You are on page 1of 38

[TƯ DUY SÁNG TẠO VÀ PHẢN BIỆN]

SCAMPER: [tác giả là Michael Michalko] sử dụng trong việc khởi tạo những ý
tưởng cho sản phẩm mới hay một dịch vụ mới.

- Đây là một phương pháp tư duy sáng tạo nhằm cải thiện sản phẩm, quy
trình, dịch vụ…đã có hay dự tính phát triển, dựa vào kỹ thuật tập kích não để tìm ra
nhiều phương án giải đáp hàng loạt câu hỏi.
- Các câu hỏi được đặt ra theo trình tự với mục tiêu thu thập nhiều ý tưởng
theo khả năng cho phép.
- Tối ưu hình thành dựa trên cơ sở tổng hợp những ý tưởng tốt xuất hiện qua
các bước triển khai.
- Dựa trên nguyên tắc chung là thúc đẩy và đặt sự việc dưới nhiều góc nhìn
khác nhau để hình thành các ý tưởng.

Ví dụ:
-Substitute (thay thế): thay đổi nguyên liệu như thay vì sử dụng đường mía để tạo độ ngọt
thì sử dụng từ mật ong.
-Combine (kết hợp): ta có thể mix các loại trái cây với nhau để tạo ra một hương vị mới.
- Adapt (thích nghi): trước đây có rất ít loại trái cây được lên men nhưng vì nhu cầu của
khách hàng cũng như sự phát triển của khoa học-công nghệ, có nhiều loại trái cây được lên
men được đề xuất hơn. Bởi vậy sản phẩm trên thị trường ngày càng đa dạng và đáp ứng
được nhu cầu của khách hàng.
- Modify (thay đổi): có thể thay đổi hình dáng hay chất liệu bao bì của sản phẩm thực
phẩm.
- Put to other uses (đổi cách dùng): trái cây lên men xong sẽ cho các thành phẩm khác
nhau và có những mục đích khác nhau trong từng tình huống. Có những loại thì người dùng
chỉ đơn giản là uống để giải khát sau một ngày làm việc mệt mỏi, hay chỉ đơn giản là để đáp
ứng sự thèm ăn. Mặt khác, đó có thể cũng là sản phẩm thực phẩm bổ sung năng lượng.
- Eliminate (loại ra): trước khi thực hiện quá trình lên men thì chúng ta luôn sàng lọc và tiến
hành rửa trái cây, bên cạnh đó đa số cũng có trường hợp sẽ nghiền hoặc bóp trái cây (rượu
nho). Lúc này ta có thể loại bỏ đi bước nghiền/bóp cây mà sẽ để nguyên bản để lên men.
- Rearrange, Reverse (Sắp xếp lại): chúng ta có thể thay đổi lịch trình của kế hoạch do
một số ảnh hưởng từ sản phẩm. Trái cây sẽ lên men trong vòng 24-48 tiếng, nếu muốn có vị
nồng hơn, gần giống rượu thì phải để từ 2-3 tuần. Lúc này lịch trình tiếp theo của nhóm sẽ
có những thay đổi phù hợp.
Bản đồ tư duy (MindMap):

1. Định nghĩa:

Bản đồ Tư duy là một sơ đồ để biểu diễn các nhiệm vụ, từ ngữ, khái niệm hoặc
mục được liên kết và sắp xếp xung quanh một khái niệm hoặc chủ đề trung tâm
bằng cách sử dụng bố cục đồ họa phi tuyến tính cho phép người dùng xây dựng
một khung trực quan xung quanh một khái niệm trung tâm. Bản đồ Tư duy có
thể biến một danh sách dài các thông tin đơn điệu thành một sơ đồ đầy màu
sắc, dễ nhớ và có tổ chức cao, phù hợp với cách làm việc tự nhiên của bộ não
bạn.

2. Lịch sử
Mặc dù thuật ngữ Mindmap được phổ biến rộng rãi bởi nhà tâm lí học Tony
Buzan từ những năm 1970. Việc sử dụng sơ đồ tư duy có thể được bắt nguồn từ
thế kỉ thứ 3 khi các ví dụ về những hình vẽ giống như bản đồ tư duy được tạo
ra bởi Porphyry of Tyros để giới thiệu về các khái niệm của Aristotle. Sau đó,
trong khoảng thời gian 1235-1315, có những ghi chép về triết gia Ramon Llull
đã sử dụng kỹ thuật này. Nguồn gốc của Sơ đồ tư duy là não phải và não trái và
cách kết hợp và phát huy cả hai phần của não bộ. Vào năm 1975, các tác giả
Joyce Wycoff, Michael J. Gelb và Barry Buzan đã cộng tác cùng Tony Buzan.
Họ đã cùng nhau tiếp tục phát triển và tìm cách ứng dụng, để sơ đồ tư duy ngày
càng trở thành một công cụ đặc biệt hữu ích.
3. Vai trò:

nhằm:
- Quản lý các kế hoạch công việc một cách hiệu quả.
- Động não để nảy sinh nhiều ý tưởng mới.
- Thảo luận khi làm việc đồng đội.
- Công cụ để giải quyết vấn đề và ra quyết định.
- Lập dàn ý để viết một quyển sách.
- Nâng cao kỹ năng học tập.
- Phát triển khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân...
4. Cách vẽ sơ đồ tư duy:

