You are on page 1of 29

NỘI DUNG ÔN TẬP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC

Phần I: Câu hỏi lý thuyết (2 điểm)


1. Một số vấn đề chung khi sử dụng TB dùng chung trong dạy học
- Nguyên tắc cơ bản khi lắp đặt, kết nối, cài đặt, vận hành các thiết bị dùng chung trong
dạy học.
Nguyên tắc 1: Đảm bảo an toàn
Các TBDH được sử dụng phải an toàn với các giác quan của
HS, đặc biệt khi sử dụng các thiết bị nghe - nhìn.
=> Quá trình sử dụng, GV cần chú ý vấn đề an toàn:
• An toàn điện
• An toàn cho thị giác/ thính giác
• An toàn hóa chất
• An toàn cháy nổ…
Nguyên tắc 2: Đảm bảo nguyên tắc 3Đ:
• Sử dụng “Đúng lúc”
• Sử dụng “Đúng chỗ”
• Sử dụng “Đủ cường độ”.
Nguyên tắc 3: Đảm bảo hiệu quả
• Bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ và trọn vẹn: kết hợp nhiều TBDH một cách đồng bộ;
các TBDH không mâu thuẫn, loại trừ.
• Phù hợp với đối tượng HS (tâm lý lứa tuổi, yếu tố vùng miền, dân tộc...) và tiêu chuẩn
Việt Nam.
• Bảo đảm sự tương tác trong hệ thống dạy học "Nói hay chưa phải là dạy, chỉ xem chưa
phải là học”.
Nguyên tắc 4: Kết hợp sử dụng TBDH trong nhà trường và ngoài xã hội
• Các thiết bị ở ngoài xã hội có thể áp dụng vào trong quá trình dạy học rất phong phú:
các cơ sở sản xuất, khu thăm quan dã ngoại, các cơ sở đào tạo đại học- nghiên cứu khoa học- dạy
nghề ...
• Kết hợp khai thác hợp lí các phương tiện ngoài xã sẽ hỗ trợ tốt cho việc dạy và học
trong nhà trường.
KẾT LUẬN:
• TBDH dù có hiện đại đến đâu thì bản thân nó cũng không thể thay
thế được vai trò của GV, PPDH của GV.
• Ngược lại, PPDH của GV cũng lại chịu sự qui định của điều kiện sử
dụng TBDH cụ thể.
=> Giữa các yếu tố nội dung, phương tiện, PPDH có mối quan hệ
tác động qua lại lẫn nhau và với chủ thể học tập là HS
=> Sự “tương tác” giữa GV và HS mới tạo nên hiệu quả, chất lượng
của quá trình dạy học.
- Các bước cơ bản thực hiện khi lắp đặt, kết nối, cài đặt, vận hành các thiết bị dạy
học
Nguyên tắc lắp đặt, kết nối, sử dụng
Vị trí lắp đặt thiết bị:
• Đảm bảo theo yêu cầu nhà sản xuất
• Thuận tiện cho người sử dụng.
Kết nối cài đặt:
• Chuẩn kết nối theo quy định kỹ thuật trong kết nối
- Chuẩn cơ khí là chuẩn cắm VGA, RCA hay HDMI...;
- Chuẩn tín hiệu là hình ảnh, âm thanh trái, âm thanh phải...
• Chiều (hướng) đi của tín hiệu: Output (thiết bị ra); Input (thiết bị vào)
• Đặc điểm của kết nối: Màu sắc của cổng; dạng tín hiệu (lớn/nhỏ)
• Sử dụng đúng nguồn điện: Một chiều/ xoay chiều
• Cài đặt chương trình của thiết bị: phần mềm hỗ trợ, Driver điều khiển thiết bị
Vận hành thiết bị: Đảm bảo tính kỹ thuật theo hướng dẫn và tính sư phạm.
● Quy trình lắp đặt, kết nối, vận hành và sử dụng TBDH
Bước 1: Chọn vị trí lắp đặt TBDH
- Thuận tiện khi sử dụng
- An toàn điện
- Vững vàng, thông thoáng, môi trường không quá
nóng, độ ẩm cho phép
Bước 2: Phác thảo các phương án kết nối TBDH
- Vẽ sơ đồ khối kết nối giữa các TBDH (đường đi tín hiệu
hình, tiếng)
- Khảo sát các cổng kết nối của TBDH
- Vẽ các phương án kết nối có thể thực hiện được
Bước 3: Lựa chọn phương án kết nối tối ưu
- Xét trong điều kiện thực tế
- Khả thi, nhanh gọn, an toàn và đảm bảo chất lượng
Bước 4: Thực hiện lắp đặt, kết nối TBDH
Phải đảm bảo:
- Đúng chuẩn kết nối
- Đúng chiều (hướng) đi của tín hiệu
- Tuân thủ theo màu sắc các cổng kết nối .....
Bước 5: Kiểm tra trước khi vận hành
- Kiểm tra vị trí đặt, độ chắc chắn
- Kiểm tra các kết nối
- Kiểm tra nguồn điện, nắp đậy ống kính máy chiếu,
vật cản xung quanh thiết bị,...
=> “Đúng”chuyển sang bước tiếp theo
=> “Sai” điều chỉnh lại
Bước 6: Bật nguồn, khởi động, vận hành TBDH
- Điều chỉnh các thông số
- Quá trình sử dụng và kết thúc đúng yêu cầu kỹ thuật
của nhà sản xuất thiết bị.

