You are on page 1of 24

BÁO CÁO CUỐI KỲ

HỌC PHẦN TƯ DUY THIẾT KẾ

BUFF VĂN CÙNG


POWERPUFF GIRLS

Tân Phú, ngày 31 tháng 10 năm 2023


BÁO CÁO CUỐI KỲ
HỌC PHẦN TƯ DUY THIẾT KẾ

Tên đề tài Dự án nhóm: Buff Văn cùng Powerpuff Girls


Mã số lớp học phần: 23C1TEC55005914
Tên nhóm: Powerpuff Girls
Ngày nộp báo cáo: 15/11/2023
Thành viên nhóm:

Đánh giá mức


độ hoàn thành
Tên thành viên Nhiệm vụ được phân công
nhiệm vụ
(thang điểm 10)
- Nhóm trưởng, đốc thúc, giao công
việc cho các thành viên.
- Soạn nội dung.
- Tạo và gửi các form khảo sát đến
Bùi Kim Hoàng người dùng.
10
Oanh - Thiết kế Empathy map, poster
hoàn chỉnh.
- Soạn nội dung.
- Chịu trách nhiệm phần collab.
- Viết final report phần Prototype.
- Phỏng vấn người dung.
- Gửi các form khảo sát đến người
dùng.
Quan Tú Phương 10
- Soạn nội dung.
- Thiết kế poster phác thảo.
- Viết final report phần Define.
- Gửi các form khảo sát đến người
Bùi Vũ Lan dùng.
10
Phương - Soạn nội dung.
- Viết final report phần Ideate.
- Soạn nội dung.
Nguyễn Mai - Gửi các form khảo sát đến người
10
Thanh dùng.
- Viết final report phần Kết luận.
- Soạn nội dung.
Nguyễn Bích - Thuyết trình về Persona.
9
Tuyền - Viết final report phần Giới thiệu
chung và Test.
- Phỏng vấn người dung.
- Gửi các form khảo sát đến người
dùng.
Huỳnh Mỹ Nhung - Soạn nội dung. 10
- Thuyết trình trong ngày Gallery
Walk.
- Viết final report phần Empathy.

Học kỳ: Cuối 2023


Năm học: 2023
MỤC LỤC

CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG 2


(Giới thiệu về đề tài nhóm. Nêu lý do chọn đề tài, làm rõ vấn đề và đối tượng
của đề tài nhóm).

CHƯƠNG II. THẤU CẢM (EMPATHY) 3


(Tóm tắt quá trình thực hiện, công cụ đã sử dụng và phân tích kết quả đạt
được).

CHƯƠNG III. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ (DEFINE) 7


(Tóm tắt quá trình thực hiện, công cụ đã sử dụng và phân tích kết quả đạt
được).

CHƯƠNG IV. KHỞI TẠO Ý TƯỞNG (IDEATE) 9


(Tóm tắt quá trình thực hiện, công cụ đã sử dụng và phân tích kết quả đạt
được).

CHƯƠNG V. TẠO MẪU THỬ (PROTOTYPE) 13


(Tóm tắt quá trình thực hiện, công cụ đã sử dụng và phân tích kết quả đạt
được).

CHƯƠNG VI. THỬ NGHIỆM (TEST) 16


(Tóm tắt quá trình thực hiện, công cụ đã sử dụng và phân tích kết quả đạt
được).

CHƯƠNG VII. KẾT LUẬN 19


(Kết luận lại quá trình phát hiện và giải quyết vấn đề. Nêu rõ đối tượng và vấn
đề nghiên cứu. Nêu rõ mức độ giải quyết vấn đề cụ thể của giải pháp cuối.
Hướng tìm hiểu/ nghiên cứu tiếp sau này cho đề tài).

PHỤ LỤC (nếu có)

