You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÂM LÝ HỌC


ỨNG DỤNG

Số nhóm : 10
Mã lớp : 138005
Tên nhóm trưởng : Nguyễn Hưng Phú
Tên thành viên :
MSSV thành viên :

HÀ NỘI – 2023
MỤC LỤC

I. ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM ................................................................ 2


II. XÁC ĐỊNH BẢN SẮC CÁ NHÂN (SWOT) ............................................................................ 3
III. THẢO LUẬN NHÓM (GIỚI HẠN VẬN ĐỘNG) ................................................................ 4
A. Phát hiện ra thiết bị không phù hợp với giới hạn vận động của con người ............................ 4
B. Xác định nguyên nhân của sự không phù hợp đó ................................................................... 4
C. Đề xuất ý tưởng để cải tiến sản phẩm phù hợp với giới hạn vận động của con người ........... 4
IV. HOẠT ĐỘNG THẢO LUẬN NHÓM (NỘP VÀO CUỐI KỲ) ............................................ 6
A. Mô hình bộ lọc của chú ý và lý thuyết phát tín hiệu ............................................................... 6
B. Lựa chọn 01 tình huống có thể gây tai nạn do con người bị rơi vào điểm mù ....................... 6
C. Nguyên nhân của điểm mù do thuộc tính nào của chú ý đã bị bỏ qua ................................... 7
D. Dựa vào mô hình lý thuyết chọn lọc của chú ý lên ý tưởng thiết kế bộ phận chỉ báo, cảnh
báo để hỗ trợ con người vượt qua điểm mù ...................................................................................... 7
V. BÀI TẬP (TRÍ NHỚ - ĐƯỜNG CONG QUÊN) ..................................................................... 8
A. Dùng kiến thức về trí nhớ để mã hóa kiến thức học phần Tâm lý học đại cương .................. 8
B. Dùng kiến thức của đường cong quên và đặc điểm của pha truy xuất để đề xuất 05 biện
pháp ôn thi cho kỳ học sắp tới .......................................................................................................... 8
VI. BÀI TẬP THẢO LUẬN NHÓM (THIÊN KIẾN NHẬN THỨC) ..................................... 11
A. Xây dựng quy trình đưa ra quyết định .................................................................................. 11
B. Thiết kế poster hướng dẫn sinh viên Bách khoa Hà Nội vượt qua thiên kiến nhận thức ..... 12
C. Nhận diện các thiên kiến nhận thức của sinh viên Bách khoa .............................................. 12
VII. THẢO LUẬN NHÓM (CẢI TIẾN SẢN PHẨM)............................................................. 13
A. Lựa chọn sản phẩm trong thực tế mà theo bạn cần cải tiến hoặc thiết kế mới để khắc phục
những hạn chế chưa quan tâm đến hiện tượng tâm lý của người dùng .......................................... 13
B. Sử dụng chu trình tư duy thiết kế để để xuất các ý tưởng cải tiến hoặc thiết kế mới ........... 13
VIII. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 14

1
I. ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

Tên thành viên MSSV Điểm số Đánh giá

Nguyễn Hưng Phú 20210679 10

- Hoàn thiện các nhiệm vụ được giao


Hà Viết Nam 20210619 9,5
- Nghỉ một vài buổi học

- Hoàn thiện các nhiệm vụ được giao


Lưu Nguyễn Vân Linh 20217930 9,5
- Nghỉ một vài buổi học

Đỗ Tuấn Anh 20217905 10 - Hoàn thiện nhiệm vụ được giao

Trần Đức Anh 20217908 10 - Hoàn thiện nhiệm vụ được giao

Đặng Vũ Tâm 20210764 10 - Hoàn thiện nhiệm vụ được giao

- Hoàn thiện các nhiệm vụ được giao


Đỗ Viết Huy 20217926 9,5
- Nghỉ một vài buổi học

Vũ Viết Hải Ninh 20217934 10 - Hoàn thiện nhiệm vụ được giao

- Hoàn thiện các nhiệm vụ được giao


Khổng Thu Ngân 20192656 9,5
- Nghỉ một vài buổi học

2
II. XÁC ĐỊNH BẢN SẮC CÁ NHÂN (SWOT)

3
III. THẢO LUẬN NHÓM (GIỚI HẠN VẬN ĐỘNG)
*YÊU CẦU:
+ Phát hiện ra thiết bị không phù hợp với giới hạn vận động của con người.
+ Xác định nguyên nhân của sự không phù hợp đó.
+ Đề xuất ý tưởng để cải tiến sản phẩm phù hợp với giới hạn vận động của con người.
A. Phát hiện ra thiết bị không phù hợp với giới hạn vận động của con người
- Sản phẩm: Ghế ngồi.

