You are on page 1of 23

1

Bài giảng
KINH SÁU – SÁU
Lần thứ 4
Tuần 5
Ngày 07/9/Nhâm Thìn (21/10/2012)
--------------------
2

Bài giảng
Kinh Sáu – Sáu
(lần thứ 4 – Tuần 5)
Ngày 07/9/Nhâm Thìn (21/10/2012)
---------------------
Kính lạy Đức Thầy Thích Ca Mâu Ni Phật. Mô Phật. Hôm nay cũng có duyên
lành về Phật pháp mà cũng là ngày mùng 07 tháng 09 âm lịch, cũng là ngày chủ nhật.
Trước kia thì tôi có giảng mỗi ngày, sau còn chủ nhật thôi, sau này tôi bệnh quá
thì nghỉ. Phật tử có lời yêu cầu tôi giảng lại, thì từ đây mỗi chủ nhật nếu tôi khỏe, tôi sẽ
giảng vào 2 giờ tới 4 giờ chiều, theo Đức Minh Đăng Quang thì 3 giờ. Nhưng phật tử
vì có một số làm việc ở xa, người ta muốn nghe pháp, người ta về không kịp, thành ra
người ta thỉnh giảng sớm một chút, từ 2 giờ tới 4 giờ để họ còn về tới thành phố cũng 9
giờ tối, nếu trễ nữa thì không kịp. Vì lẽ đó nên thay đổi lại là 2 giờ.
Bây giờ dường như có phong trào học pháp, chứ hồi xưa thì trì trệ lắm. Có lẽ nói
tận thế gì đó, thì ở Sài Gòn Vũng Tàu, Biên Hòa có thỉnh giảng bữa 13 là thứ 7, ngày
14 là chủ nhật. Nếu giảng bữa chủ nhật thì họ về không kịp vì họ đi làm việc tới Biên
Hòa, thành phố nữa. Thành ra họ thỉnh bữa thứ 7 tức là ngày 13 thì chắc buổi sáng
khoảng 8h30, 9h họ đến đây. Đến 11h tôi có giảng thì phật tử nào có rảnh thì bữa 13
đến nghe. Thành ra tôi phải liên tục ngày 13, rồi 14 chủ nhật nữa, rồi bữa rằm cúng hội
nữa, rồi còn bữa 17 là ở Ngọc Trường nữa. Giảng 4 ngày liên tiếp. Thì thôi thấy phật tử
cũng tha thiết trên con đường giải thoát, thì tôi cũng cố gắng, còn sức là còn cố gắng
làm, chừng nào vô lò thiêu thì thôi.
Thời buổi này theo tôi thấy là nó giống như thời Đức Phật mà ra đời 62 tôn giáo
bạn đã lên nhưng mà không có Đạo Phật chỉ có đạo người trời thôi. Mà giữa đạo
người trời và Đạo Phật, nó khác nhau thế nào?
Thì chúng ta thấy từ xưa tới giờ, Thái tử Si-Đạt-Ta ra đời mới thấy cái chỗ lẩn
quẩn của tất cả 62 tôn giáo bạn. Lẩn quẩn ở đây không có nghĩa là sai, nhưng mà là cải
sửa từ cái xiềng cây, xiềng sắt, xiềng chì, xiềng đồng qua xiềng vàng, xiềng kim cương
tức là vào các cõi trời sung sướng, hạnh phúc, an nhàn của cõi trời nhưng vẫn tiếp tục
luân hồi sanh tử khổ. Tức là chỉ chuyển nghiệp thôi. Nắm được cái nghiệp rồi chuyển.
Mình muốn đầu thai tái sanh vào cảnh giới nào thì có thể đầu thai theo ý muốn của
mình, đó nghĩa là làm chủ ý nghiệp. Thì người ta rất làm vinh hạnh với vấn đề làm chủ
lấy nghiệp, nhưng mà vẫn ở trong nghiệp thì Thái tử Si-Đạt-Ta không chịu cái đó.
Ngài ra đời cái mục đích của Ngài là muốn chấm dứt sự già, bệnh và chết.
Khi Ngài xin vua Tịnh Phạn đi xuất gia để tìm chấm dứt cái sinh, già, bệnh,
chết. Thì cuối cùng 62 tôn giáo bạn chỉ là cải sửa cái già, cái bệnh, cái chết cho sanh
vào cảnh giới sống thật lâu, tuổi thọ thật nhiều và ít bệnh, nhưng rồi cũng phải chết.
Cái đó là như cái luật của vũ trụ, của hiện tượng giới, nhưng trong đó có 1 cái bản thể
không sanh, không già, không bệnh, không chết mà thường thường chúng ta đi tìm
ngoài cái xác thân này, tức là ở các cõi trời mà họ tạo ra. Đó là một cái lầm cố hữu từ
xưa tới giờ.
3

Thì chính Đức Phật mới tìm thấy ngay trong xác thân này, trong cái xác thân
thay đổi sanh, già, bệnh, chết này có 1 cái không hề sanh, không hề già, không hề
bệnh, không hề chết, đó chính là cái tâm hay nói đúng là cái cách nhìn ngoài đời còn
kêu là cái nhận thức của mỗi người. Hay là nói một cách khác là trong cái lượn sóng
của người, của trời Dục giới, trời Sắc giới, trời Vô sắc, tất cả những lượn sóng này đều
phải nương vào cái dòng nước linh hồn để mà duyên khởi, thường thường kêu phát
hiện mà Đạo Phật kêu là duyên khởi. Duyên khởi tức là có điều kiện để mà hiện ra, mà
nương vào cái phi điều kiện. Cái phi điều kiện không ai nhận thấy hết mà chính Thái tử
Si-Đạt-Ta cũng đã đi tìm 62 tôn giáo bạn. Và ông Uất-Đầu-Lam-Phất, A-La-La chỉ cho
Ngài, Ngài thấy nó còn sót, nó có chỗ hớ tức là thay đổi thôi.
Rồi chúng ta phải học cho kỹ tức là giữa tư tưởng và Bát nhã, giữa chu kỳ và
sátna có sự khác nhau như thế nào. Thì cái đó tôi đã nói mấy chục năm nay rồi, thì phật
tử dường như nghe không vô.
Lúc đầu tôi giảng thì nó hơi lọng cọng, giờ càng ngày nó càng sáng tỏ hơn. Tôi
thấy là quý phật tử phải tìm hiểu cái tiến trình của tư tưởng tức là tiến trình của cõi uế
độ. Tức từ địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, atula là 4 đường ác cũng ở ngay trong xác thân
của chúng ta. Nhưng chúng ta phải mổ xẻ nó, phải tìm hiểu nó cho rành. Nếu tìm hiểu
không rành, lờ mờ.
Lờ mờ Đạo Phật thường dùng danh từ là vô minh, không sáng thì chúng ta sẽ
chạy trốn nó, chúng ta sẽ tiến hóa, sẽ thăng hoa, sẽ lên cao để đừng nhìn nhận cái già,
bệnh, chết này. Cái đó kêu là cõi dục của dục giới thì chúng ta tiến lên cõi dục của sắc
giới, tức là phải giữ 8 giới, phải tu sơ-nhị-tam thiền thì cái đó chúng ta không còn ăn
bằng đoàn thực nữa, không còn nằm ở trong sắc-tài-danh-lợi-ăn-uống-ngủ-nghỉ nữa mà
chúng ta ăn bằng xúc thực, tức là cảm giác hỷ lạc, thì cõi này sống rất lâu, không có
xác thân thô tháo như mình, không có chết nguyên con nữa, mà chết rồi sẽ biến mất, tự
mình sẽ biến hóa mất. Người ta sống cõi này không cần mặt trời, mặt trăng nữa, mà
mỗi người sống với cái hào quang của mình, nhưng hết phước rồi vẫn luân hồi sinh tử
thôi. Rồi tiến hóa nữa đi đến cõi trời vô sắc giới tức là các Ngài không dùng xác thân
nữa, mà các Ngài dùng toàn bằng tư tưởng.
Cái thân thô tháo của chúng ta đó thì kêu là cái thân phù trần mà tiếng Việt mình
thường kêu là cái thân bên ngoài mà quý vị nhìn thấy liền. Đó là mắt-tai-mũi-lưỡi-thân
và óc thì phải ăn cơm, ăn cháo, phải tiêu tiểu và phải chết, phải thiêu hoặc là vô hòm,
để lâu nó phải thối hoắc. Thì đó là xác thân đoàn thực hay đoạn thực (đoàn là vò viên,
còn đoạn là cắt từng khúc), thì xác thân này hôi hám dơ dáy mà trong Kinh Tứ Niệm
Xứ kêu là thân bất tịnh. Thì thôi chúng ta nói sơ thôi.
Còn qua thân thứ 2, là chán nản cái thân này rồi nhưng mà không thấy rõ nó
thành ra giữ 8 giới, nghĩa là niệm Phật đếm từ 1 đến 10, niệm Phật khỏi đếm, khỏi cần
niệm Phật nữa. Thì chúng ta tập trung kỹ mạnh lâu sâu vào đó, chúng ta không còn ăn
cơm, cháo, thịt, cá, tàu hũ nữa mà chúng ta ăn bằng cái hỷ lạc, cái cảm giác của dây
thần kinh là thân thứ 2 mà tôi kêu là thân bên trong thì trong Duy thức gọi là tịnh sắc
căn, còn thân bên ngoài mắt-tai-mũi-lưỡi kêu là phù trần căn. Thì cái dây thần kinh này
khi tắt thở rồi thì cái phù trần căn mắt-tai-mũi-lưỡi chết liền, nhưng mà dây thần kinh
4

thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác phải 8 tiếng đồng hồ sau nó mới chết
thiệt. Do đó bên Tịnh độ, người chết phải để 8 tiếng đồng hồ sau mới được liệm. Mà
dây thần kinh là chỗ phát hiện cảm giác đau đớn, nó mượn cơ quan của dây thần kinh.
Chẳng hạn tôi lấy thí dụ thì phật tử tạm hiểu. Như cái răng mình nhức thì có thể
mình ngậm muối nó hết, cái đó là cái nhức của răng, khi quý vị ngậm đá để vô miệng
thì cái răng nó ê, nhưng mà dây thần kinh bên trong là cái tủy không có nhức. Rồi nếu
mà quý vị ăn đồ nóng hoặc bị sâu ăn răng thì cái tủy nó nhức. Thì cái này không phải
cái răng nhức mà là dây thần kinh của tủy, 2 cái nó khác nhau.
Chẳng hạn như chích thịt thì quý vị bị đau, nó đau cái phù trần căn bên ngoài,
còn chích gân thì đau cái thần kinh bên trong đó là xác thân thứ 2. Khi quý vị chết rồi
nguyên xác thân bên ngoài này chết nhưng dây thần kinh vẫn còn sống 8 tiếng đồng hồ
sau. Thì cái dây gân thần kinh xúc giác, chúng ta kêu xúc giác, nhìn thấy dây gân đó 8
tiếng đồng hồ sau mới chết thiệt.
Thì quý vị phải để ý cái thân thứ 2 này là cái thân của cõi trời sắc giới, họ không
xài cái thân bên ngoài nữa. Thì cái thân này nó chỉ ăn bằng những cảm giác hỷ lạc.
Thành ra chúng ta phải học 8 hạng chúng sanh.
Thường thường trong kinh kêu lục đạo luân hồi, nhưng mà tôi chia thêm 2 nữa:
1/Địa ngục - 2/ Ngạ quỷ - 3/ Súc sanh - 4/ Atula - 5/ Cõi người - 6/ Cõi trời. Trong
Kinh chia như vậy thôi.
Nhưng cõi trời tôi thấy có 3 cõi nó khác nhau rất nhiều: - Cõi trời Dục giới là
chiếm hữu bên ngoài, tôi vừa nói lúc nãy thì ăn cái đoàn thực - Còn cõi trời sắc giới là
8 giới, ăn bằng xúc thực tức là dùng cái xác thân thứ 2.
Mà quý vị bây giờ còn ở đoàn thực nhưng mà quý vị tu, quý vị không cần nữa.
Nhưng quý vị thấy có người nhập định như thầy Thông Lạc 7 ngày đêm vẫn sống, có
người còn tới 70 ngày, có người tới 70 năm không ăn uống mà họ vẫn sống, họ sống
bằng cái xúc thực tức là bằng cảm giác hỷ lạc. Quý vị nào có ngồi thiền niệm Phật, quý
vị thấy niệm 7 ngày đêm, quý vị niệm Phật đếm từ 1 tới 10, niệm Phật khỏi đếm, khỏi
cần niệm Phật nữa mà vẫn có tiếng niệm Phật thì quý vị chìm trong trạng thái hỷ lạc
đó. Thành ra trong kinh kêu cái xác thân bên ngoài là cái hỷ là cái mừng, còn xác thân
bên trong dây thần kinh kêu là lạc là cái vui.
Thì tôi diễn tả quý vị có thể hiểu được phần nào. Thí dụ quý vị khát nước, quý
vị đến đây nói “Bạch sư con đến từ Sài Gòn xuống đây nắng quá mà chưa có miếng
nước. Ở đây Sư có nước cho tụi con uống không?” Tôi nói “Không. Ở đây nước mặn
không hà”. Thì quý vị sẽ cảm thấy lo. Nhưng tôi nói “Có. Có nước đá, nước dừa mà
las-sê nữa”. Thì quý vị sẽ cảm thấy mừng. Có uống đâu mà mừng, mừng là sắp sữa đã
khát nhưng chưa uống đâu, thì cái này là cái hỷ. Nghĩa là bên ngoài xác thân cảm thấy
thích thú, khoái rồi, thì cái đó kêu là mừng chứ không phải vui.
Tôi nói phật tử đem nước ra cho quý phật tử mới xuống đây uống, thì người ta
lấy nước dừa las-sê đem cho uống, quý vị uống vô nó mát cả ruột gan, khoái cả cảm
giác, quý vị không biết mình ở đâu, thì cái này là trạng thái lạc, nó đi tất cả dây thần
kinh ở trong thân thể mình. Còn cái kia mới là cái xác thân bên ngoài thôi, nếu quý vị
đi được cái đó đó mà 7 ngày 7 đêm thì quý vị sống bằng cái hỷ lạc đó thôi. Thành ra
5

