You are on page 1of 6

Đề kiểm tra

Câu 1. Trong các ý dưới đây, đâu là hiện tượng tâm lý?

a. Thần kinh căng thẳng

b. Bồn chồn như có hẹn với ai

c. Ăn, ngủ đều kém

d. Tim đập nhanh

Câu 2. Một học sinh chưa bao giờ bỏ dở công việc giáo viên giao về nhà. Khi gặp bài khó học sinh đó vẫn
cố gắng, nỗ lực hoàn thành bài tập. Hãy xác định loại hiện tượng tâm lý đã được mô tả trên đây:

a. Quá trình tâm lý

b. Trạng thái tâm lý

c. Thuộc tính tâm lý

d. Tất cả các đáp án trên

Câu 3. Hiện tượng nào dưới đây cho thấy tâm lý tác động đến sinh lý?

a. Mắt kém tri giác kém

b. Lo lắng đến mất ăn

c. Mệt mỏi không minh mẫn

d. Ăn uống đầy đủ giúp cơ thể khỏe mạnh

Câu 4. Con khỉ khi được huấn luyện hoặc do bắt chước có thể cầm chổi quét nhà, cầm búa đập vỡ gạch
hoặc đeo kính lên mắt…vv. Về bản chất những hành động đó của con khỉ là khác xa về chất với việc làm
tương tự của con người ở luận điểm tâm lý nào?

a. Hành động vô ý thức bản năng

b. Hành động do bắt chước hành vi bên ngoài của con người

c. Hành động có ý thức, thỏa mãn nhu cầu xã hội - lịch sử

d. Hành động để thỏa mãn nhu cầu sinh vật

Câu 5. Khả năng phản ánh sự vật một cách không đổi khi điều kiện tri giác bị thay đổi là biểu hiện của
quy luật tri giác nào?

a. Tính lựa chọn

b. Tính ổn định

c. Tổng giác

d. Ảo ảnh tri giác


Câu 6. Xác định trường hợp nào dưới đây là trí nhớ xúc cảm?

a. Sự tái mặt hay đỏ mặt khi nhớ đến một kỉ niệm cũ

b. Nhớ về một phong cảnh đẹp, một mùi thơm quyến rũ…

c. Nhớ ý chính của một đoạn tài liệu học tập…

d. Nhớ thời gian và địa điểm của một buổi nói chuyện

Câu 7. Để thu hút sự chú ý ban đầu của người dùng vào sản phẩm, nhà thiết kế và quảng cáo sản phẩm
thường quan tâm đến ‘‘độ mới lạ và tính độc đáo’’ của sản phẩm. Sự quan tâm đó dựa trên loại chú ý
nào?

a. Chú ý có chủ định

b. Chú ý không chủ định

c. Chú ý trước chủ định

d. Chú ý sau chủ định

Câu 8. Bạn liên tục nhắc lại một số điện thoại vừa được biết. Thông tin về số điện thoại đó được lưu giữ
ở loại trí nhớ nào?

a. Trí nhớ giác quan

b. Trí nhớ ngắn hạn

c. Trí nhớ dài hạn

d. Tất cả đáp án trên

Câu 9. Hãy xác định mệnh đề đúng với trí nhớ:

a. Biểu tượng của nó được tạo ra từ các hình ảnh thu được do tri giác

b. Phản ánh sự vật, hiện tượng khi chúng đang tác động trực tiếp vào giác quan

c. Phản ánh sự vật, hiện tượng khi chúng không còn tác động trực tiếp vào giác quan

d. Biểu tượng của nó mang tính sáng tạo

Câu 10. Các nhà kinh doanh khi tìm hiểu “Máy bán hàng tự động” để phục vụ khách hàng nơi công cộng,
thường quan tâm tới những nơi đông người qua lại và có màu sắc nổi bật là ứng dụng loại chú ý nào
dưới đây?

a. Chú ý có chủ định

b. Chú ý không chủ định

c. Chú ý sau chủ định

d. Tất cả các đáp án


Câu 11. Thao tác nào của tư duy đã được sử dụng để phân chia đối tượng nhận thức thành các bộ phận
thành phần khác nhau?

a. Phân tích

b. Tổng hợp

c. Khái quát hóa

d. Trừu tượng hóa

Câu 12. Sau một số lần thực hiện thí nghiệm của con lắc lò xo, sinh viên xác định được quy luật chuyển
động của con lắc. Điều này nhấn mạnh nhiều hơn đến hiện tượng tâm lí nào dưới đây?

a. Chú ý

b. Tư duy

c. Cảm giác

d. Tri giác

Câu 13. Là một sinh viên HUST, có lẽ bạn sẽ không thể quên những ký ức, sự kiện về ngày nhập trường.
Vậy, những ký ức đó được lưu giữ ở bộ trớ nào?

a. Trí nhớ giác quan

b. Trí nhớ ngắn hạn

c. Trí nhớ dài hạn

d. Tất cả bộ nhớ

Câu 14. Sinh viên đã sử dụng loại tư duy nào khi dùng Google map để lựa chọn con đường ngắn nhất
đến Đại học Bách Khoa?

a. Tư duy hình ảnh cụ thể

b. Tư duy lí luận

c. Tư duy trừu tượng

d. Tư duy thực hành

Câu 15. Trong khi thuyết trình, sinh viên cần phải nói rõ ràng và đủ nghe. Quy luật nào của cảm giác đã
xuất hiện trong yêu cầu Sư phạm trên?

