You are on page 1of 24

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI




Nghiên cứu: Nội dung tâm lý quản trị kinh doanh tại Tòa soạn
Báo Tiền Phong.

TÊN HỌC PHẦN : Tâm lý quản trị kinh doanh


GIẢNG VIÊN : Trịnh Đức Duy
LỚP HỌC PHẦN : 24101TMKT0211
NHÓM : 3

Hà Nội – 2023
Mục lục

PHẦN MỞ ĐẦU.....................................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG.................................................................................................4
I. Giới thiệu doanh nghiệp...............................................................................4
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Báo Tiền Phong..............................4
2. Cơ cấu tổ chức...............................................................................................6
3. Tình hình hoạt động của Tòa soạn Báo Tiền Phong..................................8
II. Nội dung tâm lý tại Tòa soạn Báo Tiền Phong.........................................10
1. Kịch bản phỏng vấn (phân tích tâm lý đặc điểm cá nhân)......................10
2. Phỏng vấn nhân viên...................................................................................10
3. Phỏng vấn nhà quản trị..............................................................................12
4. Tâm lý tập thể lao động..............................................................................16
5. Giao tiếp trong quản trị kinh doanh.........................................................20
KẾT LUẬN...........................................................................................................21

1
STT Họ và tên Chức vụ

1 Bùi Cẩm Tú Nhóm trưởng

2 Nguyễn Phương Anh Thư ký

3 Trần Thế Tuấn Anh Thành viên

4 Ngô Văn Đức Thành viên

5 Nguyễn Minh Hạnh Thành viên

6 Phạm Huy Hoàng Thành viên

7 Lê Yến Nhi Thành viên

8 Nguyễn Bình Minh Thành viên

9 Trần Thủy Tiên Thành viên

10 Trần Lê Thu Thảo Thành viên

11 Nguyễn Thanh Vân Thành viên

12 Nguyễn Viêt Anh Thành viên

2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quản trị kinh doanh là một hoạt động quan trọng, góp phần nâng cao
hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong thời đại
hiện nay, quản trị kinh doanh không chỉ đòi hỏi kiến thức chuyên môn về
kinh tế, tài chính, marketing mà còn cần phải hiểu rõ về tâm lý con người.
Tâm lý quản trị kinh doanh là một lĩnh vực nghiên cứu đang được
quan tâm và phát triển mạnh mẽ, giúp các nhà quản trị hiểu rõ hơn về cách
thức hoạt động của tâm trí con người và áp dụng những kiến thức này vào
quản lý doanh nghiệp. Nghiên cứu nội dung tâm lý quản trị kinh doanh là
một lĩnh vực đang được quan tâm và nghiên cứu rộng rãi trong giới kinh
doanh hiện nay. Tâm lý quản trị kinh doanh là một khía cạnh quan trọng
trong việc quản lý và phát triển doanh nghiệp, bởi vì nó liên quan đến cách
mà những người quản lý và nhân viên của doanh nghiệp tương tác với nhau
và với khách hàng. Nghiên cứu nội dung tâm lý quản trị kinh doanh giúp các
nhà quản lý hiểu rõ hơn về tâm lý của nhân viên và khách hàng, từ đó đưa ra
các chiến lược và quyết định phù hợp để tăng cường hiệu quả kinh doanh và
đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay,
nghiên cứu nội dung tâm lý quản trị kinh doanh là một yếu tố quan trọng để
giúp doanh nghiệp vượt qua các thách thức và cạnh tranh trong thị trường.
Nhận thức được tầm quan trọng của tâm lý quản trị kinh doanh, nên
nhóm 3 đã chọn “Nghiên cứu: Nội dung tâm lý quản trị kinh doanh tại Tòa
soạn Báo Tiền Phong” làm bài thảo luận của mình.

2. Cấu trúc bài thảo luận


Chương 1: Giới thiệu Tòa soạn Báo Tiền Phong
Chương 2: Nội dung về tâm lý trong Tòa soạn Báo Tiền Phong

3
4
PHẦN NỘI DUNG
I. Giới thiệu doanh nghiệp

1. Lịch sử hình thành và phát triển của Báo Tiền Phong

Xuất phát từ yêu cầu của cách mạng Việt Nam, thế hệ trẻ Việt Nam cần có
một diễn đàn, một tiếng nói, được sự quan tâm của Đảng và Bác Hồ, Đoàn Thanh
niên Cứu quốc (nay là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) đã quyết định thành lập một tờ
báo - Cơ quan ngôn luận của mình.Tiền thân của báo Tiền phong là tờ Hồn nước
(1945-1946), sau đó là báo Xung phong. Đến năm 1949, tờ báo của Đoàn mang tên
Sức trẻ, nhưng ra được 15 số thì phải dừng vì xưởng in bị cháy.
Năm 1950-1952, tổ chức Đoàn có tạp chí Thanh niên. Ngày 16/11/1953, tại
xã Minh Thanh (huyện Sơn Dương, Tuyên Quang) chính thức ra đời tờ báo Tiền
phong do đồng chí Nguyễn Lam, lúc bấy giờ là Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn làm chủ
nhiệm (sau này đồng chí Nguyễn Lam là Bí thư T.Ư Đảng, Phó Thủ tướng Chính
phủ). Năm 1956, báo Tiền phong ra hai kỳ một tuần, đến năm 1959 lên ba kỳ/ tuần.
Giữa những năm 1980, báo Tiền phong ra mỗi tuần một kỳ; giai đoạn từ 1975 đến
1985 là thời kỳ khó khăn, giấy để in báo không đủ, đời sống cán bộ, phóng viên rất
gian khổ…

