You are on page 1of 91

PHẦN II: NHIỆM VỤ, VAI TRÒ

VÀ KỸ NĂNG CỦA PR

01 Công chúng
trong PR

02 Vai trò và nhiệm vụ của


PR

03 Kỹ năng cần thiết của


người làm PR
CÔNG CHÚNG HỌ LÀ AI?
THẢO LUẬN

CÂU 1: CÔNG CHÚNG VÀ ĐẠI CHÚNG


KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?

CÂU 2: VÌ SAO PR CẦN XÁC ĐỊNH CÔNG


CHÚNG?
Công chúng & Đại chúng

Đại chúng Công chúng


• Hỗn tạp, dân chúng • Thực thể đồng nhất,
nói chung tương đối cụ thể
• Giữ quan điểm và thái • Có cùng sự quan tâm
độ khác nhau nào đó
CÔNG CHÚNG TRONG PR

• Bất cứ nhóm người • Thành phần bên trong


nào có cùng quan • Thành phần bên
tâm, chia sẻ và quan ngoài
ngại với tổ chức >> Ảnh hưởng đến
• Tác động tới, bị tác hoạt động nhất định
động bởi tổ chức của tổ chức
Nhóm công chúng PR của doanh nghiệp

• Khách hàng
• Cơ quan quản lý Nhà nước
• Cộng đồng dân cư
• Nhà đầu tư
• Nhóm dẫn dắt dư luận
• Nhóm gây sức ép
• Nhà phân phối, cung cấp
• Giới truyền thông
• Nhân viên, quản lý, cộng tác viên
KOL (Key Opinion Leader):
Những người CÓ ẢNH HƯỞNG MẠNH MẼ tới các suy
nghĩ, nhận thức, thậm chí là hành vi của nhóm CÔNG
CHÚNG YÊU THÍCH HỌ.

• Những doanh nghiệp, nhãn hàng, những người làm PR


phải ĐẶC BIỆT CHÚ Ý và TẬN DỤNG KÊNH TRUYỀN
THÔNG TỰ CÓ của những nhân vật có ảnh hưởng này
để ĐỊNH HƯỚNG DƯ LUẬN về hình ảnh doanh
nghiệp, sản phẩm, dịch vụ của mình.
• Đôi khi thông tin đăng trên kênh truyền thông này còn
hiệu quả hơn các kênh truyền thông chính thống, bởi
đối tượng công chúng của KOL thường YÊU THÍCH và
LẮNG NGHE Ý KIẾN của họ.
• Tuy nhiên, PR hãy hết sức cẩn trọng và chọn KOL có
tâm, có tầm.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tiếp nhận
truyền thông đến công chúng
• Mức sống:Thu nhập cao hay thấp >> điều kiện
tiếp cận với các phương tiện truyền thông đại
chúng khác nhau.
• Giới tính: Giới tính cũng ảnh hưởng đến sự tiếp
nhân truyền thông đại chúng
• Tuổi tác: Độ tuổi càng cao, tỷ lệ đọc báo hàng
ngày nhiều hơn, lứa tuổi khác nhau, chọn kệnh
khác nhau.
• Trình độ học vấn: Học vấn càng cao, nhu cầu
theo dõi nhiều tin tức, thời sự.
• Địa bàn cư trú: Dân cư nông thôn và thành thị…
Phân loại các nhóm công chúng

Nhóm đối mặt


Nhóm ít bị tác vấn đề do hoạt
động và ít tác động tổ chức gây
động ra, nhưng không
ý thức được

Nhóm bắt tay vào


Nhóm đã biết vấn hành động trước
đề xảy ra khi vấn đề nhận
thức được
Phân loại các nhóm công chúng
• Công chúng ít liên quan
– là những nhóm ít bị tác động cũng như ít tác
động đến tổ chức
• Công chúng tiềm ẩn
– là những nhóm người phải đối mặt với một
vấn đề do hoạt động của tổ chức gây ra,
nhưng không nhận thức được.
• Công chúng có nhận thức
– là nhóm đã biết về vấn đề xảy ra
• Công chúng tích cực
– là những nhóm bắt tay vào hành động trước
vấn đề nhận thức được
Cách xác định nhóm công chúng
• Những ai mà tổ chức cần phải giao tiếp/xây
dựng mối quan hệ
• Nhóm công chúng là những người riêng biệt
mang tính tình huống:
– Tình huống tạo ra công chúng
– Cần thiết phải hiểu tình huống và ai là người
sẽ bị ảnh hưởng
Công chúng truyền thông hiện đại
1. Công chúng không chỉ là người tiếp nhận và
chịu tác động của truyền thông nữa.

