yếu tố không thể thay đổi được trong hệ thống
- Có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực

Ví dụ:
- Công ty sẽ không đóng cửa hay giảm nhân viên ở khu vực
Đồng Nai do đã cam kết với chính quyền về việc hỗ trợ việc
làm cho người lao động tại khu vực.

- Phương thức tiếp nhận đơn hàng qua điện thoại sẽ không thay
đổi do công ty mới mua hệ thống điện thoại và tai nghe cách
đây 3 tháng với chi phí 300 triệu đồng.

163
B2-Tổ chức đội nghiên cứu
- Thành lập đội nghiên cứu để phân tích HT (2 nhóm)

Nhóm phân tích Nhóm quản lý


hoạt động giám sát
- Bao gồm các quản lý - Bao gồm các chuyên
bộ phận và các chuyên gia từ nhiều bộ phận
gia phân tích số liệu như sản xuất, pháp lý,
tài chính,…
- Công việc: Phân tích
- Công việc: kiểm soát
hệ thống hiện tại, thiết
hoạt động của nhóm
kế, thử nghiệm và triển
phân tích
khai HT mới

164
B3-Thu thập dữ liệu

Sản phẩm

Cơ sở vật chất hiện tại

Nhà cung cấp


Các
nguồn Khách hàng
dữ liệu
Kênh phân phối

Đối thủ cạnh tranh

Tác động môi trường

165
B4-Phân tích các dữ liệu
- Sử dụng các kỹ thuật đơn giản và phức tạp để phân tích
- Ba phương pháp thường được sử dụng: PERT,
Flowchart và Simulation
B5-Thiết kế HT
Sử dụng PP lưu đồ (flow chart) và PP sơ đồ mạng để mô
tả HT

166
ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHƯƠNG 10:
CÁC HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ LOGISTICS

167
MỤC TIÊU CHƯƠNG 10

Sau khi hoàn thành Chương học này, sinh viên cần đạt được những mục tiêu
dưới đây:
✓ Giải thích cấu trúc tổ chức Logistics
✓ Liệt kê được các loại hoạt động dịch vụ Logistics theo Pháp luật Việt Nam
và Quốc tế
✓ Nắm được tổng quan đặc điểm của các nhà cung cấp dịch vụ Logistics từ
1PL đến 5PL

168
NỘI DUNG CHƯƠNG 10

10.1 Cấu trúc tổ chức Logistics tập trung


10.2 Cấu trúc tổ chức Logistics phân tán
10.3 Các hoạt động dịch vụ Logistics
10.4 Các nhà cung cấp dịch vụ Logistics (theo cấp độ)

169
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[3]-Chính phủ Việt Nam (2017), Nghị định 163/2017/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ
logistics
[4]-Douglas M.lambert. James R.Stock,Lisa M. Ellram, Fundamentals of Logistics
Management, Mc grow Hall,1998 – Chapter 3

170
10.1 CẤU TRÚC TỔ CHỨC LOGISTICS TẬP
TRUNG
General Management

Staff and counsel

Finance Division A Logistics Division B

Order entry Sales and


Analysiss Sales and Procument
and processing marketing
Marketing

Inventory Warehousing Operation


Accounting Operation
management And materials

Engineering Egineering
Transportation

171
10.2 CẤU TRÚC TỔ CHỨC LOGISTICS PHÂN TÁN
General Management
Staff and counsel

Finance Division A Division B Research and Purchasing


engineering

Analysis
Sales and Logistics Operations
Marketing
Accounting

Inventory
Order entry
management
and processing

Warehousing
Transportation and Materials

Procurement

172
10.3 CÁC HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ LOGISTICS

10.3.1-Theo Liên Hiệp Quốc:


