You are on page 1of 31

Bài giảng

KINH SÁU – SÁU


Lần thứ 4
Tuần 3
Ngày 08/8/Nhâm Thìn (23/9/2012)
--------------------

Trang 1
Bài giảng
Kinh Sáu – Sáu
(lần thứ 4 – Tuần 3)
Ngày 08/8/Nhâm Thìn (23/9/2012)
---------------------

Kính lạy Đức thầy Thích Ca Mâu Ni Phật. Mô Phật thì hôm nay cũng có duyên lành
về Phật pháp mà cũng là ngày mùng 08 tháng 08 âm lịch, cũng là ngày chủ nhật, chúng ta
bắt đầu theo cái lệ cũ của chúng ta là giảng Phật pháp ngày chủ nhật. Thì tôi đã nghỉ 1
thời gian lâu rồi. Hôm nay chúng ta tiếp tục lại.
Thì tôi muốn tóm lược về Đạo Phật cho phật tử ở đây có một sự nắm pháp vững
chắc, mà trong Đạo Phật thường kêu là “Pháp nhãn thanh tịnh” tức là có con mắt chánh
kiến, chúng ta biết cái nào là Phật pháp, cái nào là không phải Phật pháp tức là thường
kêu ngoại đạo.
Ngoại đạo không có gì xấu, đạo là con đường giải thoát, ngoại là ngoài, ngoại đạo là
ngoài con đường giải thoát tức là đạo trời, đạo tiên, đạo địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, atula,
là theo cái pháp tu mà cải sửa tiến hoá để mà lên cao, tức là cái căn bản của tất cả 62 tôn
giáo thời Đức Phật thì lấy cái nghiệp làm nền tảng. Chúng ta sanh ra đời là do nghiệp,
chúng ta mang xác thân là do nghiệp, và chúng ta chết đi cũng do nghiệp, và đầu thai trở
lại cũng do nghiệp. Nghiệp là cái nền tảng của tam giới.
Nhưng mà Thái tử Si-Đạt-Ta không đồng ý cái đó, muốn làm sao chúng sanh phi
nghiệp, tức là không còn đầu thai nữa, không còn tái sanh nữa. Thành ra đối với Đạo Phật
vấn đề sanh tử là 1 vấn đề quan trọng nhất thì từ xưa đến giờ cũng vậy.
Nhưng mà nhiều tôn giáo lầm, nhất là cõi trời vô sắc. Tứ thiền là cõi trời cuối cùng
của cõi trời sắc giới và bước qua tứ không tức là hư không vô biên, thức vô biên, vô sở
hữu và phi tưởng phi phi tưởng. Rồi nữa chúng ta sẽ tìm hiểu mấy cái đó.
Thì chúng ta thấy rằng hư không vô biên tức là Mạtna. Thì người ta tưởng mạtna là
vô lượng vô biên, không có biên giới. Nhưng thực ra lầm, chính bây giờ khoa học cũng
công nhận mạtna tức là hư không, là vật lý tức là hữu hạn, có điều kiện.
Còn Alaya thức tức là linh hồn của chúng ta thì là vô lượng vô biên đấy. Nhưng
dùng cái tư tưởng mà tìm hiểu cái linh hồn tức là alaya thức hay thần thức thì chúng ta
không hiểu nổi đâu, hay còn kêu là thức thứ 8 hay là tàng thức hay là thần thức thì cái này
tư tưởng đầu hàng thôi, cái đó khoa học cũng chẳng biết gì hết. Nó là nơi chứa tất cả năng
tàng - sở tàng - ngã ái chấp tàng.
- Năng tàng tức là tất cả những chủng tử học hỏi nhiều kiếp, vô lượng kiếp đều
chứa trong đó.
- Và Sở tàng là nó phát hiện ra hiện hành. Hiện hành thì thành mạtna tức là có
không gian, có điều kiện.
Mà mạtna khi nó nhập vào linh hồn alaya nó biến thành năng lực thì nó lại không có
không gian, nó là bao la vô lượng, nhưng nó còn trôi chảy, mà do trôi chảy cho nên nó
Trang 2
vọng, do đứng lặng nó không có tướng cho nên là chơn, thành ta chơn vọng hoà hợp, cái
mà trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm diễn tả cái thí dụ. Thì cái này là cái chỗ đứng của Nhập
lưu, Nhất vãng lai và Bất lai, chưa đạt tới cái Chơn tâm, nhưng mà cũng không phải vọng.
Cái chỗ mà Đức Phật chỉ cái thấy, cái nghe, cái ngửi, cái nếm.
*Khi Ngài đưa cái khăn lên hỏi “Anan có thấy cái khăn không?” Thì Anan nói là
“có cái khăn”.
- Anan nói có rồi Ngài bỏ cái khăn xuống. Ngài hỏi “Trên tay ta có cái khăn
không?” Thì Anan nói “không”. Thì Ngài nói ông thông minh, đúng.
*Nhưng khi Ngài cầm cái khăn, đưa cái khăn lên hỏi “Anan có thấy cái khăn
không?” Thì Anan bạch Thế Tôn con “thấy”.
- Rồi khi Ngài bỏ cái khăn xuống hỏi “Anan có thấy cái khăn không?” Anan nói
“không”. Ngài nói ông điên đảo.
Thì chúng ta thấy bộ Thủ Lăng Nghiêm là bộ độc đáo nhất giữa tư tưởng và Bát
nhã, nhận thức của xao động và nhận thức của Chơn tâm, nhưng mà từ xao động qua chơn
tâm phải có cái nối liền tức là chơn vọng hoà hợp mà ít ai biết cái đó.
Thành ra tôi thường ví dụ cái Chơn tâm giống như nước đứng lặng bất biến, mà đã
là đứng lặng thì là chơn, mà bất biến thì cũng là chơn, mà đứng lặng thì không có tướng
mà bất biến thì không có hình. Không có tướng tức là nói về không gian, không có hình
nói về thời gian. Không hình không tướng đó là cái Chơn tâm của chúng ta kêu là Niết
bàn tịch tịnh hay là Báo thân của Alahán, còn kêu nhiều danh từ nữa Vô phân biệt trí
hay là Bản thể thì cái đó tuỳ theo kêu thôi. Nó không là gì hết mà nó là tất cả, nó là chỗ
sanh ra tất cả vạn vật chúng sanh và các pháp, mà cái chỗ này thì tư tưởng không thể diễn
tả được. Thành ra chúng ta chỉ tạm thầm hội thôi. Chúng ta nói về Chơn tâm thì thật sự
Chơn tâm không thể nói được, tự thân của Chơn tâm không thể diễn tả được, khi diễn tả ra
thì cái bóng dáng của Chơn tâm tức là pháp Chơn tâm. Thì đó là cái Duy thức tài tình ở
chỗ đó.
Còn Tiểu thừa là không chịu trình bày nó. Thành ra chúng ta rất khó hiểu. Đây rồi
lần lần chúng ta đem những cái chỗ mà giải Đạo Phật. Mang tiếng là Đạo Phật tức là
thường trong Đại thừa kêu là Tiểu thừa đó, trình bày các pháp hiện tượng trong vũ trụ thì
nó không được đầy đủ, không được toàn diện.
Thì chúng ta sau khi học qua, chúng ta sẽ đem cái đó ra đọc nhất là cái bộ Na Tiên
tỳ kheo. Bộ đó là hoàn toàn đứng về phương diện Nam tông tức là Nghiệp cảm duyên
khởi. Đại Đức Na Tiên trình bày rất là chặt chẽ, rất là sáng tỏ, rất là khít khao, chúng ta
không thấy được chỗ sơ hở.
Nhưng nếu chúng ta hiểu qua được Alaya duyên khởi, Chân như duyên khởi,… thì
đòi hỏi quý vị phải nghiền ngẫm cho sâu xa thì thấy có nhiều khe hở, tức là cái chỗ sơ sót
nó không được toàn diện, nói về vấn đề linh hồn đó, nó là một cái khó khăn nhất và thế
giới Cực lạc của Phật A Di Đà thì bên Nam tông chẳng hạn. Bên Tiểu thừa, chúng ta kêu
là Tiểu thừa họ không chịu, kêu là Nam tông họ chịu. Nam tông cũng như là Miến Điện,
Thái Lan nhất là Tích Lan, Srylanca gì đó chuyên môn nói về nghiệp cảm duyên khởi,
quên Phật giáo.
Trang 3
Chúng ta dịch ra “Đức Phật và Phật pháp” của ông Narada là bên Nam tông, không
có linh hồn, không có thần thức, chết là đầu thai liền. Thì sau này chúng ta sẽ nghiên cứu
về vấn đề đó. Bây giờ quý vị không hiểu nổi đâu. Rồi chúng ta đem bộ Na Tiên Tỳ Kheo,
hai trăm mấy chục câu hỏi của vua Mi Lan Đà hỏi Đại Đức Na Tiên. Ngài trả lời rất khít
khao xin 1 thí dụ Ngài trả lời 1 câu hỏi, xin cái thứ 2, xin cái thứ 3, xin cái thứ 4. Nhưng
mà nếu chúng ta đi sâu thì chúng ta thấy nó không có toàn diện, nó hớ hết.
Thành ra tôi mới soạn về 15 hạng chúng sanh, nếu mà chúng ta biết được chuyển
biến của 15 hạng chúng sanh thì chúng ta thấy được chỗ sơ hở bên Nam tông. Thì bên Đại
thừa thường có 10 pháp giới thôi. Tới Sư trưởng 13. Tới tôi, tôi để 15 thì.
Nếu chúng ta hiểu rành được 15 hạng chúng sanh này, chúng ta sẽ thấy giữa Nam
tông và Bắc tông nó không khác mà khác. Nam tông thì chưa vói tới Bắc tông, còn Bắc
tông bao trùm cả Nam tông. Mà nếu đi vào Bắc tông thì cái cõi đời này nó bao la, nó đi
về vũ trụ. Còn Nam tông đi về nhân sinh.
Thành ra Nam tông khi mình tu tập theo đó thì mình đắc quả Alahán, tự độ thôi.
Còn muốn độ tha, tức là độ cả chúng sanh trong toàn thể vũ trụ, nhiều quả địa cầu, có thể
nói vô lượng vô biên quả địa cầu, thì một vị Phật phải tuỳ thuận giáo hoá hết vô lượng
chúng sanh trong vô lượng cõi. Còn Alahán chỉ độ cho riêng mình thôi. Thì 2 cái nó khác
nhau chỗ đó. Thành ra khoa học gặp Đại thừa là mịt mù, còn mình coi vô đó mình cũng
như là vịt nghe sấm, không hiểu được cái gì hết.
Thành ra những bài của tôi giảng là tôi bắt đầu từ Tiểu thừa qua Đại thừa, cả 2 hết.
Nhưng khi tu tập thì chúng ta bắt đầu lại mẫu giáo, cái đặc biệt là chỗ đó. Chúng ta không
thể bỏ Tiểu thừa Nam tông được. Nếu mà không có cái đó chúng ta không qua Đại thừa
được. Một ông bác sĩ , một nhà bác học thì mới đầu cũng đi từ mẫu giáo thôi, chứ không
có cha mẹ sanh ra mà thành bác học hay thành bác sĩ được. Nhưng mà phải có cái hiểu
biết toàn diện về các nhà bác học, bác sĩ rồi sau đó mình phải đi vào chi tiết.
Chi tiết khó khăn bởi vì mẫu giáo là phải đánh vần, ráp vần từng chữ, không đánh
vần là không ráp vần được. Nó sự thực là vậy. Mà nếu lên tới lớp 7, lớp 8, lớp 12 mà biểu
ráp vần mà đọc nữa thì thôi không thể làm luận văn được, chừng đó đọc là đọc thẳng vô
nhưng mà không bao giờ trật.
Cái nào cũng vậy, như làm thơ cũng vậy, nhất là thơ đường luật phải có vần bằng
vần trắc “nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh” gì đó mà không có là không làm
được. Thì chúng ta lựa chữ, lựa vần gieo câu đối thì có khi 7-8 ngày, cả tháng làm một bài
thơ cũng chưa xong. Nhưng mà khi nhập thần rồi thì nhắm mắt lại 5 phút làm ra mấy chục
bài, nhưng mà vẫn nằm trong đường luật.
Thì đó chúng ta thấy giống như 1 học trò với thầy giáo vậy. Học trò học tới lớp 12
thì đó là Alahán, có thể đi ra giảng dạy, qua sư phạm rồi thì ra giảng dạy. Còn học trò lớp
1 đưa nó lên lớp 5, lớp 7 nó khóc thôi, không thể học được. Còn học trò lớp 7 mà đưa
xuống lớp 1 lớp 2 nó cũng không học được.
Thành ra học sinh là không có tự do, tự do là lựa chọn. Mà theo Đạo Phật, thầy giáo
thì tự do là không có lựa chọn. Ở ngoài đời bây giờ cũng vậy, chúng ta tự do lựa chọn
người có tài có đức để bầu cử thay thế cho dân, thì trong Phật giáo cái đó không phải là tự
Trang 4
do, tự do là không lựa chọn. Ông thầy giáo mới tự do, thầy giáo đại tài kêu ông xuống lớp
mẫu giáo dạy, kêu ông xuống thì xuống, mà kêu lên lớp 12 dạy thì lên, kêu lên lớp 7 thì
lên, còn học sinh thì phải lựa chọn. Đại khái phải là như vậy. Thành ra tôi giảng đại khái
cho quý vị biết từ lớp 1 đến lớp 12, rồi chúng ta phải bắt đầu từ lớp mẫu giáo.
Ở đây trình độ của quý vị nó loảng choảng lắm, tôi về đây 30 năm rồi thì có người
nghe tôi cũng 30 năm, có người 10 năm, có người 20 năm, có người mới mấy tháng, có
người mới có mấy ngày. Rồi cái trình độ như vậy làm sao! Mà bây giờ tôi giảng, tôi giảng
lớp cao, tôi giảng lớp 11-12 không, bởi vì bây giờ đâu có thể xuống thấp được, thì quý vị
nghe như vịt nghe sấm. Có người nói Sư giảng con không hiểu gì hết, cả tới Tăng Ni xuất
gia ở Vĩnh Long, tôi giảng rồi nói Sư giảng con không hiểu gì hết, mấy vị mà tu lâu cũng
vậy.
Tôi giảng tùm lum hết, tới nửa chừng tôi bỏ, tôi không giảng cái gì cho rõ ràng
hết. Chi vậy? Để đòi hỏi quý vị phải tự tham thiền lấy. Mà muốn tham thiền thì quý vị
phải có số vốn trong linh hồn, trong thần thức, trong alaya thức. Cũng như con trâu ăn cỏ
vậy, rồi chiều tối nó ọc ra nó nhơi lại, thì cái nhơi lại là cái quan trọng nhất.
Thành ra trong 3 cái pháp học của Đạo Phật: Giới - Định - Tuệ. Thì cái Định là
quan trọng nhất Giới là văn. Học hỏi đủ hết, thì cái học đó đâu có biết, biết thì biết rất
nhiều mà hiểu thì chẳng bao nhiêu. Thì bây giờ người học sinh học vậy đó, học đủ môn
hết, nào là Anh văn, Việt văn, Pháp văn, Toán, Vật lý, còn chuyên ngành nữa. Hồi xưa có
4 ban: A,B,C,D. Bây giờ mười mấy hai chục ban, nhưng mà hỏi ra thực sự chả biết gì hết.
Cũng như cái định lý Einstein thì lớp 11, 12 có học rồi mà tôi hỏi cũng chả biết gì hết. Cả
tới bác sĩ, kỹ sư tôi hỏi sinh lý, vật lý, tâm lý khác nhau sao, mấy ông ngơ ngẩn hết, cái đó
học qua hết rồi. Vật lý học, về điện lực thì vật lý - Còn sinh lý là cơ thể con người ta, loài
thú - Rồi tâm lý là học về cái hiểu biết con người. Mà khác nhau ra sao mấy ông không
biết.
Duy thức là rất rành cái đó:
- Vật lý là chưa có sự sống, chưa có cái biết .
- Sinh lý là có sự sống mà chưa có cái biết.
- Tâm lý là có cái biết. Mà rất nhiều cái biết:
. Cái biết của cảm giác biết mà chưa phân biệt.
. Cái biết của tư tưởng là cái biết có phân biệt mà chưa có đắn đo lựa chọn.
. Cái biết của ý chí là đắn đo lựa chọn.
. Cái biết của linh hồn là những kinh nghiệm, kiến thức học hỏi, ký ức, tội, phước.
Thành ra chia ra có tới 100 cái hiểu biết, đó là cái hiểu biết đại khái, còn cái biết con
con cũng như ông vua, ông tướng phải có quân sĩ, tất cả quân sĩ hợp lại mới thành ông
tướng.
Tôi thấy là tôi phải đi chi li, thì tôi thấy ở đây có một số phật tử mới nhiều, mà đa số
cũng thiết tha trên con đường tìm hiểu, bởi nếu không hiểu biết là chúng ta lọt vào ngoại
đạo. Bây giờ ngoại đạo rất nhiều, đi vào thần thông. Chúng ta thấy như ở Châu Đốc biết
bao nhiêu cái sấm giảng, thiên cơ đủ thứ, rồi ông lên bà xuống, rồi bà chúa xứ, rồi nhập
xác lên đồng tùm lum. Cái đó đâu phải là Đạo Phật, mà ai cũng xưng mình là Phật, cũng
Trang 5
xưng là Phật Tổ không hà, xưng là Thích Ca, Di Lặc hoặc Quan Âm, nhất là Quan Âm bị
lợi dụng nhiều nhất.
Mà phật tử đi lạc con đường thì trăm ngàn kiếp biết chừng nào mới mang thân
người nữa, thấy chỗ đó tôi không đành bỏ một số người mới. Tôi ngồi thiền, tôi suy nghĩ
hoài, nếu bây giờ dừng lại vì mấy người mới thì mấy người đang đi nửa chừng thì tội
nghiệp người ta, còn tiếp tục giảng sâu thì mấy người mới nghe không biết gì hết thì cũng
tội nghiệp họ.
Thành ra tôi tính như thế này, có một số giỏi, một số vừa vừa, một số thì quá dở.
Quá dở ở đây không phải là họ làm biếng mà họ quá mới, tuy học sinh cũ mà mới vô học
phải lớp mẫu giáo thôi. Mà lớp kia người ta đi rồi, người ta tới lớp 11-12 rồi thì tất nhiên
tôi không thể bao trùm hết được. Thì tôi thấy hồi thời Đức Phật cũng vậy, Ngài đâu có
dạy hết 1.250 vị, còn Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên nữa. Thì Ngài có tới 1.250 vị tỳ kheo,
Xá Lợi Phất 500 vị, Mục Kiền Liên 500 vị, còn Phú Lầu Na, còn nhiều nữa. Ngài có 10 đệ
tử lớn nhất, giỏi nhất là Bồ tát Thánh, còn Alahán thì nhiều, nhưng mà có Alahán không
biết giảng pháp, cái giảng pháp khó lắm không phải dễ đâu. Một vị trụ trì pháp lý phải đầy
đủ, nhưng mà có người pháp lý đầy đủ mà diễn dịch cho người ta hiểu thì không có khả
năng. Thì có 10 vị đệ tử là tài nhất, trong đó:
- Ông Xá Lợi Phất đứng đầu kêu là “Chánh quân tướng pháp”. Ông giỏi về trí tuệ.
- Còn ông Mục Kiền Liên giỏi về thần thông.
- Còn ông La Hầu La giỏi về mật hạnh.
- Còn ông Phú Lâu Na giỏi về biện luận. - ….
10 người, thì mỗi người dẫn 500, 100 đệ tử. Thành ra Đức Phật chỉ nắm tướng chứ
Ngài không nắm quân, giống quân đội cũng vậy đó. Tướng đây là :
- Một chúng có 4 vị.
- Mà 5 chúng là một Tiểu giáo hội 4x5=20 là một Tiểu giáo hội.
- Rồi 5 lần nữa 20x5 = 100, 100 vị là một Trung giáo hội.
- Rồi 5 Trung giáo hội là một Đại giáo hội là 500 vị.
Thì Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên đủ khả năng nắm có bao nhiêu đó thôi, trên nữa là
loạn. Thì cái đó chúng ta kêu là quân. Còn Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên kêu là Tướng,
Tướng lĩnh thống quân.
Ở quân đội tôi thấy cũng giống vậy, tôi không có đi lính tôi không biết, nhưng mà
tôi hỏi mấy ông thầy giáo có đi lính, đi sĩ quan về nói: một Tiểu đội là 12 ; rồi 4 Tiểu đội
là 48 là kêu Trung đội ; rồi 4 trung đội là 96 kêu là Đại đội. Thì nó cũng chia vậy thôi.
Nhưng mà cái độc đáo của Đạo Phật, cái đặc biệt là học từng nhóm. Tôi thấy ở đây
bắt đầu học từng nhóm rồi đó. Như Thiện Khánh giảng 1 cái, ông Vân Thái ông Vân
Toàn, còn mấy cô chưa dám.
Thì tôi thấy, tôi hỏi lại thì giảng vậy không có ích lợi lắm, giảng qua rồi thôi hà,
cũng như trả bài như vậy không được. Giảng phải có sự trao đổi, có sự hỏi vấn và đáp, thì
người hỏi mới có số vốn trong alaya mới có câu hỏi được. Khi mình đặt câu hỏi là mình
đã hiểu được 50% , còn 50% nghi vấn, còn người giảng phải có đủ chất liệu để trả lời câu
hỏi đó, thành ra 2 bên phải có sự trao đổi lẫn nhau.
Trang 6
Như tôi ở đây tôi giảng rồi tôi bắt đầu hỏi, nếu quý vị hỏi thì tôi trả lời, quý vị
không hỏi thì tôi hỏi quý vị trả lời. Có sự trao đổi với nhau thì cái học hỏi mới tiến hoá.
