You are on page 1of 27

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM

KHOA VẬT LÝ
-------  ------

TIỂU LUẬN MÔN VẬT LÝ VÀ ĐỜI SỐNG

Đề tài:

THIẾT KẾ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC THEO


ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM
CHỦ ĐỀ:
GIẢI NHIỆT MÙA HÈ – MÁY LÀM MÁT
MINI DI ĐỘNG

GVHD: TS. Ngô Thị Phương


Học viên:
1. Phùng Thị Thái Hà
2. Nguyễn Thị Thùy Quyên
3. Nguyễn Hoàng Anh Minh
LỚP: LL&PPDHVL, K29

TP Hồ Chí Minh, 2019

1
MỤC LỤC
A. THIẾT KẾ KỊCH BẢN THEO DẠY HỌC STEM ................................................... 3
B. KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ STEM ...................................................................................... 7
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: .............................................................................................. 7
II. KIẾN THỨC STEM TRONG CHỦ ĐỀ. ............................................................... 8
III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC. ........................................................... 8
IV. PHƯƠNG TIỆN VÀ CHUẨN BỊ. ......................................................................... 8
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. ......................................................................................... 8
BUỔI 1 (45 phút) ....................................................................................................... 8
BUỔI 2 (90 phút) ..................................................................................................... 12
V. CỦNG CỐ................................................................................................................ 14
VI. GIAO NHIỆM VỤ - HƯỚNG DẪN TỰ HỌC. .................................................. 14
VII. RÚT KINH NGHIỆM ......................................................................................... 14
C. TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN .......................................................................................... 15
I.THỰC HIỆN SẢN PHẨM (máy làm mát mini di động) ...................................... 15
1. BẢNG GIỚI THIỆU NGUYÊN VẬT LIỆU ..................................................... 16
2. QUY TRÌNH GIA CÔNG NGUYÊN VẬT LIỆU ............................................ 18
3. QUY TRÌNH LẮP RÁP SẢN PHẨM ................................................................ 18
4.TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ........................................................................................ 18
5. BÀI THUYẾT TRÌNH THAM KHẢO. ............................................................ 19
II. BÁO CÁO PHÓNG SỰ ......................................................................................... 21
III. BẢNG TUYÊN TRUYỀN. ................................................................................... 25
a. Một số bảng tuyên truyền mẫu........................................................................... 25
b. Tiêu chí đánh giá ................................................................................................. 26
E. BẢNG PHÂN CÔNG NHIÊM VỤ ............................................................................ 26

2
A. THIẾT KẾ KỊCH BẢN THEO DẠY HỌC STEM
NGƯỜI
TIẾN TÊN
CHI TIẾT PHỤ NGƯỜI
TRÌNH HOẠT
HOẠT ĐỘNG TRÁCH HỖ TRỢ
DẠY HỌC ĐỘNG
CHÍNH

- Đặt vấn đề: Những ngày nắng nóng,


nhiệt độ rất cao gây ra cảm giác oi bức
khó chịu. Trong khi đó, việc trang bị
máy lạnh không phải gia đình nào cũng
có đủ điều kiện tài chính, đặc biệt là các
gia đình công nhân, sinh viên nghèo
sống trong phòng trọ chật hẹp và nóng
HĐ 1: Khởi bức, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên
Giáo viên Học sinh
Đặt vấn đề động. cạnh đó, sử dụng máy lạnh thải ra
(Phát triển
không khí quá nhiều khí CFC gây
năng lực
thủng tầng ozon, hiệu ứng nhà kính ảnh
nêu và giải
hưởng đến sức khỏe.
quyết vấn
- Yêu cầu học sinh thiết kế máy làm
đề)
mát mini, tìm hiểu hiệu ứng nhà kính
và bảo vệ môi trường.

* Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm thực


hiện 3 phần chính:
HĐ 2: Giao
- Nhóm 1 + 2: Thiết kế 2 mô hình và Giáo viên Học sinh
nhiệm vụ.
tìm hiểu nguyên lý cấu tạo, hoạt động
của máy làm mát.

3
- Nhóm 3: Thiết kế 1 mô hình và thực
hiện 1 clip phóng sự về hiệu ứng nhà
kính, bảo vệ môi trường.

- Nhóm 4: Thiết kế 1 mô hình và bảng


tuyên truyền về hiệu ứng nhà kính,
bảo vệ môi trường.

*Giáo viên đưa ra bộ câu hỏi định


hướng cho học sinh:

HĐ 3: - Nguyên lý hạ nhiệt độ có thể thực


Nghiên cứu hiện như thế nào?
kiến thức - Nguyên lý và cấu tạo và hoạt động
nền và thiết của máy làm mát là gì?
kế bản vẽ.
- Chế tạo máy làm mát mini di động Học sinh Giáo viên
Giải quyết (Phát triển
như thế nào?
vấn đề năng lực tự

(Phát triển chủ và tự *Giáo viên yêu cầu vẽ sơ đồ mạch điện


học) gồm có: motor 9V, công tắc và pin 9V.
năng lực
nêu và giải -Mỗi nhóm đưa ra ý tưởng bản vẽ phác
quyết vấn thảo của mình.
đề) - GV nhận xét ý tưởng cho từng nhóm.

- Học sinh làm việc nhóm, chuẩn bị


HĐ 4: Gia
nguyên vật liệu và tiến hành lắp ráp mô
công lắp
hình.
ráp và vận
Học sinh Giáo viên
hành (Phát - Vận hành mô hình.
triển năng - Làm clip phóng sự, bảng tuyên truyền
lực giao và bài quảng cáo sản phẩm.

4
tiếp và hợp - Trong quá trình làm GV có thể giải
tác) đáp thắc mắc cho HS.

