You are on page 1of 34

Giáo phận Qui Nhơn

Chủng viện Thánh Giuse Qui Nhơn



BÀI TIỂU LUẬN


ĐIỀU RĂN THỨ V
TÔN TRỌNG SỰ SỐNG

Cha giáo hướng dẫn: LM GIOAKIM NGUYỄN TẤN ĐẠT


Chủng sinh thực hiện: GIOAN NGUYỄN HỮU KHÁNH
Năm: III

Qui Nhơn, tháng 05 năm 2023


NHẬN XÉT CỦA CHA GIÁO HƯỚNG DẪN

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
MỤC LỤC
DẪN NHẬP.....................................................................................................................1

I. ĐIỀU RĂN THỨ NĂM TRONG LỊCH SỬ THÁNH............................................3

1. Trong Cựu Ước...................................................................................................3

2. Trong Tân Ước...................................................................................................3

II. SỰ SỐNG CON NGƯỜI TRONG THẾ GIỚI NGÀY NAY.................................4

III.NHỮNG TỘI NGHỊCH VỚI SỰ SỐNG................................................................7

1. Tội giết người.......................................................................................................7

2. Tội phá thai.........................................................................................................9

3. Tội tự sát...........................................................................................................12

4. An tử.................................................................................................................14

IV.PHẨM GIÁ CON NGƯỜI....................................................................................17

1. Được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa.......................................................17

2. Quyền trên sự sống: chỉ Thiên Chúa................................................................19

V. TÔN TRỌNG SỰ SỐNG......................................................................................22

1. Phôi thai – một thụ tạo nhân linh......................................................................22

2. Tôn trọng sức khỏe và sự toàn vẹn thân thể.....................................................23

3. Quyền và bổn phận tự vệ..................................................................................25

KẾT LUẬN....................................................................................................................27

TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................29


ĐIỀU RĂN THỨ NĂM – TÔN TRỌNG SỰ SỐNG

DẪN NHẬP
Trong xã hội hiện nay, sự sống con người đang dần mất đi phẩm giá và sự tôn trọng vốn
có của nó. Vì vậy mà giới răn thứ năm “chớ giết người” càng đóng vai trò quan trọng trong
việc gìn giữ sự sống nơi con người. Giới răn thứ năm bênh vực cho những người là nạn nhân
của nền văn hóa sự chết, sự khủng hoảng luân lý cách nghiêm trọng về yêu thương, tình dồng
loại và chân lý.

Điều răn thứ năm không dành cho riêng ai nhưng dành cho tất cả mọi người, cũng là tấm
khiên mạnh mẽ để bảo vệ sự sống nơi con người. Con người quý giá hơn mọi thụ tạo hữu hình
mà Thiên Chúa đã dựng nên. Sự sống là một ơn thiêng do Thiên Chúa, là Đấng Sáng Tạo đã
ban tặng khi tạo dựng nên con người. Con người có trách nhiệm đón nhận sự sống từ Thiên
Chúa với lòng biết ơn và phải có bổn phận giữ gìn nó. Không chỉ của riêng mình mà còn với
sự sống của người khác.

Trong Mười Điều Răn Đức Chúa Trời, điều răn thứ năm cho thấy sự sống đối với Thiên
Chúa có vị trí quan trọng như thế nào. Chúa dạy: “ngươi hãy yêu mến đồng loại như chính
mình ngươi” (Lv 19, 18). Quả thật, con người không được tự quyết định sự sống của chính
mình và của người khác. Chúa Giêsu cũng xác định lại tầm quan trọng của giới luật này trong
giới luật quan trọng nhất là mến Chúa yêu người. Khi bày tỏ tầm quan trọng của giới luật và
sự sống là điều cốt yếu trong chương trình cứu độ của Chúa Giêsu “Tôi đến, để họ được sống
là được sống dồi dào” (Ga 10,10). Chúa mời gọi con người hiệp thông với Chúa Cha và với
nhau, nhờ ân sủng của Chúa Con, qua tác động của Chúa Thánh Thần, Đấng Thánh Hóa.
Chính trong sự sống này mà mọi phương diện và mọi giây phút cuộc đời con người nhận được
ý nghĩa đầy đủ của chúng1.

Sự sống của con người không dừng lại cuộc sống sinh tồn trên Trái Đất này nhưng còn
tham dự và thông phần vào sự sống của Thiên Chúa. Ơn gọi cao quý này cho thấy sự cao trọng
và giá trị lớn lao của sự sống con người. Sự sinh tồn của con người trên Trái Đất luôn gắn liền
với sự sống và mục đích của sinh tồn là đạt được sự sống. Tôn trọng sự sống muốn giúp mỗi
người nhận biết và tôn trọng phẩm giá làm người, mời gọi mỗi người hãy khám phá sự thật về

1
X. GIOAN PHAOLO II, Thông điệp Tin Mừng về sự sống, 30-3-1995, số 1.

1
sự sống của mình quá Mầu Nhiệm Nhập Thể. «Chính qua Mầu Nhiệm mà chúng ta luôn nhìn
nhận mọi việc qua cái nhìn của lương tâm bằng cách quy chiếu về phẩm giá con người, được
mời gọi thể hiện ơn gọi thần linh ban phát tình yêu và ban phát sự sống»2.

Giới răn thứ năm luôn đòi buộc con người phải có trách nhiệm về sự sống, phẩm giá,
thân xác, tinh thần và qua nhưng nghiên cứu y học. Ngày nay, việc đề cao sự sống con người
càn trở nên cấp bách hơn bao giờ hết vì những mối đe dọa, các phương pháp ảnh hưởng đến sự
sống, phương pháp tác động đến thân thể xuất hiện rất nhiều, đặc biệt là sự sống chỉ mới bắt
đầu là các thai nhi. Việc khoa học kỹ thuật phát triển đã kéo theo những hình thức mới xâm
phạm đến phẩm giá của con người. Việc con người bảo vệ và lên án những hành động chống
lại sự sống càng làm nổi bật hơn vai trò, trách nhiệm của người Ki-tô hữu trong xã hội nền văn
minh sự chết đang phát triển. Qua biến cố cứu độ và Phục sinh của Chúa Giêsu, mỗi người Ki-
tô hữu không chỉ đón nhận tình yêu Thiên Chúa đối với con người mà còn đón nhận giá trị lớn
lao sự sống nơi con người. Vì thế, mà người Ki-tô hữu luôn mang trong mình trách nhiệm loan
báo cho mọi người biết ai là chủ và có quyền trên sự sống.

Truyền thống của Giáo Hội luôn đề cao giới răn thứ năm “Chớ giết người”. Giới răn đã
trãi qua thời gian dài từ Cựu Ước đến Tân Ước nhưng nó vẫn giữ nguyên giá trị và tầm ảnh
hưởng lớn lao đến đời sống, lương tâm và hành động của mỗi người, mỗi quốc gia, đặc biệt là
trong xã hội mà sự sống đang bị xem thường thì giới răn càng đóng vai trò không thể thiếu.

2
THÁNH BỘ VỀ ĐẠO LÝ ĐỨC TIN, Huấn Thị Donum Vitae - Giáo Hội và sự sống - Về sự tôn trọng sự sống
mới sinh của con người và về phẩm giá của việc tạo sinh, 1997, tr.17.

2
I. ĐIỀU RĂN THỨ NĂM TRONG LỊCH SỬ THÁNH
“Ngươi không được giết người” (Xh 20,13).

1. Trong Cựu Ước


«Cựu Ước tường thuật lại những biến cố mang tính giáo dục của Thiên Chúa cho con
người. Trong trình thuật người anh là Cain giết em là Abel, Sách Thánh cho thấy, ngay từ buổi
đầu của lịch sử nhân loại đã có sự giận dữ và nơi con ham muốn, đó là tội nguyên tổ» 3, là căn
nguyên của bạo lực chống lại sự sống nơi con người. Thiên Chúa vạch rõ tính hiểm ác của tội
huynh đệ tương tàn: “Ngươi làm gì vậy? Từ dưới đất, tiếng máu của em ngươi đã kêu lên Ta.
Giờ đây, ngươi bị nguyền rủa bởi chính đất đã từng há miệng hút máu em ngươi, do tay ngươi
đổ ra” (St 4, 10-11). Và Thiên Chúa đã không để sự ác được tự do mà không phải chịu hình
phạt. Thiên Chúa đã chúc dữ Cain và Cain đã bị trừng phạt do chính tội ác mà mình gây ra “
Ngươi có canh tác đất đai, có cũng không còn cho ngươi hoa màu của nó nữa. Ngươi sẽ lang
thang phiêu bạt trên mặt đất” (St 4, 12).

Cựu Ước luôn coi máu như dấu chỉ linh thánh của sự sống 4. “Ta sẽ đòi mỗi người mạng
sống của người anh em mình… Ai đổ máu con người, thì máu nó sẽ bị con người đổ ra, vì
Thiên Chúa đã làm ra con người theo hình ảnh Thiên Chúa” (St 9, 5-6). Vì lẽ đó tội sát nhân,
bạo lực như là nguyên do phá vỡ giao ước giữa Thiên Chúa và con người, giao ước được dệt
nên bằng lòng trung thành và hồng ân của Ngài, và nhờ giao ước đó con người luôn được yêu
thương, được bảo vệ và được sống.

Thánh Kinh xác định luật cấm của điều răn thứ năm “Ngươi không được giết kẻ vô tội và
công chính” (Xh 23,7). Cố ý giết một kẻ vô tội là một trọng tội chống lại phẩm giá của thụ tạo
nhân linh, chống lại “khuôn vàng thước ngọc” và sự thánh thiện của Đấng Tạo Hóa. Và luật
đó trường tồn, có giá trị với mọi người và mọi thời đại.

3
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM UỶ BAN GIÁO LÝ ĐỨC TIN , Sách giáo lý của Hội Thánh Công Giáo,
NXB Tôn Giáo, 2010, số 2259.
4
X. Ivi, số 2260.

3
2. Trong Tân Ước
Điều răn thứ năm dạy chúng ta phải biết tôn trọng sự sống con người vì đó là điều linh
thánh. Sự sống con người không phải tự mình mà có, nhưng cần đến một tác động sáng tạo
của Thiên Chúa và mãi mãi nằm trong một liên hệ đặc biệt với Đấng Sáng Tạo, là cùng đích
duy nhất của mình.

Trong Bài Giảng trên núi, Chúa Giêsu nhắc lại điều răn “chớ giết người” trong Cựu ước và
đưa các môn đệ đến giáo lý mới của Ngài về việc tôn trọng sự sống cách triệt để . “ Anh em đã
nghe Luật dạy người xưa rằng : Chớ giết người ; ai giết người thì đáng bị đưa ra tòa. Còn
Thầy, Thẩy bảo cho anh em biết : Ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra tòa…” (Mt 5, 21-
22). Người còn thêm vào đó lệnh truyền: chớ giận dữ, căm ghét và báo thù. Thậm chí Chúa
Giêsu còn đòi hỏi các môn đệ phải đưa cả má bên kia cho kẻ thù đánh, phải yêu kẻ thù của
mình (x. Mt 5, 39). Chính người đã không tự vệ và bảo ông Phêrô xỏ gươm vào bao 5. Qua đó,
Chúa Giêsu cho con người thấy bản chất của tội giết người không chỉ nằm trong việc cướp đi
mạng sống của một con người mà còn qua chính những sự giận dữ và nguyền rủa cho một
người anh em. Sự giận ghét và lòng hận thù đối với tha nhân là cội rễ của tội sát nhân, vì
người ta không biết được điều gì sẽ xảy ra từ cơn giận dữ nếu không được kiềm chế. Vì thế,
Thánh Gioan Tông Đồ đã viết: “Phàm ai ghét anh em mình là kẻ sát nhân” (1Ga 3, 15). Đó là
một hành động vi phạm nặng nề đức ái Ki-tô giáo, vì mệnh lệnh đức ái là do Đức Ki-tô truyền
dạy buộc chúng ta phải yêu kẻ thù. «Như thế, đối với cả Cựu Ước lẫn Tân Ước, điều răn thứ
năm không những cấm sát nhân, mà còn cấm tất cả những gì có thể dẫn đến tội sát nhân»6.