Để vẽ một sơ đồ tư duy, bạn cần bắt đầu bằng một chủ đề ở trung tâm của một tờ giấy.
Ở đây, lý tưởng nhất là bạn sử dụng một hình ảnh sống động để thể hiện chủ đề của
bạn. Tại sao lại phải dùng hình ảnh? Vì một hình ảnh cụ thể diễn đạt được cả ngàn từ
và giúp bạn sử dụng trí tưởng tượng của mình. Một hình ảnh ở trung tâm sẽ giúp
chúng ta tập trung được vào chủ đề. Ngoài hình ảnh này ra, bạn cũng có thể bổ sung
từ ngữ cho chủ đề ở trung tâm.
Bước tiếp theo thể sử dụng những màu sắc mà mình thích để vẽ các nhánh thể hiện
những ý lớn kết nối với chủ đề ở trung tâm. Và các nhánh phụ thể hiện các ý nhỏ hơn
sẽ được kết nối với các ý lớn ở các nhánh lớn. Các nhánh phụ phải thể hiện các mối
liên hệ có thật với nhánh chính. Từ các nhánh phụ này, bạn lại tiếp tục xác định những
nhánh phụ khác ở cấp độ nhỏ hơn, và cứ như vậy cho đến khi không tìm thấy mối liên
hệ trực tiếp nào nữa. Trên mỗi nhánh của sơ đồ tư duy thường có từ khóa và hình ảnh
đi kèm Các từ khóa ngắn gọn này được viết dọc theo các nhánh, vừa có tác dụng gợi
nhớ nhanh chóng, vừa khơi dậy ở bạn những ý tưởng mới, những suy nghĩ mới... Mỗi
khi bạn xem lại sơ đồ tư duy mà mình đã vẽ, não bộ của bạn sẽ được kích thích làm
việc để nối kết những kiến thức, thông tin, nâng cao khả năng gợi nhớ và gia tăng trí
nhớ của bạn.
Trong thời đại ngày nay, các chuyên gia công nghệ thông tin ngày càng quan tâm đến
việc viết ra các phần mềm nhằm hỗ trợ cho quá trình tư duy của con người. Các phần
mềm dùng để vẽ sơ đồ tư duy ngày càng trở nên phổ biến, không ngừng được hoàn
thiện và dễ sử dụng. Cho nên, ngoài việc vẽ sơ đồ tư duy trên giấy, bạn cũng có thể sử
dụng các phần mềm phù hợp để vẽ sơ đồ tư duy trực tiếp trên máy tính của bạn bằng
các phần mềm phổ biến như Imindmap, Imanager…

5. Những sai lầm dễ mắc phải khi vẽ sơ đồ tư duy


5.1. Vẽ càng đẹp càng tốt
5.2. Chỉ có một loại sơ đồ tư duy
5.2.1. Circle Map - Sơ đồ tư duy dạng vòng tròn

5.2.2. Bubble Map - Sơ đồ tư duy bong bóng


6.2.3. Double Bubble Map - Sơ đồ tư duy dạng bong bóng kép

5.2.4. Tree Map - Sơ đồ tư duy dạng cây


5.2.5. Flow Map - Sơ đồ tư duy luồng

5.2.6. Multi Flow - Sơ đồ tư duy đa luồng


5.2.7. Brace Map - Sơ đồ tư duy dấu ngoặc “{“

5.2.8. Bridge Map - Sơ đồ tư duy hình cầu

6. Ví dụ:

Sơ đồ tư duy về phân loại các dạng trái cây lên men trên thị trường.
Đợi tối mình vẽ rồi up lên nha :>>>>

Link: https://www.mindmapping.com/mind-map

https://www.invert.vn/so-do-tu-duy-la-gi-ar4559
Bản đồ xương cá (Fishbone Diagram)
1. Định nghĩa:

- Tên khác: phương pháp Ishikawa, biểu đồ xương cá (fishbone diagram),


biểu đồ nguyên nhân - kết quả (cause-and-effect diagram)
- Được coi là một trong 7 công cụ quản lý chất lượng (7QC Tools - Seven
Quality Control Tools). Sơ đồ xương cá xác định nhiều nguyên nhân có thể
gây ra một hiệu ứng hoặc vấn đề. Nó có thể được sử dụng cùng với kỹ thuật
brainstorming. Nó ngay lập tức sắp xếp các ý tưởng thành các danh mục hữu
ích.
- Sử dụng trong trường hợp:
- xác định nguyên nhân có thể cho một vấn đề
- suy nghĩ của một nhóm có xu hướng rơi vào lối mòn

2. Cách vẽ sơ đồ xương cá:

Biểu đồ xương cá được mô phỏng theo hình dạng xương cá với trục xương trung tâm

và các xương lớn, nhỏ.


1. Trục xương trung tâm, hay mũi tên dài hướng từ trái sang phải chỉ vào vấn đề cần

tìm nguyên nhân gốc rễ, đồng thời phân tầng các nhóm nguyên nhân.

2. Từ trục chính gắn thêm các xương nhánh, thể hiện các yếu tố chính có thể gây ra

vấn đề, hay còn gọi là nguyên nhân sơ cấp. Thường có 6 nhóm nguyên nhân chính –

5M1E, bao gồm Nguyên vật liệu (Materials), Máy móc/Công cụ (Machines), Con

người (Man), Phương pháp/Quy trình (Methods), Kiểm tra đo lường (Measurement)

và Môi trường (Environment).

3. Các xương con gắn vào xương nhánh thể hiện những nguyên nhân chi tiết hơn, còn

được gọi là nguyên nhân thứ cấp


4. Từ các xương con có thể gắn thêm những nhánh nhỏ hơn, bổ sung cho nhóm

nguyên nhân thứ cấp. Tuy nhiên, không nên dẫn dắt quá nhiều nguyên nhân nhỏ hơn

vì dễ gây nhiễu biểu đồ.

4. Phân tích biểu đồ xương cá trong sản xuất theo 5M1E

5M1E là viết tắt của 6 yếu tố tất yếu trong môi trường sản xuất kinh doanh, bao gồm:

1. Materials – Nguyên vật liệu sử dụng để tạo ra sản phẩm

2. Machines – Thiết bị máy móc, công cụ sử dụng trong sản xuất

3. Man – Con người

4. Methods – Phương pháp / Quy trình

5. Measurement – Kiểm tra, đo lường

6. Environment – Môi trường

Sơ đồ xương cá 5M1E thường được sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất vì quy

trình sản xuất thường gắn liền với 6 yếu tố trên.

