You are on page 1of 7

HỎI - ĐÁP

*********
3.2023
HỎI 2.3.2023
Thưa sư và quý đạo hữu, con mới học và thực hành bát chánh đạo vì
vậy rất mong Sư và quý đạo hữu chia sẻ giùm con cách buông bỏ tư
tưởng vô minh chấp ngã "Ta, của Ta, Ta hơn, Ta kém, Ta bằng" ạ.
Con xin tri ân Sư và các Quý đạo hữu ạ.
ĐÁP
Khi thực Tứ niệm xứ thì kinh nghiệm và an trú Tỉnh Giác và Chánh
Kiến.
- Quán thân an trú tâm biết trực giác thuần túy gọi là Tỉnh Giác, không
tư tưởng khởi lên nên không có tư tưởng "Ta của Ta, Ta hơn kém
bằng"
- Quán Thọ, Tâm, Pháp thì an trú Chánh Kiến, không có Tà Kiến nên
không có tư tưởng "Ta của Ta, Ta hơn kém bằng".

HỎI 1.3.2023
Thưa sư con đã tu tập bát chánh đạo lâu nhưng con vẫn chưa đoạn tận
được tư tưởng duy tâm ạ. Con vẫn thỉnh thoảng khởi lên là có một
thượng đế thưởng phạt cho con người.Mong sư có thể viết 1 bài chỉ rõ
ràng là không có thượng đế để cho con được rốt ráo ạ. Con xin tri ân
sư!
ĐÁP
Học kỹ bài Lý Duyên Khởi để thấy biết như thật các sự vật hiện tượng
VÔ CHỦ VÔ SỞ HỮU thì biết như thật không có Bản Ngã, không có
Thượng đế CHỦ NHÂN CHỦ SỞ HỮU các sư vật hiện tượng.
2.2023
HỎI 27.2.2023
Sau khi đã học và hành Pháp mà sư NT giảng, xin hỏi các đh có khởi
lên "pháp này là của ta? Pháp này là đúng nhất? Các trường phái khác
là sai hết?". Đây là tư tưởng cần phải được nêu rõ để tránh việc càng
học càng tăng trưởng bản ngã, coi những trường phái khác là sai hoàn
toàn, coi những kiến thức khác là tà kiền hết... trong khi đó cũng rất
nhiều pháp đúng mà chúng ta có thể tinh lọc ra được để nạp vào kho
chứa. Xin mời các đh cùng "thành thực" trao đổi.
HỎI 20.2.2023
Video này Sư nói là con người chết đi không thể hay rất hiếm để đầu
thai làm con vật hay loài súc sanh. Nhưng theo kinh điển Nikaya Đức
Phật nói về 6 cõi sinh tử luân hồi gồm địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh,
atula, cõi người, cõi trời.
Đầu thai vào cõi nào đều tuỳ thuộc vào nghiệp thiện và bất thiện của
chúng sinh. Đức Phật còn nói chúng sinh sau khi chết đi đầu thai vào
4 cõi khổ nhiều như lông của con bò, còn chúng sanh sau khi chết
được đầu thai lại làm người hay cõi trời ít như sừng con bò.
Vậy quan điểm này của Sư liệu có đúng theo lời Đức Thế Tôn đã dạy?
ĐÁP
Bài kinh Kalama đã nói rõ 10 điều khoan vội tin trong đó có cả kinh
điển.
Người học Phật đa phần mặc định những gì nói trong kinh điển đều do
Đức Phật nói, đều là sự thật mà quên mất bài kinh Kalaka mà nội
dung: Khoan vội tin cũng khoan vội bác bỏ, mà hãy suy xét, quan sát
kỹ càng xem đó có phải là sự thật không. Nếu nó đúng sự thật thì chấp
nhận còn không đúng sự thật thì không chấp nhận điều đó.
Hãy tham dự khoá học 9 ngày để biết về sự thật Lý duyên khởi, sự
thật về Luân hồi tái sinh.
HỎI 20.2.2023
Thưa sư trong một bản kinh của Đức Phật có nói đại ý là khi tâm mình
tĩnh lặng thì giống như một hồ nước trong suốt, nhìn thấy mọi thứ
trong lòng hồ như cua, cá, .... Bơi lội. Con hiểu là khi đó tâm tĩnh lặng
hoàn toàn và hướng sự chú ý tới tất cả các cảm thọ một cách tự nhiên
mà không dính mắc, không có thái độ gì một cách bình thản có đúng
không ạ !
ĐÁP
Khi đạt được Chánh định do chú tâm liên tục không tập trung (không
tầm không tứ) thì đa phần chỉ có tâm biết trực giác thuần túy không có
tâm biết ý thức xen vào (gọi là Tỉnh giác) thì lúc đó thấy, nghe, cảm
nhận mọi đối tượng đều rõ ràng hơn, minh bạch hơn, không có đối
tượng nào lấn át đối tượng nào. Trạng thái Tỉnh giác, thấy nghe, cảm
nhận thực tại như vậy thôi, không nên ví nó như thế này hay như thế
kia để người khác hiểu lầm. Trạng thái Tỉnh giác này chỉ dành cho
người thân chứng và người thân chứng có thể trao đổi với nhau trên
kinh nghiệm thân chứng của mình, người không thân chứng không thể
hiểu.