B. Xác định nguyên nhân của sự không phù hợp đó


- Khi con người ta ngồi làm việc nhiều giờ trên ghế, sẽ gây ra sự chán nản và sẽ gặp phải các bệnh
như đau lưng vì thường xuyên ngồi sai tư thế hay nặng hơn có thể bị trĩ.
- Hay chúng ta thường ngồi mà hay ngả lưng về phía sau, chiếc ghế có thể gãy cái tựa lưng và ngồi
nhiều cái lò xo phía dưới có thể bị hỏng.
- Cái phần đệm ngồi khi ngồi lâu chúng ta có thể bị ra mồ hôi.
- Khi mệt mỏi mà muốn tựa lưng để nghỉ thì không có cái gối đầu.

C. Đề xuất ý tưởng để cải tiến sản phẩm phù hợp với giới hạn vận động của con
người
- Đệm ngồi trượt ra vào giúp cột sống thẳng lưng ghế.
- Tựa đầu chỉnh lên/ xuống đỡ chính xác vùng cổ.
- Chiều cao ghế tùy chỉnh giúp đỡ bị tê chân.
- Bệ đỡ tay 3D/4D phù hợp mọi cỡ vai.
- Tựa lưng cải tiến có thể tùy chỉnh từ 90 đến 135 độ giúp tối ưu cho việc nghỉ ngơi và cảm giác
thoải mái khi ngồi làm viêc, học tập cả ngày dài.
- Cải tiền nhằm hỗ trợ tốt cho cột sống khi làm việc trong thời gian dài, đồng thời thiết kế tối ưu,
vừa vặn nhiều dáng người.

4
- Ưu tiên nhất vẫn là loại chất liệu cao cấp, tiện lợi, gọn nhẹ, thoáng đãng, bền bỉ nhưng vẫn đảm
bảo độ vững chãi cho người dùng khi ngồi và khi di chuyển.
- Phần quan trọng nhất của ghế là lưng và đệm ngồi thường làm bằng chất liệu lưới tinh tế, thoáng
khí, chắc chắn, hạn chế đổ mồ hôi, có khả năng chống bụi và chống bám dính.
- Tính ứng dụng: Thiết kế để phù hợp với mọi không gian học tập, làm việc và chơi game từ nhà
đến công ty.

5
IV. HOẠT ĐỘNG THẢO LUẬN NHÓM (NỘP VÀO CUỐI KỲ)
*YÊU CẦU:
Thiết kế: Dựa trên mô hình bộ lọc của chú ý và lý thuyết phát tín hiệu hãy:
+ Lựa chọn 01 tình huống có thể gây tai nạn do con người bị rơi vào điểm mù.
+ Nguyên nhân của điểm mù do thuộc tính nào của chú ý đã bị bỏ qua?
+ Dựa vào mô hình lý thuyết chọn lọc của chú ý lên ý tưởng thiết kế bộ phận chỉ báo, cảnh báo để
hỗ trợ con người vượt qua điểm mù.
A. Mô hình bộ lọc của chú ý và lý thuyết phát tín hiệu
* Mô hình bộ lọc của chú ý

* Lý thuyết phát tín hiệu:


Lý thuyết phát hiện tín hiệu (SDT) được dùng khi các nhà tâm lý học muốn đo cách mà chúng ta
đưa ra quyết định dựa trên những điều kiện không chắc chắn.

B. Lựa chọn 01 tình huống có thể gây tai nạn do con người bị rơi vào điểm mù
*Tình huống rơi vào điểm mù của xe tải:

6
C. Nguyên nhân của điểm mù do thuộc tính nào của chú ý đã bị bỏ qua
Điểm mù do thuộc tính “Sự di chuyển của chú ý” bị bỏ quên.