Ta nói “Học thầy không tày học bạn”, quý vị xuống dưới những gì thắc mắc quý vị xuống
hỏi. Có người tôi kêu trả bài rất rành, nhưng mà kêu tới là run, quên hết trơn. Cũng như
Sư cô Thường, cô cũng giỏi chứ không phải dở, kêu một cái là run mặt tái mét. Bữa hôm
cô gì ở Ngọc Trường cũng vậy, cô cũng giỏi lắm kêu cô tái mét, cô cầm micro muốn rớt
xuống, run quá trời, run là quên hết trơn, mà càng quên thì càng run, mà càng run thì càng
quên.
Thành ra có nhiều người không quen, tập 1-2 lần mình quen. Tôi mới đầu cũng vậy,
tôi giảng rồi tôi không biết tôi giảng tới đâu, mà ở dưới tôi đã soạn sẵn, mà may là tôi có
đi dạy học 6 năm trời, tôi rành cách giảng, tôi có qua khoá sư phạm thế mà lên mấy lần
đầu vẫn run, ở dưới tôi có soạn bài sẵn hết rồi đó. Tôi thấy rằng nó cả vấn đề khó, mà tôi
quen rồi, tôi bốn mấy năm rồi.
Bây giờ tôi kêu trả bài một số, trả rồi tôi biết trình độ người đó tới đâu. Có trả bài
tôi mới biết trình độ chứ tôi không có đắc quả. Còn nếu tôi đắc quả thì tôi nhìn thẳng vào
alaya tức là tàng thức trong đó chứa đủ kinh nghiệm, kiến thức, ký ức trong kiếp này và
trong nhiều kiếp trước, nhìn thẳng người ta biết liền, biết rành có kinh nghiệm kiến thức
học hỏi mới trả lời được. Thì trả lời tôi bắt cái dụng tôi biết người này trình độ trả lời tới
đâu.
Thì tôi đề nghị cũng như xin quý vị giúp đỡ cho tôi để toàn pháp hội nghe hiểu hết,
chứ có người nghe, người không hiểu gì hết thì đến đây uổng. Mà pháp tôi giảng nghe rồi
chán thấy mồ luôn, không có hiểu gì hết, mà người nào bắt đầu hiểu thì thấy thích vô
cùng.
Ở Vĩnh Long tôi giảng mấy kỳ, mấy Sư Cô cũng vậy nói trời ơi con nghe không
hiểu gì hết, mà đã xuất gia mấy chục năm rồi đó, ông Sư Tuấn cũng vậy nói trời ơi mới
đầu nghe Sư giảng con chả hiểu gì hết, rồi con nghe tới nghe lui đem cái đĩa con nghe
mười mấy 20 lần, con mới hiểu, con mới thấy thích pháp của Sư. Sư giảng con thích vô
cùng, chứ hồi xưa Sư giảng con muốn trốn, rồi Sư cứ hỏi, hỏi hoài mà Sư còn dí nữa, làm
sao con trả lời được, bây giờ con thích, rồi có thể Sư hỏi con trả lời được.
Thì pháp tôi là pháp cuộc sống. Đạo Phật là đạo sống. Sở dĩ cuộc đời này sống có
sai lầm đau khổ Đức Phật mới ra đời, còn không có là không có Phật Thích Ca. Thành ra
Phật Thích Ca ra đời để cứu khổ, Đạo Phật là đạo cứu khổ, mà không phải cuộc đời là
khổ. Không phải. Mà khổ là do tâm. Tôi đã nói với quý vị, nó có 3: cái Thân khổ, cái
Miệng khổ và cái Ý khổ. Và cuối cùng thân với miệng không ăn thua gì hết mà cái ý mới
là quan trọng.
Chúng ta coi trong kinh “Khổ Đế” có 8 khổ: sinh khổ, già khổ, bệnh khổ, chết khổ,
thương yêu xa lìa khổ, thù ghét gặp gỡ khổ, thứ 7 ham muốn không được khổ, thứ 8 là có
xác thân này là khổ.
Xác thân là gì ?
Sắc, thọ, tưởng, hành, thức là 5 uẩn. Mà 5 uẩn, trong đó cái nào khổ?
Cái nào là nguyên nhân chính của sự đau khổ?
Trang 7
Chúng ta không biết. Chúng ta giận, chúng ta tham, chúng ta sân, chúng ta si mê.
Nói bây giờ tánh con nóng con hay giận lắm Sư. Tôi nói cái gì làm ông giận? Con
nó bất hiếu, vợ nó cũng cải vả, mình nghèo nó bắt đầu sinh sự, hoàn cảnh bên ngoài bây
giờ là thất nghiệp tùm lum hết trơn, kiếm ăn bây giờ khó, đủ thứ làm con khổ, bệnh hoạn
nữa Sư. Tôi nói phải cái đó làm khổ không? Nói phải. Tôi nói không phải. Hễ bắt sai
mạch rồi là đau khổ dài dài.
Thành ra Đức Phật hay. Sau khi Ngài giảng Khổ Đế rồi, Ngài qua Tập Đế nguyên
nhân chánh cửa sự đau khổ. Khổ là sanh -già -bệnh -chết.
-Trời ơi ! già lọm khọm, tay mỏi, gối chùng, mắt lờ, tai điếc mà Sư nói không phải
khổ, thì cái gì mới khổ?
-Bệnh nhức nhối, đau đớn vô cùng mà Sư nói cái đó không phải khổ!
-Chết, sắp sửa lìa ở đây, bỏ nhà, bỏ cửa, bỏ vợ, bỏ con, bỏ người thân yêu mà Sư nói
không phải khổ!
Thật sự không phải. Chúng ta thấy hễ bắt mạch sai, chúng ta hiểu không đúng thì
chúng ta vẫn khổ tiếp tục. Mà cái khổ không phải là hoàn cảnh, không phải là xác thân,
không phải là cái miệng. Thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp thì cái ý mới là chính.
Ý là gì? Là tư tưởng, là sự phân biệt, là nhận thức chúng ta kêu đó là cái tâm.
Mà có bao nhiêu cái tâm? Thì có vô số, mà tóm lại có 4 thứ tâm: cảm giác, tư
tưởng, ý chí, kinh nghiệm - kiến thức - …
Cái tâm cảm giác. Cảm giác là gì ? Là sự phân biệt dễ chịu, khó chịu và dửng dưng
(không dễ không khó) thì cái này mới là cảm giác mà chưa có tư tưởng phân biệt đâu.
Thành ra chư phật tử mới thấy, hôm trước tôi giảng, có người ở bên Mỹ mới vọt về
Trà Vinh kiếm tôi, để tôi trả lời. Tôi nói chết rồi thì cái thân chết, nhưng mà cảm giác, dây
thần kinh cảm giác 8 tiếng sau mới chết, mới đứt. Mà cảm giác là chỗ phát hiện dễ chịu,
khó chịu, không dễ không khó.
Còn phân biệt cảm giác dễ chịu, khó chịu, không dễ không khó nhưng mà phân biệt
để làm sao tiêu diệt cảm giác khó chịu, còn cảm giác dễ chịu làm sao giữ cho nó dễ chịu
hoài thì cái này là của tư tưởng chứ không phải cảm giác.
Cảm giác dễ chịu thì mình thích, sảng khoái, thích là một cái tham ; còn muốn cảm
giác dễ chịu này kéo dài và tiếp tục hoài thì tham càng nặng. Nếu mà thoả mãn thì cái
tham càng nặng, mà không thoả mãn được thì sân.
Cảm giác khó chịu tôi muốn đẩy nó đi. Nhức nhối chịu không nổi, hoàn cảnh nghèo
khổ, con bất hiếu là cái khổ con muốn tiêu diệt đẩy nó đi, cho thằng nhỏ vô tù cũng được
miễn sao con khoẻ thôi, nếu không được thì sân, phiền não mà được thì tham. Thành ra
cuối cùng chúng ta thấy hoàn cảnh toàn là sân với tham không.
Mà sân, tham là cái gì ? Là cái tâm chứ đâu phải hoàn cảnh. Thành ra chúng ta
thấy cái xác thân có 5 cảm giác: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, 5 cảm giác này dễ chịu, khó
chịu, không dễ không khó. Mà dễ cũng sanh ra tham -sân -si, mà khó chịu cũng sanh ra
tham -sân -si, mà không dễ không khó cũng tham -sân -si.
Thì tham -sân -si đâu phải dễ chịu, khó chịu, tại mình phân biệt chứ. Thì cái tư
tưởng là chính mà chúng ta không để ý. Thành ra chết rồi, 8 tiếng còn cảm giác dễ chịu,
Trang 8
khó chịu, không dễ không khó, mà hiến xác thì đem vô nó mổ liền chứ đâu có đợi 8 tiếng,
thì tất nhiên có cảm giác dễ chịu, khó chịu. Mà dễ chịu, khó chịu có phải là cái đau khổ
không ? Không. Dễ chịu, khó chịu là cảm giác thôi. Mà cho cái cảm giác dễ chịu “là tôi,
của tôi, là tự ngã của tôi” thì cái này là tư tưởng chứ không phải cảm giác.
Thành ra Duy thức rất hay. Đức Phật cũng có cảm giác dễ chịu, khó chịu, Ngài đói
cũng thấy khó chịu vậy, Ngài ăn đồ ngon Ngài cũng thấy sảng khoái vậy. Nhưng mà sảng
khoái này không có thích hay sảng khoái này ghét, thích hay ghét là do tư tưởng. Đức
Phật không sống bằng tư tưởng, các bậc Thánh nhân không sống bằng tư tưởng, mà cảm
giác vẫn có như thường. Đề-Bà-Đạt-Đa lăn đá dập chân Ngài. Ngài đau không ? Ngài khó
chịu không ? Ngài nhức nhối không ? Dĩ nhiên Ngài cũng khó chịu, nhức nhối. Ngài nằm
nghiêng 1 bên, Ngài lắng nghe, nhưng mà cái đau này “không phải ta, không phải của
ta, không phải tự ngã của ta”. Ngài biết đau. Thì cái biết là Ngài chứ cái đau đâu phải là
Ngài, cái đau là cảm giác.
Thành ra tôi thấy Đạo Phật rất hay mà tôi muốn đem để trao đổi quý vị, để chúng ta
sống trong đó, mà chính tôi cũng chưa sống được hoàn toàn, nó khó đấy. Chỗ đó, cái lý do
mà Phật muốn nhập Niết bàn sau khi thấy được cái không sanh, không già, không bệnh,
không chết. Ngài đã tuyên bố với cha “con mà không tìm được cái không sanh, không già,
không bệnh, không chết thì con không trở lại gặp cha, mà nếu con tìm được là con trở về,
con sẽ đi giáo hoá.” Cuối cùng Ngài cũng đi giáo hoá. Nhưng rồi Ngài cũng chết, cũng
bệnh, cũng già ! Cái đó là xác thân thôi, còn cái tâm Ngài không có. Cái tâm là gì, nó ở
đâu ? Cái đó là cả 1 vấn đề nữa.
Thành ra chúng ta thấy bài tôi giảng đây, cái tâm quý vị nó loảng choảng lắm, có
người nắm được trả bài thao thao bất tuyệt, còn mấy người khác thì mới vô không hiểu thì
trả cái gì, chưa hiểu được, rồi thấy người ta trả bài sợ, rút, không dám đến nghe nữa. Mà
đến nghe là cả 1 vấn đề. Tứ nan:
- Nhân thân nan đắc (mang được thân người là khó).
- Thiện duyên nan ngộ (đầy đủ căn lành là khó).
- Phật pháp nan văn (nghe được Phật pháp rất là khó) mà đủ hoàn cảnh để đi nghe là khó.
- Phật quốc nan sanh (gặp Phật ra đời là khó)
Bây giờ khó mà gặp được chánh pháp, tôi nói không phải là chánh pháp, tôi cũng
tha thiết. Tôi thấy hồi xưa giờ Đạo Phật giảng tùm lum hết, mà giảng đạo người trời
không hà. Tới chừng Đức Phật tiếng rống con sư tử thì Ngài mới thấy được Đạo Phật.
Ngài nói từ đây mới có Đạo Phật là có Tứ Sa Môn. Ngài cũng đi tham thiền hết Ấn Độ có
62 tôn giáo giảng, Ngài nghe, Ngài thấy họ không đúng là giải thoát, cũng lẩn quẩn thôi.
Thì hồi xưa giờ chúng ta hỏi ngoại đạo “Tu là cái gì?” Tu là cải sửa, sửa cái xiềng
xấu thành xiềng tốt, sửa cái xiềng cây thành xiềng đồng, xiềng chì, xiềng bạc sửa thành
xiềng vàng. Xiềng vàng thì tốt nhất, có giá trị nhất nhưng mà vẫn là xiềng. Chỉ có Thái tử
Si-Đạt-Ta mới thấy chỗ hớ đó, mới thấy chỗ sơ xót đó, chưa có toàn diện. Mà cái tu cải
sửa là tu có tiến hoá, có pháp môn, có điều kiện. Rồi cuối cùng cải sửa điều kiện cho cao
lên tức là cái nhận thức cái hiểu của mình. Cái nhận thức mình, cái hiểu của mình cao
thượng thì cảnh giới hiện ra cao thượng.
Trang 9
Chẳng hạn ở đây quý vị ăn chay, giữ 5 giới thì quý vị sống cõi trời. Mà quý vị ra
ngoài đường, vô mấy chỗ nhậu thấy người ta nhậu rồi chửi lộn, mình mẩy hôi hám, nhậu
vô rồi chửi thề với nhau, đánh lộn với nhau. Hai cảnh nó khác.
Thành ra có người nói sao mà con đến Tịnh xá Ngọc Vân con cảm thấy một sự an
lạc quá Sư, con ra ngoài đường con cảm thấy không có ổn, không có yên tâm. Thì do
những người tu ở đây, cái tư tưởng của họ là cái cảm giác nó thẳng vào con người mình,
mình vô cảm thấy một sự yên ổn.
Yên ổn là do tâm chứ đâu phải do thân, mà nếu cái thân không an thì cái tâm đâu
có lạc, đâu có hỷ được, 2 cái nó liên can với nhau, nhưng mà cái tâm vẫn là chánh. Khi
tâm chưa có an thì nhờ giới luật, rồi thì nhờ cái thân làm cái tâm nó an, mà thân an thì
tâm nó hỷ, mà được tâm hỷ thì điều khiển cái thân. Quý vị có giữ giới, tâm hỷ rồi quý vị
mới điều khiển cái thân này là không có đi vào cảnh ác, không có nhậu nhẹt nữa.
Cũng như ông gì tôi mới đặt pháp danh, ông thọ giới với tôi có mấy tuần lễ trước,
rồi bạn bè tới nhậu, có tu chứng đắc gì đâu, cái ý chí quá yếu, rồi đãi bạn nhậu, rồi kêu bà
vợ làm gà vịt nữa, bà không chịu làm, bà trốn đòi đánh bà, không làm đi ra chợ mua sẵn,
bởi vì cái ý chí quá kém.
Hoàn cảnh bây giờ là hoàn cảnh ác không, mà chơi với bạn nhậu thì nó lại rủ, bây
giờ không lẽ không tiếp nó, mà tiếp bạn thì phải có gì tiếp, phải có mồi tức là gà vịt. Mà
thọ giới với tôi rồi, giới thứ 5 là không uống rượu, không ghiền các chất say nhất là rượu,
mà nhậu rồi mua gà. Con đâu có giết Sư ? Con mua sẵn. Mua sẵn là xúi người ta giết.
Thành ra cái lỗi của tôi là tôi giảng không có kỹ, nhất là không đi nghe pháp. Không
phải chính mình giết là tội, mà xúi người giết, thấy giết vui theo đều là phạm giới sát sanh
hết. Giữ giới phải giữ cho kỹ, nên nhớ như vậy. Mà chẳng những không sát sanh mà phải
phóng sanh, mình đã không phóng mà lại còn giết, còn không giết thì xúi người giết, tiếp
tay cho người giết, thấy người ta giết mình vui mình phạm giới sát. Cái tâm không.
Thành ra quý vị nên nhớ ở đây tôi giảng thân, khẩu, ý. Mà tôi chú trọng về cái tâm,
cái ý nghiệp. Người chết rồi còn lại cái ý nghiệp, mà chính cái ý này nó đi đầu thai.
Có bao nhiêu thứ ý?
- Cảm giác dễ chịu - khó chịu cũng là ý nghiệp (thuộc tâm).
- Tư tưởng cũng là ý nghiệ.
- Ý chí lựa chọn đắn đo cũng là ý nghiệp.
- Kinh nghiệm, kiến thức, ký ức, tội, phước cũng là ý nghiệp.
Quý vị phải biết chỗ đó. Thành ra 15 hạng chúng sanh tôi giảng rất kỹ.
Địa ngục hữu gián, vô gián tức là căn và trần khác nhau ra sao?
Quý vị không để ý. Trong con người quý vị có căn, có trần. Trần là bụi bặm tức là
chưa có sự sống, chưa có cái biết đó là ghèn, cức mũi, đàm nhớt, nước tiểu, phẫn,.. đâu có
sự sống, đâu có cái biết ; còn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân có sự sống mà cũng chưa có cái biết.
Thì đó là vật lý và sinh lý, mà nhà khoa học, bác sĩ cũng không nắm vững, họ học qua chứ
họ đâu có sự nghiền ngẫm. Quý vị phải nghiền ngẫm.
Thành ra tôi khó cái đó là quý vị phải ăn nằm, phải nghiền ngẫm với cái bài pháp
của tôi. Tức là tôi năn nỉ quý vị ít nhất cũng 1 ngày 1 lần, mà ít nhất 1 tiếng, còn muốn đi
Trang 10
sâu phải 2 tiếng trở lên, còn 5-7 tiếng thì thôi khỏi nói tốt nhất rồi, mà có khi không có
tiếng nào hết thì không được, không thể tiến trên con đường nghe pháp được.
Thành ra tôi bắt buộc, năn nỉ quý vị phải trả bài mà muốn trả bài được thì quý vị
phải cần có số vốn, mà có số vốn thì phải nghe pháp, bây giờ lại thuận tiện nữa là có đĩa
nghe tới nghe lui. Có người nói vậy con khỏi cần đi nghe Sư giảng, con ở nhà có đĩa thiếu
gì, con ở nhà nghe đĩa được rồi. Lầm nữa.
Tại sao tôi năn nỉ quý vị đến đây nghe, rồi về nghe đĩa thêm? Nghe trực tiếp người
thuyết pháp rất quan trọng, nghe đĩa mặc dù là đĩa của tôi nhưng mà là địa ngục thuyết
pháp đó là máy móc. Còn bây giờ nghe thẳng tôi là nghe có linh hồn thì không những tôi
nói bằng miệng mà còn nói bằng tâm, cái tâm mới quan trọng.
Quý vị gặp Đức Phật mà nếu còn sống quý vị đắc quả Nhập lưu Thánh thứ nhất
liền. Còn bây giờ thâu 100 cái đĩa của Ngài, quý vị nghe Đức Phật thuyết pháp bằng đĩa,
100 lần quý vị cũng chưa đắc gì hết. Thuyết pháp không phải bằng miệng, thì cái đĩa nó
thuyết bằng cái đĩa nó ra, nó đâu có linh hồn, nó là địa ngục vô gián, còn tôi thuyết đây tôi
đâu phải là địa ngục, cái lời nói của tôi là khẩu nghiệp nhưng mà tôi có ý trong đó, có sự
chứng đắc của tôi trong đó,. Nếu tôi đắc quả Nhập lưu, Nhất vãng lai thì tôi giảng pháp nó
khác, quý vị nghe có thể hiểu mau. Còn nếu tôi là người trời thì quý vị nghe 10 lần cũng
chưa có thấm mấy. Còn tôi lơ tơ mơ không có đắc gì, người trời cũng không có thì quý vị
nghe cũng như nước chảy lá môn.
Thành ra người thuyết pháp rất là quan trọng, sai một cái là sa đoạ. Tôi thuyết pháp
chứ tôi cũng khổ tâm lắm, tôi nói trên cao, Đạo Alahán, Như lai mà tôi không biết có đắc
cái gì không, chính tôi, tôi cũng chưa biết đắc cái gì nữa, người trời thì tôi có, còn vấn đề
Thánh quả Nhập lưu, Nhất vãng lai tôi cũng chưa biết tôi đến đâu. Cái này hồi xưa họ
cũng không biết, muốn biết đắc cái gì lại hỏi Đức Phật thọ ký. Sau Đức Phật mất rồi
không ai thọ ký hết. Tới Bồ-Đề-Đạt-Ma, Đạo Phật mới bắt đầu sống lại, tới Huệ Năng là
hết.
Thành ra Huyền Giác gặp Huyền Sách là đệ tử Huệ Năng 2 người trao đổi về Bát
nhã không. Rồi ông Huyền Giác mới năn nỉ ông Huyền Sách chứng minh cho mình nói
đúng chánh pháp tức là Đạo Phật, đắc quả Nhập lưu. Huyền Sách đâu dám và nói tôi là đệ
tử Huệ Năng, Huệ Năng chứng cho tôi, tôi đâu đủ khả năng, lời nói để thử anh, anh phải
đi đến Huệ Năng. Đi đến Huệ Năng thì mới có bài pháp tôi giảng ra đây, hai bên chỉ trao
đổi thôi, trao đổi rồi thì Huyền Giác biết mình đắc Thánh quả.
Thành ra tôi mới đem cho quý vị thấy giữa Bát nhã với tư tưởng giống hệt nhau. Bát
nhã thì bao trùm tư tưởng, tư tưởng chưa vói tới Bát nhã.
Mà tư tưởng ở đâu? Ở trong con người quý vị. Nó mượn cái óc để nó phát ra cái
hiểu biết, phân biệt, nhưng mà cái óc không phải là phân biệt.
Cũng như làn sóng với cái ống loa, óc quý vị là cái ống loa, còn làn sóng là tư
tưởng. Làn sóng tư tưởng nó mượn cái ống loa óc để nó phát hiện ra sự phân biệt: phải-
quấy, tốt-xấu, vinh-nhục, lợi-hại, thịnh-suy, khen-chê. Bây giờ có khoa học thành ra
chứng minh nó dễ, hồi xưa nói chả ai hiểu gì hết.