Material – Nguyên vật liệu

Đây là yếu tố quan trọng nhất trong một quy trình sản xuất, tạo ra thành phẩm đến tay

người dùng. Việc lựa chọn nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản

phẩm. Người mua hàng thường cân nhắc chất liệu đầu tiên, nên nếu một sản phẩm

không được đánh giá tốt, nguyên vật liệu có thể là nhóm nguyên nhân cần phải xem
xét trước nhất. Sai sót trong trong khâu chọn lựa nguyên vật liệu cũng dễ dẫn đến tổn

hao chi phí sản xuất và giảm uy tín doanh nghiệp.

Machines – Thiết bị, máy móc

Để tạo ra thành phẩm sản xuất chắc chắn phải cần đến máy móc. Nhóm nguyên nhân

này thường ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và cũng có thể ảnh hưởng đến chất

lượng sản phẩm nếu không được nâng cấp và bảo trì thường xuyên.

Man – Con người

Trong tất cả các yếu tố, đây là nhóm nguyên nhân khó điều khiển nhất. Chất lượng sản

phẩm cũng có thể bị ảnh hưởng nếu con người không lành nghề. Con người có thể tác

động trực tiếp đến thành phẩm hoặc điều khiển máy móc để tạo ra sản phẩm. Đây

cũng là nhóm nguyên nhân cần được liệt kê chi tiết khi có vấn đề xảy ra. Doanh

nghiệp cần phải đưa ra biện pháp đào tạo, cũng như có những chính sách và chế độ

phù hợp

Method – Phương pháp / Quy trình

Phương pháp sản xuất là cách con người vận hành máy móc để tạo ra sản phẩm. Nếu

xảy ra sai sót trong khâu này cũng dẫn đến những thành phẩm không như mong đợi,

hoặc xảy ra những vấn đề liên quan đến những khâu sản xuất khác. Đây cũng là nhóm

nguyên nhân cần được quan tâm khi có vấn đề xảy ra.

Measurement – Đo lường / Kiểm duyệt


Đây là bước kiểm duyệt cuối cùng để đưa sản phẩm đến tay khách hàng. Quy trình

kiểm duyệt chặt chẽ, cẩn thận sẽ hạn chế được rủi ro khi đưa sản phẩm ra thị trường.

Mỗi doanh nghiệp có những tiêu chí đánh giá riêng. Tuy nhiên, trong bất kì một khâu

sản xuất nào cũng đều có thể là nguyên nhân dẫn đến vấn đề, vì thế vẫn cần được đưa

vào biểu đồ xương cá

Environment – Môi trường

Môi trường làm việc cũng là yếu tố có thể ảnh hưởng đến sản phẩm hoặc hiệu suất lao

động của con người. Khi có vấn đề xảy ra, đây cũng là một nhóm nguyên nhân cần

được cân nhắc đến. Một môi trường làm việc an toàn, thông minh có thể nâng cao

năng suất và hiệu quả lao động.

Toàn bộ 6 yếu tố trên đều có sự liên quan mật thiết đến nhau. Sai sót trong một khâu

cũng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình sản xuất, nên khi phân tích nguyên nhân

theo biểu đồ xương cá cần phải liệt kê đầy đủ sáu yếu tố này. Sau khi có cái nhìn toàn

diện về mọi khâu sản xuất, nhóm phân tích sẽ dễ dàng tìm được nguyên nhân phát

sinh vấn đề.

Tuy nhiên, tùy vào từng ngành nghề đặc thù mà các yếu tố có thể được tùy biến sao

cho phù hợp với quy trình sản xuất.

Dưới đây là một vài ví dụ về việc đặt câu hỏi để tìm ra nguyên nhân vấn đề liên quan

đến 5M1E

Nguyên Vật liệu có được thử nghiệm đúng?


vật liệu

Có vật liệu thay thế không?

Quy trình mua nguyên vật liệu từ nhà cung cấp có được xác thực

không?

Vật liệu có bị ô nhiễm không?

Vật liệu có được xử lý đúng cách?

Máy móc Máy móc có được vận hành chính xác không?

Công cụ có ảnh hưởng tới môi trường?

Máy móc có được bảo dưỡng đúng thời hạn không?


Máy móc có được lập trình đúng cách?

Các công cụ có được sử dụng trong khả năng và giới hạn của nó

không?

Con Nhân viên/Công nhân đã được đào tạo thích hợp để tham gia vào quy

người trình sản xuất?

Nhân viên/Công nhân có bị quá tải công việc?

Môi trường làm việc có đảm bảo an toàn lao động?

Có đáp ứng đầy đủ chế độ, bảo hiểm?


Nhân viên/Công nhân có đủ kinh nghiệm, năng lực để thực hiện nhiệm

vụ?

Phương Công nhân có được đào tạo đúng cách để thực hiện đúng phương pháp

pháp sản xuất ?

Những thử nghiệm phương pháp có được kiểm định hiệu quả không?

Có đầy đủ các máy móc để vận hành trơn tru phương pháp sản xuất?

Phương pháp có được thay đổi không?

Đo lường Môi trường có ảnh hưởng tới tính chính xác của đo lường không?

Các máy đo có chính xác không?


Các đánh giá có đủ tiêu chuẩn không?

Môi Quá trình sản xuất có bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ không?

trường

Quá trình sản xuất có bị ảnh hưởng bởi độ ẩm, độ rung, tiếng ồn, ánh

sáng … không?

Môi trường có đạt đủ tiêu chuẩn cần thiết cho sản xuất không?

Môi trường có ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động không?

5. Các bước xây dựng biểu đồ xương cá trong sản xuất

Xác định vấn đề

1. Bước đầu tiên, ghi lại chính xác vấn đề cần tìm nguyên nhân. Ở bước này nên áp

dụng phương pháp 5W ( What – Cái gì, Who – Ai, When – Khi nào, Where – Ở đâu,

How – Như thế nào).


2. Tiếp theo, ghi vấn đề xuống góc trái hoặc phải của trang, đồng thời kéo một đường

mũi tên dài hướng về vấn đề. Đây chính là trục xương sống của biểu đồ xương cá.

3. Đóng khung phần “vấn đề”, đây là phần đầu cá.

