You are on page 1of 24

Tự do đích thực theo Kitô giáo

MỤC LỤC
DẪN NHẬP.........................................................................................................................3
CHƯƠNG I: NHỮNG QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU VỀ TỰ DO.....................................4
1. LƯỢC SỬ KHÁI NIỆM VỀ TỰ DO.......................................................................4
1.1 Thời cổ..................................................................................................................4
1.2 Thời Trung cổ........................................................................................................4
1.3 Thời hiện đại.........................................................................................................4
2. TỔNG HỢP CÁC Ý KIẾN THUẬN - NGHỊCH.....................................................5
2.1 Những ý kiến phủ nhận con người có tự do...........................................................5
2.2 Những ý kiến khẳng định con người có tự do........................................................6
CHƯƠNG II: TỰ DO ĐÍCH THỰC THEO KITÔ GIÁO..................................................7
1. TỰ DO LÀ MÓN QUÀ CAO QUÝ CỦA THIÊN CHÚA DÀNH CHO CON
NGƯỜI........................................................................................................................... 7
1.1 Con người là hình ảnh Thiên Chúa........................................................................7
1.2 Mục đích của sự tự do...........................................................................................8
2. THẾ NÀO LÀ HÀNH ĐỘNG TỰ DO?..................................................................8
2.1 Tự do luôn dễ bị tổn thương, bị méo mó và lệch lạc..............................................9
2.2 Những yếu tố xác định tự do..................................................................................9
3. LÀM SAO CON NGƯỜI ĐẠT TỚI TỰ DO ĐÍCH THỰC?................................10
3.1 Tội lỗi thống trị con người như một nghiện ngập................................................11
3.2 Đức Kitô là “nhà giải phóng” đích thực, duy nhất và tối hậu..............................12
4. TỰ DO ĐẠT TỚI SỰ SUNG MÃN_TỰ DO NỘI TÂM......................................14
4.1 Tự do nội tâm là gì?.............................................................................................14
4.2 Tự do nội tâm hệ tại điều gì?...............................................................................15
4.3 Làm sao để có được tự do nội tâm?.....................................................................15
5. TỰ DO LUÔN ĐI LIỀN VỚI TRÁCH NHIỆM....................................................17
CHƯƠNG III: TỰ DO TRONG ĐỜI TU.........................................................................18
1. TỰ DO CHỌN LỰA TRỞ THÀNH NGƯỜI MÔN ĐỆ........................................18
Tự do chia sẻ cách sống của Chúa Giêsu...................................................................19
Tự do chia sẻ sứ vụ của Chúa Giêsu..........................................................................19
1
Tự do đích thực theo Kitô giáo

Tự do chia sẻ số phận của Chúa Giêsu......................................................................20


2. SỰ VÂNG PHỤC_MỘT NẺO ĐƯỜNG TỰ DO..................................................20
3. TỰ DO LÀ MỞ RA MỘT KHOẢNG CÁCH, MỘT KHÔNG GIAN DÀNH
CHO SỰ TÔN TRỌNG................................................................................................21
4. TỰ DO TRONG YÊU MẾN VÀ PHỤC VỤ.........................................................21
5. NIỀM VUI CỦA NGƯỜI TU SĨ_MỘT NÉT BIỂU HIỆN TỰ DO......................22
IV. KẾT LUẬN.......................................................................................................24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................25

DẪN NHẬP

2
Tự do đích thực theo Kitô giáo

Tự do luôn là nỗi khát khao của con người từ những ngàn năm về trước và cho
đến tận ngày hôm nay. Con người đói khát tự do như đói khát cơm bánh hằng
ngày, mất tự do là mất tất cả. Thuở ban đầu Thiên Chúa đã trao món quà vô giá
ấy cho con người một cách nhưng không, nhưng con người đã lạm dụng, đã
đánh mất, đã hiểu lệch lạc để rồi cứ đấu tranh tìm kiếm mà tự bản thân con
người không thể nào thoát ra cái vòng lẩn quẩn đó. Con người ước muốn được
tự do, nhưng lại không biết tự do thật sự nghĩa là gì, điều đó đối chọi và đã dẫn
đến những thảm trạng trong lịch sử.

Chúa Giêsu-Đấng Cứu Độ chúng ta đã không làm gì ngoài mục đích đem lại
cho con người sự tự do, “chính để chúng ta được tự do mà Đức Kitô đã giải
thoát chúng ta”1. Chúa Giêsu nói: “hễ ai phạm tội thì làm nô lệ cho tội…Nếu
Người Con có giải phóng các ông, thì các ông mới thật sự là những người tự
do”2. Người Do Thái khi ấy đã phản đối điều này và người thời nay cũng không
dễ gì hiểu được điều đó. Họ tìm kiếm tự do trong sự tách lìa với Thiên
Chúa_Đấng là nguồn mạch tự do của họ, để rồi rơi vào thảm trạng lầm lẫn: lấy
sự nô lệ làm tự do.

Tự do đích thực thiết yếu là một hồng ân của Thiên Chúa. Nhưng để sử dụng tự
do cho đúng, con người cần phải để Thần Khí hướng dẫn, vì “ở đâu có Thần
Khí Chúa, ở đó có tự do” 3. Sống theo Thần Khí con người sẽ đạt được tự do
đích thực và làm phát sinh những hoa trái thánh thiện.

Tôi tìm hiểu đề tài này với mục đích giúp cho bản thân mình và nhiều người
khác có được những ý niệm đúng đắng về tự do, nhất là trong bối cảnh xã hội
hiện nay, người ta đề cao tự do cá nhân nhưng lại xem nhẹ luân lý. Hơn nữa, là
một người tu sĩ, tôi ước mong cho tất cả những ai sống đời thánh hiến có được
tự do đích thực trong tâm hồn, để dù sống trong khoảng không gian giới hạn và
giữa những quy luật họ vẫn cảm thấy một bầu trời tự do hạnh phúc, và nhờ thế,
họ cũng làm cho nhiều người khác được hạnh phúc.

CHƯƠNG I: NHỮNG QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU VỀ TỰ DO

1. LƯỢC SỬ KHÁI NIỆM VỀ TỰ DO4


1.1 Thời cổ
1
Gl 5,1
2
X. Ga 8, 34-36
3
2Cr 3, 17
4
X. Phan Tấn Thành, Đời Sống Tâm Linh tập 8, Roma 2009, tr 141
3
Tự do đích thực theo Kitô giáo

Vào thời cổ, tự do không phải là một vấn đề đáng quan tâm, vì lúc này, con
người khá lệ thuộc vào thiên nhiên. Khoa học kỹ thuật, y tế chưa phát triển, con
người nhận thấy thân phận mình quá mong manh, và nghĩ rằng mọi cái đều là
do trời định hay số mạng đã an bài. Đó là não trạng chung của con người thời
đó. Còn bên Hy Lạp và Rôma, vấn đề tự do được đặt ra trong khung cảnh pháp
luật xã hội. Chỉ có công dân mới được hưởng quyền tự do, tầng lớp nô lệ phải
hoàn toàn tùy thuộc ông chủ, kể cả mạng sống. Điều này cũng được áp dụng
cho mối tương quan giữa Đế quốc và các dân tộc bị trị. Ý thức về tự do cũng
được nảy lên cách rất tự nhiên trong lương tri của con người nên đã có những
cuộc đấu tranh giải phóng, nhưng trong một thời điểm nhất định, người ta khó
mà thay đổi số phận của một giai cấp hay của một dân tộc lệ thuộc. Vì vậy, tự
do được gán ghép cho số phận và được đặt trong bối cảnh pháp luật xã hội.

1.2 Thời Trung cổ

Thời kỳ mà Kitô giáo lớn mạnh và bành trướng. Kitô giáo đã mở ra một nhãn
quan mới về tự do, đặt trong mối tương quan giữa con người với Thiên Chúa.
Con người không bị ràng buộc bởi định mệnh, nhưng là một hữu thể tự do và
có trách nhiệm trước mặt Thiên Chúa.5 Công phúc và tội lỗi là hệ quả của quyết
định tự do của con người. Chính trong viễn ảnh tương quan giữa con người với
Thiên Chúa mà nhiều vấn nạn về tự do được đặt ra:

- Tại sao Thiên Chúa lại để cho con người lạm dụng tự do để phạm tội? Tại sao
Thiên Chúa không ngăn chặn tội lỗi? Đó là vấn nạn của thánh Augustino.
- Con người có thật sự được tự do hay không, bởi vì Thiên Chúa là Đấng tạo
dựng và quan phòng hết mọi sự? Đó là vấn nạn của thánh Tôma Aquinô.

1.3 Thời hiện đại

Thời kỳ này được đánh dấu bằng phong trào phục hưng. Thời đại phục hưng là
thời đại chuyển tiếp từ chế độ phong kiến sang Chủ nghĩa Tư bản. Xét về mặt
tư duy, tính chuyển tiếp này thể hiện ở cuộc đấu tranh chống Thần quyền và
những tín điều bảo thủ. Người ta đặt con người làm trung tâm. Thuyết định
mệnh được thay bằng thuyết tự do cá nhân. Quan niệm “thầy tu khổ hạnh”
được thay bằng quan niệm sống hạnh phúc. Tất cả những tư tưởng trên được
tập trung lại trong một phong trào gọi là phong trào nhân văn, chống lại cả thần
quyền lẫn thế quyền về sự áp bức bóc lột, đề cao tự do cá nhân như là phẩm giá
cao nhất của con người.