Như thế, trong lịch sử thánh, điều răn thứ năm không những cấm sát nhân, mà còn cấm tất
cả những gì có thể dấn đến tội sát nhân 7. Cho dù sự giận dữ không phải lúc nào cũng dẫn đến
tội sát nhân, nhưng cũng thực sự xúc phạm đến tha nhân, vò nó hoàn toàn đi ngược lại với
lòng tôn trọng và tình yêu phải có đối với họ.

II. SỰ SỐNG CON NGƯỜI TRONG THẾ GIỚI NGÀY NAY


Trong thế giới hiện nay, mạng sống con người đang phải chịu sự tấn công trực tiếp từ
những vấn nạn: phá thai, an tử, giết người, tự sát, nhân bản vô tính, nghiên cứu tế bào gốc ở

5
X. HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM UỶ BAN GIÁO LÝ ĐỨC TIN , Sách giáo lý…, op.cit., số 2262.
6
NGUYẾN VĂN KHÔI, Luân Lý Kitô Giáo Qua Mười Điều Răn – Quyển 2, NXB Tôn Giáo, 2013, tr.119.
7
X. HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM UỶ BAN GIÁO LÝ ĐỨC TIN , Sách giáo lý…, op.cit., số 2302-
2303.

4
người cho những thí nghiệm đi ngược lại luân lý về sự sống, chiến tranh,… tội ác chống lại
với phẩm giá và sự sống con người không những không có chiều hướng giảm mà mỗi ngày
một tăng cao và lan rộng. Với sự phát triển của nền khoa học kỹ thuật, hình thức của những
việc làm chống lại sự sống ngày càng “đa dạng”. Con người không chỉ dừng lại trong những
hành động trực tiếp như giết người, phá thai mà còn thông qua những phương tiện truyền
thông khác nhau: Facebook, zalo, google,… Thực trạng đau lòng đó như một nền “ văn hóa sự
chết” phát triển nhanh chóng, và bộ mặt nghiêm trọng trong nền “văn hóa sự chết” này như sự
dửng dưng “bình thường hóa” trong suy nghĩ của nhiều người. Nhiều người biện minh cho
hành vi tôi ác của mình, họ nhân danh sự tự do cá nhân, sự can thiệp của dịch vụ y tế để giảm
nhẹ và xóa bỏ tội ác mình gây ra. Bản chất của ngành y học là cứu chữa và bảo vệ mạng sống
của con người, nhưng thật đáng buồn họ lại sẵn sàng tiếp tay cho những hành vi chống lại sự
sống con người.
Theo thống kê chính thức của tổ chức Y tế Thế giới WHO và viện Guttmacher (tổ chức
nghiên cứu và chính sách cam kết thúc đẩy sức khỏe và quyền sinh sản và tình dục ở Hoa Kỳ
và trên toàn cầu) năm 2017, số ca nạo phá thai trên toàn cầu là 55,7 triệu ca, trong đó số ca
nạo phá thai không an toàn là 25,5 triệu ca. 97% số ca nạo phá thai không an toàn này là ở các
nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Nạo phá thai an toàn theo định nghĩa của WHO là
phải được thực hiện bởi các cán bộ y tế có chuyên môn, có kinh nghiệm trong nạo phá thai và
thực hiện trong môi trường vô trùng tuyệt đối. Ở Việt Nam, số ca nạo phá thai hàng năm theo
con số chính thức là 300.000 ca. Việt Nam được tổ chức Y tế Thế giới WHO xếp vào danh
sách một trong 5 nước có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới và là nước có tỷ lệ phá thai cao nhất
Châu Á8.
Đây mới chỉ là số liệu thu được nơi các bệnh viện và phòng khám, tuy nhiên trong thực
tế con số cao hơn rất nhiều. Sự sống con người đã và đang bị khinh khi, bị chà đạp và bị tước
đoạt bởi não trạng tục hóa, vô cảm của con người thời nay. Nhiều người trẻ với quan niệm
“đất chật người đông”, thấy một cái chết là rất đỗi bình thường, hay những chủ trương “phá
thai là một trong những quyền tự do của người phụ nữ”.
Nhiều quốc gia còn nhân danh tình liên đới và trách nhiệm đối với tương lai nhân loại
để cổ võ và đề ra những luật lệ nhằm chống lại sự sống con người, nhất là sự sống của những
người yếu kém nhất, bằng cách phổ biến những phương pháp phá thai. Các phương tiện truyền
8
TÂM MINH, «Phá thai: Tiến bộ xã hội hay tội ác?», nguồn: http://donggioanthienchua.net/pha-thai-tien-bo-xa-
hoi-hay-toi-ac.html.

5
trông cũng thường đồng lõa với âm mưu này bằng cách truyền bá trong dư luận quần chúng
một não trạng coi việc thực hành phá thai, thậm chí giết chết cách êm dịu như một dấu hiệu
của sự tiến bộ và sự chinh phục tự do, trong khi người ta mô tả những quan điểm ủng hộ vô
điều kiện sự sống như là những kẻ thù của tự do và tiến bộ. Số lượng các quốc gia ban hành
luật cấm phá thai là quá ít (dưới 30 quốc gia với 204 quốc gia trên thế giới), một con số quá
nhỏ. Qua những thống kê và hình thức trên cho thấy được sự sống con người ngày nay đang bị
đe dọa một cách trầm trọng. Khi đa số các quốc gia đều ra luật cho phép phá thai, dù có đặt ra
một vài điều kiện đi chăng nữa thì nó cũng là một tội ác xâm phạm đến quyền tự do được sống
của một con người hay sao?
Quả thế, trong xã hội ngày hôm nay, quyền được sống, một quyền có từ thuở sơ khai
và bất khả xâm phạm của con người mà vẫn bị đưa ra thảo luận trong khi đó là điều hiển nhiên
không cần bàn cãi. Quan niệm lệch lạc về tự do và chủ nghĩa cá nhân được xem như là hình
thức biện minh cho chủ nghĩa hưởng thụ ngày hôm nay. Người ta dễ dàng xâm phạm đến sự
sống của các thai nhi hay của những người bệnh tật, chỉ vì muốn thoát khỏi gánh nặng về tiền
bạc, về bổn phận, về thời giam,… Tư tưởng hưởng thụ khoái lạc và vô trách nhiệm về tính dục
ấy dường như đã ăn sâu vào trong nhận thức của giới trẻ hiện nay. Sống thử là đều giới trẻ ủng
hộ là nên “thử”, họ sẵn sàng bỏ qua nhưng lời khuyên mà ăn ở chung sống với nhau dù chưa
trải qua Bí Tích Hôn Phối hay là đăng ký kết hôn theo đúng pháp luật. Nhưng khi có con họ
lại dễ dàng bỏ đi đứa con của mình chỉ vì không hợp hay trả thù đối phương. Và tội ác này
càng kinh tởm hơn khi có sự ủng hộ của gia đình hai bên, nơi có mối dây liên kết về máu mủ,
về tinh thần.
Nhìn bằng con mắt đức tin, chúng ta dễ dàng thấy được nguyên nhân dẫn đến những
hình thức xâm phạm sự sống con người xuất phát từ việc con người trong xã hội này hôm nay
đang đánh mất ý thức về tầm quan trọng của sinh mạng nơi con người. Các trường hợp này đa
phần đều rơi vào những người chưa nhận biết đến sự hiện diện của Thiên Chúa, chưa nhận biết
được nguồn gốc sinh mạng xuất phát từ Thiên Chúa, chưa nhận biết được những giới luật của
Thiên Chúa. «Ngày nay ngay giữa lòng xã hội mệnh danh là văn minh, giới răn này chẳng
những không lỗi thời hay trở thành lu mờ, nhưng nó còn mang lấy tầm quan trọng hơn bao giờ
hết»9. Kết quả mà nó tạo ra đúng là bi kịch kéo dài, mỗi ngày biết bao sinh mạng bị tước bỏ
cách vô nhân tính. Nhưng nó lại không đáng sợ bằng lương tâm của con người, con người thờ

9
NGUYẾN VĂN KHÔI, Thập giới – Quyển II, Đại chủng viện Sao Biển Nha Trang, 2009, tr.120.

6
ơ trước những bi kịch như thế, họ không phân biệt được đâu là những điều tốt và điều xấu, và
những điều gây ảnh hưởng đến giá trị sự sống của con người.

III. NHỮNG TỘI NGHỊCH VỚI SỰ SỐNG


Sự sống nơi mỗi con người chính là một hồng ân Thiên Chúa ban tặng “Trước khi được
tạo thành trong lòng mẹ, Ta đã biết ngươi. Trước khi lọt lòng mẹ , Ta đã hiến thánh ngươi”
(Gr1,4). Sự linh thiêng, cao trọng nơi con người bắt nguồn từ sự sống, mà sự sống nơi con
người lại bắt nguồn từ Thiên Chúa. Vì thế, những ai xúc phạm đến sự sống thánh thiêng đó
đều mang trong mình một tội ác, tội ác chống lại sự sống, tội ác chống lại Thiên Chúa.

1. Tội giết người


Thánh Kinh xác định luật cấm của điều răn thứ năm: “Ngươi không được giết kẻ vô tội
và công chính” (Xh 23,7). «Cố ý giết một kẻ vô tội là một trọng tội chống lại phẩm giá của thụ
tạo nhân linh, chống lại “khuôn vàng thước ngọc” (regula aurea) và sự thánh thiện của Đấng
Tạo Hóa. Luật cấm giết người có giá trị phổ quát bắt buộc mọi người và mỗi người, mọi lúc và
mọi nơi»10.

Giết người có chủ đích là hành vi của ta nhắm tới cái chết của một người như một mục
tiêu hay như phương tiện để đạt đến một mục tiêu khác. Ví dụ: Vì báo thù mà cầm súng hay
dao để giết một người và giết một người khác để che lấp khi họ thấy hành vi của mình. Như
người mẹ vì không muốn sự tồn tại của đứa con mà đành tâm bỏ mặt cho nó chết. Những việc
đó đều mang tích chất hành vi giết người có chủ đích vì ước muốn của chủ thể thực hiện muốn
như vậy.

Giết người có chủ đích hoặc cố ý là một hành vi tội lỗi nặng nề. Luật luân lý cấm không
được đặt ai đó vào chỗ nguy hiểm khi không có lý do nghiêm trọng và cũng cấm không được
từ chối cứu giúp một người gặp nguy nan 11. Giết người không có chủ ý thì không bị quy tội về
mặt luân lý. Dầu vậy, nếu ai không có lý do chính đáng hoặc tương xứng cho hành vi giết
người, thì mặc dù không cố ý nhưng vẫn không thoát khỏi trọng tội.

Hành vi giết người cách trực tiếp mang lại hậu quả nghiêm trọng «điều răn thứ năm coi
việc giết người cách trực tiếp và có chủ ý là một tội trọng. Kẻ sát nhân và đồng lõa phạm cùng
10
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM UỶ BAN GIÁO LÝ ĐỨC TIN , Sách giáo lý…, op.cit., số 2261.
11
NGỌC LỄ, «Điều răn thứ năm - ngươi không được giết người», nguồn
http://www.tinvuixuanloc.vn/Watch_dieu-ran-thu-nam-nguoi-khong-duoc-giet-nguoi.-nt.-teresa-ngoc-le-
dmtt_2595.aspx.

7
một tội kêu thấu tới trời đòi báo thù (x. St 4,10). Tội giết trẻ thơ (x. GS 51), giết anh em, giết
cha mẹ, giết người phối ngẫu, là những tội ác đặc biệt nghiêm trọng, vì các dây liên kết tự
nhiên bị phá hủy. Sự quan tâm tới nòi giống hoặc tới sự chăm sóc sức khỏe cộng đồng không
thể biện minh cho bất cứ việc giết người nào, dù do công quyền ra lệnh»12.