2. Công chúng vừa là người tiếp nhận, tiêu thụ,


phản hồi truyền thông, vừa là người đồng sáng
tạo sản phẩm truyền thông và là chủ thể sáng tạo
sản phẩm truyền thông, đồng thời cũng là người
“phát tán” sản phẩm truyền thông.
3. Công chúng cũng được chủ động hơn trong
việc chọn thời điểm tiếp nhận sản phẩm
truyền thông, lựa chọn thông tin và phương
tiện truyền thông.

4. Công chúng trở thành đối tượng phục vụ


của truyền thông, là người tiêu thụ, những
khách hàng khó tính muốn lựa chọn “sản
phẩm truyền thông” theo nhu cầu,
sở thích, mối quan tâm của mình.
Vì sao phải xác định công chúng?

1. Giao tiếp, thực thi chương trình PR


2. Xác định, giới hạn, phân bổ cho từng nhóm
trọng điểm hợp lý
3. Lựa chọn thích hợp, hiệu quả, tiết kiệm chi phí
4. Chọn hình thức và chuẩn bị nôi dung cho phù
hợp
Chiếm cảm tình công chúng

• "Cảm tình của công chúng là tất cả. Có được


tình cảm này, chúng ta không thể nào thất bại.
Không có được cảm tình này, chúng ta không
thể nào thành công". (Abraham Lincoln)

• "Tôi không biết chìa khoá của thành công là gì,


nhưng tôi biết chìa khoá của thất bại là cố gắng
làm vừa lòng tất cả mọi người". (Bill Cosby)
VAI TRÒ CỦA PR
- Khắc phục sự hiểu lầm, định kiến
của công chúng đối với tổ chức
- Thay đổi tình thế bất lợi (xử lý
khủng hoảng)

- Quảng bá sự hiểu biết về tổ chức


cũng như sản phẩm, dịch vụ của tổ
chức
-Thu hút, giữ chân người tài thông qua
quan hệ nội bộ tốt

- Tạo ra thiện cảm về trách nhiệm xã


hội của tổ chức đối với cộng đồng qua
các hoạt động tài trợ, xã hội, từ thiện,
gây quỹ, văn hóa, thể thao…
- Xây dựng và duy trì thương hiệu cho
doanh nghiệp
Ví dụ: tã lót Huggies đã tổ chức một chương trình
PR rộng rãi được quảng cáo khá rầm rộ “Bé
Huggies năng động”.
Ví du: Dutch Lady tổ chức một chương trình PR rộng
rãi được quảng cáo khá rầm rộ mang chủ đề “Đèn
đom đóm”.
Tương tự Unilever vận động chương trình “Áo trắng
ngời sáng tương lai” theo đó nhãn hàng Omo vận
động mọi người gởi tặng đồng phục không dùng nữa
cho Omo để gởi tặng các bạn nữ sinh ở vùng sâu
vùng xa….

Cả hai chương trình này đều có tính từ thiện, phục vụ


cho cộng đồng, tranh thủ được thiện cảm của công
chúng với nhãn hiệu nói riêng và xây dựng hình ảnh
doanh nghiệp nói chung.
CÁC NHIỆM VỤ CHÍNH CỦA PR
Quan hệ báo
chí