- Các nhóm lần lượt trình bày sản phẩm


của nhóm. Giải thích nguyên tắc hoạt
HĐ 5: động của máy làm mát mini. Nêu ưu
Trình bày nhược điểm của mô hình sản phẩm để
sản phẩm thu hút khách hàng, người nghe.
Học sinh Giáo viên
(Phát triển
- Nhóm 3+4 trình bày clip phóng sự và
năng lực
bảng tuyên truyền của nhóm.
ngôn ngữ)
- GV nhận xét quá trình làm việc của
các nhóm.

- GV đặt câu hỏi về nguyên vật liệu và


nguyên lý hoạt động của máy làm mát.
Sau đó GV tổng kết khái quát kiến thức
lên:

*Nguyên lý hoạt động của máy làm


HĐ 6: Hình
mát:
thành kiến
- Hoạt động bằng cách thổi luồng gió
thức mới
Kết luận qua vùng không khí có nhiệt độ thấp Giáo viên Học sinh
(Phát triển
(vùng không khí xung quanh nước đá)
năng lực
và mang lượng không khí này tới vị trí
khoa học)
cần làm mát.
- Mạch điện một chiều là mạch điện
cho dòng điện một chiều đi qua, dòng
một chiều DC là dòng điện có biên độ
không thay đổi cực tính theo thời gian.

5
Hay nói cách khác: đồ thị dòng điện
luôn nằm 1 phía so với trục thời gian.
- Mạch điện xoay chiều là mạch điện
cho dòng điện xoay chiều đi qua, dòng
xoay chiều AC là dòng điện có cường
độ biến thiên điều hòa theo thời gian
theo hàm sin hoặc cos.
- Nhiệt năng có thể truyền từ vật này
sang vật khác qua các hình thức như
dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt.
-Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí
(hơi) ở mặt thoáng chất lỏng gọi là sự
bay hơi.
- Quá trình chuyển ngược lại từ thể khí
(hơi) sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.

- Ngoài cách sử dụng nước đá thông


HĐ 7: Vận thường, ta có thể sử dụng đá khô để
dụng và hiệu quả làm mát cao hơn.
Mở rộng
- HS tìm hiểu công nghệ Inverter, chất
(Phát triển
Mở rộng thải của máy lạnh công nghệ mới. Học sinh
năng lực
- Tìm hiểu thực tế về hiệu ứng nhà
khoa học,
kính đề làm clip phóng sự, tuyên truyền
công nghệ
thông điệp bảo vệ môi trường đến mọi
và sáng tạo)
người.

6
B. KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ STEM
Tên chủ đề: GIẢI NHIỆT MÙA HÈ – MÁY LÀM MÁT MINI DI ĐỘNG
 Lớp dạy: lớp 10;
 Thời gian: 2 tiết (ở 2 tuần kế nhau).
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Trình bày được quá trình truyền nhiệt trong các chất.
- Phân tích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy làm mát mini di động.
- Vận dụng kiến thức mạch điện một chiều, sự bay hơi, truyền nhiệt.
2. Kỹ năng:
- Vẽ được sơ đồ và mắc được mạch điện một chiều có sử dụng motor.
- Đề xuất được phương án thiết kế máy làm mát mini di động.
- Chế tạo được máy làm mát mini di động theo phương án thiết kế.
- Vận hành, thử nghiệm, cải tiến mô hình sản phẩm kỹ thuật.
- Thiết kế bảng tuyên truyền về hiệu ứng nhà kính, quay clip khảo sát.
- Làm việc nhóm, thuyết trình, lắng nghe, phản biện, bảo vệ chính kiến.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, tôn trọng các quy tắc an toàn điện.
- Hòa nhã, có tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ chung nhóm.
- Nhiệt tình, năng động trong quá trình gia công, lắp ráp máy làm mát mini di động.
- Đồng cảm với khó khăn của các gia đình nghèo khó, ý thức tiết kiệm điện, bảo vệ
môi trường.
4. Định hướng phát triển năng lực:
a. Các năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực công nghệ thông tin.
b. Các năng lực riêng:
- Năng lực nhận thức Vật lý.

7
- Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc nhìn Vật lý.
- Năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học vào thực tiễn.

II. KIẾN THỨC STEM TRONG CHỦ ĐỀ.


Tên sản phẩm Khoa học (S) Công nghệ (T) Kỹ thuật (E) Toán học (M)
Máy làm mát Mạch điện Mỏ hàn chì, Bản vẽ, quy Tính kích
mini di động một chiều, motor, cánh trình lắp ráp, thước của máy,
truyền nhiệt, quạt, … bảng tuyên hộp, tốc độ
dẫn nhiệt, sự truyền, clip quay cánh quạt
bay hơi. phóng sự. để có năng suất
cao.

III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC.


1. Phương pháp dạy học: Thực hành, trực quan, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề,
phương thức dạy học STEM.
2. Kĩ thuật: Làm việc theo nhóm, thuyết trình…

IV. PHƯƠNG TIỆN VÀ CHUẨN BỊ.


1. Phương tiện: Máy chiếu, laptop, bảng.
2. Chuẩn bị:
 Học sinh: Các nguyên vật liệu để làm máy mát mini di động, kiến thức về sự truyền
nhiệt, mạch điện một chiều
 Giáo viên:
- Máy làm mát mini mẫu (hình ảnh hoặc mô hình).
- Hình ảnh về hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ozon.
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
BUỔI 1 (45 phút)
Giáo viên là người thực hiện chính
1. Hoạt động 1: Đặt vấn đề đi từ vấn đề thực tiễn. (10 phút)

