You are on page 1of 132

TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Chủ biên : Bùi Quang Phúc


Đồng tác giả: Phạm Văn Huy

GIÁO TRÌNH
CÁC PHƢƠNG PHÁP KÉO, NẮN KHUNG, THÂN XE

Hà nội 2017
1
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................... 4

MODULE 05: CÁC PHƢƠNG PHÁP KÉO, NẮN KHUNG, THÂN XE ........... 6

BÀI 1: BIẾN DẠNG KHUNG VÀ THÂN XE ................................................... 10

A. LÝ THUYẾT................................................................................................... 10

1. Khái quát ....................................................................................................... 10

2. Đánh giá hƣ hỏng .......................................................................................... 10

2.1. Mục đích của việc đánh giá hƣ hỏng ...................................................... 10

2.2. Phƣơng pháp đánh giá hƣ hỏng .............................................................. 10

3. Nắn chỉnh thân xe ......................................................................................... 16

3.1. Hình dung mức độ hƣ hỏng và thao tác sửa chữa .................................. 17

3.2. Chỉnh sửa khung xe và véctơ ................................................................. 19

3.3. Cố định và đỡ thân xe ............................................................................. 22

3.4. Kẹp ......................................................................................................... 23

3.5. Thao tác kéo ........................................................................................... 23

B. THỰC HÀNH ................................................................................................. 24

1. Tra cứu thông số kỹ thuật, xác định gốc kích thƣớc-Thực hiện các đánh giá
hƣ hỏng ............................................................................................................. 24

1.1. Khoang động cơ ..................................................................................... 24

1.2. Các khu vực mép của thân xe (Hƣớng nhìn: Phía trƣớc) ....................... 25

1.3. Các khu vực mép của thân xe (hƣớng nhìn: Phía sau) ........................... 26

1.4. Các khu vực mép của thân xe (nhìn từ phía sau) ................................... 27

1.5. Phần dƣới thân xe ................................................................................... 28

1.6. Phần dƣới thân xe ................................................................................... 29

1.7. Dầm ngang hệ thống treo ....................................................................... 30

2
2. Thực hành thay thế dầm bằng cắt và nối. ..................................................... 32

2.1. Thay thế dầm ngang phía trƣớc .............................................................. 40

2.2. Thay thế dầm nối từ tấm che phía trƣớc đến tấm bên phía trên vách ngăn
....................................................................................................................... 42

2.3. Dầm bên phía trƣớc (CUT – P) .............................................................. 45

2.4. Dầm bên phía trƣớc (CUT –H) .............................................................. 48

2.5. Dầm ngang sàn xe phía sau số 3 ............................................................ 51

BÀI 2: CHUẨN BỊ TRƢỚC KHI KÉO, NẮN THÂN XE ................................. 56

A. LÝ THUYẾT................................................................................................... 56

Hƣớng dẫn sử dụng thiết bị kéo, nắn thân xe ................................................... 56

B. THỰC HÀNH ............................................................................................... 112

1. Chuẩn bị trƣớc khi kéo, nắn........................................................................ 112

1.1. Gá đặt và định vị thân xe trên giá ......................................................... 112

1.2. Kẹp ....................................................................................................... 112

2. Thao tác kéo ................................................................................................ 113

BÀI 3: VẬN HÀNH THIẾT BỊ KÉO NẮN THÂN XE.................................... 114

A. LÝ THUYẾT................................................................................................. 114

B. THỰC HÀNH ............................................................................................... 114

1. Quy trình vận hành thiết bị BLACKHAWK kéo, nắn sắt xi xe con bị tai nạn
........................................................................................................................ 114

2. Quy trình vận hành thiết bị BLACKHAWK kéo, nắn sắt xi xe tải bị tai nạn
........................................................................................................................ 124

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 131

3
LỜI NÓI ĐẦU

Trong khuôn khổ chƣơng trình hợp tác giữa tổ chức PLAN, KOICA
và tập đoàn Hyundai với trƣờng Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội về
việc đào tạo nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn Hà Nội, Trƣờng
Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội nhận xây dựng chƣơng trình đào tạo 2
nghề sửa chữa Thân vỏ và Sơn Ô tô mỗi nghề 6 tháng đào tạo nhằm mục
đích để chƣơng trình đào tạo với gần với thực tế, đáp ứng nhu cầu đông
đảo của các đối tƣợng thanh niên khó khăn, chƣa tốt nghiệp cấp 3 và sớm
có thu nhập. Đáp ứng nhu cầu của ngƣời sử dụng lao động vừa đảm bảo
quy định của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội. Đƣợc sự cho phép của
Tổng cục Dạy nghề dƣới sự tài trợ của tổ chức PLAN, KOICA và tập đoàn
Hyundai,Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà nội đã triển khai thực
hiện biên soạn giáo trình "Các phƣơng pháp sửa chữa thân xe" - Nghề
Công nghệ sửa chữa khung, thân vỏ ô tô dùng cho trình độ sơ cấp nghề 06
tháng. Cấu trúc của giáo trình gồm 3 bài sau:
Bài 1: Biến dạng khung và thân xe
Bài 2: Chuẩn bị trƣớc khi kéo nắn thân xe
Bài 3: Vận hành thiết bị kéo nắn khung thân xe
Các bài trên, đƣợc viết theo cấu trúc: Phần Lý thuyết đƣợc viết ngắn
gọn phù hợp với khả năng của ngƣời học, phần thực hành có hệ thống từ kỹ
năng vận hành thiết bị cơ bản đến các kỹ năng sửa chữa các chi tiết Thân
vỏ và Sơn Ô tô, đi kèm với các phiếu giao việc cụ thể hóa công việc và kết
quả của ngƣời học, phần câu hỏi ôn tập đƣợc triển khai trong từng bài
nhằm hƣớng dẫn học sinh ôn lại kiến thức cũ và dễ cập nhật kiến thức mới.
Trong quá trình biên soạn, nhóm biên soạn đã tuân thủ quy định của
Tổng cục dạy nghề và chƣơng trình khung đã đƣợc thẩm định, đồng thời
tham khảo nhiều nguồn tài liệu trong và ngoài nƣớc nhƣ: Giáo trình của các
trƣờng Đại học Sƣ phạm kỹ thuật. Tài liệu đào tạo của các hãng TOYOTA,
HUYNDAI, hƣớng dẫn trong các dự án nâng cao năng lực đào tạo nghề....
Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn sự cho phép và động viên của
Tổng Cục dạy nghề, sự ủng hộ nhiệt tình của lãnh đạo trƣờng Cao đẳng
nghề Công nghiệp Hà nội, Khoa Công nghệ ô tô, Khoa Cơ khí cùng các
bạn đồng nghiệp đã có nhiều giúp đỡ để nhóm tác giả hoàn thành giáo trình
đảm bảo tiến độ và thời gian nhƣ dự kiến.

4
Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn sự tài trợ và quan tâm của tổ chức
PLAN, KOICA và tập đoàn Hyundai để nhóm hoàn thành giáo trình này.
Mặc dù có rất nhiều cố gắng trong quá trình chuẩn bị và triển khai thực
hiện biên soạn giáo trình, song chắc chắn không thể tránh khỏi những sai
sót. Nhóm biên soạn rất mong nhận đƣợc sự đóng góp của các bạn đồng
nghiệp và bạn đọc để giáo trình ngày càng hoàn chỉnh hơn.
Nhóm biên soạn xin chân thành cảm ơn.
Hà nội, ngày tháng năm 2017
Tham gia biên soạn giáo trình
1. Bùi Quang Phúc
2. Phạm Văn Huy

5
MODULE 05: CÁC PHƢƠNG PHÁP KÉO, NẮN KHUNG, THÂN
XE
Mã số module: MD05

1. Mục đích của Module:


- Trang bị cho học viên phƣơng pháp kéo, nắn khung thân xe.
2. Yêu cầu: Học xong module này, học viên có các năng lực sau
Kiến thức :

 Phƣơng pháp đánh giá mức độ hƣ hỏng của thân, khung xe.
 Qui trình, phƣơng pháp gá đặt thân, khung xe vào thiết bị kéo, nén.
 Phân tích công việc và lựa chọn dụng cụ thích hợp
 Cách tra cứu tài liệu, phƣơng pháp đo, kiểm tra thông số ban đầu;
thông số sau sửa chữa.
Kỹ năng :

 Sử dụng đúng những dụng cụ cần thiết, Kỹ thuật thao tác phù hợp
với công việc
 Vận hành, điều chỉnh chính xác thiết bị, thực hiện kẹp, kéo – nắn
đúng qui trình.
 Đo, kiểm tra và tự đánh giá đƣợc mức độ hoàn thành công việc
Thái độ:

 Tuân thủ qui trình kỹ thuật


 Chú trọng an toàn lao động, sức khỏe và vệ sinh môi trƣờng.
3.Điều kiện thực hiện:

 Môi trƣờng học tập, thực hành đảm bảo các điều kiện an toàn.
 Quần áo bảo hộ, kính bảo vệ.
 Các thiết bị hàn, thân xe tai nạn, dụng cụ chuyên dùng, thiết bị kéo –
nắn, dụng cụ đo…
 Tài liệu học tập liên quan

6
Chương trình chi tiết Module

Thời gian đào tạo (giờ)


Trong đó
Mã Nội dung Tổng
Lý Thực Kiểm
số
thuyết hành tra
MD Phƣơng pháp kéo, nắn khung 55 10 35 10
05 và thân xe

Bài 1 Biến dạng khung và thân xe 15 3 12


A.LÝ THUYẾT
1.Khái quát
2.Đánh giá hƣ hỏng
- Mục đích, phƣơng pháp
- Điều tra hoàn cảnh xảy ra tai
nạn
- Đánh giá bằng quan sát
- Xác định mức độ biến dạng
bằng dụng cụ đo
B. THỰC HÀNH
Rèn luyện cơ bản: Đánh giá 12
mức độ hƣ hỏng của khung-
thân xe (theo tình huống luyện
tập)- Phân tích công việc và lựa
chọn dụng cụ đo, Tra cứu thông
số kỹ thuật, xác định gốc kích
thƣớc-Thực hiện các đánh giá
hƣ hỏng

7
Bài 2 Chuẩn bị trƣớc khi Kéo, nắn 10 2 8
thân xe
A.LÝ THUYẾT
-Gá đặt và định vị thân xe trên
giá
-Kẹp
-Kéo 8
B. THỰC HÀNH
Rèn luyện cơ bản: Phân tích
mức độ hƣ hỏng – Tiến hành gá
đặt thân, khung xe vào vị trí
sửa chữa-Định vị và kiểm tra
các thông số hiện trạng- Chọn
dụng cụ kẹp, kéo và lắp đặt vào
vị trí thích hợp.
Bài 3 Vận hành thiết bị Kéo, nắn 20 5 15
thân xe
A.LÝ THUYẾT
-Qui trình Vận hành thiết bị nắn
-Phân tích công việc theo từng
công đoạn
B. THỰC HÀNH
Rèn luyện tích hợp: Thực hiện
các công tác, kéo, nắn theo qui
trình; đánh giá mức độ hoàn
thiện.
Kiểm tra 10 10

4. Phƣơng pháp đánh giá:

-Trắc nghiệm kiến thức về nhận biết biến dạng khung, thân xe.

- Quan sát quá trình thực hiện qui trình khắc phục sự cố biến dạng Khung,
thân xe

- Mức độ tuân thủ các qui trình, duy trì nguyên tắc an toàn lao động, sức
khỏe và vệ sinh môi trƣờng, sắp xếp nơi làm việc ngăn nắp.
8
9
BÀI 1: BIẾN DẠNG KHUNG VÀ THÂN XE
A. LÝ THUYẾT

1. Khái quát
- Chúng ta biết răng việc đánh giá chính xác các bƣớc sửa chữa hƣ hỏng
của một chiếc xe tai nạn là một bƣớc vô cùng quan trọng thậm chí chỉ còn
một lỗi nhỏ trong việc đánh giá cũng ảnh hƣởng đến thời gian giao xe cũng
nhƣ chất lƣợng sửa chữa từ đó làm mất lòng tin của khách hàng và làm mất
doanh thu cho xƣởng dịch vụ.

- Để đánh giá một cách chính xác việc sửa chữa chúng ta phải biết đƣợc nội
dung công việc cần phải làm và làm trong thời gian bao lâu.

2. Đánh giá hƣ hỏng

2.1. Mục đích của việc đánh giá hƣ hỏng


Để đánh giá chính xác “khu vực” và mức độ của thân xe bị hƣ hỏng nhằm
xác định phƣơng pháp và quy trình sửa chữa thích hợp.

2.2. Phƣơng pháp đánh giá hƣ hỏng


Dựa vào kinh nghiệm một số kỹ thuật viên để đánh giá mức độ hƣ hỏng
của xe.

Tuy nhiên, việc đánh giá nhƣ vậy chỉ đƣợc áp dụng trong việc đánh giá hƣ
hỏng tổng quát. Việc đánh giá hƣ hỏng là đặc biệt quan trọng, thông
thƣờng mức độ đánh giá hƣ hỏng đƣợc thực hiện theo quy trình sau:

+ Điều tra về hoàn cảnh xảy ra tai nạn

+ Đánh giá bằng quan sát ( toàn bộ xe và khu vực cụ thể)

+ Đo kích thƣớc của chi tiết trên thân xe

+ Đánh giá hƣ hỏng

2.2.1 Điều tra hoàn cảnh xảy ra tai nạn

Điều tra hoàn cảnh xảy ra tai nạn là điểm đầu tiên của việc đánh giá hƣ
hỏng, nó cho phép kỹ thuật viên đánh giá đứng hƣ hỏng và không bị nhầm
lẫn. Điểm chính của việc điều tra là tìm ra hoàn cảnh xảy ra tai nạn, càng
chi tiết cành tốt bao gồm các thông tin sau:
10
+ Vật mà xe đã đâm vào kích thƣớc hình dáng vị trí, độ cứng, tốc độ …

+ Tốc độ xe tại thời điểm xảy ra tai nạn

+ Góc độ và hƣớng của xe tại thời điểm xảy ra tai nạn

+ Số hành khách trên xe trong thời điểm tại nạn và chỗ ngồi từng ngƣời.

+ Đánh giá bằng mắt

2.2.2. Đánh giá bằng quan sát

- Sử dụng chính đôi mắt của chúng ta, là bƣớc đầu tiên trong việc đánh giá
hƣ hỏng. Nó đƣợc bắt đầu bằng việc kiểm tra toàn bộ xe và kết thúc bằng
việc kiểm tra chi tiết các vùng của hƣ hỏng. Mục đích của việc đánh giá hƣ
hỏng bằng quan sát là phát hiện bất kỳ hƣ hỏng nào mà không thể biểu diễn
bằng số lƣợng, nhƣ sự biến dạng, xƣớc, nứt vỏ xe. Ngoài việc đánh giá
bằng quan sát, cũng cần phải đo đạc các kích thƣớc bằng các thiết bị đo.

- Kiểm tra toàn bộ xe: Cho dù thân xe có kết cấu dạng vỏ hay khung độc
lập, nó cũng bao gồm các chi tiết đƣợc nô cứng với nhau bằng hàn. Do đó,
ngoài những vùng mà va đập của tai nạn tác dụng vào, sự biến dạng của
các tấm thép vỏ xe cũng lan truyền ra các tấm thép vỏ xe xung quanh, và
thậm chí ở phía đối diện của xe trong trƣờng hợp bi tai nạn nặng.

- Sử dụng nhu là thông tin tham khảo, những thông tin thu thập đƣợc trong
quá trình kiểm tra hoàn cảng xảy ra tai nạn. Kỹ thuật viên kiểm tra toàn bộ
bằng cách tìm ra những khu vực của xe chịu những va đập đầu tiên, để dự
đoán hƣớng mà lực tác dụng vào. Sau đó, kỹ thuật viên phải kiểm tra thân
xe xem có hƣ hỏng dọc theo hƣớng lan của lực truyền chấn động không.