Trang 11
Nói cái gì kỳ vậy, chính cái óc con suy nghĩ mà Sư? Nói không phải suy nghĩ, suy
nghĩ tức là tư tưởng, cái óc chỉ là cơ quan làm phát hiện cái tư tưởng của sự suy nghĩ thôi.
Nhưng bây giờ nói quý vị có thể hiểu, cho thí dụ là quý vị hiểu rồi.
Tới nó, cái óc sau khi phân biệt đàng hoàng thì ý chí nó mới lựa chọn đắn đo, lựa
chọn nó mới quyết định để nó hành động, hành động thì tạo nghiệp, nghiệp là những
chủng tử. Mà nói chủng tử thì quý vị đâu có biết mà giờ nói điện tử quý vị biết. Thì quý vị
thấy nó khó hiểu. Rồi tới ý chí là những chủng tử tức là bây giờ kêu điện tử âm dương đó,
rồi ý chí quyết định, sau khi nó tống vô alaya thì nó biến thành năng lực, cái này khó hiểu
nữa.
Nhưng bây giờ khoa học giải thích được, sau khi Einstein tìm ra E=MC 2 định lý
tương đối, năng lực có thể biến thành vật chất, vật chất có thể biến thành năng lực. Mà
năng lực Đạo Phật kêu là thức. Thức có thể biến thành chủng tử, mà chủng tử vô
trong alaya linh hồn rồi thì biến thành thức. Thì quý vị cảm thấy dễ hiểu hơn. Nhưng
mà thấy được alaya thấy được ý chí là cả một vấn đề. Thoả mãn quý vị một chút thôi.
Rồi muốn đi vào đó bắt từ mẫu giáo, muốn đọc chữ muốn làm thơ giỏi thì cũng phải
học mẫu giáo, cũng ráp vần, tập biết vần bằng trắc rồi làm thơ thử lần lần, rồi bắt đầu
nhập thần rồi đó, chừng đó từ trong alaya nó tràn ra. Vấn đề niệm Phật cũng vậy, vấn đề
nào cũng vậy.
Thành ra tôi không những giảng Tịnh Độ mà cả Thiền Tông, Minh Sát Tuệ, Tứ
Niệm Xứ cái gì tôi cũng giảng được hết, nó khác nhau mà thực sự nó giống nhau, cũng đi
từ tạp niệm tầm - sát - hỷ - lạc - tịnh định xả, sơ thiền - nhị thiền - tam thiền.
Cũng như tầm sát sơ thiền tôi lấy đề mục là niệm Phật thì qua Tịnh Độ. Tôi lấy đề
mục là hơi thở thì qua Thiền Tông. Rồi lấy đề mục là thân - thọ - tâm - pháp qua Tứ Niệm
Xứ. Nhưng mà rồi cũng vậy thôi, đề mục thì có cả trăm ngàn đề mục, pháp môn thì có
hàng ngàn, hàng triệu pháp môn, nào Tịnh Độ, nào là Thiền Tông, nào là Minh Sát Tuệ,
nào là Tứ Niệm Xứ, nào là Duy Thức tông, nào là qua Hoa Nghiêm, nhưng mà cái nào rồi
cũng đi từ tạp niệm qua nhất niệm, thành ra thấy nó khác mà nó 1 thứ.
Con đường lên đỉnh núi có 1 thôi, nhưng con đường thì có cả trăm đường, có đường
thì thẳng, đường thì quanh co, đường thì đi vòng trôn ốc nhưng mà rồi cũng tới 1 đỉnh
thôi. Thành ra tôi nắm được, tôi giảng sao cũng được.
Bây giờ ở Vĩnh Long thì Tứ Niệm Xứ, tôi giảng Tứ Niệm Xứ. Tứ Niệm Xứ của tôi
không phải giống ở trên đó, không phải giống kinh sách. Kinh sách có một cái thôi: niệm
thân bất tịnh, niệm thọ thị khổ, niệm tâm vô thường, niệm pháp vô ngã. Tôi có 4 cái của
15 hạng chúng sanh. Thành ra Hòa Thượng thấy kỳ vậy, thân bất tịnh cái này Sư nói thân
tịnh, thọ là sướng, tâm là thường, pháp là có ngã, rồi Sư mới giảng qua thân bất tịnh, thọ
thị khổ,… tại sao có 2 cái Tứ Niệm Xứ. Tôi nói có 4 cái lận chứ không phải 2:
1/Thân là tịnh - 2/ Thân là bất tịnh - 3/ Thân như thân - 4/ Thân tuỳ thuận
Thì cũng 15 hạng chúng sanh.
-Thân là tịnh của 4 đường ác.
-Thân bất tịnh là 4 đường thiện.
-Thân như thân là 4 tiểu Thánh.
Trang 12
-Thân tuỳ thuận là 3 bậc Tam Tôn.
Có vậy thôi. Tôi muốn chỉ quý vị nắm cái gốc, mà cái gốc là ở tâm.
Bây giờ tôi biểu trả là tôi lựa những quý vị nào nổi tiếng ở đây, tức là đã nghe pháp
nhiều rồi mà có sự linh động và sinh động của sự giảng pháp, tôi nghe trả bài tôi biết thôi.
Thì quý vị đó nếu kính tôi, thương tôi và phát bồ đề tâm là thâu một số người mới để
giảng đặc biệt riêng ở nhà mình, ở đâu hay vô đây cũng được, tuỳ. Giống như ông Thiện
Khánh vậy, Vân Toàn, ông Vân Thái, ông Thiện Đức, mấy ông đó có khả năng trình bày
giáo pháp, để giúp họ đốt cái đoạn đường để đi kịp hết đại chúng ở đây. Chớ tôi bây giờ
không thể giảng thấp được, mà tôi tiếp tục đi vào Bát nhã, đi so sánh giữa tư tưởng và Bát
nhã, thì cái đó là cái khó khăn, bây giờ giảng ở đây mà nếu tôi giảng vậy thì chừng hai
mấy người hiểu thôi, còn 50-60 người kia phải chịu, tôi thấy không đành, bây giờ chỉ có
cách đó, tôi giảng chỉ có ngày chủ nhật thôi, còn 6 ngày kia thì quý vị chia nhau.
Thì đây tôi kêu một số mới để rồi tôi giới thiệu người mới vô đó lựa coi ai hạp thì
mình đi học. Một ông thì giỏi lắm giảng 9-10 người nhiều nữa không được. Tại sao vậy?
Bởi vì có sự vấn đáp. Nếu giảng như ông Thiện Khánh, ông trình bày sự hiểu biết của
ông, ai hiểu không hiểu thì thôi, giống như trường học, ông trình bày, ông trả bài rồi ống
xuống làm lấy lệ thôi. Ông phải hỏi bắt trả bài, rồi ông mới dí mấy chỗ mà ông nghe, ông
thấy sơ sót, ông phải hỏi lại, hoặc người trả bài hỏi ông, ông phải trả lời. Thành ra cái
người mà giảng, người này phải hiểu biết sâu xa thì mới có thể đứng ra trình bày được.
Thành ra tôi mới thử mấy người đó, tôi kêu trả bài.
Bây giờ không có phát tâm, tôi kêu ngay tên, tôi thấy khá là tôi kêu ngay tên, kỳ nào
xong được tôi mới giới thiệu cho mấy người mới, đây có mấy người mới chả biết gì hết.
Tôi đi ở ngoài vòng vòng chơi gặp 2-3 ông thiện nam, gặp tôi, tôi hỏi chả biết gì hết. Nói
con mua đồ vô đây cúng dường vậy có phước không Sư? Con làm tội con có thể trừ tội
được không? Rồi tôi hỏi tội là gì, phước là gì? Ông chả biết gì hết. Hỏi ông có ăn chay
không? Ông nói ăn chay chi vậy Sư? Tôi nói “Trời ơi !”. Rồi biểu tôi giảng từ đầu, tôi nói
chết rồi, làm sao tôi giảng nổi. Ông vô đây nghe pháp đi, rồi tôi giới thiệu một số người
nào khá khá ông có thể học hỏi, ông thích ông thiện nam nào thì ông nghe, còn mấy cô thì
thích cô nào thì lại đó nghe, về nhà hay chỗ nào thuận tiện, giờ chính phủ cũng dễ rồi,
giảng ở nhà cũng được nếu không thì đem vô đây, đem vô đây sợ nó loảng choảng 3-4
người thì nó loảng choảng. Thì 1 vị đó có thể giảng 9-10 vị thôi, thì nó rành chứ đông quá
làm sao.
Cũng như bây giờ ở trường học cũng vậy, hồi xưa tôi đi dạy 60-70 một lớp, bây giờ
có khoảng 20-30, hồi xưa bởi vì không có thầy giáo mà học sinh thì quá đông, bấy giờ hai
ba chục thì dễ dạy, thì dĩ nhiên những người giảng phải đông.
Ở đây có một số trình độ rất cao thì nghe trả bài tôi biết. Mà trả bài tôi dí. Từ nay,
trả bài xong rồi tôi phải hỏi, trả lời, tôi hỏi sâu nữa, rồi trả lời, được thì tôi hỏi sâu nữa, cái
dí là cái khó nhất, mà đừng có sợ mất mặt, tôi không phải làm cho mất mặt đâu, mà tôi
muốn cho quý vị có một sự thao thức, có một sự nghiền ngẫm sâu xa, nếu quý vị trả bài
cho tôi, alaya quý vị đầy chủng tử Phật pháp rồi mới trả bài được, không có thì làm sao trả
lời được. Như vậy từ nay đòi hỏi quý vị về phải ngồi thiền, tức là có ăn nằm với cái bài
Trang 13
pháp của tôi, bây giờ quý vị có đầy đủ tiện nghi, có đĩa thâu vô về nghe lại. Mà nghe tôi
giảng rồi về nghe lại thì dễ, còn nghe đĩa không mà không nghe tôi giảng thì thiếu một cái
là cái linh hồn, cái thần thức của tôi đã truyền vào trong cái đĩa đó, quý vị nghe nhiều lần
quý vị biết, còn nghe đĩa không quý vị nắm không được đâu.
Bây giờ tôi trở lại. Cái quan trọng của tôi là tôi muốn về cái ý nghiệp, mà cái ý nó
nhiều quá, thành ra có cảm giác, có xác thân.
Rồi xác thân của quý vị nó có mắt-tai-mũi-lưỡi-thân mà trong đó cái thân là quan
trọng hơn hết, bởi vì mắt-tai-mũi-lưỡi nó đều nằm trên thân hết. Mà cái thân nó không
quan trọng bằng cái đầu, cái đầu nó nằm trên thân mà nó là phần trên của thân, thân thì có
đầu-mình-tay-chân, mình với tay, chân không quan trọng mà cái đầu quan trọng. Tại sao
nó quan trọng? Nó vi tế hơn, nó cũng là thịt xương da, nhưng mà thịt xương da vi tế mà
trong kinh thường kêu là tịnh sắc căn, còn bên ngoài của chúng ta thường kêu là phù trần
căn, nó cũng tạo bằng 4 chất đất-nước-lửa-gió nhưng nó vi tế hơn.
Đức Phật cũng như mình vậy, nhưng mà khác, thân cũng đất nước lửa gió nhưng mà
nó vàng ánh, cho đến khi thiêu cái thân Ngài thành xá lợi hết. Thành ra những người tu có
xá lợi, cái thân họ rất là vi tế, nhưng mà họ nhập được cõi trời sắc giới thì cái thân họ
cũng cao cõi hơn mình.
Cũng như cõi trời sắc giới, quý vị nhập vô đó, quý vị không thấy mặt trời mặt trăng,
mọi người xài cái hào quang của mình, họ chết họ đâu có chết nguyên con, đâu có hôi thối
như mình, họ đâu có ăn sắc-tài-danh-lợi, họ ăn uống bằng cái hỷ lạc, tối ngày họ nhập
trong thiền định 7 ngày, 7 tháng, 7 năm, 7.000 năm. Nếu tuổi thọ của họ 7.000 năm thì họ
nhập trong đó 7.000 năm. Được vậy thì tất nhiên quý vị phải giữ ít nhất là 8 giới, 5 giới
đầu là của thân, 3 giới sau là tư cách cái hạnh kiểm của thân, cái đó là khó giữ đấy. Mà
nếu giữ thì chưa thuần thục. Còn quý vị tự nhiên thuần thục thì cái này quý vị đắc rồi, quý
vị thấy không ngồi ghế cao, nằm giường rộng.
Như tôi bây giờ cho tôi ngồi, tôi ngồi không được ghế salon, ghế này kia, mình quen
rồi, cái tâm mình nó thuần không nghe xem hát múa, giờ cho tôi nghe xem hát múa tôi
không còn thấy thích nữa. Còn mình thích mình tránh đi thì cái này mới là tập giữ thôi.
Bây giờ cho mình làm, mình cũng không làm, như bây giờ cờ bạc, uống rượu kêu tôi làm,
năn nỉ, tôi thà chết chứ tôi không làm mấy cái đó, nó thuần rồi. Còn có nhiều vị ráng ăn
chay mà cứ thèm mặn hoài thì cái này mới là tập giữ thôi. Còn có quý vị ăn chay thường
đồ mặn quý vị chịu không nổi, ngửi cái mùi đó là hôi rồi, thì cái này là thuần đó. Thành ra
cái hạnh nó khó là nó thuần mới được.
Tôi thấy Nhị Tổ Giác Chánh Ngài đi rất là tự nhiên có hạnh kiểm, cũng như mấy
ông Sư tập sự cũng vậy, mấy ông nắm cái chéo y rồi đi khom khom thấy mắc cười lắm,
tập nó chưa có tự nhiên, nhưng mà tập riết rồi nó tự nhiên, kêu là tập đế. Tự nhiên tức là
cái ghiền, mà bây giờ mình chưa đắc Thánh quả tự nhiên ghiền cái tốt là phải hơn.
Như tôi bây giờ tuy sắc-tài-danh-lợi tôi không ghiền, nhưng tôi ghiền cái hỷ lạc, tôi
nhập sơ-nhị-tam thiền, tôi rất khoái trong đó, vẫn luân hồi, nhưng mà luân hồi qua cõi cao,
cõi tốt, rồi sau từ đó mới qua Bát nhã được. Đại khái là vậy.