niệm Phật mà tới giai đoạn thứ 3 khỏi cần niệm nữa mà vẫn có tiếng niệm, quý vị làm
thường thường được 5-10 phút thì cái đó là cõi trời Dục giới. Còn quý vị làm được 7-8
ngày thì đó là qua cõi trời sắc giới, 7-8 năm, 70-80 năm thì quý vị qua cõi trời sắc giới
thì quý vị sẽ thấy cảnh giới đó. Mặc dù tâm quý vị ở cõi trời sắc giới nhưng thân ở cõi
dục giới thì khi nào thọ mạng hết, cái xác thân cõi Dục giới chết rồi quý vị sẽ mang cái
xác thân của cõi trời sắc giới. Đại khái là như vậy.
Nhưng cảnh giới thời buổi này là hơi khó tu. Khó là vì sao? Vì muốn 8 giới phải
đòi hỏi cái điều kiện, tức là phải ăn uống kiêng cử xác thân này ít bệnh, rồi quý vị phải
ngồi thiền nhiều 2-3 tiếng chưa ăn thua gì đâu nhưng mà tập lần 2 tiếng rồi lần lần 5-7-
8 tiếng và cái thân phải ít nhức nhối.
Thời buổi này tôi thấy bệnh hoạn nhiều nhất là khí hậu, cái thứ 2 là đồ ăn thành
ra quý vị không thể nào mà đi vào thiền sắc giới, thời Đức Phật người ta nhập cái đó
rất nhiều. Bây giờ ở Ấn Độ nghe nói còn nhiều lắm vì xứ đó là xứ Phật mà, người ta đã
nắm được cách tu, chừng đó xác thân bên ngoài quý vị coi thường, quý vị không dính
mắc (tôi dùng chữ dính mắc là luân hồi đấy) vào xác thân bên ngoài này nữa, quý vị
không cần ăn uống ngủ nghỉ nữa, sắc tài danh lợi ăn uống ngủ nghỉ của cuộc đời này,
đối với quý vị chả có gì hết nhưng mà cái hỷ lạc rất quan trọng, quý vị thích tìm chỗ
vắng ngồi lặng lẽ chìm vào đó, thì quý vị chết rồi quý vị sanh về cõi trời sắc giới, quý
vị sống hàng ngàn, hàng triệu, hàng tỷ tuổi tùy theo cái định lực sâu cạn của quý vị,
nhưng hết phước rồi cũng vẫn luân hồi trở lại thôi. Thì đại khái nó là như vậy.
Còn cái thân thứ 3, là quý vị chán nản cái hỷ lạc rồi sống bằng hào quang của
mình, không cần mặt trời mặt trăng, không cần ăn uống bên ngoài, những vị bây giờ ở
bên Ấn Độ vẫn còn đấy, trong Đông Phương Huyền Bí có nói những vị ngồi ở trên
tuyết mà không ăn uống gì hết thì người ta ăn bằng cái hỷ lạc của người ta, nhưng mà
theo Đạo Phật đó cũng là cái trò chơi của tư tưởng thôi. Bây giờ còn cõi cao hơn nữa là
giữ 10 giới tức là họ sống không bằng dây thần kinh nữa.
Hồi nãy chúng ta sống bằng cái xác thịt bên ngoài mắt-tai-mũi-lưỡi-thân.
Cõi trời sắc giới là sống bằng thần kinh thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác,
xúc giác, họ không sống bằng mắt-tai-mũi-lưỡi bên ngoài nữa.
Còn cái thứ 3 này đó là sống bằng cái thần kinh óc, tức là xác thân bên ngoài họ
chả cần, mà dây thần kinh bên trong họ cũng chả cần, họ sống bằng cái tư tưởng thôi,
tức là cõi trời tứ thiền của vô sắc, cái này quý vị chắc khó nghĩ tới. Ai có ngồi 2-3 tiếng
thỉnh thoảng thầm hội thôi. Tôi nói thầm hội thôi chứ tôi diễn tả không nổi, thì khi nào
tôi đắc qua cái đó tôi diễn tả chắc rành hơn, bây giờ ngồi lâu thỉnh thoảng tôi hiểu được
nó.
Thành ra quý vị phải có hoàn cảnh. Như hôm qua tôi vọt ra ngoài biển Ba Động
ngồi, tôi mới hiểu được tứ thiền, hư không vô biên, thức vô biên, vô sở hữu, phi tưởng
phi phi tưởng thì ngồi tưởng tượng không bằng ra ngoài biển, quý vị sẽ thấy hư không.
Quý vị nhìn biển rồi quý vị niệm Phật hay quý vị lắng nghe hơi thở sâu vào đó
rồi quý vị thấy mất thân, thân mình là hư không - tư tưởng mình là hư không - hoàn
cảnh xung quanh là biển là hư không thì quý vị mới thấy cuộc đời nhỏ nhoi, con người
mình như hạt cát trong bãi biển.
6

Thành ra tôi nói quý vị phải kiếm cảnh, thường thường quý vị ngồi thiền ngồi ở
trong nhà hoặc làm cái thiền đường, mấy cái chùa thiền đường cả 1-2 công rồi ngồi
trong đó không đi xa được đâu.
Quý vị muốn ngồi thiền, quý vị ra bờ biển bao la, mênh mông rồi nếu quý vị có
ngồi thiền lâu cỡ 2 tiếng đồng hồ quý vị tập trung kỹ mạnh lâu sâu quý vị sẽ thấy thân
mình mất, thân mình là biển, tư tưởng là biển, chung quanh hoàn cảnh là biển, thân-
tâm-hoàn cảnh đều là biển, nhưng mà cái đó không phải Đạo Phật nhe, nhưng quý vị
sẽ đi đến Đạo Phật dễ dàng.
Thành ra: Khoảng không gian đời cứ gọi là chân trời.
Mà tìm chân lý tôi mới thấy đời là vô vị.
Sanh lầm kiếp tôi lê mòn thế kỷ.
Muốn trở về cát bụi vướng chân đi.
Thì chúng ta phải hiểu chỗ đó.
Thì đó là tôi nói xác thân thứ 1 là xác thân của chúng ta bây giờ. Chúng ta cứ
tranh nhau ăn cho ngon, mặc cho đẹp, ngủ cho êm ấm thì chúng ta không tiến được.
Thì chúng ta tiến qua giữ 8 giới. 8 giới thật ra có 5 giới còn 3 cái sau là 3 cái
hạnh. Hạnh kiểm đàng hoàng quý vị mới nhập vào cõi trời sắc giới được, tức là không
ngồi ghế cao, nằm giường rộng, chiếu lớn xinh đẹp, không nghe xem hát múa đờn kèn,
chỗ vui đông yến tiệc, không trang điểm phấn son, dầu hoa, áo quần hàng lụa tươi tốt.
Thì cái này tôi thấy quý vị khó làm, nhất là thời buổi này, nhất là những người Việt
kiều son phấn dữ lắm, chưng diện cho xác thân hôi thối này thì hết giờ ngồi thiền rồi,
quý vị sống phải thật đơn giản.
Cái này là thời Đức Phật thật đơn giản mà Ngài còn khuyên phải đơn giản hơn
nữa, tức là ăn làm sao cho no đừng có bệnh thôi chứ không phải ăn đồ ngon, đồ ngon
nhiều khi bệnh nhiều nhất, mặc phải cho ấm thôi chứ không cần nhiều thứ áo se sua
chưng diện, ở thì ở nhà lá, người xưa người ta ở dưới gốc cây mát nhất. Người xuất gia
cũng vậy, ngày đi xin ăn, đêm ngủ dưới cội cây, không có nhà ngủ, như vậy người ta
mới đắc quả được, mà hễ nếu giữ đúng vậy thì ít bệnh, bệnh phải dùng phân uế của bò
hoặc cỏ cây chứ không bao giờ giết loài thú.
Rồi quý vị có thời giờ quý vị mới ngồi nhập vào trong đó, quý vị mới bỏ xác
thân bên ngoài này được. Bỏ xác thân không phải giết nó chết nhen, bởi vì cái thân bên
ngoài, thân bên trong nó dính liền, nhưng mà nó vi tế thành ra kêu là tịnh sắc căn (tịnh
là trong sạch, sắc là cái xác thân này) trong sạch hơn, vi tế hơn cái xác thân bên ngoài,
xác thân bên ngoài chết nó hôi thối, còn xác thân bên trong chết nó ít hôi hoặc nó
không hôi, nó chỉ là hào quang thôi.
Rồi tới xác thân thứ 3 là dây thần kinh óc thì cái này ai có qua bác sĩ mổ xẻ thì sẽ
thấy trong đó. Thì hôm đó tôi đi, xe đụng chết người thì tôi có thấy cái óc nó bể ra, nó
giống như tàu hũ vậy, cục cục tôi thấy ghê, thì cái đó nó có dây thần kinh li ti mà con
mắt mình không thấy được, các nhà khoa học dùng kính hiển vi sẽ rọi thấy trong đó,
thì trong đó là phức tạp nhất.
Con người chúng ta phức tạp bằng mấy ngàn cái máy vi tính, vi tính coi vậy chứ
không ăn thua gì đâu. Bởi vì con người tới 5 phần lận: 1/ là xác thân – 2/ là cảm giác –
7

