You are on page 1of 26

book by Yuval Noah Harari

Sapiens
A brief history of humankind

Presented by: Đỗ Nghiêm Đức


Sơ lược về Sapiens
Cuốn sách viết về lược sử của loài người (Homo sapiens), bắt đầu từ thời
kì đồ đá đến thế kỉ 21, với cách tiếp cận dưới góc nhìn khoa hoc tự nhiên
và triết học.
Bài thuyết trình chỉ đề cập tới một số chủ đề
trong cuốn sách cũng như hiểu biết của người
thuyết trình.
Chủ đề thuyết trình
• Các ý thức hệ
• Cách mạng khoa học
• Chủ nghĩa đế quốc

• Chủ nghĩa tư bản


1. Các ý thức hệ
Các ý thức hệ khởi nguồn từ Cách mạng nhận thức,
cũng là khởi đầu của Lịch sử, vào khoảng 70.000 năm
trước.
Trật tự tưởng tượng
Trật tự tưởng tượng là sản phẩm của trí tưởng tượng con
người. Chúng là cách duy nhất để một số lớn người có thể
hợp tác hiệu quả, khiến Sapiens khác biệt với những loài
người và loài động vật khác.

Trật tự tưởng tượng xuất hiện và thay đổi xuyên suốt lịch
sử loài người, có thể kể tới như tôn giáo, tín ngưỡng, văn
hóa, pháp luật, nhà nước, đồng dollar, chủ nghĩa tư bản,
chủ nghĩa xã hội...

Không có cách nào để thoát khỏi trật tự tưởng tượng, mà


chỉ có thể thay đổi nó bằng cách tin vào một trật tự tưởng
tượng khác.
Rất dễ để chúng ta chấp nhận rằng việc phân chia con người thành
'đẳng cấp ưu tú' và 'thường dân' như nhiều xã hội xưa là tưởng
tượng. Song, quan niệm cho rằng mọi người đều bình đẳng cũng chỉ
là một huyền thoại.
- Harari -
Tuyên ngôn độc lập Mỹ dưới góc nhìn sinh học

Về mặt sinh học, chúng ta


Người Mỹ lấy ý tưởng không tiến hóa để 'bình
bình đẳng từ Kito giáo, đẳng'. Tiến hóa dựa trên sự
rằng mọi người đều bình khác biệt. Mỗi người đều
đẳng trước Chúa. mang một bộ gen khác nhau
dẫn đến sự phát triển khác
nhau.
'Tạo hóa đã ban cho họ
những quyền không ai có
thể xâm phạm được, đó là 'Quyền', 'tự do' là vô nghĩa
quyền được sống, quyền trong sinh học. Chỉ có các bộ
được tự do và quyền được phận cơ thể, các khả năng và
mưu cầu hạnh phúc.' đặc điểm.
Nhận định
Con người không bình đẳng về mặt sinh học. Nhưng nếu tin rằng tất
cả chúng ta đều bình đẳng về bản chất, nó sẽ giúp chúng ta tạo ra một
xã hội phồn vinh và ổn định.

Tuy vậy, cũng nên nhớ rằng các vua chúa, chủ nô... có thể bảo vệ
nguyên tắc về sự phân tầng xã hội xưa bằng việc sử dụng cùng một
logic.
Tôn giáo
300 năm qua, các tôn giáo hữu thần đang mất đi tầm quan trọng của nó.
Nhưng nếu nói về các tôn giáo theo quy luật tự nhiên thì thời hiện đại
hóa ra lại là kỷ nguyên cua lòng nhiệt thành mãnh liệt với tôn giáo,
những nỗ lực truyền giáo chưa từng có và các cuộc chiến tranh tôn giáo
đẫm máu nhất lích sử, chẳng hạn như chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa phát
xít, chủ nghĩa xã hội...
Tôn giáo
Nếu tôn giáo là một hệ thống các chuẩn mực và giá trị con người được
xác lập dựa trên niềm tin vào một trật tự siêu nhiên, thì những chủ nghĩa
hiện đại cũng giống như một tôn giáo không khác gì Hồi giáo hay Kito
giáo.
Các tôn giáo nhân văn
Chủ nghĩa nhân văn tự Chủ nghĩa nhân văn xã
do hội chủ nghĩa

'Nhân tính' mang ý nghĩa cá 'Nhân tính' mang ý nghĩa


nhân và tồn tại trong mỗi cá tập thể và tồn tại bên trong
nhân con người con người như một toàn thể

Điều răn tối thượng là bảo


vệ cái lõi bên trong và sự tự Điều răn tối thượng là bảo
do của mỗi cá nhân vệ sự công bằng trong thế
giới con người
2. Cách mạng khoa học
500 năm trước, nhân loại bắt đầu đạt được sức mạnh
chưa từng có.
Cách mạng Khoa học không phải là một cuộc Cách mạng về tri
thức. Trên hết, nó là một cuộc cách mạng về sự ngu dốt. Khám phá
lớn lao đặt nền móng cho Cách mạng khoa học chính là việc loài
người chưa có câu trả lời cho những câu hỏi quan trọng nhất của
họ.
- Harari -
Tri thức là sức mạnh
500 năm qua đã chứng kiến một sự tăng trưởng phi thường trong sức
mạnh con người, với dân số tăng từ 500 triệu người lên 7 tỉ người,
tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ tăng từ 250 tỉ USD lên 60 nghìn tỉ
USD, cùng với đó là vô số khám phá địa lý và phát kiến khoa học,
định hình thế giới ngày nay.
Phát hiện ra sự ngu dốt
Trước Cách mạng khoa học
Những truyền thống tri thức tiền hiện đại, như Hồi
giáo, Phật giáo đã khẳng định rằng, mọi thứ quan
trọng mà loài người cần biết về thế giới đều đã được
biết rồi.