Trong bối cảnh này, triết học hiện sinh ra đời đã đưa ra một hệ thống lý luận về
tự do. Tự do theo chủ nghĩa hiện sinh là sự lựa chọn một cách hoàn toàn chủ
5
X.Gl 4, 6; 5,13; 2Cr 3, 13
4
Tự do đích thực theo Kitô giáo

quan, không do bất kỳ sự quy định nào bên ngoài, không có bất kỳ tính tất yếu
nào, không bị ràng buộc bởi bất kỳ cái gì có sẵn, kể cả phong tục, tập quán, giá
trị đạo đức, giá trị thẩm mỹ, luật pháp, tôn giáo,…. Đối với chủ nghĩa hiện sinh
vô thần, không có Thượng đế nên không có ai quy định bản tính của con người,
tiêu chuẩn của hành vi và đạo đức của con người, vì thế, con người có tự do
hoàn toàn trong tất cả mọi hoàn cảnh. Thậm chí, theo Sartre (một nhà triết học
hiện sinh đầu thế kỷ XX), tự do không cần đếm xỉa đến hiệu quả thực tế của
một lựa chọn, chỉ cần tự mình quyết định cái mà mình mong muốn.6

Không chỉ có lĩnh vực triết học mà thôi, tự do cũng là đề tài sôi nổi của các lĩnh
vực khác như tâm lý học: Con người có thực sự được tự do không, có thể kiểm
soát làm chủ các khuynh hướng và đam mê không? Đó là câu hỏi của các nhà
tâm lý học. Còn các chuyên gia chính trị và pháp luật bình luận về tự do ở góc
độ chính trị xã hội: Phải chăng con người bẩm sinh được tự do, muốn làm chi
cũng được? Hay con người (cá nhân) chỉ là một bộ phận của xã hội, và chỉ
được hưởng tự do trong mức độ mà xã hội (luật pháp nhà nước) ấn định. Chính
vì tính thời sự nóng bỏng của chủ đề này mà đã có nhiều cuộc cách mạng chính
trị diễn ra dưới danh nghĩa tranh đấu cho tự do (hay giải phóng).

2. TỔNG HỢP CÁC Ý KIẾN THUẬN - NGHỊCH

Chính vì những bối cảnh thời đại và xã hội khác nhau, nhận thức khác nhau mà
đã có những ý kiến phủ nhận hay chấp nhận tự do

2.1 Những ý kiến phủ nhận con người có tự do

Những ý kiến phủ nhận tự do gộp chung lại được đặt tên là “thuyết tất định”
(determinism), người ta phủ nhận tự do con người bằng nhiều lý lẽ:

- Tất định siêu việt: con người bị điều khiển bởi số mệnh, bởi các quyền lực thần
thiêng, bởi ý Chúa
- Tất định sinh lý: con người bị chi phối bởi những xung động. Các hành vi tâm
lý chỉ là phản ứng các kích thích
- Tất định tâm lý: con người chịu điều khiển bởi nhận thức hoặc các bản năng
- Tất định xã hội: con người bị ảnh hưởng bởi áp lực xã hội, truyền thống
- Tất định chính trị: con người bị đè nén bởi quyền lực của nhà nước hay nhóm
tài phiệt

Những ý kiến này chỉ nhìn tự do trong một khía cạnh nào đó của con người,
chưa thỏa mãn để có thể kết luận rằng con người không có tự do.

6
X. Phan Thị Vân Trinh, Quan điểm tự do trong triết học hiện sinh: giá trị và hạn chế, 2017, tr 14
5
Tự do đích thực theo Kitô giáo

2.2 Những ý kiến khẳng định con người có tự do

Như đã trình bày ở phần trên, tiêu biểu cho khẳng định con người có tự do là
quan điểm của Kitô giáo và chủ nghĩa hiện sinh trong thời hiện đại. Nhưng
thực chất, hai quan điểm này rất khác nhau và có thể nói như là đối lập.

Nếu hiểu tự do theo chủ nghĩa hiện sinh, tức là “tự do tuyệt đối, muốn làm gì
thì làm” thì xem ra không ai có tự do cả. Bởi vì trong thực tế, có quá nhiều điều
nằm ngoài ý muốn và khả năng con người. Việc chúng ta chào đời không phải
là chuyện tự do: chúng ta không được tham khảo ý kiến về việc có muốn ra đời
hay không? muốn sinh ở đâu? muốn làm con ai? là nam hay nữ? Chúng ta cũng
không được tham khảo ý kiến về những điều khác liên quan đến cuộc đời như:
muốn cao hay lùn? đẹp hay xấu? chết khi nào và bằng cách nào? Chỉ những
điều đơn giản này thôi cũng đủ cho thấy thân phận hữu hạn của con người.
Những giá trị cao quý thuộc về bản tính con người như phẩm giá, tự do, lương
tâm… đều phải được nhìn nhận trong mối liên hệ với Thiên Chúa là Đấng dựng
nên mình. Còn nếu nhìn nhận tự do mà không cần tính đến hiệu quả thực tế, tức
là tự do ngay cả khi làm việc xấu và những điều phi lý thì lẽ nào đến cả Thiên
Chúa cũng không có tự do, bởi vì Ngài không thể nào làm một điều xấu.

Từ những nhận xét trên đây, ta có thể rút ra một ý niệm rằng, tự do không có
nghĩa là muốn làm gì thì làm, nhưng là khả năng quyết định hợp với bản tính
con người. Vậy thì thế nào là “bản tính con người”, và thế nào là “phù hợp”?
Ta sẽ làm rõ hơn về điều này ở chương sau.

CHƯƠNG II: TỰ DO ĐÍCH THỰC THEO KITÔ GIÁO

Quyền tự do là nguyên nhân làm cho con người trở nên cao quý thực sự. Vì thế,
những người trong thế giới hiện đại cho đến nay đã rất ngưỡng mộ và hăng say theo
đuổi, họ thật có lý dưới nhiều góc độ, nhưng lắm lúc, họ đã cổ võ tự do một cách lệch
lạc như có thể làm bất cứ điều gì mình thích, kể cả điều xấu. Trong hoàn cảnh đó,
Giáo hội Công giáo đã bày tỏ những luận lý của mình về tự do một cách chắn chắn
dưới ánh sáng của đức tin và lý trí.

…tự do đích thực là dấu chỉ cao cả nhất của hình ảnh Thiên Chúa trong
con người. Bởi vì Thiên Chúa đã muốn để con người tự định liệu, hầu con người
6
Tự do đích thực theo Kitô giáo

tự mình đi tìm Đấng Tạo dựng và nhờ kết hợp với Ngài, con người tiến tới sự
hoàn thiện trọn vẹn và hạnh phúc. Vậy phẩm giá của con người đòi họ phải
hành động theo sự chọn lựa ý thức và tự do, nghĩa là chính con người được thúc
đẩy và hướng dẫn tự bên trong, chứ không do bản năng mù quáng hay cưỡng
chế hoàn toàn bên ngoài. Con người sẽ đạt tới phẩm giá ấy một khi nhờ tự giải
thoát khỏi mọi kiểm tỏa của đam mê, con người theo đuổi cùng đích của mình
trong sự tự do chọn lấy điều thiện và khôn khéo thực sự tạo cho mình những
phương tiện thích ứng. Tự do của con người vì bị tội lỗi làm tổn thương nên chỉ
nhờ ơn Chúa trợ lực mới có thể thực hiện việc hướng về Thiên Chúa cách hoàn
toàn sống động. Vậy trước tòa án Thiên Chúa, mỗi người sẽ phải trả lẽ về đời
sống của mình tùy theo chính họ đã làm điều thiện hay điều ác.7

Từ những xác tín trên đây, ta có thể đi sâu để làm rõ một số khía cạnh nằm trong
chính bản chất của sự tự do.

1. TỰ DO LÀ MÓN QUÀ CAO QUÝ CỦA THIÊN CHÚA DÀNH CHO


CON NGƯỜI

1.1 Con người là hình ảnh Thiên Chúa

Một chân lý nền tảng về con người được Thiên Chúa mạc khải là: “Thiên Chúa
sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa” 8. Như vậy, sự hiện hữu của con
người không phải là một điều vô tình hay tất yếu nhưng là do tình yêu nhưng
không của Thiên Chúa. Là hình ảnh Thiên Chúa, điều này mang ý nghĩa bảo
đảm cho con người là một hữu thể tự do. Sự tự do ấy nằm trong chính phẩm giá
làm người và bình đẳng giữa hết mọi người. Sự tự do được thể hiện qua quyền
thống trị trên mọi loài mọi vật Thiên Chúa trao ban cho con người. Con người
là tạo vật duy nhất được Thiên Chúa dựng nên vì chính nó.

Nhưng quyền làm chủ này là một quyền lãnh nhận từ Thiên Chúa, do đó chỉ là
một quyền tương đối. Quyền làm chủ này chỉ có ý nghĩa khi con người biết
nhìn nhận và tuân phục Thiên Chúa mà thôi. Sự tuân phục này không làm cho
con người mất tự do, trái lại, đó chính là nền tảng của phẩm giá con người: con
người chỉ là con người khi nó lệ thuộc vào Thiên Chúa, con người chỉ có tự do
thực sự nếu nó hành động theo chương trình Thiên Chúa đã vạch ra. Đó là ý
nghĩa của mệnh lệnh Thiên Chúa đã ban cho ông bà nguyên tổ trong vườn Địa
Đàng: “Hết mọi trái cây trong vườn, ngươi cứ ăn; nhưng trái của cây cho biết
điều thiện điều ác, thì ngươi không được ăn, vì ngày nào ngươi ăn, chắc chắn
ngươi sẽ phải chết”9. Như vậy, phán quyết tối hậu về điều thiện và điều ác là

7
Công Đồng Vatican II, Hiến Chế Mục Vụ, 17
8
St 1,27
9
St 1, 16-17
7
Tự do đích thực theo Kitô giáo

quyền tuyệt đối của Thiên Chúa. Con người được làm chủ, nghĩa là được tự do,
nhưng sự làm chủ ấy phải lệ thuộc sự làm chủ tuyệt đối của Thiên Chúa.