4
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG

Trong quá trình học tập học phần Tư duy thiết kế, chúng tôi có cơ hội ứng dụng
phương pháp Tư duy thiết kế vào việc nghiên cứu và đề xuất ra giải pháp nhằm
hướng đến cộng đồng học sinh lớp 12 trước áp lực học tập, thi THPTQG. Đề tài
“Buff Văn cùng Powerpuff Girls” là một chủ đề vô cùng bổ ích đối với cộng
đồng học sinh lớp 12 trong bối cảnh hiện nay, khi mà lượng kiến thức cần phải
tiếp thu đối với các em học sinh nói chung cũng như lứa 2006 nói riêng là vô
hạn, đối mặt với vấn đề về nguồn tài liệu, chi phí,… Với mong muốn đó, chúng
tôi tạo ra một website mang tính ứng dụng cao, với giao diện bắt mắt, hình ảnh
sinh động, nhí nhảnh phù hợp với lứa tuổi học sinh nhằm mang đến trải nghiệm
thích thú, cho người dùng có một cái nhìn mới đối với Văn học, thúc đẩy độc
lực học tập, niềm đam mê, học Văn là phải cảm thụ. Nhận ra được tầm quan
trọng của môn Văn cũng như thấu hiểu được ý nguyện của người dùng qua thấu
cảm, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài này nhằm hướng đến đối tượng là các
bạn học sinh 2006 đang đứng trước thềm thi tốt nghiệp. 2006 là lứa học sinh đặc
biệt do phải đối mặt với hàng loạt câu hỏi: “Phải làm sao nếu thi lại?”; “Học
sinh sinh năm 2006 không đỗ đại học sẽ phải học lại cấp 3?”. Sau khi xác định
được đề tài, chúng tôi đi tới tìm hiểu, vạch rõ các vấn đề mình cần thực hiện như
phân tích nhu cầu học Ngữ Văn của học sinh lớp 12, bao gồm thực lực hiện tại
và mục tiêu cần đạt trong học tập, thi cử; tìm kiếm, trao đổi, cân nhắc để tổng
hợp lượng kiến thức vừa và đủ của môn học này; cung cấp nội dung từ khái quát
đến chi tiết, phù hợp với mọi trình độ từ cơ bản đến nâng cao. Mục tiêu cuối
cùng của nhóm là theo đuổi và áp dụng được tư duy thiết kế vào thực tiễn nhằm
giải quyết vấn đề quá tải kiến thức cho học sinh 12 nhằm hỗ trợ quá trình học
tập người dùng đạt hiệu quả tốt hơn, từ đó tiết kiệm thời gian, chi phí để đạt hiệu
quả tốt nhất, đạt kết quả tốt trong học tập.

5
CHƯƠNG II. THẤU CẢM (EMPATHY)

1. Tổng quan về thấu cảm


- Thấu cảm là đặt mình vào vị trí, hoàn cảnh của người khác, thấy những
gì họ thấy và cảm nhận những gì họ cảm nhận. Mục đích là giúp các “nhà
thiết kế” hiểu sâu hơn về “người dùng”, cho phép xác định các nhu cầu
chưa được đáp ứng và các “nỗi đau” còn tồn đọng, thúc đẩy sự đổi mới
sáng tạo, đưa đến các giải pháp hợp lý và thân thiện hơn với “người
dùng”. Trong quá trình thiết kế lấy con người làm trung tâm, tầm quan
trọng của thấu cảm là giúp bỏ qua những giả định cá nhân, mang tính chủ
quan, giúp hiểu rõ hơn về bản thân “người dùng” và nhu cầu của họ.
2. Các kỹ thuật và công cụ để thực hiện thấu cảm
 Kỹ thuật :
- Quan sát.
- Desk research, nghiên cứu thị trường.
- Thực hiện phỏng vấn, phỏng vấn sâu, phỏng vấn theo nhóm.
 Công cụ:
- Persona (Chân dung khách hàng): là bản phác thảo về khách hàng lý
tưởng, nó được tạo ra bằng cách sử dụng phương pháp nghiên cứu định
tính, bao gồm quan sát, điều tra bối cảnh, phỏng vấn,… để thu thập thông
tin về các nhu cầu, mong muốn và thái độ của khách hàng đối với một sản
phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Trên thực tế, hầu như không khách hang cụ
thể nào thực sự như những gì ta phác thảo.
- Empathy Map (Biểu đồ thấu cảm): là công cụ giúp chúng ta có thể liên
kết, hình dung rõ hơn về hành vi và cảm nhận của người dùng sản phẩm
qua đó có được sự hiểu biết sâu hơn về khách hàng. Trên biểu đồ có 7

6
vùng: Phần trung tâm - Khách hàng, see, hear, think & feel, say & do,
gains, pains.
- 5 Whys: là một kỹ thuật giải quyết vấn đề bằng cách đặt câu hỏi lặp đi
lặp lại để mỗi câu trả lời là cơ sở cho câu hỏi tiếp theo, đến khi tìm ra
nguyên nhân gốc của một vấn đề cụ thể.
- What – How – Why: mô hình giúp xác định mục tiêu, kế hoạch, và
đường đi nước bước cụ thể cho mỗi chiến dịch, dự án, hay ý tưởng nào
đó.
3. Quá trình thực hiện dự án
- Sử dụng 2 công cụ là: Biểu đồ thấu cảm (Empathy Map) và Xây dựng
chân dung người dùng (Persona).
- Lên kế hoạch đi phỏng vấn để hiểu thêm về học sinh lớp 12, soạn câu hỏi
phỏng vấn dựa trên Empathy Map .