Điều răn cấm giết người vô tội không chỉ là những điều lệ ghi trên giấy tờ mà «điều răn
cấm giết người vô tội vừa là một giới luật bất thành văn được ghi khắc trong lương tâm mỗi
người và mỗi người có thể biết được nhờ ánh sáng của lý trí (x. Rm 2,14-15), đồng thời cũng
là một luật bất thành văn được Thiên Chúa ban truyền và được Thiên Chúa ghi chép trong
Thánh Kinh, được truyền thống Giáo Hội lưu truyền và được huấn quyền thông thường và phổ
quát của Giáo Hội minh thị giảng dạy»13. Vì vậy, sát nhân là tội nghịch với Thiên Chúa và «sát
nhân là tội nghịch với đức công bằng vì xâm phạm đến quyền căn bản nhất của con người là
quyền sống, khi cướp đi sự sống của một con người, người ta không những lấy đi những gì
người ấy có trên trần gian, mà còn lấy mất của người ấy khả năng lớn lên trong đức ái. Sát
nhân là tội nghịch với đức bác ái bởi vì mọi người đều là con một của Cha trên trời, là anh em
với nhau trong tình huynh đệ phổ quát»14.

Bên cạnh đó, không một ai được phép giết một người đang ở trong tình trạng tàn tật,
thần kinh hay bệnh hoạn về thể lý và tâm lý vì lý do họ đang là gánh nặng của gia đình, của xã
hội. Lấy đi mạng sống của họ với lý do giải thoát cho họ khỏi sự đau khổ của tàn tật, hành vi
như thế cũng thuộc vào tội giết người một cách nghiêm trọng vì đối với Thiên Chúa con người
luôn bình đẳng trên mọi phương diện, đặc biệt là sự sống, là sinh mạng. Không chỉ riêng trong
các giới luật của Giáo Hội Công Giáo nhưng các quốc gia đều có những lề luật và những hình
phạt nặng nề cho những ai cố ý vi phạm đến quyền mạng sống của người khác.

Không chỉ vậy, «điều răn thứ năm cũng cấm làm một điều gì với ý hướng gây chết
người cách gián tiếp. Luật luân lý cấm đặt một người nào đó vào chỗ nguy tử nếu không có lý
do nghiêm trọng, cũng như cấm từ chối giúp đỡ một người đang lâm nguy. Xã hội nhân loại
để người ta chết đói mà không nỗ lực trợ giúp, là một bất công đáng ghê tởm và là trọng tội.
Các con buôn nào do sự ham lợi của mình mà gây ra đói kém và chết chóc cho anh em đồng

12
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM UỶ BAN GIÁO LÝ ĐỨC TIN , Sách giáo lý…, op.cit., số 2268.
13
NGUYẾN VĂN KHÔI, Thập giới – Quyển II, op.cit., tr.144 ; X. THÁNH CÔNG ĐỒNG CHUNG
VATICANÔ II, Lumen Gentium, số 25.
14
NGUYẾN VĂN KHÔI, Luân Lý Kitô Giáo…, op.cit., tr.122.

8
loại, cũng phạm tội giết người cách gián tiếp. Họ bị quy tội về điều này (X. Am 8,4-10). Giết
người không có chủ ý không bị quy tội về mặt luân lý. Nhưng nếu ai, không có lý do tương
xứng, mà hành động gây chết người, thì mặc dù không cố ý gây ra cái chết đó, vẫn không
được tha thứ khỏi trọng tội»15.

«Vì thế, không gì và không ai có thể cho phép giết người vô tội (x. Xh 23,7 ; Đnl 32,39).
Không ai được đòi hỏi cho mình hoặc cho người thay mặt mình quyền giết người vô tội.
Không một uy quyền nào của con người có thể áp đặt điều đó một cách chính đáng. Thậm chí,
không ai có quyền đồng ý hoặc cho phép làm việc đó» 16. Người ta biết rằng trong những thể
kỷ đầu, tội giết người thuộc vào số ba tội nặng nhất – cùng với tội chối đạo và tội ngoại tình –
và nó đòi hỏi sự sám hối công khai đặc biệt nặng nề và lâu dài, trước khi kẻ phạm tội giết
người đã ăn năng hối cải được ban ơn tha thứ và được thu nhận lại vào trong cộng đồng Giáo
Hội17. Do đó mà tội sát nhân luôn là một tột rất nặng nề và những người phạm tội chỉ được đền
bù bằng việc đền tội cho cân xứng.

2. Tội phá thai


Tình trạng nạo phá thai ở giới trẻ hiện nay là một vấn đề nhức nhối ở nhiều quốc gia trên
thế giới. Nạo phá thai không còn là chuyện riêng của mỗi người mà được coi là hành động phi
đạo đức, thậm chí cao hơn là tội ác giết người. Rất nhiều quốc gia đã ban hành luật chống nạo
phá thai. Nhưng trên thực tế, số liệu về những ca nạo phá thai vẫn không có dấu hiệu khả
quan.Việc giới trẻ sống thử, quan hệ tình dục trước hôn nhân, có thai, phá thai trở thành một
vòng tròn khép kín giống nhau ở khá nhiều người. Họ quan niệm rằng thai nhi chưa là người
nên không có quyền con người. Lối suy nghĩ đó đã khiến cho hàng triệu sinh linh bé nhỏ bị
tước đoạt đi quyền sống khi chưa nhìn thấy ánh mắt trời.
Với tính luân lý của Giáo Hội, thai nhi (bào thai) trong lòng mẹ phải được tôn trọng như
một con người thật. «Lại nữa, thai nhi là một con người không thể tự bào vệ được mạng sống
của mình vì thế phải được con người và luật pháp bảo vệ hơn. Mọi hình thức phá thai vì lý do
kinh tế, danh tiếng (hoang thai) nghề nghiệp đều phạm tội phá thai»18.

15
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM UỶ BAN GIÁO LÝ ĐỨC TIN , Sách giáo lý…, op.cit., số 2269.
16
NGUYẾN VĂN KHÔI, Thập giới – Quyển II, op.cit., tr.145; X. Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Tuyên ngôn về
việc làm chết êm dịu Jura et bona (05-05-1980),II.
17
X. GIOAN PHAOLO II, Thông điệp Tin Mừng về sự sống, op.cit., số 54.
18
TÂN YÊN, Các giới răn, 1993, tr.150 -151.

9
Công đồng Vaticano II đã khẳng định phá thai là tội ác ghê tởm chống lại sự sống: “Sự
sống ngay từ lúc thụ thai phải được giữ gìn hết sức cẩn thận: phá thai và giết trẻ sơ sinh là
những tội ác ghê tởm” (x. GS 51). Giáo huấn luân lý Kitô giáo luôn luôn coi phá thai là một
trọng tội: «Ngay từ thế kỷ thứ nhất, Hội Thánh đã khẳng định mọi vụ phá thai đều là tội ác
luân lý. Giáo huấn đó vẫn luôn luôn không thể thay đổi. Việc phá thai trực tiếp, nghĩa là, hoặc
được muốn như mục đích hoặc được muốn như phương tiện, đều trái ngược một cách nghiêm
trọng với luật luân lý»19.
Trong số 11 của Tuyên ngôn về việc cố ý phá thai, ban hành ngày 18/11/1974, Thánh bộ
giáo lý đức tin đã khẳng định “Quyền căn bản của một cá vị người chính là quyền sống. Mỗi
cá vị người đều được hưởng nhiều quyền lợi, trong đó quyền lợi nền tảng và là điều kiện cho
tất cả các quyền lợi khác đó chính là quyền sống. Quyền này không được thiết lập và có được
do người khác ban cho; nó cần phải được mọi người nhìn nhận và tứ chối quyền đó quả là một
điều bất công”. Truyền thống của Giáo hội xưa nay vẫn coi việc tôn trọng, bảo vệ và cải thiện
sự sống con người là một bổn phận, một đòi buộc cần phải tuân giữ nghiêm chỉnh 20. Trong
buổi nói chuyện với các nhà phụ khoa Công giáo ngày 20/9/2013, Đức Phanxicô đã phát biểu:
“Một đứa trẻ không được sinh ra, nhưng bị kết án phá thai một cách bất công, đều mang
khuôn mặt của Chúa, là Đấng đã cảm nghiệm bị thế gian từ khước ngay cả trước khi sinh ra
cũng như khi mới sinh ra”21.
Cộng tác chính thức vào việc phá thai là một trọng tội. Theo giáo luật, Hội Thánh phạt
vạ tuyệt thông cho tội ác chống lại sự sống con người này. «Người nào thi hành việc phá thai,
và nếu việc phá thai có hiệu quả, thì bị vạ tuyệt thông tiền kết (latae sententiae)» 22, “tức khắc
do chính sự kiện phạm tội” 23, theo những điều kiện đã được giáo luật dự liệu. Làm như vậy,
Hội Thánh không có ý đặt giới hạn cho lòng thương xót. Hội Thánh muốn cho thấy tính cách
nghiêm trọng của tội ác đã phạm, sự thiệt hại không thể sửa chữa được đã gây ra cho người vô
tội bị giết chết, cho cha mẹ của em và cho toàn xã hội.

19
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM UỶ BAN GIÁO LÝ ĐỨC TIN , Sách giáo lý…, op.cit., số 2271.
20
NGUYỄN PHƯỚC THIỆN, « đạo đức sinh học: luân lý sự sống», nguồn:
https://ubkinhthanh.net/index.php/tai-li-u-kh-o-c-u/tai-li-u-van-ki-n-giao-h-i/luan-ly/634-d-o-d-c-sinh-h-c-luan-
ly-s-s-ng-5.
21
EYMARD AN MAI ĐỖ O.Cist, «Phá thai với lương tâm người mẹ», nguồn: https://dongten.net/pha-thai-voi-
luong-tam-nguoi-me/.
22
Bộ Giáo Luật 1983, điều 1398.
23
X. Ivi, điều 1314.

10
Ngoài ra, «những can thiệp trên phôi người phải được coi là hợp pháp, với điều kiện là,
phải tôn trọng sự sống và sự toàn vẹn của phôi thai, và không kèm theo những nguy cơ không
tương xứng cho phôi thai, nhưng phải nhắm tới việc chữa trị, cải thiện tình trạng sức khỏe,
hoặc để cứu sống chính phôi thai. Sản xuất những phôi người để lạm dụng, nghĩa là để sử
dụng như ‘một vật liệu sinh học’, là vô luân. Một số thử nghiệm can thiệp trên bộ nhiễm sắc
thể hoặc gen di truyền không phải để trị liệu, nhưng nhằm sản xuất ra những con người được
tuyển lựa theo phái tính hoặc theo những đặc điểm khác được định sẵn. Những việc làm nhân
tạo đó nghịch lại với phẩm giá của nhân vị, sự toàn vẹn và căn tính ‘duy nhất, không trùng lắp’
của con người»24.

Hơn nữa, về luân lý Kitô Giáo không được phép nạo phá thai. Đồng thời theo Thánh Bộ
Giáo Lý Đức Tin nói: “Cần phải tôn trọng sự sống con người ngay từ khi bắt đầu quá trình
sinh sản. Từ khi trứng thụ tinh, đã có một sự sống mới bắt đầu, không phải của cha, cũng
không phải của mẹ. Đúng hơn là sự sống của một con người mới sẽ được phát triển riêng. Sự
sống ấy sẽ không bao giờ trở thành người được nếu đã không là người. Vì vậy, luật Thiên
Chúa cũng như lý trí tự nhiên không cho phép bất cứ ai có quyền giết một con người vô tội”.
Còn Công Đồng Vaticano II thì nói: “Sự sống phải được quan tâm bảo vệ hết mức ngay từ lúc
thụ thai. Vì thế, phá thai và giết trẻ em là những tội đáng ghê tởm”.

Bên cạnh đó, theo Đức Giáo Hoàng Benedict XVI, nạo phá thai đã không những không giải
quyết được những khó khăn của người phụ nữ và gia đình, mà còn mở ra một vết thương khác
trong lòng xã hội của chúng ta vốn đã phải đang gánh chịu nhiều điều đau khổ ”. Đức Giáo
Hoàng đã tuyên bố như trên trước 800 thành viên của Phong trào Sự Sống trong buổi hội kiến
ở Toà thánh Vatican hôm 12/05/200825.
Thân xác con người là Đền Thờ Chúa Thánh Thần, con người được tạo dựng theo hình ảnh
của Thiên Chúa. Vì thế, sự sống chính là một món quà tặng vô giá mà Thiên Chúa đã thương
ban cho con người. Sự sống, cái chết, phẩm giá của con người, đâu phải để cho chúng ta được
quyền quyết định hay hủy diệt. Con người có bồn phận phải tôn trọng và bảo vệ, huống hồ chi
một bào thai trong bụng lại là một con người và có mối liên kết máu mủ với ta.