HỎI 9/2/2023
Thưa Sư, trong bài viết trên (NGỮ CẢNH CỦA NGÔN TỪ) con vẫn
chưa hiểu rõ lắm ý nghĩa 2 từ Tục Đế và Chân Đế. Nếu ở đoạn đầu
Tục Đế được xem là "Thực tại Thế gian thuộc Phàm phu", và Chân Đế
được xem là "Thực tại Xuất Thế Gian, thuộc Bậc Thánh", vậy ở đoạn
sau, khi " Tạng Luận quan niệm rằng có đàn ông, đàn bà, xe cộ v.v.. là
pháp chế định, là sự thật tương đối, là pháp thế gian, là Tục đế. Trên
phương diện Sự thật tuyệt đối, Chân đế thì không có pháp chế định
như đàn ông, đàn bà, xe cộ v.v.. mà tất cả chỉ là Danh và Sắc" , thì con
thấy cũng đúng mà?! Vì theo bài giảng "Hữa Ngã và Vô Ngã' của Sư :
khi cho rằng "có đàn ông, đàn bà, xe cộ..." là đang có cái biết Tâm biết
Cảnh có cái Ta, ông này, bà kia, vật này, vật kia..., đây là tâm của
Phàm phu, là Thực Tại của Phàm Phu. Vậy cũng có thể gọi là "Tục
Đế". Còn khi cho rằng "tất cả chỉ là Danh Sắc", thì đúng là không còn
Ta và Đối Tượng mà chỉ còn là Danh sắc- thực sự là Vô Ngã, Vô
Thường, độc lập không ràng buộc, giải thoát không hệ lụy. Vậy đây là
Thực tại của Bậc Thánh, cũng có thể gọi là "Chân đế" như đoạn đầu
định nghĩa được mà? Con đã đọc các bài viết giải thích Chân Đế, Tục
Đế của Bắc truyền và Nam truyền rồi, nhưng vẫn không hiểu. Có phải
ý Sư trong bài viết này là: không nên có 2 khái niệm Chân Đế và Tục
Đế vì sự thật chỉ có 1 không ạ?
ĐÁP
Trong kinh điển và lời Phật dạy không có khái niệm Nhị đế gồm Tục
đế và Chân đế mà có 4 đế (Tứ đế) bao gồm: Khổ đế - Tập đế - Diệt đế
- Đạo đế. Người sau mới thêm vào Tục đế và Chân đế nhưng nội dung
họ đề ra không liên quan gì đến Tứ đế.
Nếu có dùng khái niệm Tục đế và Chân đế thì phải dùng với nội dụng
khác với cách hiểu hiện nay về Tục đế và Chân đế. Phải hiểu rằng:
nếu chia Tứ đế thành Nhị đế thì Tục đế gồm Khổ đế + Tập đế SỰ
THẬT, là SỰ THẬT THẾ GIAN. Chân đế gồm Diệt đế + Đạo đế là
CHÂN LÝ, là SỰ THẬT XUẤT THẾ GIAN.
Trong cái biết Chánh kiến thuộc về Chân đế vẫn có khái niệm đàn
ông, đàn bà, xe cộ... nhưng là HIỂU BIẾT ĐÚNG SỰ THẬT (Minh)
về các khái niệm đó, hiểu biết đúng sự thật các ngôn từ, khái niệm đó
ám chỉ các sự vật, hiện tượng đó Duyên khởi, vô thường, vô chủ vô sở
hữu (vô ngã)
Tà kiến thuộc về Tục đế vẫn có các khái niệm đàn ông, đàn bà, xe
cộ... nhưng là HIỂU BIẾT SAI SỰ THẬT (Vô minh) về các khái
niệm đó, là Chấp thường, Chấp ngã về các sự vật hiện tượng mà ngôn
từ đó ám chỉ.
1.2023
HỎI 5/1/2023
Con có câu hỏi muốn hỏi sư ạ
Con đọc kinh điển cụ thể là kinh niệm xứ:
Kinh có ghi chép cách tu tập Quán Thọ Tâm Pháp rất khác so với lời
dạy của sư
Ví dụ: Trong kinh ghi Tỷ-kheo khi cảm giác lạc thọ, tuệ tri: “Tôi cảm
giác lạc thọ”; khi cảm giác khổ thọ, tuệ tri: “Tôi cảm giác khổ thọ”;
khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ, tuệ tri: “Tôi cảm giác bất khổ bất lạc
thọ”.
Nhưng Sư thì lại dạy thấy nghe cảm nhận điều gì thì nhắc thầm Thọ
Thọ mà Sư không dạy phải khởi lên đó là Lạc Thọ, Khổ Thọ, Bất Khổ
Bất Lạc Thọ.
Trong Quán Tâm, Quán Pháp cũng vậy ạ.
Mong Sư giải thích cho con hiểu với ạ.
ĐÁP
Đối với kinh điển không nên MẶC ĐỊNH đó là lời dạy của Phật, mà
