You are on page 1of 6

CÂU HỎI ÔN TẬP

Chương 1 - TLH là một khoa học


Chương 2 – Sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách
Câu 1: Tâm lí người bao gồm tất cả những hiện tượng tinh thần xảy ra trong não người,
gắn liền và điều khiển mọi hoạt động của con người.
a. Đúng ------- b. Sai -------
Câu 2: Hình ảnh của một cuốn sách trong gương và hình ảnh của cuốn sách đó trong não
người là hoàn toàn giống nhau, vì cả hai hình ảnh này đều là kết quả của quá trình
phản ánh cuốn sách thực.
a. Đúng ------- b. Sai -------
Câu 3: Tâm lí giúp con người định hướng hành động, là động lực thúc đẩy hành động,
điều khiển và điều chỉnh hành động của cá nhân.
a. Đúng ------- b. Sai -------
Câu 4: Các thuộc tính tâm lí cá nhân là sự phản ánh những sự vật, hiện tượng đang tác động
trực tiếp vào các giác quan.
a. Đúng ------- b. Sai -------
Câu 5: Các trạng thái tâm lí là những hiện tượng bền vững và ổn định nhất trong số các
loại hiện tượng tâm lí người.
a. Đúng ------- b. Sai -------
Câu 6: Quá trình tâm lí là hiện tượng tâm lí diễn ra trong thời gian tương đối ngắn, có mở
đầu, diễn biến, kết thúc tương đối rõ ràng.
a. Đúng ------- b. Sai -------
Câu 7: Tâm lí người mang bản chất xã hội và có tính lịch sử thể hiện ở chỗ:
a. Tâm lí người có nguồn gốc là thế giới khách quan, trong đó nguồn gốc xã hội là
yếu tố quyết định.
b. Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của cá nhân trong xã hội.
c. Tâm lí người chịu sự chế ước của lịch sử cá nhân và của cộng đồng.
d. Cả a, b, c.
Câu 8: Tâm lí người là :
a. do một lực lượng siêu nhiên nào đó sinh ra.
b. do não sản sinh ra, tương tự như gan tiết ra mật.
c. sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người, thông qua lăng kính chủ quan.
d. Cả a, b, c.
Câu 9: Tâm lí người có nguồn gốc từ:
a. não người.
b. hoạt động của cá nhân.
c. thế giới khách quan.
d. giao tiếp của cá nhân.
Câu 10: Phản ánh tâm lí là:
a. sự phản ánh có tính chất chủ quan của con người về các sự vật, hiện tượng trong
hiện thực khách quan.
b. sự sao chép về thế giới khách quan.
c. sự chuyển hoá trực tiếp thế giới khách quan vào đầu óc con người để tạo thành các
hiện tượng tâm lí.
d. cả a, b và c
Câu 11: Cùng nhận sự tác động của một sự vật trong thế giới khách quan, nhưng ở các chủ
thể khác nhau cho ta những hình ảnh tâm lí với mức độ và sắc thái khác nhau. Điều
này chứng tỏ:
a. Phản ánh tâm lí mang tính chủ thể.
b. Thế giới khách quan và sự tác động của nó chỉ là cái cớ để con người tự tạo cho
mình một hình ảnh tâm lí bất kì nào đó.
c. Hình ảnh tâm lí không phải là kết quả của quá trình phản ánh thế giới khách
quan.
d. Thế giới khách quan không quyết định nội dung hình ảnh tâm lí của con người.
Câu 12: Hình ảnh tâm lí mang tính chủ thể được cắt nghĩa chủ yếu bởi:
a. sự khác nhau về môi trường sống của cá nhân.
b. sự phong phú của các mối quan hệ xã hội.
c. những đặc điểm riêng về hệ thần kinh, hoàn cảnh sống và tính tích cực hoạt động
của cá nhân.
d. tính tích cực hoạt động của cá nhân khác nhau.
Câu 13: Tâm lí người khác xa so với tâm lí động vật ở chỗ:
a. có tính chủ thể.
b. có bản chất xã hội và mang tính lịch sử.
c. là kết quả của quá trình phản ánh hiện thực khách quan.
d. Cả a, b, c.
