You are on page 1of 9

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

KHOA ĐA PHƯƠNG TIỆN

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN:


PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN
CỨU KHOA HỌC

Giảng viên: Vương Khánh Ly


Sinh viên: Phùng Khánh Linh
Ngày sinh: 26/03/2005
Lớp: D23CQBC01-B
Số điện thoại: 0974650722

Hà Nội, tháng 1 năm 2024


Câu 1: Trình bày cấu trúc của 1 bài báo khoa học. Lấy ví dụ 1 bài báo khoa học
trong ngành học của bạn và phân tích để thấy rõ các yêu cầu về cấu trúc đó (lưu
ý đính kèm bài báo cùng câu trả lời).
Trả lời:
Cấu trúc của một bài báo khoa học bao gồm những mục như sau:
- Tiêu đề bài báo: Từ 10-18 từ, phản ánh nội dung đề cập trong bài báo. Dưới
tiêu đề là tên tác giả, email, cơ quan công tác…

- Tóm tắt: Từ 100-250 từ. Tóm tắt sẽ viết ngắn gọn, cô đọng nhất những vấn đề,
mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết quả.

- Từ khóa: Được đặt ngay sau tóm tắt, 3-5 từ quan trọng, có tần suất lặp lại
nhiều.

- Đặt vấn đề (giới thiệu) : cơ sở, lý do, tầm quan trọng của vấn đề cần nghiên
cứu hoặc cấu trúc của bài báo.

- Mục tiêu nghiên cứu.

- Phương pháp nghiên cứu: Phân tích định tính, phân tích định lượng, mô tả,
thực nghiệm… Giúp tác giả trả lời câu hỏi nghiên cứu mà bản thân đưa ra.

- Kết quả và thảo luận nghiên cứu: Đây là câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu ở
mục đặt vấn đề.

- Kết luận: Tổng lược kết quả nghiên cứu (ưu, nhược điểm), đưa ra ý nghĩa kết
quả nghiên cứu (ứng dụng trong cuộc sống, những đóng góp cho các nghiên
cứu trong tương lai…).

- Tài liệu tham khảo: Các tài liệu có trích dẫn mà tác giả sử dụng đến trong công
trình nghiên cứu.

- Lời cảm ơn: Xảy ra khi có các cá nhân, tổ chức bên ngoài tham gia giúp đỡ
công trình nghiên cứu.

Ví dụ: “Báo chí thông tin tiêu cực, nên hay không?”
- Tiêu đề bài báo: “Báo chí thông tin tiêu cực, nên hay không?”

- Tên tác giả: Ngọc Phương.


- Tên cơ quan báo chí: Báo Đại biểu Nhân dân.

- Tóm tắt:
“Có ý kiến nhận định nhiều tờ báo đang tập trung phản ánh thông tin
tiêu cực, là “phiên bản lỗi” của mạng xã hội, ảnh hưởng xấu tới độc giả. Các
chuyên gia cho rằng, bên cạnh thông tin tích cực, báo chí vẫn phải đưa thông
tin phê phán cái xấu, tuy nhiên, điều này phải hướng tới xây dựng, kiến tạo
những điều tốt đẹp trong xã hội.”
- Từ khóa: “Báo chí”, “Báo chí kiến tạo”.

- Đặt vấn đề: “Hệ lụy của thông tin tiêu cực”

- Mục tiêu nghiên cứu:


+ Khắc phục những hệ lụy của thông tin tiêu cực: Gây hoang mang, dư luận
mất niềm tin vào cơ quan quản lý; Gây ảnh hưởng đến tình hình kinh tế - xã
hội…
+ Đề ra những giải pháp nhằm phát triển ngành báo chí, phù hợp hơn với
xu hướng người đọc hiện nay.

- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp luận, Phương pháp giả thuyết, Phương
pháp quan sát, Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm.
- Kết quả và thảo luận nghiên cứu:
+ Xây dựng khung tiêu chí rõ ràng về báo chí tích cực và báo chí tiêu cực.
+ Tăng nguồn thu của cơ quan báo chí, từ đó nhà báo có thể sống bằng nghề.
+ Kiển trì, tuân thủ lối hướng phục vụ công chúng.