- Tạo form “Khảo sát về những áp lực trước thềm đại học” để thu về được
nhiều dữ liệu hơn.

7
- Chọn 2 khu vực để phỏng vấn trực tiếp: THPT Nguyễn Thượng Hiền và
THPT Nam Kì Khởi Nghĩa.
- Khi phỏng vấn sử dụng kỹ năng phỏng vấn sâu, quan sát biểu cảm của các
em lớp 12 khi nói vấn đề đang gặp phải, sử dụng điện thoại để ghi âm.
- Sau khảo sát dữ liệu nhóm thu được là: 12 câu trả lời từ phỏng vấn trực
tiếp và 53 câu trả lời từ form.
- Tổng kết từ 65 câu trả lời thì nhóm thấy được học sinh lớp 12 gặp phải rất
nhiều vấn đề trước khi thi đại học nhưng 3 vấn đề được nhắc tới nhiều
nhất là: Áp lực từ các bạn đồng trang lứa; Áp lực vì là năm cuối thi theo
chương trình cũ; Có quá nhiều kiến thức cần phải nhớ từ các môn học.

8
- Trong quá trình phỏng vấn nhìn thấy điểm chung của các đối tượng đều là
học sinh lớp 12, 17 tuổi là sáng đi học ở trường đến chiều tối thì đi học
thêm, thích các hoạt động nhẹ nhàng xả stress, không thích giờ dây thun,
quan tâm đến gia đình, sức khỏe và học tập, cần nhiều sự thấu hiểu từ gia
đình, áp lực từ các kì thi, sự canh tranh cao, đặt mục tiêu là các trường đại
học top...
 Từ những vấn đề và điểm chung trên thì Powerpuff Girls đã hoàn
thành Empathy Map để thấu cảm học sinh lớp 12 và xây dụng được
hình mẫu học sinh lớp 12 lý tưởng mà nhóm hướng tới.

9
10
CHƯƠNG III. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ (DEFINE)

Bước xác định vấn đề trong Tư duy thiết kế là quá trình định rõ vấn đề cần giải
quyết trước khi bắt đầu quá trình thiết kế. Ta sẽ sắp xếp thông tin đã thu thập
được trong bước Thấu cảm, phân tích các quan sát của mình để xác định các vấn
đề cốt lõi. Việc xác định vấn đề và trình bày vấn đề phải được thực hiện theo
cách lấy con người làm trung tâm. Bước này giúp ta hiểu rõ vấn đề, xác định
được mục tiêu, giúp định hình hướng đi và tiêu chí đánh giá thành công để có cơ
sở chắc chắn cho quá trình thiết kế.
1. Xác định vấn đề
- Vấn đề mà người dùng gặp phải là áp lực học hành trước kì thi Đại học.
- Nguyên nhân gây ra vấn đề: sau khi đã thấu hiểu về vấn đề và người
dùng, từ kết quả khảo sát ở bước 1, ta thấy nguyên nhân được quan tâm
nhiều nhất của 2k6 qua ghi nhận trong form là “Có quá nhiều kiến thức
cần phải nhớ từ các môn học” với 48/53 câu trả lời, đó cũng là điều được
bắt gặp trong các cuộc phỏng vấn với các bạn học sinh.
- Các biện pháp để can thiệp: cần tổng hợp nội dung một cách tóm tắt, bài
giảng dễ nhớ, dễ tiếp thu,...
- Cần giải quyết vấn đề trong thời gian ngắn.
Để cho việc giải quyết đạt hiệu quả tối ưu trong thời gian ngắn, vấn đề được
đặt ra không quá hẹp cũng không quá rộng và được rút lại từ phạm vi các môn
học thành phạm vi của môn Ngữ văn (được trả lời từ cuộc phỏng vấn với các
em 2k6 về môn học cần quan tâm, là đáp án mà đa số các bạn đề cập đến).
 Vấn đề được xác định là “Có quá nhiều kiến thức cần phải nhớ từ
môn Ngữ Văn”.