1.2 Mục đích của sự tự do

Vậy thì tại sao Thiên Chúa không quyết định hết mọi sự mà lại còn ban cho con
người tự do để làm gì? Thưa, đó là để yêu mến Thiên Chúa. Thiên Chúa chỉ
chờ đợi nơi con người một thứ, đó là tình yêu. Nói tới tình yêu thì không thể ép
buộc, sắp đặt hay miễn cưỡng, mà chỉ có thể tự do và tự nguyện. Vậy thì Thiên
Chúa vì mình chăng? Thưa không, đó là vì hạnh phúc của con người. Khi con
người chưa có khả năng để tự mình nhận biết Thiên Chúa thì chính Ngài đã đi
bước trước tự mặc khải về chính mình. Phần còn lại là hệ tại ở con người, có
mở lòng đón nhận Thiên Chúa hay không? Nếu con người biết kết hiệp với
Thiên Chúa, thì con người sẽ đạt tới sự hoàn hảo sung mãn và hạnh phúc giống
như Ngài, đó là sự sống đời đời. Đó là các thánh, những người đã sử dụng tự
do trong kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa. Chúng ta cũng được mời gọi
như vậy, vì ơn gọi cốt yếu của mỗi người là nên thánh.

2. THẾ NÀO LÀ HÀNH ĐỘNG TỰ DO?

Tự do tuy thật cao quý, nhưng cũng thật nguy hiểm, vì không dễ gì con người
hiểu được cho đúng, tôn trọng cho xứng đáng và hành động cho phù hợp. Cuộc
Cách Mạng Pháp 1789 đã làm đổ máu hàng chục ngàn người dân vô tội, đã giết
oan hàng trăm kẻ anh hùng cũng vì khẩu hiệu “Tự do-Bình đẳng-Bác ái”. Ngày
8 tháng 11 năm 1793, tại Pháp, bà Rolland là một thành viên của đảng
Girondin đã bị nhóm của Robespierre đưa ra pháp trường. Trước khi bị chặt
đầu, bà Rolland đã cúi chào bức tượng “TỰ DO” bằng đất nung (clay statue of
Liberty) đặt gần máy chém và than: “Ôi, TỰ DO! Người ta đã nhân danh Mi để
gây ra biết bao TỘI ÁC! ” (Liberty, what crimes are committed in thy name).
Đó là thứ “tự do” đã bị thống trị bởi tội lỗi và sự dữ do bản chất kiêu ngạo, đầy
tham vọng của con người.

2.1 Tự do luôn dễ bị tổn thương, bị méo mó và lệch lạc

Cơn cám dỗ ma quỷ đã giăng ra để hại ông bà nguyên tổ chính là tách lìa chân
lý với tự do. Ma quỷ nói với ông bà nguyên tổ: “ngày nào ông bà ăn trái cây
đó, mắt ông bà sẽ mở ra, và ông bà sẽ nên như những vị thần biết điều thiện
điều ác”.10 Ông bà nguyên tổ đã muốn trở thành Thiên Chúa để tự phán quyết
về điều thiện và điều ác; con người đã muốn được tự do tuyệt đối ở bên ngoài
Thiên Chúa. Chân lý về con người là “được tạo thành” đã bị chối bỏ, và đó
chính là bản chất đích thực của tội lỗi. Thật thế, tội lỗi thiết yếu là sự chối bỏ
10
St 3,5
8
Tự do đích thực theo Kitô giáo

thân phận thụ tạo để đi tìm một thứ tự do ở ngoài Thiên Chúa. Nếu phá hủy
tương quan với Thiên Chúa, con người trở thành nô lệ cho những dục vọng của
mình, đó là bẫy giăng của Tên Cám Dỗ, điều mà con người cho là tự do thực ra
chỉ là một hình thức nô lệ.

Từ khi tội lỗi xâm nhập, sự công chính nguyên thủy không còn, thì tự do của
con người đã bị tổn thương, bị méo mó và lệch lạc. Tại Hoa kỳ, vấn đề phá thai
đã tạo ra một cuộc chiến gay gắt phân tranh giữa hai phía: một bên có khẩu
hiệu bảo vệ sự sống, và một bên có khẩu hiệu tranh đấu cho phụ nữ được quyền
chọn lựa giữa việc giữ hoặc hủy bỏ thai nhi. Hai chữ “chọn lựa” dĩ nhiên hàm
chứa hai chữ “tự do”: có tự do mới có chọn lựa. Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra
là con người có thật sự tự do khi chọn lựa điều ác không? Chắc chắn là không,
vì thật ra đó chỉ là nô lệ cho những đam mê dục vọng mà trốn tránh trách
nhiệm.

Vẫn còn đầy dẫy những hình thức lợi dụng “tự do”, một khẩu hiệu hết sức nhân
văn để che đậy những tội ác, che đậy những sự hưởng thụ vô trách nhiệm của
mình, những ước muốn tham lam vô độ. Nếu không thức tỉnh, chính những tự
do lệch lạc này sẽ là nẻo đường dẫn con người đến chỗ tận diệt.

2.2 Những yếu tố xác định tự do

Giáo lý của Hội thánh Công giáo xác định:

Tự do là khả năng, bắt nguồn từ lý trí và ý chí, có thể hành động hay không
hành động, có thể làm việc này hoặc việc khác, và như vậy, tự mình làm
những hành động có ý thức.11

Như vậy, lý trí và ý chí là hai yếu tố xác định tự do theo khía cạnh chủ quan
(bên trong con người). Ta cần xét thêm một khía cạnh khách quan, đó là trong
tương quan xã hội, vì con người luôn chịu tác động bởi hoàn cảnh xã hội mà
con người đang sống

1/ Thánh Tôma Aquinô giải thích nguồn gốc của lý trí và ý chí tự do như thế
này12. Bản tính của ý chí của con người là gắn bó với điều Thiện (hạnh
phúc), cũng như bản tính của lý trí là gắn bó với Chân lý (sự thật). Đứng
trước chân lý, lý trí bắt buộc phải chấp nhận. Một thí dụ: 2 cộng với 2 bằng 4;
đây là chân lý hiển minh mà lý trí phải chấp nhận; ai muốn nói khác đi (chẳng
hạn 2 với 2 bằng 5) thì không chứng tỏ rằng mình tự do hơn, nhưng là người
khùng. Một cách tương tự như vậy, ý chí con người bắt buộc phải chọn lựa yêu
thích điều tốt; ai chọn làm điều xấu thì không chứng tỏ rằng mình là người tự

11
X. GLHTCG, 2011, số 1731
12
Xc. Summa Theologica, I-II, q.13, aa.3-6
9
Tự do đích thực theo Kitô giáo

do, nhưng là kẻ điên rồ. Tuy nhiên, trên đời này, không phải lúc nào chúng ta
cũng biết được Chân lý tuyệt đối, cũng như không lúc nào chúng ta cũng gặp
được điều Thiện tuyệt đối, vì thế chúng ta trải qua nhiều mò mẫm do dự. Duy
chỉ có điều Thiện tuyệt đối (tức là Hạnh phúc vĩnh cửu) mới có sức thu hút
hoàn toàn ý chí của ta, còn những điều thiện khác thì chỉ hấp dẫn một phần nào
thôi (bởi vì chúng bất toàn). Vì thế ta phải lựa chọn: cái gì đưa ta đến điều
Thiện tuyệt đối, và cái gì có thể làm cho ta mất hạnh phúc? Đó là tiêu chuẩn để
phân định một hành vi tốt hay xấu: nó có dẫn tới hạnh phúc vĩnh cửu hay
không. Từ đó, tự do được hiểu như là khả năng lựa chọn những phương tiện để
đạt đến mục đích thiện hảo.

Nói khác đi, tự do cần được đặt trong tương quan với chân lý. Con người thực
sự là tự do khi quyết định sáng suốt, phù hợp với điều ngay lẽ phải. Thực ra
không ai chọn lựa cái xấu; duy có điều là họ đã bị thu hút bởi điều mà họ nghĩ
là tốt, nhưng kỳ thực là xấu. Ta có thể lấy thí dụ của anh nghiện rượu: anh thích
uống rượu vì thấy nó tốt đối với mình; nhưng anh quên rằng rượu làm hại sức
khỏe của anh. Từ đó, ta thấy sự cần thiết của việc huấn luyện để biết sử dụng
tự do đúng đắn, không bị thúc bách bởi đam mê hoặc thiếu hiểu biết.

2/ Trong tương quan với xã hội, tự do được hiểu về “khả năng hành động mà
không bị cưỡng bách” bởi áp lực từ bên ngoài, chẳng hạn: tự do đi lại (không bị
cùm chân), tự do hoạt động (không bị công lực ngăn cấm). Đây là một yêu sách
của phẩm giá con người. Dưới khía cạnh này, tự do có thể bị giới hạn từ hai
nguyên nhân: a) bị cưỡng bách phải hành động; b) bị ngăn cản không được
hành động.

3. LÀM SAO CON NGƯỜI ĐẠT TỚI TỰ DO ĐÍCH THỰC?

Theo như những gì đã phân tích ở trên, ta có thể tóm lại rằng: Tự do là được
giải thoát khỏi nô lệ. Nô lệ ở đây không chỉ là trong tương quan với một ai đó,
nhưng nguy hiểm và phổ biến hơn đó là nô lệ cho chính dục vọng của bản thân
mình, đó là tội lỗi. Vấn đề là tự bản thân con người có thể chiến thắng tội lỗi để
tự giải thoát cho mình hay không?