- Kết luận: Cần hướng tới báo chí xây dựng, báo chí giải pháp nhằm tác động
tích cực tới đời sống xã hội, định hướng, tạo niềm tin dư luận.

Câu 3: Hãy tìm hiểu 1 đồ án/khóa luận tốt nghiệp trong ngành học của mình và
tóm tắt lại các nội dung sau: Tên đồ án; Tác giả, Nơi công bố, Năm công bố;
Mục tiêu nghiên cứu; Cơ sở lý thuyết; Phương pháp thu thập và xử lý thông tin;
Kết quả đạt được; Hạn chế của công trình.
Trả lời:
- Tên đồ án: Báo chí cách mạng Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám đến
cuối năm 1946.

- Tác giả: Nguyễn Thanh Sơn.

- Nơi công bố: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

- Năm công bố: 2008.

- Mục tiêu nghiên cứu:


+ Làm rõ bối cảnh lịch sử và diện mạo của báo chí cách mạng Việt Nam từ
sau Cách mạng Tháng Tám đến năm 1946.
+ Phân tích cụ thể nội dung thông tin tuyên truyền, hiệu quả tác động và
nghệ thuật làm báo của báo chí cách mạng Việt Nam thời điểm 1945-1946.
+ Giới thiệu đặc điểm của một số tờ báo cách mạng tiêu biểu xuất bản vào
thời điểm này.
+ Rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích cho hoạt động báo chí trong thời
kỳ mới hiện nay.

- Cơ sở lý thuyết:
+ “Báo chí cách mạng Việt Nam 1925-1945” (NXB Khoa học xã hội Hà
Nội, 1984) của Nguyễn Thành.
+ “Lịch sử báo chí Việt Nam 1865-1945” (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,
2000) của Đỗ Quang Hưng.
+ “Sơ thảo lịch sử báo chí Hà Nội (1905-2000)” (NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2004) của Hội Nhà báo Thành phố Hà Nội.
+ “Sơ thảo lịch sử 50 năm báo Nhân dân1951-2001” (NXB Chính trị quốc
gia Hà Nội, 2001) của báo Nhân dân
+ “Sự nghiệp báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh” (NXB Lý luận chính trị,
Hà Nội, 2005) của Nguyễn Thành.
+ “Trận tuyến công khai giữa Sài Gòn” (tập 1, NXB Trẻ, TP.HCM,
2005).
- Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: Phương pháp lịch sử, khảo sát, trực
tiếp đọc, sao chụp các tài liệu và hiện vật còn lưu trữ, kết hợp với phương pháp
thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, thẩm định.

- Kết quả đạt được:


+ Cách mạng Tháng Tám thắng lợi đã loại bỏ báo chí thân Nhật và báo chí
tay sai của đế quốc thực dân. Báo chí cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh
đạo chuyển từ bí mật sang công khai, trở thành báo chí chính thống của Nhà
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
+ Báo chí cách mạng tiếp tục tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, là vũ khí
để đòi quyền độc lập tự do, chống lại thế lực thù địch, phản động.
+ Đảng và Nhà nước đều đưa ra các chỉ thị, sắc lệnh quy định về chức năng,
nhiệm vụ, và quyền hạn của báo chí để quản lý hoạt động báo chí.
+ Hệ thống báo chí cách mạng bao gồm những tờ báo cách mạng xuất hiện
từ trước năm 1945 và hàng loạt tờ mới. Có khoảng 117 tờ báo cách mạng
hoạt động toàn quốc.
+ Báo chí cách mạng đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, cổ
động, và tổ chức quần chúng để tham gia các phong trào cách mạng và
kháng chiến.

- Hạn chế của công trình:


+ Góc nhìn chủ quan, tập trung về góc nhìn tích cực, chưa làm rõ mặt tiêu
cực.
+ Không đảm bảo độ hiện đại.
+ Khó khăn trong xác minh thông tin bởi giai đoạn lịch sử đã qua nửa thập
kỷ.