3/ là tư tưởng – 4/ là ý chí – 5/ là kinh nghiệm, kiến thức, ký ức, tội phước kêu là thức
uẩn. Thường tôi giảng cái đó, bắt phật tử trả là ở chỗ đó, đó là con người mình thôi,
còn cái máy móc chỉ có sắc uẩn 1 cái hà, mà bây giờ nó còn chế tạo vậy đó.
Thành ra phật tử nghe pháp như vầy là nghe thẳng vào con người quý vị, bởi vì
quý vị có linh hồn, tôi cũng có linh hồn, nhưng mà linh hồn của tôi nó hơi khác hơn
quý vị, bởi vì tôi có định lực nhiều hơn, có ngồi thiền, có giữ giới, còn quý vị cũng có
định lực mà giữ giới ít, ngồi thiền ít, 2 cái linh hồn nó sẽ giao cảm với nhau thì quý vị
hiểu rất dễ. Nếu quý vị gặp Đức Phật, quý vị ngồi nghe 1 lần quý vị đắc Thánh quả
liền, còn của tôi giỏi lắm 100 lần đắc quả trời thôi.
Còn quý vị mà nghe cái đĩa, bây giờ thu về nghe lại đó là quý vị nghe địa ngục
đó, đâu phải tôi, đó là tiếng nói sinh lý của tôi, cái máy là vật lý, vật lý là địa ngục vô
gián còn âm thanh tôi đó là địa ngục hữu gián chứ đâu phải nghe tôi, nó đâu có linh
hồn. Quý vị nên nhớ chỗ đó, nhưng mà khi nghe đây rồi về để lặp lại nó nhắc nhỡ quý
vị thì được.
Thành ra thời buổi này chúng ta tệ đó là chúng ta lấy máy móc làm thầy, băng
đĩa cả đống. Như cái cô gì ở Sài Gòn tôi kêu cô xuống đây chủ nhật nghe, cô rảnh, cô
nói băng của Sư con có 1 đống con ở nhà nghe tới nghe lui hoài khỏi lên đây nghe. Tôi
nói ừa nghe cái địa ngục nó giảng. Cổ nói của Sư giảng mà Sư. Tôi nói của tôi giảng
nhưng mà cái đĩa nó giảng cho cô, chứ không phải tôi. Phật tử không rành nói tại sao
Sư giảng mà Sư nói đó địa ngục giảng. Tôi nói cái đĩa nó giảng cho cô chứ không phải
tôi giảng, bây giờ cô nghe đây là cô nghe tôi, rồi cô thu vô đó là cái đĩa giảng lại cô
nghe, cô còn hơn cái đĩa mà, còn ở đây cô nghe tôi cô làm sao hơn tôi được. Thành ra
phật tử không hiểu Phật pháp là nó nguy hiểm.
Thành ra thời buổi này Tịnh độ là dễ vãng sanh nhất. Nhưng mà nói dễ không có
nghĩa là cứ niệm Phật hoài là vãng sanh. Không có vụ đó đâu. Tôi đi vùng sâu, vùng xa
tôi tội nghiệp mấy bà già. Tôi hỏi mấy bà niệm Phật bằng cái gì? Nói tụi con niệm
Phật bằng miệng. Tôi nói không có miệng niệm được không? Không có miệng làm sao
niệm Sư. Tôi nói chết rồi. Nó khó, không hiểu được là không nắm được, không nắm
được làm sao vãng sanh. Rồi có người biết, nói không phải Sư, niệm Phật bằng tâm.
Tôi hỏi:
Tâm là cái gì? Nó ở đâu? Nó ra làm sao?
Bà có thể nắm nó ngay bây giờ không? Nó ra làm sao?
Rồi chết nó ra khỏi xác thân bà bằng cách nào?
Bà có thể điều khiền nó muốn đầu thai vào đâu được hay không? Nói cái này con
không nghe ai nói.
Mấy ông, mấy bà có phước, ở chợ là có phước hơn ở quê. Thành ra hồi xưa đó
tôi thường xuống vùng sâu, vùng xa, mười mấy chùa tôi giảng. Giờ tôi yếu quá rồi, tôi
từ chối hết còn có 2-3 chỗ thôi. Tôi tính nghỉ đó, phật tử ở đây năn nỉ tôi giảng trở lại.
Rồi tôi thấy thời buổi này nó cấp bách giữa tư tưởng và Bát nhã. Bây giờ nếu quý vị
không qua Bát nhã là quý vị chết với cái thời buổi này. Thời buổi mà vật chất lên ngút
đầu.
8

Vật chất là gì? Là cái hình thức của tư tưởng nhất là máy điện thoại, máy di
động, máy này kia là những tư tưởng rất là cao siêu, mà Đức Phật kêu đó là sở tri
chướng.
Sở tri chướng là cái gì? Là căn bản của vô minh, khó mà trị được.
Mà thời buổi này nếu quý vị không nắm được Bát nhã là quý vị sẽ chết, nó điên
đầu. Hầu hết chúng ta bây giờ dường như là nửa người, nửa ngợm mà nửa đười ươi,
không có tỉnh, không có người nào tỉnh hết.
Quý vị nhìn con mắt thì biết, người nào người nấy láo liên hà, con mắt đỏ chạch,
chỉ đỏ tùm lum, còn người xưa con mắt đen xì.
Người khôn con mắt đen xì,
Người dại con mắt nửa chì nửa thau.
Giữ gìn con mắt làm đầu.
Mắt là thần chủ của tâm, nhìn con mắt thì biết người đó chết hay sống. Mấy
người bị phần âm nhập quý vị nhìn con mắt thì biết, nó tráo trơ hà, nó không có định
một chỗ, con mắt không có sáng trong, tròng đen nó phải long lanh lấp lánh. Còn bây
giờ 10 người thì hết 7 người tam bạch rồi. Tam bạch là sao? Là có tới ba tròng. Bây
giờ có tứ bạch nữa, tôi mới thấy ở trên có 1 cái tròng trắng, ở dưới có 1 cái, 2 bên có 2
cái nữa.
Còn con mắt người tỉnh thì 2 bên 2 cái tròng trắng hết, rồi cái tròng đen nhánh
lấp lánh chứng tỏ con người đó thông minh sáng suốt. Mà thông minh chưa phải là Đạo
Phật, nhưng mà từ thông minh qua trí tuệ rất mau. Còn con người ngu si lẩn đẩn lừ đừ
thì không thể qua Đạo Phật được, phải là người trời.
Mà như thế nào là cõi trời? Tức là nhị thiền, khi đó quý vị qua Đạo Phật rất
mau. Nhị thiền là đếm từ 1 tới 10, niệm Phật khỏi đếm, khỏi cần niệm Phật, đây mới là
nhị thiền. Mà quý vị được có 5-3 phút, cái đó là cõi trời dục giới chứ không phải nhị
thiền.
Như đây có mấy cô làm được đem ra khoe rồi mất. Nói với tôi sao khoe là mất.
Không phải khoe là mất, mà do cái tâm trong lúc nói mới mất. Tôi có thể nói mà tôi
không mất mà quý vị lại mất. Nói với cái tâm như thế nào? Với cái tâm khoe khoang
mình chứng đắc thì cái này nó diệt những chủng tử kia, mà nói với cái tâm phẳng lặng
để giúp đỡ người khác thì nó lại khác. Nói với cái tâm thiện hay tâm ác, nói đúng ra
như vậy. Với cái tâm khoe khoang để cho mình cao hơn người ta, mình chứng tỏ này
kia thì chủng tử này nó tiêu diệt chủng tử niệm Phật liền. Thành ra quý vị phải hiểu
Duy thức, vì lẽ đó mà tôi phải giảng lại quý vị nghe. Tôi về đây giảng năm 1983 tới
2013 là 30 năm tôi giảng liên tục nhưng mà sau này tôi bệnh tôi bỏ lần lần.
Thì thôi bây giờ chúng ta nghe trở lại. Thì đòi hỏi quý vị về phải làm việc tức là
phải trả bài. Thì bữa nay tôi giảng 1 tiếng thôi còn 1 tiếng trả bài, ai muốn trả thì trả
còn không thì thôi, tôi không bắt buộc.
Nhưng mà tôi thấy nên trả. Để chi vậy? Để tôi biết trình độ quý vị. Chớ tôi đâu
phải đắc quả, tôi đắc quả tôi khỏi cần trả bài, tôi nhìn thẳng tôi biết alaya quý vị tới
đâu, bây giờ tôi không đạt được tới cái đó thì quý vị cứ trả bài. Tức là đem những hiểu
biết trong alaya mình trình bày cho tôi, tôi lắng nghe, tôi biết trình độ thì tôi mới giảng
9