Hơn nữa, kỹ thuật viên phải so sánh các khu vực hƣ hỏng củ thân xe với
những thông tin trong yêu cầu công việc và nếu những mô tả trong yêu cầu
công việc không đầy đủ, chúng phải đƣợc báo lên cố vấn dịch vụ.

11
Kiểm tra toàn bộ xe bằng cách quan sát

- Kiểm tra khe hở lắp ráp: Các tấm thép vỏ xe bên ngoài nhƣ các cửa, tai xe
trƣớc và tai xe sau đƣợc bắt bulong hàn vào kết cấu của thân xe. Khe hở lắp
ráp phải đƣợc đo bằng thiết bị đo và trong quá trình đo khe hở lắp ráp của
các tấm thép tất cả các bánh xe phải nằm trên mặt đất. Nếu xe đƣợc nâng
trên cầu nâng, toàn bộ thân xe có thể biến động và có thể ảnh hƣởng đến
các trạng thái lắp ráp của các cửa.

12
- Kiểm tra chi tiết trên xe: Thân xe ô tô đƣợc thiết kế để hấp thụ và phân
tan lực chấn động của tai nạn mốt cách có hiệu quả nhằm bảo vệ độ cứng
vững của khoang hành khách. Phần phía trƣớc và phía sau của thân xe bao
gồm: Khoang động cơ và khoang hành lý, cả hai khoang này đƣợc thiết kế,
trang bị đặc biệt những vùng hấp thụ năng lƣợng để hấp thụ các chấn động.
Do đó, giảm thiểu năng lƣợng chấn động tác dụng lên khoang hành khách.

- Các vùng hấp thụ năng lƣợng đƣợc coi nhƣ là những điểm chính, do
chúng tƣơng đối bị biến dạng nên phải đƣợc ghi nhớ khi tiến hành việc
đánh giá băng quan sát. Tuy nhiên, do chấn động của tai nạn đƣợc truyền
đến toàn bộ xe nên không bao giờ sao lẵng việc kiểm tra các vùng khác,
vùng hấp thụ va đập. Sự biến dạng của tấm thép thân xe chứng tỏ lực chấn
động đƣợc lan truyền đi.

2.2.3. Đo các kích thƣớc của thân xe

- Đây là một công đoạn nằm trong quá trình đánh giá theo trình tự mức độ
hƣ hỏng, bằng cách đo thân xe và khung thông qua thiết bị đo. So sánh kết
quả đo đƣợc với kích thƣớc tiêu chuẩn từ đó kỹ thuật viên xác định một
cách định lƣợng mức độ hƣ hỏng của thân xe. Từ đó có thể tính toán đứng
kế hoạch chỉnh sửa thân xe, theo dõi quá trình sửa chữa và đạt đƣợc chính
xác kết quả cuối cùng.

 Kích thƣớc cơ bản

+ Trên hình vẽ có hai loại kích thƣớc:

Khoảng cách ba chiều: Khoảng cách thẳng giữa đƣờng tâm của hai điểm đo

13
Khoảng cách hai chiều: Khoảng cách ngang ở phía trƣớc/ phía sau giữa các
trung tâm của hai điểm đo và chiều cao từ một dòng tiêu chuẩn tƣởng
tƣợng.

+ Trong trƣờng hợp có một chiều thì trái phải là đối xứng nhau

+ Kích thƣớc trong bản vẽ sau đây cho biết khoảng cách thực tế. Do đó, vui
lòng sử dụng kích thƣớc làm tham khảo.

+ Đƣờng kết nối các địa điểm đƣợc liệt kê dƣới đây là đƣờng chuẩn tiêu
chuẩn khi đo chiều cao.( Kích thƣớc đƣợc in trong tài liệu)

Ký Tên
hiệu

1 Vị trí thấp hơn A mm tinh từ bề mặt phía dƣới của sƣờn dƣới
thân xe có tâm nằm trên điểm kích xe phía trƣớc

2 Vị trí thấp hơn B mm tính từ bề mặt phía dƣới của sƣờn dƣới
thân xe có tâm nằm ở giữa 1 và 3

3 Vị trí thấp hơn C mm tính từ bề mặt phía dƣới của sƣờn dƣới
thân xe có tâm nằm trên điểm kích xe phía sau

14
 Dụng cu đo
- Về cơ bản, tất cả các phép đo đều đƣợc thực hiện bằng thƣớc trƣợt. Ở
những khu vực không thể sử dụng đƣợc thƣớc trƣợt, hãy sử dụng thƣớc
dây để thay thế.

- Chỉ sử dụng thƣớc trƣợt với thân thƣớc, thƣớc đo, hoặc các đầu đo
không bị lỏng

- Khi sử dụng thƣớc dây, không đƣợc để thƣớc bị xoắn hoặc bẻ cong
thƣớc

15
3. Nắn chỉnh thân xe
- Nắn chỉnh thân xe là công đoạn loại bỏ biến dạng (biến dạng dẻo) và ứng
suất dƣ (biến dạng đàn hồi), mà chúng ta tác dụng lên thân xe trong qua trình
tai nạn và do đó đƣa các tấm thép thân xe về vị trí và kích thƣớc đúng nhƣ ban
đầu của nó.
- Quá trình này cũng đƣợc gọi là “ vuốt thẳng khung xe”, do quy trình này
vuốt thẳng trên xe bị bẹp (cong). Một quy trình đo đạt chính xác, bắt chặt
khung xe và kéo thân xe khỏe và chính xác

Kéo nắn thân xe

16
Kéo nắn thân xe

3.1. Hình dung mức độ hƣ hỏng và thao tác sửa chữa


- Mặc dù các xe bị hƣ hỏng khi tai nạn trông có vẻ giống nhau, nhƣng không
có chiếc nào là giống nhau do kết cấu thân xe ô tô rất phức tạp và khu vực mà
lực chấn động tác động khác nhau tùy theo từng tai nạn.

- Việc sửa chữa những hƣ hỏng phúc tạp không chỉ đƣợc tiến hành dựa vào
kinh nghiệm hay các giác quan, mà điều quan trọng là phải hệ thống hóa kế
hoạch làm việc dựa vào các điểm cơ bản.

- Một bƣớc quan trọng trong việc hệ thống hóa kế hoạch làm việc là hình dung
mức độ hƣ hỏng và thao tác sửa chữa.

a. Hình dung mức độ hƣ hỏng

Đây là một bƣớc quan trọng để hình dung một cách mức độ hƣ hỏng của thân
xe theo 3 chiều ( chiều dọc, chiều cao và chiều ngang) bằng cách tập hợp
nhƣng thông tin thu thập đƣợc qua việc đánh giá quan sát và đo đạt kích
thƣớc.

- Do rất khó hình dung đƣợc hƣ hỏng thân xe một cách trực tiếp, hƣ hỏng phải
đƣợc phân tích theo ba chiều ( nhìn từ phía trên, nhìn từ phía dƣới và nhìn từ
17
phía sƣờn) trƣớc và các kết quả đƣợc kết hợp lại để tiến hành việc phân tích
theo 3 chiều.

- Nhƣ hình 4, để đơn giản hóa quy trình hình dung mức độ hƣ hỏng, có thể sử
dụng sơ đồ kích thƣớc để tạo một bản vẽ đơn giản nhằm cho phép phân tích
hai chiều, và các kết quả có thể áp dụng cho dạng kích thƣớc 3 chiều mô
phỏng thân xe.

Hình dung mức độ hư hỏng

b. Hình dung thao tác sửa chữa

18
- Dựa trên hình ảnh hình dung mức độ hƣ hỏng đây là công đoạn hình dung
quy trình làm việc, dụng cụ và thiết bị thao tác sửa chữa dự đoán kết quả và
trình tự thao tác. Mặt khác công đoạn này giúp kỹ thuật viên cung cấp những
giải thích chi tiết khi đƣa ra hƣớng dẫn công việc hay chỉ bảo kỹ thuật cấp
dƣới.

3.2. Chỉnh sửa khung xe và véctơ


a. Véctơ trong vật lý đƣợc biểu diễn bằng một mũi tên, nó đại diện cho hƣớng
và độ lớn và nó đƣợc dùng để mô tả tốc độ hay lực. Một lực chỉ có thể bắt đầu
có tác dụng sau khi xác định đƣợc hai yếu tố: Độ lớn và hƣớng. Sử dụng véctơ
, một lực( độ lớn , hƣớng) có thể đƣợc biểu diễn trên giấy bằng mũi tên.
Hƣớng mũi tên đại diện cho hƣớng của lực, và chiều dài của nó đại diện cho
độ lớn. Hơn nữa độ lớn và hƣớng có thẻ kết hợp hay tách ra bằng tính toán

Mô tả vécto

b. Phân tích và tổng hợp véctơ

- Định lý véc tơ đƣợc gọi là “ phân tích và tổng hợp” cũng có thể đƣợc biểu
diễn nhƣ “kết hợp và tách” lực. Ngoài việc tiến hành tính toán lƣợng giác quy
tắc tam giác có thể đƣợc sử dụng để vẽ hình bình hành nhằm phân tích và tổng
hợp các lực.

F3 = F1 + F2

Tổng hợp lực F1 và F2 tác dụng vào điểm 0, ta có lực tổng hợp F3. Loại thiết
bị kéo sử dụng định lý véc tơ đƣợc gọi là kéo véc tơ

19
Phân tích và tổng hợp véc tơ

20
Thiết bị kéo sử dụng định lý véc tơ

c. Ứng dụng của véc tơ vào công việc thực tế

- Định lý về phân tích và tổng hợp véc tơ co thể áp dụng vào công việc chỉnh
sửa khung xe ( trong việc giữ và kéo thân xe) để đạt đƣợc hiệu quả sửa chữa
cao nhất.

- Nếu xe bị tai nạn trong hình 8, lực tác dụng vào xe là F3 và các lực thành
phần F2 và F1. Điều đó cho thấy rõ là một lực tác dụng phía sau và phía trƣớc
của xe.

- Bằng cách thay đổi tỷ lệ của lực này, độ lớn và hƣớng của lực F3 có thể thay
đổi theo ý muốn vì vậy cho phép tiến hành sửa chữa hiệu quả hơn. Hơn nữa ,
ứng suất tạo ra trong quá trình kéo có thể giảm thiểu do đọ lớn của các thành
phần là nhỏ hơn so với lực tổng hợp.

Tọa độ X/ Y của điểm.

21
Ứng dụng véc tơ vào công nghệ thực tế

3.3. Cố định và đỡ thân xe


- Nếu thực hiện việc nắn chỉnh thân xe mà không bắt chặt nó vào vị trí se
không thể điều chỉnh đƣợc toàn bộ thân xe, và xe sẽ bị dịch chuyển. Để cho
phép lực kéo tập trung vào vùng bị hƣ hỏng, một phản lực ( tạo ra bằng cách
cố định thân xe) phải đƣợc tác dụng ngƣợc với lực kéo.

- Thông thƣờng nếu cabin xe không bị hƣ hỏng, các kẹp đƣợc gắn vào 4 điểm
kích xe ở tấm ốp phía dƣới sàn xe để tạo nên phản lực với mục đích bắt chặt
thân xe với vỏ xe.

Nó đƣợc gọi là phƣơng pháp bắt chặt thân xe cơ bản.


22
- Tuy nhiên, do tấm ốp phía dƣới sàn xe không đƣợc thiết kế đặc biệt cho việc
kéo nắn thân xe cho nên các vùng khác phải đƣợc bắt chặt để làm giảm ứng
suất tác dụng lên tấm ốp phía dƣới sàn xe. Nó đƣợc gọi là phƣơng pháp bắt
chặt phụ trợ ( đỡ) Bổ sung thứ cấp và đảm bảo công việc chỉnh sửa khung xe,
thân xe đạt hiệu quả cao.

3.4. Kẹp
- Là những dụng cụ có răng dùng để kẹp các tấm thép kim loại với nhau.
Trong quá trình nắn chỉnh khung xe, để bắt chặt thân xe vào bộ kéo nắn thân
xe, các “kẹp gầm” đƣợc gắn vào các đƣờng gờ của tấm ốp bên dƣới sƣờn xe.
Hay “kẹp thân xe” đƣợc gắn vào vùng hƣ hỏng để kéo các tấm thép ra bằng
xích. Mặc dù ứng dụng của từng kẹp khác nhau nhƣng chúng đều có một mục
đích là truyền lực đặc biệt lớn bằng cách nối thân xe và bộ kéo nắn thân xe.

3.5. Thao tác kéo


- Điểm cơ bản của việc nắn chỉnh thân xe là tác dụng một lực vào tấm thép bị
hƣ hỏng theo hƣớng ngƣợc lại, có nghĩa là ngƣợc với hƣớng va đập. Tuy
nhiên, do tấm thép của vỏ xe của ô tô hƣ hỏng không chỉ ở hƣớng của lực tác
dụng mà còn ở hƣớng ngang và thẳng đứng, chỉ đơn giản kéo tấm thép vỏ xe
theo một hƣớng đối diện sẽ không truyền lực kéo một cách hiệu quả đến tất cả
những khu vực bị hƣ hỏng. Do đó, điều quan trọng đối với kỹ thuật viên là
kéo thân xe theo nhiều hƣớng sao cho lực kéo truyền đến tất cả những vùng bị
hƣ hỏng.

- Điểm cơ bản của thao tác kéo là lắp các kẹp vào những bề mặt bị nắn, chúng
đƣợc phát hiện trong quá trình đánh giá bằng quan sát và kéo chúng theo
hƣớng dựa trên kết quả của phép đo kích thƣớc. Trong quá trình kéo nắn thân
xe, kỹ thuật viên phải hiểu đƣợc những lực tác dụng lên tấm thép vỏ xe để dự
đoán lực kéo sẽ tác dụng lên tấm thép vỏ xe nhƣ thế nào, để từ đó áp dụng
định lý véc tơ vào trong công việc kéo nắn thân xe.

23
B. THỰC HÀNH

1. Tra cứu thông số kỹ thuật, xác định gốc kích thƣớc-Thực hiện các
đánh giá hƣ hỏng
Việc tra cứu thông số kỹ thuật và xác định kích thƣớc gốc phụ thuộc vào từng
xe ô tô cụ thể. Dƣới đây là ví dụ các thông số kỹ thuật của xe Camry 2009 khi
sử chữa kéo, nắn thân xe khi bị tai nạn.

1.1. Khoang động cơ

Gợi ý : Với các ký hiệu, các ký tự viết hoa chỉ phía bên phải của xe

Các ký tự thƣờng chỉ phía bên trái của xe (nhìn từ phái sau)

24
1.2. Các khu vực mép của thân xe (Hƣớng nhìn: Phía trƣớc)

Gợi ý: Với các ký hiệu, các ký tự viết hoa chỉ phía bên phải của xe

Các ký tự thƣờng chỉ phía bên trái của xe (nhìn từ phía sau)
25
1.3. Các khu vực mép của thân xe (hƣớng nhìn: Phía sau)

Gợi ý: Với các ký hiệu, các ký tự viết hoa chỉ phía bên phải của xe
26
Các ký tự thƣờng chỉ phía ben trái của xe (nhìn từ phía sau)

1.4. Các khu vực mép của thân xe (nhìn từ phía sau)

27
Gợi ý: với các ký hiệu , các ký hiệu viết hoa chỉ phía bên phải của xe, các ký
tự thƣờng chỉ phía bên phía bên trái của xe (nhìn từ phía sau)

1.5. Phần dƣới thân xe

Gợi ý: Với các ký hiệu, các ký tự viết hoa chỉ phía bên phải của xe, các ký tự
thƣờng chỉ phía bên trái của xe (nhìn từ phía sau)

Các điểm L,l,M,m trên xe là không đối xứng


28
1.6. Phần dƣới thân xe

Gợi ý: Với các ký hiệu, các ký tự viết hoa chỉ phía bên phải của xe, các ký tự
thƣờng chỉ phía bên trái của xe(nhìn từ phía sau)

Cá điểm N, n, O, o trên xe là không đối xứng.