2. Sử dụng thiết bị dùng chung trong dạy học


- Vai trò của các thiết bị dùng chung trong dạy học, cụ thể là: MÁY TÍNH, TĂNG ÂM,
TIVI, MÁY CHIẾU đa phương tiện, MÁY CHIẾU vật thể, BẢNG TƯƠNG TÁC.

STT TÊN THIẾT BỊ VAI TRÒ

1 MÁY TÍNH ● Máy tính (Computer) là thiết bị điện tử thực


hiện các công việc sau:
- Nhận thông tin vào;
- Xử lý thông tin theo chương trình được lưu trữ
trong bộ nhớ;
- Đưa ra thông tin kết quả
1. Công cụ trình diễn nội dung thông tin
- Máy vi tính có thể trình diễn các dạng thông tin
khác nhau linh hoạt và rõ ràng.
- Máy vi tính tạo ra nhiều kiểu trình diễn phù hợp
với đặc điểm đa dạng của người học.
Lưu ý: Không được lạm dụng trình chiếu quá mức
(VD: chiếu toàn bộ trang Word, hoặc cho các chữ
bay lượn, dùng tín hiệu âm thanh vô nghĩa… Cần
tuân theo các nguyên tắc sư phạm khi trình diễn
thông tin.
2. Công cụ tổ chức và điều khiển quá trình học tập.
- Máy vi tính tạo ra các tình huống có vấn đề qua
mô phỏng/ video lồng ghép hình ảnh âm thanh theo
kịch bản sư phạm.
Lưu ý: Thiết kế kỹ thuật: xác định cấu trúc bài
giảng thể hiện trên máy tính
(slide chủ yếu, dữ liệu, giao diện, sơ đồ...)
Thiết kế kịch bản: kịch bản sư phạm (tiến trình dạy
học), kịch bản hình ảnh (đưa hình ảnh ntn)
3. Hướng dẫn thực hành
- Sử dụng trong các tiết thực hành, thông qua các
phần mềm hỗ trợ GV có
thể xây dựng các thí nghiệm ảo giúp học sinh tiếp
thu được tri thức mà không cần phải tiến hành các
thao tác thực tế.
4. Công cụ kiểm tra đánh giá
- Nhiều công cụ phần mềm trên máy tính cho phép
tạo ra các bài kiểm
tra thích hợp với mọi cấp độ, mọi dạng tài liệu.
- Máy vi tính lưu trữ kết quả kiểm tra để theo dõi
sự tiến bộ của HS trong
quá trình học tập.
5. Môi trường trao đổi thông tin
- Máy vi tính tạo ra môi trường học tập mới, cho
phép HS trao đổi trực tiếp với GV, các bạn học
và các chuyên gia trong các lĩnh vực có liên
quan.

2 TĂNG ÂM - Trong dạy học, hệ thống tăng âm được sử dụng để


khuếch đại âm thanh khi cần thiết.
- Sinh hoạt hàng ngày và dạy học thường không đòi hỏi
những hệ thống trang âm phức tạp. Lựa chọn tăng âm
sử dụng tuỳ thuộc mục đích và yêu cầu công việc/ hoạt
động dạy học.
● Những tiến bộ trong lĩnh vực trang âm
Âm thanh MONO
- Đặc điểm: MONO là hệ thống mà tất cả các tín hiệu
audio được trộn vào nhau và được phát lại qua một
kênh audio đơn. Âm thanh mono được thu vào từ một/
nhiều micrô, trộn lại và đưa qua một ampli xử lý tín
hiệu đơn, ghép với một/ nhiều loa.
- Ưu điểm: Mọi người nghe rất đồng nhất về tín hiệu.
- Ứng dụng: Hệ thống MONO rất phù hợp cho các ứng
dụng phát thanh trong các hội thảo, diễn đàn, thông tin
công cộng, dạy học.
Âm thanh Stereo (âm thanh nổi)
- Đặc điểm: STEREO có hai kênh tín hiệu audio độc
lập (kênh L và kênh R), các tín hiệu được tái tạo có
biên độ cụ thể và có quan hệ về pha với nhau.
- Ưu điểm: Làm cho người nghe hình dung thấy được
sự phối cảnh và vị trí của các nhạc cụ trên sân khấu hay
sàn diễn. Những người nghe không đồng nhất về mức
tín hiệu
- Ứng dụng: biểu diễn ca nhạc, rạp chiếu phim …
Âm thanh đa kênh (âm thanh nổi)
- Đặc điểm: Hệ thống âm thanh có thể phát ra âm thanh
phản xạ với cường độ giống như trong phòng khán giả
(gọi là âm thanh xoay vòng – surround).
- Ưu điểm: Người nghe mới cảm nhận được âm thanh
nổi theo chiều ngang và chiều sâu
- Ứng dụng: biểu diễn ca nhạc, rạp chiếu phim …
Hệ thống âm thanh 5.1:
Hệ thống âm thanh vòm có 6 kênh âm thanh
+ 02 loa chính phía trước(Left/Right)
+ 02 loa xoay vòng phía sau
(Left/Right surround mono)
+ 01 loa ở giữa (Center)
+ 01 siêu trầm (Subwoofer)
Hệ thống âm thanh 7.1: Hệ thống âm thanh vòm có 7
kênh âm thanh: left, right, center, right surround, left
surround, subwoofer, left-back, right-back

