You are on page 1of 11

Quy trình và nguyên tắc thực hiện phóng sự

Phóng sự là một thể loại báo chí nằm giữa tin tức chính luận, tường thuật kể lại
những sự kiện đang, đã diễn ra nóng được khán giả quan tâm. Trong đó phóng sự
biết kết hợp giữa bút pháp tả – thuật – bình sẽ tạo nên ưu thế không chỉ thông tin
sự kiện, thông tin lý lẽ sắc bén, đi sâu khám phá bản chất của sự kiện và trình bày
nó lý giải nguyên nhân, lồng ghép quan điểm của tác giả, ý kiến của chuyên gia,
người trong cuộc nhằm giải đáp thắc mắc, thỏa mãn như cầu thông tin của công
chúng.

QUY TRÌNH THỰC HIỆN PHÓNG SỰ


1. Tìm đề tài
Đây là bước đầu tiên định hướng cho phóng viên tiếp cận vấn đề. Việc lựa chọn đề
tài, xác định tư tưởng chủ đề mang tính chất khoanh vùng đối tượng phản ảnh. Khi
lựa chọn đề tài, phóng viên phải dựa vào hai yếu tố đề tài có tính thời sự được xã
hội quan tâm và đề tài đó phải nằm trong kế hoạch tuyên truyền của cơ quan báo
chí trong từng thời điểm cụ thể, ví dụ: vấn đề giá cả, trật tự an toàn giao thông,
tham nhũng, hoặc các sự kiện về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, …Sự kiện
nóng, thu hút công chúng lý giải cho công chúng về nguyên nhân, thực trạng, giải
pháp...Vấn đề trong xã hội nhưng công chúng chưa có lời giải thích.
Tính khả thi của đề tài
Ngoài việc đáp ứng các yếu tố trên, nhà báo truyền hình cần xem xét đến tính khả
thi của đề tài bao gồm điều kiện thực hiện: cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện kỹ
thuật,… khả năng diễn đạt bằng hình ảnh. Nên lựa chọn những đề tài thuộc lĩnh
vực mà phóng viên hiểu biết và say mê như vậy phóng sự mới có nội dung sâu sắc,
hấp dẫn và sáng tạo trong cách thể hiện, truyền đạt đến công chúng.
2. Xác minh đề tài
Sau đó người phóng viên cần thực hiện đó là xác định đề tài, chủ đề. Việc xác định
đề tài, chủ đề sẽ khoanh vùng và xác định đối tượng của phóng sự. Từ đó dễ dàng
chọn lựa, sản phẩm sẽ đúng với định hướng và phù hợp với tôn chỉ của tờ báo, nhà
đài đó. Bất cứ một hình thức thông tin nào thì bản thân nó cũng thể hiện một
khuynh hướng tư tưởng nhất định.
Cụ thể phóng sự còn thể hiện ý đồ đúng với định hướng và phù hợp với tác giả nói
riêng và tôn chỉ của cơ quan chủ quản nói chung. Việc xác định đề tài, chủ đề sẽ
khoanh vùng và xác định đối tượng của phóng sự truyền hình, từ đó tìm ra tư
tưởng chủ đề, ý nghĩa của sự kiện được nêu trong phóng sự. Tư tưởng, chủ đề là
cái đích cuối cùng, có ý nghĩa bao trùm nội dung tác phẩm phóng sự. Đồng thời nó
chi phối từng chi tiết, lời bình và con người trong phóng sự.
 Đề tài khả thi, đúng sở trường,sự kiện phải có “vấn đề” đó là thông tin
công chúng quan tâm.
3. Tiếp xúc thực tế, thu thập tư liệu, tài liệu
Khi thực hiện một phóng sự, phóng viên cần khảo sát địa điểm/khung cảnh sự kiện
thông qua các thông qua các tư liệu (băng, ảnh lưu trữ), nếu địa điểm thực hiện nếu
có điều kiện tốt nên khảo sát tại chỗ. Khảo sát địa điểm và bối cảnh làm tiết kiệm
thời gian quay phim, dự kiến được các cảnh xen và các cảnh chồng làm chuyển ý,
tạo ra tác phẩm có sức thuyết phục.
- Việc khảo sát địa điểm, bối cảnh cho phép dự kiến một kịch bản trước
khi quay phim, dự kiến phỏng vấn nhân chứng trong bối cảnh thật, giúp
phóng viên làm chủ đề tài, hiện tường phóng sự.
4. Phân tích xử lý thông tin tư liệu
quan trọng là phải tìm ra được quan điểm của các nhân vật này. Không phải để
Khi thực hiện 1 phóng sự người phóng viên cần thu thập thông tin về sự việc,
địa điểm, nhân vật phải biết tương đối đầy đủ về các nhân vật trong sự kiện để
giới thiệu họ trong phóng sự. Điều nhắc lại mà để khai thác sự tiến triển, những
điểm mới của sự kiện.
 Phân tích dẫn chứng các số liệu đắt giá nhằm làm nổi bật tính nghiêm
trọng của vấn đề vừa thuyết phục công chúng về sự việc mà phóng sự
đang hướng đến.
5. Cấu trúc của 1 phóng sự luôn có 3 phần/lời bình
Thông thường, một phóng sự ngắn truyền hình trung bình có thời lượng khoảng
3 đến 5 phút.
Phóng sự phát thanh tầm 1-3 phút
Báo in độ dài từ 800 – 1000 chữ

