You are on page 1of 12

1.

Một số vấn đề chung khi sử dụng TB dùng chung trong dạy học
- Nguyên tắc cơ bản khi lắp đặt, kết nối, cài đặt, vận hành các thiết bị dùng
chung trong học.
Trả lời :
 Đảm bảo nguyên tắc an toàn
 Đảm bảo nguyên tắc 3Đ : đúng lúc, đúng chỗ, đủ cường độ
 Đảm bảo hiệu quả
 Kết hợp sử dụng TBDH có trong nhà trường và thiết bị ngoài xã hội
- Các bước cơ bản thực hiện khi lắp đặt, kết nối, cài đặt, vận hành các thiết
bị dạy học
Trả lời :
 Bước 1: Chọn vị trí lắp đặt TBDH
 Bước 2 : Phác thảo các phương án kết nối TBDH
 Bước 3 : Lựa chọn phương án kết nối tối ưu
 Bước 4 : Thực hiện lắp đặt, kết nối TBDH
 Bước 5 : Kiểm tra trước khi vận hành
 Bước 6 : Bật nguồn, khởi động, vận hành TBDH
2. Sử dụng thiết bị dùng chung trong dạy học
- Nhận biết các cáp kết nối và nêu công dụng của chúng
Trả lời :
 VGA : Kết nối hình ảnh từ máy tính đến các thiết bị trình chiếu
 RCA : truyền tính hiệu hình ảnh và âm thanh : dây vàng chuyển hình ảnh,
trắng và đỏ truyền âm thanh.
 HDMI : truyền hình ảnh và âm thanh
 Phone 3.5 mm : truyền âm thanh
 Video component : truyền tín hiệu hình ảnh
 DVI : Truyền hình ảnh
 USB : laptop kết nối với các thiết bị ngoại vi như chuột, bàn phím,…
- Vai trò của các thiết bị dùng chung trong dạy học, cụ thể là: MÁY TÍNH,
TĂNG ÂM, TIVI, MÁY CHIẾU đa phương tiện, MÁY CHIẾU vật thể, BẢNG
TƯƠNG TÁC.
Trả lời :
* Máy tính
 Công cụ trình diễn nội dung thông tin
 Công cụ tổ chức và điều khiển quá trình học tập
 Hướng dẫn thực hành
 Cộng cụ kiểm tra đánh giá
 Môi trường trao đổi thông tin
* Tăng âm
 Khuếch đại âm thanh khi cần thiết.
* Tivi
 Trình chiếu, phóng to và chiếu các nội dung thông tin kèm theo tín hiệu âm
thanh.
 Tạo môi trường tương tác giữa GV và HS
* Máy chiếu đa phương tiện
 Phóng to và chiếu các tín hiệu hình ảnh/video
* Bảng tương tác
 Trình chiếu các nội dung trong máy tính (giống chức năng máy chiếu)
 Viết, vẽ các nội dung lên bảng (giống chức năng phấn bảng)
 Các thao tác của GV trên mặt bảng có thể được lưu trữ thành file, sử
dụng lại khi cần thiết
 Kèm theo các phần mềm hỗ trợ GV soạn thảo bài giảng giúp tạo ra
môi trường cho HS tham gia tương tác
- Cấu tạo chung của một MÁY TÍNH cá nhân
Trả lời :
 Mainboard – Bo mạch chủ
 RAM - Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên
 CPU - Bộ phận xử lý trung tâm
 Ổ cứng – Thiết bị lưu trữ cố định
 Cổng kết nối