Câu 14: "Cùng trong một tiếng tơ đồng
Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm".
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Hiện tượng trên chứng tỏ:
a. Hình ảnh tâm lí mang tính sinh động, sáng tạo.
b. Hình ảnh tâm lí mang tính chủ thể.
c. Tâm lí người hoàn toàn có tính chủ quan.
d. Cả a, b, c.
Câu 15: Tâm lí, nhân cách của chủ thể được hình thành và phát triển trong hoạt động.
a. Đúng------- b. Sai-------
Câu 16: Hoạt động và giao tiếp là phương thức con người phản ánh thế giới khách quan tạo
nên tâm lí, ý thức và nhân cách.
a. Đúng------- b. Sai-------
Câu 15: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không thể hiện tính chủ thể của sự
phản ánh tâm lí người?
a. Cùng nhận sự tác động của một sự vật, nhưng ở các chủ thể khác nhau, xuất
hiện các hình ảnh tâm lí với những mức độ và sắc thái khác nhau.
b. Những sự vật khác nhau tác động đến các chủ thể khác nhau sẽ tạo ra hình ảnh
tâm lí khác nhau ở các chủ thể.
c. Cùng một chủ thể tiếp nhận tác động của một vật, nhưng trong các thời điểm,
hoàn cảnh, trạng thái sức khoẻ và tinh thần khác nhau, thường xuất hiện các
hình ảnh tâm lí khác nhau.
d. Các chủ thể khác nhau sẽ có thái độ, hành vi ứng xử khác nhau đối với cùng
một sự vật.
Câu 18: Tâm lí, nhân cách của chủ thể được bộc lộ, được khách quan hoá trong sản phẩm
của quá trình hoạt động.
a. Đúng------- b. Sai-------
Câu 19: Câu thơ: Hiền dữ phải đâu là tính sẵn,
Phần nhiều do giáo dục mà nên  đề cập tới vai trò của yếu tố nào trong
sự hình thành, phát triển nhân cách?
a. Di truyền.
b. Môi trường.
c. Giáo dục.
d. Hoạt động và giao tiếp.
Câu 20: Theo Tâm lí học mác–xít, cấu trúc chung của hoạt động được khái quát bởi công
thức: kích thích – phản ứng (S – R).
a. Đúng------- b. Sai-------
Câu 21: Giao tiếp có chức năng trao đổi thông tin; tạo cảm xúc; nhận thức và đánh giá lẫn
nhau; điều chỉnh hành vi và phối hợp hoạt động giữa các cá nhân.
a. Đúng------- b. Sai-------
Câu 22: Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và khách thể để tạo ra
sản phẩm cả về phía khách thể và cả về phía chủ thể.
a. Đúng------- b. Sai-------
Câu 23: Cơ chế chủ yếu của sự hình thành và phát triển tâm lí người là:
a. di truyền.
b. sự chín muồi của những tiềm năng sinh vật dưới tác động của môi trường.
c. sự lĩnh hội nền văn hoá xã hội.
d. tự nhận thức, tự giáo dục.
Câu 24: Trong hoạt động diễn ra hai quá trình: đối tượng hoá chủ thể và chủ thể hoá đối
tượng.
a. Đúng------- b. Sai-------
Câu 25: Yếu tố giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển tâm lí,
nhân cách con người là:
a. bẩm sinh di truyền.
b. môi trường.
c. hoạt động và giao tiếp.
d. Cả a và b.
Câu 26: Trong tâm lí học, hoạt động là:
a. phương thức tồn tại của con người trong thế giới.
b. sự tiêu hao năng lượng, thần kinh, cơ bắp của con người tác động vào hiện thực
khách quan để thoả mãn các nhu cầu của cá nhân.
c. mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới để tạo ra sản phẩm cả
về phía thế giới, cả về phía con người.
d. điều kiện tất yếu đảm bảo sự tồn tại của cá nhân.
Câu 27: Động cơ của hoạt động là:
a. đối tượng của hoạt động.
b. cấu trúc tâm lí bên trong của chủ thể.
c. khách thể của hoạt động.
d. bản thân quá trình hoạt động.