sâu hay cạn hay lặp lại. Chứ bây giờ tôi tính đi sâu á, đi 4 đường ác, 4 đường thiện, tôi
đi sâu tới chừng nào đụng Alahán thì mới dừng được. Thì thời buổi này quý vị phải
được cái đó, quý vị mới chống lại được cái thời buổi loạn xạ này, đủ tôn giáo hết.
Có ông Hiếu, ông lấy bài trên mạng đưa cho tôi hỏi cái này in được không Sư, in
để phổ biến cho phật tử. Tôi coi tôi nói chết rồi, cái này thuộc về thiên cơ sấm giảng,
thần thông. Mà viết rất hay, phải công nhận viết rất hay, thật là hạ mình, mà len cái tự
cao trong đó, quý vị không thấy, nói “Tôi không phải là người tu, không phải là gì hết,
tôi chỉ là người học hỏi nghiên cứu thôi”, tôi thấy cái hay. Rồi cuối cùng chỉ cách tu
làm như thầy đời vậy, đưa hơi thở lên trên đỉnh đầu rồi hào quang nó phát ra, rồi cuối
cùng hào quang màu vàng ánh lấp lánh hết chung quanh mà ông chứng đắc.
Vậy là có hào quang là Phật sao? Quý vị phải coi chừng, nắm cái đó.
- Phật thì có hào quang, nhưng mà có hào quang chưa chắc là Phật.
- Phật thì có xá lợi. Mà người thiêu có xá lợi là Phật? Chưa chắc. Ma, quỷ cũng
có xá lợi, ma quỷ cũng có hào quang. Cái chỗ đó là chỗ chết.
Thì trong kinh còn ghi lại ông Tổ thứ 3 thứ 4 gì bên Thiền Tông đó. Một hôm Tổ
ngồi thiền thì con ma nó hiện ra nó phá. Ngài mới xả thiền Ngài bắt nó, nó hiện hình
lớn thật lớn, nó hù Ngài coi Ngài sợ không, Ngài không sợ. Ngài nói “Ông hiện lớn
vậy ông hiện nhỏ được không?” Nó nói dư sức. Nó hiện nhỏ bằng con thằn lằn, Ngài
mới dở cái bát nói ông dám chui vô đây không, nó chui vô, Ngài đậy lại, nó ra không
được, bát là bát của Tổ truyền lại, nó quậy, nó ra không được, nó quỳ nó lạy nó xin
Ngài tha nó, rồi xin Ngài cho 1 bài pháp, Ngài thuyết 1 bài pháp nó chịu, nó quy y Tam
Bảo và chịu từ nay nó tu chứ nó không quậy nữa, rồi Ngài truyền giới cho nó. Ngài hỏi
vậy chứ ông sanh hồi nào? Nó nói cách đây 4.000-5.000 năm. Ngài hỏi, vậy thời Đức
Phật có không? Nó nói có. Ông có biết Đức Phật không? Nó nói con có đến nghe pháp,
nhưng mà căn cơ con nó chậm lục con nghe mà con không có tu được. Nói bây giờ ông
hiện hình Đức Phật được không? Nó nói dư sức. Nói giờ ông hiện tôi coi. Nó nói nếu
Tổ kêu con hiện là con hiện, con quy y Tam Bảo rồi, nhưng con xin Tổ một điều thôi là
Tổ không được lạy à, con hiện hình Đức Phật, Anan, Ca Diếp đàng hoàng con đi tới
cho Tổ thấy, nhưng con xin một điều là Tổ đừng có lạy vì cái đó không phải là thật mà
chính là con. Thì Tổ hứa. Rồi nó biến mất. Một chút từ xa đó hào quang Đức Phật,
Anan, Ca Diếp đi đến, Tổ mau mau xả thiền quỳ xuống lạy, nó biến mất. Nó la Tổ đã
hứa mà không chịu giữ lời. Chúng ta thấy mấy ma quỷ đâu phải vừa.
Thành ra Đạo Phật không chấp nhận vấn đề thần thông, thần thông là cái phụ để
giáo hóa thôi, mà vấn đề trí tuệ mới là vấn đề quan trọng. Hôm nay tôi muốn nói về cái
đó. Đức Phật không phải là không có thần thông, ma quỷ cũng có thần thông, nhưng
ma quỷ có 5 thông thôi. Ông Đề Bà Đạt Đa hại Phật, ông có tới 5 thông, thành ra vua
A Xà Thế nghe lời ông, ông hiện thần thông, mà A Xà Thế ở ngoài đời rất sợ thần
thông, quý vị bây giờ cũng vậy, nghe nói thần thông là đắc quả. Giờ tôi ngồi đây mà
tôi bay lên trời cho tôi đắc quả. Đắc cái mốc xì gì, đắc cái thần thông. Rồi tôi có thiên
nhãn tôi nhìn ra xa cách đây vài trăm cây số, tôi biết ai đang đi đến; tôi có lỗ tai, tôi sẽ
nghe tiếng các loài thú, các loài chim chóc nói chuyện với nhau ; tôi có tha tam thông,
10

quý vị đến với tôi chưa nói mà tôi đã biết quý vị muốn nói cái gì rồi. Những cái đó là
đồ dõm đối với Đạo Phật, nếu tôi còn tham sân si.
Như vậy Đạo Phật là cái gì? Là cái trí tuệ, là tất cả những cái đó đều phát hiện
từ cái lặng lẽ, từ cái vô tướng, từ cái dòng nước. Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm mới
hay cái chỗ đó, tôi phục chỗ đó, tức là:
- Quý vị đi quý vị biết mình đi, thì cái thân đi cái biết không có đi, thân đi mau
thì quý vị biết đi mau.
Rồi nói thân “là tôi, là của tôi, là tự ngã của tôi”, giờ đi mau tôi sửa lại chậm, qua
tư tưởng ngay lập tức.
- Nhưng mà muốn sửa thì sửa quý vị phải biết tư tưởng sửa chứ không phải cái
biết sửa, thì bây giờ qua Bát nhã, nó nhích nhau 1 chút thôi.
-Thì cái lặng lẽ này, cái đi thì thân đi mau thì biết thân đi mau cái biết nó không
mau.
- Còn bây giờ tư tưởng nói thân “là của tôi” sửa lại cho chậm thì phải biết tư
tưởng sửa, thì cái biết không phải là tư tưởng, mà không khác tư tưởng. Quý vị thấy nó
dễ mà nó khó vô cùng.
- Rồi cảm giác dễ chịu khởi lên thì biết cảm giác dễ chịu, cảm giác dể chịu chứ
cái biết không có dễ chịu. Quý vị phải nhận chỗ đó.
Còn bây giờ nói cảm giác “là tôi, là của tôi” thì thuộc về tư tưởng.
- Cảm giác khó chịu khởi lên biết cảm giác khó chịu thì cái biết không khó chịu
mà cảm giác khó chịu. Rồi cảm giác khó chịu “là tôi, của tôi” thì thuộc về tư tưởng nữa
rồi.
Bây giờ tôi phải sửa cảm giác khó chịu này thành cảm giác dễ chịu, tôi uống
thuốc, tôi đi massage thì qua tư tưởng nữa.
- Mà bây giờ chúng ta biết là qua tư tưởng thì tư tưởng sửa, cái biết không có sửa
thì lại qua Bát nhã. Nó nhích nhau một chút thôi. Đại khái nó vậy, nữa sau chúng ta sẽ
đi sâu vào cái đó.
Thì bây giờ cuộc đời đang ở cái thế tư tưởng, cái thế thần thông. Thì cái ngày tận
thế cũng là ngày thần thông giữa 2 bên tiên: địa tiên, thiên tiên sẽ tranh đấu với nhau.
Mà bây giờ phật tử rung rinh hết, sợ, rồi tính đi thọ giới để mà khỏi chết.
Chúng ta chỉ sợ cái chết mà chúng ta không tìm hiểu chết là cái gì? Tại sao mình
sợ chết? Nếu mà không tận thế mình chết không? Cũng phải chết, mà có tận thế thì
cũng phải chết, cuộc đời ai rồi cũng phải chết hết. Đức Phật còn phải chết mà.
Nhưng mà cái gì không chết? Cải sửa lên cõi trời sống hàng triệu tuổi, hàng tỷ
tuổi cũng phải chết, rồi cõi trời vô sắc cũng phải chết. Nhưng mà trong đó có một cái
không hề chết đó là cái biết, cái lặng lẽ.
Thì cái này nói vậy chứ không phải dễ nhận, không phải dễ tu đâu, tôi biết nó lâu
rồi mà tôi thực hành cho liên tục không được. Tại sao vậy? Tại vì cái tập khí thói quen
của sự cải sửa, của cái nhận cái đó “là tôi, là của tôi, là tự ngã của tôi”, cái nầy ăn
sâu thâm căn cố đế rồi, thì phải lặng lẽ nhận nó từ từ để cho nó chấm dứt, để cho nó
đừng dính mắc.
11