3 TIVI ● Tivi được sử dụng trong việc trình chiếu, phóng to


và chiếu các nội dung từ các nguồn tín hiệu điện
khác nhau kèm theo tín hiệu âm thanh phát ra ở
loa.
- Tạo môi trường tương tác giữa GV và HS

4 MÁY CHIẾU ĐA Dùng để phóng to và chiếu các tín hiệu hình ảnh/ video
PHƯƠNG TIỆN từ các nguồn tín hiệu khác nhau như máy tính, đầu
DVD, Tivi,... nhằm phục vụ cho dạy học.

5 MÁY CHIẾU VẬT Sử dụng máy soi vật thể sẽ giúp minh họa các mẫu vật,
THỂ trình diễn các thao tác trực quan hơn, cũng như giúp
giới thiệu sản phẩm hay hội thảo, giảng dạy chuyên
nghiệp và có tính thuyết phục hơn. Nó cho phép hiển
thị các tài liệu như sách, ảnh, vật thể 3 chiều… một
cách đơn giản, nhanh chóng.

● Trong giáo dục, máy chiếu vật thể có thể khiến


cho bài giảng trở lên hấp dẫn hơn, tạo sự cuốn
hút học sinh hơn, đặc biệt là trong những bài
giảng trong các môn hóa học, sinh học, vật lý…
Tất cả các mẫu vật, hình ảnh, thí nghiệm… đều
được hiển thị một cách trực quan và sinh động,
giúp học sinh dễ hiểu bài giảng hơn, đồng thời
cũng kích thích sự sáng tạo, ham mê học tập của
các học sinh.

6 BẢNG TƯƠNG TÁC - Trình chiếu các nội dung trong máy tính (giống
chức năng máy chiếu)
- Viết, vẽ các nội dung lên bảng (giống chức năng
phấn bảng)
- Các thao tác của GV trên mặt bảng có thể được
lưu trữ thành file,sử dụng lại khi cần thiết .
- Kèm theo các phần mềm hỗ trợ GV soạn thảo
bài giảng giúp tạo ra môi trường cho HS tham
gia tương tác