8
Nội dung hoạt động Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Vấn đề được đặt - Đặt câu hỏi nêu ra vấn đề - Lắng nghe câu hỏi đặt vấn đề
ra: Thiết kế Máy trong cuộc sống: Những ngày từ giáo viên để nắm được mục
lạnh mini đơn giản nắng nóng, nhiệt độ rất cao gây tiêu và hoạt động sẽ tiến hành
đáp ứng nhu cầu làm ra cảm giác oi bức khó chịu. Vậy trong buổi học.
mát trong ngày hè chúng ta có cách nào giải quyết
nóng nực. vấn đề này không?
- Mời một vài học sinh đưa ra - Học sinh đưa ra một vài cách
cách giải quyết ban đầu. giải quyết như: sử dụng quạt,
máy lạnh…
- Đặt câu hỏi hướng tới thiết - Học sinh hình thành ý tưởng
kế máy làm mát: Việc trang bị chế tạo máy làm mát.
máy lạnh không phải gia đình
nào cũng có đủ điều kiện tài
chính, đặc biệt là các gia đình
công nhân, sinh viên nghèo sống
trong phòng trọ chật hẹp và
nóng bức, gây ảnh hưởng đến
sức khỏe, vậy chúng ta có thể
chế tạo một thiết bị nào đơn giản
tiện lợi không?
- Giới thiệu cho học sinh mô - Tiếp nhận yêu cầu hoạt động
hình sản phẩm máy làm mát từ giáo viên và lên kế hoạch,
mini di động. hình thành ý tưởng thực hiện
- Nêu yêu cầu của bài học: dựa trên việc quan sát sản phẩm
Thiết kế một máy làm mát mini mẫu.
đơn giản.

2. Hoạt động 2: Làm việc nhóm giải quyết vấn đề (20 phút)
9
Nội dung hoạt động Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Các câu hỏi nghiên - GV chia nhóm: chia lớp thành - Tiến hành chia nhóm theo sự
cứu và thực hành: 4 nhóm, mỗi nhóm 6-8 HS. điều động của giáo viên.
 Câu hỏi khái quát - Đặt câu hỏi gợi mở hướng - Lắng nghe câu hỏi gợi mở để
Khi thời tiết nắng nghiên cứu và thực hành. định hướng quá trình làm việc
nóng, biện pháp nào của nhóm.
để hạ nhiệt độ căn - Phát tài liệu hướng dẫn cho - Nhận tài liệu hướng dẫn và
phòng khi nhà không học sinh nghiên cứu và thực hiện nghiên cứu tìm hiểu cách thực
có máy? (câu hỏi sản phẩm. hiện.
thực tiễn). - Thông báo các tiêu chí đánh - Lắng nghe và thống nhất
 Câu hỏi bài học giá, phương án kiểm chứng kết khung điểm số cho các tiêu chí
Câu 1: Nguyên lý hạ quả hoạt động của máy làm mát. đánh giá sản phẩm thực hành.
nhiệt độ có thể được Sản phẩm đưa khí thoát ra cở
thực hiện như thế cửa có nhiệt độ là thấp nhất.
nào? - Giới thiệu thiết bị, nguyên - Quan sát nguyên vật liệu, thiết
Câu 2: Nguyên lý vật liệu sẽ sử dụng để chế tạo bị được giới thiệu bởi giáo viên.
cấu tạo và hoạt động mô hình sản phẩm.
của máy làm mát là - Đặt câu hỏi nên thiết kế mô - Thảo luận nhóm đưa ra ý kiến
gì? hình sơ đồ lắp ráp máy làm mát về mô hình.
Câu 3: Chế tạo máy mini như thế nào là tối ưu nhất?
làm mát mini đi động - GV giới thiệu mô hình đơn - Quan sát chọn sơ đồ thiết kế
như thế nào? (câu hỏi giản. tối ưu nhất.
vận dụng)

3. Hoạt động 3: Mở rộng vấn đề (10 phút)


Nội dung hoạt động Hoạt động của GV Hoạt động của HS

10
Trả lời cho các câu - Đặt câu hỏi định hướng học - Lắng nghe câu hỏi gợi mở để
hỏi: sinh thiết kế phòng sự, làm bảng định hướng quá trình làm việc
Câu 1: Trong quá tuyên truyền của nhóm.
trình máy hoạt động, * Phóng sự: (gợi ý dạng bài báo, - Lên ý tưởng thiết kế một
khí nào được thải ra video phỏng vấn,...) phóng sự dựa trên những câu
môi trường? Nó có - Đưa một vài câu hỏi gợi mở hỏi gợi mở.
ảnh hưởng như thế hướng nghiên cứu và thực hành.
nào tới môi trường? Câu 1: Bạn có suy nghĩ gì về
Câu 2: Biện pháp vấn đề ô nhiễm môi trường hiện
khắc phục vấn đề khí nay?
thải ra gây ô nhiễm Câu 2: Tác hại của ô nhiễm môi
môi trường? trường?
Câu 3: Công nghệ Câu 3: Bạn biết gì về hiệu ứng
Inverter là gì? nhà kính?
Câu 4: Nguyên nhân dẫn đến
hiệu ứng nhà kính?
Câu 5: Các biện pháp khắc phục
vấn đề hiệu ứng nhà kính, ô - Lên ý tưởng thiết kế bảng
nhiễm môi trường? tuyên truyền về bảo vệ môi
* Bảng tuyên truyền: dựa trên trường.
câu hỏi phần phóng sự đưa ra
hướng khắc phục, tuyên truyền
về vấn đề bảo vệ môi trường;
giới thiệu một vài công cụ có thể
sử dụng như: vẽ bảng giấy, thiết - Nhận tài liệu tham khảo và lên
kế poster, layout,… ý tưởng tìm hiểu cách thực
- Phát tài liệu tham khảo cho hiện.
học sinh nghiên cứu và thực hiện

11
dự án thiết kế bài phóng sự và - Lắng nghe và thống nhất
bảng tuyên truyền. khung điểm số cho các tiêu chí
- Thông báo các tiêu chí đánh đánh giá.
giá. -Lắng nghe và ghi nhận

- GV thông báo thời lượng báo


cáo của các nhóm: mỗi nhóm có
15 phút để trình bày sản phẩm và
bài báo cáo của mình.