Như quý vị bây giờ không nhận xác thân này “là mình” nói thì hay, nhưng mà tôi
vừa ra quý vị đánh tôi 1 bộp tai là tôi nổi sân liền, nó nhanh quá mình không kịp để mà
lắng nghe nó, rồi khi mình biết thì có thể lắng nghe nó chấm dứt.
Chẳng hạn như người ta chửi tôi, người ta đánh tôi bất chợt thì tôi vẫn sân,
nhưng mà tôi có giáo pháp thì tôi đè nó xuống, thì đè mình biết cái đè nén là pháp của
người trời, tôi quán thôi có người đánh, mình bị đánh, mình đau quá thì mình nên tha
thứ cho họ, thì đây pháp môn người trời. Còn nếu không là tôi đánh lại thì đây là 4
đường ác.
Rồi nếu bây giờ tôi có Phật pháp, thì sau khi đè nó xuống rồi tôi bắt đầu lắng
nghe, tôi biết rằng có tôi đè, có tư tưởng quán xét để đè nó, thì cái này mới qua được
Bát nhã. Thì chúng ta thấy cũng phải đi từ từ. Tôi nói đại khái thôi, rồi sau này chúng
ta còn phải đi sâu vào nữa.
* Cái xác thân thì chúng ta có thể dễ nhận hơn, còn cảm giác khó hơn, còn tư
tưởng càng khó nữa. Xác thân này chỉ có quả Thánh thứ nhất là nhận được, còn cảm
giác của người trời dục giới quả Thánh thứ 2, còn cảm giác của sơ-nhị-tam thiền của
cõi trời sắc giới phải qua Thánh thứ 3, còn tư tưởng phải Alahán mới nhận được. Đại
khái nó vậy thôi cái đó để sau hén.
Rồi chúng ta phải đi sâu vào từng chi tiết của 4 đường ác: địa ngục, ngạ quỷ, súc
sanh, atula hôm trước tôi có giảng rồi, tôi sẽ lặp lại, phải đi sâu vào nữa.
Tôi nói do duyên con mắt, do duyên sắc trần phát hiện nhãn thức, điểm gặp gỡ
cái đó khoan. Do duyên lỗ tai, do duyên thinh trần phát hiện nhĩ thức; do duyên lỗ mũi;
do duyên hương trần phát hiện tỷ thức,… dài dài, thì cái này là của 4 đường ác.
Xác thân - cảm giác - nhãn thức . Thì xác thân là địa ngục hữu gián, sắc trần là
địa ngục vô gián, nhãn thức là ngạ quỷ. Rồi tới cái óc tiếp xúc pháp trần. Thì sửa sắc-
thinh-hương-vị-xúc thành pháp trần thì có ý thức đây là súc sanh. Thì đây là 4 đường
ác thì súc sanh nó cải sửa cái đó. Rồi Nhập lưu thấy rõ ràng thì Nhập lưu là không còn
rơi rớt, không còn luân hồi vào đó nữa, không dính mắc nữa, vẫn ở trong đó mà không
dính mắc. Còn người trời thấy sợ quá mới vọt lên giữ 5 giới, mà tránh không được súc
sanh, ngạ quỷ thì lọt trở lại. Đại khái là như vậy.
Thì thôi hôm trước tôi nói nhiều rồi, thì quý vị về hỏi lại những người đi trước
mình, rồi sau đó để thử tôi mới cho những bài giảng để quý vị lựa giữa tư tưởng với
Bát nhã.
Cái đầu tiên là tôi nói về Huệ Năng và Huyền Giác.
Huyền Giác là 1 người phàm Tăng nhưng mà có chứng đắc mà không biết mình
chứng đắc đúng hay sai, mà thời buổi này Phật tịch rồi không có ai thọ ký cho mình là
đúng hay sai. Thì có ông Huyền Sách là đệ tử Huệ Năng, sau khi được thầy thọ ký
chứng đắc rồi thì đi gặp Huyền Giác, 2 người trao đổi, thì Huyền Sách thấy rằng
Huyền Giác có chứng đắc, thì Huyền Giác mới nhờ Huyền Sách thọ ký chứng đắc cho
mình. Huyền Sách nói tôi lời lẽ ít, tôi chưa có đắc quả cao, lại Thầy tôi là Huệ Năng thì
may ra.
Huyền Giác mới đi gặp Huệ Năng, thì đây là sự đối đáp giữa 2 người: 1 ông là
Tổ đã chứng đắc, 1 ông là phàm Tăng chưa biết chứng đắc hay không, lại nhờ Tổ thọ
12

ký cho mình coi chứng đắc đúng hay sai. Bởi vì giữa Bát nhã và tư tưởng quý vị sai
một cái kêu là ngũ ấm ma như tôi nói hồi nãy.
Thí dụ như 4 đường ác: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, atula thấy lờ mờ thì cải sửa
qua người trời, còn thấy rõ ràng thì Nhập lưu, nhưng mà khi thấy lờ mờ cho mình
Nhập lưu thì lọt vô ngũ ấm ma.
Mà giữa thấy lờ mờ với thấy rõ ràng nó khác nhau sao? Đó là cả một vấn đề,
chỉ có những người chứng đắc thật sự người ta mới thấy chỗ hớ của mình. Cũng giống
như ngoại đạo mà giảng cho Thái tử Si-Đạt-Ta về Alahán và Như lai, Thái tử thấy chỗ
sơ hở liền, nhưng mà họ xin chỉ rõ thì Thái tử chưa đắc thật sự. Ngài nói tôi cũng biết
chỗ sai nhưng mà sự thật làm sao tôi chưa có được. Rồi trong 49 ngày Ngài ngồi thiền
nhập định Ngài mới thấy rõ, Ngài mới trở lại độ cho 2 ông Thầy của mình thì 2 ông
Thầy đó chết rồi. Chúng ta thấy nó vậy, thì trong kinh viết lại, chúng ta phải hiểu.
Thì ngày nay làm sao chúng ta nhận được giữa tư tưởng và Bát nhã. Nhận cũng
là nhận dõm thôi. Phải có người đi trước mình chứng đắc xác nhận anh nhận cái này là
đúng, thì bây giờ thực sự là đúng. Chớ không thôi là trong Kinh thường nói “nhận giặc
làm con hay nhận giặc làm cha” thì trong đó ý nói mình nhận lầm. Thì tôi cũng chỉ lặp
lại cho quý vị, quý vị cố gắng để phân biệt, còn quý vị nhận giặc làm con, làm cha quý
vị ráng chịu lấy nhen, chứ tôi bây giờ không biết có thật hay không, nhưng mà đây chỉ
trao đổi để giúp cho quý vị có một số vốn trên con đường giải thoát thôi.
Câu Chuyện Huệ Năng và Huyền Giác.
Huyền Giác là phàm Tăng nhưng mà thấy mình chứng đắc mà không biết phải
Bát nhã thực sự hay là ngũ ấm ma, hay là tư tưởng mình nhận Bát nhã thì mới gặp Huệ
Năng. Huệ Năng là một người đắc quả, đã đắc quả được Ngũ Tổ thọ ký chánh cống là
đắc quả thực sự, chánh cống chính hiệu con nai chứ không phải đồ giả nữa. Thì ông
chứng minh nghĩa là xác định người này chứng đắc hay không, trong Kinh kêu là thọ
ký.
Thì đây là cuộc đối đáp giữa 1 người Tổ đã chứng đắc thực sự và 1 người phàm
tăng cũng chứng đắc mà chưa biết mình thực sự hay không. Thì phàm Tăng đây là
Huyền Giác dùng cái Bát nhã để nói chuyện với Tổ. Tổ kéo lại cái phàm Tăng, ông kéo
qua Bát nhã thì sáng tỏ, Tổ mới xác nhận ông chứng đắc đúng. Thì cuộc đối thoại tôi
xin kể sơ, hôm trước tôi có lặp rồi hén, rồi quý vị sẽ trả bài về vấn đề đó dưới sự hiều
biết của quý vị. Đó là sau khi mà Huyền Giác gặp Huệ Năng rồi ông đi 3 vòng, trật áo
mặc như tôi chừa cánh tay, hôm nay tôi bệnh tôi phải mặc áo. Thì ông đi 3 vòng, đúng
ra ông phải quỳ xuống lạy, mà không lạy xá 3 xá thôi, cái tư cách người tu như vậy là
thiếu xót.
- Thì Huệ Năng mới hỏi “Đại đức từ đâu đến mà ngã mạn, tự cao quá vậy?”
- Ông nói “Sanh tử là việc lớn, vô thường mau chóng lắm. Ở đó mà lễ lạy”.
Tôi chưa kịp lễ lạy là tôi đã chết rồi. Sanh tử là việc lớn, có thể tôi đứng nói với Ngài
chưa hết câu tôi ngã xuống chết.
Như bây giờ quý vị thấy đột quỵ một cái là chết liền, nhồi máu cơ tim một cái là
chết liền. Cái sống chết nó không hẹn ai, không có ai mà nói tôi sống bao lâu. Đố quý
vị biết quý vị chừng nào quý vị chết? Không biết. Rồi chết đi về đâu? Đây mới là vấn
13