29
1.7. Dầm ngang hệ thống treo

30
Gợi ý : Với các ký hiệu, các ký tự viết hoa chỉ phía bên phải của xe, các ký tự
thƣờng chỉ phía bên trái của xe (nhìn từ phía sau)

31
2. Thực hành thay thế dầm bằng cắt và nối.
- Việc thay dầm bằng cắt và nối phải qua các công đoạn nhƣ sau: Xác định vị
trị cắt, tiến hành cắt dầm, thay chi tiết mới vào vị trí vừa cắt sau đó hàn ghép
lại và cuối cùng xử lý chống gỉ (sau khi sơn)

- Trên xe có các dầm nhƣ sau: Dầm ngang phía trƣớc, Dầm nối từ tấm che
phía trƣớc đến tấm bên phía trên vách ngăn, Dầm bên phía trƣớc (CUT –P),
Dầm bên phía trƣớc (CUT –H), Dầm ngang sàn xe phía sau số 3, Dầm bên sàn
xe phía sau, Dầm ngang sàn xe phía sau số 2.

Khi thay thế dầm phải thực hiện theo các quy trình là việc chính xác và hiệu
quả.

Dƣới đây là quy trình thay thế dầm.

STT Các bƣớc Hình ảnh minh họa

1 Tháo

a. Đo kiểm tra trƣớc


khi tháo

Trƣớc khi tiến hành tháo


và cắt, hãy tiến hành đo
kiểm theo sơ đồ kích
thƣớc. Hãy sử dụng
dụng cụ kéo body để
nắn thẳng thân xe hay
khung xe bị hƣ hỏng.

32
b. Khu vực cắt

Luôn luôn cắt theo


đƣờng thẳng và tránh cắt
vào các khu vực tăng
cứng.

c. Các lƣu ý khi khoan


hoặc cắt

Kiểm tra phía sau các vị


trí khoan hoặc đảm bảo
không có các ống, dây
dẫn ở đó… nếu không
có thể gây ra hƣ hỏng.

d. Tháo các bộ phận


liền kề

Khi tháo các bộ phận


liền kề, hãy gián băng
dính bao quanh thân xe
và dụng cụ để tránh hƣ
hỏng.

33
2 CHUẨN BỊ ĐỂ LẮP
RÁP

a. Các lƣu ý khi hàn


điểm.

Khi hàn các tấm thân xe


với tổng độ dày trên 3
mm, hãy sử dụng máy
hàn MIG (Metal Inert
Gas) để hàn lỗ

GỢI Ý: Phương pháp


hàn điểm không đảm
bảo được độ bền cần
thiết để hàn những tấm
với độ dày tổng lớn hơn
3 mm

b. Bôi lớp lót hàn (Lớp


làm kín điểm hàn)

Cạo hết lớp sơn tại các


vị trí hàn của các chi tiết
và thân xe, sau đó bôi
lớp lót hàn vào.

34
c. Đục lỗ để hàn

Với những khu vực


không thể sử dụng
phƣơng pháp hàn điểm,
hãy dùng máy đột hoặc
máy khoan để tạo lỗ
hàn.

Độ dày Đƣờng kính


của mối của lỗ hàn
hàn

Dƣới 5(0.20) trở


1.0(0.04) lên

1.0(0.04) 6.5(0.25)trở
1.6(0.06) lên

1.7(0.07) 8(0.31)

2.3(0.09)

2,4(0.09) 10(0.39) trở


trở lên lên

d. Lƣu ý an toàn cho


các thiết bị điện

- Khi hàn, các thiết bị


điện bị có thể sẽ bị hƣ
hỏng do dòng điện chạy
qua thân xe.

- Trƣớc khi bắt đầu hàn,


hãy ngắt cực âm của ắc
quy và nối mát cho máy
hàn ở gần vị trí đƣợc
35
hàn trên thân xe.

e. Cắt thô các mối nối

- Tại các vùng nối, khi


cắt thô các chi tiết mới,
hãy để chừa lại một
đoạn từ 20 đến 30 mm

3 LẮP

a. Đo kiểm trƣớc khi


hàn

- Luôn luôn tiến hành đo


kiểm trƣớc khi lắp phần
thân xe dƣới hoặc các
chi tiết của khoang động
cơ để đảm bảo lắp ráp
đƣợc chính xác. Sau khi
hàn, hãy kiểm tra lại
tình trạng lắp.

b. Những lƣu ý khi hàn

- Số lƣợng các điểm hàn


đƣợc tính toán nhƣ sau.

Hàn điểm: 1.3X Số


lƣợng điểm hàn nguyên
bản.

Hàn lỗ: Nhiều hơn số


lƣợng lỗ hàn nguyên

36
bản.

- Hàn lỗ phải đƣợc tiến


hành bằng máy hàn
MIG (Metal Inert Gas).
Không đƣợc sử dụng
phƣơng pháp hàn hơi
hoặc hàn đồng ở những
khu vực ngoài chỉ định.

c. Kiểm tra sau khi


hàn

- Luôn luôn kiểm tra lại


các điểm hàn để đảm
bảo các mối hàn đã
ngấu.

- Khi mài các điểm hàn


bằng máy mài đĩa, hãy
cẩn thận không đƣợc
mài quá nhiều do có thể
làm yếu mối hàn.

d. Các vị trí hàn điểm

- Tránh hàn chồng lên


các điểm hàn cũ.

37
e. Những lƣu ý khi hàn
điểm

- Hình dạng đầu điện


cực hàn có ảnh hƣởng
rất lớn tới độ bền của
mối hàn. Do đó, hãy giữ
đầu điện cực hàn ở trạng
thái thích hợp, và để cho
điện cực nguội lại sau
khi hàn đƣợc năm hoặc
sáu điểm hàn.

- Cạo sạch hoàn toàn lớp


sơn tại khu vực hàn
điểm, bao gồm cả các
mép gấp và các bề mặt
tiếp xúc với đầu điện
cực hàn.

- Sử dụng giấy ráp để


mài sạch những gờ sắc
đƣợc sinh ra trong quá
trình hàn điểm.

4. XỬ LÝ CHỐNG GỈ
SAU KHI HÀN
(TRƢỚC KHI SƠN)

a. Bôi keo làm kín thân


xe

- Để chống thấm nƣớc


và chống gỉ sét, luôn
luôn bôi keo làm kín
thân xe vào các mép tấm

38
vỏ xe và mép cửa xe,
nắp xe, nắp ca pô…

b. Phun lớp chống đá


văng

- Để chống gỉ và bảo vệ
thân xe khỏi bị hƣ hỏng
do đá văng, hãy phun đủ
lớp chống đá văng cần
thiết vào mặt dƣới của
thân xe và bên trong các
hốc bánh xe.

5. XỬ LÝ CHỐNG GỈ
SAU KHI HÀN (
TRƢỚC KHI SƠN)

a. Bôi sáp chống gỉ

- Để chống gỉ cho các


khu vực không thể sơn
tới đƣợc, hãy bôi đủ
lƣợng chất (sáp) chống
gỉ vào phía bên trong
các khu vực của cửa xe
và nắp ca-pô, và xung
quanh các bản lề, hoặc
các bề mặt đƣợc hàn
phía bên trong các khu
vực giao cắt sắc cạnh
của hộp dầm bên, các
trụ xe,…

39
6. XỬ LÝ CHỐNG GỈ BẰNG SƠN

Tham khảo:

Sơn có tác dụng chống ăn mòn và bảo vệ lớp thép vỏ xe khỏi bị hƣ


hỏng. Trong phần này sẽ chỉ mô tả mục đích chống ăn mòn của lớp
bảo vệ.

a. Sơn bảo vệ
- Để chống lại hiện tƣợng ăn mòn và bảo vệ thân xe khỏi bị hƣ
hại bởi đá văng, hãy phun lớp sơn bảo vệ lên tấm ốp sƣờn dƣới,
các hốc bánh xe, tấm cân bằng.

GỢI Ý: Tùy thuộc vào loại xe hoặc khu vực phun, mà lớp sơn
bảo vệ có thể nằm ở dưới lớp sơn thứ hai hoặc ở trên lớp sơn
màu.

2.1. Thay thế dầm ngang phía trƣớc

- Tháo – lắp

40
Chú ý khi lắp:

- Kiểm tra độ khít của các chi tiết liện quan xung quang các chi tiết mới trước
khi hàn. Do việc này sẽ làm ảnh hưởng tới bề mặt vỏ xe sau khi sửa chữa.

- Lắp tạm các chi tiết mới và đo từng phần của các chi tiết theo sơ đồ kích
thước thân xe. (Xem sơ đồ kích thước thân xe ở phần 1 trên)

- Sau khi phun lớp sơn cuối, hãy bơm chất chống gỉ vào phía bên trong của
các tấm gắn các điểm hàn của các phần kết cấu.

41
2.2. Thay thế dầm nối từ tấm che phía trƣớc đến tấm bên phía trên vách
ngăn

- Tháo – lắp

+ Lưu ý khi tháo

Sau khi tháo dầm nối từ tấm che phía trước đến tấm bên phía trước bên dưới
vách ngăn, hãy thao dầm nối từ tấm che phía trước đến tấm bên phía trên
vách ngăn.

+ Lưu ý khi lắp

- Kiểm tra độ khít của các chi tiết liên quan xung quanh các chi tiết mới
trước khi hàn. Do việc này sẽ làm ảnh hưởng tới bề mặt vỏ xe sau khi
sử chữa.
- Lắp tạm các chi tiết mới và đo từng phần của các chi tiết theo sơ đồ
kích thước thân xe. (Xem sơ đồ kích thước thân xe ở phần 1)
- Sau khi hàn dầm nối từ tấm che phía trước đến tấm bên phía trên vách
ngăn, hãy lắp dầm nối từ tấm che phía trước đến tấm phía trước bên
dưới vách ngặn

42
43
Chú ý khi Lắp

- Kiểm tra độ khít của các chi tiết liên quan xung quanh các chi tiết mới trước
khi hàn. Do việc này sẽ làm ảnh hưởng tới bề mặt vỏ xe sau khi sửa chữa.

- Lắp tạm các chi tiết mới và đo từng phần của các chi tiết theo sơ đồ kích
thước thân xe. (Xem sơ đồ kích thước thân xe)

- Sau khi hàn, hãy bôi keo làm kín thân xe và phun lớp sơn bảo vệ lên các chi
tiết tương ứng (xem phần sơn phủ)

44
- Sau khi phun lớp sơn cuối, hãy bơm chất chống rỉ vào phía bên trong của
các tấm gần các điểm hàn của các phần kết cấu.

2.3. Dầm bên phía trƣớc (CUT – P)

- THÁO

45
Lưu ý khi tháo: Tháo đồng thời cả tấm số 2 của dầm bên phía trước

- LẮP

46
Chú ý khi Lắp:

- Lắp tạm các chi tiết mới và đo từng phần của các chi tiết theo sơ đồ
kích thước thân xe. ( Xem sơ đồ kích thước thân xe)

47
- Sau khi hàn, hãy bôi keo làm kín thân xe lên các chi tiết tương ứng (
xem Phân sơn phủ)
- Sau khi phun lớp sơn cuối, hãy bơm chất chống rỉ vào phía bên trong
của các tấm gắn các điểm hàn của các phần kết cấu.

2.4. Dầm bên phía trƣớc (CUT –H)

- THÁO

48
- LẮP

49
CHÚ Ý KHI LẮP:

- Lắp tạm các chi tiết mới và đo từng phần của các chi tiết theo sơ đồ kích
thước thân xe ( xem sơ đồ kích thước thân xe)

- Sau khi hàn, hãy bôi keo làm kín thân xe và phun lớp sơn bảo vệ các chi tiết
tương ứng.( Xem phần sơn phủ)

- Sau khi phun lớp sơn cuối, hãy bơm chất chông rỉ vào phía bên trong của
các tấm gần điểm hàn của các phần kết cấu.

50
2.5. Dầm ngang sàn xe phía sau số 3

- THÁO – LẮP

51
Chú ý khi Lắp:

- Kiểm tra độ khít của các chi tiết liên quan xung quanh các chi tiết mới trước
khi hàn. Do việc này sẽ làm ảnh hưởng tới bề mặt vỏ xe sau khi sửa chữa.

- Sau khi hàn, hãy bôi keo làm kín thân xe và phun lớp sơn bảo vệ lên các chi
tiết tương ứng.

- Sau khi phun lớp sơn cuối, hãy bôm chất chống rỉ vào phía bên trong của
tấm gần các điểm hàn của các phần kết cấu.

2.6. Dầm bên phía sau của sàn sau

- THÁO – LẮP

52
Chú ý khi Lắp:

- Lắp tạm các chi tiết mới và đo từng phần của các chi tiết theo sơ đồ kích
thước thân xe.

- Sau khi hàn, hãy bôi keo làm kín thân xe lên các chi tiết tương ứng.

- Sau khi phun lớp sơn cuối, hãy bôm chất chống rỉ vào phía bên trong của
tấm gần các điểm hàn của các phần kết cấu.

2.7. Dầm ngang sàn xe phía sau số 2

53
- THÁO – LẮP

Chú ý khi Lắp:

54
- Lắp tạm các chi tiết mới và đo từng phần của các chi tiết theo sơ đồ kích
thước thân xe.

- Sau khi hàn, hãy bôi keo làm kín thân xe lên các chi tiết tương ứng.

- Sau khi phun lớp sơn cuối, hãy bôm chất chống rỉ vào phía bên trong của
tấm gần các điểm hàn của các phần kết cấu.

55
BÀI 2: CHUẨN BỊ TRƢỚC KHI KÉO, NẮN THÂN XE
A. LÝ THUYẾT

Hƣớng dẫn sử dụng thiết bị kéo, nắn thân xe


Hệ thống chuẩn đoán hƣ hỏng thân vỏ ô tô tai nạn bằng máy tính điện tử
SHARK

- Thiết bị kiểm tra khung vỏ bằng điện tử Shark dùng cho kéo nắn xe tai
nạn đƣợc kết hợp kỹ thuật điện tử tiên tiến và khoa học máy tính hiện đại
mang đến một dụng cụ đo giá trị tân tiến nhất trong ngành công nghiệp sửa
chữa xe ô tô trong trƣờng hợp xe bị tai nạn cần định hình lại khung và vỏ xe
về trạng thái ban đầu

- Thiết bị đo điện tử Shark kết hợp với bộ kéo nắn khung vỏ xe tai nạn của
Blackhawwk nhanh chóng trở thành một ngành khoa học mới trong việc chẩn
đoán hƣ hỏng và sửa chữa bằng cách tính toán các phần bị di chuyển so với vị
trí ban đầu. Thiết bị này cho phép kiểm tra tháo lắp chính xác các chi tiết bị hƣ
hỏng, để lên kế hoạch sửa chữa một cách nhanh chóng đỡ tốn kém nhất.

- Thiết bị kiểm tra xe tai nạn Shark đƣợc thiết kế đặc biệt với máy tính và
thanh đo sử dụng kỹ thuật siêu âm. Shark là dụng cụ chẩn đoán và sửa chữa
đƣợc đặt trong một hộp kỹ thuật chứa các phụ kiện gá đặt đi kem. Bộ điều
khiển đƣợc dùng cho các gara chuyên sửa chữa khung vỏ kết hợp với một
thƣớc dài bằng nhôm trọng lƣợng nhẹ đƣợc thiết kế liên kết với các cảm biến.

56
- Không giống hệ thống kiểm tra khung vỏ bằng cơ khí hay laze, sóng siêu
âm tạo ra một đƣờng thẳng giữa bộ phát tín hiệu và bộ nhận tín hiệu để đo các
điểm mà bạn lựa chọn giúp quá trình chuẩn đoán trở nên nhanh chóng.