- Các thao tác cơ bản khi sử dụng MÁY CHIẾU đa phương tiện
Trả lời :
 Bước 1 : Kết nối nguồn
 Bước 2 : Kết nối dây cáp tín hiệu giữa máy chiếu với máy tính các thiết bị
 Bước 3 : Bật máy chiếu
 Bước 4 : Xuất tín hiệu ra màn chiếu
 Bước 5 : Sử dụng các nút điều khiển trên máy chiếu
 Bước 6 : Tắt máy
- Một số lưu ý khi sử dụng hệ thống LOA- MICRO-TĂNG ÂM.
Trả lời :
* Lưu ý khi sử dụng tăng âm
 Không để đoản mạch đầu ra loa
 Khi cắm Micro hoặc các nguồn tín hiệu khác vào đường line in cần đưa chiết
áp âm lượng về 0.
=> Nếu không sẽ gây ra các tạp âm do tiếp xúc, các tạp âm này có biên độ rất lớn
tạo ra các âm thanh khó chịu hoặc nó có thể gây hỏng tăng âm hoặc loa.
 Khi điều chỉnh tăng âm cần phải điều chỉnh các núm nút một cách từ từ tránh
hư hỏng hệ thống.
 Khi dùng xong cần đưa chiết áp âm lượng về 0 rồi mới tắt
* Lưu ý khi sử dụng loa
 Chỉ đấu loa nối tiếp hoặc song song khi đã xác định được trở kháng của loa và
tăng âm phải phù hợp.
 Loa không dùng lâu ngày phải được bảo quản nơi khô ráo tránh côn loa bị gỉ
sét gây kẹt côn.
 Không được để các vật khác tỳ vào màng loa vì chúng có thể gây biến dạng
hoặc rách màng loa ảnh hưởng đến chất lượng của loa.
 Không được đặt loa hướng trực tiếp vào micro vì sẽ gây hiện tượng lacxen gây
rú làm ảnh hưởng đến sự làm việc của hệ thống.
* Lưu ý khi sử dụng Micro
 Các micro không dây thường phải được lắp các đai lục giác bằng cao su phía
trên để tránh lăn, tránh rơi. Đối với hệ thống từ 2 micro trở lên chúng ta phải đánh
dấu các micro để tiện cho việc theo dõi, điều chỉnh.
 Các micro không dây sử dụng thu phát vô tuyến do vậy bộ thu phải để ở vị trí
sao nó có thể “nhìn thấy” micro.
 Không được để rơi micro, vì màng rung và cuộn dây của micro rất mỏng nếu
đánh rơi sẽ làm biến dạng ảnh hưởng đến chất lượng của micro thậm chí hỏng
micro.
 Khi muốn thử micro ta không được gõ hoặc thổi mạnh vào micro.
 Các micro không dây đều sử dụng pin, khi dùng xong chúng ta cần tháo pin ra
khỏi micro phòng khi pin chảy nước làm hỏng micro.
 Không hướng micro về phái loa loa vì sẽ gây hiện tượng lacxen gây rú làm ảnh
hưởng đến sự làm việc của hệ thống
 Vệ sinh micro định kì để đảm bảo vệ sinh.
Anh/ chị hãy xử lý một số tình huống khi kết nối, vận hành và sử dụng
thiết bị dùng chung trong dạy học sau đây:
(1) Kết nối laptop với tivi nhưng không hiển thị được hình ảnh, trong
khi dùng máy tính khác kết nối với tivi đó vẫn làm việc bình thường
 Kiểm tra lại dây cáp kết nối, cổng cáp kết nối xem đúng hay chưa
 Có thể thay dây cáp, hoặc cắm dây sang cổng kết nối khác
 Kiểm tra xem đã chọn đúng INPUTS trên tivi chưa
 Trên tivi, nhấn nút INPUTS, SOURCE hoặc nút có biểu tượng mũi
tên (tùy tivi), chọn cổng HDMI/ VGA tương ứng với mỗi cổng cắm
cáp.
 Nếu do laptop chưa bật chế độ chiếu màn hình lên tivi
 Nhấn Window P trên laptop, chọn duplicate hoặc extend