24
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM UỶ BAN GIÁO LÝ ĐỨC TIN , Sách giáo lý…, op.cit., số 2275.
25
VŨ VĂN TRÌNH, «Vấn đề nạo phá thai trong giới trẻ ngày nay», nguồn:
https://www.tgpsaigon.net/bai-viet/van-de-nao-pha-thai-trong-gioi-tre-ngay-nay-42214.

11
Tóm lại, khi con người đối diện với nạn nạo phá thai, thì bất kể là ai đều mang trong mình
trách nhiệm. Không ai được dửng dưng trước khi đứng trước nạn phá thai mà ta cần động viên
nâng đỡ, đặc biệt là những người nữ vì họ là người phải trực tiếp đón nhận áp lực từ mọi phía:
từ bạn tình, gia đình và xã hội. Hãy giáo dục đức tin chô các bạn trẻ. Những người thân hãy
quan tâm và yêu thương những người mẹ đang trong quá trình mang thai, tạo điều kiện thuận
lời hết sức để đứa bé chào đời trong tình yêu thương của mọi người.

3. Tội tự sát
Tự sát là một hành động chủ ý của một con người nhằm gây ra cái chết cho chính mình.
Một con người đang rơi vào trong tuyệt vọng, thay vì chọn một con đường tích cực là bảo toàn
sự sống nơi chính mình thì họ lại chọn con đường kết thúc cuộc đời của mình.
Tự sát là hành vi xúc phạm đến Thiên Chúa vì con người là thụ tạo được Thiên Chúa
dựng nên: «Không ai có quyền trên mạng sống mình, chỉ có trách nhiệm bảo quản thôi. Thiên
Chúa là chủ sự sống. Thiên Chúa trao quyền sử dụng cho con người để thực thi thánh ý Ngài.
Tự tử là xúc phạm quyền tối cao của Thiên Chúa. Tự tử xúc phạm đến chính mình, quyền tiến
thủ, quyền nên hoàn thiện như Thiên Chúa mời gọi. Giáo Hội không cho phép người tự tử
được an táng theo nghi lễ (CIC 1184)»26.
Bên cạnh đó «hành vi tự sát cũng nghịch với tình yêu chính đáng đối với bản thân, bởi vì
tự sát đi ngược lại khuynh hướng tự nhiên của con người muốn bảo tồn và kéo dài sự sống
của mình. Hơn nữa, tự sát còn là từ chối nổ lực trở nên hoàn thiện, vì đã không còn cho mình
khả năng và cơ hội để phát triển hơn nữa, bởi lẽ cuộc đời dù có đau khổ hay xem ra vô dụng,
vẫn là cơ hội để trở nên hoàn thiện, để lập công và chuẩn bị cho đời sau. Ngoài ra, tự sát còn
xúc phạm đến tình yêu đối với người thân cận vì nó cắt đứt cách bất công những mối dây liên
đới với gia đình , quốc gia và cộng đồng nhân loại mà ta có trách nhiệm. Điều này còn rõ ràng
hơn nữa trong trường hợp tự sát của những người có trách nhiệm đối với tha nhân và nhân
loại»27.
Không một ai có quyền tự sát hay tự tước đoạt đi mạng sống của chính bản thân mình
«Mỗi người chịu trách nhiệm về sự sống. Chính Người vẫn là Chủ tể tối thượng sủa sự sống.
Chúng ta có bổn phận đón nhận với lòng biết ơn và gìn giữ sự sống để tôn vình Thiên Chúa và

26
CARÔLÔPESCHKES.V.D, Đạo đức Kitô giáo dưới ánh sáng Công Đồng Vatican II, 1992, tr.253.
27
NGUYẾN VĂN KHÔI, Thập giới – Quyển II, op.cit., tr.180.

12
được cứu độ. Chúng ta là người quản lý chứ không phải chủ tể của sự sống mà Chúa đã trao
ban. Chúng ta không có quyền định đoạt về mạng sống mình»28.
Trong thư Thánh Phaolô gửi cộng đoàn tín hữu Roma, Thánh Phaolô dạy: “Thật vậy,
không ai trong chúng ta sống cho chính mình, cũng như không ai chết cho chính mình. Chúng
ta có sống là sống cho Chúa, mà có chết cũng là chết cho Chúa” (Rm 14,7-8). Sống ở đây là
sống theo các điêù luật Chúa dạy, sống theo gương Chúa Kitô và cùng tham dự vào cuộc khổ
nạn của Chúa. Còn chết là chết đi cho những tội lỗi yếu hèn của mình và chấp nhận cái chết
theo lẽ tự nhiên với sự an bài của Thiên Chúa.
«Có hai hình thức tự sát: trực tiếp và gián tiếp. Tự sát trức tiếp: nhắm đến cái chết như
một mục đích hay một phương tiện, dựa trên quyết định của mình. Tự sát trực tiếp không thể
được chấp nhận về mặt luân lý, ý như sát nhân vậy. Tự sát gián tiếp: nhắm đến một điều khác
mặc dù có thể kèm theo sự chết của mình» 29. Một hình thức khác của tự sát trực tiếp là tự sát
để nêu gương «Nếu tự sát với ý định nêu gương, nhất là đối với giới trẻ , thì tội này con mang
thêm tính nghiêm trọng là làm gương xấu. Cộng tác có chủ ý vào việc tự sát là trái nghịch với
luật luân lý. Những rối loạn tâm thần trầm trọng, lo âu hay quá sợ hãi trước một thử thách,
trước đau khổ hay cực hình, có thể làm giảm thiểu trách nhiệm của người tự sát»30.
Những lý do trên cho thấy những người tự sát thường là những người đã đánh mất niềm
tin nơi con người của mình hoặc đời sống thiếu đi một nơi để nương tựa trong những lúc
khủng hoảng về tinh thần, thể xác. Hay trong những trưỡng hợp là người có tôn giáo thì họ có
một đời sống thiếu đi niềm tin và lòng trông cậy đối với Thiên Chúa. Chỉ Thiên Chúa mới có
quyền quyết định về sự sống và sự chết của con người 31. Chính trong thế giới tục hóa này con
người dễ dàng đánh mất niềm tin vào Thiên Chúa, con người mãi chạy theo những của cải, vật
chất, thú vui đời này đến khi không còn lại gì thì họ cũng đánh mất bản thân và mạng sống của
chính mình. Vì thế, để ngăn chặn tự sát thì giáo dục đức tin cho mọi người là hết sức quan
trọng, cho họ thấy tự sát mang lại những đau khổ như thế nào cho bản thân và tha nhân.
Người thực hiện hành vi tự sát phải nhận trách nhiệm về chính hành vi của mình. Theo
điều luật của Giáo Hội trước đây, Giáo Hội không cho phép những người tự sát được an táng
theo nghi thức công giáo32. Nhưng ngày nay giáo luật mới đã hủy bỏ điều luật ấy và chỉ qui
định một cách tổng quát rằng các tội nhân công khai sẽ không được vinh dự an táng theo nghi
28
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM UỶ BAN GIÁO LÝ ĐỨC TIN , Sách giáo lý…, op.cit., số 2280.
29
NGUYẾN VĂN KHÔI, Luân Lý Kitô Giáo…, op.cit., tr.149–tr.150.
30
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM UỶ BAN GIÁO LÝ ĐỨC TIN , Sách giáo lý…, op.cit., số 2282.
31
X. NGUYẾN VĂN KHÔI, Thập giới – Quyển II, op.cit., tr.181.

13
thức đạo, nếu khi làm thế có thể gây ra gương xấu công khai cho các tín hữu 33. Nhưng, «việc
phán đoán trách nhiệm của người tự sát không thuộc quyền của con người, nhưng được dành
cho một mình Thiên Chúa là Đấng thấu suốt mọi sự và đồng thời cũng là Đâng đầy lòng
thương xót. Do đó chúng ta không nên tuyệt vọng về phần rỗi linh hồn của họ, nhưng hãy cầu
nguyện cho họ, vì Thiên Chúa có thể thu xếp cho họ cơ hội để sám hối bằng cách mà chỉ một
mình Người biết»34.
Đối với việc tực sát gián tiếp, người thực hiện hành vi thì được phép khi có lý do xứng
đáng, ví dụ: nhảy khỏi nhà khi nhà cháy, xông vào đám cháy hoặc nhảy xuống nước để cứu
người,… Tuy nhiên, không được tự đặt mình vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, ví dụ:
lái xe tốc độ cao, cẩu thả khi hành nghề,...35
Qua đó, ta thấy được tự sát là một tội giết người, là một hành vi xúc phạm đến Thiên
Chúa, bản thân và tha nhân. Tự sát mang lại cho ta hậu quả nghiêm trọng cho sự sống ở đời
này và sự sống đời sau. Cùng là thân phận con người như nhau, cùng một Cha trên trời, con
người có bổn phận phải ngăn chặn những hành vi tự sát qua những lời khuyên ngăn, quan tâm
và giúp đỡ, đặc biệt là giáo dục đức tin cho mọi người.

4. An tử
An tử là một hành vi nhằm giải thoát người già đau yếu, người bệnh tật khỏi sự khổ cực
đời này. Nhưng, “sự sống con người là một cái gì đó thánh thiêng cần được bảo vệ từ chiếc
nôi cho đến ngôi mộ, hay đúng hơn, từ lúc thụ thai cho đến khi chết tự nhiên. «Vì thế, nếu phá
thai hay giết thai nhi là một tội ác, thì giết người già yếu bệnh hoạn gần chết cũng là mộ tội ác
nặng nề không kém. Thế nhưng, trong bối cảnh nền văn hóa hưởng thụ hiện nay, người ta có
khuynh hướng đánh giá đời sống theo mức độ nó đem lại sự sung sướng và khoái lạc; sự đau
khổ nó xuất hiện như một cái gì phi lý, vô nghĩa, không thể chịu nổi, và cần phải thoát khỏi nó
bằng mọi giá, ngay cả bằng cái chết. »36.

Những người tham gia hay thực hiện vào quá trình làm chết êm dịu với lý do vì đương
sự là một ý nghĩ sai lầm. Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II đã có những nhận định về làm chết
32
X. Bộ Giáo luật 1917, điều 1240 ; x. TRẦN TRỌNG DUNG, « việc chế tài an táng theo nghi thức giáo hội
công giáo», nguồn: https://giaoluatconggiao.com/che-tai/viec-che-tai-an-tang-theo-nghi-thuc-giao-hoi-cong-giao-
ga-tran-trong-dung-105.html.
33
X. Bộ Giáo luật 1983, điều 1184.
34
NGUYẾN VĂN KHÔI, Thập giới – Quyển II, op.cit., tr.184.
35
X. Ivi, tr.186-187.
36
NGUYẾN VĂN KHÔI, Luân Lý Kitô Giáo…, op.cit., tr.141-142.

14
cách êm dịu: «Chia sẻ ý định tự tử của người khác và giúp họ thực hiện – gọi là tự tử có tiếp
tay – là dấu chỉ mình là người có cộng tác, và đôi khi chính mình là kẻ thực hiện điều bất công
không bao giờ có thể biện minh được ấy, mặc dù do đương sự yêu cầu. Thánh Augustinô viết
bằng một nét bút thờ sự tuyệt vời: “Không bao giờ được giết kẻ khác, dù chính họ muốn thế,
hoặc nhất là do chính họ yêu cầu, bởi vì bị chơi vơi giữa sống và chết, họ van xin được giúp
đỡ để giải phóng linh hồn đang đấu tranh chống lại các mối dây ràng buộc với thân xác và
muốn thoát khỏi nó, cả đến bệnh nhân trong tình trạng không hy vọng sống được nữa, tự tử
vẫn không được phép”. Cả khi lý do không phải là vì người đau khổ từ chối cái ích kỷ không
muốn mang gánh nặng cuộc sống, ta cũng phải nói rằng việc làm chết êm dịu là một thứ
“thương hại sai lầm”, hơn thế, nó còn là sự suy đồi đáng e ngại đối với lòng thương xót: quả
vậy, lòng cảm thương chân thực khiến ta liên đới với nỗi đau của tha nhân, nhưng nó không
triệt tiêu kẻ đang gặp nỗi đau khổ mà chính mình cũng không chịu được. Hành vi làm chết êm
dịu càng tỏ ra độc ác, khi nó được thực hiện bởi chính những người – như là người trong gia
đình – lẽ ra phải nâng đỡ người thân của mình một cách kiên nhẫn và yêu thương, hay bởi
những người, vì nghề nghiệp của họ, như các y sĩ, đúng ra phải chăm sóc bệnh nhân, cả trong
những hoàn cảnh khó khăn nhất khi họ sắp chết»37.