- Bộ phát tín hiệu Shark ở que tín hiệu gửi tín hiệu tới các lỗ microphone với
tần số cao trong thƣớc beam. Nếu thay đổi vị trí cái thƣớc sau lần đo đầu tiên,
thƣớc sẽ tự động xác định lại vị trí mới tới điểm đã chọn và vẫn cho kết quả
giống nhau. Nhƣ vậy kết quả đo không phụ thuộc vào vị trí thƣớc đặt trong
lòng gầm xe rất dễ dàng trong quá trình kiểm tra.

- Đi đôi với hệ thống nắn khung vỏ tai nạn Blackhawk đã có sãn, thiết bị đo và
kiểm tra Shark còn có thể kết hợp với bất kỳ thiết bị kéo nắn vỏ xe tai nạn của
các hãng khác. Hệ thống Shark sẽ chẩn đoán khung xe trƣớc, trong và sau khi
sửa chữa để đảm bảo sự hoàn hảo cho chiếc xe khi ra khỏi xƣởng dịch vụ.

- Trong quá trình nắn thẳng khung xe, Thiết bị Shark sẽ theo dõi tới 12 điểm
đồng thời bên trên hoặc dƣới khung. Sau đó Shark sẽ tính toán sự sai lệch so
với dữ liệu thông số kỹ thuật của nhà sản xuất có trong bộ nhớ máy tính để
ngƣời thợ lên phƣơng án sửa chữa tốt nhất.

57
- Quá trình kéo nắn khung xe tai nạn khi tiến hành sẽ đƣợc thể hiện trực tiếp
bằng trên màn hình máy tính rất dễ quan sát

- Máy tính sẽ chỉ ra cho ngƣời sửa chữa dùng các chi tiết chuyên dùng và vị trí
điểm lắp đặt nó. Chi tiết cơ khí chế tạo chính xác kết nối chắc chắn tới điểm
cần đo

- Phần mềm máy tính Shark sử dụng rất dễ dàng kể cả khi sự hiểu biết về máy
tính của ngƣời sử dụng còn bị hạn chế. Chúng ta có thể kết hợp “logic lực” tới
việc áp dụng trong quá trình đo

- Điều này có nghĩa là phần mềm Shark chỉ báo cho các chuyên gia thông qua
các biến số thay đổi liên tục trong quá trình đo xe. Trọng tâm của việc này là
giúp chẩn đoán và sửa chữa không chỉ ra cách thức của việc đo đạc. Nó là một
chƣơng trình kết hợp qua lại vi máy tính và thiết bị cơ khí dùng ngôn ngữ.
Mỗi bƣớc thực hiện đƣợc hiển thị trên màn hình hoặc trong file “help” khi
nhấn phím F2

Giới thiệu phần cứng của thiết bị đo điện tử Shark

58
Hệ thống Shark bao gồm 2 phần chính: Bộ điều khiển và thƣớc beam

-Bộ điều khiển Shark:

Bộ điều khiển Shark bao gồm máy tính, màn hình, bàn phím, máy in, và các
thiết bị lắp đặt và các que cảm biến.

-Máy tính (Bộ xử lý trung tâm)

Máy tính đƣợc đặt ở ngăn thứ hai tính từ mặt đáy của bộ điều khiển. Không có
yêu cầu đặc biệt gì đối với máy tính chỉ là đóng vỏ máy khi sử dụng.

-Màn hình hiển thị các chỉ dẫn và thông tin nhận từ máy tính.

-Bàn phím

Bàn phím đƣợc thiết kế cho môi trƣờng đặc biệt để đánh các dòng lệnh và các
thông tin vào máy tính.

-Máy in

Máy in đặt trên cây máy tính in ra các dữ liệu báo cáo và thông tin từ máy
tính.

-Que cảm biến

59
Que cảm biến đƣợc thiết kế có đầu liên kết với các thiết bị tới kết nối với các
điểm cần đo của xe. Các que cảm biến đƣợc thiết lập chuẩn liên kết với thƣớc
đo beam và có bộ phát sóng siêu âm đƣợc nhận bởi các lỗ microphone trên
thƣớc beam (Hình 3).

-Dầm đo tụ động Beam là một bộ phận quan trọng của hệ thống Shark bao
gồm 48 “microphones” hay còn gọi là các đầu thu (24 trên mỗi mặt của
thƣớc). Chúng sẽ nhận các sóng siêu âm phát ra từ các que cảm biến.

-Thƣớc đo tự động beam đƣợc kết nối với bộ điều khiển bằng dây kết nối

Thƣớc đo beam có giá đỡ và các mặt bên, đặc biệt có hệ thống đƣờng ray giúp
dầm di chuyển.

Chú ý: Tay cầm

Mặt sau của bộ điều khiển

Giá đặt phụ kiện MCP, có móc để treo dây kết nối thƣớc và bộ điều khiển.

-Dây nguồn cung cấp nguồn cho máy tính và dây cung cấp điện cho dầm đo
beam.

Chú ý: Màn hình, bàn phím và máy in kết nối với máy tính từ mặt bên trong
mặt sau của bộ điều khiển.

-Nguồn điện cung cấp chính yêu cầu là 240 V.

60
-Danh sách phụ kiện thiết bị đo khung vỏ xe tai nạn Shark

-Bộ phụ kiện:

Phụ kiện đƣợc đặt trong 2 ngăn kéo. Những phụ kiện này đƣợc thiết kế để kết
nối tới các điểm cần đo trên xe.

Số Số
STT Chi tiết Mô tả STT Chi tiết Mô tả
lƣợng lƣợng

Có đƣờng
Mâm cặp lắp cho
1 CH1 8 23 T25 ren lồng 6
đầu bu lông
vào các lỗ

Có ren
Hình nón lắp vào
2 C20 4 24 SHM8 lồng vào 2
các lỗ
M8

Có ren
Hình nón lắp vào
3 C30 6 25 SHM8F lồng vào 2
các lỗ
M8F

Có ren
Hình nón lắp vào
4 C75S 2 26 SHM10 lồng vào 4
các lỗ
M10

Có ren
5 E25S Nối dài: 25 mm 6 27 SHM10F lồng vào 4
M10F

Có ren
6 E50S Nối dài: 50 mm 6 28 SHM12 lồng vào 4
M12

Có ren
7 E100S Nối dài: 100mm 6 29 SHM12F lồng vào 4
M12F

61
Có ren
8 E200S Nối dài:200mm 4 30 SHM14 lồng vào 2
M14

Nối dài: 400 Có ren


9 E400S 2 31 SHM14F lồng vào 2
mm M14F

Có ren
Kéo dài góc bên
10 A25S 8 32 SHM16 lồng vào 2
phải 25mm
M16

Lắp ngoài bulong Có ren


11 HB45S lớn, chiều dài 2 33 SHM16F lồng vào 2
45mm M16F

Có ren
Lắp ngoài bulong
lồng vào
12 HS45S nhỏ, chiều dài 6 34 SHM12M 2
M12M (
45mm
ren ở giữa)

Có lỗ hình
13 N8 Đai ốc tròn 8 2 35 BHM cầu kết nối 2
với MCP

Thiết bị
14 N10 Đai ốc tròn 10 4 36 SH101 1
MCP

Tấm kết
15 N12 Đai ốc tròn 12 4 37 VWM1 nối 1
McPherson

Dụng cụ
16 N14 Đai ốc tròn 14 2 38 HEX B5 tháo 1
Bulong
đầu tròn

62
5mm

Khóa
17 N16 Đai ốc tròn 16 2 39 AK5 1
Allen 5mm

Dụng cụ
Đai ốc tròn 8 HEX
18 N8F 2 40 khóa T 1
(Đƣờng ren nhỏ) BL5
5mm

Que cảm
Đai ốc tròn 10
19 N10F 4 41 SH102 biến (200 8
(Đƣờng ren nhỏ)
mm)

Đai ốc tròn 12 Miếng


20 N12F 4 42 SP15 6
(Đƣờng ren nhỏ) đệm

Đai ốc tròn 14 Lắp lỗ


21 N14F 2 43 S29S 2
(Đƣờng ren nhỏ) M29

2
Kéo dài
Đai ốc tròn 16
22 N16F 2 44 A35 sang bên
(Đƣờng ren nhỏ)
phải 35mm

Cài đặt phần mềm cho thiết bị đo khung vỏ xe tai nạn Shark

Những hƣớng dẫn dƣới đây chỉ áp dụng cho lần đầu tiên bạn sử dụng hệ thống
này. Bạn kết nối dầm đo beam với bảng điều khiển.

Bật công tắc của bảng điều khiển nút “on” hoặc “1”. Bạn sẽ nhìn thấy màn
hình window hiện ra trƣớc khi phần cài đặt chƣơng trình Shark đƣợc bắt đầu.

Chọn ngôn ngữ thích hợp. Nhấn phím tƣơng úng với ngôn ngữ bạn cần sử
dụng.

Bây giờ bạn đang ở màn hình Welcome. Bạn hãy nhấn phím F1 để tiếp tục.

Bạn sẽ nhìn thấy màn hình “Set- up SharkWin32”.

63
Nhập password bạn muốn nhằm bảo vệ chƣơng trình bạn cài đặt. Sau đó nhấn
phím OK [Return].

Bạn phải nhập lại password lần 2 để xác nhận lại password mà bạn đã chọn.
Sau đó nhấn phím OK [Return].

Tiếp theo đến phần thông tin ngƣời sử dụng. Bạn phải nhập thông tin ngƣời sử
dụng. Để làm công việc này bạn nhấn phím F4 User Information.

Điền thông tin đầy đủ vào các khoảng trống trong các mục. Sau khi hoàn tất
nhấn phím OK [Return]. Những thông tin này sẽ xuất hiện trong báo cáo hƣ
hỏng và sau khi sửa chữa của xe (Hình 10).

Setup Shark W32 window- Information Preview. Đây là phần thay đổi thông
tin lần cuối cùng, nên bạn phải đảm bảo mọi thứ là chính xác nhất.

Nhấn F3 để thay đổi password.

Nhấn F4 để thay đổi thông tin ngƣời sử dụng.

Nhấn F8 để thoát ra khỏi phần này nếu tất cả thông tin đều đã chính xác. Bạn
sẽ quay trở lại màn hình Welcome. Nhấn F8 để thoát khỏi màn hình Welcome
tới kết thúc quá trình cài đặt. Chọn Yes để xác nhận lựa chọn của bạn và bắt
đầu vào chƣơng trình Shark.

Khi ở trong màn hình “Setup SharkWin32” bạn có thể:

Bạn có thể thay đổi password của bạn để bảo mật. Nhấn phím F3 để thay đổi
password.

Bạn có thể thay đổi số điện thoại, số fax. Nhấn phím F4 đê thay đổi thông tin
ngƣời sử dụng.

Sau khi bạn đã thực hiện tất cả mọi sự thay đổi của bạn. Nhấn F8 để thoát khỏi
chƣơng trình cho tới khi bạn thấy một bảng xác nhận lựa chọn của bạn tới kết
thúc quá trình cài đặt. Sau khi xác nhận xong chƣơng trình Shark sẽ đƣợc khởi
động lại.

Sử dụng hệ thống đo khung vỏ xe tai nạn Shark

64
Dầm đo beam đƣợc đặt dọc theo chiều dài của xe ở phía dƣới gầm xe

Thước đo tự động Beam của thiết bị do khung vỏ xe tai nạn Shark

Chú ý: Khi vào màn hình sửa chữa bạn phải chọn vị trí mặt trƣớc của dầm đo
Shark Beam tới đầu xe hoặc đuôi xe.

Kết nối dầm đo Beam tới bộ điều khiển bằng dây kết nối. Nhớ đúng vị trí của
đầu nối dây. Kết nối đầu còn lại của dây tới dầm đo Beam để cung cấp nguồn
điện cho dầm đo Beam.

Sau khi kết nối tới bộ điều khiển nguồn điện 240V. Bật công tắc nguồn của bộ
điều khiển ở trạng thái “on” hay “1”.

Kiểm tra điện tới máy tính và máy in bằng chỉ dẫn của đèn trên nó. Nếu đèn
không sáng kiểm tra lại công tắc On/ Off.

Màn hình đầu tiên sẽ hiện ra bắt đầu hệ thống đo khung vỏ xe tai nạn Shark
nhƣ là màn hình “Slection Language” (Lựa chọn ngôn ngữ).
65
Màn hình lựa chọn ngôn ngữ của hệ thống Shark

Chọn ngôn ngữ thích hợp bằng cách nhấn phím số tƣơng ứng với ngôn ngữ
muốn chọn (Trang giúp thiết lập ngôn ngữ chuẩn), khi đó màn hình chọn ngôn
ngữ sẽ không hiện ra nữa.

Sau khi lựa chọn ngôn ngữ thì màn hình “Welcome” sẽ tự động hiện ra.

Màn hình này chào mừng bạn đến với hệ thống đo bằng máy tính điện tử
Shark . Trên đó có 4 khu vực tại màn hình của chƣơng trình bạn cần phải chú
ý.

Bản đồ chƣơng trình Shark: Chỉ ra phần chƣơng trình mà bạn đang ở trong đó,
hiện khu vực làm việc kế tiếp. Bản đồ chƣơng trình nằm trên đỉnh của màn
hình và màn hình làm việc có màu đỏ.

Màn hình chính: là nơi hầu hết các chƣơng trình làm việc tại đó.

Mục chỉ dẫn: Hiển thị chi tiết và ý nghĩa của các phím chức năng.

Lựa chọn trên màn hình: Các phím chức năng sẽ đƣa tới màn hình làm việc
mà phím đó mô tả.

Phƣơng pháp:

F1: Tiếp tục đi tới màn hình “Shark System”.

F6: Tắt máy tính. Máy tính sẽ tắt tất cả các chƣơng trình đang chạy trên nó.

F8: Thoát màn hình làm việc hiện tại để quay về màn hình làm việc trƣớc đó.
Ở đây sẽ đƣa bạn quay về màn hình Shell có phần Shark Setup.

Màn hình hệ thống đo khung vỏ xe tai nạn Shark

Một sơ đồ không gian 3 chiều của các bộ phận trong hệ thống Shark đƣợc sử
dụng xuất hiện trên màn hình

66
Bạn có thể thấy:

 Bộ điều khiển Shark.

 Dầm đo Beam.

 Đƣờng chạy của thƣớc.

 Dây kết nối

 Que cảm biến cố định mặt dƣới của xe.

 Phụ tùng đo mặt dƣới của khung (Ví dụ McPherson).

Các phím chức năng trong hệ thống đo Shark

F1: Tiếp tục tới màn hình “Shark System”.

F1: Tiếp tục tới mục “Customer Information Entry” để thiết lập một công việc
mới.

67
F2: Xem thiết lập trƣớc (Nếu có giá trị). Chức năng này cho phép bạn quay lại
kết quả đo xe thực hiện lần trƣớc đó, bao gồm các phần đã hoàn thành trƣớc
khi bạn tắt hệ thống Shark.

Khi bạn khởi động lại hệ thống đo Shark và đến màn hình này. Nhấn F2 để
tiếp tục công việc lức trƣớc khi tắt chƣơng trình. Đợi ít phút để chƣơng trình
load lại dữ liệu và bạn sẽ trở về màn hình “Other Points”. Nhấn phím F1 để
tiếp tục quá trình đo.

F3: Lấy lại một công việc đã làm. Chức năng này cho phép bạn lấy lại một
công việc đã làm để tiếp tục chẩn đoán hoặc sửa chữa. Bạn có thể in ra một
báo cáo hƣ hỏng và một báo cáo sửa chữa

F4: Bảo mật. Đây là nơi thay đổi những thứ đã làm.

