You are on page 1of 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI SME.EDU - Mẫu 6.

a rev1
VIỆN SƯ PHẠM KỸ THUẬT Học kỳ 20212
Năm học: 2021 - 2022

ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN: Tâm lý học ứng dụng Mã HP: ED3280
Thời gian làm bài: 60 phút Mã đề thi: K3.1 Ngày thi: 11.8.2021

Họ và tên sv:…………….……………………… MSSV: ………… Mã lớp:………… Chữ ký sv: ……….

Ngày ……/……/…….. NGƯỜI RA ĐỀ


ĐƠN VỊ CHUYÊN MÔN (ký, ghi rõ họ tên)
(ký, ghi rõ họ tên)

PHẦN I. Trắc nghiệm khách quan (6 điểm). Chọn câu trả lời đúng nhất (0,3 điểm/câu)

Câu 1. Lời khuyên từ các chuyên gia tâm lý cho rằng, sinh viên sau khi tốt nghiệp Đại học cần
biết tự thể hiện mình trước xã hội để có cơ hội thành công. Mỗi lần chọn việc, tìm việc là một
lần quyết định của đời người. Biết tăng sự tự tin trong phỏng vấn để chọn được nghề phù hợp
là rất cần thiết. Theo bạn, tại sao cần tăng sự tự tin khi được phỏng vấn tuyển dụng việc làm?
Hãy lựa chọn phương án phù hợp từ các phương án sau đây:
a. Giao tiếp công việc b. Giao tiếp thân tình
c. Giao tiếp chính thức d. Giao tiếp không chính thức
Câu 2. Khi ăn dứa (hoặc bưởi), người ta thường chấm muối. Quy luật nào của cảm giác được
thể hiện trong tình huống nói trên:
a. Sự thích ứng của cảm giác
b. Ngưỡng cảm giác
c. Sự tác động lẫn nhau giữa các cảm giác
d. Tất cả các đáp án trên
Câu 3. “Khi dấp nước lạnh lên mặt thì độ tinh mắt của người phi công tăng lên” là biểu hiện quy
luật nào ?
a. Sự thích ứng của cảm giác
b. Ngưỡng cảm giác
c. Sự tác động lẫn nhau giữa các cảm giác
d. Tất cả các đáp án trên
Câu 4. Trong trưng bày sản phẩm / hàng hóa tại siêu thị (cửa hàng) người kinh doanh đã áp
dụng cách bày hàng hóa như: các điểm giao của lối đi chính hoặc tại quầy thu ngân thường bày
một số hàng hóa mới hoặc hàng dễ tiêu thụ. Hiện tượng tâm lý ứng dụng trên được gọi là gì?
a. Chú ý sau chủ định
b. Chú ý trước chủ định
c. Chú ý không chủ định
d. Chú ý có chủ định