11
 Công cụ được sử dụng và vấn đề được tuyên bố:
- Sử dụng công cụ “How might we…” để tuyên bố vấn đề là “Làm thế nào
chúng ta có thể tổng hợp kiến thức môn Văn cho 2k6 để việc ôn thi Đại học
đạt kết quả tốt”.
- How might we (Chúng ta có thể làm như thế nào?) là một kỹ thuật tư duy thiết
kế tạo ra các giải pháp sáng tạo bằng cách sắp xếp lại những thách thức đã biết
xung quanh vấn đề.

12
CHƯƠNG IV. KHỞI TẠO Ý TƯỞNG (IDEATE)

Khi đã có sự ưu tiên về vấn đề, kỳ vọng để thiết kế giải pháp, bước tiếp theo của
quá trình vận dụng Design Thinking là Ideate. Ở bước này cần lưu ý phải luôn
có suy nghĩ cởi mở với tất cả các ý tưởng, lắng nghe và chấp nhận ý tưởng từ tất
cả các thành viên. Mỗi ý tưởng đều có giá trị, dù đó là ý tưởng điên rồ hay thông
thường. Chúng ta sẽ có được ý tưởng tốt nhất nếu khai thác được tối đa tiềm
năng của các ý tưởng các thành viên trong nhóm.

1. Vai trò của khởi tạo ý tưởng


- Vai trò: “Ideation provides both the fuel and also the source material
for building prototypes and getting innovative solutions into the hands
of your users” (Ý tưởng cung cấp cả nhiên liệu và nguyên liệu gốc để xây
dựng các nguyên mẫu và đưa các giải pháp sáng tạo đến tay người dùng
của bạn) - d.school, Giới thiệu về hướng dẫn quy trình Tư duy thiết kế.
2. Cách khởi tạo và chọn lọc ý tưởng
- Đề xuất (Generating).
- Cấu trúc (Structuring).
- Chọn lọc (Selecting).
- Tinh chỉnh và ghi lại ý tưởng (Refining).

13
3. Công cụ và kỹ thuật
- Có hàng trăm kĩ thuật để khởi tạo ý tưởng nhưng Brainstorming là một
công cụ và kỹ thuật được sử dụng nhiều nhất.
Trong quá trình Brainstorm với mục tiêu là tạo ra nhiều ý tưởng nhất có thể,
chúng tôi đã ngồi lại với nhau để tập trung khởi tạo ý tưởng.
+ Trong vỏn vẹn 45 phút thực hiện Brainstorm tại lớp, chúng tôi đã tạo ra
được 81 ý tưởng để giải quyết vấn đề.
+ Phân loại 81 ý tưởng: 59 ý tưởng là không tốn phí, 12 ý tưởng là tốn
phí, 10 ý tưởng sử dụng thiết bị công nghệ.
Ngoài giờ học trên lớp, chúng tôi vẫn tiếp tục khởi tạo ý tưởng bằng phương
pháp SCAMPER. Chúng tôi tạo ra được thêm 160 ý tưởng nữa để giải quyết vấn
đề.
Để phân loại được tất cả các ý tưởng được tạo ra, chúng tôi đã sử dụng bộ
câu hỏi:
+ Nó có phù hợp với nhu cầu của mọi người không?
+ Liệu nó có thực sự đáp ứng được mục tiêu đặt ra ban đầu?
+ Nó có đáp ứng được các yêu cầu trong tuyên bố vấn đề không?
+ Nó có trả lời thỏa đáng các câu hỏi “Chúng ta có thể làm thế nào”?
+ Chúng ta có tiếp cận được ngân sách - đủ để thực hiện dù chỉ một
phần không?
+ Nó có đủ khác biệt so với những gì hiện có để tăng thêm giá trị
không?
+ Công nghệ có sẵn không?
+ Liệu chúng ta có thể triển khai nó với các nguồn lực sẵn có không?
Dựa trên bộ câu hỏi vừa nêu ở trên, nhóm chúng tôi chấm điểm và chọn ra
5 ý tưởng có điểm cao nhất là: Tổng hợp những bài phân tích văn học;
Mẹo làm các bài đọc hiểu đảm bảo được 3 điểm; Trích dẫn nguồn tài

14
liệu, dẫn chứng liên hệ phong phú; Cung cấp các file trắc nghiệm văn
để ôn thi đánh giá năng lực; Tạo một fanpage để nhắn tin trao đổi.
3. Áp dụng kiến thức có được từ phương pháp 3 lăng kính, chúng tôi đã
chọn ra được ý tưởng tốt nhất làm giải pháp cho vấn đề mà nhóm tôi đặt ra.
Đó là “Tạo một trang web tổng hợp các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao
cho 2006 đang chuẩn bị thi đại học”.