F6 Thoát khỏi Window (Tắt máy tính). Đóng tất cả các chƣơng trình chạy và
tắt máy tính.

F8 Thoát khỏi màn hình làm việc hiện hành và quay lại màn hình trƣớc đó.

Màn hình nhập công việc của thiết bị đo shark

68
F1 Khách hàng.

Khách hàng mới/ Công việc mới.

Ý nghĩa:

Ý nghĩa của cửa sổ “Customer Information Entry” là ghi lại tên khách hàng,
địa chỉ, hợp đồng bảo hiểm và giấy đăng ký…Tất cả những thông tin trên sẽ
có trong phần báo cáo hƣ hỏng và báo cáo sửa chữa sau này. Để lên kế hoạch
sửa chữa báo giá và thông báo cho khách hàng về tiến độ thời gian cũng nhƣ
mức độ hỏng của xe.

Đề nghị bạn phải hoàn thành tất cả các thông tin trong cửa sổ “Customer
Information Entry”.

Chú ý:

Có thể tiếp tục chƣơng trình trƣớc khi không hoàn thành bảng này. Khi đó
nhấn phím OK [Enter]. Một tin nhắn sẽ xuất hiện trên màn hình, hỏi bạn xác
nhận lựa chọn của bạn bằng cách nhấn phím tƣơng ứng với chỉ dẫn.
69
Máy tính sẽ tự động đặt tên một ngƣời dùng là “AAAAAA”.

Nhấn phím Yes tới tiếp tục, không cần hoàn thành bảng thông tin và đi tới
màn hình làm việc tiếp theo.

Nhấn No để từ chối và nhập thông tin.

Chú ý: Thông tin trong cửa sổ “Customer Information Entry” có thể thay đổi
cho tới phần tạo ra và in ra báo cáo hƣ hỏng và báo cáo sửa chữa. Chúng ta
không thể thay đổi thông tin khi đã đến phần đó.

Cách thao tác thiết bị đo Shark:

Nhập thông tin công việc thích hợp vào mỗi vùng theo chỉ dẫn.

Nhấn phím Tab để di chuyển tới vùng thông tin tiếp theo.

Nhấn phím Shift + Tab để quay lại vùng thông tin trƣớc đó.

Nhấn phím BackSpace để xóa đi ký tự hoặc Del nếu phím number lock đang
đƣợc bật sáng.

Nhấn phím Ok [Enter] sau khi hoàn thành tất cả các thông tin và phần mềm sẽ
tự động đƣa bạn đến cửa sổ màn hình “Vehicle Selection” (Chọn xe).

Nhấn phím Cancel [ESC] để bỏ đi tất cả những gì bạn đã nhập vào và quay về
màn hình Job Entry Preview.

F2 Danh sách những khách hàng đã sử dụng, đây là nơi lƣu thông tin khách
hàng giứ cho nhân viên chăm sóc khách hàng lên lịch hỏi thăm về mức độ hài
lòng sau khi sửa chữa

Những khách hàng đã sử dụng/ Công việc mới.

Ý nghĩa:

Đây là phần đặc biệt hữu ích cho phép tìm tới những khách hàng đã từng sử
dụng chƣơng trình.

Chọn một khách hàng đã tồn tại trong bảng dữ liệu mang theo tất cả những dữ
liệu của khách hàng này đã có.
70
Mọi thông tin có thể đƣợc chỉnh sửa trƣớc khi chọn một xe mới.

Cách thao tác thiết bị đo Shark:

Chọn một khách hàng đã tồn tại trong F2 Customer List

Di chuyển tới sự lựa chọn khách hàng bằng cách nhấn phím mũi tên di chuyển
lên hoặc xuống.

Hoặc ấn chữ cái đầu tiên của tên khách hàng mà bạn muốn lựa chọn.

Nhấn lại chữ cái đầu tiên tới bỏ qua tất cả tên khách hàng bắt đầu bằng chữ cái
này.

Nhấn phím Ok [Enter] để chọn tên khách hàng.

Làm tất cả các sự thay đổi cần thiết.

Nhấn Ok [Enter] đi tới cửa sổ “Vehicle Selection”.

F1 MANUFACTURE SCREEN (MÀN HÌNH HIỆN RA CÁC NHÀ SẢN


XUẤT XE HƠI)

71
Ý nghĩa:

Trong cửa sổ “Vehicle Selection”, phần Nhà sản xuất ở phần đầu tiên. Sự
chọn lựa Nhà sản xuất có màu sáng

Cách thao tác thiết bị đo Shark:

Chọn một nhà sản xuất từ bảng dữ liệu. Di chuyển lựa chọn lên hoặc xuống
nhờ các phím mũi tên di chuyển.

Hoặc nhấn chữ cái đầu tiên của Nhà sản xuất mà bạn muốn lựa chọn.

Nhấn tiếp chữ cái đầu tiên đó sẽ đến các Nhà sản xuất xe tiếp theo có chữ cái
đầu tiên.

Ví dụ: Nhấn C đến Cadilac

Nhấn tiếp C đến Chevrolet

Nhấn tiếp C đến Chrysler


72
Nhấn tiếp Citroen

Nhấn phím Ok [Enter] chọn Nhà sản xuất xe hiện sáng đèn và sẽ tự động đƣa
đến lựa chọn các dòng xe của Nhà sản xuất này.

Nhấn phím Cancel [Esc] tới quay trở lại màn hình “Job Entry”.

F2 MODELS CREEN (F2 MÀN HÌNH CÁC DÒNG XE CỦA MỖI


HÃNG)

Ý nghĩa: Trong cửa số “Vehicle Selection” thanh Models in nổi ở phía trƣớc.
Sự chọn lựa Model tƣơng ứng với model đó hiển thị sáng (Hình 19).

Cách thao tác thiết bị đo Shark:

Chọn các dòng xe từ bảng dữ liệu, di chuyển đèn sáng lựa chọn bằng các phím
mũi tên di chuyển lên hoặc xuống ở bàn phím.

Hoặc nhấn chữ cái đầu tiên của dòng xe mà bạn muốn lựa chọn.

73
Ấn tiếp chữ cái đó sẽ đến dòng xe tiếp theo cũng có chữ cái đầu là chữ cái
này.

Nhấn Ok [Enter] để lựa chọn dòng xe đang sáng đèn và chƣơng trình tự động
đi tới xem trƣớc màn hình “Job Entry”. Nếu tất cả các thông tin là chính xác
nhấn phím F1 để tiếp tục chƣơng trình tới màn hình “Vehicle Preparation”.

Nhấn phím Cancel [Esc] tới trở lại xem trƣớc màn hình “Job Entry”.

F3 Danh sách các xe đã sử dụng trong chƣơng trình kiểm tra hƣ hại
khung vỏ của Shark

Ý nghĩa:

Danh sách của các xe đƣợc tạo ra bởi các chuyên gia sửa chữa khung, lƣu lại
xe với các điểm cộng thêm vào trong khi sửa chữa hoặc tạo ra một dữ liệu
riêng cho một chiếc xe.
74
(Nhìn sự so sánh các kết quả đo và tạo ra dữ liệu mới).

Cách thao tác thiết bị đo Shark:

Chọn một dòng xe từ bảng dữ liệu, di chuyển đèn lựa chọn lên hoặc xuống
nhờ các phím mũi tên di chuyển trên bàn phím.

Hoặc nhấn phím chữ cái đầu tiên của tên dòng xe mà bạn muốn chọn.

Nhấn tiếp chữ cái đó sẽ đến dòng xe tiếp theo có chữ cái đầu là chữ cái này.

Nhấn phím Ok [Enter] tới lựa chọn dòng xe hiển thị sáng và chƣơng trình sẽ
tự động chuyển sang màn hình “Job Entry Preview”.

Nếu tất cả các thông tin là chính xác nhấn tiếp phím F1 tới màn hình
“Preparation” (Màn hình khung xe sửa chữa).

Nhấn Cancel [Esc] tới trở lại màn hình “Job Entry Preview”.

F4 TẠO RA MỘT BẢNG DỮ LIỆU

Ý nghĩa:

Tại đây sẽ hƣớng dẫn tạo ra một bảng dữ liệu của riêng mình thƣờng đối với
các dòng xe không có trong danh sách các dòng xe có sẵn trong chƣơng trình.

Cách thao tác thiết bị đo Shark:

Xem cách tạo một bảng dữ liệu .

MÀN HÌNH XEM TRƢỚC

Ý nghĩa:

Màn hình xem trƣớc “Job Entry” cho phép bạn xem lại các thông tin đã đƣợc
nhập vào phần công việc. Nếu thông tin đã đƣợc nhập là chƣa chính xác hay
muốn nhập thêm thông tin vào có thể vẫn thay đổi đƣợc (Hình 22).

F1 đƣa tới màn hình xe sửa chữa “Preparation”.

F3 Hiệu chỉnh lại thông tin của công việc. Nhấn phím F3 để hiệu chỉnh lại
thông tin về công nghiệp.
75
F4 Lựa chọn / Thay đổi xe. Nhấn phím F4 tới chọn xe mới hoặc thay đổi các
thông tin của xe.

F8 Thoát về màn hình trƣớc đó.

Cách thao tác thiết bị đo Shark:

Xem lại tất cả các thông tin đã nhập chính xác chƣa:

Khách hàng

Xe

Công việc

Nếu tất cả các thông tin đã chính xác nhấn tiếp phím F1 tới màn hình màn
hình xe “Preparation”.

Nếu một vài khách hàng hoặc thông tin công việc nhập không chính xác.
Nhấn phím F3 để thay đổi lại thông tin công việc (Edit Job Information) để
chỉnh sửa lại chính xác. Nếu xe chọn sai nhấn F4 tới thay đổi chọn lại xe
(Select/ Change Vehicle)

MÀN HÌNH SỬA CHỮA CỦA THIẾT BỊ SHARK

76
Lựa chọn Mechanics In/ Out.

Ý nghĩa:

Phần mền Shark cần biết là xe đã bị tháo các bộ phận (động cơ, hộp số,…).

Hình ảnh minh họa mặt dƣới của sát xi và mặt bên của nó hiện ra trên màn
hình. Mặt bên tay bên trái thể hiện phần dƣới của mặt đáy của sát xi.

Cách thao tác thiết bị đo Shark:

Nhấn phím [Page up] ứng với mechanics in.

Mechanics In

Là ký hiệu xe ở góc trên cùng màn hình bên tay trái chỉ ra hình ảnh xe trên
màn hình là “Mechanics In”. Tất cả các điểm điều khiển là dạng chữ hoa đó là
mechanics in.

Nhấn [Page Down] ứng với mechanics out.

Mechanics Out

77
Ký hiệu xe trên góc trên của màn hình là hình ảnh chiếc xe “Mechanics Out”.
Tất cả các điểm điều khiển là chữ thƣờng đó là mechanics out.

Lựa chọn Mechanics In/ Out- Làm việc với xe đã tháo một bộ phận.

Ý nghĩa:

Bạn có thể đã di chuyển một số bộ phận từ xe, trong trƣờng hợp này phần
mềm Shark cần biết là phần nào của xe ở dạng Mechanics In và phần nào là
Mechanics Out.

Nếu xe bạn đang đo là xe đã tháo dỡ một phần:

Nửa với mechanics in hay nửa với mechanics out. Các kí tự sẽ thay đổi trên
màn hình xe hiện tại.

Cách thao tác thiết bị đo Shark:

Nhấn phím mũi tên bên phải tới “di chuyển” phần mechanics từ phía trƣớc tới
phía sau của xe.

Hoặc nhấn phím mũi tên bên trái tới “di chuyển” phần mechanics từ phía sau
về phía trƣớc của xe.

Mỗi lần ấn mũi tên, đƣờng thẳng đứng sẽ chạy làm tăng phần mechanics out
của xe thì phần mechanics in giảm đi và ngƣợc lại.

Xếp đặt dầm đo Beam của thiết bị kiểm tra mức độ hƣ hại của xe tai nạn
shark

78
Ý nghĩa:

Đặt thƣớc đo tự động Beam

Chú ý vị trí mũi tên trên dầm đo beam

Phía đầu của dầm đo Beam có thể đƣợc đặt phía trƣớc hoặc phía sau của xe
tùy thuộc vào sự áp dụng của bạn.

Chú ý điều này rất quan trọng bạn phải đặt chiều mũi tên của dầm đo Beam
đúng nhƣ chiều mũi tên bạn chọn trên màn hình.

Cách thao tác thiết bị đo Shark:

Nhấn F4 để điều chỉnh hƣớng của dầm đo beam

Trong mục này, Bạn đã chọn nhà chế tạo xe và dòng xe từ chƣơng trình máy
tính và bạn đã phải chọn đúng phần mechanics in và mechanics out trên xe
hiện hành đang thực hiện quá trình đo.

Bạn đặt dầm đo Beam dài theo chiều dọc của xe và đặt trong lòng gầm xe.

79
Quá trình đo các thông số thực tế tại vị trí các điểm trên xe có thể đƣợc bắt
đầu.

Nhấn phím F1 để tiếp tục đến công đoạn chọn đƣờng 0 trên màn hình “ Zero
line”.

Nhấn F1 để tới màn hình chọn đƣờng 0 “Zero Line”.

Nhấn F2 “Help” để đƣợc trợ giúp. Hƣớng dẫn chi tiết trên màn hình này.
Nhấn F8 để thoát khỏi phần Help.

F4 Reverse Beam. Nhìn hƣớng đầu thƣớc trên màn hình quay về phía ngƣợc
lại.

F7 Print. Thông tin chi tiết xem phần các chức năng in “Printing Functions” .

F8 Quit. Quay lại màn hình trƣớc đó.

Màn hình dữ liệu của hệ thống đo khung vỏ xe tai nạn Shark:

Ý nghĩa:

Bạn cần phải chọn 2 điểm đối xứng qua thƣớc không hƣ hỏng (còn nguyên
vẹn) tới tạo thanh một đƣờng trục 0 thứ nhất. Những điểm này nên ở phía
ngƣợc với phần xe bị hƣ hỏng. Đây chính là gốc để tính toán đo các thông số
của các điểm còn lại.

Chú ý:

Cách chọn đƣờng 0 mà nhà sửa chữa khuyên dùng.

Chọn điểm “B” trong trƣờng hợp xe bị hỏng phía đầu.

Chọn điểm “A” trong trƣờng hợp xe bị hỏng phía đuôi.

Những điểm khác có thể đƣợc thay thế phụ thuộc vào sự phù hợp khi sửa
chữa.

Nếu các lỗ tại vị trí các điểm A, B đã bị hƣ hỏng.

80
Đƣờng 0 (Zero Line) luôn luôn đối xứng theo chiều dài và chiều cao của xe.
Chiều rộng có thể không đối xứng.

[F1]Continue- Tiếp tục đƣa tới màn hình “ Reference”- màn hình xem trƣớc,
tham khảo.

[F2] Help- Hƣớng dẫn chi tiết trên màn hình này. Để thoát phần Help, nhấn
phím [F8] Quit.

[F3] Add/ Modify point- Nhấn phím F3 để cộng thêm một điểm tiếp theo so
sánh hoặc chỉnh sửa lại các điểm bạn đã sử dụng (ví dụ: cộng thêm/ xóa bỏ
các điểm để đo trên khung).

F5 Zoom- Phóng to. Lựa chọn này giúp bạn phóng to hoặc thu nhỏ vị trí của
điểm mà bạn đã chọn để đo.

F6 Supplementary Data Sheet- Bổ sung vào bảng dữ liệu. Nhấn phím này để
cộng thêm những thông tin vào một điểm.

F7 Print . Thông tin chi tiết xem phần các chức năng in “Printing Functions”
trang

F8 Quit. Lựa chọn này để thoát khỏi màn hình hiện tại và trở về màn hình
trƣớc.

Cách thao tác thiết bị đo Shark:

Chọn một điểm tới thiết lập (set -up) bằng cách đánh chữ cái ứng với điểm đó
hoặc dùng chuột và click vào điểm đó.