1
Câu 5. Các nhà kinh doanh khi tìm hiểu “Máy bán hàng tự động” để phục vụ khách hàng nơi
công cộng, thường quan tâm tới những nơi đông người qua lại và có màu sắc nổi bật là ứng
dụng loại chú ý nào dưới đây?
a. Chú ý sau khi có chủ định
b. Chú ý trong khi có chủ định
c. Chú ý không chủ định
d. Chú ý thiếu chủ định
Câu 6. Trong khi thuyết trình, diễn giả cần phải nói rõ ràng, ngắn gọn và âm lượng tới thính
giả đủ nghe là 1000 HZ. Quy luật nào của cảm giác đã xuất hiện trong tình huống trên?
a Quy luật ngưỡng cảm giác
b. Quy luật thích ứng của cảm giác
c. Quy luật về sự tác động qua lại giữa các cảm giác
d. Không đủ thông tin để xác định
Câu 7. Thomas Edison được biết đến là nhà bác học vĩ đại đã tạo ra nhiều phát minh hữu ích
cho cuộc sống cho rằng: “Thiên tài là một phần linh cảm cộng với 99 phần mồ hôi lao động”. Các
nhà khoa học nổi tiếng đều nói rõ quá trình sáng tạo cần có ý chí kiên cường. Ý chí kiên cường
thuộc cách phân loại nào dưới đây:
a. Quá trình tâm lý b. Qui luật tâm lý
c. Thuộc tính tâm lý d. Trạng thái tâm lý
Câu 8. Khách du lịch đến từ nhiều vùng miền khác nhau, dân tộc khác nhau (Châu Âu, châu
Á …) theo tôn giáo và sở thích, văn hóa khác nhau. Vậy người phục vụ bàn ăn luôn phải quan
sát và tìm hiểu để có được cách ứng xử phù hợp là ứng dụng bản chất nào của tâm lý con người?
a. Tính chủ thể b. Tính khách thể
c. Tính xã hội - lịch sử d. Tất cả đáp án trên
Câu 9. Giáo viên yêu cầu học sinh: “Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau của khí hậu châu Âu và
châu Á ở cùng những độ cao như nhau”. Những giờ học được mô tả trên đây có tác dụng giáo
dục năng lực nào ở người học?
a. Trí nhớ b. Tư duy
c. Tưởng tượng d. Óc quan sát
Câu 10. Xe tăng lội nước, thủy phi cơ, ô tô bay là những ý tưởng kỹ thuật nhấn mạnh nhiều
hơn đến cách tưởng tượng nào:
a. Chắp ghép b. Điển hình hóa
c. Loại suy d. Liên hợp
Câu 11. Khi muốn người sử dụng thang máy không có cảm giác chật hẹp người kỹ sư đã lắp
thêm gương bên trong thang máy. Quy luật nào của tri giác đã được sử dụng trong tình huống
trên?
a. Tính ổn định
b. Tính có ý nghĩa
c. Ảo ảnh tri giác
d. Tổng giác
Câu 12. Người kỹ sư khi thiết kế bộ phận chỉ báo có kim chỉ và bộ phận chỉ báo bằng đồng hồ:
“Trong điều kiện sáng bình thường có màu đen trên nền trắng. Ở mức độ chiếu sáng thấp hơn,
2
các vạch kẻ, các chữ số và kim chỉ sẽ có màu trắng hoặc màu vàng trên nền màu đen” là ứng
dụng quy luật nào của tri giác?
a. Quy luật tính lựa chọn b. Quy luật ảo ảnh tri giác
c. Qui luật tính ý nghĩa d. Quy luật tính tổng giác
Câu 13. Dựa trên quy luật nào của tri giác, các chuyên gia tâm lí khuyên mọi người cần tạo
được ấn tượng tốt đẹp ngay trong lần gặp đầu tiên khi giao tiếp để mở đầu cho một mối quan
hệ mới:
a. Quy luật về tính có ý nghĩa
b. Quy luật tính lựa chọn
c. Quy luật tổng giác
d. Quy luật tính ổn định
Câu 14. Trang quảng cáo hoặc hình ảnh quảng cáo trên truyền hình phải độc đáo, ngộ nghĩnh,
sinh động, hấp dẫn lôi cuốn sự chú ý của khách hàng đến sản phẩm, đó chính là cơ sở tâm lý để
nảy sinh hành vi mua sắm. Vậy cách dùng ngôn ngữ (hình vẽ, chữ viết) trong quảng cáo như
vậy nhấn mạnh nhiều hơn đến loại chú ý nào dưới đây:
a. Chú ý không chủ định b. Chú ý có chủ định
c. Chú ý sau chủ định d. Không có cơ sở để xác định
Câu 15. Tư duy của người thợ sửa chữa xe máy khi khởi động mà xe không chạy. Hãy xác định
kiểu/loại tư duy của người thợ cho phù hợp trong các đáp án dưới đây:
a. Tư duy hình ảnh cụ thể
b. Tư duy thực hành
c. Tư duy lý luận
d. Tất cả các đáp án trên
Câu 16. “Màu áo quần và mũ của bộ đội giống như màu của cây cối”. Qui luật nào của tri giác
được thể hiện trong trường hợp trên:
a. Tính lựa chọn của tri giác
b. Qui luật về tính ổn định của tri giác
c. Qui luật về tính ý nghĩa của tri giác
d. Qui luật về tính ảo ảnh tri giác
Câu 17. Giả sử sau khi tốt nghiệp đại học được 10 năm, bạn mất liên lạc với một số người bạn.
Nếu gặp lại những người đó thì bạn nghĩ tính cách của họ sẽ thay đổi như thế nào?
a. Thay đổi hoàn toàn
b. Thay đổi hoàn toàn theo hoàn cảnh sống của họ
c. Không thể thay đổi
d. Có thể thay đổi nhưng tương đối ổn định
Câu 18. “Giao tiếp được thực hiện bằng các tín hiệu phi ngôn ngữ: qua cử chỉ, điệu bộ, nét mặt…”.
Quan niệm này đúng cho cách phân loại giao tiếp nào đã được liệt kê dưới đây:
a. Giao tiếp vật chất
b. Giao tiếp phi ngôn ngữ
c. Giao tiếp không chính thức