Xác định lần lượt nhân tố ảnh hưởng

1. Xác định các nhóm nguyên nhân sơ cấp có thể dẫn đến vấn đề, thông thường là các

nhóm nguyên nhân 5M1E.

2. Vẽ các mũi tên nhánh hướng về trục xương sống, mỗi mũi tên ứng với một nguyên

nhân lớn. Đây là phần “xương nhánh” của biểu đồ.

3. Áp dụng kỹ thuật brainstorming.

Xác định nguyên nhân thứ cấp

1. Ở mỗi nhóm nguyên nhân, vẽ những đường mũi tên nhỏ hơn hướng vào. Đây chính

là những nguyên nhân thứ cấp có thể dẫn đến vấn đề.

2. Nếu vẫn còn những nguyên nhân nhỏ hơn, tiếp tục vẽ những nhánh xương con

hướng vào những nguyên nhân thứ cấp.

Phân tích sơ đồ

1. Lúc này, biểu đồ xương cá đã được hoàn thiện, hệ thống đầy đủ những nguyên

nhân có thể xảy ra. Từ đó nhóm quản lý và nhân viên có thể bắt đầu phân tích từng

nhóm nguyên nhân, đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời.

2. Các nhóm nguyên nhân nên được đánh số thứ tự để xác định thứ tự ưu tiên.
Lưu ý khi sử dụng biểu đồ xương cá

a. Biểu đồ xương cá là mối tương quan giữa nguyên nhân và kết quả, mỗi xương

nhánh nên có khoảng 3 – 4 xương con. Biểu đồ xương cá chi tiết giúp nhóm phân tích

có cái nhìn toàn diện hơn và dễ dàng tìm ra nguyên nhân gốc rễ.

b. Đặc trưng của loại biểu đồ này là hệ thống toàn diện và xếp loại nguyên nhân tiềm

ẩn của vấn đề, không phải phương pháp loại trừ nó.

c. Khi xác định tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng phải dựa trên những bằng

chứng, số liệu khách quan, đảm bảo tính logic, tránh việc liệt kê nguyên nhân dựa trên

cảm tính chủ quan.

d. Khi đã xác định tưởng cơ bản nguyên nhân dẫn đến vấn đề, nhóm phân tích vẫn cần

những số liệu khách quan để nhìn rõ mối quan hệ, giúp đưa ra những giải pháp chính

xác và kịp thời.

3. Ví dụ:

Ví dụ về giải quyết vấn đề chọn chủ đề phát triển sản phẩm PBL.

Chọn chủ đề trái cây lên men dựa theo nhân khẩu học, điểm mới của sản phẩm,

Ví dụ cái ni vẫn chưa vẽ xong, wait a minute

Link:
https://asq.org/quality-resources/fishbone
https://itgtechnology.vn/bieu-do-xuong-ca-trong-san-xuat/
SIX THINKING HATS

1: Sơ lược về Six thinking hats

- Công cụ đặc biệt này được phát minh bởi Edward de Bono - nhà tâm lý học,
tác giả và nhà tư vấn, người tiên phong về kỹ thuật này trong cuốn sách Six
Thinking Hats năm 1985 của ông.

- Tư duy 6 chiếc mũ là một phương pháp tư duy với ý tưởng cốt lõi là khuyến
khích sự sáng tạo và khám phá những ý tưởng mới nhớ vào việc nhìn nhận vấn
đề từ nhiều khía cạnh khác nhau. Màu sắc khác nhau trên sáu chiếc mũ tư duy
sẽ thể hiện những quan điểm khác nhau đối với 1 vấn đề.

- Phương pháp này đã được phát triển và giảng dạy ở nhiều nơi trên thế giới.
Nhiều tổ chức lớn như là IBM, Federal Express, Brtish Airways, Pepsi,
Polaroid, Prudential, Dupont, ...cũng dùng phương pháp này.

2: Ứng dụng

- Kích thích suy nghĩ song song.

- Kích thích suy nghĩ toàn diện.

- Tách riêng cá tính (như là bản ngã, các thành kiến …) và chất lượng.

- Đào tạo về sáng tạo, điều phối cuộc họp, quản lý cuộc họp.

- Tăng năng suất làm việc và trao đổi trong nhóm.

- Cải tiến sản phẩm và quá trình quản lý dự án.


- Phát triển tư duy phân tích, và ra quyết định.

3: Đặc điểm của 6 chiếc mũ

3.1. Mũ màu trắng – Facts

Mũ màu trắng là đại diện cho tư duy về mặt thông tin, dữ liệu. Người có tư duy
mũ trắng sẽ thường đưa ra các phát biểu cụ thể dựa trên việc phân tích dữ liệu
thực tế, khách quan từ những dữ kiện có sẵn.

Một số vấn đề có thể được đặt ra để giải quyết đó là:

· Bạn đã có sẵn thông tin gì về vấn đề cần giải quyết?

· Cần phải có thêm những thông tin nào liên quan đến vấn đề nữa?

· Những thông tin, dữ kiện nào bị thiếu?

3.2. Mũ màu đỏ – Feelings

Mũ màu đỏ đại diện cho tư duy thiên về mặt cảm tính, họ sẽ phát biểu dựa trên
trực giác và cảm xúc mà không cần đưa ra minh chứng hay giải thích, lí lẽ của
mình về vấn đề đang giải quyết.

Một số câu hỏi được đặt ra để hỗ trợ người đội mũ màu đỏ tư duy đó là:

· Cảm xúc hiện tại của bạn đối với vấn đề là gì?

· Trực giác mách bảo bạn điều gì về vấn đề này?


· Bạn có thích vấn đề này hay không?

3.3. Mũ màu xanh lá – Creativity

Mũ màu xanh là đại diện cho tư duy sáng tạo. Màu xanh lá thể hiện một sức
sống mãnh liệt không ngừng sinh sôi, phát triển cũng giống như người đội mũ
màu xanh lá sẽ luôn có những ý tưởng sáng tạo phong phú, dồi dào. Nhờ đó có
thể giúp những người tư duy theo mũ xanh lá dễ dàng tìm ra những giải pháp
sáng tạo để giải quyết vấn đề.