5
Cuối năm 1988, báo ra số Tiền
phong Chủ nhật; ngày 7/11/1992 chuyển
sang Người đẹp Việt Nam; ngày
25/5/1995, ra thêm hai chuyên san Tiền
phong Cuối tháng và Tri thức trẻ. Tháng
7/2001, báo Tiền phong ra 5 số/tuần. Đến
năm 2006 thì ra hàng ngày. Từ năm 2005
có báo điện tử…
Rời chiến khu Việt Bắc “Quê
hương cách mạng dựng lên cộng hòa”,
báo Tiền phong, từ một túp lều tre nứa lợp
rạ (cũng có thể gọi là trụ sở của báo) đã
chuyển về thủ đô Hà Nội. Cuối năm 1961,
trụ sở báo Tiền phong mới chuyển về 15
Hồ Xuân Hương (Hà Nội) và đã trở thành
địa chỉ tin cậy, thân thiết của tuổi trẻ cả
nước, của hàng triệu bạn đọc…

Bắt nhịp với thời đại, báo Tiền phong đã đi đầu cổ vũ hàng triệu đoàn viên thanh
niên tham gia trên các lĩnh
vực của công cuộc đổi mới
do Đảng ta khởi xướng và
lãnh đạo. Đổi mới tư duy,
phát huy truyền thống cách
mạng, tự lực, tự cường, tờ
báo đã thực sự là diễn đàn
của tuổi trẻ, là tiếng nói đổi
mới của Đoàn trong việc
giáo dục lý tưởng, giáo dục
truyền thống, đạo đức, thẩm
mỹ… tích cực đấu tranh chống tiêu cực, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho đoàn
viên, thanh thiếu niên và nâng cao kiến thức nhiều mặt cho giới trẻ…
6
2. Cơ cấu tổ chức
2.1. Mô hình cơ cấu tổ chức

2.2. Chức năng từng phòng ban


2.2.1. Ban biên tập
 Tổng biên tập: Lê Xuân Sơn
 Phó tổng biên tập: Vũ Tiến
 Chức năng: Ban biên tập là một trong những
ban quan trọng nhất trong quá trình vận hành
một tòa soạn hay một nhà xuất bản. Họ là
những cơ quan đầu não, vì vậy họ có trách
nhiệm và chức năng vô cùng cao cả như: Chịu
7
trách nhiệm trước cơ quan chủ quản báo chí và
trước pháp luật về mọi hoạt động của cơ quan
báo chí trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn
của mình,xây dựng và tổ chức thực hiện kế
hoạch hoạt động của cơ quan báo chí, phê duyệt
kết cấu nội dung ấn phẩm
2.2.2. Khối chuyên môn
 Thư ký tòa soạn: đảm nhận vai trò tổ chức nội
dung.
 Mỹ thuật-xuất bản: phụ trách các lĩnh vực như
thiết kế, đồ họa, marketing,..
 Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm trình bày báo,
xử lý kỹ thuật, chế bản báo chưa khi in.
2.2.3. Phòng phóng viên
 Ban Thời sự-Chính trị: Phụ trách chuyên mục
Thời sự- Chính trị
 Ban Kinh tế-Xã hội: Phụ trách chuyên mục
Kinh tế- Xã hội
 Ban Quốc tế: Phụ trách chuyên mục Quốc tế
 Ban Pháp luật: Phụ trách chuyên mục Pháp
luật-Tuổi trẻ.
 Ban Khoa giáo: Phụ trách chuyên mục Khoa
giáo.
 Ban Thể thao: Phụ trách chuyên mục Thể thao
 Ban Bạn đọc: Tiếp nhận các ý kiến, phản hồi
bài viết bạn đọc gửi về tòa soạn, tổ chức các
chương trình kết nối tóa soạn với bạn đọc.
 Ban Đại diện: Phụ trách việc đại diện
 Phóng viên thường trú: phụ trách việc đại diện
 Phóng viên thường trú: đội ngũ phóng viên
thường trú tại các tỉnh thành trên cả nước và

8
cộng tác viên thường trú nước ngoài, phụ trách
đưa tin tức từ những nơi mình trực thuộc.
2.2.4. Khối Hành chính-Trị sự
 Phòng Hành chính- Trị sự: Quản lý về nhân sự,
hành chính văn phòng
 Phòng Tài chính- Kế toán: Quản lý về tài chính,
phụ trách thu chi, trả nhuận bút
 Phòng Kinh doanh: Quản lý việc nghiên cứu thị
trường, đề ra chiến lược kinh doanh, tiếp thị
báo đến bạn đọc,...
 Phòng Phát hành: Tổ chức phân phối, phát hành
báo đến các công ty phát hành báo chí và các
đại lý trực tiếp.
3. Tình hình hoạt động của Tòa soạn Báo Tiền Phong
3.1 Hoạt động kinh doanh
Hoạt động kinh tế của báo chính là doanh thu từ quảng cáo, bán báo
và các dịch vụ gia tăng khác.
 Nguồn thu: Từ việc bán báo và các ấn phẩm, từ hoạt động kinh
doanh:
 Dịch vụ quảng cáo và phát hành sách báo, văn hóa phẩm.
 Dịch vụ vui chơi, giải trí.
 Tư vấn du học.
 Môi giới và xúc tiến thương mại.
 Kinh doanh các văn phẩm văn hóa được phép lưu hành.
 Đào tạo ngắn hạn chuyên ngành ngoại ngữ, tin học.
 Tổ chức hội chợ, triển lãm.
 Tư vấn, tổ chức hội thảo các hoạt động thể thao văn hóa.