(2) Máy tính (Laptop) đang kết nối với Máy chiếu. GV muốn chỉnh sửa
bài giảng trên máy tính cá nhân ngay tại lớp nên cần phải tắt hình
ảnh trên phông chiếu để HS không quan sát được.
 Chuyển sang chế độ hiển thị màn hình Computer Only – chỉ hiện
thị trên máy tính mà không hiển thị lên máy chiếu (Nhấn tổ hợp
phím Windows và P rồi chọn Computer Only)
 Chuyển sang chế độ hiển thị màn hình Extend – tách riêng hai màn
hình của máy chiếu và máy tính (Nhấn tổ hợp phím Windows và P
rồi chọn Extend)
 Nếu đang sử dụng Powerpoint, có thể ấn phím B (black) để
chuyển màn hình trình chiếu thành màu đen hoặc W (white) để
chuyển màn hình trình chiếu thành màu trắng.
 Có thể nhấn phím Freeze trên điều khiển máy chiếu để đóng băng
màn hình chiếu hiện tại

(3) Khi vừa hết giờ dạy, GV vội vàng ngắt nguồn điện cung cấp cho máy
chiếu để nhanh chóng di chuyển thiết bị sang lớp học khác. Thao tác
sử dụng như vậy có đảm bảo an toàn cho thiết bị dạy học hay
không? Vì sao?
Thao tác đó KHÔNG đảm bảo an toàn cho thiết bị. Vì khi bấm tắt
máy chiếu, máy chiếu sẽ chưa tắt ngay mà ở chế độ làm mát trong 2
phút. Nếu rút phích nguồn khi máy chiếu đang làm mát thì sẽ khiến
bóng đèn chiếu giảm tuổi thọ, dẫn đến việc máy chiếu nhanh bị mờ.
 Do đó, cần tắt máy chiếu theo đúng quy trình và tuyệt đối
không được trực tiếp rút phích cắm nguồn khi máy chiếu
vẫn đang ở chế độ làm mát.

(4) Khi kết nối máy tính


với máy chiếu đa phương tiện,
hình ảnh trên màn chiếu bị
thay đổi (bẹp hình hoặc kéo
dài hình) so với hình ảnh
nguồn

 Bấm
KEYSTONE, sử
dụng nút trái (◄)
và nút phải (►)
để hiệu chỉnh.
 Bấm
AUTOSETUP
(nếu máy chiếu
có phím chức
năng này)

Tỉ lệ khung hình : 4:3 ,


vuông hình ảnh.
Độ phân giải.
(5) Khi kết nối máy tính với máy chiếu đa phương tiện, hỉnh ảnh hiển
thị trên màn chiếu quá nhỏ, có dạng hình thang không cân đối

Cách điều chỉnh kích thước hình ảnh: vặn vòng Zoom trên máy chiếu để điều chỉnh
cho phù hợp.Và chỉnh Focus
Cách hiệu chỉnh hình thang cân:
 Chỉnh máy chiếu đặt lại vuông góc
 Bấm KEYSTONE, sử dụng nút trái (◄) và nút phải (►) để hiệu chỉnh.
 Bấm AUTOSETUP (nếu máy chiếu có phím chức năng này)