3.1 Tội lỗi thống trị con người như một nghiện ngập

Chiến tranh vốn là một sự dữ hiển nhiên mà ai cũng ghê tởm. Thế nhưng lịch
sử cho thấy có những quốc gia và những nhóm người chủ trương và nuôi
dưỡng chiến tranh. Giết người là một tội ác, nhưng trong lịch sử cũng có những
vụ giết người hàng loạt mà không chút ngại ngùng như kế hoạch diệt chủng
người Do Thái của Hitle, Hoa Kỳ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố của
Nhật Bản…. Đó chỉ là những đơn cử nổi tiếng. Trong cuộc sống còn vô vàn
những cái mà chúng ta cứ lao đầu vào, dù biết nó là một điều xấu. Chẳng
những thế, đôi khi chúng ta cũng đã cố thoát ra nhưng không thể nào thoát nổi.
Chúng ta chẳng khác nào những người nghiện ngập.
10
Tự do đích thực theo Kitô giáo

Thánh Phaolo đã diễn tả sự hỗn loạn đó trong chính con người của ngài rằng:
“Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ
làm”13. Ai trong chúng ta cũng hơn một lần cảm nghiệm được tình trạng “lực
bất tòng tâm” ấy. Dường như có một thứ xiềng xích vô hình nào đó trói buộc
chúng ta, khiến chúng ta không còn đủ sức lực và tự do để làm điều mình thấy
là tốt, nhưng lại làm điều mình vốn xem là xấu. Đó là sự mâu thuẫn nội tại mà
ai trong chúng ta cũng cảm nhận được mỗi khi chúng ta phạm tội.

Nhìn vào xã hội có quá nhiều tệ nạn và tội ác đang diễn ra từng giây phút,
chúng ta tự hỏi: tại sao con người có thể dễ dàng làm điều ác đến như vậy? Ta
sẽ không thể hiểu được điều này nếu không có sự mạc khải của Thiên Chúa.
Ngay từ những trang đầu tiên khi nói con người được tạo dựng theo hình ảnh
Thiên Chúa, Kinh Thánh muốn khẳng định rằng con người có tự do, nghĩa là có
thể chọn lựa. Thảm kịch đã xảy ra cho nhân loại ngay từ đầu chính là đã chọn
chính mình và từ bỏ Thiên Chúa. Tự do của con người suy yếu vì vết thương
nguyên thủy ấy. Công đồng Vatican II trong số 17 của Hiến chế “Vui mừng và
Hy vọng” đã mô tả thực trạng bi thảm đó như sau:

Tội lỗi làm thương tổn quyết định tự do của con người. Chính vì tội nguyên tổ
mà khả năng của ý chí và tinh thần của con người bị xáo trộn và suy yếu đến
độ khuynh chiều về điều ác, khuynh hướng này được thấy rõ trong những tự
ái sai lầm và tính kiêu ngạo của con người. Thêm vào đó, những tật xấu
chồng chất với tuổi đời cũng thúc đẩy con người phạm tội một cách dễ dàng:
bảy mối tội đầu chính là bảy khuynh hướng xấu hay bảy vết thương do tội
nguyên tổ gây ra trong tâm hồn con người.

Chúng ta nhìn thẳng vào thực trạng này không phải để bi quan, nhưng để hiểu
cho đúng bản chất của con người, chúng ta không có khả năng tự giải thoát
mình khỏi kiếp nô lệ tội lỗi. Chúng ta trông chờ vào Đấng mà Thiên Chúa sai
đến để giải thoát chúng ta.

3.2 Đức Kitô là “nhà giải phóng” đích thực, duy nhất và tối hậu

Trong Kinh Thánh Cựu Ước, khi dân Israel làm nô lệ bên đất Ai Cập, người Ai
Cập đã cưỡng bách họ lao động cực nhọc và làm cho đời sống họ ra cay đắng
nhục nhằn. Nhưng Thiên Chúa đã nghe tiếng kêu than của dân mình và chính
Chúa đã cứu dân ra khỏi cảnh nô lệ lầm than. Dân đã được tự do sau cuộc vượt
qua giữa lòng biển khô cạn. Ra khỏi cảnh nô lệ tôi đòi, dân đi trong sa mạc lại
nuối tiếc thở than với Môsê: “Phải chi chúng tôi chết bởi tay Đức Chúa trên
đất Ai Cập, khi còn ngồi bên nồi thịt và ăn bánh thỏa thuê. Nhưng không, các
ông lại đưa chúng tôi ra khỏi đó mà vào sa mạc này, để bắt chúng tôi phải chết
13
Rm 7, 19
11
Tự do đích thực theo Kitô giáo

đói cả lũ ở đây.”14 Rõ ràng, dù thoát khỏi sự đàn áp của người Ai Cập, dân vẫn
chưa là những người tự do thực sự vì họ vẫn còn làm nô lệ cho chính mình, cho
bản năng của mình là cái đói cái khát…. Nhắc lại câu chuyện này để có thể
hiểu được cuộc tranh luận giữa Chúa Giêsu với những người Do Thái trong
Tân Ước15. Người Do Thái nói: “Chúng tôi là dòng dõi ông Apraham. Chúng
tôi không hề làm nô lệ cho ai bao giờ. Làm sao ông lại nói: các ông sẽ được tự
do?” Nhưng Chúa Giêsu lại khẳng định: “nếu Người Con có giải phóng các
ông, thì các ông mới thực sự là những người tự do”. Chúa Giêsu còn giải thích
thêm: “hễ ai phạm tội thì làm nô lệ cho tội”. Mà thường thì con người ít khi ý
thức về tình trạng nô lệ nguy hiểm này. Lắm khi vì công việc, quyền bính, tiền
tài, danh vọng mà chúng ta phải cúi mình chiều lòng, vì muốn an phận tồn tại
mà chúng ta đành làm thinh mặc cho mọi bất công sai trái lan tràn….Người Do
Thái tự hào vì mình có Lề Luật (luật nói lên một sự văn minh, chỉ dành cho
người tự do, còn người nô lệ không có luật bảo vệ họ), nhưng họ không ngờ
chính họ lại đem thân làm nô lệ cho Lề Luật, cái mà họ tin tưởng. Bản chất của
Luật vốn không xấu, nhưng đã bị tội lỗi xâm nhập và lợi dụng. Thánh Phaolo
nói:

tôi đã chẳng biết ham muốn là gì, nếu Luật không dạy: ‘Ngươi không được
ham muốn’. Tội đã thừa cơ, dùng điều răn mà làm nảy sinh trong tôi đủ thứ
ham muốn. Thật vậy, không có Lề Luật thì tội đã chết rồi. Xưa kia, không có
Luật thì tôi sống; nhưng từ khi có điều răn thì tội bắt đầu sống, còn tôi thì
chết….Ai sẽ giải thoát tôi khỏi thân xác phải chết này? Tạ ơn Thiên Chúa,
nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta16.

Chỉ có Chúa Giêsu là Đấng duy nhất có khả năng ban Luật Mới, là luật đem lại
sự sống, thay cho Luật Cũ là luật đem lại sự chết: “Anh em đã nghe Luật dạy
rằng…Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết…”17. Chính Người cũng là Đấng
đầu tiên chiến thắng ma quỷ và tội lỗi bằng cái chết vâng phục trên thập giá, là
Đấng cứu độ duy nhất mà Thiên Chúa đã ban cho nhân loại như thánh Phêrô
tông đồ đã nói: “Ngoài người ra, không ai đem lại ơn cứu độ; vì dưới gầm trời
này, không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải
nhờ vào danh đó mà được cứu độ”18

Quả thế, đã nhiều lần nhiều cách Thiên Chúa đã dùng các ngôn sứ mà làm cho
dân riêng hiểu thế nào là thoát khỏi nô lệ, làm thế nào để sống tự do, nhưng họ
vẫn tiếp tục đi từ lầm lạc này đến lầm lạc khác. Cuối cùng, Thiên Chúa đã mặc

14
Xh 16, 3-4
15
X. Ga 8, 31-41
16
X. Rm 7, 7-25
17
X. Mt 5
18
Cv 4,12
12
Tự do đích thực theo Kitô giáo

lấy xác phàm mong manh phải chết để dạy cho nhân loại chúng ta cách trở
thành người tự do đích thực:“Nếu các ông ở lại trong lời của tôi, thì các ông
thật là môn đệ tôi; các ông sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ giải phóng các ông” 19.
Chúng ta được mời gọi ‘ở lại trong Lời’, nghĩa là lưu lại trong Đức Giêsu, là để
theo chân Đức Giêsu như một người môn đệ trung thành đón nhận sự thật và
sống theo sự thật. Sự thật đó là Lời đã thành xác phàm và đã tự do hiến dâng,
tự do trao tặng mạng sống mình trên thập giá, để giải phóng con người khỏi tà
tâm độc dữ, để tha thứ, để yêu mến hết thảy mọi người, để ai nấy bình an chọn
lựa sống dưới tác động của Thần Khí, dám quyết liệt từ bỏ những đam mê, ham
hố vốn len lỏi làm hủy hoại phẩm giá con người.