▪ Logistics là một từ chung, thường dùng để chỉ nhiều ngành, phân ngành DV cụ thể liên quan
đến vận chuyển, tồn trữ, lưu thông, phân phối hàng hóa từ điểm khởi nguồn đến khách hàng
cuối cùng tiêu thụ hàng hóa.
▪ Trong bảng phân nhóm các DV của LHQ (viết tắt là CPC-Central Product Classification),
được sử dụng để đàm phán mở cửa thị trường đối với các DV trong WTO cũng như một số
hiệp định TMTD, không có mã CPC cho DV logistics mà chỉ có mã CPC cho các DV cụ thể
trong mảng hoạt động logistics.
▪ Trong Hiệp định EVFTA không có định nghĩa về DV logistics, cũng không sử dụng thuật ngữ
này trong các cam kết liên quan. Hiệp định này chỉ cam kết các DV cụ thể như VT, hỗ trợ VT,..
▪ Trong văn bản số TN/S/W/20 ngày 25/6/2004 của WTO hướng dẫn phân loại các DV logistics
nhằm hỗ trợ đàm phán tự do hóa lĩnh vực này, các DV logistics được chia thành 3 nhóm:
+ Các DV logistics chủ yếu
+ Các DV liên quan đến logistics
+ Các DV logistics không chủ yếu
173
Nhóm I- Các DV logistics chủ yếu (cho các PTVT): Nhóm III- Các DV logistics không chủ yếu:
+ DV xếp dỡ hàng hóa (container, hàng hóa khác) + DV máy tính và các DV liên quan
+ DV lưu trữ và kho bãi + DV đóng gói
+ DV đại lý vận tải + DV tư vấn quản lý và các DV liên quan
+ DV hỗ trợ khác

Nhóm II- Các DV liên quan đến logistics:

A-Các DV vận tải hàng B-Các DV liên quan đến


hóa: Logistics khác:
+ DV vận tải đường + DV phân tích và kiểm
biển định kỹ thuật
+ VT đường thủy nội + DV chuyển phát
địa + DV đại lý hoa hồng
+ VT đường sắt + DV bán buôn
+ VT đường bộ + DV bán lẻ
+ Các DV hỗ trợ khác

174
10.3.2-Theo Luật Pháp Việt Nam:
Nghị định 163/2017/NĐ-CP của CP về KDDV logistics đưa ra 17 loại DV được xếp vào nhóm “Logistics”:

1. DV xếp dỡ container, trừ DV cung cấp tại các sân 9. DV vận tải hàng hóa thuộc DV VTB
bay. 10. DV vận tải hàng hóa thuộc DV VT đường thủy
2. DV kho bãi container thuộc DV hỗ trợ VTB. nội địa
3. DV kho bãi thuộc DV hỗ trợ mọi PTVT. 11. DV vận tải hàng hóa thuộc DV VT đường sắt
4. DV chuyển phát 12. DV vận tải hàng hóa thuộc DV VT đường bộ
5. DV đại lý VT hàng hóa 13. DV vận tải hàng không.
6. DV đại lý làm thủ tục HQ (bao gồm cả thông 14. DV vận tải ĐPT
quan). 15. DV phân tích và kiểm định kỹ thuật
7. DV khác, bao gồm các hoạt động sau: kiểm tra 16. Các DV hỗ trợ vận tải khác.
B/L,DV môi giới VT hàng hóa, kiểm định hàng
17. Các DV khác do thương nhân KD DV logistics
hóa, DV lấy mẫu và xác định trọng lượng; DV
và khách hàng thỏa thuận phù hợp với nguyên
nhận và chấp nhận hàng, DV chuẩn bị chứng từ.
tắc cơ bản của luật TM
8. DV hỗ trợ bán buôn, hỗ trợ bán lẻ bao gồm cả
hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập
hợp, phân loại hàng hóa và giao hàng.