Một số câu hỏi có thể sử dụng để giải quyết vấn đề:

· Liệu vấn đề này có thêm những cách thức nào khác để giải quyết
không?

· Vấn đề này có những điểm tích cực nào?

· Tiến hành dự án này sẽ mang đến những lợi ích là gì?

3.4. Mũ màu vàng – Positive

Mũ màu vàng đại diện cho những tư duy vấn đề theo chiều hướng tích cực.
Những người đội mũ màu vàng sẽ đưa ra các ý kiến logic và lạc quan về vấn đề
thông qua việc chỉ ra những lợi ích mà việc ứng dụng nó mang lại và mức độ
khả thi của dự án. Cách tư duy này sẽ giúp bạn có thêm động lực để tiếp tục đề
ra những giải pháp mới mẻ cho công việc khi bạn gặp nhiều khó khăn, trở ngại.

Một số câu hỏi có thể sử dụng để hỗ trợ giải quyết vấn đề đối với mũ màu vàng:

· Những lợi ích khi tiến hành dự án này là gì?

· Những mặt tích cực của vấn đề?

· Tính khả thi để thực hiện?

3.5. Mũ màu đen – Negative

Trái ngược với mũ màu vàng, người đội mũ màu đen thường có tư duy sâu sắc
hơn giúp nhìn nhận ra những mặt hạn chế và sự bất hợp lý ở trong dự án cần
giải quyết. Chính điều này sẽ giúp chúng ta có những quan điểm mới giúp nhìn
nhận vấn đề một cách thận trọng hơn, đảm bảo cho dự án tránh khỏi các rủi ro,
sự cố, điều chỉnh cách giải quyết vấn đề hoặc chuẩn bị kế hoạch dự phòng cho
những vấn đề có thể nảy sinh ngoài dự kiến.

Nếu chỉ tư duy vấn đề theo hướng tích cực thì sẽ khiến cho khi những sự cố
phát sinh bạn sẽ trở tay không kịp. Vì thế việc tư duy cả 2 mặt tích cực và tiêu
cực của vấn đề giúp chuẩn bị tốt hơn để ngay cả trong tình huống xấu nhất vẫn
có những phương án để đề phòng.

Những câu hỏi có thể ứng dụng để giải quyết vấn đề đối với mũ màu đen:

· Có những tình huống rủi ro nào có thể xảy ra

· Nguy cơ tiềm ẩn của vấn đề này là gì?

· Khi triển khai dự án này có thể sẽ gặp phải những khó khăn gì?

3.6. Mũ màu xanh dương – Control

Mũ màu xanh dương đại diện cho lối tư duy tổ chức, giúp hệ thống vấn đề một
cách bao quát nhất. Như một thuyền trưởng, người đội chiếc mũ màu xanh
dương sẽ tổ chức, điều phối và kiểm soát tiến trình tư duy của những chiếc mũ
khác.

Chẳng hạn như nếu gặp phải khó khăn trong quá trình thảo luận thì người đội
mũ màu xanh dương có thể điều hướng tư duy của mọi người sang mũ xanh lá
cây để có những ý tưởng sáng tạo hơn.

Một số câu hỏi có thể sử dụng để tư duy theo mũ màu xanh dương:

· Vấn đề trọng tâm của buổi thảo luận là gì?

· Vấn đề cần tư duy là gì?

· Mục tiêu cuối cùng là gì?

4: Tiến hành phương pháp 6 chiếc mũ tư duy như thế nào?

Dưới đây là 5 bước cơ bản để tiến hành áp dụng kỹ thuật 6 cái mũ tư duy ứng
với từng màu mũ khác nhau.

Bước 1: Mũ màu trắng: nêu lên tất cả những ý kiến nói về những thông tin, sự
kiện có thật thông qua những bằng chứng và dữ kiện cụ thể.

Bước 2: Mũ màu xanh lá cây: nêu lên những ý kiến sáng tạo bằng nhiều cách
thức khác nhau để đề xuất phương án giải quyết vấn đề.

Bước 3: Đánh giá các ý kiến của mũ màu xanh lá cây bằng quan điểm của mũ
màu vàng và mũ màu đen.

· Mũ màu vàng: giúp đề xuất hướng giải quyết vấn đề theo một
hướng tích cực thông qua việc trả lời câu hỏi những giải pháp nêu trên
mang đến lợi ích gì và nếu được thực hiện nó sẽ mang lại hiệu quả ra
sao.

· Mũ màu đen giúp viết các đánh giá và chỉ ra những kiến nghị, giải
pháp không phù hợp cho việc giải quyết vấn đề và những mặt hạn chế
của việc sử dụng những ý kiến này dựa trên những sự kiện và kinh
nghiệm sẵn có.

Bước 4: Mũ màu đỏ: nêu lên những quan điểm thiên về cảm xúc, trực giác về
vấn đề. Tư duy bằng mũ đỏ cho phép người suy nghĩ đặt xuống các trực cảm mà
không cần bào chữa.

Bước 5: Sử dụng mũ màu xanh dương để tổng kết và kết thúc buổi làm việc
thông qua việc nhìn nhận lại các bước đã thực hiện trên. Từ đó nêu ra kết luận
về hướng giải quyết của vấn đề.

Lưu ý: Trong một số trường hợp, các bước trên có thể được linh hoạt thay đổi
thứ tự cho phù hợp với tính chất của dự án, chẳng hạn như theo quy trình như
sau:

Bước 1: Mũ màu trắng -> Bước 2: Mũ màu đỏ -> Bước 3: Mũ màu đen ->
Bước 4: Mũ màu vàng -> Bước 5: Mũ màu xanh lá cây -> Bước 6: Mũ màu
xanh da trời.

5: VÍ DỤ

VÍ DỤ 1: Áp dụng kỹ thuật sáu chiếc mũ tư duy để giải quyết vấn đề “CÓ NÊN
ĐẦU TƯ MUA MÁY CÀ PHÊ MỚI NHẤT ĐỂ TĂNG NĂNG SUẤT HAY
KHÔNG?”