3
d. Giao tiếp chính thức
Câu 19. Người Trung Quốc có câu: “ Khiêm tốn làm người ta tiến bộ, kiêu ngạo làm người ta lạc
hậu”. Trong cuộc sống, khiêm tốn đã mang lại cho người ta nhiều điều bổ ích, nhưng khi dùng nó
vào công tác ngoại giao và phỏng vấn xin việc, e rằng có tác dụng ngược lại. Theo bạn, khi được
phỏng vấn tuyển dụng việc làm cần thể hiện mình như thế nào trong các lựa chọn sau đây:
a. Tự tin để giới thiệu mình
b. Khiêm tốn khi giới thiệu mình
c. Kiêu ngạo khi giới thiệu mình
d. Khoa trương là một sách lược để giới thiệu mình
Câu 20. Tại sao hiện tượng đỏ mặt, tía tai trong lúc giáo viên gọi lên đọc bài hoặc phát biểu trước
đám đông chỉ xuất hiện ở lứa tuổi thanh niên học sinh - sinh viên mà không xuất hiện ở lứa tuổi trẻ
em và người trưởng thành. Điều này được lý giải cho cơ sở tâm sinh lý nào dưới đây?
a. Chưa có sự từng trải như người lớn
b. Chưa có sự tự điều chỉnh cảm xúc
c. Chưa hoàn toàn ổn định về mặt tâm - sinh lý
d. Ít kinh nghiệm, ý chí chưa vững vàng

PHẦN II. Tự luận (4 điểm)


Câu 1 (1.5 điểm):
Hãy nhìn vào hình bên (hình 1). Trong
hình một số người nhìn thấy một
khuôn mặt người trước, trong khi một
số người nhìn thấy một một con chim
cánh cụt trước. Hãy giải thích đặc điểm
này của tri giác và gọi tên qui luật đó.

Hình 1. Bức tranh đa ý nghĩa (Nguồn: internet)

Câu 2 (2.5 điểm. Hãy lựa chọn một thiết bị hay một chiếc máy cụ thể nào đó có trang bị các bộ báo hiệu hay
điều khiển trong thực tế để để đánh giá hạn chế và thiết kế lại cấu trúc của sản phẩm. Hãy vận dụng
qui luật của quá trình cảm giác và tri giác vào việc thiết kế đó để tăng tính an toàn, dễ sử dụng khi vận hành
hoặc giúp con người giao tiếp dễ dàng hơn với sản phẩm kỹ thuật của mình.
Ghi chú:
- Sản phẩm phải có đủ thông tin cần thiết về hoạt động.
- Sản phẩm có thể trang trí màu sắc, vẽ, viết, hình khối....
- Giải thích các quy luật tâm lý, ý nghĩa của ký hiệu thông tin đã sử dụng.

------------- Hết ------------------


- Nộp đề thi cùng với bài làm
- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
4
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI SME.EDU - Mẫu 6.a rev1
VIỆN SƯ PHẠM KỸ THUẬT Học kỳ: 20212
Năm học: 2021 - 2022
ĐÁP ÁN ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN: Tâm lý học ứng dụng Mã HP: ED3280
Thời gian làm bài: 60 phút Mã đề thi: K3.1 Ngày thi: 11.8.2021

Họ và tên sv:…………….………………… MSSV: ………… Mã lớp:………… Chữ ký sv: ……….

Ngày ……/……/…….. NGƯỜI RA ĐỀ


ĐƠN VỊ CHUYÊN MÔN (ký, ghi rõ họ tên)
(ký, ghi rõ họ tên)

PHẦN I. Trắc nghiệm khách quan (6 điểm). Chọn câu trả lời đúng nhất (0,3 điểm/câu)
Câu Đáp án Câu Đáp án Câu hỏi Đáp án Câu hỏi Đáp án
hỏi hỏi
1 A 6 A 11 C 16 A
2 C 7 C 12 A 17 D
3 C 8 A 13 C 18 B
4 C 9 B 14 A 19 A
5 C 10 D 15 B 20 C
PHẦN II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (1.5 điểm)
- (Hình 1). Trong hình là qui luật về tính lựa chọn của tri giác
- Giải thích: quá trình tri giác gắn với nhiệm vụ do vậy mà chủ thể phải tách đối tượng ra khỏi bối
cảnh (tách vật nào đó ra khỏi các vật xung quanh) để tri giác cho rõ.
Câu 2 (2.5 điểm).
- Vẽ, hoặc viết mô tả được một thiết bị hay một chiếc máy cụ thể
- Sản phẩm phải có đủ thông tin cần thiết để đánh giá hạn chế và thiết kế lại cấu trúc của sản
phẩm
- Giải thích các quy luật tâm lý, ý nghĩa của ký hiệu thông tin đã sử dụng cấu trúc lại khi vận
hành

You might also like