175
10.4 CÁC NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ LOGISTICS
Theo cấp độ: 1PL 2PL 3PL 4PL 5PL

❖ 1PL (FPL) : Logistics tự cung cấp


- Nhà SX tự thực hiện các hoạt động logistics của mình
- Nhà SX sở hữu phương tiện thiết bị: kho tàng, phương tiện vận chuyển, thiết bị xếp dỡ và
các nguồn lực khác để thực hiện các hoạt động logistics
❖ 2PL (SPL):Nhà cung cấp dịch vụ logistics thứ hai
- Nhà SX quản lý các hoạt động logistics truyền thống (vận tải, kho vận ).
- Nhà SX không sở hữu hoặc không có đủ phương tiện và cơ sở hạ tầng thì có thể thuê các
công ty cung cấp dịch vụ logistics để nhằm cung cấp các thiết bị hay dịch vụ cơ bản.
❖ 3PL (TPL) : Nhà cung cấp dịch vụ logistics thứ 3
- Sử dụng các công ty bên ngoài để thực hiện các hoạt động logistics.
- Có thể thuê ngoài quản lý toàn bộ quá trình logistics hoặc chỉ một số hoạt động có chọn lọc
- Hợp đồng thực hiện tối thiểu là một năm
- 3PL là liên minh logistics hay liên minh chiến lược (Có mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà SX và
cung cấp dịch vụ logistics không những nhằm thực hiện các hoạt động logistics mà còn để
chia sẻ thông tin, rủi ro và các lợi ích theo một hợp đồng dài hạn)

176
❖ 4PL: Nhà cung cấp dịch vụ logistics thứ 4 (logistics chuỗi phân phối)
- Là nhà cung cấp dịch vụ logistics chủ đạo (LLP).
- 4PL là một khái niệm tiến hoá trên nền tảng của 3PL nhằm tạo ra sự đáp ứng
dịch vụ, hướng về khách hàng và linh hoạt hơn.
- 4PL quản lý và thực hiện các hoạt động logistics phức tạp(quản lý nguồn lực,
trung tâm điều phối kiểm soát, các chức năng kiến trúc, và tích hợp các hoạt động
logistics).
- 4PL = 3PL + dịch vụ công nghệ thông tin + quản lý các tiến trình kinh doanh.
- 4PL là một điểm liên lạc duy nhất, nơi thực hiện việc quản lý, tổng hợp các nguồn
lực, và giám sát các chức năng của 3PL trong suốt chuỗi phân phối nhằm vươn
tới thị trường toàn cầu.
❖ 5PL: Nhà cung cấp dịch vụ logistics thứ 5
- 5PL được phát triển nhằm phuc vụ thị trường thương mại điện tử.
- 5PL bao gồm các 3PL và 4PL quản lý các bên liên quan trong chuỗi phân phối
trên nền tảng thương mại điện tử.

177
ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHƯƠNG 11:
ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG
LOGISTICS & CHUỖI CUNG ỨNG

178
MỤC TIÊU CHƯƠNG 11

Sau khi hoàn thành Chương học này, sinh viên cần đạt được những mục tiêu
dưới đây:
✓ Trình bày được các tiêu chí đánh giá LPI theo tiêu chuẩn của World Bank
✓ Phân tích được chỉ số LPI của Việt Nam qua các năm theo từng tiêu chí
✓ Áp dụng được tam giác quản lý dự án trong đánh giá hệ thống Logistics

179
CẤU TRÚC CHƯƠNG 11

11.1 Các yêu cầu đối với tiêu chí đánh giá L&SCS
11.2 Các tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện Logistics của các quốc
gia của World Bank
11.3 Phân loại tiêu chí đo lường quá trình L&SCS

180
TÀI LIỆU THAM KHẢO

JF Arvis, L Ojala, C Wiederer, B Shepherd, A Raj, K Dairabayeva, T Kiiski (2018). Connecting


to Compete 2018 : Trade Logistics in the Global Economy. World Bank, Washington, DC. ©
World Bank
[12]-Trường đại học Kinh tế TP HCM (2012). Quản trị hậu cần. Nhà xuất bản Đại học kinh tế
quốc dân – Chương 10
[16]-John J Coyle, Eward J.Bardi, C.John langley Jr. (2003). The Management of Business
Logistics. Thomson Learning – Chapter 13