phải Khoan vội tin, Khoan vội bác bỏ mà phải Tư duy và Thực hành
để tự mình kết luận: Đó có phải là sự thật không. Lúc đó nếu đúng sự
thật thì chấp nhận đây là lời Phật dạy, nếu không đúng sự thật thì bác
bỏ đây không phải lời Phật dạy, lời của người sau suy diễn sai lạc lời
dạy của Phật.
Mục đích của Quán Thân Thọ Tâm Pháp là để THẤY BIẾT ĐÚNG
SỰ THẬT Thân Thọ Tâm Pháp. Đương nhiên để THẤY BIẾT ĐÚNG
SỰ THẬT Thân Thọ Tâm Pháp khi thực hành Tứ niệm xứ tức chứng
đạt TU TUỆ thì phải có VĂN TUỆ và TƯ TUỆ làm công việc chuẩn
bị cho TU TUỆ. Vì vậy Pháp Hành là tiếp nối và phù hợp, nhất quán
với Pháp Học.
Quán Thọ với mục đích đạt được HIỂU BIẾT ĐÚNG SỰ THẬT VỀ
THỌ gồm Thực tại là 6 loại Cảm thọ do 6 căn tiếp xúc 6 trần mà phát
sinh (duyên khởi), nó là tâm chứ không phải vật chất, nó vô thường,
vô chủ sở hữu (vô ngã). Khi thấy nghe, cảm nhận đối tượng nào thì
nhắc thầm thọ thọ… hay cảm giác, cảm giác… là để chánh niệm -
Chánh tư duy khởi lên Ý thức chánh kiến BIẾT ĐÚNG SỰ THẬT đối
tượng được ghi nhận đó là Cảm thọ (thọ). Không chỉ quán đối tượng
đó là Thọ mà còn Quán phân biệt 6 loại thọ, duyên khởi các loại thọ,
Quán thọ vô thường, Thọ vô chủ vô sở hữu, Quán vô ngã khi quán
thọ, quán Khổ diệt khi quán thọ… Quán thọ với các đề mục như vậy
thì Tuệ tri được Khổ diệt (Niết bàn), Tuệ tri Tuệ giải thoát.
Pháp này là đến để mà thấy nên phải Văn và Tư rồi mới thực hành để
tự mình kinh nghiệm Diệt đế, Niết bàn và khi tự mình thực hành, tự
mình thân chứng khi thực hành thì lúc đó sẽ tự mình khẳng định lời
kinh đó đúng hay sai sự thật, của Phật hay không phải của Phật. Nếu
không có Pháp học đưa đến Văn tuệ và Tư tuệ thì không thể thực hành
đúng và chỉ là TƯ DUY LÝ LUẬN SUÔNG, không thể vượt qua
được nghi ngờ do dự.
Quán Thọ cũng là Quán Tâm vì Thọ là một trong 4 loại tâm gồm:
Thọ, Tưởng, Hành, Thức, cũng là Quán Pháp, quán duyên khởi… cho
nên trong khoá tu với thời gian có hạn nên chỉ triển khai các đề mục
chính.
Quán Thọ với các đề mục chính trên THEO TUẦN TỰ để hình thành
lập trình Bát chánh đạo. Khi đối tượng đó kéo dài thì Ý thức chánh
kiến vẫn có thể khởi lên đối tượng đó là Lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ
bất lạc thọ… nhưng nhờ nội dung Chánh kiến trước đó mà sẽ không
có tham đối với lạc thọ, không có sân đối với khổ thọ, không có si đối
với bất khổ bất lạc thọ…
Nếu khởi đầu Quán thọ mà quán đối tượng đó là Lạc thọ, khổ thọ hay
Bất khổ bất lạc thọ thì lúc đó nó sẽ KÍCH HOẠT NGAY LẬP TRÌNH
BÁT TÀ ĐẠO có tham với lạc thọ, có sân đối với khổ thọ, có si đối
với bất khổ bất lạc thọ ngay vì LẬP TRÌNH này vận hành liện tục từ
vô thuỷ, rất mạnh, rất nổi trội nên chạm đến nó là tham sân si khởi lên
liền.
Vả lại kinh nói có Lạc thọ, Khổ thọ, Bất khổ bất lạc thọ hoặc thuộc:
VẬT CHẤT hoặc thuộc TINH THẦN. Đây chắc chắn không phải là
lời Phật mà là một Tà kiến của người sau không hiểu gì về Thọ. Bởi
Thọ là Tâm thuộc nhóm Danh, nhóm Tinh Thần (Thọ - Tưởng - Hành
- Thức) chứ không thuộc nhóm Sắc, nhóm Vật chất (Sắc - Thọ -
Tưởng - Hành - Thức ). Vì vậy không có Thọ nào thuộc Vật chất cả.

You might also like