4. Hoạt động 4: Tổng kết nhiệm vụ (5 phút)


 Giáo viên: Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm và giải đáp thắc mắc.
Mỗi nhóm sẽ có thời gian chuẩn bị sản phẩm trong vòng 1 tuần, mọi thắc mắc có thể hỏi
trực tiếp qua giáo viên hoặc trao đổi qua thông tin liệc lạc.
- Nhóm 1+2: Thiết kế 2 mô hình và trình bày rõ nguyên lý cấu tạo của máy làm mát,
chuẩn bị bài báo cáo sản phẩm tham dự ngày hội STEM.
- Nhóm 3: Thiết kế 1 mô hình và thực hiện bài phóng sự về vấn đề ô nhiễm môi trường
hiện nay.
- Nhóm 4: Thiết kế 1 mô hình và bảng tuyên truyền về bảo vệ môi trường.
 Học sinh: lắng nghe và tiếp nhận nhiệm vụ.
BUỔI 2 (90 phút)
SEMINA: BÁO CÁO SẢN PHẨM
Học sinh là người thực hiện chính.
1. Hoạt động 1: Mô phỏng “Hội chợ thương mại". (40 phút)
Nội dung hoạt động Hoạt động của GV Hoạt động của HS
-Các nhóm (nhóm 1 và - Quan sát, lắng nghe bài trình - HS thuyết trình sản phẩm
nhóm 2) lần lượt trình bày sản phẩm của từng nhóm. của mình, đóng vai trò thuyết
bày sản phẩm của nhóm phục người mua hàng (giáo

12
dưới dạng bày bán sản viên và các thành viên nhóm
phẩm. khác) mua sản phẩm của mình.
- Tiến hành thí nghiệm - Kiểm chứng hoạt động của - Tiến hành thí nghiệm kiểm
kiểm chứng và so sánh máy làm mát. chứng, quan sát và đọc nhiệt kế
khả năng làm mát của cùng với giáo viên để kiểm tra
máy làm mát. kết quả hoạt động.
- GV và HS nhận xét - Đưa ra câu hỏi liên quan tới - Lắng nghe ghi nhận và trả lời
đưa ra các câu hỏi. máy làm mát. câu hỏi của giáo viên, của HS
nhóm khác.

2. Hoạt động 2: Báo cáo phóng sự và bảng tuyên truyền (nhóm 3 và nhóm 4) (40
phút)
 Hoạt động của học sinh: trình bày báo cáo (nhóm 3 phóng sự, nhóm 4 bảng tuyên truyền)
 Hoạt động của giáo viên: Lắng nghe, góp ý dựa trên cơ sở về vấn đề hiệu ứng nhà kính
như
a. Khái niệm:
Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng tia bức xạ xuyên qua khí quyển và phản xạ trở lại
thành bức xạ nhiệt sóng dài. Trong bầu khí quyển của Trái Đất có chứa khí CO2 và hơi
nước, hai thành phần này có thể hấp thụ bức xạ nhiệt và tạo nên sự nóng lên của toàn cầu.
b. Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính:
Hiệu ứng nhà kính xuất phát từ việc Mặt Trời xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống
mặt đất. Sau khi hấp thụ bức xạ, mặt đất nóng lên và bức xạ sóng dài vào khí quyển đề khí
CO2 hấp thụ khiến nhiệt độ không khí tăng lên. Vậy nguyên nhân chủ yếu là do khí CO2
trong khí quyển. Do nạn phá rừng, khí thải từ các nhà máy, khu công nghiệp, khu dân cư.
c. Hậu quả của hiệu ứng nhà kính:
- Gây biến đổi khí hậu.
- Ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của nguồn nước.
- Gây hiện tượng băng tan ở hai cực.
- Làm giảm số lượng hoặc tuyệt chủng một số loài sinh vật.
13
- Gây hiện tượng cháy rừng.
- Lũ lụt kèm theo dịch bệnh.
d. Cách khắc phục hiệu ứng nhà kính:
- Trồng nhiều cây xanh.
- Tiết kiệm điện.
- Sử dụng đồ dùng tái chế.
- Giảm khí thải từ các phương tiện giao thông, các nhà máy, xí nghiệp, …
- Tuyên truyền, vận động mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường.
3. Hoạt động 3: Tổng kết buổi báo cáo sản phẩm (10 phút)
* Giáo viên đánh giá, tổng kết lại kiến thức bài học, chấm điểm sản phẩm và báo cáo của
tường nhóm dựa trên tiêu trí đề ra và bình chọn của hội đồng giám khảo (học sinh nhóm
khác).
* Học sinh lắng nghe, ghi nhận.
V. CỦNG CỐ
- Máy lạnh ngày nay hoạt động dựa trên nguyên tắc nào? Khí thải gây độc hại cho môi
trường là loại khí nào?
- Em hiểu thế nào là hiệu ứng nhà kính?
- Bản thân là một học sinh em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?

VI. GIAO NHIỆM VỤ - HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.


Hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu
“Hiện nay trên thị trường đã chế tạo ra công nghệ nào thân thiện với môi trường hơn không?
Em hiểu công nghệ đó như thế nào?”
VII. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