181
11.1 CÁC YÊU CẦU VỚI TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
L&SCS

(1)-Tiêu chí đánh giá phải phù hợp với CL phối hợp tổng thể
(2)-Tiêu chí đánh giá phải tập trung vào nhu cầu và mong muốn của khách hàng
(3)-Ưu tiên cho tiêu chí phù hợp với tổ chức và SC của bạn
(4)-Tập trung vào quá trình hơn là tập trung vào chức năng
(5)-Sử dụng cách tiếp cận cân bằng trong lựa chọn và phát triển các tiêu chí đo
lường (both internal and external measures)
(6)-Đo lường chi phí chính xác là một khía cạnh quan trọng để cải thiện việc
đánh giá
(7)-Sử dụng công nghệ, kỹ thuật để nâng cao đo lường hiệu quả

(Source: John J. Coyle; Edward J. Bardi; C.John Langey Jr.,The


Management of Business Logistics)

182
11.2 CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
LOGISTICS CỦA CÁC QUỐC GIA CỦA WB
- LPI của WB nhằm giúp các quốc gia trên TG phát hiện ra những
thách thức và cơ hội trong quá trình thực hiện hoạt động logistics
- Khảo sát định kì 2 năm một lần
- Thông tin khảo sát từ các công ty cung cấp DV, các công ty sử
dụng DV logistics, chuyên gia hoạch định CS, các nhà chuyên
môn
- 6 tiêu chí được sử dụng:
+ Custom
+ Infrastructure
+ Ease of International shipment
+ Logistics service quality
+ Tracking & tracing
+ Timeliness
183
11.2.1 NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN LPI CỦA WB

Stt Nội dung Vấn đề chủ yếu


1 Nguồn dữ liệu Thu thập qua khảo sát trên mạng internet

2 Phương pháp khảo sát Bảng câu hỏi

3 Tần suất thực hiện Hai năm 1 lần, bắt đầu từ 2007, sau đó là 2010, 2012, 2014,2016,2018

4 Phương pháp đánh giá Định lượng, định tính và đánh giá đa chiều

5 Thang đo Từ 1 – 5 (1: kém nhất, 5: tốt nhất)


6 LPI Trị số trung bình của các chỉ số thành phần
Công ty sử dụng dịch vụ logistics, chuyên gia hoạch định chính sách, các
7 Đối tượng khảo sát
công ty logistics và các nhà chuyên môn

1. Hiệu quả của quá trình thông quan


2. Chất lượng thương mại và cơ sở hạ tầng
6 vấn đề được đánh giá 3. Vận tải quốc tế
8
trong LPI 4. Năng lực và chất lượng dịch vụ logistics
5. Khả năng theo dõi và tìm kiếm lô hàng
6. Thời gian giao nhận hàng hóa
184
11.2.2 LPI CỦA VIỆT NAM QUA CÁC NĂM
2012 2014 2016 2018
TT Indicators Score Score Score Rank
Rank Rank Rank Score
1 LPI(logistics 3.00 3.15 2.98 3.27 39
performance indicators) 53 48 64

2 Customs 2.65 2.81 2.75 2.95 41


63 61 64
3 Infrastructure 2.68 3.11 2.70 3.01 47
72 44 70
4 International shipments 3.14 3.22 3.12 3.16 49
39 42 50
5 Logistics quality and 2.68 3.09 2.88 3.4 33
82 49 62
competence
6 Tracking & tracing 3.16 3.19 2.84 3.45 34
47 48 75
7 Timeliness 33 3.64 56 3.49 56 3.5 3.76 40
8 Number of countries 160 161
155 160

185
11.2.3 LPI Việt Nam và một số nước ASEAN năm 2018
SGP THA MYS VN
Indicators Score Score Score Score
STT Rank Rank Rank Rank

4.0 3.41 3.22 39 3.27


LPI(logistics performance
1 7 32 41
indicators)