Tác giả Tin Mừng thứ tư rất nhạy bén trước sự biến đổi của những người được
tiếp xúc với Chúa Giêsu và trước những chuyển biến trong các mối tương quan.
Trình thuật về cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu với người phụ nữ Samari bên bờ
giếng Giacop20 là một điển hình. Cuộc gặp gỡ ấy lẽ ra không được phép xảy ra
bởi vì trái với những tập tục luật lệ xã hội, nhưng Chúa Giêsu thì lại chẳng
màng gì đến những rào chắn ấy. Người vẫn thản nhiên trao đổi với người phụ
nữ thuộc làng Samari ngoại tộc, đơn độc, bị gạt ra bên lề. Cuộc đối thoại bắt
đầu bằng một câu hỏi của Chúa Giêsu mang lại cho người phụ nữ một vị thế
bình đẳng, thậm chí còn cao hơn vị thế của Chúa Giêsu. Người lên tiếng hỏi xin
nước uống, nghĩa là để mình tùy thuộc vào thiện chí tự do của người phụ nữ
muốn cho hay không. Người phụ nữ này không thể tin được có người Do Thái
nào lại chịu đi xin nước như vậy. Tuy nhiên, Người lại cho bà biết là Người có
thể ban tặng cho bà nguồn nước sự sống vượt xa giếng nước nhỏ bé trước mắt
bà. Chúa Giêsu hành động với uy quyền của Thiên Chúa nhằm làm cho con
người lớn lên, trao cho con người một quyền lực, một vị thế xứng đáng với
phẩm giá làm người. Một đàng Chúa Giêsu thay lòng đổi dạ con người khi gặp
gỡ họ, đàng khác, con người khi gặp gỡ Chúa Giêsu mà sẵn sàng và tự do trao
trọn con tim và cả cuộc đời cho Người, sẵn sàng tiếp đón, chấp nhận hoạt động
cứu rỗi của người thì lúc bấy giờ Chúa Giêsu sẽ biến đổi tâm hồn, biến đổi
cuộc đời người ta. Chúa Giêsu là nguồn suối tuôn trào, thanh tẩy đổi mới cuộc
sống con người chúng ta. Mà một khi chúng ta đã nhận ra phẩm giá (tự do) của
mình là ‘ân sủng’ Thiên Chúa ban, thì ân sủng đó không bao giờ vơi cạn, bởi
phát xuất từ chính Chúa, và là chính Chúa. Ân sủng này giúp con người nhận
thức ý nghĩa và định hướng lại cuộc đời và cũng là cách Chúa chuẩn bị sai
người ta dám lên đường thi hành sứ vụ, rao giảng Tin Mừng, chia sẻ niềm vui
hy vọng trong tự do hân hoan.

4. TỰ DO ĐẠT TỚI SỰ SUNG MÃN_TỰ DO NỘI TÂM

19
Ga 8, 31
20
X. Ga 4, 1-41
13
Tự do đích thực theo Kitô giáo

4.1 Tự do nội tâm là gì?

Một nhà tranh đấu cho nhân quyền đã nói: “Bạn hãy giải phóng một người,
nhưng người đó chưa thực sự có tự do, người đó còn cần phải tự giải phóng
chính mình”. Phát biểu này hàm chứa cái cốt lõi vô hình của tự do, đó là tâm
thức của mỗi người. Để giải thích bản chất của khoảng không tự do bên trong
này, một tự do mà không ai có thể cướp mất được hay cho dù ở bất cứ hoàn
cảnh nào, tôi xin lấy câu chuyện về thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu. Nơi chị
sống, một Tu viện Carmel tỉnh lẻ, một khu vườn bé xíu, một cộng đoàn nhỏ
gồm các nữ tu, một bầu không khí nơi những tia nắng mặt trời len qua rất ít.
Nhưng khi đọc các bản chép tay của chị, qua cách chị bày tỏ chính mình cũng
như những nhạy cảm thiêng liêng riêng tư khiến người đọc nghĩ tưởng đến một
không gian rộng lớn mênh mông và tuyệt vời. Têrêxa sống trong những chân
trời mênh mông, chân trời của lòng nhân từ vô biên của Thiên Chúa cùng với
niềm khát khao mến yêu Người vô bờ. Chị cảm thấy như một nữ hoàng đứng
trên toàn thế giới vì chị có thể đạt được bất cứ điều gì từ Thiên Chúa và ngang
qua tình yêu, chị có thể đi đến mọi ngõ ngách địa cầu, nơi các nhà truyền giáo
cần sự cầu nguyện và hy sinh của chị!21

Tự do nội tâm là một khoảng không tự do riêng biệt của tâm hồn, nơi dành cho
tương quan tình yêu và lòng trung tín của ta đối với Thiên Chúa, mà không bị
ảnh hưởng bởi ngoại cảnh, bởi dư luận, bởi áp lực số đông hay những mối đe
dọa về thể xác. Các Thánh Tử đạo là những minh chứng hùng hồn cho sự tự do
này. Các ngài vẫn hát, nét mặt vẫn thản nhiên, tâm hồn vẫn bình an trên con
đường tiến ra pháp trường, cho dù tay chân đang mang xiềng xích, các ngài vẫn
là những người tự do hơn hết.

4.2 Tự do nội tâm hệ tại điều gì?

Tự do nội tâm hệ tại ở “tình yêu”. Tại sao tôi dám khẳng định điều này, bởi vì
tự do nội tâm đòi hỏi một sức mạnh nội tâm lớn lao để có thể can đảm lội
ngược dòng, thắng vượt được mọi khó khăn của hoàn cảnh. Có điều gì có thể
đem lại cho con người nguồn nội lực lớn lao đó ngoài tình yêu? Thánh
Augustino đã nói: “Bạn hãy yêu, rồi muốn làm gì thì làm”. Không có việc gì là
khó đối với tình yêu và không có giới hạn nào dành cho tình yêu. Một người
mẹ vì yêu thương con sẽ hạnh phúc trong những vất vả của việc nuôi dạy con.
Người yêu mến Thiên Chúa sẽ yêu mến tất cả những gì Thiên Chúa muốn.
Chúa Giêsu đã luôn luôn làm theo thánh ý của Cha cho đến tự nguyện hy sinh
mạng sống, cho dù trước mắt thiên hạ, đó có thể là một sự “điên rồ”, một nỗi
“ô nhục”. Cái chết vì yêu của Người là đỉnh cao của sự tự do dâng hiến.

21
Jacques Philippe, Tự Do Nội Tâm, tr 21
14
Tự do đích thực theo Kitô giáo

Trái lại, người không yêu sẽ luôn cảm thấy bị gò bó, bị gượng ép và luôn cho
mình là nạn nhân. Thánh Phaolo đã có lần viết cho các tín hữu Corinto:
“Chúng tôi không hẹp hòi với anh em đâu, nhưng chính lòng dạ anh em hẹp
hòi”.22 Thông thường, chúng ta đổ tội cho môi trường trong khi vấn đề đích
thực nằm ở chỗ khác, chúng ta thiếu tự do là vì chúng ta thiếu tình yêu. Chúng
ta cho rằng mình là nạn nhân của những hoàn cảnh khó khăn, nhưng vấn đề
đích thực (và giải pháp của nó) nằm bên trong chúng ta. Tâm hồn chúng ta bị
tính ích kỷ hay sợ sệt giam hãm, chúng ta bám víu vào thứ gì đó mà không
được thỏa mãn. Vậy chính chúng ta cần phải thay đổi, học cách biết yêu thương
người khác.

4.3 Làm sao để có được tự do nội tâm?

Biết chấp nhận chính mình và chấp nhận người khác

Để có thể yêu thương người khác, trước tiên chúng ta hãy học biết yêu thương
chính mình một cách đúng đắn, hoàn toàn chấp nhận chính mình đúng như con
người của mình. Điều quan trọng nhất trong cuộc đời chúng ta không phải là
những gì chúng ta có thể làm nhưng đúng hơn là nhường chỗ cho những gì
Thiên Chúa có thể làm. Tình yêu Thiên Chúa thì lớn lao vô cùng, hơn bất cứ
những gì chúng ta có thể làm bằng sự khôn ngoan hay sức mạnh của mình. Một
trong những điều kiện thiết yếu nhất để ân sủng Thiên Chúa hành động trong
đời mình là nói ‘vâng’ trước những gì làm nên chúng ta và trước những hoàn
cảnh trong đó chúng ta tìm thấy chính mình.

Trong đời sống, chúng ta có thể lãng phí bao thời gian để than vắn thở dài rằng,
mình không như thế này hay như thế khác, ta thán khuyết điểm này, than vãn
giới hạn nọ. Đó là những thứ ràng buộc tâm tưởng của ta, khiến ta không thể
nào mở lòng ra mà chỉ hướng nhìn vào cái ngõ bế tắc của đời mình. Tương tự
như thế, nếu chúng ta không chấp nhận người khác vì họ không như mình
mong muốn, thì chính là ta đã tự cho mình cái quyền làm chủ cuộc đời người
khác mà quyền này duy chỉ thuộc về một mình Thiên Chúa (chương I, mục
1.1). Thần Khí hoạt động nơi mỗi người mỗi vẻ 23, để cho Thần Khí hướng dẫn
là con đường duy nhất cho ta có được tự do nội tâm đích thực.24

Sống trong Thần Khí

“Tôi xin nói với anh em là hãy sống theo Thần Khí, và như vậy, anh em sẽ
không còn thỏa mãn đam mê của tính xác thịt nữa” 25. Đó là điều mà thánh
22
2Cr 6, 12
23
X. 1Cr 12, 7
24
X. Gl 5, 5
25
Gl 5, 16
15
Tự do đích thực theo Kitô giáo

Phaolo tha thiết khuyên bảo các tín hữu Galat, cũng là nói với mỗi người chúng
ta_ những người đã được Đức Kitô đổ máu ra để cứu chuộc. Để chúng ta không
còn sống cho con người cũ làm nô lệ cho những đam mê của tính xác thịt.
“Những việc do tính xác thịt gây ra thì ai cũng rõ, đó là: dâm bôn, ô uế, phóng
đãng, thờ quấy, phù phép, hận thù, bất hòa, ghen tuông, nóng giận, tranh chấp,
chia rẽ, bè phái, ganh tỵ, say sưa, chè chén, và những điều khác giống như
vậy”26. Nhưng đời sống mới trong Đức Kitô là sống theo Thần Khí: “hoa quả
của Thần Khí là: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung
tín, hiền hòa, tiết độ”27. Đây là những điều minh chứng và cũng là những hoa
trái tất yếu của một đời sống tự do trong Đức Kitô.