- Cấu tạo chung của một MÁY TÍNH cá nhân

- Các thao tác cơ bản khi sử dụng MÁY CHIẾU đa phương tiện
Bước 1: Kết nối nguồn
Chú ý: Phích cắm dây nguồn và ổ cắm phải vừa vặn không được lỏng quá
sẽ dẫn đến hư hỏng cho thiết bị
Bước 2: Kết nối dây cáp tín hiệu giữa máy chiếu với máy tính các thiết bị
Chú ý:
- Khi cắm cầm phần đầu cắm đẩy mạnh vào khe cắm, vặn vít cố định đầu cắm vào máy.
- Khi tháo bạn cầm phần đầu cắm (không cầm dây) để kéo ra, không bẻ
lên bẻ xuống phần dây cắm.
Bước 3: Bật máy chiếu
- Trước khi bật nguồn:
•Kiểm tra các thiết bị kết nối với máy chiếu
•Tháo nắp thấu kính
•Nối cáp điện với máy chiếu: Phích cắm dây nguồn và ổ cắm điện phải phù hợp
- Bấm nút bật/tắt nguồn trên máy chiếu hoặc [POWER] trên điều khiển. Đèn tín hiệu bật sáng
màu xanh tức máy sẵn sàng làm việc
- Chọn nguồn tín hiệu vào thích hợp: Bấm nút INPUT trên máy chiếu hoặc trên điều khiển từ xa
Lưu ý: Không nhìn trực tiếp vào ống kính khi máy chiếu bật vì nó có thể gây ảnh hưởng đến mắt.
Trước ống kính tập trung lượng nhiệt rất lớn nên
không đặt vật cản trước ống kính có thể gây hỏa hoạn.
Bước 4: Xuất tín hiệu ra màn chiếu
Khi thực hiện xong kết nối các thiết bị với máy chiếu nhưng không thấy tín hiệu ra, cần lưu ý
một số điểm:
- Kiểm tra các cáp kết nối
- Lựa chọn tín hiệu đầu vào INPUT
- Bật kết nối thiết bị (laptop) với máy chiếu
Chuyển chế độ hiển thị màn hình
- Ấn tổ hợp phím Win + P trên bàn phím
- Trong giao diện có 4 kiểu kết nối với cách hiển thị
nội dung khác nhau.
Extend: sẽ tách ra 2 màn hình riêng.
Duplicate: là hai màn hình giống nhau về nội dung hiển thị.
Computer Only: không đưa dữ liệu ra máy chiếu.
Projector Only: hình ảnh chỉ xuất hiện trên máy chiếu, màn hình Laptop sẽ tắt.
Bước 5: Sử dụng các nút điều khiển trên máy chiếu
- Điều chỉnh tiêu cực: vặn vòng FOCUS trên máy chiếu để điều chỉnh, một số dòng máy AUTO
FOCUS
- Điều chỉnh độ cao của hình ảnh: Bật chân trước của máy chiếu để điều chỉnh độ cao của hình
ảnh
- Điều chỉnh kích thước hình ảnh: vặn vòng ZOOM trên máy chiếu để điều chỉnh
- Điều chỉnh tiêu cực: vặn vòng FOCUS trên máy chiếu để điều chỉnh, một số dòng máy AUTO
FOCUS
- Điều chỉnh độ cao của hình ảnh: Bật chân trước của máy chiếu để điều chỉnh độ cao của hình
ảnh
- Chỉnh méo hình thang : Dùng nút [Keystone] trên thanh công cụ máy chiếu
Bước 6: Tắt máy
- Ấn nút nguồn trên máy chiếu hoặc trên điều khiển từ xa, xuất hiện dòng chữ “power off”
- Khi bạn ấn lại nút nguồn lần nữa máy chiếu sẽ ở chế độ làm mát, đèn sẽ tắt, đèn tín hiệu nháy
màu đỏ, quạt vẫn chạy trong khoảng 2 phút. Trong thời gian làm mát máy chiếu sẽ không nhận
bất cứ lệnh nào
- Lưu ý: Không được rút phích nguồn khi máy vẫn đang ở
chế độ làm mát. Tuổi thọ của bóng sẽ giảm nếu bóng không
được làm mát đúng cách.
- Sau khi máy được làm mát quạt sẽ tắt và đèn tín hiệu sẽ ngừng nháy, lúc này máy ở chế độ
standby và có thể bật máy lại để dùng.
- Rút dây tín hiệu.
- Một số lưu ý khi sử dụng hệ thống TĂNG ÂM (loa, micro, tăng âm).
Lưu ý khi sử dụng tăng âm
- Không để đoản mạch đầu ra loa
- Khi cắm Micro hoặc các nguồn tín hiệu khác vào đường line in
cần đưa chiết áp âm lượng về 0.
=> Nếu không sẽ gây ra các tạp âm do tiếp xúc, các tạp âm này có biên độ rất lớn tạo ra các âm
thanh khó chịu hoặc nó có thể gây hỏng tăng âm hoặc loa.
- Khi điều chỉnh tăng âm cần phải điều chỉnh các núm nút một cách từ từ tránh hư hỏng hệ
thống.
- Khi dùng xong cần đưa chiết áp âm lượng về 0 rồi mới tắt
Lưu ý khi sử dụng loa
- Chỉ đấu loa nối tiếp hoặc song song khi đã xác định được trở kháng của loa và tăng âm phải
phù hợp.
- Loa không dùng lâu ngày phải được bảo quản nơi khô ráo tránh côn loa bị gỉ sét gây kẹt côn.
- Không được để các vật khác tỳ vào màng loa vì chúng có thể gây biến dạng hoặc rách màng loa
ảnh hưởng đến chất lượng của loa.
- Không được đặt loa hướng trực tiếp vào micro vì sẽ gây hiện tượng lacxen gây rú làm ảnh
hưởng đến sự làm việc của hệ thống.
Lưu ý khi micro
- Cách cầm mic cho đúng: cầm ở giữa
- Các micro không dây thường phải được lắp các đai lục giác bằng cao
su phía trên để tránh lăn, tránh rơi.
- Đối với hệ thống từ 2 micro trở lên chúng ta phải đánh dấu các micro để tiện cho việc theo dõi,
điều chỉnh.
- Các micro không dây sử dụng thu phát vô tuyến do vậy bộ thu phải để ở vị trí sao nó có thể
“nhìn thấy” micro.
- Không được để rơi micro, vì màng rung và cuộn dây của micro rất mỏng nếu đánh rơi sẽ làm
biến dạng ảnh hưởng đến chất lượng của micro thậm chí hỏng micro.
- Khi muốn thử micro ta không được gõ hoặc thổi mạnh vào micro.
- Các micro không dây đều sử dụng pin, khi dùng xong chúng ta cần tháo pin ra khỏi micro
phòng khi pin chảy nước làm hỏng micro.
- Không hướng micro về phái loa loa vì sẽ gây hiện tượng lacxen gây rú làm ảnh hưởng đến sự
làm việc của hệ thống
- Vệ sinh micro định kì để đảm bảo vệ sinh
Phần II: Xử lý tình huống (2 điểm)
Xử lý một số tình huống khi kết nối, vận hành và sử dụng thiết bị dùng chung trong dạy
học
(1) Kết nối laptop với tivi nhưng không hiển thị được hình ảnh, trong khi dùng máy
tính khác kết nối với tivi đó vẫn làm việc bình thường

§Thiết lập chế độ hiển thị màn hình: Windows và P, chọn chế độ hiển thị Duplicate
hoặc Extend.

§Kiểm tra cổng đầu vào Input của Tivi: Nhấn INPUT kiểm tra xem đã lựa chọn đúng
cổng tín hiệu vào trên TV.