Câu 4: Hãy xây dựng đề cương nghiên cứu cho 1 đề tài nghiên cứu khoa học
trong ngành học của bạn mà bạn yêu thích.
Trả lời:
NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA THÔNG TIN
TIÊU CỰC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
TỚI HÀNH VI CỦA GIỚI TRẺ
MỞ ĐẦU

1) Lý do thực hiện đề tài


Trong thời đại ngày nay, ấn phẩm truyền thông đóng vai trò quan trọng
trong việc hình thành quan điểm, tạo ra tác động lớn đối với ý kiến công
chúng.Theo Vnetwork Internet Security (VNIS), số người dùng sử dụng mạng xã
hội ở Việt Nam năm 2023 là 70 triệu, trong đó có 64,40 triệu người dùng từ 18
tuổi trở lên, tức chiếm đến 89% tổng dân số trên 18 tuổi cả nước tính tới tháng
1/2023. Bên cạnh đó, các tổ chức như GWI và data.ai dự đoán rằng con số kia sẽ
còn tăng mạnh trong những năm tiếp theo. Qua các con số biết nói, chúng ta dễ
dàng nhận thấy sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam trong “thế giới số” sau 25
năm phát triển.
Với số lượng người dùng đông đảo, truyền thông có thể là công cụ mạnh
mẽ để thúc đẩy sự hiểu biết và giao tiếp, nhưng cũng đồng thời mang theo những
tiềm ẩn nguy cơ, đặc biệt là khi các ấn phẩm trở nên tiêu cực và có thể gây hậu
quả lớn cho xã hội. Sự gia tăng của ấn phẩm tiêu cực không chỉ là một hiện tượng
ngẫu nhiên mà còn là một thách thức đối với sự minh bạch và đa dạng trong truyền
thông. Việc nghiên cứu về các yếu tố thúc đẩy sự xuất hiện và lưu hành của những
nội dung tiêu cực trở nên cấp thiết, nhằm đề xuất những giải pháp xây dựng và
bảo vệ một môi trường truyền thông tích cực.
Trong đề tài này, chúng ta sẽ tập trung vào việc nghiên cứu và phân tích
những ấn phẩm tiêu cực, đặt ra câu hỏi về tại sao chúng được sản xuất và phổ
biến một cách rộng rãi. Lý do lựa chọn chủ đề này không chỉ xuất phát từ sự quan
tâm với vấn đề mà còn từ nhận thức sâu sắc về tác động của nó đối với tư duy
cộng đồng.

2) Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu, phân tích và đánh giá tác động của thông tin tiêu cực trên
không gian mạng tới hành vi của giới trẻ Việt Nam. Mục đích cuối cùng là đưa ra
biện pháp khắc phục tình trạng tiêu cực và đề xuất ý kiến nhằm nâng cao trải
nghiệm tích cực của giới trẻ trên không gian mạng. Để đạt được điều đó, chúng ta
sẽ thực hiện những nhiệm vụ như:

- Tìm hiểu về khái niệm không gian mạng và tác động tiêu cực của chúng
lên hành vi của giới trẻ.

- Phân tích các tình huống cụ thể liên quan đến sự tác động của thông tin
tiêu cực trên không gian mạng tới hành vi của giới trẻ.

- Tổng kết, đánh giá mức độ tiêu cực, từ đây đưa ra giải pháp nhằm giảm
thiểu tác động tiêu cực và nâng cao trải nghiệm lành mạnh, an toàn cho giới trẻ
Việt Nam trong không gian mạng.

3) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài này là giới trẻ, bao gồm độ tuổi từ
15 đến 25 tuổi. Giới trẻ được chọn vì đây là độ tuổi mà họ thường xuyên tiếp xúc
và sử dụng không gian mạng. Nghiên cứu sẽ tập trung vào tác động của thông tin
tiêu cực trên không gian mạng đến hành vi của giới trẻ.
Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: bắt đầu từ tháng 3/2023 đến tháng 1/2024.
- Quy mô khảo sát: Bảng hỏi trực tuyến được gửi tới 200 học sinh, sinh viên,
người đi làm trong độ tuổi từ 15 đến 25. Khảo sát bắt đầu từ tháng 3/2023 và thu
kết quả vào tháng 1/2024.