- Sở dĩ nhóm tôi chọn phương án tạo ra trang web này là vì đây là một giải
pháp hiệu quả và ít tốn kém nhất để thực hiện. Thông qua form khảo sát ý
kiến của các bạn 2006, chúng tôi đã có được những thông tin sau:
+ Các bạn 2006 mong muốn có được một trang web để tổng hợp được
kiến thức môn Văn.
+ Chúng tôi đã áp dụng công nghệ tạo ra một trang web không tốn phí
để thực hiện hóa điều mà người dùng chúng tôi mong muốn.
+ Hơn thế nữa, web cũng rất có tiềm năng phát triển, mang lại giá trị
giúp đỡ các bạn 2006 có một hành trang thật tốt trước kì thi đại học.
 Để hỗ trợ việc tạo ý tưởng được hiệu quả và thành công hơn ta có thể sử
dụng những phương pháp như là:
4. Phương pháp 6-3-5.
5. Phương pháp SCAMPER.
6. Ma trận 2x2.
7. Bình chọn.

15
Lưu ý quan trọng:
Môi trường:
- Tạo bầu không khí thoải mái, khuyến khích sự tự tin sáng tạo.
- Thực hiện hoạt động “xả não” để kích thích sáng tạo.
Điều hành, từng cá nhân:
- Xác định người điều hành, dẫn dắt.
- Thúc đẩy nhóm có được lượng ý tưởng khổng lồ.
- Tuân thủ các quy tắc hoạt động não.

16
CHƯƠNG V. TẠO MẪU THỬ (PROTOTYPE)

Câu hỏi đầu bài được đặt ra là: “Làm sao để biết một ý tưởng hoặc một thiết kế
có hiệu quả hay không?”.

 Để tìm ra đáp án cho câu hỏi trên, chúng ta cần tiến đến bước tạo mẫu
thử (prototype) - “hiện thực hoá (implement) ý tưởng thiết kế thành kết
quả hữu hình (tangible outcome) mà người dùng có thể thử nghiệm và
đánh giá”.
 Bản chất lặp lại của quá trình tạo mẫu cho phép nhóm thiết kế hiểu sâu hơn
về nhu cầu của người dùng. Ta nên sử dụng mẫu thử low fidelity cho việc
khám phá ý tưởng ban đầu nhằm tiết kiệm nguồn lực; Đưa ra một mẫu thử
dưới áp lực thời gian; Kết nối người dùng sớm trong giai đoạn nguyên mẫu
để thu thập phản hồi; Ghi chép kỹ lưỡng từng chu kỳ lặp lại để theo dõi sự
phát triển của thiết kế.
1. Vị trí và vai trò của việc tạo mẫu thử
Phương pháp nhanh chóng và chi phí thấp nhằm:
- Giúp trình bày một cách dễ hiểu, chính xác ý tưởng thiết kế.
- Biết được giải pháp có thực sự hiệu quả với người dùng.
- Phát hiện ra những điều không lường trước được trong hành vi người
dùng đối với giải pháp.
- Khám phá nhiều hướng tiếp cận để giải quyết vấn đề.
2. Các cấp độ của mẫu thử: (Prototype Fidelity)
- Low fidelity: đơn giản và tạo ra nhanh chóng, hữu ích cho việc sinh ý
tưởng ban đầu và phản hồi giai đoạn đầu.
- High fidelity (MVP): mô hình phức tạp hơn với chức năng cho phép
kiểm tra tương tác người dùng, thường được sử dụng để kiểm tra các
tính năng cụ thể hoặc trải nghiệm người dùng tổng thể.
3. Các phương pháp tạo mẫu thử
- Sản phẩm khả hoạt (Most Viable Product - MVP).
- Thực tại ảo (VR), thực tại hỗn hợp (MR).
- In ba chiều (3D Printing).
- Mẫu thử giấy (Paper Prototype).
- Trau chuốt (Hi-fi drawing).
- Phác thảo (Sketching).
 Từ cơ sở lý thuyết trên, Powerpuff Girls bắt tay vào tạo giao diên website
trên Wordpress:

Giao diện website lúc đầu.