§Điều chỉnh giảm độ phân giải của máy tính bằng cách kích chuột phải ở màn hình
Desktop, chọn Display settings

(2) Máy tính (Laptop) đang kết nối với Máy chiếu. GV muốn chỉnh sửa bài giảng
trên máy tính cá nhân ngay tại lớp nên cần phải tắt hình ảnh trên phông chiếu để HS
không quan sát được.

§Chuyển đổi chế độ hiển thị màn hình: Thiết lập chế độ hiển thị hai màn hình khác
nhau (Extend) hoặc chỉ màn hình máy tính (PC screen only).

§Sử dụng điều khiển từ xa: Bấm nút đóng băng (FREEZE) Dừng màn hình trong khi
thiết bị đầu vào vẫn hoạt động bình thường.

(3) Khi vừa hết giờ dạy, GV vội vàng ngắt nguồn điện cung cấp cho máy chiếu để
nhanh chóng di chuyển thiết bị sang lớp học khác. Thao tác sử dụng như vậy có đảm bảo
an toàn cho thiết bị dạy học hay không? Vì sao?
- Thao tác như vậy không đảm bảo an toàn cho thiết bị. Vì cắt đột ngột nguồn điện của
máy chiếu sẽ làm giảm tuổi thọ bóng đèn trong máy chiếu dẫn đến máy chiếu nhanh bị
mờ.
- Cần tắt máy chiếu theo đúng quy trình và tuyệt đối không được rút phích nguồn khi máy
vẫn đang ở chế độ làm mát.
(4) Khi kết nối máy tính với
máy chiếu đa phương tiện, hình ảnh
trên màn chiếu bị thay đổi (bẹp hình
hoặc kéo dài hình) so với hình ảnh
nguồn

=> Khắc phục bằng cách hiệu chỉnh


hình thang cân

Bấm AUTOSETUP tự động điều chỉnh


(nếu máy chiếu có phím chức năng này)

Điều chỉnh bằng tay bằng cách bấm


KEYSTONE trên điều khiển, sử dụng
nút trái (◄) và nút phải (►) để hiệu
chỉnh hình thang cân

(5) Khi kết nối máy tính với máy chiếu đa phương tiện, hình ảnh hiển thị trên màn
chiếu quá nhỏ, có dạng hình thang không cân đối
=> Khắc phục bằng điều chỉnh ZOOM (phóng to)
=> Chỉnh độ nét+ FOCUS (chỉnh nét)
=> Hiệu chỉnh hình thang cân KEYSTONE
(6) Khi kết nối máy tính với
máy chiếu đa phương tiện, hình ảnh
hiển thị trên màn chiếu bị lộn ngược.

Do chọn nhầm chế độ lắp đặt máy (treo


trần hoặc để dưới đất). Cách khắc phục
chọn lại chế độ lắp đặt máy

(7) Kết nối máy tính với tivi (sử dụng cáp HDMI) và tăng âm. Máy tính truyền
được tín hiệu hình ảnh đến tivi nhưng không truyền tín hiệu âm thanh đến tăng âm
=>Chưa chọn đúng thiết bị output (speaker)
=>Chọn Sound (âm thanh) / Sound Control Panel

(8) Khi kết nối máy tính với tivi qua cổng HDMI có hình ảnh nhưng chưa có âm
thanh
=>Chưa chọn đúng thiết bị output (speaker)
=>Chọn Sound (âm thanh) / Sound Control Panel

(9) Khi đang sử dụng máy chiếu đa phương tiện, để HS không quan sát hình ảnh
hiển thị trên màn chiếu mà tập trung quan sát hành động của GV khi đó GV đặt quyển
sách trước ống kính máy chiếu. Theo bạn, thao tác sử dụng đó có đảm bảo an toàn cho
thiết bị dạy học hay không? Vì sao?
- Thao tác đó không đảm bảo an toàn cho thiết bị vì trước ống kính tập trung lượng
nhiệt rất lớn nên không đặt vật cản trước ống kính, có thể gây hỏa hoạn
- Các cách tắt màn hình máy chiếu:
+ Chuyển đổi chế độ hiển thị màn hình (Extend/PC screen only).
+ Sử dụng điều khiển từ xa: (FREEZE)
+ Đang sử dụng PowerPoint: Phím B (Black) hoặc W (white)
(10) Kết nối laptop với tivi không hiển thị được hình ảnh trong khi dùng máy tính khác
kết nối với tivi đó vẫn làm việc bình thường
do : Độ phân giải chưa tương thích, các cáp kết nối chưa đúng, chế độ hiển thị, chọn đầu
ra chưa đúng.

(11)
Màn hình hiển
thị của máy
tính bị thu nhỏ
2 bên

Nguyên nhân có
thể do độ phân
giải của máy
tính không phù
hợp. Cách khắc
phục chỉnh lại
độ phân giải
màn hình máy
tính
(12) Hiện tượng hình ảnh
hiển thị trên phông chiếu bị
nhoè, không rõ nét hay mất màu,
sai màu, đốm trắng, sọc dọc, bị ố
vàng

– Chỉnh nét (Focus) chưa


đúng: Điều chỉnh ZOOM (phóng
to/ thu nhỏ) và FOCUS (độ nét)
đến khi nào mắt nhìn được hình
ảnh rõ nét nhất. Điều chỉnh khoảng
cách từ máy chiếu đến phông
chiếu.