D. Dựa vào mô hình lý thuyết chọn lọc của chú ý lên ý tưởng thiết kế bộ phận chỉ báo,
cảnh báo để hỗ trợ con người vượt qua điểm mù
- Sử dụng cảm biến lùi: Cảm biến lùi sẽ giúp khắc phục các điểm mù ở trước, sau và cạnh xe. Trong
quá trình lùi, nếu khoảng cách giữa xe và chướng ngại vật xung quanh quá gần thì cảm biến sẽ phát
tín hiệu thông báo đến người điều khiển.
- Sử dụng camera tiến lùi cho xe ô tô: Camera tiến giúp người lái xe quan sát khu vực ở đầu xe và
camera lùi sẽ giúp quan sát vùng sau đuôi xe. Do đó thông qua những camera này người lái xe có
thể thấy rõ những khu vực điểm mù trước và sau xe.
- Sử dụng hệ thống cảnh báo điểm mù: Đây là giải pháp khắc phục điểm mù hiện đại nhất, nó hoạt
động dựa trên bộ phát sóng điện tử được lắp ở quanh xe. Khi có phương tiện khác di chuyển quá sát
xe, hệ thống này sẽ truyền tín hiệu đến người lái để có hướng xử lý phù hợp.
- Hạn chế di chuyển vào điểm mù của xe tải và ô tô.

7
V. BÀI TẬP (TRÍ NHỚ - ĐƯỜNG CONG QUÊN)
* YÊU CẦU:
+ Dùng kiến thức về trí nhớ để mã hóa kiến thức học phần Tâm lý học đại cương.
+ Dùng kiến thức của đường cong quên và đặc điểm của pha truy xuất để đề xuất 05 biện pháp ôn
thi cho kỳ học sắp tới.
A. Dùng kiến thức về trí nhớ để mã hóa kiến thức học phần Tâm lý học đại cương

B. Dùng kiến thức của đường cong quên và đặc điểm của pha truy xuất để đề xuất
05 biện pháp ôn thi cho kỳ học sắp tới
1. Đường quên lãng Ebbinghaus, đặc điểm của pha truy xuất
Nhìn vào đường quên lãng mà bạn dễ dàng biết được lượng thông tin nhớ được theo thời
gian. Theo đó thì chỉ sau 1h, chúng ta quên đến hơn 1/2 thông tin thu nạp. Và sau 1 tuần,
chúng ta chỉ còn có thể nhớ hơn 20%.

8
2. Biện pháp ôn thi
*Tăng cường đào tạo thường xuyên
Để thông tin dễ nhớ hơn khi nó được xây dựng dựa trên những điều bạn đã biết. Mỗi khi bạn củng cố
huấn luyện, tốc độ suy giảm sẽ giảm xuống. Hiệu quả thử nghiệm nói rằng bằng cách đơn giản kiểm
tra bộ nhớ của một người, mà bộ nhớ sẽ trở nên khỏe mạnh hơn. Tổ chức các can thiệp đào tạo thường
xuyên như một phần của chiến dịch học tập giúp củng cố thông tin thông qua việc thu hồi tích cực.
Để cho thông tin dễ dàng được hấp thụ ngay từ đầu. Nếu bạn học được điều gì đó từ một bài luận
hoặc một bài báo, bạn sẽ dễ dàng quên ý nghĩa hoặc bỏ sót hoàn toàn. Cố gắng trình bày thông tin
của bạn dưới dạng biểu đồ hoặc tạo video mô tả mục tiêu học tập.

*Ghi nhớ Logic:


– Biện pháp quan trọng là lập dàn bài cho tài liệu học tập, Muốn vậy phải làm những việc sau đây:
+ Phân chia tài liệu thành từng đoạn.
+ Đặt cho mỗi đoạn một tên thích hợp vớii nội dung tài liệu
+ Nối liền những điểm tực thành một tổng thể phức hợp bằng một tên thích hợp nhất.
– Phân tích, tổng hợp, mô hình hoá, khái quát hoá so sánh và phân loại tài liệu. Cần sử dụng thành
thạo những biện pháp này khi làm việc với tài liệu ghi nhớ .
– Biện pháp tái hiện dưới hình thức nói thầm . Nói thầm 2 đến 3 lần và nên ghi chép ra giấy. khi dùng
biện pháp này có thể tiến hành theo tình tự sau đây
+ Cố gắng tái hiện tòan bộ tài liệu một lần
+ Tiếp tục tái hiện từng phần, đặc biệt là tài liệu khó.
+ Lại tái hiện toàn bộ tài liệu.