 Nguồn chi: Từ việc in báo, in các ấn phẩm, trả lương cho các
nhân viên trong tòa soạn với một chính sách đãi ngộ (tổ chức
khen thưởng những phóng viên, nhóm phóng viên có bài viết

9
hay, được bình chọn nhiều nhất,...). Được hưởng các chế độ
lương, thưởng hàng tháng , quý, năm theo trình độ, chức vụ.

10
3.2 Hoạt động xã hội
Thực hiện lời dạy của Lênin: “Báo chí cách mạng không những tuyên
truyền, cổ vũ mà còn là người tổ chức hành động cách mạng cho quần chúng”,
ngay từ những năm đầu công cuộc đổi mới, báo Tiền phong đã khởi xướng và tổ
chức thành công nhiều cuộc thi, nhiều phong trào lớn, nhiều diễn đàn thiết thực
được hàng triệu bạn trẻ hưởng ứng, tham gia.
Tiền phong đã khởi xướng phong trào trao sổ tiết kiệm tình nghĩa, quỹ học
bổng khuyến khích tài năng trẻ từ năm 1987, và quỹ hỗ trợ các hoạt động phòng
chống AIDS.
Báo Tiền Phong cũng tích cực tham gia phát hiện và bồi dưỡng tài năng trẻ
trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, thể thao bằng các cuộc thi, các giải như Tác
phẩm tuổi xanh; Việt dã toàn quốc giải báo Tiền Phong (đã được tổ chức 54 lần
trong hơn nửa thế kỷ).
Siêu cúp bóng đá quốc gia cũng do Tiền Phong khởi xướng và tham gia tổ
chức được 14 lần. Tiền Phong cũng là đơn vị đồng khởi xướng và tổ chức cuộc thi
Hoa hậu thế giới người Việt lần thứ nhất. Chủ Nhật Đỏ - ngày hội hiến máu nhân
đạo thường niên do Tiền Phong khởi xướng và chủ trì tổ chức cùng một số đơn vị
cũng đã qua tuổi thứ 5 và đang mở rộng từ Hà Nội ra nhiều thành phố.
Đền ơn đáp nghĩa là nét nổi bật trong hoạt động xã hội của Tiền Phong.
Bằng cuốn sổ tiết kiệm tình nghĩa đầu tiên trao cho nữ anh hùng quân đội Nguyễn
Thị Chiên năm 1988, Tiền Phong đã góp phần khởi xướng phong trào trao sổ tiết
kiệm tình nghĩa cho đối tượng chính sách và những người gặp khó khăn cần giúp
đỡ.
Báo cũng tổ chức nhiều hoạt động hướng về biển đảo như tặng thư viện cho
Bộ đội Trường Sa, tham gia vận động xây dựng các cột điện mặt trời cho Trường
Sa...

11
II. Nội dung tâm lý tại Tòa soạn Báo Tiền Phong.
1. Kịch bản phỏng vấn (phân tích tâm lý đặc điểm cá nhân)
1.1. Đứng trước cổng trường

Với đề tài nghiên cứu là phân tích tâm lý quản trị kinh doanh tại doanh
nghiệp, một trong những cách để nghiên cứu sâu và có tính thực tế hơn đó chính là
tìm hiểu về cách những nhân sự trong doanh nghiệp hiện nay hoạt động như nào.
Tòa soạn Báo Tiền Phong được biết đến là một tòa soạn có môi trường làm việc
tích cực và đạt được rất nhiều thành tựu góp phần thúc đẩy kinh tế và xã hội cho
đất nước. Để làm rõ luận điểm của nhóm chúng em, chúng em quyết định chọn tòa
soạn báo tiền phong làm doanh nghiệp mà chúng em sẽ nghiên cứu.
1.2. Đứng ở cổng tòa soạn

Với đề tài nghiên cứu là phân tích tâm lý quản trị kinh doanh tại doanh
nghiệp, một trong những cách để nghiên cứu sâu và có tính thực tế hơn đó chính là
tìm hiểu về cách những nhân sự trong doanh nghiệp hiện nay hoạt động như nào.
Tòa soạn Báo Tiền Phong được biết đến là một tòa soạn có môi trường làm việc
tích cực và đạt được rất nhiều thành tựu góp phần thúc đẩy kinh tế và xã hội cho
đất nước. Để làm rõ luận điểm của nhóm chúng em, chúng em quyết định chọn tòa
soạn báo tiền phong làm doanh nghiệp mà chúng em sẽ nghiên cứu.
Hiện nay đại diện cho nhóm 3 là bạn Trần Lê Thu Thảo và em Bùi Cẩm Tú
đang đứng trước cổng tòa soạn Báo Tiền Phong, một trong những tòa soạn báo lâu
đời và nổi tiếng nhất Việt Nam. Chắc hẳn các bạn cũng rất tò mò về môi trường,
tâm lý, cách làm việc của một tòa soạn lớn như này, bây giờ chúng ta sẽ đi vào
tham quan môi trường và phỏng vấn một số nhân sự trong đó nhé.
“ Quay toàn cảnh Báo Tiền Phong”

2. Phỏng vấn nhân viên

Chào cô, bọn em là sinh viên tại trường đại học thương mại, để tìm câu trả
lời cho những câu hỏi và hiểu sâu hơn về đề tài thảo luận, cô có thể trả lời 1 số câu
hỏi về tâm lý làm việc của chị không ạ?