14
C. TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN
I.THỰC HIỆN SẢN PHẨM (máy làm mát mini di động)
Chủ đề: Máy làm mát mini di động sáng tạo
Phần I: Nội dung kiến thức khoa học
* Nội dung cơ bản:
1. Nguyên lý hoạt động của máy làm mát
- Hoạt động bằng cách thổi luồng gió qua vùng không khí có nhiệt độ thấp (vùng không
khí xung quanh nước đá) và mang lượng không khí này tới vị trí cần làm mát.
2. Nhận biết các dạng mạch điện:
- Mạch điện một chiều là mạch điện cho dòng điện một chiều đi qua, dòng một chiều DC
là dòng điện có biên độ không thay đổi cực tính theo thời gian. Hay nói cách khác: đồ thị
dòng điện luôn nằm 1 phía so với trục thời gian.
- Mạch điện xoay chiều là mạch điện cho dòng điện xoay chiều đi qua, dòng xoay chiều
AC là dòng điện có cường độ biến thiên điều hòa theo thời gian theo hàm sin hoặc cos.
- Thiết kế máy lám mát đơn giản dử dụng mạch điện một chiều.
3. Hình thức truyền nhiệt giữa các vật:
- Nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác qua các hình thức như dẫn nhiệt, đối
lưu, bức xạ nhiệt.
4. Sự bay hơi:
- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) ở mặt thoáng chất lỏng gọi là sự bay hơi.
- Quá trình chuyển ngược lại từ thể khí (hơi) sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.
* Mở rộng:
- Ngoài cách sử dụng nước đá thông thường, ta có thể sử dụng đá khô.
- Đá khô hay còn gọi là băng khô, đá khói, nước đá khô, băng khói, đá CO2 là một dạng
rắn của cacbon điôxít, nhiệt độ của đá là -78,5 °C và tốc độ tỏa nhiệt nhanh trong môi
trường. Vì vậy máy làm mát sẽ có hiệu suất cao hơn.
- Đá khô được dùng cho máy làm mát là hỗn hợp gel đá khô và nước. Gel đá khô khi được
hòa với nước tạo thành hỗn hợp có độ kết dinh tự nhiên. Loại đá khô này có thể giữ nhiệt
độ lạnh thấp hơn hẳn so với loại đá thông thường. ( từ -5 tới -10 độ).

15
- Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của một máy làm mát sử dụng đá khô: Gel đá khô dùng
trong máy làm mát được bịt kín trong hộp nhựa. Khi sử dụng cho thêm nước vào trong
hộp, đậy nắp lại và để trong tủ lạnh làm đông cứng lại. Cho vào ngăn chứa đá khô hoặc
cho trực tiếp vào thùng chứa nước (nếu máy không có khay đá riêng biệt).

Hình 1: Máy làm mát bằng đá khô


Phần II: Chế tạo sản phẩm
1. BẢNG GIỚI THIỆU NGUYÊN VẬT LIỆU
STT Nguyên vật Thông số kỹ Số lượng Hình ảnh minh họa
liệu thuật

Thùng xốp
( Ngoài ra có
1 Dài rộng tùy ý 1 thùng
thể sử dung hũ
nhựa)

2 Motor 9V DC 1 cái

3 Cách quạt Số cánh tùy ý 1 cái

16
4 Nắp pin 9V 1 cái

5 Pin 9V 1 cái

6 Công tắc Tùy ý 1 cái

7 Dây diện đôi 10 cm 1 sợi

8 Súng bắng keo Tùy ý 1 cái

9 Keo nhựa Tùy ý Tùy ý

10 Kéo Tùy ý 1 cái

11 Dao Tùy ý 1 cái

17
2. QUY TRÌNH GIA CÔNG NGUYÊN VẬT LIỆU
Bước 1: Cắt thùng xốp tạo lối thoát khí cho máy làm mát (cửa máy), và cắt vị trí đặt motor.
Lựa chọn vị trí đặt motor phù hợp nhất để thổi luồng khí lạnh ra ngoài hiệu quả nhất.
Bước 2: Gắn cánh quạt vào motor quay.
Bước 3: Lắp pin vào nắp pin
3. QUY TRÌNH LẮP RÁP SẢN PHẨM
Lắp ráp máy làm mát theo sơ đồ mạch điện một chiều gồm: motor 9V, công tắc và pin 9V.
Bước 1: Dán keo silicon cố định motor vào thùng xốp.
Bước 2: Nối motor với công tắc điện.
Bước 3: Nối công tắc với nguồn pin 9V.
Sử dụng thêm dây điện để nối nếu không đủ dây giữa các thiết bị .

Hình 2: Sơ đồ mạch lắp ráp máy làm mát đơn giản.


Bước 4: Cố định công tắc và pin trên thành thùng xốp (Sử dựng keo dán) hoàn thành máy
làm mát mini.
Bước 5: Đổ đá cục vào thùng xốp.
Phần III: Vận hành và kiểm chứng kết quả sử dụng
Máy làm mát mini được kiếm chứng hiệu quả sử dụng bằng cách đo nhiệt độ khí lạnh mà
quạt làm tản ra ngoài, tại vị trí cửa máy làm mát bằng máy đo nhiệt hồng ngoại.
Bước 1: Đo nhiệt độ phòng khi chưa sử dụng máy làm mát.
Bước 2: Mở công tắc cho máy làm mát hoạt động khoảng 5 phút sau đó đo nhiệt độ tại cửa
thoát khí.
Bước 3: Lựa chọn thiết kế tối ưu nhất để tham dự hội chợ triển lãm khoa học
Bước 4: Chuẩn bị bài giới thiệu sản phẩm, câu hỏi liên quan tới máy làm mát.
4.TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
a. Sản phẩm:
18
1. Thiết kế:
- Máy làm mát có thiết kế đẹp mắt: nhỏ, gọn, nhẹ, dễ dàng di chuyển được. (Vị trí motor,
quạt, pin gọn gàng đẹp mắt)
- Thiết kế lắp vị trí quạt ở độ cao phù hợp trên thành hộp xốp, để khi vận hành quạt thổi
được lượng khí tối ưu ra ngoài.
- Kích thước của cửa thoát khí càng nhỏ thì dòng không khí thoát ra ngoài với tốc độ càng
lớn. (nguyên lý dòng Bernoulli).
- Sức chứa lượng đá cục cao.
- Ngoài mô hình đơn giản, thiết kế mạch điện có thể thanh đổi tốc độ quay của quạt theo
từng mức độ, gắn thêm đèn led vào máy làm mát để có thể sử dụng buổi tối.
2. Chất lượng:
- Đo nhiệt độ tại cửa máy làm mát, lượng khí thoát ra càng lớn và nhiệt độ đo được càng
nhỏ thì máy làm mát sẽ nhanh hơn.
- Ngoài khả năng làm mát không khí, có thể bảo quản làm lạnh đồ uống trong hộp xốp
trong quá trình đá tan.
3. Giá thành:
- Đánh giá cao những sản phẩm sử dụng đồ tái chế, giá thành rẻ.
- Đưa ra giá thành cho một sản phẩm hợp lý khoảng dưới 100 nghìn đồng.
b. Thuyết trình sản phẩm
- Trình bày đầy đủ về quá trình gia công, lắp ráp máy làm mát.
- Trình bày rõ nguyên lý hoạt động của máy làm mát.
(Cộng điểm liên hệ được với máy lạnh hiện tại trên thị trường đang sử dụng)
- Trình bày tự tin, thu hút người mua.
- Chỉ rõ được ưu điểm, khuyết điểm của máy.
- Trả lời rõ ràng, hài lòng những câu hỏi của người tiêu dùng.
5. BÀI THUYẾT TRÌNH THAM KHẢO.
Áp dụng chủ đề này cho chương trình “Ngày hội khoa học STEM”
QUẢNG BÁ SẢN PHẨM MÁY LÀM MÁT MINI “MAX”

