You are on page 1of 3

·1/ 

  Sau
khi học bài học, học sinh "làm" được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức,
kỹ năng của chủ đề?   
Thảo luận nhóm, báo cáo       
Quan sát tranh, phân tích tranh.       
Tìm tài liệu liên quan đến các cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới    
Sưu tầm tài liệu liên quan đến động cơ đốt trong, mô hình trồng cây thủy canh.
Đọc tài liệu và sưu tầm tranh ảnh, video liên quan đến công nghệ nhà kính, công nghệ tưới tự động, tiết
kiệm, công nghệ IoT và một số công nghệ cao khác trong nông nghiệp.
2/Học sinh sẽ được thực hiện các "hoạt động học" nào trong bài học?

Các hoạt động học của học sinh

Hoạt động theo dự án, hoạt đông nhóm, hoạt động trải nghiệm

+ Tìm hiểu tác động của dòng điện lên cơ thể người
+ Tìm hiểu một số nguyên nhân gây tai nạn điện
+ Tìm hiểu một số biện pháp gây tai nạn điện
+ Biết phòng ngừa tai nạn điện bằng cách thực hiện nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện và sửa chữa
điện, giữ khoảng cách an toàn với lưới điện cao áp và trạm biến áp
3/Thông qua các "hoạt động học" sẽ thực hiện trong bài học, những "biểu hiện cụ thể" của những phẩm
chất, năng lực nào có thể được hình thành, phát triển cho học sinh?
1.Phẩm chất: Chăm chỉ,trách nhiệm.
2.Năng lực:
a. Năng lực chung:
·Năng lực tự chủ và tự học.
·Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện và làm rõ vấn đề.
b. Năng lực công nghệ:
·Nhận thức công nghệ:mô tả một cách khái quát về quá trình đổi mới và phát triển công nghiệp.
Hiểu được tổng quan,đại cương về những vấn đề nguyên lí, cốt lõi, nền tảng, có tính chất định hướng
nghề cho học sinh một số công nghệ phổ biến thuộc định hướng nông nghiệp.
·Đánh giá công nghệ:nhận biết và đánh giá được xu hướng phát triển công nghệ
Đưa ra được những lời khuyên về việc lựa chọn, sử dụng các sản phẩm kĩ thuật, công nghệ.
·Sử dụng công nghệ: tìm hiểu được chức năng cách thức sử dụng một số thiết bị công nghệ thông qua
tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm.
4/Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng
những thiết bị dạy học/học liệu nào?
Tranh, hình ảnh:
·Máy tiện CNC
·Dây chuyền lắp ráp ô tô
·Động cơ điện
·Ô tô dùng động cơ hơi nước
·Động cơ đốt trong
·Ô tô dùng động cơ đốt trong
·Đầu máy xe lửa đang dùng động cơ hơi nước
·Rô bốt
·Rèn thủ công
·Mô tả cuộc cách mạng công nghiệp
·Tóm tắt các cuộc cách mạng công nghiệp
·Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
·Cách mạng công nghiệp lần thứ hai
·Cách mạng công nghiệp lần thứ ba
·Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
·Một số loại nhà kính phổ biến
·Hệ thông tưới nước nhỏ giọt, phun sương, phun mưa
·Một số thành tựu của ứng dụng IoT trong trồng trọt
·Mô hình hệ thống thủy canh không hồi lưu
·Mô hình hệ thống thủy canh hồi lưu
Dụng cụ, hóa chất, vật liệu cần cho thực hành.
5/Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến
thức mới?
* Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu để hình thành kiến thức mới:
·Học sinh báo cáo kết quả tìm được theo nhóm. thảo luận rút ra kết quả
·Lắng nghe giáo viên nhận xét
·Quan sát Tranh ảnh, mà giáo viên đưa ra
·Theo dõi giáo viên phân tích từng tranh
6/Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là
gì?
·Trình bày được khái niệm cách mạng công nghiệp. Nội dung chính, vai trò và đặc điểm của các cuộc
cách mạng công nghiệp.
·Trình bày được khái niệm, ưu nhược điểm của kĩ thuật thủy canh. Cấu tạo , nguyên lí hoạt động của hệ
thông thủy canh.
·Trình bày được khái niệm nhà kính trong trồng trọt, mô tả một số mô hình nhà kính phổ biến.

7/Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành
kiến thức mới của học sinh?
Giáo viên cần nhận xét, đánh giá về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học
sinh về:
-Hoạt động hình thành kiến thức:
+Quá trình học tập của học sinh của mỗi cá nhân hay nhóm.
+Thái độ, hành vi và biểu hiện của học sinh trong quá trình xây dựng bài.
-Chốt lại những hoạt động của học sinh:
+Những biểu hiện về sự tự tin của học sinh khi sây dựng kiến thức.
+Năng lực và phẩm chất của học sinh.
- GV giao nhiệm vụ, mở, tổng kết, đánh giá ý
kiến của học sinh và chốt ý chính
8/Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng
những thiết bị dạy học/học liệu nào?
Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học sinh sẽ được sử dụng những
thiết bị dạy học/học liệu như:
- Đọc lại thông tin an toàn điện, kết hợp với liên tưởng, tưởng tượng
- Sử dụng máy tính để lập kế hoạch
- Giấy, bút chì, bút màu... vẽ một chi tiết trong tai nạn điện.
- Máy tính, điện thoại truy cập Internet để sưu tầm hình ảnh tai nạn điện, thực hành biện pháp phòng
chống tai nạn điện
9/Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập/vận dụng kiến
thức mới?
– Học sinh dựa vào vốn kiến thức mình tìm được và nội dung giáo viên hướng dẫn hình thành nên khái
niệm ban đầu.
– Tiến hành vận dụng các kiến thức mới vừa học để áp dụng vào cuộc sống thực tiễn:như mô hình thủy
canh, trồng cây trong nhà kính, trồng rau.
– Áp dụng kiến thức thường xuyên trong cuộc sống: Biết vận dụng mô hình thủy canh trong thực tế
10/Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức
mới là gì?
Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là gì?

11/Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận
dụng kiến thức mới của học sinh?
·Giáo viên nhận xét đánh giá khách quan ,chi tiết các hoạt động thảo luận,các sản phẩm dự án
của học sinh.
·Chú ý đến việc khen thưởng,tuyên dương và hoan nghênh các ý tưởng sáng tạo, các cá nhân
hoạt động nổi trội .
·Giáo viên có bảng chấm điểm với các tiêu chí công khai, tiến hành đánh giá kết quả và cho điểm
từng học sinh. Sau khi đánh giá, giáo viên gợi ý,mở rộng vấn đề có liên quan.
-Kết hợp đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết, đánh giá định tính và định lượng, đánh giá
bằng cách sử dụng các công cụ khác nhau như câu hỏi, bài tập.Đánh giá tổng kết thông qua mức
độ đạt được các yêu cầu tiết học. Thông qua học sinh trả lời các câu hỏi qua quan sát các em thực
hiện các hoạt động học.
-Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua
hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh
giá lẫn nhau của HS với nhiều hình thức, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể tìm
được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót.

You might also like