Mũ màu trắng: Nêu lên những thông tin sự kiện đang có sẵn và còn thiếu:

Thông tin có sẵn:

- Số lượng ly cà phê mà tiệm có thể bán ra mỗi ngày? Trung bình một
ngày tiệm có bao nhiêu khách hàng?
- Mất bao nhiêu lâu thì chiếc máy pha cà phê hiện tại có thể cho ra thành
phẩm? Liệu có đáp ứng được số lượng cần bán ra mỗi ngày hay không?
Chất lượng cà phê mà chiếc máy pha cà phê này làm ra có ngon hay
không?
- Lợi nhuận của tiệm và phần kinh phí của tiệm có thể dành cho việc mua
sắm trang thiết bị mới?

Thông tin còn thiếu:


- Xuất xứ của máy pha cà phê mới? Có uy tín không? Thông số kỹ thuật ra
sao?
- Giá cả chênh lệch của máy pha cà phê mới đó với các loại máy khác trên
thị trường?
- Máy pha cà phê mới có thể pha được những loại bột và hạt cà phê nào?
Chất lượng cà phê mà máy pha cà phê này làm ra liệu có ngon hơn máy
pha cà phê mà tiệm đang có hay không?
- Tiệm cà phê của các đối thủ khác đã có chiếc máy đó hay chưa?

Mũ màu đỏ

Tư duy bằng cảm xúc sẽ trả lời cho câu hỏi có nên mua hay không bằng phản
ứng đầu tiên khi nghe đến chiếc máy pha cà phê mới, có thể là cảm giác hào
hứng muốn mua ngay và nghĩ đến những lợi ích mà nó mang lại trong tương lai
hoặc ngược lại là cảm giác không thoải mái khi việc bỏ tiền mua máy pha cà
phê mới dù cho nó có thể pha nhanh hơn máy cũ gấp ba lần. Thậm chí có thể
liên tưởng đến những tình huống xấu xảy ra như máy bị đổ vỡ, khó vận hành,…
Những cảm giác không tốt để ta có thể quyết định rằng sẽ không mua máy pha
cà phê mới, hoàn toàn đến từ cảm giác chủ quan. Do vậy điều này không thể đủ
để đưa ra quyết định nên sẽ xem xét thêm tư duy từ những chiếc nón khác.

Mũ màu vàng

Những lợi ích mà máy cà phê mới mang lại:

· Tăng năng suất làm việc, tiết kiệm thời gian.

· Tăng doanh thu, giảm chi phí, giúp tiết kiệm điện năng.

· Mang lại chất lượng tốt hơn cho sản phẩm của tiệm, mang lại cảm
giác sang trọng và cao cấp hơn với chất lượng và công nghệ máy móc
vượt trội.

Thời điểm thích hợp nên mua mới:

· Khách hàng đông hơn trong khi năng suất làm việc của máy cà phê
cũ sắp vượt ngưỡng cân bằng.

· Máy cà phê cũ tuổi thọ đã lâu, không còn đủ các điều kiện để cho ra
1 sản phẩm chất lượng như ban đầu.

· Cửa hàng cần một sự đổi mới về chất lượng và dịch vụ để thu hút
khách hàng.

Mũ màu đen
Những điểm hạn chế:

· Mất nhiều thời gian để đào tạo nhân viên cách sử dụng và làm quen
với thiết bị mới.

· Khách hàng đã quen với hương vị cà phê được pha bằng máy cũ khi
đổi qua máy mới có thể mùi vị và chất lượng cũng bị ảnh hưởng.

· Tổn kém về mặt chi phí trong khi chưa thực sự cần thiết và việc sử
dụng máy cũ cũng đảm bảo cân đối được.

Mũ màu xanh lá cây

Có những cách thức khác để nâng cao năng suất và chất lượng thay vì mua máy
pha cà phê mới hay không không?

· Quản lý tốt vấn đề thu chi để xem là quán có đủ khả năng để thay
đổi toàn bộ máy không? Nếu không thì tiến hành thay đổi 1 máy trước,
nếu mang đến hiệu quả vượt trội hơn thì tiến hành thay thế đồng loạt.

· Training đội ngũ nhân viên kỹ càng hơn từ phục vụ, pha chế đến
giữ xe để có thể phục vụ khách hàng một cách chu đáo nhất.

· Kiểm tra và xem xét lại những loại cà phê nào bán chạy nhất thì tập
trung đẩy mạnh và nhập nhiều để bán.

Đâu là mặt tích cực của vấn đề này: Giúp đồ uống ngon hơn và tiết kiệm khá
nhiều thời gian, chi phí mà vẫn thu được nhiều lợi nhuận.

Mũ màu xanh dương

Sau khi xem xét tất cả các dữ kiện được đưa ra từ mũ trắng, mặt tích cực, tiêu
cực được chỉ ra từ mũ đen và mũ vàng, những ý tưởng thay thế của mũ xanh lá
và trực giác từ mũ đỏ mách bảo thì mũ xanh dương sẽ tiến hành xem xét bao
quát vấn đề và đưa ra quyết định cuối cùng.

VÍ DỤ 2: Áp dụng kỹ thuật sáu chiếc mũ tư duy để giải quyết vấn đề “NÊN


CHỌN Ý TƯỞNG ĐẬU NÀNH LÊN MEN HAY TRÁI CÂY LÊN MEN”
(mình đang bị bí ở đây á)

- Mũ màu trắng: nêu lên tất cả những ý kiến nói về những thông tin, sự kiện
có thật thông qua những bằng chứng và dữ kiện cụ thể.

+ Số lượng người ưa thích trái việt quất?


+ Nguyên liệu việt quất có dễ tìm và trồng ở Việt Nam không?

+ Các sản phẩm lên men từ trái việt quất đã có chưa ? Công ty đối thủ đã có sản
phẩm này chưa?

+ Chi phí làm ra có đắt hay không?