19
Hình 3: Mô hình máy lạnh đơn giản
“Máy làm mát mini “MAX” , một giải pháp làm mát hiệu quả khi điều kiện không
thể sử dụng máy lạnh. Máy làm mát di động là một giải pháp tối ưu đáp ứng được yêu cầu
làm mát cho không gian mở, thuận lợi trong quá trình sử dụng, di chuyển dễ ràng, kiểu
dáng trang nhã, chi phí đầu tư, chi phí vận hành cực thấp, hiệu quả giảm nhiệt cao, hạ nhiệt
không khí xuống tới 26°C ± 2ºC. Máy làm mát cung cấp khí tươi và luân chuyển không
khí tạo ra không gian thoáng mát dễ chịu. Với đặc điểm vượt trội đó nên máy làm mát mini
MAX sẽ mang đến cho bạn một cảm giác thoải mái trong những ngày hè oi bức này.
Máy hoạt động dựa theo cơ chế thổi luồng gió qua vùng không khí có nhiệt độ thấp
(vùng không khí xung quanh nước đá) và mang lượng không khí này tới vị trí cần làm mát.
Chính nhờ cơ chế hoạt động đơn giản máy cho ta nhưng ưu điểm sau:
Tiết kiệm điện
Máy làm mát mini MAX 100% hoạt động nhờ pin 9V, đề dàng tháo lắp thay đổi pin.
Tiết kiệm chi phí
Máy làm mát không khí có giá thành thấp, phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam, sản
phẩm chúng tôi đang bày bán có giá 100K/1 sản phẩm.
Nhiệt độ làm mát
Máy có khả năng làm mát tới 26.5 ± 2°C, phù hợp cho mùa hè nóng nực. Bạn có thể làm
lạnh thêm một chai nước trong thùng máy để vừa thưởng thức khí mát lạnh, vừa có một ly
nước giải khát tươi mát.
Di chuyển bất cứ đâu

20
Máy làm mát có thiết kế đơn giản, nhỏ gọn và nhẹ nhàng; bạn có thể di chuyển máy đến
bất cứ nơi đâu, bất cứ vị trí nào không cố định như máy lạnh thông thường
Thích hợp cho không gian kín và mở
Máy làm mát mini MAX phù hợp cho không gian kín và mở như phòng ngủ, phòng khách,
phòng, phòng làm việc, showroom, khách san, nhà hàng, tiệc cưới, hội nghị, trường học,
phòng game, tiệm nét, quán ăn…
An toàn cho sức khỏe người dùng, hoàn toàn thân thiện với môi trường.
Hãy đến với chúng tôi và cùng trải nghiệm công nghệ vô cùng hiện đại này, chúng
tôi đảm bảo bạn sẽ luôn có một mùa hè mát mẻ, thoải mái.”
II. BÁO CÁO PHÓNG SỰ
Bài báo cáo tham khảo:

OZONE HAY MÁY LẠNH

Ozone là một lớp khí ozone (O3) trên bề mặt khí quyển của trái đất. Tầng này hấp
thu 93 – 99% tia cực tím có hại từ mặt trời. Nó được xe là tấm chắn bảo vệ mọi sự sống
trên trái đất. Tuy nhiên, trong nhiều thập kỷ gần đây, cụ thể từ năm 1979 cho đến những
năm 1990 lượng ozone trong tầng bình lưu đã giảm khoảng 5%. Việc tầng ozone suy giảm
đã kéo theo hiện tượng nóng lên toàn cầu, biến đổi khí hậu dẫn đến thời tiết ngày càng khắc
nghiệt, hạn hán, bão lụt, cháy rừng với cường độ ngày càng mạnh, ảnh hưởng đến cân bằng
hệ sinh thái và đặc biệt đến con người. Đơn cử, ta có thể cảm nhận được nhiệt độ càng tăng
trong những năm vừa qua. Nhiệt độ trung bình của trái đất tăng một cách chóng mặt trong
suốt 165 năm qua và vẫn tiếp tục tăng trong tương lai. Theo NASA, trong ba năm trở lại
đây là những năm có nhiệt độ cao nhất trong lịch sử. Nắng nóng khiến cho nguy cơ đột
quỵ tăng cao. Những ngày gần đây trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip một người đàn
ông trung niên đột quỵ do trời nắng nóng. Đây có thể được coi là điều bình thường ở các
nước phương Tây vào mùa nắng nóng, tuy nhiên nó thật sự không bình thường một chút
nào ở nước ta. Vậy những nguyên nhân nào làm cho tầng ozone bị thủng làm cho khí hậu
ngày càng khắc nghiệt? Sau đây là một số nguyên nhân mà học sinh tìm được tại trường
học và trên sách báo.