đề quan trọng. “Sanh tử là việc lớn, vô thường nhanh chóng lắm, ở đó mà lễ lạy”. Thì
để coi Huệ Năng chỉ mình pháp môn là đi liền ngay lập tức, mà không có pháp môn thì
đây mới Tổ.
Thì Huệ Năng mới nói “Tại sao không ngay cái sanh tử nhận lại cái vô sanh,
sao không ngay cái vô thường mà liễu tri cái chân thường”. Huệ Năng nói không có
pháp môn. Thì sanh tử, ngay trong cái sóng sinh tử này nhận lại cái dòng nước thì tìm
cái gì, ở đâu. Thì sanh tử ở đâu thì bất sanh ở tại đó. Không ngay cái vô thường tùy
thuận với cái vô thường thì đó là chân thường.
Thì Huyền Giác không phải tay bở, ông có tu cái đó, thì ông nói “Nhận lại tức
là vô sanh, mà liễu tri là Chân thường”.
Thì Tổ nói “Phải. Đúng lắm. Đúng lắm”. Ông hay, đúng lắm.
Sau khi nói đúng lắm thì ông biết tay này là tay Tổ, đúng là Tổ chánh cống,
không có pháp môn, không có Thiền Tông, không có Tịnh Độ, không có Duy thức,
không có mốc xì gì hết. Ngay trong cái lượn sóng nhận lấy cái dòng nước trong đó,
đâu có cần lâu, lập tức ngay trong đó. Sóng là sóng, nhưng mà trong đó có dòng nước,
sóng nó nương vào cái dòng nước. Tại sao không ngay cái sóng nhận dòng nước là
mình, mà cho mình là sóng làm chi để rồi lên một cái, rồi xuống rồi chết, nhưng mà có
lên có xuống thì dòng nước lúc nào cũng vậy. Tại sao không ngay cái dòng nước mà
nhận lại cái vô sanh. Tại sao không ngay cái vô thường mà liễu tri, cái vô thường tức là
dòng nước nó chảy nó đâu có bền, nó chảy hoài mà sao không tùy thuận theo nó,
chống lại nó làm chi.
Rồi thì Ngài mới nói nhận lại đó là vô sanh, nhận lại là tôi biết tôi là dòng nước
thế thôi, dòng nước chảy tôi cứ chảy theo nó . Thì Huệ Năng nói đúng vậy, đúng vậy.
Bây giờ ông mới quỳ xuống lạy đàng hoàng. Ông biết mình đi đường lối đúng. Hết rồi.
2 người gặp nhau vậy là đủ, một cái là Alahán, một cái là Như lai. Alahán là nhận lại,
mà Như lai là tùy thuận. Lớp mẫu giáo thì mình cứ đánh vần theo nó, mà nó lớp 12
thì mình đem trình độ 12 cho nó, nhưng mà mình luôn luôn vẫn là Thầy, đó là Như lai.
Rồi, như vậy là thấy được rồi thì ông xin hầu Tổ. Đứng hầu chừng 2 tiếng đồng
hồ ông “xin Tổ con về”. Được rồi, Tổ ấn chứng cho con là đúng pháp thì con còn ở đây
làm gì, con về để con tu và hướng dẫn một số phật tử, một số người xuất gia.
Thì Huệ Năng thấy ông này hay, nhưng mà thử lại coi thực sự có chứng đắc
không. Thì thử lần nữa. Tổ nói “Về sao mau quá vậy?” “Về sao chóng thế?”
Thì Huyền Giác biết Tổ thử mình nữa “Vốn mình không động, lấy cái gì chống
chầy”. Thì Tổ nói đi là đi bằng cái xác thân này thì có mau, có đến, đến ở có 2 tiếng hồ
đi là mau quá. Mà Huyền Giác biết rằng Tổ chơi mình, nếu mình sống bằng cái Bản
thể, dòng nước thì nó cùng khắp có cái gì đâu mau chậm, thì nói là “vốn mình bất động
có gì đâu mau chậm”, mình không có động. Dòng nước thì bao giờ nó cũng bao la, nó
có đi, có đến, có ở, có về gì đâu. Chỉ có lượn sóng, sóng đến, sóng lên rồi sóng xuống,
sóng diệt đó là xác thân đi, xác thân đến, xác thân về, nhưng mà cái dòng nước lúc nào
nó cũng vậy.
Rồi thế là Tổ nói Hay. “Ông thực sự đã hiểu được cái ý vô sanh”. Ông đúng,
ông hay. Tôi chưa từng thấy ai mà hay như ông, ông thực sự đã hiểu được cái ý vô
14

sanh. Thì Tổ vừa khen mà vừa gài trong đó, khen mà để ngọn dao đâm trong đó. Nếu
ông nhận cái câu của Tổ là ông chết. Vô sanh là không còn sanh nữa, mà con đã nhận
được cái ý nghĩa, cái tư tưởng của vô sanh.
Thì Huyền Giác mới nói “Vô sanh mà có ý nữa sao?” Vô sanh là vô sanh mà
tại sao còn có cái nghĩ về vô sanh, đã nghĩ là tư tưởng rồi làm sao mà vô sanh được.
Thì chúng ta thấy đối đáp vậy là 2 bên hiểu nhau. Như quý vị giờ nín thinh tôi
cũng không biết gì, nhưng mà quý vị nói một cái là tôi biết, hễ nói từ trong alaya nói
mà không phải người ta chép sẵn bài đọc nhen, bửu bối là không được á, tôi nói trước,
trả bài cho tôi là từ ở trong alaya trả ra, mình sao mình cứ trả y nguyên vậy. Tôi nghe
chứ tôi chưa có phê bình đâu, thời giờ nó ít, rồi sau tôi sẽ tóm lại, tôi sẽ đi qua 15 hạng
chúng sanh, tôi trở lại bài kinh Sáu Sáu thì mới trở lại trả bài để quý vị thấy cái sai của
mình, tự mình nhận lấy. Đại khái là vậy.
Sau khi như vậy thì Tổ nói “Con thật sự hiểu được cái ý vô sanh”. Con hiểu
được cái ý vô sanh. Thì Huyền Giác nói “Vô sanh há có ý nữa sao Tổ?” Đã vô sanh là
vô sanh tại sao còn cái ý vô sanh là nghĩ về vô sanh.
À ! Tôi nhảy một khúc rồi. Lúc đó Tổ nói là “Về sao chóng thế?” Thì ông nói
“Vốn mình chẳng động lấy gì có chóng chầy.”
Tổ mới hỏi “Ai biết mình không động” tức là người nào biết là không động.
Thì Huyền Giác mới nói “Đã là không động mà còn có ai nữa sao.”
Cái dòng nước nó chảy vì nó chảy vậy nó đâu có động, có động thì là sóng động
chứ nước đâu có động. Chúng ta thường thường lầm tưởng sóng với nước là 1, mà nếu
không 1 thì sóng với nước là 2, quý vị để ý hen. Quý vị có cái thể xác là sóng, có cái
linh hồn là dòng nước.
Tôi hỏi quý vị chứ cái linh hồn quý vị với cái thể xác quý vị ngồi đây là 1 hay
là 2 ? Mới đầu quý vị chết với cái đó, tôi nói là tôi giảng hơi cao rồi đó, mấy người nào
có nghe trước thì dễ thôi, nghe mười mấy năm về trước rồi thì bây giờ tôi tiếp tục thì
dễ thôi.
Bây giờ quý vị ngồi đây là cái xác thân, rồi linh hồn quý vị đâu? Cũng ở đây.
Chính cái xác thân này nó nương linh hồn nó phát hiện ra chứ không phải linh
hồn sanh xác thân nhen.
Cái dòng nước chảy vậy thì có sóng trong đó. Không phải dòng nước sanh ra
sóng, mà sóng sở dĩ có là do gió bát phong, do tham - sân - si, ngọn gió thổi lên làm
cho dòng nước nổi sóng. Chúng ta thường lầm chỗ đó, chúng ta cho rằng cái dòng
nước sanh ra sóng là trật.
Do vô minh tham - sân đã làm cho dòng nước linh hồn nổi sóng, thì cái dòng
nước với sóng này là 2 là trật mà 1 là sai.
- Bởi vì nếu là 2 thì ngoài sóng có dòng nước, ngoài dòng nước mới có sóng thì
là 2, cái này quý vị không thể lấy sóng ra khỏi dòng nước được.
- Như vậy là 1 thì khi mà sóng lên rồi sóng tiêu tan chấm dứt mà dòng nước vẫn
còn, lúc nào cũng vẫn vậy.
Thành ra nói 1 là sai, nói 2 là trật. Thì cái linh hồn của quý giống như dòng
nước, còn cái thể xác của quý vị ngồi đây đó là sóng, thì cái thể xác nương vào linh
15