Câu 28: Mục đích của hoạt động:
a. có trước khi chủ thể tiến hành hoạt động.
b. có sau khi chủ thể tiến hành hoạt động.
c. được hình thành và bộc lộ dần trong quá trình hoạt động.
d. là mô hình tâm lí về sản phẩm mong đợi.
Câu 29: ý thức là sự phản ánh bằng ngôn ngữ những gì con người đã tiếp thu được trong
quá trình tác động qua lại với thế giới khách quan.
a. Đúng------- b. Sai-------
Câu 30: ý thức bao gồm cả khả năng tự ý thức.
Đúng------- b. Sai-------
Câu 32: Nội dung nào dưới đây không thể hiện rõ con đường hình thành ý thức cá nhân ?
a. ý thức được hình thành bằng con đường tác động của môi trường sống đến nhận
thức của cá nhân.
b. ý thức được hình thành và biểu hiện trong hoạt động và trong giao tiếp với
người khác, với xã hội.
c. ý thức được hình thành bằng con đường tiếp thu nền văn hoá xã hội, ý thức xã
hội.
d. ý thức cá nhân được hình thành bằng con đường tự nhận thức, tự đánh giá, tự
phân tích hành vi của bản thân.
Câu 33: Nội dung nào dưới đây không phải là thuộc tính cơ bản của ý thức?
a. ý thức thể hiện năng lực nhận thức cao nhất của con người về thế giới.
b. ý thức thể hiện thái độ của con người đối với thế giới.
c. ý thức thể hiện mặt cơ động của con người đối với thế giới.
d. ý thức thể hiện năng lực điều khiển, điều chỉnh hành vi cá nhân.
Câu 34: Đặc điểm chủ yếu để phân biệt chú ý sau chủ định và chú ý có chủ định là:
a. ít căng thẳng nhưng khó duy trì lâu dài.
b. có mục đích, có thể duy trì lâu dài.
c. diễn ra tự nhiên, không chủ định.
d. bắt đầu có mục đích nhưng diễn ra không căng thẳng và có hiệu quả cao.
Câu 35: Nội dung nào dưới đây không thuộc cấu trúc của ý thức cá nhân?
a. Mặt nhận thức của ý thức.
b. Mặt thái độ của ý thức.
c. Mặt cơ động của ý thức.
d. Mặt năng động của ý thức.
Câu 36: Ý thức là cấp độ phát triển tâm lí cao nhất mà chỉ con người mới có.
a. Đúng------- b.Sai-------
Câu 37: Nhân cách là sản phẩm, nhưng cũng đồng thời là chủ thể của hoạt động và giao
tiếp.
a. Đúng------- b. Sai-------
Câu 39: Bản chất nhân cách được quy định bởi các đặc điểm thể hình, ở góc mặt, ở thể
tạng, đặc biệt ở bản năng vô thức của cá nhân.
a. Đúng------- b. Sai-------
Câu 39: Nhân cách là:
a. tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lí của cá nhân, biểu hiện bản sắc và
giá trị xã hội của con người.
b. một cá nhân có ý thức đang thực hiện một vai trò xã hội nhất định.
c. một con người, với đầy đủ các thuộc tính tâm lí do các mối quan hệ xã hội quy
định (gia đình, họ hàng, làng xóm...).
d. một con người với những thuộc tính tâm lí tạo nên hoạt động và hành vi có ý
nghĩa xã hội của cá nhân.
Câu 40 : Yếu tố giữ chủ đạo trong sự hình thành, phát triển nhân cách là:
a. hoạt động của cá nhân.
b. giao tiếp của cá nhân.
c. giáo dục.
d. môi trường sống.
Câu 41: Yếu tố có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự hình thành, phát triển nhân cách,
đó là:
a. giáo dục.
b. hoạt động của cá nhân.
c. tác động của môi trường sống.
d. sự gương mẫu của người lớn.
Câu 42: Những đặc điểm cơ bản của nhân cách là:
a. tính thống nhất và tính ổn định của nhân cách.
b. tính ổn định của nhân cách.
c. tính tích cực và tính giao tiếp của nhân cách.
d. Cả a, b và c.

You might also like