Tư vấn, Quảng bá
tham mưu sản phẩm

Truyền thông
Vận động doanh
hành lang nghiệp
1. Truyền thông

Đề xuất hoặc trao đổi ý


tưởng, ý kiến hoặc thông
điệp qua các phương tiện
khác nhau như hình ảnh,
văn bản hoặc nói…
2. Công bố trên báo
chí:
Phân phát/truyền tải
thông điệp đã được
lập kế hoạch với mục
đích rõ ràng qua các
phương tiện truyền
thông đại chúng có
lựa chọn (không trả
phí hoặc tốn phí ít
hơn quảng cáo)
nhằm nâng cao lợi
ích cho tổ chức.
3. Quảng bá
Thiết lập các hoạt động nhằm tạo ra sự thu
hút, kích thích sự quan tâm của công chúng
vào một cá nhân, một sản phẩm, một tổ
chức hoặc một vấn đề nào đó (được thiết kế
và lên kế hoạch có mục tiêu cụ thể).
Lịch sử ngành PR ghi nhận người đầu tiên áp dụng
phổ biến nhất mô hình quảng danh, tạo tin tức thu hút
dư luận tài ba là Phineas Taylor Barnum (1810-1891).

Là một nhà quản lý trong lĩnh vực giải trí, Barnum


luôn biết cách thu hút sự chú ý của công chúng
vào những vụ việc tai tiếng để tổ chức các buổi
biểu diễn.
5. Quản lý vấn đề
Nhận dạng, theo dõi và tiến
hành các chính sách liên
quan tới công chúng vì lợi
ích của tổ chức.
Người làm PR
Nội dung thi chứng chỉ APR (Accredited
Publics Relations) của PRSA (Hiệp hội PR Mỹ)
Nhiệm vụ Tỷ lệ
Nghiên cứu, lập kế hoạch, thực thi kế hoạch & 30%
đánh giá
Luật và đạo đức 15%
Lý thuyết và mô hình truyền thông 15%
Kiến thức về kinh doanh 10%
Kỹ năng quản lý và các vấn đề 10%
Quản lý truyền thông khủng hoảng 10%
Quan hệ truyền thông 5%
Sử dụng thành thạo công nghệ thông tin 2%
Hiểu biết lịch sử ngành PR và các vấn đề PR hiện 2%
đại
Thành thạo kỹ năng giao tiếp 1%
http://www.praccreditation.org/becomeAPR/KSAs_Competencies.html
Kỹ năng của người làm PR cần có

Nghiên cứu

Kỹ năng Hoạch định


viết

Giải quyết
Kiến thức vấn đề
Chủ động,
Kiến thức sâu
sáng tạo, khéo
rộng
léo

Tổ chức, ra
quyết định Trung thực

Giao tiếp, viết


lách
7 chữ P người làm PR cần có
Pressure – Sức ép

• Luôn luôn xuất hiện trong từ điển của mỗi người


hành nghề PR.
• Sức ép từ: khách hàng; lãnh đạo, đối thủ cạnh
tranh (và thậm chí đồng nghiệp)… làm sao để
mình luôn sáng tạo, luôn có sức khoẻ tốt, luôn
minh mẫn, luôn theo kịp những xu hướng mới
nhất
Passion - Đam mê
• Sở thích là nhất thời, đam mê là mãi mãi
• Đam mê là cái ám ảnh bạn ngay cả khi bạn
không muốn nghĩ đến nó; đam mê là điều đeo
đuổi dài lâu, dành nhiều thời gian, công sức,
nỗ lực đeo đuổi tới cùng và là động lực níu
giữ ở lại với nghề
Professional - Tính chuyên nghiệp
• Đúng deadline
• Nói được làm được
• Giữ uy tín, lời hứa
• Không đổ lỗi…
Perfectionist- Đam mê sự hoàn hảo
• Chi tiết làm nên đẳng cấp, càng cụ tỉ càng tốt
• Những lỗi làm dù nhỏ nhất cũng không được
phép bỏ qua nếu bạn biết rằng điều ấy tồn tại.
• Một dấu phẩy, dấu chấm bỏ sai chỗ; một cái
ngoặc kép bị bỏ quên trước 1 lời trích dẫn; viết
hoa tràn lan; những status facebook dài dòng
không một dấu chấm câu,…tất cả đều có thể
dẫn đến một thảm hoạ.
• Một sản phẩm tốt trước hết nó phải tốt với yêu
cầu nghiêm ngặt nhất từ chính bạn.
Pertinent - Chính đáng
• Nguyên tắc của việc đưa thông tin đó là ĐÚNG -
ĐỦ - ĐÁNG (S.M.A.R.T)
• Thông tin bạn đưa ra phải có ích cho người
đọc, người nghe, người xem
• Nếu không tôn trọng nguyên tắc này, sẽ có vô
số những bài PR nhạt thếch vì không mang
lại thông tin hay lợi ích gì cho công chúng
mục tiêu.
Patient - Kiên nhẫn
• Luôn luôn là người điềm tĩnh trước mọi tình
huống và nhẫn nại tìm hiểu, lắng nghe…
• Mọi kế hoạch, lời nói không được tính toán
hoặc xuất hiện sai thời điểm đều không
mang lại hiệu ứng mong muốn, làm lãng phí
nguồn lực của doanh nghiệp.
• Một phản ứng thái quá, thiếu kiểm soát cũng có
thể gây hại cho công việc kinh doanh. Một quyết
định nôn nóng cũng sẽ làm mất thế và lực của
công ty trong một cuộc đàm phán.
Persistent - Kiên trì