12
2.1. Cô có thể có đôi lời giới thiệu về bản thân mình được không ạ?

Cô tên là Đặng Thu Trang, năm nay cô 42 tuổi, hiện cô đang là


biên tập viên của Báo Tiền Phong điện tử, cô đang kiêm nhiệm là một
họa sĩ, phụ trách mảng Media.
2.2. Cô đánh giá như nào về điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách
của mình?
Điểm mạnh và điểm yếu thì ai cũng có. Bởi vì bản thân cô là
một người nếu mà so với các thế hệ trẻ, cũng là một người “có tuổi”
gọi nôm na như thế. Chính vì điểm mạnh như thế nên nó lại có một số
lợi thế nhất định ví dụ, kinh nghiệm công tác vì cô công tác ở đây đã
gần 20 năm rồi. Cũng vì có nhiều năm công tác cũng như “có tuổi”
nên điểm yếu của cô sẽ ngược lại với điểm mạnh đó là sự sáng tạo hay
là sự nhiệt huyết trong công việc sẽ không bằng các bạn trẻ.

2.3. Trong công việc, khi bị sếp mắng sai hoặc hiểu lầ về cô thì cô có
cách ứng xử như thế nào?

Thực ra tâm lý chung của nhân viên phải hiểu, thuộc nằm lòng
một điều đó là: Sếp luôn luôn đúng. Thế thì mình giải quyết mâu
thuẫn bằng cách gì, tốt nhất là bằng cách để sau cái giai đoạn đấy, khi
mà mỗi thứ nó bình ổn rồi, thì mình có thể trao đổi, lựa lời với sếp, có
thể phân tích, giải trình công việc với sếp, như thế nó sẽ hợp lý hơn
khi mà cả hai bên đều “nóng” chắc chắn một điều khi đó mình nói
chuyện với sếp, mình sẽ bị thiệt, không nên như thế.
2.4. Theo cô, yêu nghề có quan trọng hay không? Đối với cô, làm
việc ở Báo Tiền Phong có phải là công việc cô yêu thích?

Thực ra, yêu nghề là một điều quan trọng tuyệt đối, bởi vì khi
mình yêu nghề, yêu công việc, thì tất cả mọi việc mình mới làm được
nó với một cái nhiệt huyết. Ở Tiền Phong, cô rất may mắn khi cô
bước chân vào cô được làm đúng ngành đúng nghề (mỹ thuật). Và cô
vào đây được làm họa sĩ, thiết kế mảng Media, nó rất phù hợp với cô,
cho nên đây là công việc yêu thích của cô
13
2.5. Đặc điểm tính khí cá nhân của cô trong công việc là gì?

Thực ra , trong bốn nhóm tính khí này, cô thấy mỗi nhóm cô có
một chút như ở nhóm tính khí nóng, cô có sự hoạt bát, nhiệt huyết, rất
kiên quyết trong công việc. Ở nhóm tính khí hoạt đó là sự sáng tạo, tất
nhiên khi làm công việc này, sự sáng tạo phải đặt lên hàng đầu. Theo
cô, nhóm tính khí nóng là nổi bật nhất trong bốn nhóm tính khí cá
nhân.
3. Phỏng vấn nhà quản trị
Sau đây, chúng ta sẽ gặp mặt và có một số câu hỏi dành cho ông Trần Công
Hùng- giám đốc khối Truyền thông Điện tử. Ông là người có kinh nghiệm nhiều
năm làm báo giấy và báo điện tử, trưởng thành từ vị trí phóng viên, TKTS, lãnh
đạo ban Pháp luật, lãnh đạo TPO,...

3.1. Như một nhà quản trị, ông cho rằng tính khí cá nhân ảnh hưởng
đến cách quản lý nhân viên như thế nào?

Thực ra trong việc quản lí nhân viên, quản lí cán bộ nhân viên
nói chung thì có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng từ cơ chế nội bộ, cơ chế
phân chia thu nhập, từ những quy định nội quy của cơ quan. Trong đó
thì yếu tố của người đứng đầu của ban, của bộ phận đó thì theo tôi
cũng là một yếu tố quan trọng. Vậy ở đây thì với một người lãnh đạo
và hiểu anh em để có thể cởi mở có thể là chia sẻ. Hai nữa là có thể
tạo được cái động lực cho mọi người đến cơ quan để làm việc. Khác
với việc mà có những người suốt ngày chỉ có đăm đăm thôi, làm mọi
cái mà nhân viên sợ ne sợ nép khi mà đến làm việc thì họ chỉ biết làm
việc và họ cũng không tạo được tâm lí thoải mái công việc hàng ngày
của họ. Để mà nói thì cái hiệu quả công việc, tôi nghĩ là nó sẽ không
được cao. Với một người mà nghiêm vừa đủ nhưng mà có những cái
quy tắc vẫn là quy tắc nhưng mà ngoài các công việc khác thì trông
cuộc sống, trong những cái công việc hàng ngày, những sự chia sẻ,
những sự cởi mở và những người mà nhân viên cán bộ dưới quyền, họ
thấy rằng là một người sếp có thể chia sẻ được, họ cũng vững tin và