21
Đầu tiên là chất thải công nghiệp. Đây là tác nhân chủ yếu làm thủng tầng ozone,
đặc biệt là các khí NO2 ,CO2 , … Những chất thải loại này vẫn bền bỉ và dai dẳng (tuổi thọ
khoảng 40 năm) bay vào bầu khí quyển và phá hoại tầng ozone. Ảnh hưởng này ngày càng
nghiêm trọng hơn khi nền công nghiệp ngày càng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, gia tăng
mạnh mẽ quá trình sản xuất công nghiệp. Các nước chạy đua nhưng quên mất một việc là
phải cân bằng với tự nhiên.

Thủ phạm tiếp theo chính là khí thải CFC, được gọi là chlorofluorocarbons, được
sử dụng rộng rãi cho đến năm 1980 trong các bình xịt, bọt nhựa, chất làm lạnh và thiết bị
chữa cháy. Tủ lạnh có thể làm lạnh và bảo quản thức ăn được lâu, máy điều hòa có thể làm
mát không khí là nhờ trong hệ thống ống dẫn khí khéo kín phía sau tủ lạnh, máy điều hòa
có chứa loại dung dịch freon thể lỏng (gas). Freon là tên chung của những hợp chất CFC
(Cloflocabon) như CCl2F2 , CCl3F ,... Nhờ có dung dịch này tủ lạnh mới làm lạnh được. Vì
dung dịch Freon bay hơi thành thể khí bốc thẳng lên tầng ozone trong khí quyển Trái Đất.
Các khi này vẫn còn nguyên vẹn (ta vẫn còn thấy CFC từng những năm 1930) trong bầu
khí quyển thấp hơn và cuối cùng trôi vào tầng bình lưu (nồng độ Clo trong tầng bình lưu
hiện nay gấp khoảng bốn lần mức tự nhiên). Ở đó, chúng bị phá vỡ bởi bức xạ UV. Hàng
triệu nguyên tử Clo đã được giải phóng, mỗi nguyên tử có thể phá hủy hàng ngàn phân tử
ozone trước khi chìm xuống tầng đối lưu. Những nguyên tử này phá hủy các phân tử ozone,
bằng cách lấy đi một nguyên tử oxy và phá vỡ kết cấu của nó làm giảm nồng độ khí ozone.
Sự suy giảm ozone đang được quan sát thấy và các dự đoán suy giảm trong tương lai đã
trở thành một mối quan tâm toàn cầu, dẫn đến việc công nhận Nghị định thư Montreal hạn
chế và cuối cùng chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng và sản xuất các hợp chất cacbon của
Clo và Flo (CFC - chlorofluorocacbons) cũng như các chất hóa học gây suy giảm tầng
ozone khác như tetraClorit cácbon, các hợp chất của brôm (halon) và methylchloroform.
Chính phủ đã cấm sử dụng CFC nhưng sẽ mất vài thập kỷ để ngăn chặn thiệt hại cho tầng
ozone. Ngoài ra còn có những thủ phạm góp phần “giúp” cho lỗ thủng ozone ngày càng to
ra: khói do phóng tên lửa; các vụ thử hạt nhân, các nhà máy điện hạt nhân thả chất khí;
khói bụi từ các phương tiện giao thông; từ tự nhiên như núi lửa phun giải phóng một lượng

22
lớn HCl (Axit Clohidric), nước biển chứa một lượng lớn Clo. Nếu tích tụ ở tầng bình lưu
gây thủng tầng ozone; cháy rừng xảy ra đã mang đến cho bầu khí quyển một lượng CO 2
không hề nhỏ. Làm cho tình trạng thủng tầng Ozon nghiêm trọng hơn.

Do đó, việc bảo vệ môi trường là vấn đề nóng cần sự chung tay của mọi người, mọi
quốc gia trên thế gia. Tuy nhiên, để thực hiện được là một điều không dễ dàng. Trong nhiều
năm qua, đã có không ít các biện pháp được đưa ra. Trong đó, việc giáo dục học sinh –
những chủ nhân tương lai của đất nước là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ tầng ozone và sự
sống trên trái đất. Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ tầng ozone, bảo vệ hành tinh là
rất quan trọng. Các em là tương lai của đất nước vì vậy ngay từ trong trường học học sinh
phải nhận thức được việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mỗi người. Ngay từ những
việc nhỏ nhặt nhất như tiết kiệm nước, điện, không xả rác, phân loại rác từ nguồn, hạn chế
sử dụng đồ nhựa thay vào đó sẽ sử dụng các vật đựng có thể sử dụng nhiều lần như thủy
tinh, sứ, inox, tái chế rác thải… hay những việc mà các em vận dụng những kiến thức để
áp dụng tại trường, nhà, xã hội. Ngoài ra, học sinh có thể chia sẻ những hiểu biết về công
dụng của mỗi vật liệu, ảnh hưởng của nó tới môi trường cho mọi người xung quanh. Các
em tìm hiểu và biết được nguyên nhân gây ra nóng lên toàn cầu hay đơn giản là chỗ các
em đang sinh sống là do sự suy giảm ozone. Tác nhân chủ yếu mà thông qua sách báo các
em đều thấy đó là những chiếc máy lạnh, điều hòa,… mà các em tiếp xúc hàng ngày. Thông
qua tìm hiểu và tìm tòi, học sinh rút ra được tại sao máy lạnh, điều hòa,… lại làm thủng
được tầng ozone. Từ đó, nhiều câu hỏi hiện lên như “Máy lạnh ngày nay hiện đại nhưng
có thân thiện với môi trường?”, “Những công nghệ mới nào được áp dụng để bảo vệ môi
trường?”, “Tầng ozone có dấu hiệu chuyển biến tích cực không khi áp dụng những công
nghệ này?”,… Học sinh sẽ tiếp cận các công nghệ hiện nay như công nghệ Inverter. Máy
lạnh Inverter là máy lạnh sử dụng máy nén công nghệ biến tần với cách hoạt động khác
hẳn so với máy lạnh thông thường. Cơ chế làm lạnh của máy lạnh Inverter là: khi bạn
bật máy lạnh Inverter lên, mô tơ máy sẽ khởi động từ từ để không tiêu hao quá nhiều năng
lượng, sau đó mô tơ sẽ dần tăng tốc lên đến hết tải, tiết kiệm 30 đến 60% điện năng tiêu
thụ. Tiếp theo, khi hệ thống làm lạnh gần đến nhiệt độ cài đặt, mô tơ máy sẽ quay chậm lại