• Không vội đầu hàng, không bỏ cuộc dù trong bất


kỳ hoàn cảnh nào
• KIÊN TRÌ sẽ giúp bạn có đủ năng lực và kinh
nghiệm để giải quyết các vấn đề gặp phải và
vươn lên những đỉnh cao mới.
BẠN THẤY MÌNH CÓ NHỮNG KỸ NĂNG
NÀO?

NẾU CHƯA CÓ, ĐỪNG LO, HÃY HỌC HỎI,


LUYỆN TẬP VÀ TÍCH LŨY TỪNG NGÀY
PHẦN III: PHÂN BIỆT PR
& CÁC LĨNH VỰC KHÁC

PR & Tuyên truyền

PR, Advertising,
Marketing, Brand,
Promotion

PR & Báo chí.


Propaganda
(Tuyên truyền)
• Thuật ngữ ra đời khoảng thế kỷ 16-17, giáo hội
La Mã sử dụng tuyên truyền nhằm ngăn chặn
sự lan truyền tư tưởng Tin Lành.
• Tuyên truyền được các nhà cầm quyền, chính trị
sử dụng để TẠO DỰNG MỘT CHIỀU HƯỚNG
DƯ LUẬN TRONG XÃ HỘI THEO Ý MUỐN.
• Tuyên truyền là một CÁCH VẬN ĐỘNG ĐỂ ĐẠT
ĐƯỢC SỰ ỦNG HỘ cho một ý kiến, hành vi hay
niềm tin.
• Công cụ chiến đấu cho PR chính trị
“Tuyên truyền được định nghĩa theo cách
trung tính nhất là SỰ THUYẾT PHỤC CÓ MỤC
ĐÍCH nhằm tác động đến TÌNH CẢM, THÁI
ĐỘ, Ý KIẾN và HÀNH ĐỘNG của nhóm công
chúng mục tiêu vì các lý do thái độ, chính trị
hoặc thương mại thông qua các biện pháp
truyền thông tin MỘT CHIỀU, CÓ KIỂM SOÁT,
thông qua các phương tiện thông tin đại
chúng hoặc truyền thông trực tiếp” – Richard
Alan Nelson– PhD, Communications, Florida
State University
PR & Propaganda
• Tuyên truyền cũng là một
• Tuyên truyền có thể
hình thức giao tiếp mà
nhằm mục đích giữ
người ta thường lầm lẫn
vững quyền lực nhưng
với PR, nhưng cả hai rất
PR là nhắm giúp mọi
khác biệt vì để thành
người hiểu và sử dụng
công PR phải đáng tin
những dịch vụ công
cậy, trong khi tuyên
cộng một cách đúng
truyền có thể gây ra sự
đắn.
nghi ngờ hay, ít nhất là
sự bất đồng. • PR tốt thì nên trình bày
sự thật, không thiên
• Tuyên truyền, giống như
lệch hay không có sự
quảng cáo, có khuynh
tự tán dương.
hướng thiên lệch
Hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết PR
và Quảng cáo khác nhau như thế nào? Cho ví dụ cụ
thể.
Thời gian thảo luận nhóm: 5 phút, 5 phút trình bày
PR (QHCC) & Advertising (Quảng cáo)