Trang 14
Chứ quý vị đừng thấy cái xiềng vàng, cái xiềng bạc quý vị khi nó, phải có nó rồi
mới dứt nó. Còn nếu là xiềng cây, xiềng sắt mà bảo dứt qua Đạo Phật, không được đâu,
không dễ gì đâu.
Thành ra quý vị 4 đường ác với người trời dục giới khó qua Đạo Phật, phải ít nhất
nhị thiền. Tại sao vậy? Nhị thiền là không cần niệm phật nữa mà trong linh hồn tức là
trong thần thức trong alaya nó phát ra ên. Phát ra ên là sao? Nó đã đầy rồi. Cũng như quý
vị đọc chữ đánh vần riết nó đầy, quý vị không cần đọc nữa tự nhiên nhìn là đọc. Quý vị
làm thơ cũng vậy, ban đầu cũng phải học vần luật bằng trắc, mà khi nó nhập thần tự nó ra
mà vẫn vần bằng trắc trong đó.
Thành ra những người giữ giới thuần thục quý vị thấy họ đi rất khoan thai có hạnh
kiểm, nó điềm đạm vô cùng, còn mấy người mới tập khúm núm làm mắc cười lắm, nhưng
mà tập riết thành quen. Thành ra cái quen là cái tập đế. Người ta tưởng tập đế là xấu, bỏ
nó. Không được. Phải có tập cái ghiền tốt, ghiền thiền định, ghiền sơ thiền-nhị thiền-tam
thiền-tứ thiền. Tốt. Vì cái ghiền đây mới cho mình sự thông minh. Mà chính thông minh
mới biết thông minh chướng ngại trên con đường giải thoát. Ai cũng khoái thông minh
hết, nhưng thông minh coi chừng, thông minh mà chìm đắm vô trong đó là chết.
Thành ra mấy người nhà giàu thường thường thích cái giàu không chịu tu Phật. Tu
Phật thì giàu tu không được, nghèo tu không được, bậc trung thôi.
Cũng như bà gì ở đường Nguyễn Đáng nói hồi nhỏ con thích vàng, nghèo quá
không có vàng, bây giờ có vàng Sư không cho con đeo! Tôi nói không phải tôi không cho,
nhưng mà nguy hiểm cho tính mạng bà, cái vàng nó giết chết tính mạng bà, nó giết bà nó
lấy vàng chứ đâu phải nó ghét bà, tại bà đeo vàng nó thích vàng.
Thành ra chúng ta ngu si chúng ta không hiểu cái đó hiểu cái vàng nó hại mình nó
giết mình nó lấy vàng, không phải nó ghét mình mà vì nó khoái vàng, mà nếu người
không thông minh đâu biết cái đó. Thành ra tôi nói với bà, rồi bà cãi tôi. Sau bà bị giựt
thiệt, nó bóp cổ bà nó lấy rồi, mà ngu, tại đường Nguyễn Đáng là đường cái dân chúng
đông nhất, bà xô nó ra rồi bà la làng, bà giựt lại. Rồi tôi đi bát, bà cảm ơn. Tôi nói “Bà
chết tôi buồn lắm”. Bà nói “Sư thương con hả Sư”. Tôi nói “Tôi không thương bà đâu, mà
tôi thương cái ngu si của bà”. Rồi thôi bà không đeo nữa. Nhưng 1-2 tháng sau đeo nữa.
Con người mà nó tối hù là nó vậy đó. Tôi nói sao bà đeo nữa? Trời ơi có vàng không đeo
ngứa cổ lắm Sư, con thấy người ta đeo cả đống, con hồi nhỏ nghèo không có tiền, không
có vàng, con ước ao có vàng mà không có vàng để đeo, giờ con khá rồi, con già rồi, vàng
cả đống mà để cất hoài thà nó giết cũng được. Tôi nói bà liều mạng. Làm sao giờ, ngu quá
! Bây giờ mình không nâng được, mẫu giáo sao mình nâng được. Bà tự hiểu biết, bà tự cố
gắng.
Tôi cũng đặt mấy người mới, tôi biết là pháp tôi không có vô được, nhưng mà nhờ
bạn “Học thầy không tày học bạn”. Tôi năn nỉ mấy người đi trước phát bồ đề tâm một
chút, tôi mà nhận được là quý vị có số vốn Phật pháp rất khá rồi, thì mình vừa giúp dẫn số
vốn cho bạn mình đi sau “Sư tỷ thì giúp sư muội, còn sư huynh thì giúp sư đệ”. Thì chúng
ta cùng giúp nhau đi “Chị ngã thì em nâng, em ngã thì chị nâng. Chứ không phải chị ngã