Để xác tín thêm, tôi xin lặp lại Giáo Huấn của Hội Thánh:

…chúng ta càng ngoan ngoãn đối với những thúc đẩy của ân sủng, thì càng
được gia tăng sự tự do nội tâm của chúng ta và sự vững vàng của chúng ta
trong các thử thách, cũng như trước những áp lực và cưỡng bách của thế giới
bên ngoài. Bằng tác động của ân sủng, Chúa Thánh Thần giáo dục chúng ta về
sự tự do thiêng liêng, để làm cho chúng ta trở thành những cộng sự viên tự
nguyện cho công trình của Ngài trong Hội Thánh và trong trần gian.28

Bản chất tự do nơi mỗi người đã bị tính xác thịt làm cho suy yếu, nhưng nếu
biết để cho Thần Khí hướng dẫn, Thần Khí sẽ dạy chúng ta biết lựa chọn điều
gì thuộc về Đức Kitô, và chịu trách nhiệm sống điều đã chọn lựa này.

5. TỰ DO LUÔN ĐI LIỀN VỚI TRÁCH NHIỆM

Tác giả sách Huấn Ca đã diễn tả kinh nghiệm về mối quan hệ giữa tự do và trách
nhiệm một cách đơn sơ mộc mạc như sau:

Từ nguyên thủy, chính Chúa đã làm nên con người, và để nó tự quyết định
lấy….Trước mặt con, Chúa đã đặt lửa và nước, con muốn gì, hãy đưa tay ra mà lấy.
Trước mặt con người là cửa sinh cửa tử, ai thích gì, sẽ được cái đó. Vì trí khôn ngoan
của Đức Chúa thật lớn lao, Người mạnh mẽ uy quyền và trông thấy tất cả. Người để
mắt nhìn xem những ai kính sợ người, và biết rõ những gì người ta thực hiện.29

Như vậy, tự do lựa chọn một quyết định và gánh trách nhiệm về quyết định của mình,
đó là đặc tính căn bản làm cho con người khác biệt với mọi loài tạo vật khác. Thiên
Chúa sáng tạo con người không giống như một chiếc máy cho ra lò hàng loạt sản

26
Gl 5, 19-21
27
Gl 5, 22-23
28
GLHTCG số 1742
29
Hc 15, 14.16-19
16
Tự do đích thực theo Kitô giáo

phẩm cùng một mẫu mã như nhau. Ngài tạo dựng con người với mỗi cá nhân đều khác
biệt và cho họ có tự do để lựa chọn giữa điều tốt và điều xấu.

Sự tự do làm cho con người thành một chủ thể luân lý. Con người, khi hành động một
cách có chủ ý, có thể nói được là cha đẻ các hành vi của mình. Các hành vi nhân
linh, nghĩa là, các hành vi đã được lựa chọn cách tự do theo phán đoán của lương
tâm, đều có tính luân lý: chúng là những hành vi tốt hoặc xấu.30

Ở đây, ta cần phân biệt giữa hành vi nhân sinh (actus hominis) và hành vi nhân linh
(actus humanus).

a. Hành vi nhân sinh (actus hominis) là hành vi chung cho mọi người như ăn uống,
ngủ nghỉ, hít thở chẳng hạn. Hành vi loại này bao gồm tất cả những quá trình cảm giác
và sinh học tự nhiên, nó được thực hiện nơi con người, không cần có sự can thiệp của
lý trí và tự do.

b. Hành vi nhân linh (actus humanus) là hành vi được con người thực hiện với tư
cách là một chủ thể có ý thức và tự do.

Khi con người đã suy nghĩ và chủ ý hành động một cách tự do thì con người bị ràng
buộc với hành động đó, nghĩa là phải chịu trách nhiệm về hành động của mình. Trách
nhiệm luân lý là nhiệm vụ bắt buộc chúng ta phải trả lẽ về những hành vi của
mình theo lương tâm và trước mặt Thiên Chúa. Câu chuyện vua Đavit chiếm vợ của
Urigia là một điển hình cho thấy con người không thể trốn lánh trách nhiệm trước
tiếng lương tâm của mình và trước cái nhìn thấu suốt của Thiên Chúa, cho dù hành vi
đó vô cùng kín đáo đến nỗi không một ai khác biết được. Chính vì vậy, có nhiều
người đã tự nguyện thú tội sau nhiều năm sống trong dằn vặt khổ sở, họ nhận ra phải
đối diện với trách nhiệm mới là con đường giải thoát. Bên cạnh đó, trách nhiệm luân
lý cũng có thể giảm bớt thậm chí giảm thiểu tối đa, do họ đã không hiểu biết, hoặc do
vô tình mà làm, do bị bạo lực hay bị sợ hãi, do quá quen hoặc do cảm xúc quá mạnh,
do các nhân tố tâm thần hoặc xã hội khác...

Như vậy tự do là đặc tính của các hành vi nhân linh 31. Vì thế mỗi người đều có quyền
tự nhiên đòi người khác phải thừa nhận mình là người có tự do và trách nhiệm; và khi
mỗi người sử dụng quyền tự do của mình thì cũng phải sử dụng trong sự trách nhiệm
và tôn trọng quyền tự do của người khác.

CHƯƠNG III: TỰ DO TRONG ĐỜI TU

Khi nói đến đời tu sẽ có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau. Có người thì bảo: “sao mà
khờ dại, chọn lấy một đời sống gò bó và khuôn khổ không được tự do tự tại”. Có

30
GLHTCG số 1749
31
GLHTCG, số 1745
17
Tự do đích thực theo Kitô giáo

người thì nói: “đi tu cho tâm hồn được thanh thoát, ngoài đời nhiều chuyện mệt mỏi
phiền phức lắm”. Nhưng kinh nghiệm của người xưa cho đến nay vẫn được truyền lại:
“Tu là cõi phúc, tình là dây oan”. Tất nhiên điều này không luôn ứng nghiệm cho mọi
người, bởi vì chữ “phúc” đó không phải ai cũng cảm nhận được, đó là một trải nghiệm
của sự chết đi từng ngày khi dìm mình vào cái chết đầy yêu thương và tự do của Thầy
Giêsu.

1. TỰ DO CHỌN LỰA TRỞ THÀNH NGƯỜI MÔN ĐỆ

‘Trở nên người môn đệ’ là đề tài gần như xuyên suốt toàn bộ các sách Tin Mừng,
nhưng được các tác giả trình bày dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Môn đệ Chúa là ai?
Họ là những người dân làng tuôn đến lắng nghe và bị hớp hồn bởi những dấu chỉ Thầy
Giêsu làm và tình nguyện bỏ lại gia đình, công việc để đi theo Thầy, chia sẻ cách sống
của Thầy, chia sẻ sứ vụ của Thầy và chia sẻ cả số phận của Thầy. Cho đến ngày nay,
vẫn còn rất nhiều nam thanh nữ tú tự do chọn lựa lối sống từ bỏ tận căn này để theo
sát chân Thầy trên mọi nẻo đường, cộng tác vào sứ vụ loan báo nước Thiên Chúa của
Thầy.

Tự do chia sẻ cách sống của Chúa Giêsu

Cách sống của Chúa Giêsu là một cách sống lập dị trong mắt của những người “chuẩn
mực” thời đó, và lối sống tu đôi khi cũng khá gây thắc mắc cho những người thời nay.

Giữa một thế giới xa hoa và hưởng thụ, người tu sĩ lại chọn đời sống khó nghèo. Họ tự
ý trở nên nghèo theo gương của Chúa Giêsu để làm chứng cho thế gian nhận biết của
cải thế gian không phải là một thực tại bền vững để người ta bám vào, mà hãy lo lắng
cho mình có được kho tàng ở đời sau.32

Giữa một thế giới tìm kiếm khoái lạc trong những đam mê, người tu sĩ lại chọn đời
sống khiết tịnh. Điều này đòi hỏi nơi họ thật nhiều thách đố vì không những đi ngược
lại xu hướng nhân loại, mà còn ngược với bản chất sinh lý tự nhiên. Người tu sĩ tự do
dâng hiến cả thể xác lẫn tâm hồn của mình cho Thiên Chúa để bày tỏ tình yêu của
Ngài đối với nhân loại. Một tình yêu hoàn toàn cho đi mà không chiếm hữu, một tình
yêu làm cho người khác được tự do.

Giữa một thế giới đề cao cái tôi cá nhân, người tu sĩ lại chọn đời sống vâng phục. Họ
nhận ra tự do đích thực là chính khi thi hành ý muốn Thiên Chúa. Họ họa lại đời sống
của Chúa Giêsu, một con người tự do hoàn hảo bằng cách vâng phục Thánh ý Chúa
Cha, cho đến nỗi bằng lòng chịu chết.

Tự do chia sẻ sứ vụ của Chúa Giêsu

32
X. Mt 19, 21
18
Tự do đích thực theo Kitô giáo

Sau khi các môn đệ ở với Chúa, chia sẻ cách sống của Chúa, thì Chúa sai các ông đi
rao giảng33. Hành trình rao giảng Tin Mừng tất nhiên không thiếu những bắt bớ và
chống đối. Chúa Giêsu đã không che đậy những nguy hiểm đó. Người cho môn đệ
thấy trước có khi tình cảnh của họ sẽ thật nguy ngập như ‘chiên con đi vào giữa bầy
sói’. Người nói hết những điều này vì muốn rằng các môn đệ sẽ lên đường thi hành sứ
vụ trong tự do, tình yêu, và sự tin tưởng vào Thầy.