14
có thể chia sẻ được với lãnh đạo, cũng có thể phát huy được tốt hơn
trong công việc
Ngoài việc thúc đẩy, tạo điều kiện cho nhân viên phát triển
năng lực thì ông cần làm gì để tác động đến tâm lý, tình cảm của nhân
viên nhằm phát triển mục tiêu chung?
Ở Báo Tiền Phong nói chung và ban Tiền Phong điện tử nói
riêng có quan niệm là cái môi trường cơ quan không chỉ là cái môi
trường mà mọi người đến chỉ biết công việc, chúng tôi coi ở đây nó
như một mô hình gia đình. Ngoài công việc ra thì nó còn là mô hình
gia đình để mọi người hiểu nhau trong các công việc hàng ngày và có
những việc lớn việc bé của từng cá nhân, của từng thành viên trong
gia đình, và mọi người có sự san sẻ, chia sẻ và hiểu rõ việc của nhau
để giúp đỡ nhau trong những lúc mà vui cũng có mà buồn cũng có.
Cho nên là ngoài những các biện pháp quản trị mà chúng ta áp vào gọi
là KPI hoặc là những cái mà ép về năng suất lao động, những cái định
mức lao động thông thường thì ngoài cái việc đó ra thì theo tôi là cái
môi trường làm việc, cái môi trường để tạo ra sự gắn kết giữa những
thành viên trong một tập thể lớn thì là Báo Tiền Phong mà nhỏ thì là
khối truyền thông điện tử rất là quan trọng. Và khi mà người ta đến
làm việc, anh chị em đồng nghiệp thấy rằng là đây là mình có thể
được chia sẻ, được gọi là có những động lực mỗi ngày đến cơ quan là
những cái có thể là vui với nhau chứ không phải suốt ngày đến cơ
quan để lo là thiếu định mức, lo là người này kiện người kia cáo các
thứ. Thì lúc đó thì khi mà tâm lý thoải mái rồi thì hiệu quả công việc
sẽ cao.
3.2. Theo quy luật tâm lý nhu cầu nhu cầu con người luôn phát triển,
vô cùng vô tận. Khi một nhu cầu nào đó đã được thỏa mãn, thì lại
xuất hiện nhu cầu khác. Theo ông, ông có những cách nào để đáp
ứng được nhu cầu của nhân viên để giữ năng suất lao động được
ổn định?

15
Ở đây thì các bạn đang là sinh viên năm nhất, năm hai, năm ba,
năm tư, thì sau khi ra trường có thể may mắn tìm được công việc, làm
nhân viên chính thức. Nhưng các anh chị phóng viên của Báo Tiền
Phong cũng sẽ trải qua nhiều các giai đoạn từ công tác viên đến phóng
viên, rồi họ cũng muốn phấn đầu thành phóng viên dài hạn, rồi phấn
đấu lên trưởng ban, rồi lên ba ban biên tập.
Mức lương có thể tháng này được 1 sang tháng sau được tăng
thêm, còn tùy thuộc vào điều kiện của cơ quan. Có thể các bạn rất là
giỏi nhưng mà cơ quan không thể có mức lương, thù lao mà các bạn
có thể thỏa mãn, thì các bạn có thể đi tìm môi trường khác tốt hơn.
Thì ở Tiền Phong cũng không có giới hạn để các bạn cống hiến được,
các bạn có thể làm mạnh cái mảng này rồi, có thể làm thêm mảng
khác, làm thêm việc khác thì điều đấy cơ quan đặc biệt khuyến khích,
đặc biệt những việc khó khắn cần phải xung phong, hoặc tác nghiệp ở
nơi vùng sâu vùng xa, nơi khó khăn nguy hiểm, thì bao giờ cũng động
viên các bạn xung phong, và với các bạn cũng hỗ trợ hết sức trong
điều kiện để tác nghiệp tốt nhất. Thì với việc bạn khẳng định thế nào
khi mà cơ quan đã tạo điều kiện đấy thì lại hoàn toàn nằm ở các bạn.
Cho nên nhu cầu chúng ta hôm nay đã thỏa mãn một nhu cầu, ngày
mai chúng ta có nhu cầu cao hơn nhưng mà với năng lực của chúng ta,
với môi trường thì đây hoàn toàn là quan hệ giữa hai bên, các bạn rất
là giỏi nhưng mà Tiền Phong không thể có một thù lao để mà trả
lương cho các bạn, thì các bạn có thể đi tìm môi trường tốt hơn, thì
cũng rất là đáng tiếc khi Tiền Phong không giữ được những người
như thế. Nếu trong điều kiện cho phép có thể thì Tiền Phong cũng như
Khối Truyền thông-Điện tử cũng tạo điều kiện tốt nhất chỉ là chúng ta
có dàm làm, dám xung phong hay cống hiến không thôi.
3.3. Ông thường động viên đồng nghiệp, đội nhóm của mình như thế
nào ?