Trang 15
em đạp luôn, em ngã chị xô luôn”. Cuộc đời này cần phải đưa lên để cùng nhau về cực
lạc. Quý vị chỉ cần nhất niệm, phát nguyện thành Như lai, còn cái gì quý báu bằng.
Cũng như ở đây có cô Yến cô gì đó nói “Thôi con không nghe giáo pháp Sư, khó
nghe lắm, con niệm Phật vãng sanh là được rồi”. Tôi nói “Ừa cô nói vậy cũng phải, vãng
sanh thôi, nghe giáo pháp chi”. Mà cô lấy cái gì vãng sanh? Không nghe giáo pháp, thì cô
nói “con lấy cái tâm”. Cái tâm cô ở đâu. Giờ cô đứng đây cái tâm cô ra sao? Chết chưa.
Mà nếu nói tới nữa thì cái tâm là cái linh hồn, linh hồn là thần thức. Thần thức là cái gì?
Chạy vòng vòng rồi cuối cùng không nắm được. Thần thức nó ở đâu, nó ra sao?
Cũng như tôi vô vùng sâu vùng xa, niệm Phật bốn trăm mấy chục người. Tôi hỏi
niệm Phật bằng gì? Bạch Sư niệm Phật bằng miệng. Tôi nói không có miệng niệm Phật
được không? Trời ! Không có miệng làm sao niệm được Sư. Tôi nói chết. Có người đòi
niệm 6 chữ, 4 chữ là bất kính, không vãng sanh.
Có người phải lần chuỗi. Tôi nói bà niệm Phật bằng chuỗi sao? Không nắm được
cái linh hồn. Có người biết linh hồn đó là cái suy nghĩ, cái tư tưởng, cái nhớ nghĩ tưởng
Phật. Tôi hỏi nó ở đâu? Không biết. Rồi khi nào tư tưởng bà mới phát hiện? Cũng không
biết.
Quý vị thấy Đạo Phật nó khó chỗ đó, không nắm được cái đó sao mà nhất niệm. Mà
nhất niệm không phát nguyện cũng không vãng sanh. Cái đầu tiên là phải nhất niệm rồi
phát nguyện mới vãng sanh. Tôi đi cả Hoằng Pháp mấy chùa khá khá, cả phật tử ở đây
nữa.
Tôi nói nhất niệm là cái gì? Là con niệm Phật con nhớ Phật, con nhớ cái khác nữa.
Tôi nói Phật ở đâu mà nhớ? Nó khó vậy đó. Ở tư tưởng. Mà khi nào tư tưởng tạp niệm
nó vô làm sao. Nó khó. Mình phải nắm được mấu chốt của nó chính là cái nhất niệm.
Một ngày con niệm 1.000 câu, 10.000, 100.000 Sư. Rồi niệm 10 xâu chuỗi, 100 xâu
chuỗi, niệm như vậy vãng sanh không Sư? Nhất niệm chưa? Tôi nói không cái nào nhất
niệm hết.
Quý vị phải nghe pháp để nắm được cái tâm mình, mà đây là cái vọng tâm thôi đó,
vọng tâm thiện. Vọng tâm ác thì 4 đường ác, còn vọng tâm thiện thì về cõi trời. Mà thêm
một cái phát nguyện nữa thì vọng tâm thiện về cõi Phật. Về cõi Phật đâu phải thành Phật,
nhưng mà chắc chắn một đời tu phải thành Phật thôi. Qua đó gặp A Di Đà một cái là đắc
quả Nhập lưu liền. Cũng như còn Phật Thích Ca, quý vị gặp Phật Thích Ca lần đầu, Ngài
giảng pháp đắc quả Nhập lưu. Quý vị thấy cái đức của Phật nó như vậy đó.
Thì bây giờ Phật Thích Ca đã chết rồi, Phật Di Đà thay thế thì mình làm sao để gặp
Phật. Gặp Phật không phải khỏi tu, nhưng biết rõ con đường tu, từ nay không bao giờ thối
chuyển nữa, nếu mà có giáo hội Phật ở trong này nữa thì quý vị khó mà giải đãi.
Có một vị trụ trì, một vị lớn khuyên mình tu, họ hành trước rồi quý vị làm sao mà
dám giải đãi. Cũng như quý vị bây giờ vô trong pháp hội này có 100 người, 99 người ngồi
tu, quý vị 1 mình đi chơi được không. Không được. Hoàn cảnh rất là quan trọng đối với
người sơ cơ. Quý vị già nói con không cần đến tịnh xá, ở nhà con niệm Phật cũng được
vậy Sư. Đúng. Khi nó giải đãi rồi làm sao? Rồi thôi, ngủ đi, mai niệm cũng được. Chết
chưa. Còn ở đây niệm Phật, quý vị nằm đó ngủ được không? Mình mắc cỡ cũng đủ rồi.
Trang 16
Mà nằm ngủ tôi cho không? Tôi cũng phải kêu thức dậy, tôi nói cho nghe. Thành ra muốn
giải đãi cũng không giải đãi được. “Phước chúng như hải”, cái phước đức của đại đa số
rộng lớn như biển.
Thành ra tôi mới năn nỉ quý vị. Chứ đúng ra tôi còn muốn tổ chức bát quan trai nữa.
Tôi tổ chức mấy lần rồi tôi mệt quá, xuống dưới tôi bệnh, rồi ông đệ tử sư phụ tôi đó
không có coi, tôi không làm gì được, một mình tôi thì tôi làm gì được, làm mà không có ai
coi, làm thì cần tất cả quý Sư trợ duyên cho tôi. Ở đây, tôi thọ bát quan trai có một mình
ông Thiện Đức, ông giỏi, ông điều khiển tiếp tôi được, vì tôi là chỉ huy, tôi nắm tướng
thôi, chứ nắm quân làm sao tôi nắm được.
Như Đức phật Ngài giỏi vậy chứ Ngài cũng nắm tướng không hà, Ngài nắm 10 đại
đệ tử của Ngài, rồi Ngài mới giao cho mấy ông tỳ kheo mới xuất gia cho mấy ông đệ tử.
Một mình Xá Lợi Phất 500, Mục Kiền Liên 500, rồi Phú Lâu Na 500, Ca Diếp 500, rồi
Ngài lãnh đạo 1.250 vị cũng chia từng nhóm. Một nhóm có khi 4 vị, có khi 20 vị tuỳ theo
khả năng ông đó.
Thì đây tôi thấy cũng bắt chước vậy, thì quý vị có 1 số người nghe tôi, có người hai
mấy ba chục năm rồi, giáo pháp rất vững. Mình đừng bao giờ tự ti, tự ti là ngu si ; mà
cũng đừng bao giờ tự cao, tự cao là dại dột. Phật pháp là càng học càng thấy mình ngu,
nhưng mà mình đi trước mình có số vốn, mình giúp đỡ cho người đi sau, chứ đâu phải là
thầy, tôi chưa dám xưng thầy, mà tôi đâu phải thầy, tôi có đắc quả gì đâu. Chính tôi cũng
chưa biết tôi đắc cái gì, thì tôi chỉ là người đi trước giúp đỡ người đi sau, quý vị cũng vậy
người nào nghe hai mấy ba chục năm rồi thì giúp đỡ người mới thọ giới, mới vô học pháp,
mới 5-7 ngày, mới mấy tuần để cùng nhau nâng đỡ đi trên con đường giải thoát, Cực lạc.
Ai mà vãng sanh về đó hết thì đi trên con đường bằng nhau thôi, 100 người về đó thì 100
người tu thành Như lai.
Cũng như Phật Thích Ca vậy. Khi Ngài chết, Ngài thấy xong rồi thì Ngài tịch thôi.
Anan năn nỉ Ngài ở lại, Ngài nói “Không được, những người mà có duyên với Ta thì Ta
độ hết rồi, còn những người không duyên thì Ta cũng không làm gì được”. Cũng như ông
gì mới thọ giới giờ phạm giới, thấp quá làm sao bây giờ. Tôi thấy ông nghèo giúp đỡ, mà
giúp đỡ không được. Có những người mình thấy họ tối quá trời làm cách mấy cũng không
được, người mẫu giáo bây giờ mình đưa lên lớp 12 phải chịu thôi, dùng đủ cách không
được thì thôi. Mà Đức Phật cũng vậy, Ngài đâu có độ hết Ấn Độ, có 1.250 vị đắc quả
Alahán, còn mấy vị kia thì Nhập lưu có, Nhất vãng lai có, Bất lai có. Phật mà còn phải
đầu hàng, còn tôi làm gì được, nhưng mà tôi làm hết sức tôi, người nào có duyên tôi độ,
mà không duyên thì thôi.
Vậy thì bữa nay chúng ta trở lại bài giảng. Tôi nói lấy cái tâm làm gốc tức là lấy cái
nhận thức, cái hiểu biết chúng ta làm căn bản để chúng ta giải thoát luân hồi sinh tử
khổ. Hiểu biết như thế nào là 4 đường ác, hiểu biết như thế nào là 4 đường thiện, hiểu biết
như thế nào là Nhập lưu, Nhất vãng lai, Bất lai, Alahán, tôi trình bày rất sáng tỏ, không
phải trên trời hay dưới đất mà ngay trong xác thân, ngay trong cuộc sống hàng ngày của
mình.

Trang 17
Cuộc sống này có thân, có miệng, có tâm, mà tâm chỉ huy hết tất cả. Thành ra tôi
chứng minh trên cái tâm. Quý vị nào muốn trả lời câu hỏi nào trong cuộc sống của mỗi
người thì quý vị cứ nắm cái tâm, quý vị trả lời theo đó. Thành ra tôi bây giờ không có sợ
những câu hỏi nữa, tôi trở về cái tâm tôi trả lời thôi. Thì tôi muốn quý vị trở về cái tâm,
nhưng mà cái tâm nó phức tạp không phải dễ.
Chúng ta thấy như câu chuyện của Huệ Năng và Huyền Giác cũng đặt trên cái
tâm. Huệ Năng là Tổ đã đắc quả rồi muốn thử Huyền Giác đắc không mới kéo trở về tâm
của hiện tượng, tức là tâm của chu kỳ, tâm của tam giới của chúng ta. Huyền Giác mới
nâng cái chỗ đó đưa qua Bát nhã là tâm của bậc Thánh nhân, rồi Ngài kéo trở lại tâm của
người trời của chu kỳ của 4 đường ác, của 4 đường thiện, rồi Huyền Giác đưa trở về tâm
bậc Thánh, rồi Ngài kéo trở lại tâm hiện tượng của người trời phàm phu nữa, Ngài kéo
tâm của bậc Thánh cho tới 4 lần như vậy.
Thứ nhất, mới vô Ngài đặt câu hỏi liền. Đạo Phật có 2 câu thôi: 1 câu Alahán và 1
câu là Bồ tát phát bồ đề tâm đi tới Như lai.
Sau khi đi 3 vòng không lạy thì Huệ Năng hỏi “Đại Đức từ đâu đến mà ngã mạn,
tự cao quá vậy”. Thì Ngài mới nói “Sanh tử là việc lớn, vô thường mau chóng lắm”, ở
đó mà lễ lạy. Ngài coi Huệ Năng trả lời sao, nếu Tổ trả lời có pháp môn thì Ngài bỏ đi
liền không lạy, chỉ xá thôi.
Thì Huệ Năng mới nói “Sao không ngay cái sanh tử mà nhận lại cái vô sanh”,
không có pháp môn chỉ nhận lại thôi, “Sao không ngay lượn sóng mà Đại Đức nhận lại
dòng nước”. Sóng không phải là dòng nước, dòng nước chuyển biến từng sátna nó không
bao giờ mất, cứ trôi chảy mãi, đứng lặng mà chuyển biến, từ đó tham -sân -si, gió bát
phong của Đại Đức mới mượn cái đó mà đổi thành lượn sóng có nhận thức và đối tượng
nhận thức, cái kia không có đối tượng. “Sao không ngay cái sanh tử mà nhận lại cái vô
sanh, sao không ngay cái vô thường mà liễu tri cái chân thường.” Ngay dòng nước
chảy sao Ngài không tuỳ thuận với dòng nước, Ngài chống lại làm chi, Ngài chận lại làm
chi, nó không bao giờ mất, nó là vô lượng vô biên, nó trôi chảy hoài, mà nó là nền tảng
tạo ra tất cả lượn sóng ác, lượn sóng thiện thì Ngài cứ nhậm vận theo nó, Ngài tự tại trong
nó, Ngài tùy thuận nó, Ngài liễu tri nó. Thì Huyền Giác đã qua hết rồi. Ngài nói “Nhận
lại tức là vô sanh”. Ngay sanh tử mà tôi nhận lại thì cái “nhận lại là vô sanh” đâu có tu
cái gì, ngay trong cái liễu tri cái chơn thường thì “Liễu tri tức là chơn thường”, tôi tuỳ
thuận. Thì tuỳ thuận là Như lai, là Bồ tát Thánh.
Thì trả lời như vậy là hết rồi, đâu có pháp môn, đâu có tu tập, đâu có cải sửa, đâu có
từ từ, đâu có lai rai gì đâu. Không ai dạy ai được, cái đó tự mỗi người đi lấy. Thì Huệ
Năng mới khen “Hay lắm. Hay lắm”. Đại Đức đã hiểu đúng rồi.
Thì sau khi chứng minh cho Huyền Giác cũng như thọ ký là được rồi, ông vậy là
đúng rồi. Huyền Giác bây giờ mới quỳ xuống lạy 3.000 oai nghi tám muôn tế hạnh. Một
người đứng đắn đàng hoàng chứ không phải lạy theo kiểu mình đâu, lạy một cách tự
nhiên, một cách thong dong, con người chứng đắc mà, có hạnh vô cùng, mà hạnh không
phải cố gắng cải sửa mà nó tự nhiên vậy. Sau khi lạy rồi mới đứng hầu Huệ Năng, hầu Tổ.

Trang 18
Hầu đâu chừng 2 tiếng đồng hồ mới xin Tổ về. Tổ đã ấn chứng rồi mà biết ông này có
đúng không hay ông này mép 2-3 cái, thôi thử thêm một cái nữa.
Tổ: “Đại Đức sao về mau quá vậy?” Thì Ngài mới biết rằng Huệ Năng xỏ mình
nữa, Tổ chơi mình nữa. Ngài nói “Vốn mình chẳng động lấy cái gì mà mau chậm”. Tôi
về là về xác thân chứ cái tâm tôi có về đâu. Mà Đạo Phật là đứng trên cái tâm, cái tâm tràn
lan cùng khắp, tâm tôi với tâm Ngài là 1, tôi về là cái xác thân tôi về, làm gì có mau với
chậm, tôi về nhưng tôi vẫn bất động. Thì Huệ Năng biết ông này độc đáo, mình kéo qua
hiện tượng giới, qua luân hồi ông kéo trở lại giải thoát.
Tổ đánh cho thêm một búa nữa “Ai biết mình chẳng động?”. Đại Đức nói bất động
mà làm sao Đại Đức biết bất động, ai biết bất động. Thì Huyền Giác mới thấy Huệ Năng
xỏ mình thêm 1 cái nữa. Ngài nói “Tự tôn giả, tự Tổ sanh tâm phân biệt”, cái dòng nước
nó chảy vậy thôi, Tổ dùng tư tưởng chặt nó thành sóng, dòng nước đâu có sóng, dòng
nước là dòng nước chứ đâu có người biết, đâu có đối tượng nhận biết, chỉ có dòng nước
thôi, mà Tổ dùng tư tưởng chặt nó thành lượn sóng, lượn sóng người ta, con trâu, con bò,
con chó, có người biết và có đối tượng hiểu biết.
Chẳng hạn như tôi là người, tôi thấy nước là nước thì có tôi biết và có nước được
biết ; còn các nhà hoá học thì là có tôi là nhà hóa học biết và nước là H 2O ; còn loài thuỷ
tộc, cá thì nó có cái hiểu biết là con cá, thì nước là nhà ở, không khí của nó. Mà thật sự nó
chỉ là nước đâu có hình tướng gì đâu mà Tổ chặt làm 2 có người biết và có đối tượng hiểu
biết, “Tự Tổ sanh tâm phân biệt”, không có vấn đề mà Tổ đặt vấn đề. Cuộc sống sanh-
già-bệnh-chết là thường thôi, không có vấn đề mà Tổ nghĩ làm sao đừng sanh, làm sao
đừng già, làm sao đừng bệnh, thì do Tổ không muốn già, không muốn bệnh cho nên mới
có sự khổ đau, già là thân già, cảm giác đau, chứ Tổ biết thì cái biết đâu có đau, cái biết
đâu có già, mà Tổ chặt ra, Tổ không chạy theo cái biết mà chạy theo cái tư tưởng. Thì
mình thấy hay. Huyền Giác mới nói là tự Tổ sanh tâm phân biệt chứ cái bất động thì nó là
cái dòng nước, nó chảy như vậy đâu có gì là người biết và đối tượng biết.
Tổ đâu có vừa. Tổ nói hay quá hay quá, ông giỏi “Ông thật sự hiểu được cái ý vô
sanh”. Nghĩa là cái bất tử cái Niết bàn ông hiểu được, ông hiểu được cái ý của Niết bàn,
mà Niết bàn làm sao có ý nữa. Thành ra Tổ vừa khen mà vừa đút ngọn dao vô đó, hễ ông
chụp được cái khen là Tổ đâm chết liền. Mình thấy là độc đáo. Thì Huyền Giác đâu phải
là tay bở. Trời ! Tổ chơi mình nữa, vừa khen vừa đâm mình, nếu mình chịu tiếng khen là
Ngài giết mình chết. Thì Huyền Giác mới hỏi Niết bàn bất sanh mà có sanh có ý nữa sao
Tổ? Niết bàn mà còn nghĩ về Niết bàn nữa sao? Còn tưởng tượng Niết bàn nữa sao?
Tưởng tượng Niết bàn đâu phải là Niết bàn, Niết bàn của tưởng tượng, Niết bàn thật sự là
không thể tưởng tượng được, ông thật sự đã hiểu được cái ý của vô sanh, cái ý của Niết
bàn. Thì Huyền Giác hỏi “Niết bàn có ý nữa sao?” Có tưởng tượng về Niết bàn nữa sao?
Mà Tổ đâu có chịu vừa.
Tổ nói “Không ý thì ai phân biệt đây?”. Không có ý là không có tư tưởng thì người
nào mà phân biệt đây.
Thành ra chúng ta thường thường phân biệt cuộc sống chúng ta có 3:

Trang 19
Tôi phân biệt - Có đối tượng (người ta, trâu, bò, heo, chó) để phân biệt - Có tư
tưởng phân biệt.
*3 cái: nhân - ngã - chúng sanh.
*Tam luân: có tôi tu - có Niết bàn tôi chứng đắc - có phương pháp để tôi chứng
đắc.
3 cái mà Tổ đưa ra 3 ngọn dao đâm một lượt vào Huyền Giác. Huyền Giác gạt một
hơi 3 ngọn kẹt giữa 1 ngọn thì bị đâm chết. Nếu mà Ngài nói là không ý là không có tư
tưởng thì ai mà dùng tư tưởng để biết đây để phân biệt đây, phải có Ngài - có đối tượng để
Ngài phân biệt - và có sự phân biệt của tư tưởng, nếu không có thì làm sao sống. Ngài ăn
Ngài không có miệng ăn sao? Mà không có đồ vật để ăn sao? Ngài ăn thì Ngài phải biết là
có cái miệng ăn, có đồ vật để ăn và đồ vật ngon dở cái đó Ngài phải biết chứ. Cái này đâm
chết mình.
Cuộc sống nếu không có vậy quý vị sống bằng cái gì? Bậc Thánh nhân, Phật không
có ăn sao? Rồi không có món đồ ăn cho Phật ăn sao? Rồi ăn Ngài không biết món này
ngọt, chua, cay sao?
Mà biết thì cũng có 3 cái: có Đức Phật - có món đồ ăn - và có sự phân biệt đồ ăn
này ngon hay dở. Phật cũng biết ngon dở chua cay Ngài biết chứ, không lẽ ăn Ngài ăn đồ
ngọt ngài không biết ngọt sao, ăn đồ mặn Ngài không biết mặn sao. Ngọt mặn là phân
biệt. Phân biệt cái gì - có Đức phật - và có cái món đồ ăn, 3 cái. Rồi đây chúng ta thấy
chết. “Không ý thì ai phân biệt đây?”
Hồi nãy thì cái dòng nước nó không có sóng rồi mới dùng tư tưởng chẻ ra có sóng là
có nhận thức và đối tượng nhận thức, có 2 cái, Ngài Huyền Giác bác luôn. Bác, Ngài đưa
về tới 3 cái, cái thứ 3 thì nếu không biết nữa thì Phật là cây đá, là địa ngục. Địa ngục đâu
có biết, cục đất, cái bình thuỷ hay cái nhà nó có biết gì đâu, nó không có sự sống mà nó
cũng không có cái biết.
Cái nhà này nó đâu có biết, phật tử cất mà hỏi nó “Phật tử cất cho mày không?” Thì
cái nhà nó nín thinh hà. Rồi quý vị có đem đồ ăn cho nó ăn mỗi ngày không? Cũng không,
nó không có cái biết mà nó không có sự sống thì là địa ngục. Mà giờ chẳng lẽ Đức Phật
Ngài cũng không biết gì hết, Phật cũng giống như mình. Có Đức Phật ăn - có món ăn phật
tử cúng dường cho Ngài là đối tượng - rồi ăn vô Ngài mới phân biệt món này ngon hay
dở, ngọt hay chua, cay, mặn. Như vậy có 3 cái: có Đức phật - có món đồ ăn phật tử cúng -
và có cái phân biệt của Ngài. Phật cũng vậy thôi.
Như vậy là “Không có ý thì ai đứng ra phân biệt đây? Chết ! Chúng ta thấy giữa
Đạo Phật với ở ngoài đời, phàm phu với Thánh nhân nó giống hệt, nhưng mà nó khác.
Cái khác này mà con người luân hồi, còn Thánh nhân giống hệt như mình nhưng giải
thoát. Giải thoát cái gì? Ai trói cột mình?
Tôi thấy lúc này ở Sài Gòn xuống kiếm tôi nhiều, mà biểu giảng riêng. Tôi nói
không được, mà biểu giảng chung họ về không kịp. Cũng như bữa nay có 1 số phật tử ở
Sài Gòn xuống năn nỉ tôi, yêu cầu tôi giảng 14h chứ 14h30 tối quá, 14h giảng tới 16h,
16h30 gì đó, bởi vì 17h hết xe rồi, về Sài Gòn mà họ phải đi làm việc nữa, tôi thấy hơi tội.
Tôi nói để bạch pháp hội coi, nếu đồng ý tôi giảng sớm một chút, giảng 14h, chứ tôi còn
Trang 20
tính giảng thứ 7 nữa, thứ 7 có kẹt họ ngủ nhà phật tử rồi chủ nhật họ về, thứ 2 phải làm
việc, mà chủ nhật họ về tới Sài Gòn cũng 4 tiếng, phải 21h mới tới Sài Gòn mà người nữ
đi đêm nữa, thấy cũng tội mà họ tha thiết giáo pháp. Vì giáo pháp là Bất tử là Niết bàn,
mà là thầy của 3 đời chư Phật.
Đức Phật có một danh từ gì quý vị nhớ không? Chúng ta có danh từ “vua trời, vua
người”. Còn tôi, quý vị là vua cỏ. Còn “Đức Phật là Vua pháp” thì mình cũng phải là
“Pháp Vương tử”, con của Vua pháp. Vua pháp là nắm tất cả các sátna và chu kỳ. Chu kỳ
thì dễ mà sátna thì khó vô cùng. Cái chuyển biến của sóng thì dễ, mình dùng cái nhận thức
của mình chia chẻ phân biệt, tổng hợp thì khoa học làm được, thì học sinh lớp 12 làm
được, cái đó dễ dàng.
Xác thân này có mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-óc thì mình phân biệt được. Mắt tiếp xúc với
sắc trần (sắc-thinh-hương-vị-xúc). Còn ra cảm giác mình cũng hiểu được, tư tưởng mình
cũng hiểu được, ý chí thì hơi khó, rồi tới thần thức linh hồn còn khó nữa, nhưng mà cái
này dễ hiểu, tôi giảng quý vị có thể nắm được. Khó nhất là mạtna và alaya.
Còn cái linh hồn nó không có hình tướng, nó có hình thôi, nó trôi chảy, nó không
thêm, không bớt, không sanh, không diệt, không to, không nhỏ mà nó là cái nền tảng để
sinh ra mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-óc, cái này quý vị làm sao hiểu.
Thành ra Pháp Vương là phải hiểu chuyển biến chu kỳ và chuyển biến sátna.
Chuyển biến chu kỳ là có hình, có tướng.
- Có hình là có thời gian, là nhận thức của mình.
- Có tướng là có không gian, là đối tượng của nhận thức.
. Thì cái nhận thức của mình là vô thường.
. Cái đối tượng nhận thức là sự vật là vô ngã.
Cũng như tôi nhìn cái nhà này thì cái biết tôi là vô thường. Nghĩ tùm lum. Quý vị
ngồi đây chứ chưa chắc quý vị nghe pháp tôi đâu, nghe một hồi rồi nhớ con, nhớ ở nhà,
nhớ tiền bạc, nhớ ngày mai phải làm cái gì, rồi mấy người Sài Gòn nghĩ trời ơi không biết
về trễ không, đây rồi trễ xe,… đủ thứ hết, ngồi đây chứ cái tâm nó nghĩ tùm lum.
Thì cái tâm là vô thường, nó không có bền, nó thay đổi hoài. - Còn đối tượng cái
tâm là nghĩ tới con, nghĩ tới nhà cửa, nghĩ xe, nghĩ tới bài pháp đó là vô ngã nằm trong
không gian.
Nhưng mà còn một cái vô thường đặc biệt nữa là vô thường mà mất không gian chỉ
còn thời gian thôi, chỉ có sự chuyển biến và chuyển biến, đứng lặng nhập vào đứng lặng,
đó là linh hồn của chúng ta. Mà linh hồn phức tạp tôi mới nói có 1 cái hà.
Linh hồn nó mà đi lên nữa thì thành ra Báo thân, thành ra Niết bàn tịch tịnh, nó lên
cấp ; còn nó xuống cấp nó thành mặt trăng thứ 2, xuống cái nữa thành mặt trăng thứ 3 nó
mới giao lưu với 4 đường ác, nó phức tạp vậy đó.
Thành ra cái linh hồn mình nó lên cấp thì nó về Niết bàn tịch tịnh Alahán, nó xuống
cấp thì thành Bất lai, xuống thành Nhất vãng lai, xuống nữa thành Nhập lưu.
Còn linh hồn mình nó xao động vọng hóa một cái thành mạtna là nguyên nhân của
tam giới, nó vọng hóa nữa thành tứ thiền, tam thiền, nhị thiền, sơ thiền, rồi trời dục giới,
rồi người,… địa ngục. Rồi tứ thiền nó thăng hoa lên thì nó thấy được hư không vô biên là
Trang 21
mạtna, thức vô biên là thần thức alaya, vô sở hữu xứ là Niết bàn của Alahán, phi tưởng
phi phi tưởng là Niết bàn của Như lai, rồi nó tạo 4 Niết bàn giả để nó duyên vào đó, ông tề
thiên này dữ lắm.
Tứ thiền là nơi độc đáo nhất mà Đức Phật lại chấp nhận. “Hiện tại lạc trú” chính là
tứ thiền, bất động vô vi, cõi này là tam tai: thuỷ tai, hoả tai, phong tai không đụng tới.
Kỳ sau tôi phải giảng rành cái này. Quý vị tu cũng phải nắm cho thật rành. Rồi hư
không vô biên, thức vô biên cái này quý vị cũng nắm cho rành mà tôi chưa từng thấy ai
giảng hết. Mấy học giả khôn, tới đây rồi chạy không có ai giảng kỹ, rồi giữa sơ thiền -nhị
thiền -tam thiền khác nhau sao cũng không ai giảng kỹ, mà cái đó là cái tu của chúng ta.
Tới nhị thiền chúng ta mới qua Bát nhã, mới qua Đạo Phật được.
Thôi, chúng ta trở lại. Tôi lập tới lập lui hoài quý vị phải hiểu chỗ đó. 16h rồi nửa
tiếng nữa nghỉ để mấy người ở Sài Gòn, ở xa họ về, chứ 17h họ sợ hết xe, thấy tội nghiệp.
Thành ra kỳ tới nếu quý vị đồng ý chúng ta có thể giảng từ 14h, giảng từ 14h đến 16h
hoặc 16h30’, tôi thì giảng không nổi đâu, tôi giảng chừng 1 tiếng đến 1 tiếng rưỡi, còn
bao nhiêu trả bài.
Tôi nhắc lại vấn đề của tư tưởng và Bát nhã là 1 vấn đề khó khăn nhất. Mà nếu
chúng ta lọt qua tư tưởng, chúng ta tưởng mình là Phật là bậc Thánh thì chúng ta lọt vào
ngũ ấm ma.
Bây giờ lọt vào đó rất nhiều như ông lên, bà xuống, Bà chuối xứ này kia, như Thanh
Hải vô thượng sư nổi tiếng thế giới xưng mình là Như lai, Vô thượng Sư mà. Rồi gần đây
có ông gì ở Tây Ninh nói mình đắc quả Như lai, Alahán, nhập định 7 ngày 7 đêm. 7 ngày
7 đêm ăn thua gì, đó là cõi trời thôi.
Thiền Sư Hư Vân, Ngài nhập định 40 ngày mà Ngài còn không dám xưng là
Alahán. Chúng ta thấy nó khó khăn. Vậy cõi trời không nhập định được sao? Tiên cũng
nhập định 1 lần là mấy năm trời, 9 năm nhìn vách, mà vẫn là tiên thôi.
Nhập định thì giống nhau nhưng mà cái tâm nó khác nhau. Có ai ngồi 49 ngày mà
thành Như lai bao giờ. Có 1 mình Thái tử Si-Đạt-Ta nhiều kiếp. Tiên người ta có thể ngồi.
Như Ngài Hư Vân ngồi là 40 ngày, còn có 9 ngày nữa thành Như lai. Thành không? Chưa
chắc.
Ngồi thiền, ai cũng ngồi, mà để cái tâm như thế nào. Có người ngồi thiền mà thành
địa ngục, ngạ quỷ. Rồi làm sao!?! Thành ra cái quan trọng là hiểu pháp, hiểu pháp cho
rành nhập định với cái tâm như thế nào. Thành ra chúng ta thấy nắm cái “Tâm”. Mà
những vị Tổ làm những việc động trời động đất mà không phạm giới, không bị nghiệp trói
cột.
Chẳng hạn như Ông Phật sống ở chùa Kim Sơn cách đây mới có 40-50 năm ở Trung
Quốc, ông đắc quả rồi, ông ra giáo hoá. Cái giáo hoá của ông mình không tưởng tượng
được. Ông 1 tay cầm đùi chó, 1 tay cầm ly rượu uống, mấy người tu chung Thiền viện với
ông có 600-700 người chịu không nổi ông mới nhờ Trụ trì đuổi ông ra.
Ông ra giáo hoá, rồi mấy vị kia nói “Ngài tu tại sao Ngài ăn thịt chó mà lại uống
rượu”. Ngài nói “Tôi ăn thịt chó mà tâm tôi không chó thôi, còn các ngài không ăn thịt

Trang 22
chó mà tâm chó”. Cái đó đứng trên cái tâm. Nhưng cái đó tôi không phải tán thán ông,
nhưng mà tôi nói Đạo Phật nó vậy đó.
Rồi mình thấy mấy người nào bệnh đó, cái này lọt vào tà đạo mà nếu chánh cũng
vậy thôi, bệnh lại năn nỉ ông, ông cạo mồ hôi trong nách ông vò cục nhỏ nhỏ cho hòa với
nước uống, bất cứ bệnh gì cũng hết, nó độc đáo vậy.
Có nhiều chuyện lắm, chuyện Phật sống chùa Kim Sơn không biết sao, mà Tăng
viết lại à, vị Trụ trì là ông Thầy trong chùa với ông viết lại. Có vụ mà 2 ông bà đều là bác
sĩ hết, mà lấy nhau 6-7 năm không có con, mà theo tục lệ bên Tàu người Trung Hoa thì
người vợ lớn phải đi cưới vợ bé cho chồng. Thì 2 bên gia đình bên chồng bác sĩ, bên vợ
bác sĩ bắt buộc bà phải đi cưới vợ cho chồng, bà khóc quá bà không chịu nhưng bị áp lực
rồi cuối cùng bà cũng đi cưới vợ cho chồng. Cưới 1 năm sau thì cô vợ bé này có 1 đứa
con, đứa con trai kháu khỉnh thì tất cả cha mẹ bên bà, cha mẹ bên chồng đều thương cô vợ
bé này bởi vì có duy nhất người con trai. Bên Tàu thì sinh 1 người con trai bằng 10 người
con gái “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” thì cái phong tục người ta vậy, bởi vì 10 đứa
thì mất họ, con trai 1 đứa mang họ cha, con gái mang họ bên chồng mất họ gia đình, thành
ra họ rất kính con trai.
Thì bà bác sĩ ghen, hồi đó chồng đối với mình với vợ bé còn bằng nhau, bây giờ
nghiêng về vợ bé, cả gia đình bên chồng cha mẹ ruột cũng nghiêng về vợ bé. Cô khổ quá.
Bữa đó người vợ bé mới đi chợ thay thế vợ lớn mới gửi đứa con cho bà. Bà tính giết mà
không biết giết sao. Biết bà giết làm sao không. Nói về đừng có bắt chước làm bậy nha.
Bà mới lấy cây kim cúc bà mới nhắm trên ót thằng nhỏ đâm xuống thằng nhỏ hét lên 1
tiếng rồi chết liền, cái đầu là chỗ quan trọng nhất.
Rồi cô vợ bé về, ẵm đứa bé đưa cô vợ bé nói nó trúng phong gì không biết chị ẵm
sao nó chết. Cô vợ bé đâu có tin, mà bác sĩ lại khám không biết chết vì lý do gì, thấy mình
mẩy nó tím ngắt hết mà không thấy máu mà bà đâm ngay cái óc máu không trào ra được.
Rồi bà nhỏ khóc quá nói nhất định là chị giết con tôi. Bằng cách nào thì tìm không ra, bác
sĩ tìm không ra. Sau khi chôn bà khóc bà nói chị giết thôi, con tôi đâu có bệnh gì, mà chị
ẵm nó tôi đi chợ, chị ẵm nó 3-4 tiếng đồng hồ về mà nó chết, chết 1 cách vô lý, chị phải
giết bằng cách nào.
Thì bà vợ lớn mới thề nếu chị có giết thì xin 2 con mắt chị đui mù suốt đời. Thiệt 1
tháng sau thì bà bác sĩ này đui 2 con mắt, không bệnh gì hết, mà ông chồng là bác sĩ chạy
chữa không được, bác sĩ chuyên khoa về mắt cũng không chạy được, nó sưng chù dù mủ
trong đó không, nó cứ xì mủ ra hoài nhức nhối chịu không nổi.
Cuối cùng nghe đồn có Phật sống chùa Kim Sơn có thể chữa hết bệnh nan y, bà mới
đi tìm Phật sống chùa Kim Sơn lạy ông. Ông mới đuổi đi và nói thôi bà cái nghiệp nặng
lắm, tôi không chấp nhận bà được. Bà quỳ lạy hoài nhất định không đi. Quỳ lạy tới Phật
sống chùa Kim Sơn thấy tội nghiệp nói giờ bà kể tại sao bà bệnh như vậy bà biết không.
Bà nói con không biết. Ông nói bà đi ra, bà nói dối, thêm cái tội nói dối nữa, bà không
biết sao được, cái nghiệp bà nặng lắm, bà đã thề thốt sao, bà làm cái gì bà nói hết đi. Thì
bà biết ông Phật sống chùa Kim Sơn biết, bà mới kể. Ông nói ít ra cũng phải vậy, cái tội