a. Qui luật tác động lẫn nhau của các cảm giác

b. Qui luật ngưỡng cảm giác

c. Qui luật thích ứng cảm giác

d. Cả ba đáp án trên
Câu 16. Thao tác nào của tư duy đã được sử dụng để xác định sự giống và khác nhau, sự đồng nhất hay
không đồng nhất, bằng nhau hay không bằng nhau giữa các đối tượng nhận thức?

a. Phân tích

b. Tổng hợp

c. Khái quát hóa

d. So sánh

Câu 17. Khi làm bài thi toán không cho phép sử dụng tài liệu, bạn sẽ cần nhớ lại một số công thức toán
học. Vậy, các công thức toán học đó được lưu giữ ở bộ nhớ nào?

a. Trí nhớ giác quan c


b. Trí nhớ ngắn hạn
c. Trí nhớ dài hạn
d. Tất cả bộ nhớ

Câu 18. Các thao tác của tư duy (phân tích - tổng hợp; so sánh; trừu tượng hoá và khái quát hoá) thường
diễn ra như thế nào?

a. Thực hiện đầy đủ các thao tác tư duy

b. Thực hiện các thao tác theo đúng một trình tự

c. Linh hoạt tuỳ theo nhiệm vụ tư duy

d. Thực hiện độc lập

Câu 19. Khi mới bước vào căn phòng yên tĩnh, bạn có thể nghe thấy những tiếng động nhỏ như tiếng
đồng hồ kêu nhưng sau một thời gian bạn không còn nhận thấy sự tồn tại của âm thanh đó. Hiện tượng
trên xuất hiện là do quy luật nào của cảm giác quy định?

a. Ngưỡng sai biệt

b. Ngưỡng cảm giác

c. Sự thích ứng của cảm giác

d. Tác động qua lại của cảm giác

Câu 20. Kiến trúc sư đang suy nghĩ xem thiết kế toà nhà như thế nào để đáp ứng được yêu cầu của
khách hàng về số phòng, diện tích các phòng, thẩm mĩ, chất lượng, độ an toàn… Quá trình bạn suy nghĩ
tìm ra cách thiết kế toà nhà phù hợp nhấn mạnh nhiều hơn đến hiện tượng tâm lý nào?

a. Cảm giác

b. Tri giác

c. Tư duy

d. Tưởng tượng
Câu 21. Búa đa năng có chức năng như một chiếc búa, rìu, kiềm, cưa, mở đồ hộp, mở bulon ốc vít, dao,
tuốc nơ vít, dũa.... Nó nhấn mạnh nhiều hơn đến cách tưởng tượng:

a. Loại suy

b. Chắp ghép

c. Liên hợp

d. Điển hình hóa

Câu 22. Sinh viên ngành Y giải thích tại sao bệnh nhân cảm thấy mát tại vị trí được xoa cồn trên da. Điều
này phản ánh hiện tượng tâm lý nào dưới đây?

a. Quá trình cảm giác

b. Quá trình tri giác

c. Quá trình tưởng tượng

d. Quá trình tư duy

Câu 23. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng: “Khoảng cách thích hợp nhất từ mắt đến màn hình máy tính
là 50 cm”. Kết quả này phản ánh nhiều hơn đến quy luật nào của cảm giác?

a. Quy luật ngưỡng cảm giác

b. Quy luật thích ứng của cảm giác

c. Quy luật về sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các cảm giác

d. Tất cả các quy luật trên

Câu 24. Bạn đang hình dung lại ngôi nhà của gia đình bạn để biết xem nó có bao nhiêu cửa sổ. Khi đó,
hình ảnh về ngôi nhà được lưu giữ chủ yếu tại:

a. Vòng lặp âm vị

b. Bộ phác họa không gian trực quan

c. Bộ điều hành trung tâm

d. Tất cả đáp án trên

PHẦN II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1(1.5 điểm): Hãy nhìn vào hình lập phương (hình bên): Mặc dù hình lập phương ở đây là hình phẳng,
nhưng ta vẫn tri giác nó như là một hình khối. Hơn nữa, hình này khó hình dung là hình phẳng hơn là
hình ba chiều (hình nổi). Hãy giải thích đặc điểm này của tri giác và gọi tên qui luật đó.
Câu 2 (2.5 điểm): Hãy ứng dụng kiến thức của khoa học tâm lý trong quảng cáo sản phẩm hoặc đề xuất ý
tưởng cải tiên/thiết kế một sản phẩm dành cho giới trẻ sao cho phù hợp với đặc điểm của người sử
dụng (trường cảm giác, thao động tác vận hành sản phẩm, màu sắc, động tác, tình tiết thể hiện tính độc
đáo, ngộ nghĩnh, sinh động …) để khi làm việc, điều khiển trên máy móc, thiết bị hay dụng cụ đó có thể
thấy được tính lợi ích, tính an toàn, dễ sử dụng khi vận hành và đem lai sự thân thiện hơn ở người dùng
với sản phẩm kỹ thuật.

Ghi chú:

- Sản phẩm phải có đủ thông tin cần thiết về hoạt động.

- Sản phẩm có thể trang trí màu sắc, vẽ, viết, hình khối....( nếu có)

- Giải thích các quy luật tâm lý, ý nghĩa của ký hiệu thông tin đã sử dụng.

You might also like