6 3.89 3.14 2.9 41 2.95


2 Customs 36 43

6 4.06 3.14 3.15 47 3.01


3 Infrastructure 41 40

15 3.58 3.46 3.35 49 3.16


4 International shipments 25 32

Logistics quality and 3 4.10 3.41 3.30 33 3.4


5 32 36
competence
4.08 3.47 3.15 34 3.45
6 Tracking & tracing 8 33 47
4.32 3.81 3.46 40 3.76
7 Timeliness 6 28 53
186
11.3 PHÂN LOẠI TIÊU CHÍ ĐO LƯỜNG QUÁ TRÌNH L&SCM
❖ Áp dụng tam giác quản lý dự án

187
Thời gian (Time)

- Giao/ nhận đúng thời gian


(On time delivery/Receipt)
- Thời gian chu kì đơn hàng
(Order cycle time-OCT)
- Sự thay đổi chu kì đơn hàng
(OCT Variability)
- Thời gian đáp ứng
(Response time)
- Thời gian chu kì dự báo/lập kế hoạch
(Forecasting/planning CT)

188
Chất lượng (Quality)

- Tổng thể sự hài lòng của khách hàng (Overall Customer Satisfaction)
- Sự chính xác trong xử lý (Processing accuracy)
- Hoàn thành đơn hàng trọn vẹn (Perfect Order Fulfillment)
+ Giao hàng đúng thời gian (On time delivery)
+ Hoàn thành đơn hàng (Order Completion)
+ Lựa chon SP chính xác (Accurate Product selection)
+ Hư hỏng hàng (Damage)
+ Hóa đơn chính xác (Accurate invoice)
- Mức độ chính xác của hoạt động dự báo (Forecast accuracy)
- Mức độ chính xác của hoạt động lập kế hoạch (Planning accuracy)
- Sự bám sát với lich trình (Schedule adherence)
189
Chi phí (Cost)
- Vòng quay của tồn kho hàng thành phẩm (Finished goods inventory turns)
- Thời gian thu hồi tiền hàng tồn đọng (Days Sales Outstanding)
- Chi phí phuc vụ (Cost to serve)
- Thời gian quay vòng của dòng tiền (Cash to cash cycle time)
- Tổng chi phí giao hàng (total delivered cost):
+ Chi phí hàng hóa (cost of goods)
+ Chi phí VT (transport cost)
+ Chi phí hàng tồn kho (inventory carrying cost)
+ Chi phí xếp dỡ hàng hoá (material handling cost)
- Các loại chi phí khác:
+ Hệ thống thông tin (information systems)
+ Chi phí hành chính (administrative cost)
- Chi phí thừa năng lực (cost of excess capacity)
- Chi phi thiếu năng lực (cost of capacity shortfall)
190
Một số tiêu chí khác

- Các trường hợp ngoại lệ so với tiêu chuẩn


(approval exceptions to standard)
+ Số lượng của đơn hàng nhỏ nhất
(minimum order quantity)
+ Thời gian thay đổi đơn hàng
(change order timing)
- Tính sẵn sàng của thông tin
(availability of information)

191
❖ Mô hình thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard)

- Mô hình được đề xuất bởi Kaplan và


Norton từ năm 1992
- Đo lường hiệu quả hoạt động DN dựa
trên sự cân bằng các tiêu chí

Mô hình Thẻ điểm cân bằng (Kaplan & Norton, 1992)

192
Phân loại yếu tố đánh giá hiệu quả hoạt động Logistics
dựa trên mô hình thẻ điểm cân bằng

(Source: Chartered Institute of Transport and Logistics (UK))

193
ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHƯƠNG 12:
ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ GIAO HÀNG VÀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN
HÀNG HÓA QUỐC TẾ