Trang 23
bà nặng lắm, giết người một cách ác độc, rồi lại thề thốt một cách độc ác nữa, cái nghiệp
bà mang là phải rồi, tôi không chữa được. Bà lạy, bà năn nỉ quá.
Cuối ông nói thôi bây giờ vầy, tôi cứu bà phân nửa nghiệp, tôi lãnh phân nửa bà
phải chịu phân nửa. Hai con mắt bà bây giờ mủ và đàm nhớt không, tôi lấy cái thố tôi nút
ra, mỗi con mắt là 1 cái thố. Tôi uống 1 thố, bà uống 1 thố. Tôi biết bà gớm không dám
uống, nó tanh, nó hôi vô cùng, đàm nhớt không, con mắt nó xưng bụp, thấy lờ mờ chứ
không thấy rõ nó nhức vô cùng. Bây giờ bà chịu không? Nếu chịu tôi cứu bà phân nửa
nghiệp. Thì tôi nút ra nó mới hết rồi bà tụng kinh sám hối Địa tạng cho đứa bé cho tới
chừng nào nó đầu thai, bà thấy ấn chứng mới thôi. Thì bà chịu. Rồi đem cái thố ra ông nút
2 thố, mà nó mủ máu nó hôi tanh chịu không nổi, rồi đưa cho bà. Bà ngần ngừ không dám
uống nói tanh quá Ngài ơi. Ngài nói giờ tôi uống trước cho bà thấy ông cầm cái thố lên
ông ực hết trơn nguyên thố, bà phải uống thôi. Vì cái bệnh của mình mà hại tới ông này.
Rồi bà cũng ráng uống 10 lần mới hết cái thố, mà ông uống có 1 lần. Quý vị thấy ông cỡ
nào. Rồi ông mới cạo cái nách ông mới lấy mồ hôi ra 1 cục nhỏ nhỏ. Ông nói bà về lấy cái
này pha với nước uống nữa mới hết bệnh, nhưng bà phải tụng kinh mỗi đêm 1 thời cho
đứa bé này, tụng tới đâu bà làm dấu tới đó, tụng hết quyển và bà tụng trở lại chừng nào có
ấn chứng, chừng nào Phật Địa Tạng rờ đầu bà, có hào quang hoặc có hoa sen nở thì đứa
bé đó mới siêu lên cõi trời, rồi bà còn phải tụng kinh A Di Đà để cho nó về Cực lạc, cõi
trời khổ lắm. Bà chịu.
Thì chúng ta thấy ông trị bệnh một cách độc đáo. Tôi nói một ít thôi chứ cái câu
chuyện kể nhiều lắm.
Ông thầy chùa Kim Sơn, suốt cả năm ông không có tắm. Rồi lại nhà một thí chủ đó,
thí chủ thấy vậy mới năn nỉ ông tắm, mua nước nấu sôi rồi để trà trong đó năn nỉ ông tắm.
Năn nỉ quá ông kêu đổ vô cái thau, ông vô đó ngâm, ngâm xong rồi ông lên mặc đồ. Thì
có cô ở, cô vô cô ngửi cái mùi nước này thơm quá, thơm mùi hoa sen. Thì cô nói sao lạ
quá, sao cả năm Thầy không tắm mà giờ nước thơm như mùi bông sen. Ông nói ờ con
bệnh huyết trắng đó, con uống là hết. Cô này giựt mình nói “Trời sao mà Thầy biết con
bệnh huyết trắng?” Ông nói “có không?” Cô nói có con trị hoài không hết. Cô uống là hết,
cô uống hết bệnh. Cô lấy bình ra, cô đựng hết trơn. Ai bệnh gì, cô cho uống cũng hết.
Thì thôi cái đó thuộc về thần thông, tôi kể lại thôi. Tôi thấy quyển Phật sống chùa
Kim Sơn chữ Tàu, bên Đài Loan, không biết có dịch ra tiếng Việt không. Hồi đó tôi coi
qua không biết giờ đâu mất rồi. Thì thôi cái đó thuộc về thần thông. Còn ông đắc trí tuệ
không thì tôi không biết, nhưng mà có nhiều câu chuyện lạ lắm, tôi kể một vài câu chuyện
thôi, còn mười mấy hai chục chuyện.
Quý vị nên nhớ cái nhận thức con người mới là quan trọng nhất. Mà nhận thức
của Đạo Phật là qua cái Bản thể, qua Bất tử. Thành ra Đạo Phật chia ra 6 thần thông:
1-Thiên nhãn thông là con mắt
2-Thiên nhĩ thông là tai.
3-Tha tâm thông là cái lỗ mũi.
4-Túc mạng thông là cái lưỡi.
5-Thần túc thông là cái xác thân.
Trang 24
6-Lậu tận thông là cái óc cái tư tưởng.
Alahán đắc lậu tận thông. Còn đắc 5 cái thần thông kia là cõi trời (thiên nhãn, thiên
nhĩ, tha tâm, túc mạng, thần túc). Tới Lậu tận thông mới Alahán. Và khi phát bồ đề tâm thì
cái thông mới đổi thành cái minh, thì có bát (8) minh.
Thành ra Tiểu thừa bên Nam Tông có 6 căn thôi: mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-óc.
-Mắt là thiên nhãn thông.
-Tai là thiên nhĩ thông.
-Mũi là tha tâm thông, mũi ngửi mùi chúng sanh.
-Rồi cái miệng, cái lưỡi biết nhiều kiếp, kiếp quá khứ một kiếp, hai kiếp,…
-Rồi tới cái thân là thần túc thông có thể bay thân lên cõi trời.
-Rồi lậu tận thông là cái tư tưởng này nhận được tất cả đều bình đẳng hết, trực nhận
trở về chân không thì đắc quả Alahán.
Mà nếu có 5 thông thì cõi trời, cõi tiên vẫn có, mà không có lậu tận.
Rồi khi phát bồ đề tâm thì cái 6 thông biến thành 8 minh. Tại sao vậy? Vì có 6 căn
mà không có mạtna không có alaya, mà thêm 2 căn nữa thì mới tuỳ thuận giáo hoá chúng
sanh được. Thôi hen. Tôi giảng sơ một cái nữa, cái này có thì giờ tôi đi sâu. Kêu là minh.
Minh là gì? Minh là sự sáng suốt tuỳ thuận.
Thông là gì? Thông là không chướng ngại, trực nhận tất cả cái hiện tượng này, do
mắt thấy đều bình đẳng, tức là vô phân biệt.
Thì chính phân biệt là do mạtna, là do phân biệt, do nghiệp. Mà bây giờ mạtna nó
dừng lại thường kêu đó là Bình đẳng tánh trí, trực nhận tất cả hiện tượng giới này đều là
Chơn không.
Còn cái lỗ tai là thiên nhĩ thông thì nghe vô lượng tiếng: tiếng chim, tiếng gà gáy,
tiếng dế kêu, tiếng người ta nói, tiếng cõi trời,… đều trở về bình đẳng hết, đều phát hiện
từ Chơn không.
Rồi tha tâm thông là trực nhận tất cả các tâm chúng sanh, tâm thiện, tâm ác, tâm của
con dế, tâm của con chó, tâm con heo,… đều trực nhận trở về Chơn không, tức là đều phát
hiện từ Chơn không, phát hiện từ Niết bàn tịch tịnh.
Thôi đại khái vậy. Nếu nhận được cái đó thì đều là thông. Thông là không có
chướng ngại gì nữa, tất cả đều bình đẳng, tất cả đều phát hiện từ cái Chân như tức là
Chơn không, là Niết bàn tịch tịnh của Alahán, nhưng như vậy là mới giải thoát cho cá
nhân mình thôi. Còn biết bao nhiêu người đau khổ, bây giờ phải phát bồ đề tâm, đổi 6 cái
thông này ra cái minh.
Minh là gì? Minh là cái trí tuệ sáng suốt tùy thuận trong đó mà không chướng ngại,
không phải trực nhận mà tùy thuận luôn. Chúng sanh mà địa ngục thì mình mang cái tâm
địa ngục luôn, nhưng mà luôn luôn vẫn là cái tâm Như lai. Chúng sanh là atula, là người
trời, Ngài thị hiện tâm atula, người trời nhưng mà luôn luôn vẫn là cái tâm bất động của
Như lai. Rồi nếu cái tâm nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, tứ không Ngài thị hiện nhị thiền,
tam thiền, tứ thiền, tứ không nhưng mà Ngài vẫn là Như lai. Thành ra chúng ta thấy Đạo
Phật hay ở chỗ đó.
Thí dụ:
Trang 25
- Như bây giờ tôi đắc tam thiền, tôi nhập tam thiền, thì tam thiền “là tôi, là của tôi,
là tự ngã của tôi”, lấy tam thiền làm cái tâm, tức là linh hồn của tôi là tam thiền, thì tôi
chết tôi sinh về tam thiền.
- Còn bây giờ người tu tứ thiền, tứ không đắc rồi trở lại nhập tam thiền, thì tam
thiền này không giống như tam thiền của người ở tam thiền, nó cao hơn.
- Rồi nếu 1 vị Alahán nhập tam thiền, thì tam thiền này là tam thiền của Alahán.
- Còn Như lai nhập tam thiền thì tam thiền này không phải là tam thiền của Alahán,
không phải tam thiền của tam thiền, mà tam thiền của Như lai.
Hay nói cách khác. Một người lớp 7 mà xuống mẫu giáo dạy thì trình độ không phải
là trình độ của mẫu giáo, mặc dù đánh vần cũng giống hệt. Một người lớp 12 xuống dạy
thì cũng giống như người lớp 7 nhưng mà khác, khác ở cái tâm. Còn một thầy giáo xuống
dạy thì cũng đánh vần một thứ vậy thôi nhưng mà khác ở cái tâm. Còn một ông Hiệu
trưởng tài ba, một nhà bác học, một nhà bác sĩ xuống dạy cũng giống hệt, nhưng mà khác,
khác ở cái tâm dính mắc hay không dính mắc thôi.
Vậy hiểu rồi hen, đại khái vậy đi, sau chúng ta bắt đầu đi thấp trở lại mẫu giáo. Bởi
vì quý vị đây là mẫu giáo không hà, tôi cũng là mẫu giáo thôi, nhưng tôi đang bò lên rồi
tôi ngoắc ngoắc quý vị bò lên theo, nếu mà tôi vãng sanh về Cực lạc thì quý vị về hết, còn
tôi xuống địa ngục chắc quý vị cũng phải xuống dưới với tôi. Thành ra tôi cũng lo sợ.
Quý vị cố gắng thì bữa nay chưa có trả bài gì được, có 1 mình tôi nói, độc thoại từ
14h30 đến 16h30 là 2 tiếng đồng hồ, quý vị cũng phải tội nghiệp tôi, quý vị cố gắng trả
bài. Sau tôi giảng 1 tiếng thôi, còn 1 tiếng rưởi giao cho quý vị, hay 1tiếng gì đó, tôi 1
tiếng quý vị 1 tiếng.
Quý vị về cố gắng ôn lại cái bài Huyền Giác và Huệ Năng. Thì cuối cùng còn có cái
nhận thức thôi. Nhận thức như thế nào? Thì ở đây quý vị đưa ra 3 nhận thức. Đúng ra tôi
có thể giảng nhiều cách, nhưng mà tôi thấy ba cái nhận thức khi giải thích trớt lớt hết.
Ông Thiện Khánh có tùy niệm phân biệt, kế đạt phân biệt và tự tánh phân biệt thì đúng,
nhưng mà cho ví dụ còn nhiều chỗ sơ hở, chưa có toàn diện được. Còn có 1 số thì cho là 5
thức đầu kêu bằng ngũ câu ý thức và độc đầu ý thức nhưng mà giải thích không chạy.
Còn cô Bi nói biến kế sở chấp phân biệt, y tha khởi và viên thành thật giải thích cũng trớt
lớt. Cái khó là cái giải thích. Bữa đó tôi tính chặn, nhưng thôi, chặn nữa mất thì giờ. Tôi
chặn, tôi hỏi sâu vô nữa, cho ví dụ ngay trong cuộc sống này, hễ ví dụ được là đúng.
Sau tôi đọc Na Tiên tỳ kheo, vua Mi Lan Đà nói Đại Đức cho ví dụ, ông cho ví dụ
đúng. Đại Đức cho thêm ví dụ, cho ví dụ. Đại Đức cho thêm ví dụ thứ 3 nữa. Đại Đức
cho thêm ví dụ thứ 4 nữa. Ông cho rất hay. Tôi đọc tôi tưởng là đúng rồi. Nhưng bây giờ
tôi qua Đại thừa tôi thấy không ổn, đúng thì đúng nhưng mà đúng ở nghiệp cảm duyên
khởi thôi, qua alaya thì sai, không được toàn diện.
Cũng như Na Tiên Tỳ Kheo hỏi “1 người chết ở cõi người với 1 người chết ở cõi
trời tam thiền thì người nào về trước”? Thì Vua trả lời về 1 lượt. Tôi thấy coi bộ hồi đó tôi
tin là vậy, vì hồi đó tôi đâu có biết tư tưởng nó đi sao.
Ông nói xin Đại Đức cho 1 thí dụ nữa. Ông Na Tiên nói bây giờ Bệ hạ sinh ở đâu?
Nói Trẫm sanh nước thứ 3 cách đây mấy ngàn cây số. Rồi cái thành phố của bệ hạ ở đâu?
Trang 26
Nói cách đây 9-10 km. Thì bây giờ bệ hạ nghĩ về thành phố Bệ hạ đi. Rồi. Bệ hạ nghĩ về
cái chỗ bệ hạ sinh ra đi. Rồi. Cái nào bệ hạ nghĩ tới trước? Ông nói tới 1 lượt. Khi nghĩ tới
thành phố hiện ra liền, nghĩ tới nơi minh sinh ra liền, 2 cái hiện ra 1 lượt. Mình thấy nó
hay quá, không có chỗ bắt. Nhưng bây giờ tôi thấy nó không ổn.
Rồi Đại Đức cho thêm thí dụ thứ 3 nữa. Thì ông cho thí dụ thứ 3. Khi 1 con chim sẻ
nó bay ở trên cành cây bông và 1 con chim đại bàng bay trên cây ngô đồng cao mấy trăm
thước, 2 con đậu 1 lượt, cái bóng con nào xuống đất trước? Thì nhà vua nói 1 lượt. Tôi
thấy nó cũng rõ quá.
Rồi Đại Đức cho thêm thí dụ 4 nữa, mình thấy độc đáo. Thì ông mới cho ví dụ thứ 4
nữa, cái gì đó tôi quên rồi.
Có 4 thí dụ thì mình thấy rất hay. Nhưng mà bây giờ tôi thấy nghiệp cảm duyên
khởi, có không gian thì không bao giờ 1 lượt được. Chừng nào thế giới của sátna là không
có không gian thì mới 1 lượt được.
Thành ra tôi thường đặt câu hỏi. Thí dụ bây giờ 1 người vãng sanh về Hạ phẩm Hạ
sanh của thế giới Cực lạc, rồi 1 người vãng sanh về Thượng sanh của Trung phẩm, thì ai
về trước? Thì bây giờ trả lời 1 lượt là đúng, mà trả lời trước sau là sai. Vì thế giới Cực lạc
khác thế giới uế độ. Tại sao vậy? Vì thế giới Cực lạc nó không có không gian, vì thế giới
này không gian nó hoá giải vào thời gian.
Tôi thường lấy cái một cái thí dụ, tôi ngồi tôi nghĩ hoài làm sao lấy thí dụ cho dễ
hiểu, chứ nói hoài phật tử không hiểu được. Tôi mới thí dụ
Thí dụ: Cái đài phát thanh Trà Vinh với cái đài phát thanh Mỹ, bây giờ quý vị từ
đây đi lại cái đài phát thanh Trà Vinh có vài km, rồi bây giờ từ đây đi tới đài phát thanh
Mỹ nếu quý vị đi máy bay cũng mấy tiếng đồng hồ, có khi cả ngày, thì khi quý vị đi thì
tới đâu trước ? Thì quý vị trả lời dễ dàng thôi .
Còn quý vị đem 2 cái radio, 1 cái bắt tần số đài phát thanh Trà Vinh, 1 cái bắt tần số
đài phát thanh Mỹ, 2 cái quý vị nhấn nút 1 lượt thì tiếng nói nào có trước? Quý vị không
thể nói tiếng nói Trà Vinh có trước tiếng nói Mỹ có sau, không có cái vụ đó được. Tại sao
vậy?
Tại sao từ đây đi tới đài phát thanh Mỹ lâu, ít nhất cũng hai mấy tiếng hay 1-2 ngày,
còn đây tới đài phát thanh Trà Vinh chừng 15-20 phút thôi.
Rồi tại sao 2 đài phát thanh nhấn nút thì tiếng nói phát hiện 1 lượt.
Tại sao vậy? Quý vị phải suy nghĩ thế giới của không gian thì có trước có sau, còn
thế giới phi không gian chỉ có thời gian không thì nó phải phát hiện chứ nó không có đầu
thai.
Thành ra có ông gì trong báo Văn hoá Phật giáo người ta hỏi ông cái vấn đề tái sanh
đầu thai với vấn đề vãng sanh nó có khác nhau không? Mà khác nhau sao? Ông giải thích
không chạy. Không biết không chạy hay ông muốn thử, tôi cũng không biết nữa. Ông nhờ
quý phật tử, Thạc Đức giải thích giùm. Thì tôi không muốn giảng, tôi muốn viết nhưng
mà sợ đụng nên thôi. Nó khác nhau. Mà khác nhau sao?
Nếu mà chúng ta hiểu được vậy thì chúng ta tin cái thế giới Cực lạc một cách như
thấy chỉ trên bàn tay, không có vấn đề tin hay không tin, mà thấy rõ như vậy.
Trang 27
Thế giới sátna là dòng nước linh hồn. Thế giới chu kỳ là thế giới của sóng.
Sóng thì có không gian, có không gian thì có tướng có hình luôn. Hình là nhận thức
mà tướng là đối tượng nhận thức.
Còn thế giới sátna là thế giới Cực lạc là chỉ có hình mà không có tướng, thế giới
của dòng nước. Dòng nước chúng ta thấy hình, cái hình dòng nước trôi chảy đâu có tướng
gì đâu.
Mà khi có tư tưởng xen vô chẻ cái dòng nước này rồi như tôi nói lúc nãy là bắt đầu
có tướng tức là có không gian. Mà có không gian là có méo mó, có đau khổ, có sanh, có
già, có bệnh, có chết là thế giới của chúng ta có sắc, có tài, có danh lợi, có ăn uống, có
ngủ nghỉ.
Nhưng mà coi chừng, thế giới của Sắc giới không có: sắc, tài, danh lợi, ăn uống,
ngủ nghỉ, không có nam nữ mà chỉ có cái hỷ lạc. Hỷ lạc có không gian không? Có, mà
chúng ta đâu có thấy nổi, nó là cái tâm mà, cái cảm giác.
Rồi thế giới Vô sắc giới không có cảm giác luôn mà chỉ có tư tưởng. Mà tư tưởng
có phải là không gian không? Nó cũng lại là không gian. Mà hễ có không gian là có vô
thường-vô ngã-khổ đau. Mà không có không gian thì vô thường vô ngã là Niết Bàn Tịch
Tịnh.
Thôi bây nhiêu thôi, bữa nào tôi lặp lại nữa, quý vị nghe như vịt nghe sấm, mấy
người mới phải chịu thôi. Nhưng mà bây giờ chúng ta về chuẩn bị, tôi có viết tên 1 số
phật tử mà giáo pháp giỏi, đủ khả năng hướng dẫn 1 số phật tử mới, quý vị đừng có chối
từ. Tôi kêu trả bài kỳ tới là những người gạo cội không, tức là những người giỏi không đó,
còn những người mới tôi không có kêu, cứ đi đi đừng có sợ, trả được không được thì thôi,
chứ tôi có bắt quỳ hương đánh đòn gì đâu. Nhưng mà tôi thử coi sao, có nhiều người giáo
pháp rất giỏi mà không có cái khiếu ăn nói, không có khiếu trình bày, chịu thôi. Còn
những người có khiếu ăn nói mà lại không có giáo pháp thì cũng không được, giáo pháp
vừa rành mà trình bày lại sáng tỏ nữa thì có thể giúp đỡ người khác.
Vậy kỳ tới chúng ta bắt đầu 14h giảng pháp tới 16h, 2 tiếng đồng hồ thì phật tử nào
ở xa có thể về được, nếu giảng 14h30 tới 16h30 thì hơi tối. Bây giờ 16h15 rồi thì quý vị
về ôn bài.
Tôi đã nói 3 câu vấn đề nhận thức là quan trọng nhất đối với chúng ta. Thì ở đây
nhận thức là phân biệt. Có 3 phân biệt khác nhau. Ở đây mỗi người mỗi giải thích nhưng
khác hết, nhưng mà trình bày cho sáng tỏ, lấy thí dụ ngay cuộc sống. Tôi sẽ hỏi, tôi sẽ dí
tới cùng, chứ không phải như kỳ trước. Kỳ trước tôi để quý vị trình bày, tôi coi hiểu biết
sao. Có thể nói tuỳ niệm phân biệt, kế đạt phân biệt, tự tánh phân biệt đúng. Nhưng mà
tuỳ niệm, kế đạt, tự tánh khác nhau sao, phải giải thích ngay trong cuộc sống này, 1 cái thí
dụ mà có 3 cách nhìn.
Rồi muốn biến kế sở chấp, y tha khởi, viên thành thật thì cũng đúng, nhưng mà giải
thích sao, giải thích sao mà nó trùng 3 cái kia, cái đường lối nó khác nhưng mà nhận thức
cũng vậy thôi. Còn muốn giải thích theo độc đầu y thức hay ngũ câu ý thức cũng đúng
nữa, mà giải thích sao cho nó cũng hợp với mấy thứ này, cũng 1 thứ thôi.