Trong Tông huấn Niềm Vui Của Tin Mừng, Đức Thánh Cha Phanxico đã kêu gọi hết
mọi thành phần trong Giáo hội hãy tiếp nối sứ vụ của Chúa Giêsu bằng những lời hết
sức mạnh mẽ: “tôi thích một Giáo hội bị tai nạn, bị thương tích và dơ bẩn vì bước ra
đường phố, hơn là một Giáo hội bệnh tật vì đóng kín và an toàn bám víu vào những
thứ bảo đảm cho mình”.34 Và khi được hỏi đâu là điểm nhấn ưu tiên trong đời thánh
hiến theo chân Chúa Giêsu, ngài trả lời: “Loan báo Nước Thiên Chúa là điều bất di
bất dịch, đặt trên nền tảng vai trò người tu sĩ phải là một ngôn sứ…” Trung thành
theo mẫu của Thầy, điều quan trọng sống còn là người môn đệ phải bước ra ngoài để
rao giảng Tin Mừng cho mọi người, trong mọi hoàn cảnh, không do dự, không âu lo,
không sợ sệt.

Tự do chia sẻ số phận của Chúa Giêsu

"Chén Thầy sắp uống, anh em cũng sẽ uống; phép rửa Thầy sắp chịu, anh em cũng sẽ
chịu”35

Mối liên hệ giữa người môn đệ với Thầy Giêsu được biểu lộ cao điểm là người môn
đệ sẵn sàng chia sẻ số phận của Thầy mình. Người Thầy đã tự nguyện trở nên người
tôi tớ, hết tình phục vụ anh chị em mình mà vẫn bị chống đối; người đã yêu thương
cho đến cùng, cho đến phải chết nhục nhằn trên thập giá.

Hành trình đi theo Chúa không thiếu chi những oan khiên và nước mắt. Người tu sĩ
được mời gọi chiêm ngắm, bắt chước Đấng đã hủy mình ra không. Để nhờ nếm cảm
việc chết đi mỗi ngày, họ có thể hoàn toàn dấn thân cho phần rỗi của chính mình và
tha nhân.

2. SỰ VÂNG PHỤC_MỘT NẺO ĐƯỜNG TỰ DO

Một chị nữ tu Đaminh 30 tuổi đã nói lên những suy nghĩ về đức vâng phục của mình
như sau:36

33
X. Mc 6, 7-11
34
ĐTC. Phanxico, Tông huấn Niềm Vui Của Tin Mừng, số 49
35
Mc 10, 39
36
X. Paul Lebeau, Đời Tu Một Nẻo Nhân Sinh, Đỗ Ngọc Bảo chuyển ngữ, tr 174
19
Tự do đích thực theo Kitô giáo

Tôi hiểu lời khấn vâng phục như một lời hứa sẵn sàng đáp ứng. Tính sẵn sàng này
đòi người ta chấp nhận rằng cộng đoàn và người ngoài được quyền nhận xét điều
mà bạn thực hiện. Họ không phải là những quan tòa, song là những người mà tôi
yêu mến. Tình yêu ban cho họ có quyền trên tôi.

Ở đây tôi thấy có hai điều khá mới mẻ so với ý niệm truyền thống về đức vâng phục
trong đời tu. Thứ nhất, đức vâng phục không chỉ nói lên tính sẵn sàng đáp ứng những
yêu cầu, mà nó bao hàm cả quyền nhận xét của người khác đối với điều mà bạn thực
hiện. Thứ hai, họ có quyền đó không phải vì họ là quan tòa, là bề trên (họ có thể chỉ là
chị em bình thường ngang hàng với tôi, thậm chí là người ngoài), nhưng đó là vì tôi
yêu mến họ, ‘tình yêu ban cho họ có quyền trên tôi’.

Hai mệnh đề trên quả thực đã phản ảnh những chân lý sâu sắc về con người. Sự vâng
phục biểu hiện một tình yêu tự do. Vì yêu, người ta dâng hiến sự tự do của mình bằng
cách vâng phục. Nếu không có tình yêu và sự lệ thuộc, tự do sẽ hoàn toàn mất đi ý
nghĩa và giá trị của nó. Tự do không bao giờ đứng riêng rẽ một mình, nhưng luôn
được đặt trong tương quan với người khác. Khi ta đối diện với những nhận xét của
người khác chính là lúc tự do được tôi luyện. Tự do đạt tới sự trưởng thành khi biết
chấp nhận tự do của người khác, nghĩa là sẵn sàng đón nhận sự hiện diện và đòi hỏi
của người khác.

Điều này lại càng rất đúng đối với Thiên Chúa. Thật vậy, chúng ta chỉ đạt đến sự sung
mãn của mình khi chúng ta đặt mình trong kế hoạch mà Người đã dành cho chúng ta
bằng một tình thương của người Cha (luôn muốn điều tốt đẹp cho con mình). Vâng
phục Thiên Chúa là con đường duy nhất mà con người có thể phát huy hết năng lực
của mình; là con đường tự do, bởi vì chính khi vâng phục kế hoạch của Cha như là
người con mà người tín hữu hoàn thành sự tự do của mình, giống hệt như Đức Giêsu,
người đã phó dâng mình trong bàn tay Cha.

3. TỰ DO LÀ MỞ RA MỘT KHOẢNG CÁCH, MỘT KHÔNG GIAN


DÀNH CHO SỰ TÔN TRỌNG

Để có thể minh họa cho ý tưởng này, tôi xin trích dẫn một câu kết thúc của sách Diễm
Ca: “Chạy trốn mau, người yêu hỡi, hãy làm linh dương, làm nai nhỏ của em tung
tăng trên núi đồi cỏ thơm bát ngát.” 37 Toàn bộ sách Diễm Ca là một bản tình ca tuyệt
mỹ giữa Chàng và Nàng. Ước muốn yêu và thuộc trọn về nhau mà lại thiết tha mời
gọi nhau trốn chạy. Đó là một tình yêu vượt ra bản năng, vượt ra khát vọng trói buộc,
chiếm đoạt, vị kỷ; một mối tương quan quý yêu tôn trọng tuyệt vời giữa người với
người. Tình yêu này mời gọi mỗi người đón nhận một giới hạn, một khoảng cách cần
thiết để duy trì và bảo vệ tự do của mình và của người khác.

37
Dc 8, 14
20
Tự do đích thực theo Kitô giáo

Đây thật là một khoảng cách mà ta cần suy gẫm, bởi vì đó là khoảng cách cần phải có
trong mọi tương quan của đời sống người tu sĩ. Một khoảng cách giữa tình yêu đầy
tràn mà không lao vào mối tương quan sở hữu, thống trị. Một khoảng cách cho tự do
nội tâm được triển nở để sống mọi tương quan và xây dựng cộng đoàn. Vì nếu mỗi
người muốn biến mình thành của riêng ai hay muốn biến ai thành của riêng mình sẽ
gây ra tình trạng sở hữu, điều khiển, bè phái, chia rẽ. Chính khoảng cách rất cần thiết
này cho phép chúng ta sống tương quan trên nền tảng của lòng mến thâm sâu để biết
tôn trọng nhau và gầy dựng sự hòa hợp trong cộng đoàn.

4. TỰ DO TRONG YÊU MẾN VÀ PHỤC VỤ

“Sự buồn khổ triền miên chỉ có thể được chăm sóc bằng một tình yêu vĩnh cửu”38

Ý tưởng này làm tôi nhớ lại hành động của Chúa Giêsu trong bữa tiệc ly 39. Trước nỗi
buồn phiền đang đè nặng tâm tư thầy trò vì lời tiên báo chia ly và những tính toán
trong đầu Giuđa cho một kế hoạch phản bội, Chúa Giêsu đã lấy nước đổ vào chậu mà
rửa chân cho từng người một. Ngài rửa chân từ người đầu tiên cho đến người cuối
cùng chắc hẳn đều kỹ lưỡng như nhau và cùng một mức độ ân cần như nhau, vì cho
dù đôi tay có mỏi nhưng tình yêu thì không suy giảm. Chúa làm một hành động đơn
sơ nhưng mang nhiều ý nghĩa tình thâm mà tôi nghĩ những môn đệ này sẽ mang lấy ký
ức đó mà suy gẫm đến trọn cuộc đời.