Trong trường hợp một người tự ý quyết định quyền sống chết của một người là tội ác
ghê tởm “việc chọn lựa “làm chết êm dịu” càng nặng tội, khi nó được coi như một việc sát
nhân mà các đệ tam nhân thực hiện đối với một người không hề yêu cầu như thế và không bao
giờ tỏ một ý ưng thuận nào. Người ta đã đi tới tột đỉnh của ý thích tùy nghi về sự bất công ghê
gớm khi một số người, bác sỹ hay nhà làm luật, đã đoạt quyền quyết định ai được sống ai phải
chết, chuyện đó tả lại cảnh cám dỗ trong vường Eden: “trở nên như Thiên Chúa, biết lành biết
dữ” (x. St 3,5). Nhưng chỉ có Thiên Chua mới cầm quyền sinh tử: “chính Ta làm cho chết, và
làm cho sống” (Đnl 32, 29; x. 2V 5,7; 1 Sm 2,6). Thiên Chúa vẫn sử dụng quyền ấy theo quyết
định không ngoan và yêu thương của Ngài, và chỉ mình Ngài có quyền làm như thế. Khi con
người chiếm đoạt quyền ấy, theo cái lo-gich vo lý và ích kỷ, thì việc mà họ đã thực hiện chắc
chắn đưa họ tới bất công và sự chết. Khi ấy sự sống của kẻ yếu sẽ bị nằm trong tay kẻ mạnh.
Trong xã hội người ta mất ý thức về công bình và đe gọa tận gốc rễ lòng tín nhiệm lẫn nhau, là
cơ sở cho mọi quan hệ chân chính giữa các ngôi vị 38. Như vậy, «cái chết êm dịu trực tiếp, với

37
GIOAN PHAOLO II, Thông điệp Tin Mừng về sự sống, op.cit., số 66.
38
X. Ibid.

15
bất kỳ lý do nào, cốt tại việc chấm dứt sự sống của những người tật nguyền, bệnh hoạn hoặc
hấp hối. Về phương diện luân lý việc này không thể chấp nhận được. Như vậy, một hành động
hay một thiếu sót, tự nó hoặc với ý hướng , gây ra cái chết để chấm dứt sự đau đớn, là một tội
giết người, nghịch lại một cách nghiêm trọng với phẩm giá của nhân vị và với sự tôn trọng
Thiên Chúa hằng sống, Đấng Tạo Hóa của con người. Một phán đoán sai lầm mắc phải cách
ngay tình, không thay đổi bản chất hành vi sát nhân này, một hành vi phải cấm chỉ và loại
trừ»39.

Đối với đương sự tự do lựa chọn cái chết êm dịu cho chính mình thì mắc tội tự tử, vì đã
từ chối niềm trông cậy vào tình thương của Thiên Chúa. Thay vì chấp nhận những khổ đau
nhằm thông phần vào cuộc khổ nản của Chúa Kitô để đi tới vinh quang sự sống đích thực thì
họ lại chọn con đường sự chết. Chúng ta đang “mang trong mình sự chết của Đức Giêsu, để
sự sống của Ngài cũng được biểu lộ nơi thân xác hay hay chết của chúng ta” (x. 2Cr 4), như
người đau yếu là hình ảnh của Chúa Giêsu thì giúp đỡ người đang trong tình trạng bệnh tật,
già yếu, hấp hối là bổn phận của mỗi người “Ta đau yếu và các ngươi đã thăm viếng Ta” (Mt,
25, 36). Về vấn đề này, Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo dạy rõ: «Dù cái chết xem ra gần kề,
vẫn phải chăm sóc bình thường cho bệnh nhân, chứ không thể ngưng một cách hợp pháp. Việc
sử dụng các loại thuốc giảm đau, để làm dịu bớt sự đau đớn của người hấp hối, cả khi có nguy
cơ rút ngắn những ngày sống của họ, về mặt luân lý có thể được coi là phù hợp với nhân
phẩm, miễn là không nhắm đến cái chết như mục đích hay phương tiện, nhưng chỉ tiên đoán
và phải chấp nhận cái chết như điều không thể tránh. Việc chăm sóc để giảm đau là một hình
thức tuyệt vời của đức mến vô vị lợi. Vì thế, công việc này cần được khuyến khích»40.

Mặt khác, một số trường hợp chấp nhận được vì cái chết đến là điều hiển nhiên, không
thể ngăn cản được «việc ngăn các phương tiện y khoa, quá tốn kém, mạo hiểm, ngoại thường
hoặc không tương xứng với những kết quả mong muốn, có thể là hợp pháp. Đây là sự từ chối
“việc trị liệu khắc nghiệt”. Theo cách này, ta không muốn đưa đến cái chết, nhưng chấp nhận
vì không thể ngăn cản được cái chết. Chính bệnh nhân phải quyết định, nếu họ có thẩm quyền
và khả năng, nếu không, việc quyết định phải do những người có quyền theo luật pháp, nhưng
phải luôn tôn trọng ý muốn hợp lý và quyền lợi hợp pháp của người bệnh» 41. Không chỉ thế,

39
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM UỶ BAN GIÁO LÝ ĐỨC TIN , Sách giáo lý…, op.cit., số 2277.
40
Ibid., số 2279.
41
Ibid., số 2278.

16
mọi người (đặc biệt là người thân của các bệnh nhân) phải có trách nhiệm và bổn phận chăm
sóc cho người bệnh một cách chu đáo vì họ được quyền sống xứng đáng với phầm giá con
người của họ cho dù họ đang vào những giây phút cuối đời trần thế, về mặt tinh thần nâng đỡ
họ bằng lời cầu nguyện và các Bí tích, giúp họ chuẩn bị tinh thần khi chuẩn bị đến gặp gỡ
Thiên Chúa42.

Trên nền tảng sự sống con người bắt nguồn từ Thiên Chúa và chỉ có Thiên Chúa mới có
quyền quyết định sống chết, vận mệnh của con người. Như vậy, chủ ý thực hiện cái chết êm
dịu cho bất kỳ một người nào với hình thức và lý do gì thì đều phạm đến tội giết người. Người
bệnh mong muốn hoặc chấp thuận phương pháp chết êm dịu thì phạm tội tự sát. Vì bản chất
tội này nghịch lại với sự sống nên tội này xúc phạm đến Thiên Chúa, là Đấng Tạo Hóa dựng
nên con người và nó cũng xúc phạm đến phẩm giá của con người.

IV. PHẨM GIÁ CON NGƯỜI


«Phẩm giá con người được bắt nguồn từ việc con người được dựng nên giống hình ảnh
Thiên Chúa, được ban cho linh hồn thiêng liêng bất tử, có lý trí và ý chí tự do, nên con người
luôn hướng về Thiên Chúa và được mời gọi hưởng phúc đời đời. Phẩm giá con người đòi buộc
người Kitô hữu phải ăn ở xứng đáng với Tin Mừng của Đức Kitô (x. Pl 1,27) nghĩa là sống
đời sống mới»43.

1. Được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa


«Những kẻ tin cũng như những kẻ không tin đều có chung quan điểm là mọi vật trên
địa cầu phải được quy hướng về con người như là trung tâm và đỉnh cao của vạn vật. Nhưng
con người là gì? Con người đã và đang đưa ra nhiều quan điểm về chính mình, những quan
điểm khác nhau và đôi khi trái ngược nhau, theo đó, thường khi, hoặc con người tự tôn vinh
mình như một chuẩn mực tuyệt đối hoặc tự khinh bỉ đến độ tuyệt vọng, từ đó dẫn đến hoài
nghi và lo lắng»44.

Mọi người, từ giây phút đầu tiên trong bụng mẹ, đã có một phẩm giá không ai được
xâm phạm, vì từ đời đời, Thiên Chúa đã muốn, đã yêu, đã dựng nên, đã cứu chuộc và đã dịnh
cho họ được hạnh phúc muôn đời, Kitô hữu tin rằng phẩm giá con người xuất phát từ Thiên

42
X. Bản Toát yếu Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 478.
43
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM UỶ BAN GIÁO LÝ ĐỨC TIN, Bản hỏi thưa giáo lý…, op.cit., tr.126.
44
THÁNH CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Hiến chế Gaudium et Spes, số 12.

17
Chúa45. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đã khẳng định trong thông điệp Tin Mừng Sự Sống,
số 53 rằng: «Sự sống của con người là thánh thiêng bởi vì ngay từ nguồn gốc, nó bao hàm
hành động sáng tạo của Thiên Chúa và mãi mãi nằm trong một mối quan hệ đặc biệt với Đấng
Tạo Hoá»46. Ngay từ những trang đầu tiên của Sách Sáng Thế đã nói đến nguồn gốc con người
từ đâu mà đến “Thiên Chúa phán: chúng ta sẽ làm ra con người theo hình ảnh Chúng ta,
giống như Chúng ta, để con người làm chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất
và mọi giống vật bò dưới đất”(St 1,26) và “Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh
mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con
người có nam có nữ” (St 1,27), vì thế mà tất cả mọi người đều có cùng nguồn gốc là Thiên
Chúa và một Đấng Cứu Độ duy nhất là Đức Giêsu Kitô. «Có quả thì phải có nhân. Mỗi người
do cha mẹ sinh ra, cha mẹ do ông bà, ông bà do tổ tiên. Ngược lên mãi đến khởi đầu, sẽ gặp
một vị có sẵn và sinh dựng nên con người đầu tiên.Vũ trụ khởi đầu từ vụ nổ big bang? Ngôi
nhà phải có người làm ra. Cũng thế, vũ trụ này cũng phải có tác giả. Tác giả ấy là Thiên Chúa
Tạo Hóa»47. «Qua mô-típ hình ảnh Thiên Chúa, Kinh Thánh khẳng định mạnh mẽ tính thánh
thiêng của con người, đó chính là nhân phẩm»48.

Kinh Thánh dạy rằng con người được tạo dựng “giống hình ảnh của Thiên Chúa” nên
có thể nhận biết và yêu mến Đấng đã dựng nên mình và được Thiên Chúa đặt làm thụ tạo vượt
trên hết mọi thụ tạo trần gian (Kn 1,26) để con người cai quản mọi thụ tạo trên trần gian và sử
dụng chúng một cách hợp lý và tôn trọng. Trong Thánh Vịnh 8: “Con người là chi mà Chúa
cần nhớ đến, phàm nhân là gì mà Chúa phải bận tâm? Chúa cho con người chẳng thua kém
thần linh là mấy, ban vinh quang danh dự làm mũ triều thiên, cho là chủ công trình tay Chúa
sáng tạo, đặt muôn loài muôn sự dưới chân” (Tv 8,5-8).

Trên mặt đất, chỉ có con người là thụ tạo đã được Thiên Chúa dụng nên cho chính họ
và mời gọi họ tham dự vào sự sống thần linh của Ngài nhờ nhận biết và yêu thương. Vì được
tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, con người có phẩm giá của một ngôi vị; con người không
phải là một sự vật, nhưng là một con người có nhận thức về bản thân mình và đi vào sự hiệp
thông với Thiên Chúa. Sự chết nơi con người bắt nguồn từ tội lỗi và “Thiên Chúa không tạo
45
X. GIÁO LÝ HỘI THÁNH CÔNG GIÁO CHO NGƯỜI TRẺ, Youcat Việt Nam, NXB Văn Hoá- Văn Nghệ
TP.HCM, 2016, số 280.
46
GIOAN PHAOLO II, Thông điệp Tin Mừng về sự sống, op.cit., số 53.
47
TRĂNG THẬP TỰ, Niềm vui làm con Chúa, NXB Hồng Đức, 2022, tr.18.
48
TRẦN MẠNH HÙNG, STD, Sự Sống Và Quyền Bất Khả Xâm Phạm: Nền Tảng Luân Lý Cho Xã Hội, NXB
Tôn Giáo, 2020, x. Lời ngỏ.