Viết lời bình


- Lời bình là những thông tin, lời giải thích những gì phóng viên được chứng kiến,
tìm hiểu, cũng có thể là những thông tin trên hình ảnh không chuyển tải hết được.
- Ngay từ câu đầu tiên, lời bình của phóng sự phải thu hút được sự chú ý của khán
giả, gây sự ngạc nhiên cho họ và tạo cho họ ý muốn theo dõi tiếp. Nó phải chứa
đựng những thông tin mới nhất, mạnh nhất, bất ngờ nhất và phải mô tả được không
khí của sự kiện.
Mở bài Đặt vấn đề ( câu chủ động, giới thiệu thẳng vào vấn đề)
Đoạn nêu vấn đề 35 – 45 từ, tối đa 3 câu, giới thiệu chủ đề hoặc nêu ra hậu
quả và câu 3 là mời vào trong phóng sự chỉ cần đọc mở đầu công chúng hiểu
ngay tác giả muốn đề cập đến vấn đề gì)
- Thân bài ( giải quyết vấn đề, thực trạng và nguyên nhân)
 Hiện trạng: Cung cấp cho công chúng những thực trạng và nguyên
nhân thông qua tư liệu, số liệu những dẫn chứng sinh động đắt giá,
khái quát hóa vấn đề, tính chất trầm trọng của sự việc hiện tượng đó
khiến công chúng tin tưởng sự việc.
 Phỏng vấn 1- 2 người trong cuộc
 Nguyên nhân: PV Chuyên gia/người có kinh nghiệm trong lĩnh vực
đề tài mà phóng viên muốn tìm hiểu hoặc Phỏng vấn Cơ quan chức
năng.


- Kết luận (lời đề xuất của tác giả hoặc chuyên gia)
 Đưa ra giải pháp khả thi đáp ứng thực tế
 Nói thay cho cơ quan chức năng
 Đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc
 Kết luận mở (chúng tôi sẽ quay trở lại với chủ đề này trong những
phóng sự tiếp theo/xuất hiện tại hiện trường để dẫn thu hút công
chúng).
Bút pháp của lời bình cần những câu ngắn, đơn giản, có một mệnh đề, câu ngắn
làm người xem dễ tiếp nhận, dễ hiểu.