Trang 28
Còn muốn giải thích, có ông nào chắc học với ông Vân Toàn chỗ cô Như Đắc nó
thuộc về tưởng tri và thức tri. Tôi nói đúng, mà ông giải thích sao? Thì ông giảng rồi tôi
dí 1 cái ông cũng chới với. Tôi nói về suy nghĩ lại đúng chứ không phải sai, nhưng mà
giải thích cho thí dụ tôi không đồng ý, mấy cái đó đúng hết trơn, nhưng mà mình chothví
dụ là cuộc sống của mình. Thí dụ đúng là đúng, mà nói danh từ không giải thích vô trật lất
là không được.
Đạo Phật dễ là dễ cuộc sống khi mình học người nào giảng cho thí dụ, hai thí dụ, 3
thí dụ, 4 thí dụ. Mà thí dụ thì không có chạy nữa, danh từ thì chạy. Như kỳ đó ông Thiện
Khánh danh từ chạy, rồi tới ông Vân Toàn cũng vậy, từ 3 cái ông giảng có 1 cái, rồi 2 cái
kia ông bỏ ông chạy, không được, mà thí dụ lại.
Thí dụ trong cuộc sống này, cái nhận thức sai lầm thì đau khổ, nhận thức đúng đắn
thì hết đau khổ.
Nói hạnh phúc, hạnh phúc cũng là 1 cái trá hình của đau khổ, nhận thức toàn diện
thì đau khổ mới hết. Mà nhận thức sai lầm của 4 đường ác thì khổ đau. Như thế nào 4
đường thiện đổi đau khổ qua hạnh phúc? Hạnh phúc cũng là 1 trá hình của đau khổ. Tại
sao vậy? Hạnh phúc toàn diện là sao? Phải cho thí dụ đàng hoàng.
Thì cuối cùng là có cái nhận thức thôi. Mà tôi giảng có nhiều cái nhận thức. Như hồi
nãy quý vị trình bày đúng hết, 4-5 cách nhận thức nhưng mà phải cho ví dụ cho đúng. Vậy
thôi tới đây chúng ta tạm ngừng.
Ông Thiện Đức đưa ra cái đó hay nhưng mà ông không nắm được cái ý tôi, nó khác
mà nó 1 thứ, nó đều là nhận thức hết.
Nếu nhận thức bên Huệ Năng với Huyền Giác thì nhận thức Lương Võ Đế cũng vậy
thôi, nhưng mà đổi câu chuyện nó khác, nhưng mà cũng nhận thức thôi.
Giữa Lương Võ Đế và Bồ-Đề-Đạt-Ma, thứ 1 là phước báo. Phước báo như thế nào
là dính mắc? Phước báo như thế nào là giải thoát? Thì cũng là nhận thức.
Tôi cũng bố thí, tôi cũng xây cảnh chùa độ hơn 3.000 tăng mà là phước báo, mà bỏ
cái đó qua trí tuệ không có vụ đó đâu. Tôi cũng bố thí, cũng cúng chùa, cũng độ hơn 3.000
tăng mà tôi trí tuệ được không? Chứ đâu phải tôi nói vậy từ nay không cúng dường cho
các Sư, không cất chùa, không giúp đỡ tăng sư. Vẫn giúp đỡ nhưng mà vẫn giải thoát.
Giải thoát ở cái nào? Ở cái tâm.
Rồi cái thứ 2 phân biệt có Thánh có phàm. Ngài Bồ-Đề-Đạt-Ma là Thánh, Lương
Võ Đế là phàm phải không? Mà Bồ-Đề-Đạt-Ma bác không có Thánh phàm. Nếu Thánh
phàm đó là phàm phu, phàm phu mới chia ra Thánh phàm mới luân hồi hoài. Mà phàm
phu có Phật tánh không? Bằng với Phật không? Cũng vẫn bằng.
Đứng về phương diện Bát nhã thì không có Thánh phàm, nhưng đứng về phương
diện phàm phu có Thánh phàm, cũng là cái tâm. Mà cái tâm khác nhau sao mới được.
Cũng là nhận thức.
Còn cái thứ 3 là “Không biết”. Là Bậc Thánh Tăng không biết gì hết, là cây đá?
Còn chúng ta biết là phàm phu biết là vọng tâm là người, trời. Vậy Thánh không có biết
sao? Thánh không biết là không biết gì hết. Mà phàm phu cũng biết, nhưng cái biết phàm
phu với Thánh nhân làm sao? Cũng là cái tâm.
Trang 29
Bây giờ tôi đặt bao nhiêu câu hỏi cũng thuộc về tâm thôi.
Thì kỳ tới trả bài luôn 2 cái mà cũng là tâm thôi quý vị nắm 1 cái là quý vị nắm hết.
Tôi tính bữa nay tôi nói về tâm nữa tức là Trạm xe là:
1/Giới thanh tịnh
2/Tâm thanh tinh
3/Kiến thanh tịnh
4/Đoạn nghi thanh tinh
5/Đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh
6/ Đạo tri kiến thanh tịnh
7/Tri kiến thanh tịnh tri
8/Vô thủ trước Bát Niết bàn.
8 trạm mà cũng là tâm thôi. Mà khác thì quý vị thấy tôi mới nói lúc nãy nắm cái
tâm thôi. Thì 15 hạng chúng sanh tôi sẽ giảng tâm rất rành từ địa ngục tới cõi trời phi phi
tưởng.
Rồi 4 đường ác nó tương tợ với Nhập lưu thế nào? Nhất vãng lai, Bất lai, Alahán
sao? Thì chúng ta phải nắm vững. Kinh nào bài nào chúng ta nắm vững thì kinh nào bài
nào chúng ta cũng đi tuốc luốc.
Nắm vững nó thì cái đó Phật pháp ra đời, tôi thấy nó mất, bây giờ tôi ráng giúp lại
thì mỗi người phải đi lấy. Tôi không có trả lời, kỳ này tôi không có trả lời, kỳ trước tôi
cũng không có trả lời, tôi đặt lại tôi làm khích lệ quý vị, cho quý vị suy nghĩ.
Mà muốn suy nghĩ, có thời giờ để nhơi lại cái cỏ tức là mấy món ăn Văn. Tư thì quý
vị chớ tôi đâu có xen vô được. Văn là phần của tôi còn suy nghĩ cho hiểu biết là thiền
định.
Thành ra giới - định - tuệ, cái định là quan trọng hơn hết. Quý vị phải về có thời
gian để nghiền ngẫm lại, còn không thôi chúng ta huề không có trao đổi nữa. Quý vị
không có số vốn lấy gì trao đổi, mà nếu tôi giảng hết thì còn gì nữa!
Thành ra ở trên Ngọc Viên mấy Sư cô lớn, cô Ni trưởng nói Sư giảng nửa chừng Sư
bỏ làm tụi con hụt hẫng, không hiểu gì hết.
Tôi nói không hiểu thì thôi. Giờ biểu tôi làm sao, tôi cố tình cho hụt hẫng. Hụt hẫng
là thành công của tôi, ăn no thì tức bụng, ăn phân nửa thì nó mới ngon. Tôi đưa ăn phân
nửa, còn phân nửa quý vị phải nhơi lấy, giờ hiểu chưa. Đại khái là vậy.
Mấy chuyện này về quý vị ôn lại nếu quên thì mở đĩa ra coi 3 câu hỏi của Lương Võ
Đế, rồi câu hỏi của Huệ Năng với Huyền Giác cũng là nhận thức thôi. Mà quý vị nắm
không được là không chạy, mà nắm được hết rồi từ nay quý vị cái gì cũng được. Rồi đây
tôi đưa Phú Lâu Na và Xá Lợi Phất là cái tâm trên vấn đề quan trọng là Nhập lưu, Nhất
vãng lai, Bất lai, Alahán từ đây mới có Đạo Phật.
Thì thôi quý vị về hen, ở đây có đĩa, quý vị đầy đủ phương tiện rồi chỉ còn có một
cái làm biếng thôi, cái đó là cái tôi không chịu, phải bền bỉ phải sắp xếp thời giờ, chớ tu
không làm thì lấy gì ăn, mà không phải làm bỏ tu, vô đây nghe tai đây qua tai kia, tôi
không chịu.

Trang 30
Mà nghiền ngẫm là phần quý vị tôi không có xen vô đó được. Quý vị ăn như con
trâu ăn cỏ, quý vị ọc ra nhai, tôi không xen vô đó được. “Tư” rồi quý vị mới có hiểu biết,
mới trả bài cho tôi, rồi quý vị mới sống với nó thì quý vị mới thành Phật được.
Tôi nói hết ý tôi hen, quý vị về cố gắng sắp xếp thời giờ để 1 đêm có ít nhất 1 tiếng
đồng hồ, còn ai chưa có thì 15’- 20’- 30 phút. Thì học bạn mình chớ học bài của tôi không
hiểu thì cũng phải đến đây nghe để có sự thông cảm giữa cái linh hồn quý vị và linh hồn
tôi chớ đừng có nghe đĩa.
Cái đĩa là sao? Là cái máy chết, cái địa ngục. Giảng cho quý vị nghe thôi.

Trước khi dứt lời, tôi cũng cầu chúc cho pháp hội chúng ta cũng như toàn thể pháp
giới đều vãng sanh về Cực lạc và thành Phật đạo.
Nam Mô A Di Đà Phật.

Trang 31

You might also like