4) Giả thuyết nghiên cứu

Trong quá trình làm bảng hỏi phục vụ cho nghiên cứu, người phụ trách
sẽ đưa ra một số câu hỏi như sau:
Câu hỏi 1: Bạn có nhận thấy có sự hiện diện của thông tin tiêu cực trên
không gian mạng? Nếu có, bạn có thể cho biết ví dụ cụ thể?
Câu hỏi 2: Bạn đánh giá tác động của thông tin tiêu cực trên hành vi của
giới trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 25 tuổi thế nào?
Câu hỏi 3: Có bất kỳ thay đổi nào trong hành vi của bạn sau khi tiếp xúc
với thông tin tiêu cực trên không gian mạng không?
Câu hỏi 4: Theo bạn, việc giới trẻ tiếp xúc với thông tin tiêu cực trên không
gian mạng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý và cuộc sống của họ không?
Tại sao?
Câu hỏi 5: Bạn có sử dụng bất kỳ biện pháp nào để bảo vệ mình khỏi thông
tin tiêu cực trên không gian mạng? Nếu có, bạn có thể chia sẻ những biện pháp
đó?
Câu hỏi 6: Làm thể nào để nội dung trên không gian mạng trở nên tích cực
hơn?
Từ các câu hỏi trên, người phụ trách dự đoán các câu trả lời có thể
nhận được khi tổng hợp các kết quả nghiên cứu vào tháng 1/2024:
Giả thuyết 1: Thông tin độc hại dần trở nên phổ biến trên Internet. Những
nội dung phản cảm, sai sự thật, gây hoang mang dư luận xuất hiện mọi lúc, mọi
nơi.
Giả thuyết 2: Rất dễ dàng để nhận biết tệp người dùng bị ảnh hưởng bởi các
thông tin xấu: chống đối, hình thành tư tưởng không chuẩn mực, hành vi phản
cảm, gây thiệt hại cho kinh tế, xã hội.
Giả thuyết 3: Sau khi tiếp xúc quá nhiều những nội dung tiêu cực, người
tiếp cận dần trở nên lệch lạc về tâm lý. Họ đánh mất niềm tin vào cuộc sống, luôn
xảy ra xung đột với các mối quan hệ lân cận hoặc trở nên lãnh cảm.
Giả thuyết 4: Để bảo vệ bản thân khỏi thông tin tiêu cực, bản thân người
tiếp cận cần nâng cao kiến thức về xã hội, chọn lọc kỹ các thông tin tiếp cận.
Giả thuyết 5: Bằng cách quản lý, kiểm duyệt chặt chẽ các thông tin cần được
đăng tải và liên tục nâng cao dân trí.

5) Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận


Sử dụng các hệ thống luận điểm , lý luận làm cơ sở, có chức năng làm nền
tảng cho những luận điểm trong đề tài nghiên cứu.
Phương pháp thực tiễn
- Phương pháp khảo sát: Sử dụng bảng hỏi trực tuyến, gửi đến 200 người
trong độ tuổi từ 15 đến 25.
- Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết, đánh giá mức độ
tiêu cực, từ đây đưa ra giải pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực và nâng cao
trải nghiệm lành mạnh, an toàn cho giới trẻ Việt Nam trong không gian mạng.
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp giả thuyết: Dự đoán các câu trả lời của người được khảo
sát, từ đây chứng minh giả thuyết đó.

6) Cấu trúc của khóa luận

Chương I: Cơ sở lý luận về không gian mạng và hành vi tiếp cận thông tin
của giới trẻ.

Chương II: Thực trạng tác động của thông tin tiêu cực trên không gian
mạng tới hành vi của giới trẻ.

Chương III: Đưa ra giải pháp khắc phục tình trạng tiêu cực và đề xuất ý
kiến nhằm nâng cao trải nghiệm tích cực của giới trẻ trên không gian mạng.

- HẾT -

You might also like