18
nên sự chết, cũng chẳng vui vì các sinh vật bị diệt vong; ngài dựng nên muôn vật, cốt cho
chúng ta được tồn tại… Thật vậy, Thiên Chúa tạo dựng con người để nó sống mãi, Ngài dựng
nên con người theo hình ảnh Ngài. Chính bởi ác quỷ ghen tương mà sự chết đã xâm nhập thế
gian; những ai thuộc về nó đều kinh nghiệm điều đó” (Kn 1, 13-14; 2, 23-24). Thật vậy, ngay
từ nguyên thủy Tin Mừng về sự sống đã được công bố là con người được tạo dựng theo hình
ảnh của Thiên Chúa nhằm đạt đến cuộc sống sung mãn và hoàn hảo là cuộc sống vĩnh cữu trên
thiên đàng.

Mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể càng làm sáng tỏ hơn về nguồn gốc của con người, con
người được tiền định để phản ánh hình ảnh Con Thiên Chúa làm người, Đấng là “hình ảnh
trọn hảo của Thiên Chúa cô hình” (Cl 1,15) và “Thiên Chúa Ba Ngôi đã mạc khải kế hoạch
của mình là chia sẻ sự thông hiệp đời sống với các nhân vị được tạo dựng theo hình ảnh Ngài.
Quả vậy, chính vì sự thông hiệp Ba Ngôi này mà con người mới được tạo dựng theo hình ảnh
Thiên Chúa. Chính mối tương đồng căn cốt với Thiên Chúa Ba Ngôi này đã là nền tảng làm
nẩy sinh sự thông hiệp giữa một bên là các hữu thể được tạo thành và bên kia là các Ngôi Vị
không được tạo thành (tức là Tam Vị). Được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, con người tự
bản chất có xác có hồn, có nam có nữ, người này được tạo thành cho người kia, là những ngôi
vị hướng ngả về tình hiệp thông với Thiên Chúa và với nhau, nhưng lại bị tội lỗi làm thương
tổn, do đó cần phải được cứu độ, cũng như được định đọat để sống phù hợp với Chúa Kitô vốn
là hình ảnh hoàn hảo của Chúa Cha, trong quyền năng Thánh Thần”49.

Điều mà con người vượt trên mọi loài thụ tạo khác là Thiên Chúa ban cho con người có
linh hồn để sống mãi với Ngài vì Thiên Chúa là Đấng Hằng Sống. Cuộc sống trần thế không
làm thỏa mãn ước vọng tuyệt đối nơi con người. Ngay từ lúc tạo dựng nên con người, Thiên
Chúa ghi khắc vào trong lương tâm con người khát vọng tìm đến nguồn cội là chính Thiên
Chúa và Ngài mời gọi con người chuẩn bị cho cuộc sống đời đời mai sau ngay trong chính
cuộc sống trần thế này “Hãy sẵn sàng, vì chính vào giời các ngươi không ngờ, Con Người sẽ
đến” (Lc 12, 40).

49
NGUYỄN KIM NGÂN, « hiệp thông nhân vị và quản lý tạo vật:Con người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên
Chúa (2) - », nguồn: http://giaophanmytho.net/tin-ly---than-hoc/hiep-thong-nhan-vi-va-quan-ly-tao-vatcon-nguoi-
duoc-tao-dung-theo-hinh-anh-thien-chua-2-14617.html

19
2. Quyền trên sự sống: chỉ Thiên Chúa
Tính thánh thiêng và bất khả xâm phạm của con người còn phát xuất từ việc chỉ Thiên
Chúa mới là chủ tể duy nhất của sự sống và sự sống con người phản ánh tính thánh thiêng và
bất khả xâm phạm của chính Thiên Chúa. Sự sống và sự chết của con người ở trong bàn tay
Thiên Chúa, ở trong quyền năng của Người: “Chính Chúa nắm trong tay hồn của mọi sinh linh
và hơi thở của mọi xác thịt người phàm” (G12, 10). “Giave làm cho chết và làm cho sống,
Người đày xuống âm phủ và lại đưa lên” (1Sm 2,6). Chỉ có Người mới có quyền phán :
«Chính Ta làm cho chết và làm cho sống” (Đnl 32,39). Bởi vì “duy chỉ Thiên Chúa là chủ tể
sự sống từ khi nó bắt đầu cho đến lúc nó kết thúc, nên không ai trong bất cứ trường hợp nào có
thể đòi cho mình quyền trực tiếp hủy diệt một con người vô tội»50.

«Tuy nhiên, bởi vì con người được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa, nên họ cũng
được người mời gọi và cho tham dự quyền chủ tể của Người đối với sự sống bằng cách yêu
mến , tôn trọng, bảo vệ và thăng tiến sự sống trong toàn thể vũ trụ mà Thiên Chúa đã giao phó
cho con người quản lý»51. «Sự sống thánh thiêng của con người là do Thiên Chúa ban tặng và
phải được nuôi dưỡng, bảo vệ. Hủy hoại mạng sống không phải quyền của con người mà là
đặc quyền của Thiên Chúa»52. «Con người là quản lý của công trình sáng tạo nên chỉ có quyền
làm chủ hạn chế, và vì thế chỉ có tự do hạn chế về sinh mạng của mình» 53. Qua đó, mạng sống
của con người là thuộc về Thiên Chúa, là một “tài sản” mà Thiên Chúa đã gửi gắm cho ta chứ
không phải mạng sống là thuộc quyền sở hữu hoàn toàn của ta.

Dù là người Công giáo hay Tin Lành đều xác tín một điều rằng: Thiên Chúa là Chúa
của sự sống và sự chết. Niềm xác tín này cũng là một cách khẳng định rằng: giá trị tột đỉnh và
tính thánh thiêng của sự sống con người là do Thiên Chúa mà đến. Tuyên xưng Thiên Chúa là
Chúa của sự sống và sự chết, tức là khẳng định sự phân biệt nền tảng giữa Tạo Hóa và thụ tạo,
đồng thời khẳng định rằng với tư cách thụ tạo, con người nhờ Thiên Chúa mới có được sự hiện
hữu, giá trị và định mệnh tối hậu của mình. Những khẳng định này mặc nhiên nói rằng không
ai được tự nhận có toàn quyền làm chủ sinh mạng của mình và sinh mạng của người khác54.

50
THÁNH BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN, Huấn thị Donum Vitae, phần dẫn nhập, tr.5.
51
NGUYẾN VĂN KHÔI, Luân Lý Kitô Giáo…, op.cit., tr.115.
52
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM UỶ BAN GIÁO LÝ ĐỨC TIN , Sách giáo lý…, op.cit., số 2258, 2270,
2280.
53
TRẦN MẠNH HÙNG, STD, Sự Sống Và Quyền Bất Khả Xâm Phạm: Nền Tảng Luân Lý Cho Xã Hội, op.cit.,
tr.51.
54
X. Ivi, tr.61.

20
Tân Ước luôn trường thuật lại cuộc đời Chúa Giêsu, nhờ cái chết trên thập giá và sự
sống lại, lên trời trong vinh quang của Chúa Giêsu mà tất cả nhân loại được trao ban niềm hy
vọng vào sự sống đời đời trong Thiên Chúa. Biết bao lần Ngài đã làm cho kẻ chết được sống
lại. Qua việc Chúa Giêsu làm cho ông La-da-rô sống lại, Chúa Giêsu đã mặc khải cho loài
người biết Ngài là Đấng làm chủ vũ trụ , làm chủ không gian và thời gian, Ngài làm chủ sự
sống và cái chết. Ngài nắm trong tay quyền năng, sống và chết đều thuộc về Ngài, như lời
Chúa Giêsu đã nói: “Chúa Cha làm cho kẻ chết trỗi dậy và ban sự sống cho họ thế nào, thì
người Con cũng ban sự sống cho ai tùy ý” (Ga 5, 21).

Quả thật, vì tính thánh thiêng của sự sống, chúng ta không có quyền định đoạt về sự
sống còn của người khác, đương nhiên bao gồm cả các thai nhi đến ngay chính sự sống bản
thân, con người cũng chỉ là người quản lý, nghĩa là duy trì và phát triển sự sống chứ không
được tự sát.

Truyền thống của Hội Thánh xưa nay vẫn xem việc hủy hoại sinh mạng người vô tội là
một sự ác, sự dữ vì không ai có thẩm quyền và không ai có quyền tự nhận mình là chủ của sự
sống ngoài Thiên Chúa, Đấng ban sự sống và Đấng là sự sống. Nếu ta chỉ đánh giá một người
tùy theo thành tích và khả năng của họ, thì những người kém cỏi, bệnh tật, không may mắn sẽ
chẳng được quý trọng gì. Các Kitô hữu luôn xác tín rằng sự sống chỉ thuộc và bắt nguồn từ
Thiên Chúa, không một thần linh hay thế lực nào có quyền ngoài Thiên Chúa. Thiên Chúa
luôn coi trọng hết thảy tất cả mọi người, dù là những người nhỏ bé cùng cực đặc biệt là các
thai nhi. Người yêu thương, quý trọng họ như là thụ tạo độc nhất của Người trên trần gian.
Một thai nhi, một em bé luôn có phẩm giá vô hạn trước Thiên Chúa vì Thiên Chúa luôn nhìn
đến các em và không ai có quyền phá hủy phẩm giá đó55.

Tóm lại, Thiên Chúa là nguồn sự sống và chỉ duy nhất mình Ngài mới có quyền can
thiệp vào sự sống. Ngài cho sự sống con người phát sinh, tồn tại và phát triển. Ngài có quyền
cất đi và trả lại cho ai tùy ý. Ngài không những có quyền trên sự sống tự nhiên, nhưng còn có
quyền trên sự sống siêu nhiên, sự sống vĩnh cữu cho những ai tin vào Ngài. Những ai tự ý can
thiệp hoặc hủy hoại sự sống nơi con người là một hành vi chống lại Thiên Chúa, chống lại tình
yêu của Ngài. Khi con người yêu mến sự sống là con người yêu mến Thiên Chúa và khi con

55
X. GIÁO LÝ HỘI THÁNH CÔNG GIÁO CHO NGƯỜI TRẺ, Youcat Việt Nam, op.cit., số 280.

21
người tôn trọng sự sống là con người tôn trọng Thiên Chúa, là Đấng nguồn cơn và trao ban sự
sống.

V.

22
V. TÔN TRỌNG SỰ SỐNG
Lòng yêu thương nơi con người phải đi đôi với tôn trọng sự sống nơi người đó, dù chỉ
là thai nhi một, hai ngày tuổi, dù là người già cả, bệnh tật sắp chết, cả những người bị bệnh
tâm thần và những người bị xã hội coi khinh, ruồng bỏ, kết án và gần nhất chính là yêu thương
chính bản thân ta «Điều răn thứ năm dạy chúng ta phải tôn trọng sự sống con người mà Chúa
đã ban, vì chỉ mình Ngài mới là chủ và có quyền trên sự sống ấy mà thôi»56.

1. Phôi thai – một thụ tạo nhân linh.


Phá thai luôn là vấn đề nhức nhối hiện nay trong xã hội và người phá thai hay người
tham gia vào quá trình thì luôn nêu lên những lý do để biện hộ cho hành vi trái luân lý của họ.
Những người tham gia, ủng hộ quyền phá thai luôn lý luận rằng “Phôi thai chưa phải là một
nhân vị, do đó chưa hoàn toàn được hưởng quyền sống như một con người. Vì thế phá thai
được coi là quyền tự do của một con người, họ có quyền quyết định với thân thể của họ”. Trái
lại, với người chống phá thai «Phôi thai thực sự là người, một nhân vị heo đó “sự sống ngay từ
lúc thụ thai cũng như việc sát nhi, là những trọng tội gớm ghiếc” ngay từ giây phút thụ tinh,
do đó quyền sống của phôi thai là một quyền bất khả xâm phạm» 57.
Huấn thị Donum Vitae nêu rõ: «Từ khi thụ thai, sự sống của bất kỳ con người nào cũng
được phải tôn trọng cách tuyệt đối, bởi vì con người là thụ tạo duy nhất trên trần gian “được
Thiên Chúa dựng nên vì chính nó” và linh hồn của mỗi con người được Thiên Chúa “tạo dựng
trực tiếp”, toàn thể con người mang hình ảnh Đấng Tạo Hóa. Sự sống con người là thánh
thiêng, vì ngay từ nguồn gốc, nó bao hàm “hành động sáng tạo của Thiên Chúa” và mãi mãi, ở
trong mối quan hệ đặc biệt với Đấng Tạo Hóa là cứu cánh duy nhất của nó. Chỉ có Chúa là chủ
sự sống từ đầu tới cuối: không ai, trong bất kỳ trường hợp nào, lại có thể tranh dành cho mình
quyền trực tiếp hủy hoại một con người vô tội»58.
Y học hiện nay phát triển một cách mạnh mẽ và có nhiều thành tựu. Nhiều liệu pháp trị
liệu ra đời nhằm cứu sống những phôi thai. Tuy nhiên, có những thử nghiệm được thực hiện
phôi thai nhằm điều khiển giới tính hoặc theo đặc tính, hình thái mà con người mong muốn.