194
MỤC TIÊU CHƯƠNG 12

✓ Nắm được cấu trúc và nội dung của các điều kiện giao hàng trong bộ
Incoterms phiên bản 2000, 2010 và 2020
✓ Nắm được những thay đổi trong nội dung và hình thức của bộ Incoterms với
các phiên bản khác nhau
✓ Biết cách vận dụng và lựa chọn điều kiện giao hàng thích hợp trong từng
trường hợp mua bán hàng hóa cụ thể
✓ Phân tích được các điều khoản trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
✓ Liệt kê được các loại tài liệu trong bộ chứng từ thanh toán hàng hóa

195
CẤU TRÚC CHƯƠNG 12

12.1 Điều kiện cơ sở giao hàng - Incoterms


12.2 Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
12.3 Bộ chứng từ thanh toán tiền hàng

196
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[4]-Douglas M.lambert. James R.Stock,Lisa M. Ellram, Fundamentals of Logistics


Management, Mc grow Hall,1998 – Chapter 3
[11]-ICC (2010), Incoterm 2010, Nxb thông tin và truyền thông

197
12.1 ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ GIAO HÀNG - INCOTERMS

12.1.1-Mục đích:
- Tạo lập bộ qui tắc được sử dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế
- Đàm phán nhanh chóng
- Cơ sở để xác định giá hợp đồng trên cơ sở phân chia chi phí và rủi ro
- Hạn chế các tranh chấp
12.1.2-Quá trình phát triển:
1936 → 1953 → 1967 → 1976 → 1980 → 2000 → 2010 → 2020
12.1.3- Nội dung tổng quan của Incoterms
- Công việc mà người Bán và người Mua phải làm
- Bên chịu trả chi phí
- Mốc chuyển giao rủi ro liên quan đến hàng hóa

198
12.1.4 CẤU TRÚC CỦA INCOTERMS 2000
Group E Departure
1- EXW- Ex Work (… named place)
Group F Main Carriage unpaid
2-FCA- Free Carrier (… named place)
3-FAS- Free Alongside Ship (… named port of shipment)
4-FOB- Free On Board (…named port of shipment)

Group C Main carriage paid


5-CFR- Cost and Freight (… named port of destination)
6-CIF- Cost, Insurance and Freight (…named port of destination)
7-CPT- Carriage Paid To (… named place of destination)
8-CIP- Carriage and Insurance Paid to (.. named place of destination)

Group D Arrival
9-DAF- Delivered At Frontier (…named place)- [DAP]
10-DES-Delivered Ex Ship (… named port of destination)- [DAP]
11-DEQ-Delivered Ex Quay (… named port of destination)- [DAT]
12-DDU-Delivered Duty Unpaid (…named place of destination)- [DAP]
13-DDP-Delivered Duty paid (…named place of destination)

199
12.1.5 CẤU TRÚC CỦA INCOTERMS 2010
I-Các điều kiện áp dụng cho mọi phương thức vận tải
1. EXW- Ex Works
2. FCA-Free Carrier
3. CPT-Carriage Paid To
4. CIP-Carriage and Insurance Paid to
5. DAT-Delivered At Terminal (DEQ)
6. DAP-Delivered At Place (DAF; DES; DDU)
7. DDP-Delivered Duty Paid
II-Các điều kiện áp dụng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa
1. FAS- Free Alongside Ship
2. FOB-Free On Board
3. CFR-Cost And Freight
4. CIF-Cost Insurance and Freight

200
12.1.6 ĐẶC ĐIỂM CỦA INCOTERMS 2010

- Số điều kiện giao hàng giảm: 13  11


- Điều kiện: DAF, DES, DDU (2000) DAP(2010) và DEQ  DAT(2010)
- Áp dụng cho hợp đồng MB quốc tế và nội địa.
- Các điều kiện của nhóm 2 áp dụng cho đường biển và đường thủy nội địa
- Tạo điều kiện áp dụng thương mại điện tử
- Phân chia rõ ràng các chi phí (A6, B6)
- Áp dụng thuận lợi cho bán hàng nhiều lần trong quá trình vận chuyển
- Các điều kiện FOB, CFR, CIF: Mốc chuyển giao RR khi hàng đã đặt trên
tàu.