(6) Khi kết nối máy tính


với máy chiếu đa phương
tiện, hỉnh ảnh hiển thị trên
màn chiếu bị lộn ngược.
Nguyên nhân: chọn nhầm chế
độ lắp đặt.
Cách khắc phục: Chọn lại chế
độ lắp đặt máy : Chọn
Front/Ceiling hoặc HV hoặc
H/V tùy loại máy chiếu.
Máy Nec: Menu/ setup/
installation orientation/ chọn
front/ ceiling
Máy sony: menu/ installation/
mage flip, chọn HV
Máy Panasonic: menu/
projector installation, chọn
Front/ celing
(7) Kết nối máy tính với tivi (sử dụng cáp HDMI) và tăng âm. Máy tính
truyền được tín hiệu hình ảnh đến tivi nhưng không truyền tín hiệu âm thanh
đến tăng âm
Hình ảnh => tivi
Âm thanh => tăng âm
Cách xử lí với từng nguyên nhân:
+ Kiểm tra xem laptop có bị tắt tiếng không => Bật tiếng cho laptop (ấn vào biểu
tượng loa trên thanh công cụ hoặc dùng phím tắt nếu có)
+ Kiểm tra giắc cắm kết nối máy tính với tăng âm => Có thể thay giắc kết nối
khác.
Đổi lại đầu ra âm thanh phía máy tính
Tăng âm hỏng
Dây chuyển đổi hỏng
(8) Khi kết nối máy tính với tivi qua cổng HDMI có hình ảnh nhưng
chưa có âm thanh
Nguyên nhân: Chưa chuyển chế độ trên máy tính
Đầu ra âm thành chưa ra theo đầu HDMI
Cách xử lí với từng nguyên nhân:
+ Kiểm tra xem tivi có bị tắt tiếng (Mute) không => Bật tiếng cho tivi
+ Kiểm tra xem laptop bị tắt tiếng không =>Bật tiếng cho laptop (ấn vào biểu
tượng loa trên thanh công cụ hoặc dùng phím tắt nếu có)
+ Kiểm tra xem video đó có âm thanh hay không => Mở thử một file khác mà bạn
chắc chắn có âm thanh.
+ Laptop chưa cho phép phát âm thanh ra loa của tivi
=>Trên laptop, vào Control Panel/hoặc bấm vào biểu tượng loa ở thanh công cụ
trên màn hình→Sounds→Playback→Chọn vào biểu tượng phát âm thành là
tivi→Set Default→OK để lưu lại.
+ Cáp HDMI không tương thích với tivi, cắm chưa đúng, cắm lỏng….
=>Thay cáp HDMI khác
(9) Khi đang sử dụng máy chiếu đa phương tiện, để HS không quan sát
hình ảnh hiển thị trên màn chiếu mà tập trung quan sát hành động của GV
khi đó GV đặt quyển sách trước ống kính máy chiếu. Theo bạn, thao tác sử
dụng đó có đảm bảo an toàn cho thiết bị dạy học hay không? Vì sao? ( bỏ rồi )
Thao tác đó KHÔNG đảm bảo an toàn. Vì trước ống kính máy chiếu tập trung
lượng nhiệt rất lớn nên khi đặt vật cản trước ống kính có thể gây hỏa hoạn.
Có thể xử lí bằng những cách khác như: ấn phím B hoặc W nếu đang trình chiếu
Powerpoint, chuyển sang chế độ Computer Only….

(10) Kết nối laptop với tivi không hiển thị được hình ảnh trong khi dùng
máy tính khác kết nối với tivi đó vẫn làm việc bình thường ( giống câu 1)

(11) Màn hình hiển thị của


máy tính bị thu nhỏ 2 bên
Do độ phân giải hai máy
tính không tương thích.
Do độ phân giải màn hình
máy tính không phù hợp.
Nhấn chuột phải trên màn
hình Desktop→ Display
Setting
(Win 10) / Screen
resolution (Win 7/8) →
Display→Resolution→Chọn
độ phân giải được đề nghị
(Recommended)→Ấn OK/
Keep changes.
Do Driver VGA màn hình
máy tính người dùng đang
bị lỗi hoặc không tương
thích.
Nhấn chuột phải vào
Computer(Win 7) hoặc This
PC (Win
10)→Manage→Device
Manager→Nhấp chuột
phải vào Driver cần gỡ
bỏ→Uninstall →Tải driver
mới về cài đặt cho
máy tính.
Có thể do card VGA của
máy tính đã bị hỏng
Sửa chữa hoặc thay mới.

(12) Hiện tượng hình ảnh


hiển thị trên phông chiếu bị
nhoè, không rõ nét hay mất màu,
sai màu, đốm trắng, sọc dọc, bị ố
vàng
Nguyên nhân và cách khắc phục:
+ Kết nối lỏng hay hỏng dây tín
hiệu, sai cổng kết nối, chất lượng
dây kém, do độ phân giải, chất
lượng máy chiếu.
 Kiểm tra cáp tín hiệu, thay
thế cáp tín hiệu hoặc đổi
cổng kết nối khác để kiểm
tra.
+ Chỉnh nét (Focus) chưa đúng
 Điều chỉnh Zoom (phóng
to/thu nhỏ) và Focus (độ
nét) đến khi nào mắt nhìn
được hình ảnh rõ nét nhất.
Điều chỉnh khoảng cách từ
máy đến phông chiếu nếu
cần.
+ Độ phân giải máy tính và máy
chiếu không tương thích
 Điều chỉnh độ phân giải.
+ Vệ sinh sai cách hay không vệ
sinh sau thời gian sử dụng
 Vệ sinh bộ phận lọc bụi, các
tấm kính lọc màu, mặt ống
kính.
(13) Giáo viên đang sử dụng micro giảng bài thì loa bị rú rit, nghe rất
khó chịu.