- Mũ màu đỏ: Sản phẩm lên men từ trái việt quất này có được người tiêu
dùng ưa thích hay không? Trường hợp sản phẩm đưa ra thị trường nhưng không
thu hút khách hàng bằng đối thủ. Giá sản phẩm quá cao so với các sản phẩm
khác. Hay là

- Mũ màu vàng: giúp đề xuất hướng giải quyết vấn đề theo một hướng tích
cực thông qua việc trả lời câu hỏi những giải pháp nêu trên mang đến lợi ích gì
và nếu được thực hiện nó sẽ mang lại hiệu quả ra sao.

+ Việt quất là một loại trái cây có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe khi đưa
ra thị trường có một số người tiêu dùng am hiểu về công dụng của nó thì sẽ tin
tưởng dùng sản phẩm
- Mũ màu đen:

+ trong việc nhập nguyên liệu thì việt quất là một loại quả khó trồng trọt ở
Việt Nam. Việt quất sẽ chỉ ra quả vào mùa Hè, năng suất có cao hay
không tùy thuộc vào loại đất trồng có đủ dinh dưỡng hay không. Vì vậy,
nhiều người đánh giá loại đất trồng ở Việt Nam chắc chắn sẽ khác biệt so
với ở châu Úc. Theo họ, đất nào sẽ cho ra trái nấy, đất Việt Nam thì sẽ
cho ra chất quả khác so với nguồn đất tại quê hương của việt quất.

- Mũ màu xanh lá cây


- Mũ màu xanh dương

6: Ưu và nhược điểm của phương pháp tư duy 6 chiếc mũ

Ưu điểm
Phương pháp tư duy “6 chiếc mũ” cho phép chúng ta đơn giản hóa lối tư duy, mọi người chỉ
xem xét một khía cạnh tại một thời điểm, nhờ đó hướng đưa tư duy của mọi người cùng
hướng về một phía, tránh sự tranh cãi và hao phí sức lực của nhau. Đây là một phương pháp
đơn giản mà đem lại hiệu quả to lớn: không những tìm được cách giải quyết vấn đề hiệu quả
nhất trong một thời gian ngắn, mà còn không ảnh hưởng đến cái tôi của mỗi người.

Nhược điểm
Trong một số trường hợp, điều hành cuộc họp theo phương pháp 6 chiếc mũ tư duy có thể
gây ra gượng gạo, hơn nữa phương pháp này cũng đòi hỏi tính toán thời gian chính xác để
không bị kéo dài thời gian thảo luận. Phương pháp này phù hợp với trường hợp cần giải
quyết vấn đề hệ trọng, cần tham khảo ý kiến của nhiều người. Những cuộc họp ngắn, không
có nhiều thời gian cần xem xét phương pháp này có thật sự phù hợp hay không.

7: Tổng kết
6 chiếc mũ tư duy là một phương pháp giúp chúng ta tư duy hiệu quả hơn, là công cụ để giải
quyết vấn đề trong công việc và cuộc sống nhanh chóng nhờ sự tập trung của trí thông
minh, kinh nghiệm và kiến thức. Hãy thử áp dụng phương pháp tư duy này và trải nghiệm
tính hiệu quả của nó nhé. Chúc bạn thành công.

https://gobranding.com.vn/6-chiec-mu-tu-duy-la-gi/

https://www.slideshare.net/thongngu/6-m-t-duy
BRAINSTORM: [được đề cập đầu tiên bởi Alex Osborn năm 1941] “một kỹ
thuật hội ý bao gồm một nhóm người nhằm tìm ra lời giải cho vấn đề đặc trưng bằng
cách góp nhặt tất cả ý kiến của nhóm người đó nảy sinh trong cùng một thời gian
theo một nguyên tắc nhất định” - theo mô tả của Alex Osborn.

- Là phương pháp dùng để phát triển nhiều giải đáp sáng tạo cho một vấn đề.
- Phương pháp này hoạt động bằng cách tập trung trên vấn đề, rút ra rất nhiều
đáp án căn bản cho nó.
- Trong Brainstorm thì vấn đề được phân tích từ nhiều góc nhìn khác nhau.
Sau cùng các ý kiến sẽ được phân nhóm và đánh giá.
- Phương pháp có thể tiến hành bởi từ một đến nhiều người, tham gia nhiều sẽ
giúp cho phương pháp tìm ra lời giải được nhanh hơn hay toàn diện hơn (góc
nhìn khác nhau bởi các trình độ, trình tự khác nhau của mỗi người- lý tưởng
sẽ là từ 5-7 người)
Nguyên tắc: ….

Ví dụ:
1. Tên nhóm và slogan, logo mà mỗi bạn trong nhóm đã đề ra:
Tên nhóm
+ WAFF- 3 phiếu
+ The Eaters- 1 phiếu
+ Warriors
+ Clouds
+ Yefmun
+ World- 1 phiếu
+ HTF
Slogan:
+ Special but not Individual- 2 phiếu
+ Be all you can be
+ Work hard, Dream big
+ Never be the last
+ Go together, success closer- 3 phiếu
+ We are one
Bản logo của mỗi bạn:
BẢN HOÀN THIỆN:

2. Hướng sản phẩm mà nhóm hướng tới:


Trái cây lên men- 5 phiếu
Trà nấm thủy sâm- Kombucha
Đậu nành lên men
Sữa chua
Rau củ muối chua
Tìm hiểu khái niệm Mô hình SWOT và ý nghĩa của nó trong kinh doanh
Mô hình SWOT là một mô hình bao gồm 4 chữ viết tắt của Strengths (điểm mạnh),
Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ).

Mô hình này là công cụ giúp các nhà quản trị phân tích chiến lược cũng như nhận biết rủi ro
và đánh giá chúng. Từ đó, mô hình SWOT được sử dụng nhiều trong việc xây dựng chiến
lược, đánh giá đối thủ, xây dựng kế hoạch kinh doanh cũng như tiếp thị, phát triển các sản
phẩm và dịch vụ.