PR ADVERTISING
• Tốn ít chi phí
• Tốn nhiều chi phí hơn
• Công chúng mục tiêu
• Đại chúng
• Khó kiểm soát (vì tốn ít
• Kiểm soát (vì trả phí)
chi phí hoặc đôi khi
không mất phí) • Kinh doanh, bán hàng
• Tin cậy (thông qua bên • Không tin cậy (tự nói)
thứ ba đáng tin) • Ngắn hạn
• Dài hạn
Quảng cáo
• Theo Institute of Practitioners in Advertising (Viện những
người hoạt động trong ngành quảng cáo của Anh):“Quảng
cáo trình bày thông điệp bán thuyết phục và hợp lý nhất
cho những khách hàng tương lai để có thể bán sản phẩm
hay dịch vụ với mức giá thấp nhất có thể”.
• Theo định nghĩa này, “Quảng cáo trình bày thông điệp bán
thuyết phục và hợp lý nhất” thông qua những kỹ năng sáng
tạo trong việc viết lời quảng cáo (copywriting), minh họa,
bố trí, trình bày bản in, viết bản thảo và làm video… dựa
trên một chủ đề hay phương tiện truyền thông để thực
hiện.
• Khác biệt với vai trò của PR là cung cấp thông tin, giáo dục
và tạo sự hiểu biết thông qua kiến thức.
PR không phải là Quảng cáo
• Quảng cáo có thể TỰ KHEN MÌNH, nhưng PR là
những lời BÌNH LUẬN KHÁCH QUAN có được từ một
người khác nhờ vào SỰ THỰC mà doanh nghiệp
đang có.
• “PR là thứ bạn phải cầu mong chứ không phải cứ trả
tiền là được” – Philip Kotler
• Quảng cáo tập trung quảng bá sản phẩm, công việc
chủ yếu liên quan trực tiếp đến khách hàng. PR nỗ
lực để tạo dựng mối quan hệ với đông đảo công
chúng (bao gồm cả khách hàng, báo giới, chính
quyền, nội bộ công ty, nhà đầu tư…) và bảo vệ danh
tiếng công ty (xử lý khủng hoảng).
Quảng cáo là MẤT TIỀN, PR KHÔNG PHẢI
MẤT TIỀN.
Đúng hay sai?
PR (QHCC) & Marketing (tiếp thị)

PR MARKETING
• Công chúng • Khách hàng
• Thông hiểu • Lợi nhuận
• Thái độ • Mua hàng
• Tổ chức, doanh • Kinh doanh, bán hàng
nghiệp
“Marketing là quá trình lên kế hoạch và tạo
dựng mô hình sản phẩm, hệ thống phân phối,
giá cả và các chiến dịch xúc tiến nhằm tạo ra
những sản phẩm hoặc dịch vụ có khả năng
thỏa mãn nhu cầu của các cá nhân hoặc tổ
chức nhất định” - Philip Kotler – cha đẻ
của Marketing hiện đại
Sản
phẩm/thị
trường

Chiến lược
Phân Marketing Giá
phối
(tiếp thị)

Chiêu thị
(Quảng cáo,
khuyến mãi, bán
hàng trực tiếp,
online…
PR trong Marketing mix
• PR là P thứ 5 trong chiến lược marketing, biểu thị
cho sự cảm nhận của khách hàng về sản phẩm/công ty.
• Người tiêu dùng thích giao dịch với những công ty, đánh
giá cao và có những cảm nhận tốt
• PR tạo ra những môi trường thuận lợi giúp cho hoạt
động tiếp thị thành công dễ dàng hơn.
*** Positioning – Định vị sản phẩm (1) People – Người tiêu
dùng (2) Price/promotion – Giá cả/khuyến mãi (3) Place –
Nơi tiêu thụ/kênh phân phối (4). PR (5) đem thông tin về công
ty và sản phẩm tới cho người tiêu dùng.
PR và Marketing Mix (tt)
Một thành phần của phối
Marketing PR
thức chiêu thị (Marketing)