201
12.1.7 NỘI DUNG CỦA CÁC ĐIỀU KIỆN INCOTERMS-2010

THE SELLER’S OBLIGATION THE BUYER’S OBLIGATION


A1-General obligation of the seller B1-General obligation of buyer

A2-Licences,authorizations, security B2-Licences.authorizations security


clearance and other formalities, clearance and formalities.
A3-Contracts of carriage and insurance B3-Contracts of carriage and insurance

A4-Delivery B4-Taking delivery


A5-Transfer of risks B5-Transfer of risk
A6-Allocation of costs B6-Allocation of costs
A7-Notice of the Buyer B7-Notice of the Seller
A8-Delivery document B8-Proof of delivery
A9-Checking-packing-marking B9- Inspection of goods
A10-Assistance with information, and B10-Assistance with information, and
related cost related cost
202
TỔNG HỢP NGHĨA VỤ NB & NM TRONG
INCOTERMS-2010
EX F C C D D D F F C C
Nghĩa vụ W C P I A A D A O F I
A T P T P P S B R F
1-Làm thủ tục X M B B B B B B B B B B
2-CF thủ tục X M B B B B B B B B B B
3-Làm thủ tục N M M M M M M B M M M M
4-CF thủ tục N M M M M M M B M M M M
5-Mua bảo hiểm O O O B O O O O O O B
6-Thuê phương tiện v/c, trả O M B B B B B M M B B
cước
7-Chịu rủi ro đối với hàng M M M M B B B M M M M
trong quá trình v/c
8-Trách nhiệm và chi phi xếp
hàng M B B B B B B M B B B
9-Chịu trách nhiệm và chi phí
dỡ hàng M M M M B M M M M M M

203
12.1.8 ĐẶC ĐIỂM CỦA INCOTERMS 2020

(Nguồn: International Chamber of Commerce)

204
❖ Những điểm mới của Incoterms 2020 so với Incoterms 2010:

- Điều kiện:
+ DAT (2010) → DPU (2020)
+ DAP (2010) → DAP – ready for unloading (2020)
- Sắp xếp lại thứ tự danh mục nghĩa vụ Bên mua và Bên bán: tăng mức độ
quan trọng của ‘Delivery’ (A4/B4 → A2/B2) và ‘Risk’ (A5/B5 → A3/B3)
- Phân chia chi phí rõ ràng, toàn bộ các loại chi phí được liệt kê tập trung tại
mục A9/B9
- Các điều kiện Incoterms được giải thích rõ ràng, chi tiết hơn: “Guidance
Notes” → “Explanatory Notes”

205
❖ Một số điều khoản Incoterms thông dụng

206
12.2 HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
CONTRACT No…
Date…
Between name
Address:…
Tel:… Fax:… E mail:…
Represeted by Mr (Mrs):…
Hereinafter called by the SELLER
And name…
Address:…
Tel:… Fax:…Email:…
Represented by Mr (Mrs):…
Hereinafter called by the BUYER
The SELLER has agreed to sell and the BUYER has agreed to buy the commodity
under the terms and conditions provided in this contract as follow:

207
Art.1: Commodity
Art.2: Quantity
Art.3: Quality
Art.4: Price
Art.5: Shipment
Art.6: Payment
Art.7: Packing and marking
Art.8: Warranty
Art.9: Penalty
Art.10: Insurance
Art.11: Force majeure
Art.12: Claim
Art 13: Arbitration
Art.14: Other terms and conditions
208
12.3 BỘ CHỨNG TỪ THANH TOÁN TIỀN HÀNG

- Hối phiếu –B/E(Bill of Exchange hoặc Draft)


- Bill of Lading (B/L)
- Insurance policy hoặc Insurance certificate (CIF,CIP)
- Commercial invoice
- Certificate of quality
- Certificate of quantity/weight
- Certificate of origin (C/O)
- Packing list
- Inspection certificate

209

You might also like