– Độ phân giải giữa máy


chiếu và máy tính không tương
thích: Ví dụ máy chiếu độ phân
giải 800×600 không tương thích
với máy tính có độ phân giải
1024×768. Cách khắc phục là điều
chỉnh giảm độ phân giải của máy
tính.

– Vệ sinh sai cách hay


không vệ sinh sau thời gian sử
dụng: vệ sinh phận lọc bụi, các tấm
kính lọc màu, mặt ống kính

(13) Giáo viên đang sử dụng micro giảng bài thì loa bị rú rit, nghe rất khó chịu.
Nguyên nhân:
- Để mic hướng trực tiếp vào loa, gây hiện tượng lacxen có tiếng kêu khó chịu làm ảnh
hưởng đến hoạt động của hệ thống. Cách khắc phục là chuyển hướng micro để không hướng trực
tiếp về phía loa
- Cầm mic chưa đúng, tay cầm vào chụp mic hoặc ăng ten ở đuôi. Cách khắc phục là điều
chỉnh tay cầm ở phần thân giữ mic
- Tăng âm điều chỉnh âm lượng của Mic quá lớn. Cách khắc phục là để nút Master âm
lượng chung ở chế độ tiêu chuẩn (chính giữa), đưa nút điều chỉnh âm lương mic giảm dần đến
khi không có tiếng kêu khó chịu

(14) Kết nối máy tính với tăng âm nhưng không nghe thấy âm thanh phát ra từ loa
kết nối với tăng âm mà nghe thấy âm phát phát ra từ loa ngoài của laptop. Cách điều chỉnh
để âm thanh đưa đến loa kết nối với máy tăng âm?
Nguyên nhân là chọn chưa đúng thiết bị output( thiết bị dùng để xuất âm thanh ra ngoài).
Máy tính bình thường có ít nhất thiết bị output cho phép phát âm thanh là loa ngoài (speaker) và
giắc tai nghe phone 3.5mm. Trong tình huống này, tăng âm kết nối với máy tính qua cổng
3.5mm nhưng máy tính đang cho phép âm thanh phát ra loa ngoài (speaker). Do đó cần chọn lại
thiết bị output qua cổng tai nghe 3.5mm
Cách chọn:
- Chuyển đến mục Setting >Control panel >Sound>Playback

(15) Khi Bật/ tắt tăng âm thì loa phát tiếng bụp to hoặc khi cắm giắc kết nối thiết bị
với tăng âm có tiếng kêu rất khó chịu
Nguyên nhân: là không đưa núm điều chỉnh Master âm lương chung về 0 trước khi tiến
hành các thao tác. Các tạp âm do tiếp xúc trong quá trình tắt/bật hoặc kết nối thiết bị qua tăng âm
sẽ có biên độ rất lớn, tạo ra các âm thanh khó chịu có thể gây hỏng loa hoặc tăng âm
Lưu ý: trước khi tắt/bật nguồn hoặc cắm cáp kết nối tín hiệu vào tăng âm cần để núm
điều chỉnh Master âm lượng chung về 0
(16) Kết nối máy tính với tivi, hình
ảnh hiển thị trên tivi bị hẹp (bé) so với
laptop

Nguyên nhân do tivi đang chọn tỉ lệ


hình ảnh không tương ứng với laptop.

Cách khắc phục: Chọn Cài đặt => chọn


Màn ảnh => chọn tỉ lệ hình ảnh của tivi giống
của laptop (rộng đầy đủ)

Phần III: Thực hành lắp ráp hệ thống thiết bị dùng chung dạy học (6 điểm)
(1) Cho hệ thống thiết bị dùng chung trong dạy học gồm BẢNG TƯƠNG TÁC, MÁY CHIẾU đa
phương tiện, MÁY TÍNH.
a. Trình bày các phương án kết nối hệ thống thiết bị.
- Máy tính (laptop) - Máy chiếu: HDMI - HDMI, HDMI - VGA, VGA - VGA
- máy tính - bảng tương tác: Cáp USB (hai đầu chuẩn A và chuẩn B)
- Máy tính case - máy chiếu:
+ cáp VGA chia 2 (một đầu kết nối với màn hình máy tính, đầu còn lại
kết nối với máy chiếu)
+ Dùng bộ chia VGA dùng điện
+ Dùng cáp HDMI
- Máy tính case - bảng tương tác: Cáp USB (hai đầu chuẩn A nối với case và chuẩn B
nối với bảng tương tác)
b. Lựa chọn một phương án tối ưu và thực hành kết nối hệ thống thiết bị, tiến hành thao
tác chỉnh chuẩn trên bảng tương tác.
- Laptop - Máy chiếu - Bảng tương tác: phương án tối ưu là HDMI to VGA vì
không phải máy tính nào cũng trang bị cổng HDMI/VGA (trong trường hợp này
ta có một bộ chuyển đổi thì kết nối được thuận tiện hơn)/ Nếu thầy giáo đưa ra
trường hợp cụ thể là Laptop có cổng HDMI thì phương án tối ưu là HDMI to
HDMI, vì hình ảnh truyền đi sẽ rõ nét, chất lượng hơn rất nhiều.
- Máy tính case - Máy chiếu - Bảng tương tác: dùng VGA chia 2, vì nó đưa được
tín hiệu đến cả máy chiếu và màn hình máy tính. Giúp Gv có thể trình chiếu và
nhìn thấy được nội dung trình chiếu trên màn hình