23
chứ không tắt hẳn, nhờ thế mà tiêu hao ít điện năng cũng như giúp cho nhiệt độ luôn ổn
định. Chính điều này tạo nên sự khác biệt của máy lạnh Inverter và máy lạnh thường, vì
máy lạnh thường khi đạt được nhiệt độ cài đặt sẽ tắt động cơ, sau đó sẽ khởi động lại từ
đầu nếu muốn làm lạnh tiếp tục.

Nhìn chung lại máy lạnh Inverter có những đặc điểm sau:

 Tiết kiệm điện từ 30 - 60%.


 Sử dụng động cơ biến tần.
 Có thiết kế đẹp và được ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại.

Máy lạnh Inverter mang đến cho bạn những ưu điểm tuyệt vời không thể từ chối như:
 Tiết kiệm điện: Chính vì lí do không phải tắt/ mở động cơ liên tục mà máy lạnh
Inverter giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ cho máy, giúp hạn chế tiền điện hiệu quả
(theo thống kê máy lạnh Inverter có thể tiết kiệm từ 30 đến 60% điện năng.
 Duy trì nhiệt độ ổn định: Cũng vì lí do không ngừng hẳn động cơ mà chỉ hoạt động
chậm lại, nên máy lạnh Inverter giúp duy trì nhiệt độ ổn định, tránh tình trạng quá
nóng hay quá lạnh.
 Hoạt động êm ái: Nếu như trước đây bạn từng phải “đau khổ” vì chiếc máy lạnh quá
ồn, thì với động cơ Inverter điều đó không còn nữa. Nhờ vào động cơ luôn hoạt
động ổn định do đó tiếng ồn (tắt/ mở cánh quạt) hầu như là không có.

Ngoài công nghệ Inverter, máy lạnh sẽ sử dụng khí thân thiện với môi trường hơn thay vì
CFC. Những năm gần đây, khí R600 được ứng dụng trong các dòng tủ lạnh cao cấp. R600
là Hidrocacbon (HC) nhằm bảo vệ môi trường và an toàn với tầng ozon, tránh hiện tượng
biến đổi toàn cầu. Không chỉ vậy, khi sử dụng gas này, tủ không chỉ đạt được độ lạnh tối
đa mà còn tiết kiệm điện năng đáng kể đồng thời còn bảo vệ môi trường, an toàn với thiên
nhiên. Học sinh chia sẽ những thông tin này cho cha mẹ, người thân để áp dụng chúng
ngay tại nhà.

Cuối cùng thì mọi cố gắng cải thiện đã có những bước khởi sắc, trong nhiều năm suy giảm
thì trong những năm gần đây sự suy giảm ozone đã có dấu hiệu chậm lại. Theo tổ chức Khí

24
tượng Thế giới và Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc đã hoàn thành đánh giá khoa
học về sự suy giảm ozone đã kết luận rằng tầng ozone sẽ phục hồi hoàn toàn vào khoảng
năm 2065 nếu chúng ta cứ tiếp tục các biện pháp bảo vệ tầng ozone, môi trường. Bởi vì
CHUNG TAY BẢO VỆ TẦNG OZONE CHÍNH LÀ CHUNG TAY BẢO VỆ SỰ SỐNG
CỦA CON NGƯỜI.

III. BẢNG TUYÊN TRUYỀN.


a. Một số bảng tuyên truyền mẫu

Hình 4: Bảng tuyên truyền dạng poster

25
Hình 5: Bảng tuyên truyền vẽ tay
b. Tiêu chí đánh giá
- Nội dung truyền đạt chính xác, đầy đủ, ngắn gọn, xúc tích.
- Hình ảnh liên quan đến chủ đề và có ý nghĩa.
- Thiết kế: bố cục hài hòa, màu sắc sáng tạo, độc đáo, thú vị và hấp dẫn người xem.
- Làm nổi bật được thông điệp bảo vệ môi trường.
- Trả lời được những thắc mắc về những vấn đề liên quan đến nội dung tuyên truyền.

E. BẢNG PHÂN CÔNG NHIÊM VỤ

Mã số học
STT Họ và tên Nhiệm vụ
viên

- Lên ý tưởng thức hiện chủ đề.


- Soạn thảo, lên kế hoạch chủ đề STEM;
- Lập tài liệu hướng dẫn thực hiện sản
1 Phùng Thị Thái Hà VATL-18-012 phẩm (quy trình gia công nguyên vật liệu
và lắp ráp, tiêu chí đánh giá, bài thuyết
trình mẫu về sản phầm).
- Kiểm tra, hoàn chỉnh tiểu luận.

26
- Soạn thảo kịch bản theo chủ đề STEM;
- Lập tài liệu hướng dẫn thiết kế bảng
tuyên truyền (tìm hiểu thông tin, lên tiêu
2 Nguyễn Thị Thùy Quyên VATL-18-019
chí đánh giá, thiết kế bảng tuyên truyền
mẫu);
- Kiểm tra, hoàn chỉnh tiểu luận.

- Soạn thảo kế hoạch chủ đề STEM.


- Lập tài liệu hướng dẫn báo cáo phóng sự
3 Nguyễn Hoàng Anh Minh VATL-18-013 (đưa ra hệ thống câu hỏi định hướng, viết
bài phóng sự mẫu);
- Kiểm tra, hoàn chỉnh tiểu luận.

27

You might also like