Một hình tam giác có màu chỉ ra điểm đƣợc chọn và xuất hiện một bảng chứa
thông tin thiết lập của điểm đó

Những dữ liệu của điểm này đã đƣợc thiết lập các thông tin hiển thị dƣới đây:

Tên điểm, Vị trí điểm đó ở mặt bên nào của xe, Mechanics In/ Out.

Chú ý: Trong quá trình đo điều này rất quan trọng tới sử dụng chính xác các
phụ kiện để lắp vào điểm cần đo. Không làm nhƣ vậy sẽ đƣa ra kết quả không
chính xác.
81
Các thiết bị cần để đo vị trí của một điểm.

Vào mục các thiết bị đƣợc sử dụng: Nhấn F1 Use Set up Data của xe. Nhìn chi
tiết điểm A

Kết nối que cảm biến tới các thiết bị và đầu dây của que cảm biến cắm vào các
lỗ có đánh số trên dầm đo beam. Và mặt có chứa các cực phát của que cảm
biến hƣớng vào bề mặt cửa dầm đo beam

Số mà que cảm biến cắm trên dầm đo beam sẽ xuất hiện trong hộp “probe
number” (Số của cảm biến). Nếu số của cảm biến không hiện tự động bạn có
thể đánh số của nó bằng cách nhập từ bàn phím

Nhấn Ok [Enter] tới xác nhận lựa chọn.

Lúc này điểm tƣơng ứng với điểm đƣợc chọn sẽ nháy đèn bên mặt bên phải
của hình vẽ của xe và bảng thông tin thiết lập vị trí của điểm hiện ra.

Làm lại các bƣớc trên đối với điểm này.

Sau khi xác định xong các điểm này đƣờng 0 “Zero Line” sẽ đƣợc định nghĩa
là đƣờng thẳng đi qua 2 điểm vừa mới thiết lập.

Sau đó màn hình sẽ tự động chuyển sang màn hình “Reference”.

Hộp thoại thông tin của một điểm.

F3 User Notes- Bảng chú ý ngƣời dùng.

Bảng này cho phép ngƣời đo nhập những chú ý đặc biệt về điểm cần đo. Ví
dụ: Di chuyển các tấm chắn…Thông tin này sẽ đƣợc lƣu lại với file của chủ
xe và có thể có hiệu lực trong công việc tiếp theo.

F4 Zoom. Bảng phóng to. Cung cấp cho ngƣời để xác định điểm một cách
nhanh hơn trên hình của xe.

F5 Photo. Bảng hình ảnh. Cho phép bạn nhìn hình ảnh thực tế trên xe của
điểm bạn cần đo. Hình tam giác màu nhấp nháy sẽ chỉ ra cho bạn điểm đó.

REFERENCE SCREEN (MÀN HÌNH THAM KHẢO CỦA SHARK)


82
Ý nghĩa:

Màn hình Reference chuyển từ màu đỏ sang màu nâu hình 33.

Lựa chọn 2 điểm tham khảo để tiến hành đo thông số của 2 điểm này (Trong
trƣờng hợp hƣ hỏng nặng thì một điểm có thể đƣợc chọn).

Chọn điểm tham khảo thứ 2 phụ thuộc vào tình trạng hƣ hỏng của xe.

Những điểm này sẽ nằm tại các vị trí không bị hƣ hỏng của xe và nằm gần
vùng bị tai nạn nhất.

F1 Continue – Tiếp tục đến màn hình “Other Point”.

F2 Help – Hƣớng dẫn chi tiết trên màn hình. Thoát khỏi phần Help nhấn phím
F8 Quit.

F3 Add/ Modify Point. Cộng thêm hoặc chỉnh sửa các phụ kiện đi kèm lắp vào
điểm đó.

F5 Zoom. Tới phóng to điểm đã đƣợc chọn.

83
F6 Supplementary Data Sheet – Bổ sung các thông tin của điểm đƣợc chọn để
đo.

F7 Print. Thông tin chi tiết xem phần các chức năng in “Printing Functions”
trang 48.

F8 Quit – Quay lại màn hình trƣớc đó.

Cách thao tác thiết bị đo Shark:

Lặp lại các bƣớc nhƣ trong phần lựa chọn các điểm tham khảo.

Chọn điểm (Ví dụ điểm A).

Các thiết bị gắn vào vị trí điểm đó.

Gắn que cảm biến vào các thiết bị này.

Kết nối que cảm biến với lỗ ở trên dầm đo beam.

Xác nhận số của lỗ lựa chọn bằng cách nhấn phím Ok [Enter].

Lặp lại quá trình này với điểm ở mặt bên.

(Nếu chỉ có một điểm duy nhất không bị hƣ hỏng đƣợc chọn lựa). Cancel
[Esc] thoát khoải bảng thông tin của điểm đo, sau đó nhấn phím F1 Continue,
một tin nhắn sẽ xuất hiện tới xác nhận lựa chọn của bạn với một điểm tham
khảo duy nhất.

2 điểm nằm trên đƣờng 0 (Zero line) và 2 điểm (1 điểm) tham khảo là đủ để
máy tính tính toán.

Bây giờ hệ thống đã có những điểm cần thiết để tiến hành đo.

Hệ thống sẽ tự động chuyển đến màn hình “Other Points”.

Chú ý: Trƣớc khi đo các điểm nằm trên đƣờng 0 và các điểm tham khảo phải
là những điểm không bị hƣ hỏng. Ngoài 2 điểm trên đƣờng 0 (zero line) thì hệ
thống cần có 2 điểm khác gần chỗ hƣ hỏng nhất nhƣng vẫn còn nguyên vẹn để
đảm bảo rằng chiều cao và đƣờng tâm không bị nghiêng.

84
Màn hình Other points của thiết bị đánh giá độ hƣ hại của khung vỏ xe tai nạn
Shark

Ý nghĩa:

Màn hình Other Points bây giờ sẽ sáng đèn màu đỏ sang màu xám

Màn hình này cho phép bạn định rõ vị trí của các que cảm biến tại các điểm đã
lắp đặt trên khung xe.

Thông thƣờng, bạn dùng màn hình này để định rõ vị trí của các que cảm biến
tại các bộ phận bị hƣ hỏng của xe.

Bạn có thể chọn 8 điểm để đo.

F1 Continue – Đƣa bạn tới màn hình “Measure Vehicle”.

F2 Help – Hƣớng dẫn chi tiết trên màn hình. Thoát khỏi màn hình Help nhấn
phím F8 Quit.

85
F3 Add/ Modify Point – Cộng thêm các điểm để so sánh hoặc chỉnh lại các
thiết bị phụ tùng lắp ráp tại điểm đó (cộng thêm/ bỏ đi phần nối thêm với que
cảm biến xem trang 42).

F5 Zoom – Cho phép phóng to hoặc thu nhỏ điểm đã lựa chọn.

F6 Supplementary Data Sheet – Bổ sung vào bảng dữ liệu. Cho phép thêm
thông tin về điểm đã chọn.

F7 Print- Thông tin chi tiết xem Các chức năng in “Printing Functions” trên
trang 48.

F8Quit – Thoát khỏi màn hình hiện tại quay lại màn hình trƣớc đó.

Cách thao tác thiết bị đo Shark:

Lặp lại các bƣớc thực hiện nhƣ mô tả trƣớc với việc lựa chọn điểm.

Lựa chọn điểm (Ví dụ: Nhấn phím L).

Kết nối các phụ kiện đi kèm.

Kết nối tiếp với que cảm biến.

Kết nối que cảm biến với lỗ trên dầm đo beam.

Xác nhận số que cảm biến cắm trên dầm đo beam bằng cách nhấn phím Ok
[Enter].

Lặp lại quá trình trên với các điểm khác.

Lựa chọn điểm còn lại mà bạn muốn đo.

Trong trƣờng hợp này điểm cần đo phải đƣợc đăng ký với máy tính.

Tất cả đã sẵn sàng tới đo thông số của các điểm trên.

Nhấn phím F1 Continue – Tiếp tục tới màn “Measure Vehicle”- Đo các thông
số của xe.

Màn hình đo thông số xe của thiết bị kiểm tra đánh giá tỉ lệ hƣ hỏng xe tai nạn
Shark.
86
Quá trình đo đã bắt đầu. Bạn có thể nghe thấy tiếng phát ra từ que cảm biến
phát sóng siêu âm gửi tới thƣớc đo beam.

Sau một vài giây, kết quả đo sẽ hiện ra trên màn hình.

Giá trị hiển thị trên mặt bên phải của màn hình

Kết quả đo thông số của các điểm sẽ có sự sai lệch giữa thông số của điểm đo
đƣợc và thông số của điểm đó lấy từ bản vẽ của nhà sản xuất.

Sự sai lệch là do điểm đó đã bị hƣ hỏng và tính theo đơn vị mm.

Nếu tại ô Dev ở các 3 cột các giá trị đều là “0” chứng tỏ thông số điểm đó đo
đƣợc chính xác với thông số có trong máy tính. Nhƣng điều này hiếm gặp
trong thực tế.

Sự khác nhau có thể thấy khi đo các xe mới hoặc các xe đã bị hƣ hỏng. Sự sai
khác có thể là do sai số của nhà chế tạo hoặc dòng xe khác nhau. Do đó các
thông số của điểm đo đƣợc bao giờ cũng có sự sai lệch.
87
F1 Re-measure. Tiến hành đo lại thông số của các điểm.

F2 Fulling screen. Đi tới màn hình “Pulling”. Quay lại màn hình “Measure
Vehicle” nhấn phím F8 Quit. Hƣớng dẫn chi tiết xem tại trang 36.

F3 Diagnostic – Chẩn đoán. Đƣa bạn tới hình vẽ nơi mà nguồn phát không gửi
đƣợc tín hiệu của nó tới nguồn nhận.Theo dõi “Trouble Shooting” trên trang
56.

F4 Clear Data. Xóa dữ liệu. Xóa dữ liệu đã bị tích lũy và chỉ những điểm đang
đƣợc đo mới xuất hiện trên màn hình.

F6 End – Bỏ qua công việc hiện tại và xóa bỏ tất cả các thiết lập, kết quả. Một
lời nhắn hiện ra hỏi bạn có xác nhận lựa chọn của mình.

F7 Print – Thông tin chi tiết xem phần Các chức năng in “Printing Functions”
trang 48.

F8 Quit – Thoát khỏi màn hình hiện tại trở lại màn hình trƣớc đó.

Phân tích kết quả đo của thiết bị shark

Trong cột thông số chiều dài .

Mũi tên ở phía trƣớc số để chỉ ra rằng độ lệch của điểm tới đƣờng 0.

Ví dụ:

Điểm “ L” bên trái hiển thị không có sai lệch về chiều dài.

Điểm “L” bên phải hiển thị →1mm. Sai lệch so với đƣờng chuẩn là 1mm tính
theo chiều dƣơng của thƣớc.

88
Trong cột thông số chiều rộng (hình 35A).

Độ lệch của kết quả đo đã định sẵn một trong 2 vị trí là trên số 0 (dƣơng) hoặc
là dƣới số 0 (âm).

Ví dụ:

Điểm “L” bên trái lệch 27 mm so với đƣờng tâm (rộng hơn)

Điểm “L” bên phải lệch -28 mm so với đƣờng tâm (hẹp hơn).

Trong cột thông số chiều cao (hình 35A)

Mũi tên đi xuống chỉ điểm đó đang quá thấp.

Mũi tên đi lên chỉ điểm đó đang quá cao.

Ví dụ:

Điểm “L” trái ↓ 4mm. Điểm L thấp hơn 4 mm so với chiều cao lý thuyết.

Điểm “L” phải ↑1mm. Điểm L cao hơn 1mm so với chiều cao lý thuyết.

Khi sửa chữa luôn luôn cố gắng đạt tới độ lệch bằng 0 và đó là phƣơng pháp
chính xác và lô gic nhất.

Chú ý: Độ lệch của các điểm đã đƣợc đo sẽ đƣợc tích lũy hiển thị trên màn
hình “Measurement”.

Những điểm thuộc đƣờng 0 sẽ xuất hiện màu vàng.

2 điểm lấy tiếp theo để xác định đƣờng tâm của xe sẽ xuất hiện màu vàng.

Các điểm khác đang đƣợc đo sẽ xuất hiện màu trắng.

Kết quả đo của điểm trƣớc đó sẽ xuất hiện màu xanh.

Điều hỉnh hiển thị kết quả đo của thiết bị đánh giá mức độ hƣ hỏng khung
vỏ xe tai nạn Shark.

Nếu bạn muốn thêm thông tin chi tiết về điểm đã đo, nhấn phím tƣơng ứng với
điểm đó trên bàn phím. (Ví dụ: Điểm L, nhấn phím L).
89
Trong bảng sẽ xuất hiện trên màn hình của xe ở phía bên trái màn hình là các
thông số của một điểm vừa mới đo.

Thông số lý thuyết

Thông số đo

Độ sai lệch giữa thông số lý thuyết và thông số đo.

Cho cả 2 điểm phía bên trái và bên phải.

Nếu bạn muốn nhìn hình ảnh về hƣớng di chuyển độ dài của của điểm vừa đo
so với lý thuyết nhấn phím F10 Graphic. Để xem điểm phía còn lại nhấn tiếp
phím tƣơng ứng với điểm đó trên bàn phím một lần nữa.

Chú ý: Mỗi đƣờng tròn tƣợng trƣng cho 10 mm độ sai lệch.

Sử dụng shark để Đo thêm các điểm khác:


90
Nếu bạn cắm hết tất cả 12 lỗ trên thƣớc đo beam bạn có thể đo đƣợc thông số
của 12 điểm. (2 điểm thuộc đƣờng 0, 2 điểm tham khảo xác định đƣờng tâm
và 8 điểm khác). Nếu bạn muốn đo thêm một điểm nữa bạn cần phải di
chuyển một que cảm ứng từ một điểm đo trƣớc sang vị trí điểm đo mới.

Chú ý:

Bạn phải chắc chắn đang ở màn hình “Other Points”. Chữ này sẽ chuyển từ
màu đỏ sang màu xám.

Cách thức thực hiện: Nhấn F8 Quit để thoát khỏi màn hình Vehicle Measure
quay về màn hình Other Points.

Di chuyển một điểm đo trƣớc đó bằng cách nhấn phím của điểm đó tƣơng ứng
trên bàn phím.

91
Khi đó sẽ hiện lên bảng thông tin thiết lập của điểm. Bạn nhấn phím Delete
Probe tiếp theo nhấn phím Enter. Bạn phải chú ý số của que cảm biến sẽ bị
mất đi. Sau đó nhấn phím Ok [Enter]

Trên hình ảnh của xe các điểm bị xóa đi sẽ chuyển từ màu trắng sang màu
xanh.

Và các thông số đã đo của điểm này vẫn sẽ giữ nguyên do vậy bạn không phải
đo lại thông số của điểm này khi bạn muốn đo lại.

Một phƣơng pháp khác đó là bạn chọn một điểm mới mà bạn muốn đo sau đó
bạn nhập số của que cảm ứng tƣơng ứng và nhấn phím Ok [Enter]. Một hộp
tin nhắn sẽ hiện ra bảo cho bạn phài di chuyển que cảm biến lắp tới vị trí điểm
đó. Đây là cách làm nhanh để cộng hay xóa đi một điểm.

Chấp nhận một điểm mới mà bạn muốn đo sau đó chuyển sang màn hình
“Measure Vehicle” bằng cách nhấn phím F1 Continue.

PULLING SCREEN - MÀN HÌNH HƢỚNG KÉO NẮN KHUNG VỎ CỦA


SHARK

92
Ý nghĩa:

Cho phép bạn nhìn sơ qua về vị trí của điểm đã đo theo 3 kích thƣớc bằng giản
đồ.