(2) Cho hệ thống thiết bị dùng chung trong dạy học gồm MÁY TÍNH (để bàn), LAPTOP và MÁY
CHIẾU đa phương tiện (Ví dụ tình huống máy chiếu ở lớp học có kết nối sẵn một máy tính để
bàn, GV có thể sử dụng máy tính để bàn hoặc sử dụng laptop của mình)
a. Trình bày các phương án kết nối MÁY TÍNH (để bàn), LAPTOP với MÁY CHIẾU đa
phương tiện. (tương tự câu 1)
b. Lựa chọn một phương án tối ưu, thực hành kết nối và hiệu chỉnh để có thể chọn truyền tín
hiệu hình ảnh từ MÁY TÍNH (để bàn) đến MÁY CHIẾU đa phương tiện hoặc từ
LAPTOP đến MÁY CHIẾU đa phương tiện đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật.
- Lựa chọn phương án tối ưu: tương tự câu 1
- Thực hành kết nối: theo các bước sau
1. Kết nối nguồn: Phích cắm dây nguồn và ổ cắm phải vừa vặn không được
lỏng quá sẽ dẫn đến hư hỏng cho thiết bị
2. Kết nối dây cáp tín hiệu giữa máy chiếu với máy tính các thiết bị: - Khi
cắm cầm phần đầu cắm đẩy mạnh vào khe cắm, vặn vít cố định đầu cắm
vào máy. - Khi tháo bạn cầm phần đầu cắm (không cầm dây) để kéo ra,
không bẻ lên bẻ xuống phần dây cắm.
3. Bật máy chiếu: - Trước khi bật nguồn: •Kiểm tra các thiết bị kết nối với
máy chiếu •Tháo nắp thấu kính •Nối cáp điện với máy chiếu: Phích cắm
dây nguồn và ổ cắm điện phải phù hợp - Bấm nút bật/tắt nguồn trên máy
chiếu hoặc [POWER] trên điều khiển. Đèn tín hiệu bật sáng màu xanh tức
máy sẵn sàng làm việc - Chọn nguồn tín hiệu vào thích hợp: Bấm nút
INPUT trên máy chiếu hoăc trên điều khiển từ xa
4. Xuất tín hiệu ra màn chiếu
5. Sử dụng các nút trên màn chiếu: chỉnh kích thước hình ảnh (ZOOM), tiêu
cực (vòng FOCUS), độ cao hình ảnh(bật chân trước) và độ méo của hình
thang (KEYSTONE)
6. Tắt máy - Ấn nút nguồn trên máy chiếu hoặc trên điều khiển từ xa, xuất
hiện dòng chữ “power off” - Khi bạn ấn lại nút nguồn lần nữa máy chiếu
sẽ ở chế độ làm mát, đèn sẽ tắt, đèn tín hiệu nháy màu đỏ, quạt vẫn chạy
trong khoảng 2 phút. Trong thời gian làm mát máy chiếu sẽ không nhận
bất cứ lệnh nào
- Sau khi máy được làm mát quạt sẽ tắt và đèn tín hiệu sẽ ngừng nháy, lúc
này máy ở chế độ standby và có thể bật máy lại để dùng. - Rút dây tín
hiệu.
- Lưu ý: Không được rút phích nguồn khi máy vẫn đang ở chế độ làm mát.
Tuổi thọ của bóng sẽ giảm nếu bóng không được làm mát đúng cách.
- Hiệu chỉnh để có thể truyền tín hiệu hình ảnh: (là Bước 4 bên trên)
● - Kiểm tra các cáp kết nối
● - Lựa chọn tín hiệu đầu vào INPUT
● - Bật kết nối thiết bị (laptop/máy case) với máy chiếu
Sau đó: Chuyển chế độ hiển thị màn hình
● - Ấn tổ hợp phím Window + P trên bàn phím
● - Trong giao diện có 4 kiểu kết nối với cách hiển thị nội dung khác
nhau.
Extend: sẽ tách ra 2 màn hình riêng.
Duplicate: là hai màn hình giống nhau về nội dung hiển thị. Computer
Only: không đưa dữ liệu ra máy chiếu.
Projector Only: hình ảnh chỉ xuất hiện trên máy chiếu, màn hình Laptop
sẽ tắt.

