You are on page 1of 3

BÀI TẬP CHƯƠNG 1

Câu hỏi trắc nghiệm


Lựa chọn các đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây:

Câu 1: Những luận điểm sau đây, luận điểm nào nói lên bản chất của hiện tượng tâm
lý người:
a. Tâm lý người là chức năng của não
b. Tâm lý, ý thức của con người được di truyền qua gien do thế hệ trước để lại
c. Tâm lý người mang tính chủ thể
d. Bản chất tâm lý người là bản chất xã hội – lịch sử
e. Cả ba đáp án: b, c, d
f. Cả ba đáp án: a, c, d
Câu 2: Tâm lý người bao gồm tất cả những hiện tượng tinh thần xảy ra trong não
người, gắn liền và điều khiển mọi hoạt động của con người
a. Đúng
b. Sai

Câu 3: Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não, thông qua chủ thể
a. Đúng
b. Sai
Câu 4: Tâm lý người là sản phảm của hoạt động và giao tiếp của cá nhân trong các
mối quan hệ xã hội
a. Đúng
b. Sai
Câu 5: Hình ảnh của một cuốn sách trong gương và hình ảnh cuốn sách đó trong não
người là hoàn toàn giống nhau, vì cả hai hình ảnh này đều là kết quả của quá trình
phản ánh cuốn sách thực
a. Đúng
b. Sai

Câu 6: Câu thành ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” nói lên sự tác động của
yếu tố nào đến sự hình thành tâm lý con người (chọn phương án đúng nhất):
a. Não bộ và các giác quan
b. Tính chủ thể
c. Môi trường tự nhiên
d. Môi trường xã hội
Câu 7: Các thuộc tính tâm lý cá nhân là sự phản ánh những sự vật, hiện tượng đang
tác động trực tiếp vào các giác quan
a. Đúng
b. Sai
Câu 8: Quá trình tâm lý là hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối ngắn,
có mở đầu, diễn biến, kết thúc tương đối rõ ràng
a. Đúng
b. Sai
Câu 9: Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan. Do đó, hình ảnh tâm lý
của các cá nhân thường giống nhau, nên có thể “suy bụng ta ra bụng người”
a. Đúng
b. Sai

Câu 10: Tâm lý người mang bản chất xã hội và có tính lịch sử thể hiện ở chỗ:
a. Tâm lý người có nguồn gốc là thế giới khách quan trong đó nguồn gốc xã hội
là yếu tố quyết định
b. Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của cá nhân trong xã hội
c. Tâm lý người hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch
sử cá nhân, lịch sử dân tộc và lịch sử cộng đồng.
d. Cả a,b,c
Câu 11: Phản ánh tâm lý là một phản ánh đặc biệt vì:
a. Là sự tác động của thế giới khách quan vào não người
b. Tạo ra một hình ảnh tâm lý mang tính sống động và sáng tạo
c. Tạo ra một hình ảnh tâm lý mang đậm màu sắc cá nhân
d. Cả a,b,c
Câu 12: Khi học bài, con người có thể liên tưởng từ kiến thức này đến kiến thức khác.
Điều này đúng nhất với quy luật nào của hoạt động thần kinh cấp cao:
a. Quy luật cảm ứng qua lại
b. Quy luật lan tỏa và tập trung
c. Quy luật phụ thuộc vào cường độ kích thích
Câu 13: Khi tập trung đọc sách khiến ta không chú ý đến những tiếng ồn ào của
những người xung quanh. Hiện tượng này nói lên quy luật nào của hoạt động thần
kinh cấp cao:
a. Quy luật cảm ứng qua lại
b. Quy luật lan tỏa và tập trung
c. Quy luật hoạt động theo hệ thống
d. Quy luật phụ thuộc vào cường độ kích thích

Câu 14: Hệ thống tín hiệu thứ nhất là cơ sở của các chức năng tâm lý cấp cao của con
người
a. Đúng
b. Sai

Câu 15: Hai câu thơ sau đây:


“Ngủ ai cũng như lương thiện
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền”
(Hồ Chí Minh)
Hai câu thơ trên nói lên nguyên tắc cơ bản nào của tâm lý học Macxit:
a. Tâm lý người mang tính chủ thể
b. Tâm lý người là chức năng của não
c. Tâm lý người được bộc lộ thông qua hoạt động và giao tiếp
Câu hỏi tự luận
Câu 16:
Sự kiện sau đây khẳng định luận điểm nào của tâm lý học Mácxit? Giải thích.
Một bệnh nhân, sau khi bị viên đạn lạc xuyên qua vùng chẩm bên phải và vùng
đỉnh bên trái của não, vẫn nhìn thấy các đồ vật, nhưng không thể hình dung (tưởng
tượng) được chúng. Sự định hướng trong không gian kém, không thể tự mình trải
chiếu lên giường được, không phân biệt được bên phải và bên trái, không viết được,
quên các chữ cái (theo A.R.Luria)

Câu 17:
Năm 1923, nhà tâm lý học Kenlloggs (Mỹ) nuôi con khỉ Chimpanze (10 tháng
tuổi) chung sống với câu con trai Donald (8 tháng tuổi) của mình. Ông cho con khỉ
sống trong hoàn cảnh hoàn toàn của con người, cố gắng tập cho nó cách sống của con
người. Con khỉ biết khóc, biết bật đèn, biết bấm chuông điện, cầm thìa ăn cơm, biết
chơi đùa, biết hôn hít Donald, là bạn của Donald. Mặc dù Kenlloggs đã gia công
“người hóa” con khỉ, nhưng con khỉ vẫn không thể nói tiếng người được, và nó vẫn
chỉ hoàn toàn là một con khỉ.
a. Hãy giải thích tại sao như vậy?
b. Trường hợp này có gì khác so với trường hợp trẻ em sống trong môi trường
động vật hay không?

Câu 18: Bạn hãy làm một thí nghiệm nhỏ như sau:
Vẩy giọt mực vào tờ giấy trắng và gấp đôi tờ giấy lại để có 2 hình loang lổ
đối xứng nhau qua đường gấp. Bạn hãy nhìn xem chúng giống cái gì? Sau
đó bạn đưa cho 1 người khác xem và hỏi họ xem nó giống cái gì? Thường
thì ý kiến của họ không giống với ý kiến của bạn? Tại sao vậy?
Có thể rút ra kết luận gì từ thí nghiệm này?

Câu 19: Con khỉ được huấn luyện hoặc do bắt chước có thể cầm chổi quét
nhà, cầm búa đập vỡ gạch, đeo kính lên mắt,....
a. Những hành động đó của con khỉ về mặt bản chất có khác gì với những
việc làm tương tự của con người hay không?
b. Tại sao lại như vậy?

You might also like