• Xây dựng và nâng


cao hình ảnh tích
cực về sản
phẩm/công ty • PR hỗ trợ mục
• Gián tiếp kích tiêu Marketing:
thích khách hàng, customer
tăng nhu cầu về
hàng hóa, dịch vụ,
uy tín đơn vị kinh
doanh
PR và Marketing Mix (tt)
Mục tiêu tiếp thị Hoạt động PR hỗ trợ
• Xây dựng mối quan hệ >> Tổ chức sự kiện chiêu
bền vững, lâu dài đãi, phát hành bản tin
khách hàng hằng quý.
• Nâng cao nhận thức >> Tài trợ, từ thiện thể
khách hàng về công ty hiện trách nhiệm cộng
đồng, khách hàng tham
• Giới thiệu sản phẩm quan công ty
mới rộng rãi đến người >> Tổ chức sự kiện tung
tiêu dùng sản phẩm mới,
>> Đưa tin, bài viết lên
báo, đài, mạng xã hội…
PR hỗ trợ gì cho Marketing?
PR không tách biệt hoàn toàn với marketing, nó
hỗ trợ cho marketing trong những khía cạnh:
• ƒTạo nhận thức (get awareness). ƒ
• Thông tin (inform) và giáo dục (educate). ƒ
• Tăng cường sự hiểu biết (increase
understanding). ƒ
• Xây dựng lòng tin (build trust). ƒ
• Thiết lập mối giao hảo (make friends). ƒ
• Thuyết phục mua hàng hóa/dịch vụ (give people
reasons to buy). ƒ
• Tạo xu hướng chấp nhận (create a climate of
consumer acceptance).
PR (QHCC) & Promotion (Khuyến mãi)

• Khuyến mãi (promotion) bao gồm các chiến


lược ngắn hạn, thường ngay tại thời điểm
bán và cả trong tiếp thị trực tiếp, để giới
thiệu, hay “làm mới” lại sản phẩm, hoặc tăng
lượng hàng bán ra.
• Khuyến mãi thường được dùng thay thế cho
quảng cáo trên phương tiện truyền thông.
Chi phí khuyến mãi – một món quà, hay giảm
giá – cũng tương tự như chi phí quảng cáo.
PR (QHCC) & Báo chí

PR BÁO CHÍ
• Đại diện cho tổ • Đại diện cho công
chức/doanh nghiệp luận/quần chúng
• Đa phương tiện • Làm một phương tiện
(báo in, báo hình, báo
điện tử…)
PR (QHCC) & Brand (Thương hiệu)

PR BRAND
• PR làm cho khách • Brand (thương
hàng/công chúng hiệu) là hình ảnh,
thương/yêu mến cảm xúc (cảm tính
bằng các phương tiện hoặc lý tính), thông
truyền thông/thông điệp tức thời mà mọi
qua bên thứ ba người khi họ
nghĩ về một công ty
hoặc một sản phẩm..
- Thương hiệu là một liên tưởng khác biệt (có
tính chất) lý tính hoặc cảm tính trong tâm trí
khách hàng về một công ty hoặc một sản
phẩm cụ thể.
- Xây dựng thương hiệu là KHỞI DỰNG NIỀM TIN
và LÒNG TRUNG THÀNH của khách hàng với sản
phẩm và danh tiếng của doanh nghiệp, giúp doanh
nghiệp nhận diện và phân biệt sản phẩm của bạn
với vô số những sản phẩm khác trên thị trường.
Việc có được thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp
định vị chính mình trong tâm trí khách hàng và trở
nên nổi bật giữa hàng ngàn đối thủ khác.
“Không có sự thừa nhận rộng rãi để phân biệt hai khái
niệm marketing & branding. Theo quan điểm của tôi,
marketing là thuật ngữ chung bao trùm chung & branding là
thuật ngữ có chức năng riêng biệt với marketing. Branding
dùng trong truyền thông để ghi dấu ấn trong tâm trí khách
hàng.

Ở các công ty Mỹ, người chịu trách nhiệm tất cả các


hoạt động này (marketing & branding) gọi là CMO.
Chúng tôi gọi mình là “những nhà tư vấn marketing” khi tư
vấn cho doanh nghiệp tất cả các hoạt động (branding,
marketing and so) cùng dưới một thuật ngữ chung là
marketing”.