Nói về động viên thì có rất nhiều cách động viên, ví dụ như
trong những công việc khó khăn chẳng hạn, tôi nghĩ người lãnh đạo
ban bao giờ cũng phải biết đứng ra chịu trách nhiệm những cái mà
16
phóng viên hay nhân viên mắc sai sót hai là những công việc khi mà
nhân viên của ta có thể làm tốt có cơ chế thưởng phạt, thưởng thì cũng
đúng người mà phạt thì cũng đúng người. Và cái mức thưởng ấy thì
hiện nay thì cũng có nhiều trường hợp chúng tôi có thể sót người này
người kia, nhưng mà trong cái mặt bằng chung ấy thì có thưởng và
biểu dương, thậm chí có những người chúng tôi có nhiều đợt còn tôn
vinh phóng viên và nhân viên, thậm chí là không có tiền, chỉ là một
cái lời khen, lời động viên trong cuộc họp giao ban đầu ngày, giao ban
tuần hay tổng kết thì cũng là cái tạo động lực cho anh chị em họ cũng
phấn chấn hơn, yêu cơ quan hơn và họ cũng tự cố gắng hoàn thành
công việc, họ cũng nhìn thấy nhau là trong một môi trường đều đều
mà có một người nổi bật lên. Tuy nhiên đó cũng chỉ là một phần, động
viên chỉ bằng lời thì không được, bên cạnh đó chúng ta cũng cần phải
có cơ chế tài chính để mà đãi ngộ, cơ chế thưởng hoặc có những ưu
tiên khác như cơ hội được học tập, cơ hội đi ra ngoài tác nghiệp, thậm
chí là tác nghiệp nước ngoài có thể ưu tiên cho các bạ, các bạn có sự
phấn đấu nổi trổi hơn những người khác.
Thứ hai là như tôi đã nói ở trên, đây không chỉ là môi trường
làm việc, mà còn là môi trường gia đình nữa, chúng tôi có các cuộc
như kỷ niệm báo, kỷ niệm Báo Điện tử chẳng hạn hay có những đợt
ngày Báo chí Cách mạng về Việt Nam hay sinh nhật chung của cả
nhóm chẳng hạn thì có thể tổ chức các buổi picnic, liên hoan để anh
chị em đi trong cái bầu không khí giao lưu này, thậm chí trong những
phần thưởng ấy có những phần thưởng nội bộ trao cho những người
xuất sắc ở trong Quý, 6 tháng và trong 1 năm để tôn vinh có thể về
mặt vật chất không nhiều nhưng động viên về mặt tinh thần cho anh
chị em trong ban rất là lớn, sau nhiều năm sau những đợt ấy thì công
việc cũng tốt hơn, môi trường tập thể cũng tốt hơn rất là nhiều.
Sau buổi phỏng vấn bổ ích hôm nay với các nhân sự của tòa soạn Báo Tiền Phong, chúng em xin
cảm ơn ông Trần Công Hùng và nhân viên tòa soạn Báo Tiền Phong. Chúng em đã có thêm
được kiến thức về cách làm việc và quản trị trong môi trường làm việc sau này và hơn hết là
chúng em đã có được một khối kiến thức để làm rõ hơn cho đề tài thảo luận. Buổi phỏng vấn đến
đây là kết thúc, chúng em xin cảm ơn.

17
4. Tâm lý tập thể lao động

4.1. Quy luật truyền thống, tập quán

Trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới đất nước, ở Việt Nam
còn tồn tại nhiều tập tục, truyền thống lạc hậu như tự do vô tổ chức, dĩ
hoà vi quý, sống lâu lên lão làng... làm ảnh hưởng đến tâm lý, tình
cảm của các thành viên trong tập thể, đặc biệt là lực lượng lao động
trẻ, gây tác động xấu tới việc xây dựng và phát huy những truyền
thống tốt đẹp của dân tộc và của tập thể lao động. Các nhà quản trị
phải có nhiệm vụ gương mẫu trong rèn luyện đạo đức, có trách nhiệm
trong việc loại bỏ những thói quen lạc hậu, đồng thời phát hay và
động viên nhân viên những truyền thống quý báu của cha ông, giáo
dục ý thức tập thể, nếp sống văn minh, ý chí tự lập tự cường... để tạo
dựng một tập thể đoàn kết, gắn bó dựa trên những truyền thống tốt
đẹp của dân tộc.
Theo Dự thảo về Quy định nề nếp làm việc trên Báo Tiền
Phong Điện Tử, nhà quản trị đã đưa ra những quy định nghiêm khắc
và chặt chẽ để có thể loại bỏ những thói quen tật xấu trong truyền
thống,tập quán như:
Nhằm ngăn chặn thói hay trì hoãn của người Việt ta, Báo Tiền
Phong có quy định như : “Phóng viên thực hiện báo cáo tuần đầy đủ
trước 17h chiều thứ Bảy hàng tuần” và “Thư ký Tòa soạn, Biên tập
viên hoàn thành đặt đề tài trước 8h hàng ngày”; “Thư ký Tòa soạn
hoàn thành nhật ký trực trước 23h45 hàng ngày, hoàn thành báo cáo
tuần trước 17h00 thứ Bảy hàng tuần” .
4.2. Quy luật lan truyền tâm lý

