You are on page 1of 4

1/ Báo chí là gì?

Báo, hay gọi đầy đủ là báo chí (xuất phát từ 2 từ "báo": thông báo, và "chí": ghi lại).
Nói một cách khái quát là những xuất bản phẩm định kỳ nhằm báo cáo về các sự vật,
hiện tượng hay con người nổi bật trong ngày mà xã hội cần quan tâm.

2/ Nghề báo là gì?

Những người làm công tác báo chí chuyên nghiệp như: phóng viên, biên tập viên,thư
ký toà soạn, Tổng Biên tập, Phó Tổng Biên tập,các trưởng bạn nghiệp vụ báo chí,…

Nơi công tác: Tòa soạn báo là nơi sản xuất và phát hành báo chí, hay Tòa soạn báo
điện tử là cơ quan báo chí chuyên sản xuất và phát hành các bài báo dưới dạng ấn bản
điện tử (còn gọi là báo điện tử hay báo mạng).

3/Những vị trí công việc của nghề báo


 Phóng viên:
Phóng viên là công việc của một bộ phận trong hệ thống cơ quan báo chí. Phóng viên
sẽ đảm nhận các nhiệm vụ như: săn tin, chụp ảnh, viết tin hoặc quay chụp phim…
Phóng viên là những người có nhiệm vụ xây dựng các đề cương báo chí. Sau đó tiến
hành viết tin tức theo đề cương và theo sự phân công của cấp trên. Phóng viên là
người chịu trách nhiệm chính về độ xác thực của tin tức cũng như bài viết do chính
bạn viết ra.
Phóng viên sẽ làm việc tại các phòng ban, tòa soạn hoặc các bộ phận chuyên môn
khác tại tòa soạn. Chẳng hạn như: Ban Khoa học, Pháp luật, Văn xã hoặc Kinh tế…
Tùy theo sự phân công và từng đường lối của mỗi tờ báo, mỗi tòa soạn.
Phóng viên sẽ được chia làm 2 phạm trù khác nhau bao gồm: phóng viên thường trú
và phóng viên ảnh.
Phóng viên thường trú
Phóng viên thường trú là đại diện cho tòa soạn, đài phát thanh hay hãng truyền hình
nào đó trong một khoảng thời gian nhất định tại địa bàn đã được phân công kể cả
trong nước hoặc ngoài nước. Họ là những đại diện có thẩm quyền giúp phản ánh một
cách kịp thời những sự kiện, thông tin cũng như các vấn đề đang xảy ra trên địa bàn
mà phóng viên cư trú. Chính nhờ sự túc trực thường xuyên của phóng viên thường trú,
tòa soạn sẽ có khả năng đưa tin tức lên các phương tiện truyền thông đại chúng một
cách nhanh chóng và chính xác.

Để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở cương vị phóng viên thường trú, ngoài những kiến
thức chuyên ngành cũng như kỹ năng nghề nghiệp, bạn còn cần thành thạo những
ngôn ngữ khác nhau do đặc thù công việc sinh sống tại nhiều nơi khác nhau. Bên cạnh
đó, phải có sự am hiểu nhất định về địa bàn bạn đang công tác, về các yếu tố điển hình
như: văn hóa, địa hình, bản sắc, phong tục tập quán, lịch sử, pháp luật và truyền
thống…
Phóng viên ảnh
Phóng viên ảnh hiểu một cách đơn giản là những cá nhân phụ trách ghi lại và xử lý
các hình ảnh trong những cơ quan báo chí. Họ là những phóng viên đã qua đào tạo về
nghiệp vụ báo chí, có chuyên môn về xử lý hình ảnh cũng như sở hữu kỹ thuật cao để
cho ra đời những bức ảnh chất lượng, có ý nghĩa và mang đậm chất thông tin báo chí.

 Biên tập viên


Như cái tên của nó, biên tập viên là người đảm nhận vai trò biên tập, đảm bảo về chất
lượng tin tức cũng như nâng cao tính nghệ thuật của bài báo. Họ góp phần điều chỉnh
hài hòa những tin tức, hình ảnh và bản thảo của bài báo do các cộng tác viên hoặc các
phóng viên khác thực hiện
Biên tập viên sẽ khai thác thông tin cũng như các nguồn tin tức liên quan theo định
hướng và kế hoạch đã đặt ra của tòa soạn. Biên tập viên là những người góp phần
quan trọng vào việc nâng cao chất lượng nội dung bài báo; chịu trách nhiệm về nội
dung của các bản thảo. Ngoài ra, họ cũng là những người sẽ đưa ra các nhận xét về
hình thức trình bày, kỹ thuật viết hoặc tính thẩm mỹ của bài báo.
Khác với các phóng viên, biên tập viên sẽ hoạt động chủ yếu ở tòa soạn. Tuy nhiên,
với tình hình phát triển hiện đại như ngày nay, một số tòa soạn cũng bắt đầu để các
biên tập viên ra ngoài thực tế nhiều hơn để thu thập tin tức một cách chính xác và tự
nhiên.