Buff Văn cùng Powerpuff Girls – #vanhoc #2k6 #thpt (wordpress.com)

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển và hoàn thiện mẫu thử, do nhận được phản
hồi mong muốn website có thêm nhiều chức năng và để chủ động dễ dàng trong
việc chỉnh sửa giao diện hơn thì phương án lập trang web bằng Wordpress
được loại bỏ vì nó tốn thêm khá nhiều chi phí.

 Triển khai phương án lập trình website trên Vercel với sự giúp đỡ lập
trình từ anh Trần Nguyễn Phước Nhân – web developer of Nexus
Studio.

18
Tổng hợp nội dung và chuyển thành ngôn ngữ máy.

 Trong trang web có những bài phân tích văn học tiêu biểu và sinh động
giúp các em nắm bài nhanh hơn như “Tây Tiến”, “Vợ Nhặt”, “Việt
Bắc”..., kèm theo đó là những chia sẻ kinh nghiệm cách làm thế nào để có
thể hiểu và tiếp cận đến bài học đó một cách dễ dàng, hiệu quả. Ngoài ra
còn có các đề thi ĐGNL riêng cho môn Văn để các em luyện tập, mẹo và
chú ý khi làm bài để không mất điểm oan... (Link website: Home Page |
MetaBlog (metablog-free-flax.vercel.app))
 Trang web được phát triển tiếp tục để có thể nhắn tin trực tiếp tới
Messenger của nhóm để trao đổi học tập, đóng góp tài liệu cũng như phản
hồi về website cho Powerpuff Girls qua Google Forms để phục vụ cho
bước tiếp theo là Test cũng như để phát triển website về sau.

19
CHƯƠNG VI. THỬ NGHIỆM (TEST)

Quá trình thử nghiệm mẫu thử website học môn Ngữ Văn nhằm giải quyết các
vấn đề, khó khăn mà cộng động 2006 đang phải đối mặt và mắc phải đã sử dụng
công cụ Google Form để khảo sát ý kiến, góp ý từ người dùng.

1. Lựa chọn nhóm thử nghiệm


- Trước khi tiến hành thử nghiệm, chúng tôi đã lựa chọn một nhóm học
sinh 2006 đại diện khảo sát nhằm đưa ra các phản hồi thiết thức để từ đó
cải thiện sản phẩm của nhóm, cũng như khắc phục các hạn chế mà sản
phẩm đang vướng phải. Nhóm học sinh này bao gồm các thành viên với
trình độ, mục tiêu, môi trường học tập khác nhau thay vì có cùng trình độ,
xu hướng học tập. Ta sẽ thấy được đa dạng góc nhìn khác nhau từ người
dùng, và tổng hợp những góp ý, phản hồi xuất hiện nhiều nhất, đồng thời
cân nhắc cả các phản hồi chiếm thiểu số khác để sửa chữa, phát triển sản
phẩm, mang đến cho người dùng trải nghiệm hài lòng, thoả mãn hơn.
2. Hướng dẫn trải nghiệm
- Trước khi thử nghiệm mẫu thử, chúng tôi đã cung cấp sự hướng dẫn cho
các thành viên tham gia về cách sử dụng trang web. Điều này bao gồm
việc giới thiệu giao diện người dùng, tính năng và quy trình học nhằm
mục đích chắc rằng người dùng có thể ứng dụng toàn bộ các tính năng
tiện dụng mà chúng tôi có cung cấp.
3. Thu thập phản hồi
- Thời gian thử nghiệm, chúng tôi đã mở một Google Form và thu thập
phản hồi từ những thành viên tham gia. Chúng tôi lắng nghe ý kiến, ghi
chú các vấn đề gặp phải và nhận xét về trải nghiệm học tập của họ:
+ Số đông học sinh 2k6 thắc mắc liệu mình có thể tải tài liệu mà mình
muốn chia sẻ lên web có được không?