6. Sản xuất phóng sự


Là quá trình cụ thể hoá kịch bản tại hiện trường với sự lựa chọn các cảnh quay
riêng biệt, song phải tương đối logic, trình tự dựa theo những nguyên tắc mỹ học,
tạo nên bức tranh cuộc sống vừa khái quát vừa cụ thể, vừa chính xác lại sinh động,
điển hình. . Tùy theo từng thể loại (Báo in, báo điện tử, báo truyền hình, báo phát
thanh) người phóng viên có từng cách thu thập thông tin khác nhau.
Báo in
Người phóng viên thu thập thông tin, tư liệu sự kiện, sự việc qua các bài báo,
mạng xã hội internet, phỏng vấn nhân vật liên quan, chụp ảnh.
Báo Điện tử
Về cơ bản, báo điện tử không khác báo in quá nhiều về khai thác thông tin
cũng như trình bày thể hiện trên mặt báo. Có đôi khi báo điện tử sẽ tích hợp
thêm âm thanh và hình ảnh thể hiện qua một đoạn video ngắn. Do đó người
phóng viên, nhà báo cần thực hiện thêm bước quay phim và thu âm.
Báo Phát thanh
Ở phóng sự phát thanh không có hình ảnh hay video mà phóng viên nhà báo
chăm chút cho chất lượng âm thanh, đầu tư vào từ âm thanh phỏng vấn nhân
vật, âm thanh hiện trường, tiếng voice của PTV, âm nhạc, nhạc hiệu....thu
hút người nghe theo dõi phóng sự.
Báo Truyền hình
Phóng sự truyền hình là một thể loại tích hợp gần như tất cả các chất liệu của 3 thể
loại nói trên. Phóng sự truyền hình cho phép sử dụng hầu hết những thủ pháp
Montage của hình ảnh. Nó giúp phóng sự truyền hình ghép nối các phim rời rạc
thành một chỉnh thể, theo ý đồ kết cấu của tác giả. Montage liên kết các hình ảnh,
âm thanh, lời bình, phỏng vấn, chúng là những thành phần biệt lập nhau. Việc quay
phim phóng sự phải tuân thủ theo những nguyên tắc tạo hình của truyền hình. Hai
yếu tố kỹ thuật và nghệ thuật đóng vai trò quan trọng trong công tác quay phim.
7. Hậu kỳ
Hậu kỳ là khâu cuối cùng của việc hoàn thành phóng sự hoàn chỉnh trước khi phát
sóng. Sau khi các phóng viên, nhà báo đã thu thập đầy đủ thông tin cần thiết sẽ
hoàn thành sản phẩm theo thể loại phù hợp.
Cũng tùy theo từng thể loại như báo in và báo điện tử thì người phóng viên nhà báo
sẽ tự hoàn thành sản phẩm. Báo phát thanh hoặc truyền hình thì sẽ chuyển tư liệu
về từng phòng chuyên môn xử lý sau đó chuyển lại cho tác giả làm thành một sản
phẩm hoàn chỉnh. Đối với phóng sự truyền hình thì sau khi quay nháp đủ tư liệu,
người làm phim phải tiến hành khâu dàn dựng, hậu kỳ.
- Các phường tiện kỹ thuật hậu kỳ, chủ yếu sử dụng bắn chữ, hình hiệu. Bàn dựng
hiện đại cho phép thực hiện hàng trăm kỹ sảo khác nhau. Những kỹ xảo ấy cho
phép tạo hiệu quả đặc biệt trong phóng sự. Mỗi phim phóng sự là kết quả sáng tạo
của tác giả bằng kỹ thuật tinh xảo.
8. Đăng phát
Sau khi tác giả đã hoàn chỉnh sản phẩm sẽ chuyển qua ban thư ký kiểm duyệt. Nếu
sản phẩm đáp ứng đầy đủ yêu cầu, phù hợp nguyên tắc sẽ được đăng phát, không
phù hợp thì ban thư ký sẽ yêu cầu phóng viên nhà báo chỉnh sửa cho hợp lý.