56
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM UỶ BAN GIÁO LÝ ĐỨC TIN, Bản hỏi thưa giáo lý…, op.cit., tr.169.
57
CÔNG ĐỒNG VATICANÔ II, Hiến chế Lumen Gentium, số 41.
58
THÁNH BỘ VỀ ĐẠO LÝ ĐỨC TIN, Huấn thị DONUM VITAE, Phần dẫn nhập – Những lời dạy của Huấn
Quyền ; x. Hiến chế Mục vụ GS, 24. ; x. Thông điệp HG (Humani Generis): AAS 42 (1950), tr 575, Phaolo VI,
Tuyên xưng đức tin trọng thể, 30-6-1968: AAS 60 (1968), tr.436 ; x. Hiến chế Mục vụ GS 24. ; x. Piô XII, diễn
văn trước Hiệp Hội Y sinh “Thánh Luca”, tr.191-192.

23
Hàng ngàn ống nghiệm được thực hiện nhưng chỉ thành công trên một vài ống nghiệm, trong
khi những cái khác thì bỏ đi. Hành vi đó xâm phạm đến phẩm giá của con người, trong trường
hợp này là các thai nhi «Sản xuất những phôi người để lạm dụng, nghĩa là sử dụng như một
vật liệu sinh học là vô luân» 59. Những can thiệp của y học vào trên phôi thai nhưng với điều
kiện là không làm hại gì đến phôi thai, tôn trọng quyền toàn vẹn của phôi thai và việc can
thiệp phải nhằm đến việc chữa trị, cứu sống phôi thai60.
Bản chất của các nghiên cứu y học phải phải nhằm mục đích phục vụ sự sống con người
với ý hướng tốt «Người thầy thuốc là để phục vụ con người và việc tạo sinh con người, chứ
thầy thuốc không có quyền sử dụng con người hay định đoạt số phận của họ theo ý muốn của
minh»61. Vì vậy mà các nghiên cứu ý học hay các tác động của các bác sỹ lên phôi thai phải là
ý hướng tốt lành, vì sự phát triển hay cứu sống phôi thai. Bên cạnh đó, các nghiên cứu nhằm
tạo ra sự sống mới (thụ tinh nhân tạo) mà không phải là hoa trái của hành vi kết hợp giữa
người chồng và người vợ, thì cần phản đối cách kịch liệt vì nó phạm tới phẩm giá của con
người và quyền trên sự sống của Thiên Chúa.
Phôi thai từ lúc hình thành đã là sự sống mới nên phôi thai phải được chăm sóc và bảo
vệ triệt để. Người mẹ và những người thân trong gia đình mang trách nhiệm lớn lao đối với
phôi thai hay bào thai đó. Người mẹ sự dụng cách biện pháp nuôi dưỡng phôi thai qua chế độ
ăn uống phù hợp với thai nhi, không sử dụng các loại chất cấm và những gì gây tổn hại đến
thai thi.
Vì thế, ngay từ giây phút hiện hữu đầu tiên (là từ lúc hợp tử được hình thành) đòi hỏi
phôi thai phải được tôn trọng và gìn giữ cách vô điều kiện, phải được đối xử như một nhân vị,
phải được bảo vệ cho toàn vẹn, chăm sóc và chữa trị ngay từ lúc đó. Quyền được sống của một
con người vô tội là điều căn bản nhất, là quyền bất khả xâm phạm.

2. Tôn trọng sức khỏe và sự toàn vẹn thân thể.


Tình yêu và sự vĩ đại của Chúa phản ánh qua chính thân xác của chúng ta. Con người có
ý thức và trách nhiệm đối với thân xác của chính mình vì thân xác là đền thờ Thiên Chúa ngự
“Anh em lại chẳng biết rằng thân xác anh em là Đền Thờ của Thánh Thần sao? Mà Thánh

59
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM UỶ BAN GIÁO LÝ ĐỨC TIN , Sách giáo lý…, op.cit, số 2275 ; x.
Thánh bộ Giáo lý Đức Tin, Huấn thị Donum Vitae, 1, 5: AAS 80 (1988) 83.
60
X. Ibid.
61
THÁNH BỘ VỀ ĐẠO LÝ ĐỨC TIN – HUẤN THỊ DONUM VITAE, Giáo Hội và sự sống, tr.47 ; x. Piô XII,
Thông điệp MM, III : AAS 53 (1961), tr.47.

24
Thần đang ngự trong anh em là Thánh Thần chính Thiên Chúa đã ban cho anh em. Như thế,
anh em đâu còn thuộc về mình nữa” (1Cr 6,19).

Hiện nay, nhiều người có suy nghĩ lệch lạc rằng, tôi có quyền trên thân xác của tôi. Tôi
muôn làm gì tùy ý ngay cả việc coi thường mạng sống của chính mình. Các bạn trẻ dễ dàng rơi
vào các tệ nạn xã hội và chiều theo những ham mê của thân xác. Con người tìm kiếm những
thú vui vô bổ như: đua xe, ma túy, rượu chè. Đó là những thú vui làm hại đến trí não và làm
thân xác mỗi ngày một kiệt quệ và tàn tạ. Những trò chơi vô bổ làm hại đến trí não và thân xác
mỗi này một kiệt quệ và tàn tạ. Điều này khiến họ không còn coi trọng và giữ gìn thân xác
mình một cách đúng mực62. Hội Thánh luôn nhắc nhở con cái mình phải hãm dẹp đi những
thói hư tật xấu qua luyện tập đức tiết độ: «Đức tiết độ tránh mọi thứ thái quá như: ăn uống quá
độ, lạm dụng rượu, thuốc hút và y dược. Những người ở trong trạng thái say rượu hoặc say mê
tốc độ không chừng mực, gây nguy hiểm cho sự an toàn của tha nhân hoặc của chính mình
trền đường, trên biển hoặc trên không, đều có tội cách nghiêm trọng»63.

Ta phải tôn trọng thể xác vì thân xác là kỳ công của Thiên Chúa, là đền thờ Chúa Thánh
Thần và ngày sau sẽ được sống lại. Sự sông là ân huệ quí giá nhất trong phạm vi tự nhiên
Chúa ban cho con người: mất của còn làm ra của khác bù lại, chứ mất sự sống là mất vĩnh
viễn, không bao giờ lấy lại được. Để tôn trọng sự sống bản thân, ta phải bồi dưỡng, trau dồi
sức khỏe, tránh những gì gây hại cho sức khỏe như làm việc: để tôn trọng sự sống bản thân, ta
phải bồi dưỡng, trau dồi sức khỏe, tránh những gì gây hại cho sức khỏe như làm việc quá độ,
say sưa; tránh hủy hoại thân thể hay lao mình vào nguy hiểm khi không đủ lý do chính đáng,
… Với sự sống người khác, ta cần tôn trọng; không làm tha nhân cách trực tiếp như đánh đập,
bắt cóc, giết hại. Ngay cả những hành vi gián tiếp làm hại đến người khác cũng bị nghiêm cấm
như: làm ô nhiễm môi trường, xúi giục ai làm hại người khác64.

Bên cạnh đó, việc cắt bỏ, hủy hoại thân xác hoặc triệt sản nếu không có lý do chính đáng
đều không được phép vì nó đi ngược lại với tôn trọng phẩm giá con người, ngoài lý do vì cứu
chữa và trị liệu65. Hiện nay, nhiều trường hợp các bạn trẻ (nam) vì nhằm trốn tránh nghĩa vụ
quân sự mà cắt bỏ đi một phần cơ thể là một việc làm không chấp nhận được. Điều này lỗi đến
62
LÊ ĐÌNH NAM, « Thân xác chúng ta là đền thờ của Thiên Chúa», nguồn: https://dongten.net/than-xac-chung-
ta-la-den-tho-cua-thien-chua/.
63
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM UỶ BAN GIÁO LÝ ĐỨC TIN , Sách giáo lý…, op.cit., số 2290.
64
X. TRĂNG THẬP TỰ, Niềm vui làm con Chúa, op.cit., tr.213.
65
X. HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM UỶ BAN GIÁO LÝ ĐỨC TIN , Sách giáo lý…, op.cit., số 2297.

25
đức công bằng, bác ái với bản thân và người khác, nó còn thể hiện ta là con người không biết
tôn trọng sức khỏe bản thân mình.

Vì vậy, nhằm giúp cho các bạn trẻ hiện nay ý thức được trách nhiệm của mình với thân
xác. Gia đình và giáo xứ có trách nhiệm giáo dục đức tin cho các bạn trẻ và dạy cho họ biết về
những hệ lụy khi chiều theo những ham mê sai lạc của thân xác. Xem thân xác là công cụ để
phục vụ Thiên Chúa, chấp nhận những khó khăn trong cuộc sống và vươn lên khỏi những thói
hư tật xấu mà làm cho thân xác ngày càng được phát triển theo hướng tốt lành.

3. Quyền và bổn phận tự vệ.


Tự vệ là dùng một biện pháp nhằm bảo vệ sức khỏe và mạng sống của bản thân khỏi
những tổn hại nghiêm trọng. Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo dạy: «Yêu mến bản thân là
một nguyên tắc căn bản của luân lý. Vì vậy, làm thế nào để quyền được sống của chính mình
được tôn trọng là điều hợp pháp. Nếu vì bảo vệ sự sống của mình thì không mắc tội giết
người, mặc dù có giáng một đòn chí tử vào kẻ tấn công» 66. Do đó, vì bảo vệ mạng sống của
mình mà giết kẻ muốn xâm hại đến quyền sống của mình thì không mắc tội giết người, nhưng
tùy trường hợp mà sử dụng bạo lực cách hợp lý và vừa phải.

Tự vệ là bản năng sinh tồn của con người nhưng cần thực thi quyền tự vệ chính đáng,
cần có các điều kiện sau: Hành vi của kẻ tấn công là bất chính, không có lý do gì, hành vi đó
có khả năng ảnh hưởng đến mạng sống của mình. Bên cạnh đó, phải bảo vệ mạng sống của
mình và của người khác, xem tình hình mà chỉ dùng bạo lực cách tối thiều nhất, nếu kẻ tấn
công đầu hàng hoặc bỏ chạy thì nên tha. Vì vậy, trong nhiều trường hợp không cần phải dùng
bạo lực để đối kháng lại. Việc làm này thể hiện đức tính tốt đẹp của con người là Đức Mến:
«Những ai khước từ hành động bạo lực và đổ máu, sử dụng những phương tiện tự vệ vừa tầm
những kẻ khá yếu đuối, để bảo vệ quyền lợi của con người, là những người làm chứng cho đức
mến của Tin Mừng, miễn là điều này không làm phương hại đến các quyền lợi và bổn phận
của những người khác và các tập thể khác. Họ làm chứng cách hợp pháp cho tính nghiêm
trọng của các nguy cơ về thể lý và luân lý khi sử dụng bạo lực, với những tàn phá và chết chóc
của bạo lực»67.

66
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM UỶ BAN GIÁO LÝ ĐỨC TIN , Sách giáo lý…, op.cit., số 2264.
67
X. Ivi, số 2306; x. CĐ Vaticanô, Hiến chế mục vụ Gaudium et spes, 78: AAS 58 (1966) 1101-1102.