 Thư ký toà soạn


Thư ký tòa soạn là cánh tay phải của tổng biên tập. Họ là những người đứng sau các
tổng biên tập hoặc phó tổng biên tập. Thư ký tòa soạn là vị trí đòi hỏi nghiệp vụ và
trình độ chuyên môn cao. Đặc biệt trong lĩnh vực báo chí, để đạt được vị trí này đòi
hỏi bạn phải có bề dày kinh nghiệm trong nghề, có sự nhạy cảm nhất định với tình
hình văn hóa – xã hội – chính trị.
Bên cạnh đó, thư ký tòa soạn phải là những người có sự am hiểu sâu sắc trong nhiều
lĩnh vực liên quan để tạo ra được bản tin chất lượng. Điển hình như: phải hiểu rõ quy
trình viết báo, làm báo; am hiểu các lỗi kỹ thuật dễ mắc phải trong nghề báo, có khả
năng đính chính các lỗi trên mặt báo ngay khi phát hiện.

Thư ký tòa soạn là vị trí chủ yếu làm việc tại tòa soạn. Họ ít khi ra ngoài thực tế để
săn tin như các phóng viên khác. Tuy nhiên lại là vị trí thường xuyên phải đối diện với
áp lực và cường độ công việc cao, khối lượng công việc lớn. Và đặc biệt là người luôn
phải theo sát từng bản tin được xuất bản hàng ngày.

 Tổng biên tập


Tổng biên tập là người đứng đầu tại cơ quan báo chí, là lãnh đạo tại các tổ chức đoàn
thể của tòa soạn. Là người đảm nhiệm vai trò xây dựng và củng cố nội bộ song song
với việc xây dựng mối quan hệ thân thiện và tốt đẹp giữa tòa soạn và độc giả.
Mặt khác, tổng biên tập cũng là người chịu trách nhiệm chính về mặt tư tưởng, nội
dung và hình thức của tờ báo. Đây là một trong những vị trí được cơ quan chủ quản bổ
nhiệm bằng văn bản và được công nhận tính pháp lý.
Ngoài ra nghề làm báo còn có thể kể đến các ngành nghề:
 Bình luận viên.
 Người dẫn chương trình (MC).
 Quay phim.
 Đạo diễn truyền hình.
 Giảng dạy, nghiên cứu báo chí.

4/ Tố chất cần có của người làm báo chí

Chúng ta có thể tạm hiểu, “tố chất” là những phẩm chất riêng của mỗi người
Những phẩm chất ấy có thể do di truyền hoặc tự nhiên từ khi mới sinh ra đã
được hưởng thụ, nói theo kiểu dân gian là “Trời sinh”. Bên cạnh, có những tố
chất do quá trình rèn luyện, học tập, trau dồi mà hình thành nên những năng
khiếu vượt trội, như khả năng tập hợp, điều hành tập thể; khả năng truyền đạt,
chỉ đạo, làm việc nhóm.

 Đạo đức nghề nghiệp:


Hành nghề trung thực, khách quan, công tâm, không vụ lợi. Bảo vệ công lý và lẽ phải.
Không xuyên tạc, che giấu sự thật, gây chia rẽ và kích động xã hội.

 Tư duy nhanh nhạy: Bản chất của nghề báo đó chính là nắm bắt sự kiện nhanh
chóng, khả năng phân tích vấn đề rõ ràng.
Hãy luôn nhớ rằng, một nhà báo giỏi sẽ luôn nắm bắt được thị hiếu của công
chúng. Từ đó, có thể khai thác thông tin theo khía cạnh mới mẻ, độc đáo, thu hút
người đọc.

 Sử dụng thành thạo ngôn ngữ:


Một tố chất cơ bản của nhà báo rất quan trọng mà ai ai cũng phải có đó chính là niềm
đam mê với “con chữ”.
Khi đã có đủ tin tức trong tay nhưng bạn lại không có khả năng chuyển hóa
thành một bài báo hấp dẫn, chất lượng thì rất khó để trụ vững với ngành này lâu
dài.

 Năng động, nhiệt huyết và không ngừng trau dồi kiến thức:
Để trở thành nhà báo, mỗi ngày bạn hãy dành một khoảng thời gian để tìm hiểu tin
tức, đọc thật nhiều bài báo để trau dồi kỹ năng nắm bắt thông tin và kỹ năng viết của
bản thân.
Bạn có thể học hỏi kỹ năng này từ thầy cô, anh chị phóng viên… Càng tìm hỏi,
càng học hỏi sẽ xây dựng cho bạn khả năng lập luận các luận điểm, luận cứ, trình
bày quan điểm cá nhân chặt chẽ hơn.

Với đặc thù nghề nghiệp luôn phải làm việc trong môi trường có nhịp độ nhanh,
thay đổi chóng mặt,
( năng động): một nhà báo chuyên nghiệp phải luôn tràn đầy năng lượng để có thể đi
đến bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào cần thiết nhằm cập nhật tin tức nóng hổi.

 Chịu được áp lực công việc:


Nhà báo là một trong những ngành nghề phải chịu sự áp lực từ công việc nhiều nhất
hiện nay. Phải làm việc trong thời gian nhanh chóng, dành toàn bộ thời gian trong
ngày cho công việc, thời điểm nào có sự kiện thì phải lên bài.
Chính vì vậy, bạn cần phải chịu được cường độ làm việc lâu dài, từ nhiều phía.
Biết cân bằng giữa công việc và đời sống là mục tiêu khó khăn trong nghề làm
báo.

 Phẩm chất chính trị vững vàng:


Nhà báo không có tư tưởng chính trị vững vàng sẽ rất dễ đánh giá sự việc theo cách
nhìn phiến diện. Chính vì vậy, bạn phải viết theo góc nhìn khách quan, làm sáng tỏ sự
việc rõ ràng, sử dụng ngôn ngữ không mang tính bạo động, bạo lực.

You might also like