Là sự lan truyền cảm xúc, tâm trạng, nhận thức... từ người này
sang người khác, từ nhóm này sang nhóm khác trong tập thể. Sự lan
truyền tâm lý nói trên thường diễn ra một cách tự phát, kết quả là tạo
ra một trạng thái tâm lý, tình cảm, nhận thức... chung của cả tập thể.
Lan truyền tâm lý có thể có những ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực
18
đến tâm lý chung của tập thể và do đó đến kết quả hoạt động của mỗi
cá nhân, cũng như của cả tập thể lao động.
Quy luật lan truyền tâm lý là một trong những quy luật vô cùng
quan trọng trong một môi trường làm việc và các nhà quản trị ở Báo
Tiền Phong đã tận dụng rất tốt quy luật đó, cụ thể như
Theo như giám đốc Khối Báo Điện tử báo Tiền Phong Trần
Công Hùng đã nói trong phỏng vấn “ môi trường làm việc ở trong cơ
quan ngoài mô hình công việc thì còn như một mô hình gia đình. Như
từng thành viên trong gia đình, họ có sự san sẻ,giúp đỡ nhau trong
công việc”. Nhờ có nhà quản trị biết tận dụng và nắm bắt được tốt tâm
lý của nhân viên, ông coi nhân viên như những thành viên của gia
đình, dẫn tới nhân viên được lan truyền cảm xúc từ đó tạo thành một
tập thể đoàn kết như vậy.

4.3. Quy luật nhàm chán

Quy luật nhàm chán hay thích ứng cho thấy một cảm xúc nào đó
được lặp lại nhiều lần và không thay đổi về nội dung và hình thức, thì
sẽ bị suy yếu dần và lắng xuống. Đó là kết quả của sự thích ứng, chai
sạn trong quá trình cảm xúc và tình cảm của con người. Trong tập thể,
nếu nhà quản trị không chú ý đến diễn biến của quy luật nhàm chán,
không thay đổi biện pháp quản lý có thể sẽ dẫn đến tình trạng người
lao động nhàm chán, khó chịu, làm giảm hiệu quả của các quyết định
quản lý.
Ở tòa soạn Báo Tiền Phong nói chung và Khối Báo Điện tử nói
riêng, các nhà quản trị luôn lắng nghe và tiếp thu những ý kiến của
nhân viên, và mối quan hệ giữa nhà quản trị và nhân viên vô cùng gần
gũi. Vì vậy các nhà quản trị có thể thấu hiểu và dễ dàng nắm bắt tâm
lý của nhân viên, đồng thời biết được rõ và phân minh năng lực làm
việc của từng người. Theo một thời điểm nhất định, tòa soạn sẽ có
thay đổi về nội quy có bản báo cáo để khen thưởng hoặc xử lý nhân
viên theo từng tháng,..

19
4.4. Quy luật tương phản

Quy luật này phản ánh hiện tượng một sự cảm nhận nào đó có
thể làm tăng cường một cảm nhận khác đối lập, xảy ra đồng thời hoặc
nối tiếp với nó. Đó là kết quả của sự tương tác giữa các cảm xúc, tình
cảm tiêu cực (âm tính) và tích cực (dương tính) cùng loại trong con
người, làm cho cường độ của chúng đều tăng lên so với khi không có
sự tương tác.
Nếu hiểu rõ quy luật tâm lý này thì người lãnh đạo cấp trên sẽ
không mắc sai lầm trong đánh giá cán bộ cấp dưới của mình.

4.5. Quy luật di chuyển

Là quy luật phản ánh hiện tượng cảm xúc, tình cảm của một
người có thể di chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác trong tập
thể lao động.
Tuy là một gia đình, nhưng tòa soạn Báo Tiền Phong vẫn sẽ xảy
ra những tranh cãi hay xung đột và vấn đề đó có thể “di chuyển” và
lan sang những người khác khiến môi trường làm việc trở nên tiêu
cực. Tuy nhiên, nhà quản trị của tòa soạn cũng đã rất tích cực và có
nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề này để có một môi
trường và năng suất tích cực.
4.6. Dư luận tập thể

Là hiện tượng tâm lý biểu hiện tâm trạng tập thể trước những sự
kiện, những hiện tượng, hành vi của con người xảy ra trong cuộc
sống, trong quá trình hoạt động chung, như: phản ánh thái độ, tâm tư,
nguyện vọng chung của tập thể lao động.
Tin đồn thường lan truyền, tồn tại và tác động trong những tập
thể có sự lãnh đạo yếu kém. Tuy nhiên với những nhà quản trị có đầy
kinh nghiệm và quy định nghiêm ngặt, tòa soạn không cho phép có
chuyện đó xảy ra. Tòa soạn sử dụng hình thức công khai, chính thức
và dân chủ bằng cách cứ mỗi thứ 2 đầu tuần, Khối Báo Điện Tử Tiền
20
Phong đều có một buổi họp khối để thêm gắn kết giữa nhà quản trị và
nhân viên. Hơn thế nữa, tòa soạn còn có quy định như trong Dự thảo
về Quy định nề nếp làm việc trên Báo Tiền Phong Điện Tử: “Trong
giờ làm việc không làm việc riêng”; “TKHC chịu trách nhiệm chấm
công, thông báo trong cuộc họp hàng tuần và thống kê vào cuối tháng,
gửi cho các bộ phận liên quan (Phó TBT phụ trách, lãnh đạo ban, Trị
sự, Kế toán) để thực hiện chế độ theo quy định chung”; “Khi có sự
kiện đột xuất cần huy động cán bộ, phóng viên trong ban làm ngoài kế
hoạch công việc, lãnh đạo Ban trực tiếp điều động, phân công biên tập
viên, phóng viên làm việc, sau đó báo cáo Phó Tổng Biên tập phụ
trách và đề xuất tiền công làm ngoài giờ cho BTV, PV” tạo sự công
bằng và minh bạch với mỗi người trong tòa soạn.
4.7. Bầu không khí tâm lý trong tập thể lao động