Xây dựng Mô hình SWOT:

Mô hình SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận gồm 2 hàng 2 cột và chia làm 4 phần
tương ứng với 4 thành phần của mô hình bao gồm Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu
(Weaknesses), Cơ hội (Opportunities), Nguy cơ (Threats). Từ hình mô hình trên ta có:

· Điểm mạnh (Strengths): là những tác nhân bên trong doanh nghiệp mang tính
tích cực hoặc có lợi giúp bạn đạt được mục tiêu. Đó là lợi thế riêng, nổi bật và có
thể so sánh với những đối thủ cạnh tranh khác. Chẳng hạn như những lợi thế về
(Nguồn lực, Tài sản, Con người, Kinh nghiệm, Kiến thức, Dữ liệu,Tài chính, Giá
cả, Chất lượng sản phẩm, Quy trình, Hệ thống kỹ thuật,…)

· Điểm yếu (Weaknesses) là những tác nhân bên trong doanh nghiệp mang tính
tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu. Đó có thể là những công
việc còn làm chưa tốt, những khía cạnh thiếu vắng đi điểm mạnh thì ở đó sẽ có
những điểm yếu kém mà chúng ta cần khắc phục.

· Cơ hội (Opportunities) là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp ( thị trường
kinh doanh, xã hội, chính phủ, xu hướng toàn cầu, chính sách, luật pháp,…) mang
tính tích cực, có lợi giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu.

· Thách thức (Threats) là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp (thị trường
kinh doanh, xã hội, chính phủ…) mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc
đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Sau đó, việc cần làm là đề ra phương án giải
quyết để khắc phục, hạn chế những rủi ro, nguy cơ có thể xảy ra.

Qua đây có thể thấy được rằng mục đích của việc phân tích SWOT là để xác định được điểm
mạnh, cơ hội mà công ty đang nắm giữ đồng thời cần khắc phục được những hạn chế, rủi ro
có thể gặp phải.

Mở rộng mô hình SWOT

Không chỉ dừng lại ở việc làm rõ 4 yếu tố nêu trên trong mô hình SWOT mà chúng ta còn có
thể dựa trên 4 yếu tố này để đưa ra những chiến lược phù hợp, bao gồm:

· Chiến lược SO (Strengths – Opportunities): Theo đuổi những cơ hội phù hợp
với điểm mạnh đang có của công ty.
· Chiến lược WO (Weaks – Opportunities): Khắc phục được điểm yếu để tận
dụng tốt cơ hội.

· Chiến lược ST (Strengths – Threats): Sử dụng lợi thế, điểm mạnh đang có để
giảm thiểu rủi ro do môi trường bên ngoài gây ra.

· Chiến lược WT (Weaks – Threats): Thiết lập kế hoạch “phòng thủ” để tránh
gặp phải những điểm yếu bị tác động từ môi trường bên ngoài.

Cách sử dụng SWOT như thế nào?


Kỹ thuật phân tích SWOT sẽ rất khó nhớ và vận dụng đối với những người mới ngay cả bản
thân mình cũng vậy cũng phải mất 1 thời gian dài mới có thể nhớ và sử dụng nhuần nhuyễn
cách phân tích SWOT này.

Khi sử dụng kỹ thuật SWOT này, chúng ta sẽ vẽ ra trên một tờ giấy hoặc trên một chiếc
bảng 4 khu vực được phân chia thành các mục S, W, O, T. Sau đó dùng kỹ thuật động não
(brainstorming) để ghi các ý kiến hoặc nhận xét chủ quan của cá nhân hay nhóm vào các
khu vực tương ứng.

Ví dụ:

S.W.O.T của nhóm WAFF

+Điểm mạnh ( Strengths):

– Sức trẻ, có tinh thần học hỏi.

– Hòa đồng, có tinh thần giúp đỡ nhau.

– Có các kĩ năng làm việc nhóm cơ bản.

– Làm việc tốt và luôn hoàn thành các công việc được giao.

+Điểm yếu (Weaks):

– Hạn chế về các kĩ năng, thiếu kinh nghiệm.

– Có sinh viên Lào nên có chút hạn chế giao tiếp.

+Cơ hội (Opportunities):

– Tiếp cận với những ý tưởng mới.

– Có cơ hội phát triển bản thân.

+Thách thức (Threats):

– Cạnh tranh với các nhóm khác.


https://www.semtek.com.vn/swot/
BÀI BÁO CÁO GỒM

1. Hình thành nhóm: tên, slogan, logo (ý nghĩa logo)


2. Thành viên
3. Sơ đồ Gantt- lịch trình hoạt động trong hai tuần vừa qua (sơ đồ
Gantt- các mốc thời gian hoạt động) - Thông, chị Manivone.
4. Các tư duy sáng tạo và tư duy phản biện ( slides và thuyết trình)
[6 mục]

Ý NGHĨA LOGO
Màu chủ đạo: màu xanh lá và màu be
+ Màu xanh lá: Vi sinh vật bên trong cũng chủ đạo là màu xanh cùng với màu nền,
thêm vào đó màu xanh đại diện cho màu của sự sống, sự sinh sôi và trưởng thành
+ Màu be:
Sự kết hợp của các thành phần trong logo tạo nên một ý nghĩa đặc biệt. Khung tròn
ngoài cùng như là một đĩa peptri, bên cạnh đó ta thấy được sự hiện diện của vi sinh vật và
trái cây trên đĩa. Điều này đối với nhóm có nghĩa như nghiên cứu về chúng.
Thêm vào đó, trên đĩa có 5 trái cây đại diện cho 5 thành viên của nhóm….
Vi sinh vật ở đây cũng như đại diện cho những vi sinh vật lên men vì đa số các vi sinh vật
lên men có hình que và hình cầu.
Xung quanh chiếc đĩa peptri có slogan và tên của nhóm điều đó có thể thể hiện rõ hơn
thương hiệu của nhóm….
Ý NGHĨA TÊN: WAFF- viết tắt của We are fruit fermenters
Ý NGHĨA SLOGAN:

You might also like