9
– Ôn tập cũng là một biện pháp quan trọng để ghi nhớ một cách vững chắc và lâu dài.
Học sinh phải sử dụng tất cả các biện pháp ghi nhớ trên
*Flashcard, giấy tờ
Để ghi lại kiến thức một cách tập trung và nhanh chóng, bạn cần tạo nội dung ghi nhớ theo từng thẻ
riêng biệt, gọi chung là flashcard hay thẻ ghi nhớ thông minh chứa các thông tin (từ, số hoặc cả hai).
Theo cách này, ta sẽ viết một câu hỏi ở mặt trước thẻ và một câu trả lời ở mặt sau thẻ. Việc này có
thể tăng khả năng ghi nhớ và sự hứng thú trong học tập.
Gắn tài liệu cần ghi nhớ vào tài liệu học tập của mình , làm cho nội dung đó trở thành mục đích của
của hành động , hình thành được nhu cầu , hứng thú đối với tài liệu đó như giải lao khi chuyển từ tài
liệu này sang tài liệu khác, không nên học kế tiếp nhau hai bộ môn có nội dung tương tự để tránh quy
luật ức chế
Tái hiện tài liệu học tập, làm bài tập ứng dụng ngay sau khi học tài liệu mới, sau đó việc ôn tập có
thể thưa dần .
*Di chuyển, hoạt động, tập thể dục
Để học tập tốt chúng ta phải cần một cơ thể khỏe mạnh do đó hoạt động, tập thể dục rất quan trọng
đối với sức khỏe thể chất và tinh thần tổng thể.
*Phân chia thời gian học hợp lý
Cách ghi nhớ nhanh chóng: Cách nhớ lâu:

 Lặp lại lần 1 ngay sau khi học;  Lặp lại lần 1 ngay sau khi học
 Lặp lại lần 2 sau khi học 15-20 phút;  Lặp lại lần 2 sau 20-30 phút
 Lặp lại lần 3 sau 6-8 tiếng;  Lặp lại lần 3 sau 1 ngày
 Lặp lại lần 4 sau 24 tiếng.  Lặp lại lần 4 sau 2-3 tuần
 Lặp lại lần 5 sau 2-3 tháng