9. Những điểm cần lưu ý khi làm phóng sự


- Từ ngữ sử dụng trong phóng sự phải cụ thể thêm sống động, nên dùng các từ
ngắn, đơn giản, nên chú ý các vấn đề khi viết lời bình cho phóng sự:
 Theo đúng quan điểm đã xác định
 Chú ý đề cập đến các ý quan trọng của chủ đề (các từ ngữ, số liệu,
lời trích dẫn của nhân vật)
 Sử dụng các từ dễ hiểu, viết số bằng chữ và chọn khái niệm đơn
giản, dùng số % nên diễn đạt bằng từ, ví dụ : 35% thì nên dùng là
ba mươi lăm %; hoặc số năm, tháng.
 Báo in và báo điện tử cần kiểm tra chính tả, tên riêng, địa danh
được nêu trong sự kiện. Câu cú rõ ràng mạch lạc, ngắn gọn xúc
tích.
 Báo truyền hình và phát thanh cần đọc to, rõ, hạn chế nói ngọng,
nói lắp, giọng vùng miền.
- Tittle – dùng động từ mạnh thu hút người xem
- Đoạn lời dẫn (dẫn hiện trường hay dẫn phim trường)
- Hình đại diện của phóng sự trên báo in/ báo điện tử/ truyền hình phải thật ấn
tượng, cận cảnh (quyết định 70% truy cập thu hút công chúng có nên kích vào
xem hay không, góc máy lạ thu hút công chúng

NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN PHÓNG SỰ


Nguyên tắc thực hiện phóng sự là một tập hợp các quy tắc và quy định mà các nhà
báo tuân thủ để tạo ra các tác phẩm phóng sự đáng tin cậy và chất lượng cao. Chất
liệu của phóng sự được lấy từ những sự kiện khách quan mang tính thời sự trong
đời sống xã hội. Chính vì vậy, phóng sự không chỉ đảm bảo tính xác thực về nội
dung thông tin mà còn góp phần đặt ra hướng giải quyết những câu hỏi mà hiện
thực đặt ra. Phóng sự luôn cần có 8 nguyên tắc
1. Sự chính xác: Điều quan trọng nhất trong phóng sự là đảm bảo tính chính
xác của thông tin. Nhà báo cần tiếp cận và thu thập thông tin từ các nguồn
đáng tin cậy, xác minh thông tin trước khi sử dụng và trình bày chúng một
cách chính xác và cân nhắc. Đối với nhà báo hoặc phóng viên viết phóng sự,
cần phải có tư liệu, phóng viên cần chú trọng đến công tác sưu tầm tư liệu cá
nhân Tư liệu càng trực tiếp, bài phóng sự càng thuyết phục bạn đọc (Tài liệu
do chính tác giả lấy được là nguồn đáng tin cậy nhất).

2. Độc lập: Phóng sự cần được thực hiện độc lập và không bị can thiệp bởi các
lợi ích cá nhân, chính trị hay tài chính. Nhà báo phải giữ tính khách quan và
không để bất kỳ ảnh hưởng nào ảnh đến quá trình thực hiện và nội dung của
phóng sự.

3. Đa chiều: Một phóng sự tốt phản ánh sự đa chiều của một vấn đề. Nó nên
giới thiệu các quan điểm khác nhau và những lời giải thích khác nhau từ các
bên liên quan để cho người xem hoặc độc giả có cái nhìn tổng quan và cân
nhắc.

4. Tôn trọng quyền riêng tư và đạo đức: Trong quá trình thực hiện phóng sự,
nhà báo cần tuân thủ nguyên tắc tôn trọng quyền riêng tư của cá nhân và đạo
đức nghề nghiệp. Họ không nên xâm phạm vào cuộc sống riêng tư của người
khác một cách trái phép và phải tuân thủ các quy định về đạo đức nghề
nghiệp.
5. Kiên nhẫn và công bằng: Thực hiện phóng sự đòi hỏi sự kiên nhẫn và công
bằng. Nhà báo cần dành thời gian để nghiên cứu, phỏng vấn và thu thập
thông tin một cách cẩn thận. Họ cũng nên đảm bảo rằng mọi người được xét
đến trong phóng sự đều có cơ hội để diễn đạt ý kiến và quan điểm của mình.

6. Sự minh bạch: Trong quá trình thực hiện phóng sự, nhà báo nên tuân thủ
nguyên tắc minh bạch. Các nguồn thông tin, phương pháp thu thập và mục
đích của phóng sự nên được công khai và giải thích cho khán giả hoặc độc
giả.