Cách thao tác thiết bị đo Shark:

Trong màn hình “Measure Vehicle” Nhấn F2 chuyển sang màn hình “Pulling
Screen”.

Hình ảnh xe sẽ xuất hiện trên màn hình (Hình 38) và vị trí của điểm đƣợc biểu
diễn.

Thông số chiều dài có màu đỏ.

Thông số chiều rộng có màu tím.

Thông số chiều cao có màu vàng chỉ ra điểm đó cao hơn điểm lý thuyết và
màu xanh chỉ ra điểm thấp hơn điểm lý thuyết.
93
Chiều dài mũi tên chỉ ra vị trí gần đúng của điểm (Ví dụ 12mm chiều dài mũi
tên = 12 mm chiều dài của điểm đó đo đƣợc so với lý thuyết).

Nếu điểm đó bị hƣ hỏng nặng, độ sai lệch với lý thuyết lớn hơn 26mm sẽ xuất
hiện mũi tên dạng dƣới:

Ví dụ cho chiều dài :

Ví dụ cho chiều rộng

Mũi tên và đƣờng tròn sẽ giảm kích thƣớc khi xe đƣợc sửa chữa. Điểm sẽ trở
về vị trí chính xác khi mũi tên và đƣờng tròn không xuất hiện.

Bạn có thể nhìn trên bảng thông số đo khi bạn sửa chữa để nhìn chính xác vị
trí của điểm đó trong quá trình sửa chữa.

Cách thao tác thiết bị đo Shark:

Nhấn phím chữ cái tƣơng ứng với điểm mà bạn muốn kiểm tra.

Thông số đo của điểm sẽ xuất hiện trong một bảng có chia thành các ô tại vị
trí giữa màn hình. Nhấn lại phím chữ cái đó một lần nữa để chuyển sang điểm
ở mặt bên kia và xem kết quả đo của điểm đó. Nhấn Esc làm mất bảng này.

Trong quá trình kéo nắn các kết quả đo của các điểm vẫn đƣợc tiếp tục đo.
Mỗi lần kéo máy tính sẽ đo lại và ghi lại kết quả đo. Nếu có sự nhầm lẫn sẽ
xuất hiện từ “ STOP” trên màn hình.

Chú ý: Khi từ stop xuất hiện trên màn hình có nghĩa là những dữ liệu bạn cập
nhật không chính xác (Ví dụ bạn di chuyển que cảm biến quá nhanh). Bạn
phải đợi quá trình kéo tiếp theo khi Shark có thể đo lại đƣợc các thông số.

Lựa chọn hiển thị

Tọa độ X/ Y của điểm.

94
Vị trí của điểm có thể đƣợc hiển thị theo 2 cách khác nhau bằng cách nhấn
phím F4.

95
F4 X/Y Point View. Tọa độ điểm chia thành chiều dài X và chiều rộng Y và
đƣờng tròn biểu diễn độ cao

F4 Vector Point View Xem điểm ở dạng vector. Vị trí của điểm sẽ đƣợc tổng
hợp lại thành một vector và một vòng tròn biểu diễn độ cao.

Xem màn hình ở dạng vector có thể giúp bạn xác định đƣợc góc cũng nhƣ
hƣớng kéo để khôi phục lại những hƣ hỏng.

F1Continue – đƣa bạn tới màn hình “Zoom Pulling” – màn hình phóng to
hƣớng kéo.

F3 Diagnostic. Nhấn phím này sẽ đƣa bạn tới màn hình mà bộ phát sóng siêu
âm không thể gửi đƣợc tín hiệu của nó tới bộ nhận. Xem thêm phần “Trouble
Shooting” trên trang 56.

F4 X/ Y Point View- F4 Vector Point View (xem phần trên).

F8 Quit. Thoát khỏi màn hình hiện tại trở về màn hình trƣớc đó.

96
ZOOM PULL SCREEN - MÀN HÌNH PHÓNG TO HƢỚNG
KÉO KHUNG XE TAI NẠN CỦA THIẾT BỊ SHARK.

Ý nghĩa:

Phần này cho phép bạn kiểm tra tất cả các điểm đã đo. Nó cho phép xem tới
12 điểm và cho phép nhìn thấy độ sai lệch của điểm đó so với lý thuyết .

Cách thao tác thiết bị đo Shark:

Trong màn hình “Pulling” nhấn phím F1 để tiếp tục.

Tất cả 12 điểm đã đƣợc đo sẽ xuất hiện trên màn hình.

Bỏ đi một điểm trên màn hình nhấn phím chữ cái điểm đó trên bàn phím.

Máy tính sẽ bỏ đi cả điểm bên trái và bên phải. Nếu muốn bỏ đi điểm ở một
mặt bạn dùng chuột di chuyển điểm đó ở thanh dƣới màn hình. Mỗi điểm có
thể đƣợc tắt đi tới cho một điểm hiển thị trên toàn màn hình.
97
Lựa chọn hiển thị:

Hình ảnh đƣợc hiển thị trên màn hình “Zoom Pull” dạng chuẩn là cách xem
điểm theo trục X và Y. Nếu bạn muốn xem điểm ở dạng vector bạn phải
chuyển sang màn hình “Pulling”.

F3 Diagnostic. Nhấn phím này sẽ đƣa bạn tới màn hình mà bộ phát sóng siêu
âm không thể gửi đƣợc tín hiệu của nó tới bộ nhận. Xem thêm phần “Trouble
Shooting”

F4 X/ Y Point View- F4 Vector Point View

F8 Quit. Thoát khỏi màn hình hiện tại trở về màn hình trƣớc đó.

COMPARATION MEASURING – SO SÁNH KẾT QUẢ ĐO CỦA


SHARK VỚI THÔNG SỐ XE CỦA HÃNG

F2 Mark Point – Khởi đầu của việc thêm một điểm vào hình vẽ của xe.
98
Ý nghĩa:

Hệ thống kiểm tra mức độ thiệt hại của khung vỏ xe tai nạn Shark có dữ liệu
kích thƣớc bạn cần để sửa chữa một chiếc xe trở lại nhƣ trƣớc khi bị tai nạn. Ở
đây có thể là một điểm mà bạn muốn đo nhƣng không có dữ liệu trong máy
tính.

Điểm này hay bất kỳ điểm nào trên xe bạn cần để lắp các thiết bị phụ tùng
Shark có thể đo đƣợc.Thiết bị đo Shark cho phép tới 8 điểm với các điểm đã
mô tả cộng thêm vào hình vẽ xe và tiến hành đo. File này có thể đƣợc lƣu lại
và dùng cho công việc tƣơng lai kết hợp với bộ kéo nắn khung xe tai nạn của
Blackhawk hoặc bộ kéo nắn khung xe tai nạn của Doocar, hoặc bất kỳ bộ kéo
nắn khung xe tai nạn của hãng nào.

F3 Data Table – Hiển thị số dữ liệu của tất cả các điểm trên xe. Chi tiết về
điểm này cũng có thể đƣợc chỉnh sửa trên màn hình này.

F6 Save User Vehicle- Lƣu lại ngƣời dùng xe này, điều này sẽ cần thiết cho
công việc tƣơng lai.

F8 Quit – Thoát khỏi màn hình này và trở về màn hình trƣớc đó.

Cách thao tác thiết bị đo Shark

99
Trong màn hình “Zero Line”, “Reference”, “Other Points”. Bạn có thể thêm
một điểm vào với mục đích so sánh kết quả đo. Nhấn phím F3 Add/ Modify
Point.

Khi đó sẽ đƣa tới màn hình Add/ Modify. Nơi mà bạn sẽ chọn vị trí đặt của
điểm trên hình vẽ. Chú ý con trỏ dạng dây tóc chéo màu đỏ hiện lên ở mặt
dƣới của hình vẽ khung. Dùng phím mũi tên trên bàn phím để di chuyển
quanh hình vẽ.

Nhấn đồng thời phím Ctrl và phím mũi tên giúp di chuyển con trỏ nhanh.

Nhấn đồng thời phím Shift và phím mũi tên giúp di chuyển con trỏ chậm.

Hoặc dùng chuột để di chuyển con trỏ đến nơi mà bạn muốn và kích chuột.

Sau đó nhấn phím F2 Mark Point. Ngay lập tức một bảng điểm mới hiện ra
với F1 Point Details (Hình 45) ở trƣớc màn hình.

Di chuyển giữa các danh sách sử dụng phím Tab và gắn tên điểm chính xác
với các phụ kiện đi kèm tới đo một điểm.
100
Tên điểm

Các phụ kiện

Thiết bị nối dài

Tại mỗi mục danh sách sáng đèn bạn có thể di chuyển lên hoặc xuống để chọn
các thiết bị nhờ phím mũi tên hoặc nhấn phím chữ cái ứng với chữ cái đầu tiên
của thiết bị đó.

Chú ý:

Nếu các thiết bị phụ tùng, thiết bị nối thêm bị nhập sai bạn có thể nhấn F12
Clear Last hoặc dùng phím Backspace trên bàn phím.

Nếu bạn biết giá trị chiều dài, chiều rộng, chiều cao của nhà sản xuất của điểm
bạn chọn so với đƣờng 0. Bạn có thể nhập giá trị đó vào vùng phía dƣới hoặc
nhập giá trị đo đƣợc thực tế sau khi bạn đã đo ở màn hình “Measure Vehicle”.
Giá trị hiện ra trong các ô sẽ đƣợc tự động tính toán bởi chƣơng trình.

Sau khi bạn nhập chi tiết của điểm bạn muốn thêm vào điểm đối diện ở mặt
bên kia bạn chọn Yes trong hộp thoại Copy. Nếu chƣa có chữ Yes nhấn phím
F10 tới Copy.

Measuring comparation points - Kết quả so sánh giữa các điểm

101
Lƣu lại file để sử dụng trong quá trình kéo nắn khung xe tai nạn.

Bây giờ bạn đã có:

Thêm các điểm tới hình vẽ

Thông số đo các điểm này.

Bảng chứa các giá trị đo thực tế của các điểm.

Bây giờ bạn có thể sử dụng những điểm so sánh này cho một công việc khác.
Do đó bạn sẽ lƣu lại file này thành file User Vehicle. Chắc chắn tất cả các dữ
liệu đã đƣợc nhập ví dụ các kích thƣớc của điểm trƣớc khi lƣu lại.

Cách thao tác thiết bị đo điện tử Shark

102
Trong màn hình “ Add/ Modify” nhấn phím F6 Save User Vehicle.

Một hộp thoại save user vehicle xuất hiện bạn nhập vào những mục cần thiết
sau đó nhấn phím Ok [Enter].

Cộng thêm hoặc bỏ đi các thiết bị kéo dài.

103
Tại vị trí lắp các thiết bị kéo dài để đo thông số của điểm ta có thể bỏ đi hay
thêm vào thiết bi kéo dài. Bạn có thể thêm vào hoặc thay đổi các thiết bị kéo
dài này.

Chú ý: Trong phần này bạn cũng có thể thay đổi hƣớng của que cảm biến
bằng thiết bị McP đối với các điểm đo tại vị trí trên cao nhƣ các điểm ở gần
động cơ.

104
Trong màn hình “Datum”, “Reference”, “Other Point”. Bạn có thể thay đổi
thiết bị kéo dài bằng cách nhấn phím F3Add/ Modify Point. Khi đó màn hình
“Add/ Modify” sẽ hiện ra, bạn nhấn phím chữ cái trên bàn phím tới thay đổi
thiết bị kéo dài.

Sau đó nhấn phím F1 Point Details một bảng chi tiết của điểm sẽ hiện ra.

Trong một danh sách thiết bị kéo dài bạn chỉ có thể chọn các thiết bị kéo dài
bạn muốn. Nếu bạn muốn xóa bỏ thiết bị nối dài nhấn phím F12 Clear Last
Acc. Thiết bị nối dài hiển thị màu vàng và đang đƣợc nhìn sẽ bị xóa đi. Bạn
không thể thay đổi hoặc xóa bỏ các thiết bị phụ tùng lắp tại điểm đó.

Để chọn thiết bị nối dài bạn di chuyển mũi tên tới thiết bị bạn muốn chọn hoặc
bạn dùng chuột click vào thiết bị muốn chọn hoặc nhấn phím tƣơng ứng với
chữ cái đầu của thiết bị.

105
Nhấn phím Ok [Enter] xác nhận những thay đổi của bạn. Trở lại chƣơng trình
chính nhấn phím F8 Quit.

CREAT A DATASHEET - TẠO MỚI MỘT DỮ LIỆU

Ý nghĩa:

Với hệ thống đo điện tử Shark bạn có thể tạo một dữ liệu xe cho riêng mình và
lƣu lại để tham khảo. Việc này rất hữu ích để sửa chữa những xe dài nhƣ
Limousins, Race car. Những xe mà chƣa có hình vẽ trong hệ thống Shark.

Chính điều này giúp cho thiết bị đo và đánh giá độ hƣ hỏng của khung xe
Shark trở thành một sản phẩm dẫn đầu trong ngành sửa chữa ô tô, không cần
tài liệu chuyên sâu về chế tạo của từng hãng nhƣng vẫn có một cơ sở dữ liệu
đày đủ và phong phú đủ để đáp ứng đƣợng hầu hết các dòng xe hiện nay.

Xe mà bạn muốn tạo dữ liệu phải là xe không bị hƣ hỏng hoặc xe mới.

Shark đã và đang trở thành một trợ thủ đắc lực của các hệ thống kéo nắn
khung xe tai nạn trên thế giới.

Để tạo dữ liệu một chiếc xe mới bạn phải biết những điều dƣới đây:

Trên xe:

2 điểm nào bạn sẽ dùng để làm đƣờng chuẩn.

(Các điểm này thƣờng là điểm ở đằng sau bánh xe trƣớc và phía trƣớc của
bánh xe sau. Những điểm này đối xứng theo chiều dài và chiều cao. Một điểm
dùng để làm chuẩn khi va chạm xe ở phần sau, một điểm dùng để làm chuẩn
khi va chạm xe ở phần đầu. Thƣờng là 2 điểm A và B)

2 điểm tham khảo để xác định đƣờng tâm của xe.

Các điểm khác mà bạn muốn đo thông số.

Chú ý:

Bạn có thể in ra hình vẽ xe với các điểm chính mà bạn thiết lập. Điều đó sẽ
giúp đỡ bạn hoàn thành hình vẽ chiếc xe trên máy tính.
106
Bạn nhập đầy đủ các thông tin trong cửa sổ Customer Information Entry. Sau
đó nhấn phím Ok [Enter].

Từ cửa sổ Vehicle Selection có 3 phƣơng pháp để lựa chọn hình vẽ của xe và


dữ liệu sử dụng cho sự tạo mới một bảng dữ liệu của bạn.

F9 hình ảnh chung không có các điểm hay dữ liệu cho trƣớc.

Cách thao tác thiết bị đo điện tử Shark bằng bàn phím

Từ cửa sổ Vehicle Selection nhấn phím F4 Creat DataSheet – Tạo một bảng
dữ liệu mới.

Bảng Creat DataSheet đƣợc kích hoạt và tất cả các thông tin phải đƣợc điền
đầy đủ.

Bạn nhấn vào phần F9 Generic Graphic – no point data buttong has been
selected.

Chọn Ok [Enter] và chuyển đến bƣớc tiếp theo của việc.

F10 Chọn hình ảnh của loại xe nhƣng không có điểm và dữ liệu cho sẵn.

Từ cửa sổ Vehicle Selection chọn một Nhà sản xuất và một loại xe mà gần
giống với xe mà bạn muốn tạo bảng dữ liệu cho nó.

Sau khi chọn Model đừng chọn Ok [Enter] mà chọn F4 Creat DataSheet.

Một bảng Creat DataSheet hiện ra và có các thông số mà bạn cần điền nhƣ là
Manufacturer, Model, Type, Years và phần ghi các chú ý.