10
VI. BÀI TẬP THẢO LUẬN NHÓM (THIÊN KIẾN NHẬN THỨC)
*YÊU CẦU:
+ Xây dựng quy trình đưa ra quyết định.
+ Nhận diện các thiên kiến nhận thức của sinh viên Bách khoa.
+ Thiết kế poster hướng dẫn sinh viên Bách khoa Hà Nội vượt qua thiên kiến nhận thức.
A. Xây dựng quy trình đưa ra quyết định
1. Bước 1: Xác định vấn đề
+ Để xác định được vấn đề đang gặp phải, bạn cần tự trả lời các câu hỏi:
+ Vấn đề ở đây đang là gì?
+ Đây có thực sự là vấn đề cần giải quyết hay không?
+ Mục đích sau khi xử lý vấn đề là gì?
+ Và trong quá trình xử lý vấn đề thì các quyết định sẽ dần được định hình.
2. Bước 2: Phân tích và nhìn nhận vấn đề
+ Sau khi đã xác định vấn đề, hãy cố gắng phân tích và nhìn nhận vấn đề một cách khách quan nhất
có thể.
+ Vấn đề cần phải được phân tích theo nhiều hướng, nhiều góc độ, nhiều phương diện khác nhau. Rồi
từ đó, bạn sẽ xác định được điểm lợi, điểm hại khi đưa ra quyết định.
+ Ngoài ra, bạn cũng cần căn cứ theo điều kiện thực tế để xác định xem đâu là những yếu tố tác
động trực tiếp và gián tiếp đến kết quả.
+ Nếu trong quá trình phân tích và nhìn nhận vấn đề bị thiếu dữ liệu, bạn nên có sự tìm hiểu bổ
sung, tránh đưa ra những quyết định vội vàng, thiếu căn cứ.
+ Đây là quá trình mất nhiều thời gian nhất trong quá trình đưa ra quyết định. Tuy nhiên, bạn không
được vì nóng vội mà bỏ qua.
3. Bước 3: Tổng hợp các giải pháp khả thi
+ Có rất nhiều các giải pháp sẽ được đưa ra khi một vấn đề xuất hiện. Các giải pháp này có thể là
kết luận do tự mình đưa ra hoặc từ việc tham khảo ý kiến của người khác.
Tuy nhiên, từ bước phân tích và nhìn nhận vấn đề, bạn sẽ phải loại bỏ các giải pháp bất khả thi.
+ Giải pháp khả thi phải đảm bảo các tiêu chí sau:
+ Giải quyết được vấn đề đang đưa ra phù hợp với những điều kiện hiện có.
+ Các giải pháp được kiểm soát và hạn chế được tối đa những tác động bất ngờ không mong muốn.
Lưu ý: Bạn nên đưa ra những tiêu chuẩn nhất định khi tìm kiếm giải pháp, để tránh tình trạng bị
loạn do có quá nhiều giải pháp được đưa ra.
4. Bước 4: Phân tích ưu – nhược điểm của từng giải pháp
+ Cuối cùng, bạn thường chỉ sử dụng một giải pháp cho một vấn đề thôi. Vậy nên, bạn sẽ cần phải phân tích
ưu – nhược điểm của từng giải pháp để có sự đối chiếu và so sánh. Từ đó, bạn sẽ có cơ sở để dễ dàng lựa
chọn hơn.
+ Nhưng bạn cũng đừng quên là các giải pháp hoàn toàn có thể bổ sung và bổ khuyết cho nhau.
Đừng cứng nhắc lấy A là phải bỏ B nhé!
5. Bước 5: Lựa chọn và đưa ra quyết định
+ Và đến đây, khi đã có đủ dữ liệu, bạn sẽ phải lựa chọn và đưa ra quyết định cuối cùng.
+ Quyết định cuối cùng sẽ là giải pháp hoàn thiện nhất trong những giải pháp. Nó có thể giải quyết
được vấn đề một cách triệt để nhất bằng những điều kiện hiện có mà vẫn đảm bảo các quy tắc đề ra.
+ Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có thể dễ dàng đưa ra được quyết định lý tưởng như thế.
Nhưng bạn hãy cố gắng để đến gần với các điều kiện lý tưởng trên nhé!

11
6. Bước 6: Thực thi quyết định đã đề ra
+ Quyết định chỉ có ý nghĩa khi nó được thực hiện. Nếu bạn đã suy xét cẩn thận để đưa ra quyết
định, vậy bây giờ hãy thực hiện nó và cùng xem kết quả.
+ Nếu bạn làm một mình, hãy quán triệt tư tưởng của bản thân. Nếu làm cùng team, bạn hãy chắc
rằng đồng đội của bạn đã hiểu rõ và thống nhất với quyết định cuối cùng.
7. Bước 7: Kiểm tra và tổng kết kết quả
+ Khi quyết định được thực hiện, bạn nhớ luôn theo sát kiểm tra việc thực thi quyết định, tiến độ
hành động. Nếu có những vấn đề sai phạm hoặc chậm trễ thì bạn cần phải nhanh chóng tiến hành
điều chỉnh cho phù hợp.
+ Và khi có kết quả, bạn hãy tổng kết lại để xem quyết định được đưa ra có chính xác hay không, và
nếu không thì vấn đề nằm ở đâu. Đây sẽ là bài học quý giá cho những lần ra quyết định sau của bạn
đấy.

B. Thiết kế poster hướng dẫn sinh viên Bách khoa Hà Nội vượt qua thiên kiến nhận
thức

C. Nhận diện các thiên kiến nhận thức của sinh viên Bách khoa
1. Thiên kiến mỏ neo:
Mọi người thường phụ thuộc quá nhiều và thông tin ban đầu mà họ nghe được. Trong một cuộc thỏa
thuận về tiền lương, bất kỳ ai nêu ra đề xuất nào cũng có thể hình thành một loạt các khả năng hợp
lý trong đầu mỗi người
2. Hiệu ứng Bandwagon:
Xác suất để một người tin vào một điều gì đó sẽ tăng lên dựa trên số người cũng có niềm tin đó.
Đây là một ví dụ thể hiện sức mạng của Tư duy tập thể và là lý do để giải thích vì sao các cuộc họp
thường không hiệu quả.
3. Ảo giác phân nhóm:
Trong các sự kiện ngẫu nhiên, chúng ta thường có xu hướng nhìn thất những kiểu mẫu nhất định.
Đây cũng là chìa khóa để giải thích cho những sai lầm trong cờ bạc, khi người ta cho rằng màu đỏ ít
nhiều sẽ xuất hiện trên bàn Roulette sau một chuỗi màu đỏ.
12
4. Thiên kiến kết quả:
Đánh giá một quyết định dựa trên kết quả thay vì tìm hiểu xem quyết định đó đã được thực hiện như
thế nào trong thời điểm đó. Bạn ‘gom được một mớ” trong song bạc không có nghĩa là cờ bạc là
một quyết định thông minh để kiếm tiền.