Sau khi tìm hiểu, tòa soạn Báo Tiền Phong nói chung hay Khối
Báo Điện tử là một môi trường có bầu không khí tâm lý tập thể lao
động tích cực. Đây là một trong những yếu tố chứng minh rằng khối
báo có không khí tâm lý tập thể lao động tích cực:
Phong cách lãnh đạo của nhà quản trị khối là dân chủ, nhà quản
trị hiểu tâm lý nhân viên, có sự đánh giá và khen thưởng khách quan
Điều kiện lao động: Tòa soạn Báo Tiền Phong đặt trụ sở Hà Nội
tại đường Hồ Xuân Hương với diện tích khá rộng, cơ sở vật chất hiện
đại, phòng làm việc rộng rãi, thoáng đãng, có đầy đủ thiết bị và đồ cần
thiết cho nhân viên như: máy tính, điều hòa,... tạo tâm lý thoải mái,
tập trung cao cho nhân viên.
Lợi ích nhân viên: Ở khối Báo Điện tử, chính sách đãi ngộ nhân
viên thay đổi linh hoạt và khách quan nhằm đảm bảo sự công bằng và
lợi ích nhất có thể cho nhân viên. Minh chứng là tòa soạn tổ chức rất
nhiều sự kiện khen thưởng, trao bằng và có các phần thưởng như đi du
lịch, làm việc bên nước ngoài và nhân viên ở đây thường làm việc rất
lâu năm vì chế độ đãi ngộ phù hợp.

21
5. Giao tiếp trong quản trị kinh doanh

Giao tiếp trong kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng. Giao tiếp trong kinh
doanh giúp nhà quản trị tạo nên mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác kinh doanh,
với bạn hàng, với cấp trên, với cộng sự và đó cũng là những tiêu chuẩn quan trọng
để tuyển chọn các nhà quản trị trong hoạt động kinh doanh,giao tiếp còn là môi
trường thuận lợi để học hỏi, nâng cao trình độ, nghệ thuật kinh doanh, khắc phục
những tư tưởng lạc hậu như ích kỷ, hẹp hòi, cục bộ, bảo thủ…
Ở khối Báo Điện tử Báo Tiền Phong, giao tiếp trong môi trường làm việc
cũng được thực hiện rất tốt, nhà quản trị tuân thủ đủ các nguyên tắc trong giao tiếp
là: ai cũng quan trọng, nghiêm túc, chuẩn mực, kín đáo, thận trọng và không phung
phí thời gian.
Tòa soạn còn thực hiện đầy đủ các hình thức giao tiếp như hội họp như trong
Dự thảo về Quy định nề nếp làm việc trên Báo Tiền Phong Điện Tử, khối sẽ có
cuộc họp cuối tuần hoặc đầu tuần, thống kê cuối tháng,... Giao tiếp bằng hội họp
được xuất hiện rất nhiều trong khối để đảm bảo được mối quan hệ và tiến độ làm
việc.
Ngoài ra, đặc là vào thời điểm dịch như Covid 19, việc giao tiếp bằng trực
tuyến đã trở nên phổ biến hơn bao giờ và với một tòa soạn báo như Tiền Phong,
việc giao tiếp trực tuyến được sử dụng rất linh hoạt và hiệu quả, nhà quản trị khắc
phục được những khuyết điểm trực tuyến khiến cho cuộc gọi hay cuộc họp không
bị cản trở do không được gặp nhau.

22
KẾT LUẬN
Trong lĩnh vực quản trị kinh doanh, quản trị con người là phức tạp
và tế nhị nhất, do vậy các nhà quản trị phải nghiên cứu, phân tích các
đặc điểm tâm lý của người lao động, từ đó tìm cách kích thích, động
viên tính tích cực của con người, khuyến khích tính sáng tạo của họ
trong các hoạt động được giao… Việc nghiên cứu ứng dụng tâm lý còn
có tác dụng giúp các nhà quản trị biết mình, biết người để có được thành
công trong kinh doanh.
Nhằm góp phần làm rõ về chủ đề tâm lý quản trị kinh doanh, nhóm
3 đã lựa chọn tòa soạn Báo Tiền Phong làm đề tài thảo luận môn tâm lý
quản trị kinh doanh của mình. Qua nghiên cứu và thảo luận, chúng em
rút ra được rằng tòa soạn Báo Tiền Phong là một môi trường làm việc
tích cực, nhà quản trị của tòa soạn đã áp dụng vô cùng thành công lý
thuyết tâm lý quản trị kinh doanh để điều hành một tòa soạn lâu năm và
thành công như vậy. Vì vậy việc lựa chọn doanh nghiệp này sẽ giúp cho
bài tiểu luận có cái nhìn đa dạng về tâm lý trong quản trị kinh doanh
Trong quá trình làm tiểu luận, nhóm 3 đã sử dụng nền tảng lý
thuyết từ giáo trình Tâm lý Quản trị Kinh doanh của Đại học Thương
Mại và một số tài liệu tham khảo và có một bài phỏng vấn từ tòa soạn
Báo Tiền Phong. Chúng em xin cảm ơn thầy Trịnh Đức Duy đã giảng
dạy và giúp đỡ chúng em trong môn học và bài thảo luận lần này.

23

You might also like