Nhấn F10 Selected Graphic – no point data button has been selected.

Chọn Ok [Enter] và chuyển đến bƣớc tiếp theo của việc tạo một datasheet.

F11 Selected vehicle graphic with points and data already assigned which can
be modified. Chọn hình vẽ xe với các điểm và dữ liệu cho trƣớc có thể đƣợc
chỉnh sửa.

Bƣớc tiếp theo:

107
Mục đích của việc làm này là tạo ra một bảng dữ liệu cho một xe mới, bạn sẽ
chọn Generic Graphic. Hiện ra cửa sổ Vehicle Selection. Nhấn tiếp phím F4
Creat DataSheet

Điền đầy đủ các thông tin và nhấn nào nút F9 Generic Graphic sau đó nhấn
phím Ok [Enter].

Nhấn phím F1Continue tới màn hình “Datum” và nhấn phím F3 Add/ Modify
Point.

Nhập tất cả các điểm mà bạn muốn đo tới hình vẽ của xe theo danh sách
những lời hƣớng dẫn phía dƣới “Adding a point” trong phần Comparative
Measuring Section

Sau khi hoàn thành nhấn phím F8 Quit để thoát khỏi màn hình này và trở về
màn hình “Datum”.

Thiết lập phần “Datum”, “Reference”, “Other Point” để đo trong chƣơng trình
và trên xe

Chuyển đến phần đo của xe và chuyển kết quả đo tới một bảng dữ liệu dùng
phím F12 Edit để hiệu chỉnh lại trên màn hình “Measure Vehicle”.

Tiến hành đo lại và xác nhận tất cả các sai lệch bằng 0

Sau khi có các điểm và kết quả đo, bạn quay về màn hình “Add/ Modify” và
nhấn phím F6 Save User Vehicle tới lƣu lại tất cả các công việc mà bạn đã
làm.

Chú ý:

Khi làm việc với điểm đối xứng với xe không hƣ hỏng, tính trung bình giá trị
giữa 2 mặt bên phải và bên trái và nhập giá trị này vào bảng số liệu. Trên một
chiếc xe hƣ hỏng nhập giá trị của bên không bị hƣ hỏng.

MANAGING ADMINISTRATIVE FILES –CÁC DỮ LIỆU QUẢN LÝ


TÀI KHOẢN.

Job Backup Functions – Chức năng sao lƣu lại công việc.

108
Sao lƣu lại các dữ liệu quản lý của bạn một cách thƣờng xuyên. Một đĩa sẽ lƣu
giữ tất cả các công việc đã làm trong một tháng.

Trong khi bạn đang ở màn hình “Shark System” nhấn phím F4 Maintenance –
Bảo mật.

Bây giờ bạn sẽ ở trong màn hình “System”.

Nhấn phím F1 Maintenance.

Bây giờ hệ thống sẽ hỏi password của bạn. Bạn nhập password và nhấn phím
Ok [Enter].

Màn hình “Job Backup” sẽ hiện ra.

Chèn một đĩa vào máy tính.

Những công việc mà bạn tới sao lƣu hiện sáng đèn.

Lựa chọn một công việc từ danh sách, di chuyển đèn sáng hiển thị nhờ các
phím mũi tên lên xuống.

Hoặc click chuột để lựa chọn.

Bây giờ nhấn phím F3 Backup. Dữ liệu sẽ đƣợc sao lƣu tới ổ đĩa hiện trên
màn hình.

Sau khi:
Backup hoàn thành thay đổi ổ đĩa lƣu và nhãn ngày cho phù hợp.

Nhấn phím F8 Quit để quay lại màn hình chính.

User Vehicle Backup- Chức năng sao lƣu chủ xe.

Dƣới phần danh sách thực hiện phía trên chọn màn hình “User Vehicle
Backup”.

Restoring Job File Function – Chức năng khôi phục lại dữ liệu công việc.

Hoàn thành việc khôi phục dữ liệu bình thƣờng sẽ không cần thiết.

109
Bạn cần chọn ổ chứa phần backup. Xem nội dung và việc khôi phục lại các dữ
liệu trên máy tính.

Cách thao tác thiết bị đo điện tử Shark:

Trong màn hình “Shark System” nhấn phím F4 Maintenance chuyển đến màn
hình “System”.

Nhấn phím F1 Maintenance.

Một bảng hiện ra hỏi password. Bạn nhập password rồi nhấn phím Ok [Enter].

Tiếp đến đƣa bạn đến màn hình “Job Backup”.

Cho đĩa backup vào máy tính.

Nhấn phím F4 Restore, sẽ chuyển đến màn hình “Job Restore” và sẽ hiện ra
danh sách dữ liệu các khách hàng có trên đĩa.

Công việc mà bạn muốn khôi phục lại sẽ sáng đèn.

Bây giờ nhấn phím F1 Restore. Tất cả các dữ liệu khôi phục lại sẽ hiển thị trên
màn hình.

Khi việc khôi phục lại dữ liệu hoàn thành cho đĩa ra khỏi máy tính.

Nhấn F8 Quit để quay lại màn hình chính.

Restore User Vehicle Function – Chức năng khôi phục lại dữ liệu ngƣời sử
dụng xe.

Làm tƣơng tự nhƣ trên nhƣng ở màn hình “User Vehicle Backup”.

F1– Continue . Đƣa tới màn hình “User Vehicle Backup”.

F2 Help- Giới thiệu chi tiết tại màn hình này. Nhấn phím F8 Quit để thoát ra.

F3 Back up Lƣu lại một bản sao của một công việc trong dữ liệu ngƣời sử
dụng xe.

F4 Restore Khôi phục lại một bản sao của một công việc trong dữ liệu ngƣời
sử dụng xe từ ổ đĩa cứng của máy tính.
110
F5 View . Xem trƣớc công việc hay dữ liệu tới lƣu lại hay xóa bỏ.

F6 Delete. Xóa bỏ những dữ liệu hiển thị sáng sau khi lƣu lại.

F8 Quit. Thoát khỏi màn hình này trở về màn hình trƣớc đó.

Retrieving an Existing Job- Lấy lại công việc đã làm.

Ý nghĩa:

Tìm dữ liệu đã đo và các thông tin khác liên quan tới xe đã đo từ trƣớc.

2 việc phải làm.

Bạn đã hoàn thành “Customer Information” của xe đƣợc đo.

Bạn đã in ra tài liệu câu hỏi của việc đo.

Lấy lại công việc đã làm để tiếp tục với công việc chẩn đoán hoặc sửa chữa
của xe, in ra báo cáo hƣ hỏng hoặc báo cáo sửa chữa, làm theo cách thức bên
dƣới.

Cách thao tác thiết bị đo điện tử Shark:

Bạn chắc chắn đang ở màn hình “Shark System” (Hình 56).

Nhấn phím F3 Retrieve a Job đƣa bạn đến cửa sổ Job Information Entry (Hình
57).

Dùng phím mũi tên để di chuyển đèn sáng tới các khách hàng.

Nhấn phím Ok để chọn khách hàng và chuyển tiếp đến màn hình “Job Entry”.

Trong phần Job Entry nhấn phím F7 để in ra báo cáo hƣ hỏng và báo cáo sửa
chữa.

Nhấn F1 Continue tới màn hình “Preparation” và tiếp tục với công việc.

Chú ý: Khi tìm kiếm một khách hàng trong bảng danh sách các khách hàng
bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc nhấn phím Page up, Page down để di
chuyển nhanh (rất hữu ích khi tên khách hàng có chữ cái là tận cùng của bảng
chữ cái).
111
Bổ sung thêm dữ liệu xe mới (updates).

Phần dữ liệu bổ sung sẽ có ở trong dữ liệu của đĩa CD hoặc đĩa mềm.

Trong phần cài đặt luôn luôn bao gồm phần đĩa update.

B. THỰC HÀNH

1. Chuẩn bị trƣớc khi kéo, nắn

1.1. Gá đặt và định vị thân xe trên giá


- Việc gá đặt và định vị thân xe trên giá là giá là công việc vô cùng quan trọng
khi thực hiện công việc kéo, nắn xe ô tô bị tai nạn.

- Nếu thực hiện việc nắn chỉnh thân xe mà không bắt chặt nó vào vị trí se
không thể điều chỉnh đƣợc toàn bộ thân xe, và xe sẽ bị dịch chuyển. Để cho
phép lực kéo tập trung vào vùng bị hƣ hỏng, một phản lực ( tạo ra bằng cách
cố định thân xe) phải đƣợc tác dụng ngƣợc với lực kéo.

- Thông thƣờng nếu cabin xe không bị hƣ hỏng, các kẹp đƣợc gắn vào 4 điểm
kích xe ở tấm ốp phía dƣới sàn xe để tạo nên phản lực với mục đích bắt chặt
thân xe với vỏ xe.

Nó đƣợc gọi là phƣơng pháp bắt chặt thân xe cơ bản.

- Tuy nhiên, do tấm ốp phía dƣới sàn xe không đƣợc thiết kế đặc biệt cho việc
kéo nắn thân xe cho nên các vùng khác phải đƣợc bắt chặt để làm giảm ứng
suất tác dụng lên tấm ốp phía dƣới sàn xe. Nó đƣợc gọi là phƣơng pháp bắt
chặt phụ trợ ( đỡ) Bổ sung thứ cấp và đảm bảo công việc chỉnh sửa khung xe,
thân xe đạt hiệu quả cao.

1.2. Kẹp
- Sử dụng dụng cụ có răng dùng để kẹp các tấm thép kim loại với nhau. Trong
quá trình nắn chỉnh khung xe, để bắt chặt thân xe vào bộ kéo nắn thân xe, các
“kẹp gầm” đƣợc gắn vào các đƣờng gờ của tấm ốp bên dƣới sƣờn xe. Hay
“kẹp thân xe” đƣợc gắn vào vùng hƣ hỏng để kéo các tấm thép ra bằng xích.
Mặc dù ứng dụng của từng kẹp khác nhau nhƣng chúng đều có một mục đích
là truyền lực đặc biệt lớn bằng cách nối thân xe và bộ kéo nắn thân xe.
112
2. Thao tác kéo
- Điểm cơ bản của việc nắn chỉnh thân xe là tác dụng một lực vào tấm thép bị
hƣ hỏng theo hƣớng ngƣợc lại, có nghĩa là ngƣợc với hƣớng va đập. Tuy
nhiên, do tấm thép của vỏ xe của ô tô hƣ hỏng không chỉ ở hƣớng của lực tác
dụng mà còn ở hƣớng ngang và thẳng đứng, chỉ đơn giản kéo tấm thép vỏ xe
theo một hƣớng đối diện sẽ không truyền lực kéo một cách hiệu quả đến tất cả
những khu vực bị hƣ hỏng. Do đó, điều quan trọng đối với kỹ thuật viên là
kéo thân xe theo nhiều hƣớng sao cho lực kéo truyền đến tất cả những vùng bị
hƣ hỏng.

- Điểm cơ bản của thao tác kéo là lắp các kẹp vào những bề mặt bị nắn, chúng
đƣợc phát hiện trong quá trình đánh giá bằng quan sát và kéo chúng theo
hƣớng dựa trên kết quả của phép đo kích thƣớc. Trong quá trình kéo nắn thân
xe, kỹ thuật viên phải hiểu đƣợc những lực tác dụng lên tấm thép vỏ xe để dự
đoán lực kéo sẽ tác dụng lên tấm thép vỏ xe nhƣ thế nào, để từ đó áp dụng
định lý véc tơ vào trong công việc kéo nắn thân xe.

113
BÀI 3: VẬN HÀNH THIẾT BỊ KÉO NẮN THÂN XE
A. LÝ THUYẾT
B. THỰC HÀNH

1. Quy trình vận hành thiết bị BLACKHAWK kéo, nắn sắt xi xe con
bị tai nạn
- Chuẩn bị mặt bằng để đƣa xe bị tai nạn vào

- Cho xe tai nạn và cầu và nâng xe lên chuẩn bị thiết bị kéo nắn

114
- Lấy 4 chiếc ghế cho 4 bánh xe của xe lên nhƣ hình dƣới và hạ cầu xe xuống
(mục đích của việc làm này là để hạ cầu xe xuống và đề lắp đặt các chi tiết cố
định sắt xi của xe với cầu)

- Lấy các bộ phận dùng để bắt cố định cầu với phần sắt xi phía bên dƣới của
xe.

115
Sau khi lắp 4 trụ đỡ, ta điều chỉnh rãnh phía đầu của trụ ăn vào mép phía dƣới
của sắt xi.

- Cố định 4 trụ liên kết với cầu nâng bằng bu lông

116
- Cố định 4 trụ liên kết với sắt xi của xe bằng bu lông

- Hạ cầu xe và chuẩn bị thiết bị kéo nặn

117
- Cố định thiết bị kéo nắn với cầu nâng xe bằng các bu lông

- Xoay thiết bị kéo nắn sao cho phù hợp với vị trí ta cần sửa chữa

118
- Xác định vị trí cần kéo

- Lắp đặt thiết bị chuyên dụng kéo vào

119
- Kết nối dây xích với thiết bị chuyên dùng kéo

- Thực hiện thao tác kéo nắn

120
- Sau khi thực hiện kéo nắn xong ta kiểm tra kích thƣớc của xe sau khi kéo,
nắn. Trƣớc tiên ta đƣa vào gầm xe thiết bị SST.

- Vào máy tính chọn dòng xe, đời xe

121
- Lắp 4 cảm biến thƣớc đo ở 4 vị trí dƣới gầm xe

- Quan sát màn hình máy tính sau đó xem thông số kích thƣớc vời mới kéo
nắn

122
- Xem các kích thƣớc

- Nếu các thông số kích thƣớc so sánh với tiêu chuẩn vẫn chƣa chính xác ta
tiến hành kéo, nắn tiếp

123
- Việc kéo nắn, và kiểm tra lại cho đến khi kích thƣớc của phần sắt xi xe tai
nạn về đúng bằng kích thƣớc ban đầu thì ta chuẩn bị cho việc thao các thiết bị
kéo nắn ra.

2. Quy trình vận hành thiết bị BLACKHAWK kéo, nắn sắt xi xe tải
bị tai nạn
- Chuẩn bị mặt bằng để đƣa xe vào xƣởng

124
- Chuẩn bị thiết bị kéo nắn Blackhawk

- Đƣa xe tai nạn vào xƣởng chuẩn bị cho việc kéo, nắn.

- Đẩy thiết bị kéo, nắn vào vị trí và khóa cố định thiết bị

125
- Lắp đặt thiết bị kéo, nắn nhƣ hình minh họa dƣới.

- Kết nối tay đòn kéo nhƣ hình minh họa.

126
- Kết nối dây xích kéo của thiết bị với sắt xi, điều khiển kéo căng dây xích.

- Lắp đặt bộ phận cố định sắt xi xe với nền xƣởng nhƣ hình minh họa dƣới

127
- Lắp đặt kích thủy lực vào vị trí cần kéo nắn

- Các vị trí sau khi lắp đặt thiết bị kéo, nắn

128
- Kiểm tra và vận hành bộ phân điều khiển thủy lực

- Điều khiển kéo, nắn nhƣ hình minh họa dƣới

129
130
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Ks Nguyễn Văn Hoài Hận, Giáo trình sơn ô tô, Đại học Sƣ phạm Kỹ
thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
[2]. Công ty Toyota, Tài liệu đào tạo sửa chữa thân xe.
[3]. Công ty Toyota, Tài liệu đào tạo kỹ thuật sơn.
[4]. www.cardiagn.com, Tài liệu hướng dẫn sửa chữa thân xe TOYOTA,
HYUNDAI....
[5]. https://sites.google.com/site/kythuatdongson

[6]. Tìm kiếm tài liệu, hình ảnh internet với từ khóa: Máy mài tác động
đơn, máy mài tác động kép, sơn bả ô tô...

131
132

You might also like