20
+ Một vài thành viên hỏi “Có chức năng trao đổi tài liệu để tích điểm
không?”.
+ So với các website học Văn đang thịnh hành hiện nay, dù có những tính
năng mới mẻ, đa dạng, miễn phí nhưng website vẫn chưa tiếp cận được
nhiều người nên rất khó để thuyết phục họ sử dụng.
4. Đánh giá và phân tích kết quả
- Dựa trên phản hồi thu thập được, chúng tôi đã đánh giá hiệu suất của
mẫu thử website và đưa ra các điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm như
sau:
+ Điểm mạnh:
 Thiết kế của web bắt mắt, linh hoạt, có thể thay đổi gam màu giao
diện tuỳ vào sở thích người dùng.
 Tài liệu phong phú, đa dạng, đầy đủ song là độ tin cậy, bổ ích.
 Miễn phí.
 Được giải đáp thắc mắc khi học tập thông qua kênh chat với tư vấn
viên là cựu thí sinh có số điểm thi tốt nghiệp môn Văn là 9+.

+ Điểm yếu:

 Web vẫn chưa được nhiều người biết đến do đó khó có thể cạnh
tranh với các phương án học Văn khác ở thời điểm hiện tại.
 Vẫn chưa giúp người học có thể tiếp cận một cách “step by step”.
 Hình thức bài học vẫn còn theo lối truyền thống, chưa được mới lạ.
5. Hiệu chỉnh và phát triển tiếp
- Dựa trên phản hồi và đánh giá, chúng tôi đã tiến hành hiệu chỉnh và phát
triểu mẫu thử trang web nhằm cải thiện trải nghiệm học tập, lòng tin của
khách hành và đáp ứng nhu cầu của học sinh 2k6 được tốt hơn.
- Kết quả đạt được là một phiên bản cải tiến của trang web học Ngữ Văn,
có thể cung cấp nhiều trải nhiệm học tập hiệu quả hơn cho cộng đồng học

21
sinh 2k6, đồng thời giải quyết một phần các vấn đề khi học Văn mà trước
đó họ phải đối diện. Trong tương lai, chúng tôi dự định sẽ thêm nhiều
môn học quan trọng, được chú tâm khác với cách học tương tự và làm
hình ảnh sản phẩm của mình trở nên thịnh hành, xu hướng để tiếp cận với
nhiều đối tượng khách hàng hơn.

22
CHƯƠNG VII. KẾT LUẬN

Sau 6 tuần học tập và nghiên cứu học phần tư duy thiết kế, trải qua các bước giải
quyết vấn đề, nhóm tôi đã thực hiện xong quá trình giải quyết vấn đề cho các em
2006 về học tập. Nhận thấy trong thời đại hiện nay với chuyện lấy điểm số làm
thước đo, cũng như áp lực trong việc thi THPTQG đang là vấn đề rất lớn đối với
các lứa học sinh, đặc biệt là 2006 là nhóm học sinh cuối thi chương trình cũ nên
chúng tôi quyết định giúp các em có thể học hiệu quả hơn.
- Chúng tôi thấu cảm được lứa 2006 gặp phải những gì khi là cấp cuối thi
chương trình cũ cùng lượng kiến thức khổng lồ mà các em cần tiếp thu.
- Hiểu được những khó khăn cũng như áp lực các em phải trải qua, chúng
tôi quyết định tìm câu trả lời cho việc “Làm thế nào chúng ta có thể
tổng hợp kiến thức môn Văn cho 2k6 để việc ôn thi Đại học đạt kết
quả tốt”.
- Từ vấn đề trên chúng tôi bắt đầu tạo ra các ý tưởng giải pháp, sau đó tổng
hợp và quyết định chọn ý tưởng hoàn thiện nhất để giải quyết là “Tạo
trang web tổng hợp các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao cho 2006”;
- Chọn Vercel làm trang web để giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ từ anh
Trần Nguyễn Phước Nhân – lập trình viên.
- Chúng tôi tiến hành thử nghiệm, thu thập phản hồi, sau đó chỉnh sửa và
thêm các chức năng mới để đáp ứng nhu cầu của các em 2006. Tuy nhiên
web vẫn chưa có nhiều người biết đến và tính cạnh tranh còn thấp.
Sau quá trình hoàn thiện, chúng tôi đã tạo ra trang web hoàn thiện với các nội
dung hấp dẫn và tiếp tục giới thiệu cho các em cùng sử dụng. Chúng tôi đánh
giá đã hoàn thành được 90% mục tiêu. Trong tương lai, chúng tôi định sẽ phát
triển thêm nhiều môn học khác với cách học tương tự và làm hình ảnh sản phẩm

23
của mình trở nên thịnh hành, xu hướng để tiếp cận với nhiều đối tượng khách
hàng hơn.

24

You might also like