Chúa đã phục vụ để bày tỏ tình thương, Chúa cúi xuống trước những ai đau khổ, Chúa
đụng chạm tới những ai bị gạt ra bên lề, Chúa nhìn cảm thông với người sa ngã phạm
tội. Chúa muốn những người thánh hiến làm gì? Giữa một thế giới đang quằn quại rên
siết, những anh chị em đau khổ của Chúa mong đợi ở người thánh hiến điều gì? Chắc
chắn là sự tự do dâng hiến trái tim và đôi tay để xoa dịu những vết thương ấy. Những
vết thương đau đớn hằn sâu trong đời sống người nghèo mang lại cho họ một sự nhạy
cảm tinh tế, họ đòi hỏi nơi ‘người của Chúa’ những cử chỉ của một tình yêu hết sức
tôn trọng. Nếu nơi người tu sĩ không có tình yêu mà chỉ vì bổn phận, hành động chỉ
gây thêm thương tổn và gia tăng nỗi tủi hổ nhục nhằn. Trải qua một đời hiến thân
phục vụ, thánh Vinh Sơn Phaolo đã cảm nghiệm hết sức sâu sắc điều này, và ngài đã
nói với một Nữ tử bác ái như sau:

…Jeanne ơi, con sẽ mau chóng nhận ra rằng Bác Ái là một gánh nặng khó có thể
mang nổi…nhưng con phải luôn luôn giữ cho được sự dịu dàng và nụ cười của con.
Cho súp và bánh mì không phải là tất cả. Người giàu có thể làm điều tương tự. Con
là Nữ Tỳ nhỏ bé của Người Nghèo, Nữ Tử Bác Ái, luôn luôn mỉm cười và lạc quan.
Rồi con sẽ nhận ra rằng họ là những ông chủ thật sự và rất nhạy cảm. Nhưng họ
càng tỏ ra xấu xí và dơ bẩn, họ càng tỏ ra bất chính hoặc gây tổn hại, con lại càng
38
ĐGH. Phanxico, Tông huấn Niềm Vui Của Tin Mừng, số 265
39
X. Ga 13, 1-20
21
Tự do đích thực theo Kitô giáo

phải lộ tỏ tình yêu của con dành cho họ. Chỉ bởi tình yêu của con, chỉ bởi tình yêu
duy nhất của con dành cho họ…mà người nghèo mới tha thứ cho con về ổ bánh mì
con cho họ.

Quả thật, tình yêu là một mầu nhiệm của sự tự do, chỉ một mình nó mới có thể len lỏi
và chữa lành những thương tổn thâm sâu nơi sâu thẳm nhất của một con người.

5. NIỀM VUI CỦA NGƯỜI TU SĨ_MỘT NÉT BIỂU HIỆN TỰ DO

Trong Tông thư gởi đến tất cả anh chị em tu sĩ nhân dịp cử hành năm Đời Sống Thánh
Hiến, Đức Thánh Cha Phanxico nói rằng:

Tôi ước muốn nói với anh chị em một từ, và từ đó là ‘niềm vui’. Bất cứ ở đâu có anh
chị em tu sĩ hiện diện thì ở đó có niềm vui!

Vì sao Đức Thánh Cha khẳng định điều đó, niềm vui và tu sĩ có liên quan với nhau ở
chỗ nào?

Trước tiên, là một tu sĩ, điều đó đã là một niềm vui cho bản thân, cho gia đình và cho
Giáo hội. Niềm vui đó xuất phát từ sự tự do bước theo Đức Kitô yêu thương và phục
vụ. Đời sống nào cũng luôn đầy dẫy những khó khăn và thách đố, nhưng tự do theo
Chúa mang lại bình an nội tâm sâu xa bởi Chúa đã gọi ai thì Chúa bảo đảm một điều
vô cùng thiết yếu ‘Ta ở với ngươi’ 40. Có Chúa là có bình an, có Chúa là có niềm vui.
Nhưng niềm vui này sẽ không có được trong thứ ‘bình an’ của sự tự vệ khép kín, mà
được cảm nhận trong chính sự bấp bênh của một cuộc đời ngôn sứ: lúc được ủng hộ,
lúc bị chống đối, lúc được ưu tiên, lúc bị ngược đãi… Cho dù có bấp bênh và ngược
dòng thì chiều kích ngôn sứ vẫn là sứ mạng thiết yếu của người tu sĩ. Cũng trong
Tông thư trên, Đức Thánh Cha kêu gọi:

Hội Thánh phải thu hút. Các tu sĩ hãy đánh thức thế giới hôm nay! Hãy là chứng tá
cho một cách thức sống, hành động, phản ứng khác hẳn!...từ bỏ mọi sự để theo
Chúa, các tu sĩ nam nữ phải theo chân Chúa cách đặc biệt trong tư cách là ngôn sứ.
Điều tôi chờ đợi nơi anh chị là hãy sống làm chứng như vậy. Các tu sĩ phải là những
người nam người nữ có khả năng đánh thức thế giới hôm nay.

Để có thể đánh thức được những người đang nhàm chán và ngáy ngủ, tôi thiết tưởng
điều đó phải là niềm vui, không phải là những niềm vui tầm thường chóng qua, nhưng
phải là niềm vui Tin Mừng mang giá trị trường tồn bất biến. Người tu sĩ phải có khả
năng chuyển tải niềm vui Tin Mừng là tình yêu thương của Chúa đến cho những
người mà họ tiếp xúc gặp gỡ, đặt biệt là những người bé nhỏ cùng đinh. Sao cho giữa
cuộc sống vốn đầy dẫy những bất công và bạo lực ngày nay, người ta vẫn tìm thấy ánh

40
Xh 3, 12
22
Tự do đích thực theo Kitô giáo

mắt đầy quan tâm và thứ tha của Chúa qua cái nhìn đầy dịu dàng của người tu sĩ.
Người thánh hiến hãy là trung gian của những cuộc đời được Đức Kitô chạm tới.

IV. KẾT LUẬN

Có thể nói, ‘tự do’ là một hạn từ được sử dụng và gây khá nhiều suy tư tranh luận. Bởi
tự bản chất, ‘tự do là niềm khát vọng vươn tới khôn nguôi của con người. Con người
khắc khoải tìm kiếm ý nghĩa, nhận thức cho thật đúng về tự do để sống đúng phẩm giá
của mình, nhưng con người sẽ không thể tìm ra được một định nghĩa chính xác, tròn
đầy nếu tách mình ra khỏi mối tương quan với Thiên Chúa, Đấng đã ban cho con
người phẩm giá ấy.

Chính trong bối cảnh này mà Giáo hội Công giáo đưa ra những quan điểm của mình
về tự do, vừa mang tính lập luận vững chắc, hệ thống, vừa mang tính thực tiễn để áp
dụng cho đời sống luân lý của người Kitô hữu, vừa là những trải nghiệm thiêng liêng
trong đời sống kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa. Để có thể tóm lại, tôi xin diễn đạt tự
do trong sự gắn liền với ân sủng, tình yêu và niềm vui.

Tự do ban đầu là món quà do tình yêu nhưng không của Thiên Chúa ban cho con
người khi tạo dựng con người theo hình ảnh Thiên Chúa, để nhờ tự do, con người có
khả năng đáp lại tình yêu Thiên Chúa và để sống hạnh phúc trong sự kết hợp hoàn hảo
với Thiên Chúa. Nhưng con người đã lạm dụng tự do để chối bỏ thân phận thụ tạo của
mình, và một khi phá vỡ mối tương quan với Thiên Chúa, con người sử dụng tự do
của mình một cách lệch lạc méo mó và trở thành nô lệ cho tội lỗi. Chỉ có một Đấng
cứu độ duy nhất là Đức Giêsu Kitô, nhờ cái chết vâng phục của Người, chúng ta được
giải thoát khỏi xích xiềng nô lệ tội lỗi. Nhờ ân sủng tuôn trào từ cạnh sườn bị đâm
thâu của Người, chúng ta được ơn công chính hóa, được sống một đời sống tự do đích
thực của con cái Thiên Chúa nhờ sự dẫn dắt của Thần Khí. Sống trong Thần Khí, đời
sống con người sẽ trổ sinh nhiều hoa trái, mà hoa trái đặc biệt nhất là niềm vui và lòng
mến. Chính lòng mến thiết lập những mối tương quan bền vững. Những mối tương

23
Tự do đích thực theo Kitô giáo

quan này không ngừng phát huy tính sáng tạo, đẩy lùi những gượng ép và mở ra
những nẻo đường mới, những chân trời mới, trào ứ niềm vui vì được tái sinh, được
công nhận sự hiện hữu và được trân trọng.

Như vậy, nhờ ân sủng mà con người được tự do, tự do được diễn tả bằng tình yêu
mến, mà yêu mến thì dấn thân phục vụ, và phục vụ sẽ mang lại niềm vui và ý nghĩa
tròn đầy cho cuộc sống. Đối với người tu sĩ, chính lúc tự do cam kết theo sát Chúa
Giêsu, là lúc họ cam kết sống luật tự do yêu thương, nhờ đó họ được hưởng niềm vui
ơn cứu thoát, và họ có bổn phận đem niềm vui đó đến với hết thảy mọi người.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. KINH THÁNH, bản dịch của Nhóm phiên dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ
2. GIÁO LÝ HỘI THÁNH CÔNG GIÁO, Tái bản 2011
3. CÔNG ĐỒNG VATICAN II, Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X Đà Lạt,
1975
4. ĐTC. PHANXICO, Tông huấn Niềm Vui Của Tin Mừng, Vatican 2013
5. R.VÉRITAS, Chân Lý Và Tự Do, Tài liệu giáo lý cho người trưởng thành
6. PHAN TẤN THÀNH, Đời Sống Tâm Linh tập 8, Roma 2009
7. PHAN TẤN THÀNH, Theo Chúa Kitô-Những Văn Kiện Đời Tu tập II,
NXB Tôn Giáo, 2015
8. JACQUES PHILIPPE, Tự Do Nội Tâm (La Liberté intérieure), Lm. Minh
Anh chuyển ngữ
9. PAUL LEBEAU, Đời Tu Một Nẻo Nhân Sinh, Đỗ ngọc Bảo chuyển ngữ
10. PHAN THỊ VÂN TRINH, Quan Điểm Tự Do Trong Triết Học Hiện Sinh:
Giá Trị Và Hạn Chế, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Trường Đại học Kinh tế
Đà Nẵng, 2017
11. Thời sự Thần học Đời Sống Thánh Hiến số 66, Trung tâm học vấn Đa
Minh, 11/2014

Tài liệu Trực tuyến

12. PHẠM VĂN TUẤN, Cuộc cách mạng pháp 1789

https://nghiencuulichsu.com/2016/12/02/cuoc-cach-mang-phap-1789/

24

You might also like