Nguyên nhân và giải pháp khắc phục tương ứng :


+ Để micro hướng trực tiếp vào loa, gây hiện tượng lacxen có tiếng kêu khó chịu
làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống.
 Cách khắc phục: Tránh hướng micro trực tiếp về phía loa
+ Cầm micro chưa đúng, tay cầm vào chụp micro hoặc ăngten ở đuôi.
 Cách khắc phục: Cầm vào phần giữa thân micro.
+ Tăng âm điều chỉnh nút âm lượng của MIC quá lớn.
 Cách khắc phục: để nút MASTER âm lượng chung ở chế độ tiêu chuẩn
(chính giữa), đưa nút điều chỉnh âm lượng MIC giảm dần đến khi không còn
tiếng kêu khó chịu
(14) Kết nối máy tính với tăng âm nhưng không nghe thấy âm thanh
phát ra từ loa kết nối với tăng âm mà nghe thấy âm phát phát ra từ loa ngoài
của laptop. Cách điều chỉnh để âm thanh đưa đến loa kết nối với máy tăng
âm?
Chế độ âm thanh đang ở Speaker
+ Kiểm tra giắc cắm kết nối máy tính với tăng âm xem cắm chuẩn chưa, giắc có
vấn đề gì không
 Cắm lại cho chặt, thay giắc mới nếu cần.
+ Chọn chưa đúng thiết bị output. Máy tính bình thường có ít nhất 2 thiết bị output
là loa ngoài (Speaker) và giắc tai nghe phone 3.5 mm (Headphone). Trong tình
huống này, tăng âm kết nối với máy tính qua cổng phone 3.5 mm nhưng máy tính
đang cho phép âm thanh phát ra loa ngoài (Speaker). Do đó, cần chọn lại thiết bị
output qua cổng tai nghe phone 3.5 mm.
 Cách chọn lại: Settings (Cài đặt)→Sound (Âm thanh)→ Sound Control
Panel→Playback→ nhấn vào thiết bị output cần đưa ra (Headphone)
→Enable.

(15) Khi Bật/ tắt tăng âm thì lao phát tiếng bụp to hoặc khi cắm giắc
kết nối thiết bị với tăng âm có tiếng kêu rất khó chịu
 Nguyên nhân: Các tạp âm do tiếp xúc trong quá trình tắt/bật hoặc kết nối các
thiết bị khác với tăng âm có biên độ rất lớn tạo ra âm thanh khó chịu hoặc có
thể gây hỏng tăng âm hoặc loa.
 Cách khắc phục: Trước khi bật/tắt tăng âm hoặc cắm giắc kết nối các thiết bị
vào tăng âm, ta cần đưa chiết áp âm lượng VOL về 0
 Do chưa chỉnh vol về 0 để kết nối hoặc tắt/bật

(16) Kết nối máy tính với tivi,


hình ảnh hiển thị trên tivi bị hẹp
(bé) so với laptop
NN: Độ phân giải hai bên lệch
nhau
Nguyên nhân: Lỗi này là do tivi
đang ở tỉ lệ hình ảnh không
tương thích với
laptop (do tỉ lệ kích thước màn hình
tivi và laptop không giống nhau).
 Cách khắc phục: nhấn vào nút
Size trên điều khiển tivi (nếu
có) hoặc vào
phần Cài đặt → Hình ảnh → Tỉ lệ
hình ảnh của tivi →chọn 16:9.

You might also like