7. Trách nhiệm xã hội: Phóng sự có vai trò quan trọng trong việc tạo ra thông
tin chính xác và xây dựng một xã hội văn minh. Nhà báo cần ý thức được
trách nhiệm xã hội của mình và đảm bảo rằng phóng sự của họ mang tính
xây dài và có ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng và xã hội.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nguyên tắc thực hiện phóng sự có thể thay đổi tùy
theo văn hóa, quyền pháp và quy định ở từng quốc gia. Điều quan trọng là
nhà báo cần nắm vững những nguyên tắc cơ bản này và áp dụng chúng trong
quá trình thực hiện phóng sự để đảm bảo tính chính xác, đáng tin cậy và đạo
đức.

https://vtv.vn/video/phong-su-tinh-trang-mua-ban-trai-phep-phao-no-656996.htm
Là một phóng sự điều tra của vtv. Là một phóng sự hấp dẫn, thu hút được nhiều
đọc giả quan tâm, nhưng song song đó có khả năng nguy hiểm đối với phóng viên,
nhà báo.
Phóng sự này nội dung cốt lõi vẫn là cung cấp thông tin cho người xem tương tự
như tin. Nhưng còn có thêm lời bình, hình ảnh, âm thanh giúp người xem hiểu rõ
thêm về thông tin.
Để có một sản phẩm hoàn chỉnh này, người phóng viên, nhà báo cần đến trực tiếp
hiện trường diễn ra sự việc ghi hình, thu âm, phỏng vấn trực tiếp các lãnh đạo cơ
quan cảnh sát điều tra để lấy thông tin chính xác nhất.
Trong quá trình tác nghiệp, các phóng viên nhà báo sẽ đối mặt với những khó khăn
thuận lợi như sau:
Khó khăn:
- trong phóng sự trên ta thấy được có một số cảnh người phóng viên quay 1 đoạn
ngắn các nghi phạm tham gia sản xuất buôn bán trái phép pháo nổ. Người phóng
viên phải cẩn trọng về thông tin cá nhân để tránh một số thành phần manh động đe
dọa, trả thù ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng của phóng viên, nhà báo.
- dấn thân vào hiện trường, nguy hiểm luôn rình rập vì đã có một số người bị chất
liệu chế tác pháo nổ phát nổ. Những căn nhà, nhà xưởng bị cháy nổ xiu vẹo dễ
dàng đổ ngã.
- ngoài ra không chỉ phóng sự ở trên mà ở tất cả phóng sự điều tra người phóng
viên, nhà báo cần chú ý không để sơ xuất tiết lộ thông tin của vụ việc đang điều tra
do cơ quan công an cung cấp.
Thuận lợi:
- được các lực lượng, đội ngũ công an hỗ trợ hoàn thành tốt nhiệm vụ
Thông tin, ngôn ngữ thể hiện trên phóng sự:
Tung theo một số nguyên tắc và bàn luận giữa phóng viên, nhà báo với cơ quan
công an, viện kiểm sát thống nhất một số quy định:
- thông tin cá nhân của người liên quan trong sự việc sẽ được thể hiện theo sự đồng
ý của cơ quan công an, viện kiểm sát. Trường hợp nào phía công an, viện kiểm sát
cho phép nêu thẳng tên thì phóng viên nhà báo sẽ nêu thẳng tên, không thì sẽ được
ký hiệu theo quy tắc thống nhất giữa 2 bên.
- cách gọi được xác định theo pháp luật, người chưa kết án sẽ được gọi bằng “đối
tượng, nghi phạm”, người đã kết án theo pháp luật sẽ gọi “tội phạm, phạm nhân”.
- các chứng cứ liên quan được quay lại sẽ do phía công an cung cấp và cho phép
quay cũng như có làm mờ hình ảnh hay không.
- hình ảnh các “đối tượng” và “phạm nhân” cũng sẽ được yêu cầu làm mờ theo tình
tiết vụ án để tránh lộ thông tin.

You might also like