Cách mạng khoa học

Khoa học hiện đại giả định rằng chúng ta không biết gì
về mọi thứ. Nó đặt mục tiêu thu lượm kiến thức mới,
từ đó phát triển công nghệ mới.
Tại sao lại là châu Âu?
Năm 1775, châu Á chiếm 80% quy mô kinh tế thế giới. Trong
khi đó, châu Âu là một 'người lùn' về kinh tế.
Đến năm 1900, châu Âu kiểm soát chặt chẽ nền kinh tế và hầu
hết lãnh thổ trên thế giới.
Năm 1950, Tây Âu và Mỹ đã chiếm hơn một nửa sản lượng toàn
cầu.
Ngày nay, tất cả mọi người đều có trang phục, tư tưởng, thị hiếu
của châu Âu. Hầu như tất cả quốc gia đều có nền chính trị, y học,
quân sự và kinh tế của châu Âu.
Tại sao lại là châu Âu?
Câu trả lời nằm ở khác biệt trong suy nghĩ và tổ chức xã hội của
họ.
Từ năm 1500 đến 1850, châu Âu không có bất kì ưu thế nào về kĩ
thuật, chính trị, quân sự so với các cường quốc châu Á, nhưng
lục địa này lại xây dựng được một tiềm năng độc đáo mà tầm
quan trọng của nó trở nên rõ ràng vào những năm 1850.
Tiềm năng đó chính là khoa học hiện đại và chủ nghĩa tư bản.
3. Chủ nghĩa Đế quốc
Nếu đế quốc theo định nghĩa là xấu, điều đó nói gì về chúng ta?
Những đế quốc tàn ác?
Sự thật là đế quốc đã và đang là hình thức tổ chức chính
trị phổ biến nhất trên thế giới trong suốt 2.500 năm qua.
Hầu hết loài người đã sống trong các đế quốc.

Trong nhiều trường hợp, sự hủy diệt cúa một đế quốc


hiếm khi đồng nghĩa với sự độc lập cho các dân tộc bị trị,
mà thay vào đó bị một đế quốc khác cai trị.
Liệu đế quốc có xấu?
Hầu hết mọi đế quốc đã được hình thành bằng máu, và
duy trì quyền lực của họ bằng áp bức và chiến tranh. Thế
nhưng hầu hết nền văn hóa ngày nay đều dựa trên những
di sản của đế quốc.

Các đế quốc đã và đang đóng vai trò quyết định trong việc
hợp nhất nhiều nền văn hóa nhỏ thành một vài nền văn
hóa lớn.

Ngày nay không một quốc gia nào có thể thực hiện những
chính sách kinh tế độc lập, hoặc tiến hành các cuộc chiến
theo ý muốn. Có thể nói chủ nghĩa đế quốc đã mở ra một
thời đại mới với viễn cảnh về sự thống trị của đế chế toàn
cầu.
4. Chủ nghĩa tư bản
Đằng sau sự thành công của khoa học và đế quốc, tiềm ẩn
một sức mạnh đặc biệt quan trọng.
Tín dụng
Tín dụng là một dạng đặc biệt của tiền cho ta khả năng xây
dựng hiện tại bằng chi phí của tương lai

Thời kỳ trước Thời hiện đại


Với niềm tin rằng nguồn lực tương
Con người thường tin rằng quá khứ
lai chắc chắn sẽ dồi dào hơn những
tốt đẹp hơn hiện tại. Theo thuật ngữ
nguồn lực hiện tại, các ngân hàng,
kinh tế, họ tin rằng tổng lượng của
nền kinh tế có thể tiếp tục tồn tại và
cải là giới hạn. Sự giàu có của người
phát triển. Chiếc bánh kinh tế luôn
này đồng nghĩa với sự nghèo khó
tăng trưởng về kích thước thay vì
của người khác. Điều này giải thích
cố định, và sự chênh lệch giữa
tại sao nhiều nền văn hóa kết luận
chiếc bánh ngày nay và ngày mai
rằng giàu có là tội lỗi.
chính là tín dụng.
Đạo đức của người giàu?

Trong cuốn The Wealth of Nations, Adam Smith cho rằng sự gia
tăng lợi nhuận của những cá nhân khởi nghiệp sẽ là cơ sở cho
việc giàu có và thịnh vượng tập thể.
Theo như thế, người giàu là những người hữu ích nhất và rộng
lượng nhất trong xã hội, vì họ đã quay các bánh xe tăng trưởng
phục vụ lợi ích của mọi người.
Chủ nghĩa xã hội ra đời
Một phần chủ yếu của kinh tế chủ nghĩa tư bản hiện đại là sự
xuất hiện của một nguyên tắc đạo đức mới, theo đó lợi nhuận
phải được tái đầu tư vào sản xuất.

Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu nhà tư bản tăng lợi nhuận của
mình bằng cách trả lương cho công nhân ít hơn, hoặc tăng giờ
làm việc của họ? Người công nhân có thể bỏ đi và làm cho đối
thủ cạnh tranh, nhưng trên thực tế những nhà tư bản có thể kết
cấu độc quyền, hoặc thông đồng với nhau chống lại lực lượng lao
động của họ.

=> Chủ nghĩa xã hội ra đời


Thank you
for listening!

You might also like