VII. THẢO LUẬN NHÓM (CẢI TIẾN SẢN PHẨM)


*YÊU CẦU:
+ Lựa chọn sản phẩm trong thực tế mà theo bạn cần cải tiến hoặc thiết kế mới để khắc phục những
hạn chế chưa quan tâm đến hiện tượng tâm lý của người dùng (như giới hạn vận động của con
người, điểm mù trong chú ý, thói quen trong trí nhớ…).
+ Sử dụng chu trình tư duy thiết kế để để xuất các ý tưởng cải tiến hoặc thiết kế mới.

A. Lựa chọn sản phẩm trong thực tế mà theo bạn cần cải tiến hoặc thiết kế mới để
khắc phục những hạn chế chưa quan tâm đến hiện tượng tâm lý của người dùng
1. Giảng đường D8 Đại học Bách khoa Hà Nội
+ Cải tiến cách sắp xếp các hàng ghế
+ Cải tiến thiết bị wifi hỗ trợ học tập
+ Cải tiến chất lượng bàn ghế
+ Cải tiến chất lượng quạt
2. Thiết bị quan sát trên ô tô tải
+ Gia tăng tầm nhìn, quan sát cho lái xe tải để tránh điểm mù

B. Sử dụng chu trình tư duy thiết kế để để xuất các ý tưởng cải tiến hoặc thiết kế
mới
1. Giảng đường D8 Đại học Bách khoa Hà Nội
- Thay đổi cách sắp xếp các hàng ghế: Sắp xếp các hàng ghế lên cao dần để tránh khuất tầm nhìn
của người phía sau lên người phía trước.
- Nâng cấp thiết bị phát wifi để mức độ phủ sóng, băng thông cao hơn.
+ Thay đổi chất liệu, cách thiết kế bàn ghế. Bàn ghế cũ hoàn toàn bằng gỗ, thiết kế chưa phù hợp
với thời đại (do đã có từ lâu). Thay đổi thiết kế phù hợp với trung bình sinh viên hiện tại, thay đổi
chất liệu tạo cảm giác thoải mái. Tham khảo từ các thiết kế ghế công thái học đã có trên thị trường.

13
VIII. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- https://siliconz.vn/news/129/cong-thai-hoc-la-gi-va-ghe-cong-thai-hoc-co-gi-dac-
biet.html#:~:text=Gh%E1%BA%BF%20c%C3%B4ng%20th%C3%A1i%20h%E1%BB%8Dc%20l
%C3%A0,trong%20h%C3%A0ng%20tr%C4%83m%20n%C4%83m%20qua
- https://epionelab.vn/blog/44/ghe-ergonomic-cong-thai-hoc-khac-ghe-van-phong-nhu-the-
nao.html#:~:text=Trong%20khi%20gh%E1%BA%BF%20c%C3%B4ng%20th%C3%A1i,g%C3%
B3c%20%C4%91%E1%BB%99%20c%E1%BB%A7a%20t%E1%BB%B1a%20l%C6%B0ng
- https://lytuong.net/chu-y-la-gi/
- https://danchoioto.vn/diem-mu-o-to/
- https://listsach.com/blog/cach-ghi-nho-nhanh-hieu-qua-ebbinghaus/?fbclid=IwAR2ozycsbpqc-
s0svtJXiCplG9ICQ6o8nf2ClaixIuByttOngn5pBJyvims
- https://glints.com/vn/blog/ky-nang-ra-quyet-dinh/#.Y_O2UYdBzIV
- https://edutab.vn/blogs/tieu-dung-thong-minh/20-loai-thien-kien-trong-nhan-thuc

14

You might also like