26
Con người muốn tôn trọng sự sống nơi người khác thì điều kiện tiên quyết là yêu mến
bản thân. Nhằm bảo vệ mạng sống, ta thực thi quyền bảo vệ mạng sống của mình «người bị
tấn công cách bất chính được phép giết kẻ tấn công, nếu không còn cách nào khác. Ngay cả
những người khác, vì bổn phận công bình và bác ái, cũng có quyền bênh vực người bị ức hiếp,
cho dù sự bênh vực ấy có dẫn đến cái chết của kẻ tấn công. Điều này được mọi người trên thế
giới chấp nhận và không gặp sự cản trở nào nơi luật tự nhiên cũng như nơi luật mặc khải»68.

Sự sống con người được bắt nguồn từ Tình Yêu Thiên Chúa nên tự vệ không chỉ là một
quyền mà còn là bổn phận mỗi con người phải thực hiện, bổn phận với mạng sống của mình
và bổn phận với những người liên quan. Dù vậy, khi thực hiện hành vi tự vệ phải chọn ưu tiên
những cách thức ít gây tổn hại đến quyền lợi và mạng sống nhất ví dụ như là bỏ chạy. Chỉ
được giết người khi đã bước vào đường cùng, và đó là phương án cuối cùng phải thực hiện.
Bổn phận tự vệ không chỉ đối với bản thân mà còn hướng tới tha nhân. Tình yêu và tình liên
đới thúc đẩy chúng ta phải thực hiện hành vi tự vệ, dù có giết kẻ đang tấn công người kia thì
không mắc tội giết người. Đặc biệt, hành vi tự vệ này càng cần thiết và quan trọng hơn với
những người có cùng dòng máu là cha mẹ, anh chị em và những người thân, họ hàng.

Tuy vậy, phương thế hành động tự vệ phù hợp: «chỉ được phép đả thương nặng hay giết
chết kẻ tấn công bất chính khi phải tự vệ để bảo toàn những giá trị cao cả của mình hay của
người khác, như sự sống, sự tự do, trinh tiết, những tài sản hết sức cần thiết cho cuộc sống cho
dù phải giết chết kẻ tấn công, nếu không còn cách nào khác để bảo toàn chúng»69.

Với những người ăn cắp vặt, lấy ít tài sản hay tài sản đối với mình không quan trọng thì
không được không được gây thương tích gì cho kẻ trộm , nên vô hiệu hóa họ và không làm tổn
thương đến họ và để trình cho nhà nước can thiệp. Cũng không được gây thương tích cho kẻ
làm mất tiếng tốt, danh giá ta, vì ta có thể nhờ nhà chức trách xét xử hoặc bắt đền trả tiếng tốt
cho ta được70.

Vậy, mỗi con người đều có quyền và bổn phận tự vệ cho mạng sống và tài sản của mình,
vì tình yêu với bản thân là điều cơ bản và ưu tiên. Tự vệ cách thỏa đáng thì không mắc tội giết
người. Cá nhân cần đáp ứng những điều kiện nêu trên, không nên tự vệ quá đáng nhằm đến

68
NGUYẾN VĂN KHÔI, Thập giới – Quyển II, op.cit., tr. 248 – 249.
69
NGUYẾN VĂN KHÔI, Luân Lý Kitô Giáo…, op.cit., tr.162.
70
X. TÂN YÊN, Các giới răn, op.cit., tr.148.

27
hương trả thù cho đối phương, vì lòng bác ái và đức mến nên hành động cách khôn ngoan
trong từng trường hợp.

KẾT LUẬN
Trong xã hội hiện nay, người Ki-tô hữu có bổn phận loan báo “Tôn trọng sự sống” của
con người. Mầu nhiệm sự sống đã được mặc khải nơi Chúa Giêsu. Nhìn về tấm gương của
Chúa Giêsu, về «Hài nhi đã sinh ra cho chúng ta” (x. Is 9, 5), để chiêm ngắm nơi Ngài “SỰ
SỐNG đã tỏ hiện» (1 Ga 1, 7)71. Chúa Giêsu đến để mang đến sự sống và cứu lấy sự sống con
người qua chính máu của Ngài. Sự sống không chỉ đơn thuần là của riêng ta nhưng nó là thuộc
về Thiên Chúa. Chúng ta chỉ là những người bảo quản và phát triển sự sống trong tình bác ái.
Mỗi người cần nhìn nhận và tôn trọng phẩm giá con người, hồng ân mà Thiên Chúa đã ban.
Con người không có quyền để định đoạt sự sống của mình và của người khác. Nhưng với cái
nhìn của nhiều người hiện nay, mạng sống không còn là những quyền căn bản bất khả xâm
phạm, là luật bất thành văn đã được Đấng Tạo Hóa ghi tạc vào lòng người. Nhiều hình thức
xâm phạm đến sự sống: Phá thai, giết người, an tử, tự sát, những nghiên cứu gây tổn hại đến
sự sống,… Nguyên nhân dẫn đến những hình thức xâm phạm đó đều do tiền và lòng thù hận
nơi con người. Những hình thức xâm phạm đó được thực hiện bằng sự tự do và lương tâm của
người thực hiện hành vi xâm phạm. Vì vậy, lương tâm của con người được đặt lên như một
thử thách về tình yêu thương đồng loại và nó xuất phát từ chính nền giáo dục của gia đình, nhà
trường, xã hội. Đào tạo nhân bản cần được ưu tiên, giáo dục cho con người về những cung
cách đối xử với nhau trong tình huynh đệ.

Trên nền tảng «Con người … đã được Thiên Chúa ban cho chính bản thân nó» 72 nên con
người có trách nhiệm quản lý những tài sản mà Đấng Tạo Hóa đã ban trong đó quan trọng
nhất là sự sống. Mỗi người được Thiên Chúa và Giáo Hội mời gọi tham gia tích cực vào
những hành động tôn trọng sự sống dưới ánh sáng của lòng bác ái, mỗi người được Thiên
Chúa và Giáo Hội mời gọi tham gia tích cực vào những hành động nhằm tôn trọng sự sống
dưới ánh sáng của niềm tin và lòng bác ái. Nhờ đó mọi người nhận ra rằng, con người dù sống
trong hoàn cảnh nào, ở địa vị nào, họ đáng được tôn trọng. Mỗi người, dù là kẻ bé mọn, người
yếu đuối, bệnh tật là hiện thân của Chúa Giêsu. “Những gì các ngươi làm cho kẻ bé nhỏ nhất

71
GIOAN PHAOLO II, Thông điệp Tin Mừng về sự sống, op.cit., tr.211.
72
THÁNH BỘ VỀ ĐẠO LÝ ĐỨC TIN – HUẤN THỊ DONUM VITAE, Giáo Hội và sự sống, tr.137 ; Xem.
Gioan Phaolô II, Centesimus Annus, 32.

28
trong số anh em của ta đây, là các ngươi đã làm cho chính ta vậy.” (Mt 25, 40). Giáo Hội
trong lãnh vực quan trọng như vậy, một lần nữa kêu gọi những ai, do vai trò và sự tham gia
của mình, có thể có một ảnh hưởng tích cực, để cho sự sống và tình yêu được tôn trọng trong
gia đình và trong xã hội73, hãy xem đó như vai trò của mình để góp phần cách tích cực cho thế
giới này. Hãy bắt đầu hành động trong chính gia đình của mình vì gia đình là tổ ấm của lòng
yêu thương, là nơi những sự sống mới được phát triển; là một tế bào của xã hội, là tế bào của
Hội Thánh và là hiện thân của Thiên Chúa.

Tóm lại, dưới lời dạy của Chúa Giêsu và những Huấn Quyền của Hội Thánh, con người
thực thi ý muốn của Thiên Chúa là bênh vực, bảo vệ sự sống của con người; chống lại những
chủ trương và hành động đi ngược lại tôn trọng sự sống nhằm hủy diệt sự sống. Con người cần
tạo ra một thế giới nơi mà sự sống con người được tôn trọng trên hết. Ước gì mọi người luôn
sẵn sàng thực hiện bổn phận, trách nhiệm đối với sự sống con người. Đời sống luôn là những
tấm gương về tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa.

73
X. THÁNH BỘ VỀ ĐẠO LÝ ĐỨC TIN – HUẤN THỊ DONUM VITAE, Giáo Hội và sự sống, tr.55.

29
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kinh Thánh Cựu Ước.
2. Kinh Thánh Tân Ước.
3. THÁNH CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II.
4. THÁNH BỘ VỀ ĐẠO LÝ ĐỨC TIN – HUẤN THỊ DONUM VITAE, Giáo
Hội và sự sống, 1997.
5. GIOAN PHAOLO II, Thông điệp Tin Mừng về sự sống, 30-3-1995.
6. HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM UỶ BAN GIÁO LÝ ĐỨC TIN, Sách
giáo lý của Hội Thánh Công Giáo, NXB Tôn Giáo, 2010.
7. HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM UỶ BAN GIÁO LÝ ĐỨC TIN, Bộ giáo
luật, NXB Tôn Giáo, Hà Nội - 2007.
8. HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM UỶ BAN GIÁO LÝ ĐỨC TIN, Bản hỏi
thưa giáo lý Hội Thánh Công Giáo, NXB Tôn Giáo, 2013.
9. HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM UỶ BAN GIÁO LÝ ĐỨC TIN, Bản toát
yếu sách giáo lý của Hội Thánh Công Giáo, NXB Tôn Giáo, 2009.
10. GIÁO LÝ HỘI THÁNH CÔNG GIÁO CHO NGƯỜI TRẺ, Youcat Việt Nam,
NXB Văn Hoá- Văn Nghệ TP.HCM, 2016.
11. TÂN YÊN, Các giới răn, 1993.
12. NGUYẾN VĂN KHÔI, Thập giới – Quyển II, Đại chủng viện Sao Biển Nha
Trang, 2009.
13. NGUYẾN VĂN KHÔI, Luân Lý Kitô Giáo Qua Mười Điều Răn – Quyển 2,
NXB Tôn Giáo, 2013.
14. TRĂNG THẬP TỰ, Niềm vui làm con Chúa, NXB Hồng Đức, 2022.
15. VINH SƠN ĐỖ HOÀNG. Tìm hiểu các điều khoản Bộ giáo luật 1983, NXB
Đồng Nai, 2020.
16. TRẦN MẠNH HÙNG, STD, Sự Sống Và Quyền Bất Khả Xâm Phạm: Nền
Tảng Luân Lý Cho Xã Hội, NXB Tôn Giáo, 2020.

30
17. CARÔLÔ PESCHKE S.V.D, Đạo đức Kitô giáo dưới ánh sáng Công Đồng
Vatican II, 1992.
18. https://www.vaticannews.va/vi/pope/news/2020-08/dtc-phanxico-pham-gia-con-
nguoi-bat-kha-xam-pham.html.
19. https://vanhoatamlinh.com/toi-pha-thai-va-giai-va-theo-giao-luat-cong-giao/
20. https://www.mfvietnam.org/index.php/en/health/luan-ly/630-d-o-d-c-sinh-h-c-luan-ly-
s-s-ng
21. https://dongten.net/pha-thai-voi-luong-tam-nguoi-me/
22. https://dongten.net/than-xac-chung-ta-la-den-tho-cua-thien-chua/
23. http://donggioanthienchua.net/pha-thai-tien-bo-xa-hoi-hay-toi-ac.html .
24. https://ubkinhthanh.net/index.php/tai-li-u-kh-o-c-u/tai-li-u-van-ki-n-giao-h-i/luan-ly/634-d-o-
d-c-sinh-h-c-luan-ly-s-s-ng-5.
25. https://www.tgpsaigon.net/bai-viet/van-de-nao-pha-thai-trong-gioi-tre-ngay-nay-42214 .
26. http://giaophanmytho.net/tin-ly---than-hoc/hiep-thong-nhan-vi-va-quan-ly-tao-vatcon-nguoi-
duoc-tao-dung-theo-hinh-anh-thien-chua-2-14617.html
27. https://giaoluatconggiao.com/che-tai/viec-che-tai-an-tang-theo-nghi-thuc-giao-hoi-
cong-giao-ga-tran-trong-dung-105.html

31

You might also like