(3) Cho hệ thống thiết bị dùng chung trong dạy học gồm MÁY TÍNH, MÁY CHIẾU đa phương
tiện và TĂNG ÂM. Anh (chị) hãy:
a. Trình bày các phương án kết nối MÁY TÍNH, MÁY CHIẾU đa phương tiện với TĂNG
ÂM.
- Máy tính (laptop/case) - Máy chiếu: tương tự câu 1
- Máy tính (laptop/case) - Tăng âm: 3.5mm to RCA
b. Lựa chọn một phương án tối ưu và thực hành kết nối đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật.
- Phương án tối ưu : tương tự câu 1
- Thực hành kết nối:
+ Máy tính (laptop/case) - Máy chiếu: tương tự câu 2
+ Máy tính (laptop/case) - Tăng âm:
● - Cáp audio RCA (bông sen): đưa tín hiệu âm thanh từ tivi/ máy
tính tới đầu vào (Line In) của tăng âm. Chú ý cắm đúng các đường
tín hiệu Trái – Left (Dây màu trắng) Phải – Right (Dây màu đỏ)
● - Cáp phone 3.5mm: đưa tín hiệu âm thanh từ máy tính tới đầu
vào Line in của loa máy tính (tích hợp loa và tăng âm)
=>Chọn đúng thiết bị output( thiết bị dùng để xuất âm thanh ra ngoài) qua cổng tai nghe
3.5mm
Cách chọn:
- Chuyển đến mục Setting >Control panel >Sound>Playback

(4) Cho hệ thống thiết bị dùng chung trong dạy học gồm TIVI, MÁY TÍNH và TĂNG ÂM.
a. Trình bày các phương án có thể dùng để kết nối MÁY TÍNH, TIVI với TĂNG ÂM.
TH1: Máy tính (laptop) - TV: HDMI - HDMI, HDMI - VGA, VGA - VGA
Máy tính - tăng âm: 3.5mm to RCA
TH2: Máy tính case - TV:
+ cáp VGA chia 2 (một đầu kết nối với màn hình máy tính, đầu còn lại kết
nối với TV)
+ Dùng bộ chia VGA dùng điện
+ Dùng cáp HDMI
Máy tính case - tăng âm: 3.5mm to RCA
b. Lựa chọn một phương án tối ưu, thực hành kết nối và hiệu chỉnh để truyền tín hiệu âm
thanh, hình ảnh từ MÁY TÍNH đến TIVI và TĂNG ÂM đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.
Thực hiện kết nối
Máy tính - TV
Bước 1: Kết nối nguồn: Phích cắm dây nguồn và ổ cắm phải vừa vặn không được lỏng quá sẽ
dẫn đến hư hỏng cho thiết bị
Bước 2: Kết nối dây cáp tín hiệu giữa TV với máy tính các thiết bị: - Khi cắm cầm phần đầu
cắm đẩy mạnh vào khe cắm, vặn vít cố định đầu cắm vào máy. - Khi tháo bạn cầm phần đầu cắm
(không cầm dây) để kéo ra, không bẻ lên bẻ xuống phần dây cắm.
Bước 3: Xuất tín hiệu ra TV: Trên tivi, bạn sử dụng remote điều khiển tivi chọn nguồn vào
Trên laptop, bạn bấm tổ hợp phím Windows + P.
=>Bấm chọn Duplicate là kết nối thành công.
Máy tính - Tăng âm:
● - Cáp audio RCA (bông sen): đưa tín hiệu âm thanh từ tivi/ máy
tính tới đầu vào (Line In) của tăng âm. Chú ý cắm đúng các đường
tín hiệu Trái – Left (Dây màu trắng) Phải – Right (Dây màu đỏ)
● - Cáp phone 3.5mm: đưa tín hiệu âm thanh từ máy tính tới đầu
vào Line in của loa máy tính (tích hợp loa và tăng âm)
=>Chọn đúng thiết bị output( thiết bị dùng để xuất âm thanh ra ngoài) qua cổng tai nghe
3.5mm
Cách chọn:
- Chuyển đến mục Setting >Control panel >Sound>Playback

(6) Cho hệ thống thiết bị dùng chung trong dạy học gồm: TIVI, MÁY CHIẾU đa phương tiện và
MÁY TÍNH.
a. Trình bày các phương án kết nối TIVI, MÁY CHIẾU đa phương tiện và MÁY TÍNH.
b. Lựa chọn một phương án tối ưu, thực hành kết nối và hiệu chỉnh để truyền tín hiệu hình
ảnh từ MÁY TÍNH đến MÁY CHIẾU và TIVI đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.
- Phương án kết nối: bộ chia VGA (từ máy tính truyền đồng thời sang TV và máy
chiếu), => phương án tối ưu
Dùng HDMI (tùy thuộc vào cổng kết nối ở máy)
(10) Cho hệ thống thiết bị dùng chung trong dạy học gồm TIVI và MÁY TÍNH.
a. Trình bày các phương án kết nối MÁY TÍNH với TIVI.
b. Lựa chọn một phương án tối ưu, thực hành kết nối và hiệu chỉnh để truyền tín hiệu âm
thanh, hình ảnh từ MÁY TÍNH đưa sang TIVI đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật.
Phương án: HDMI (phương án tối ưu vì vừa truyền được hình ảnh và âm thanh)
VGA và kèm thêm cáp 3.5mm to RCA/3.5mm

You might also like