(Al Ries, tác giả 2 cuốn sách “Cuộc chiến định vị trong tâm trí
khách hàng, 22 quy luật bất biến của thương hiệu)
Ưu điểm & Nhược điểm của PR

Ưu điểm Nhược điểm


PR mang tính – Hạn chế số lượng
khách quan đối tượng tác động
Thông điệp dễ – Thông điệp không
chấp nhận “ấn tượng” và dễ
PR mang đến nhớ
nhiều thông tin/lợi – Khó kiểm soát
ích cụ thể hơn cho – Đòi hỏi kiên nhẫn
người tiêu dùng và có chiến lược
Chi phí thấp hơn dài hạn.
👆Nếu 1 rạp xiếc đến thị trấn của bạn và bạn vẽ một cái
biển thông báo rằng “Rạp xiếc sẽ đến thị trấn biểu diễn
vào Thứ 7”
👆Nếu bạn gắn cái biển đó ở đằng sau con voi và diễu
hành khắp thị trấn.
👆Nếu con voi đó đi qua luống hoa nhà ông thị trưởng,
ông thị trưởng cười khúc khích về chuyện đó và 1 tờ
báo địa phương đưa tin.
👆Nếu người dân ở thị trấn đó đến rạp xiếc, bạn chỉ cho
họ thấy các gian hàng giải trí, giải thích cho họ sẽ vui
như thế nào nếu mua vé để vào các gian hàng này, trả
lời các câu hỏi của họ và cuối cùng họ tiêu rất nhiều
tiền ở rạp xiếc.
👆Và nếu bạn lập kế hoạch cho tất cả những điều này.
Bài tập thực hành số 02
Trong các hoạt động của doanh nghiệp dưới đây. Theo bạn hoạt động nào
thuộc về chức năng quan hệ công chúng?Vì sao?
a) Vietjet Air gửi TCBC xin lỗi công chúng vì cho tiếp viên mặc bikini trình
diễn trên chuyên cơ đón tuyển thủ U23 Việt Nam trở về nước.
b) Người dân sống xung quanh nhà máy A đang tố cáo công ty xả nước
thải làm ô nhiễm môi trường. Công ty chỉ đang cố gắng dàn xếp với báo
chí để không đăng thông tin này
c) Toàn bộ nhân viên, cán bộ Trường cao đẳng Bách Việt tham gia chạy bộ
vì người nghèo. Số tiền quyên góp được sẽ chuyển cho quỹ hỗ trợ
người nghèo
d) Tổng GĐ Công ty B ủng hộ lũ lụt 100 triệu đồng nhưng đề nghị không
nêu danh
e) Công ty C tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm mới, mời bác sĩ dinh dưỡng
về trò chuyện với khách hàng về chế độ dinh dưỡng. Khách hàng cũng
được giới thiệu về đặc điểm nổi bật của sản phẩm mới
f) Nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, công ty D tổ chức Ngày hội cho các
bé cho những gia đình toàn công ty. Các nhân viên công ty cùng tham
gia ngày hội và các bé được tặng quà
Bài tập thực hành số 03
Hãy suy nghĩ và đánh giá ưu thế của Quan hệ
công chúng và Quảng cáo ở những đặc điểm bên
dưới bằng cách đánh dấu vào ô thích hợp sau
đây:
PR Đặc điểm Advertising

Có thể kiểm soát được nội dung và


thời lượng đăng tải
Có thể đăng tải lặp đi lặp lại nhiều lần

Có khả năng làm cho người tiếp nhận


thông tin dễ tin tưởng hơn
Có khả năng thu hút, hấp dẫn người
tiếp nhận thông tin hơn
Bài tập thực hành số 04

• Đọc sách “Quảng cáo thoái vị, PR lên ngôi”,


Phần 4, Sự khác nhau giữa PR và Quảng Cáo
• Viết review lại phần này theo quan điểm và góc
nhìn, cảm nhận riêng (500 từ).
• Gợi ý câu hỏi viết:
- Từ những điểm khác nhau giữa PR và Quảng
cáo mà tác giả nêu (có bao nhiêu điểm khác
nhau), bạn có nghĩ Quảng cáo sẽ thoái vị và PR
lên ngôi?
- Bạn nhận định gì về thực tế PR và Quảng cáo
trong các doanh nghiệp hiện nay. Cho ví dụ.

You might also like