hồn để mà duyên khởi ra. Thành ra cái thể xác khi nó chết rồi cái dòng nước linh hồn
vẫn còn.
Hay nói cách khác cũng giống như dòng điện, cái dòng linh hồn của quý vị là
cái dòng điện, còn cái thể xác quý vị là cái bóng đèn, cháy 1 thời gian khi bóng đèn
này nó cũ nó đứt một cái bựt, tắt. Thì cái thể xác chết, cái bóng đèn tắt là cái thể xác
chết, rồi cái dòng điện linh hồn còn không? Quý vị nói nó chết. Nó đâu có chết, nó ở
trên không gian, lúc nó chưa phát hiện vào trong bóng đèn thì nó vẫn ở trên không
gian, mà nó phát hiện trong bóng đèn thì nó vẫn nằm trên không gian quý vị có thấy nó
đâu.
Bây giờ linh hồn quý vị, quý vị thấy nó không? Không. Nhưng quý vị ngồi
thiền cho sâu, khi cái tâm thanh tịnh rồi quý vị nhận được nó, thì cái đó trong kinh
thường kêu là thầm hội (hội là hiểu biết, thầm là một cách âm thầm lặng lẽ).
Thành ra tôi mới năn nỉ quý vị ráng ngồi thiền quý vị sẽ nhận được cái linh hồn
mình, thì quý vị sẽ thấy sự chuyển biến của nó, thành ra tôi khoái ra biển là cái chỗ đó,
tôi ngồi tôi lặng lẽ tôi thấy cái dòng nước biển chảy nó giống như cái linh hồn của tôi,
còn cái lượn sóng khi gió thổi thì đó là cái xác thân của tôi, thì xác thân tôi giống lượn
sóng sẽ tiêu diệt thôi, sẽ chết thôi, nhưng cái dòng nước linh hồn từ bao giờ cho đến
bao giờ nó vẫn lặng lẽ nó chảy.
Quý vị ra biển ngồi, quý vị sẽ thấy chỗ đó, khi nào quý vị thanh tịnh quý vị ngồi
thừ ra chừng 2-3 tiếng. Ở ngoài đó, bữa đó thấy cô Tấn ngồi dữ à, tới hai tiếng mấy, tới
sóng mà vô gần đụng cô mà cô không hay, cô cũng ngôi tới cháu cô lại kêu, tôi nói
đừng kêu để mẹ nhập tứ thiền không có nước nào làm tiêu đâu. Thì chúng ta thấy là khi
chúng ta tâm thanh tịnh rồi chúng ta sẽ hiểu được cái dòng nước linh hồn của mình.
Thì thí dụ điện nó gần đúng đó, gần đúng chứ không phải nhe, linh hồn nó vi tế
hơn nhiều. Điện thì quý vị không thấy tướng nó đâu, nó bàng bạc trên không gian,
nhưng mà đủ điều kiện nó sẽ phát hiện trong bóng đèn thì nó sẽ cho ánh sáng, cũng
như nó sẽ phát hiện trong xác thân quý vị sẽ cho quý vị có con mắt thấy, thì cái thấy
này đâu phải là bóng đèn, không phải là con mắt mà chính là dòng điện, dòng điện sau
khi qua bòng đèn nó phát ra cho ánh sáng, thì ánh sáng là cái dụng của điện, còn điện
là cái thể, cái thể thì nó không bao giờ mất, khi đủ điều kiện rồi nó mượn cái cơ quan
bóng đèn phát hiện ra ánh sáng là cái thấy của con mắt, thành ra nói con mắt thấy là dại
là sai. Thôi đại khái là vậy.
Thành ra quý vị phải nghe rồi về phải nghiền ngẫm, phải suy tư. Mà muốn
nghiền ngẫm thì phải ngồi thiền, nhất là ai ngồi kiết già được, còn không thì bán già,
còn ngồi trên ghế này kia thì khó mà đi sâu lắm, cũng được nhưng cái đó là tu người
trời thôi. Còn muốn quán thì quý vị phải thanh tịnh và nhất là quý vị đi ra biển, còn
quý vị ở trong phòng khó thanh tịnh lắm. Phòng thì phải phòng trống không hoặc ở
dưới gốc cây mà phải chỗ thanh vắng à, mình sơ cơ mà.
Bây giờ tới quý vị trả bài, bây giờ trả mấy bài trước hén, ai muốn trả thì trả bài
được bài của Huyền Giác bài của Bồ-Đề-Đạt-Ma với Lương Võ Đế. Bồ-Đề-Đạt-Ma
với Lương Võ Đế chưa hết nha, mới phân nửa hà, tôi còn đi sâu nữa đó, là nói về atula
16

khó mà qua Đạo Phật được, rồi mới nói về người trời là phần thứ 2, tôi chưa nói. Thì
tôi kể lại sơ thôi hen.
Thì Huyền Giác với Huệ Năng, thì cái cuộc đối đáp kỳ trước chúng ta đã nói qua
nhiều rồi giờ nhắc lại thôi.
Thì Huyền Giác gặp Huệ Năng mới nói “Sanh tử là việc lớn vô thường nhanh
chóng lắm, ở đó mà lễ lạy”.
Thì Huệ Năng nói “Sao không ngay cái sanh tử mà nhận lại cái vô sanh, sao
không ngay cái vô thường mà liễu tri cái chân thường”.
Thì Huyền Giác nói “Nhận lại tức là vô sanh, mà liễu tri tức là chân thường”.
Thì Huệ Năng khen “Đúng lắm. Đúng lắm, phải vậy”.
Thì Huyền Giác mới quỳ lạy. Quỳ lạy xong thì ông mới xin ở lại hầu Tổ. Tổ im
lặng chấp nhận. Thì ông hầu Tổ chừng 2 tiếng đồng hồ ông xin về.
Tổ mới thử lần thứ 2 nữa “Về sao chóng thế”.
Ông nói “Vốn mình chẳng động, lấy cái gì mà chóng với chầy”. Tôi về là về xác
thân chứ linh hồn tôi có động đâu.
Thì Tổ mới hỏi “Ai biết không động”. Thì ai là thế tư tưởng nữa, mà không động
là Bát nhã. Bây giờ thêm ai mà biết cái linh hồn không động nữa.
Thì bây giờ Huyền Giác mới nói ngay Tại Tổ phân biệt thôi. “Tự nhân giả sanh
tâm phân biệt.” Cái dòng nước người ta vậy Tổ chẻ làm 2, có lượn sóng, “Tự Tổ sanh
tâm phân biệt”.
Rồi Tổ mới khen “Ông thực sự hiểu cái ý vô sanh”. Tổ khen một cái nữa là ông
hiểu được vô sanh mà ông hiểu bằng cái ý, mà cái ý tức là sanh tử nữa.
Thì ông mới hỏi lại “Vô sanh há có ý nữa sao”. Đã vô sanh là vô sanh, dòng
nước linh hồn bây giờ có tư tưởng phân biệt linh hồn nữa sao.
Thì Tổ mới dứt thêm một câu thứ 3, ba cái tư tưởng hết “Không ý thì ai phân
biệt đây?”
Ý là tư tưởng, ai là tư tưởng, phân biệt cũng là tưởng. Nếu mà không tư tưởng thì
cuộc sống này các bậc Thánh nhân, Phật không biết gì hết, không có ý, không có Phật
mà cũng không có tư tưởng phân biệt nữa. Ý là tư tưởng, mà Phật không có tư tưởng,
mà không có tư tưởng thì Ngài không biết nam, nữ, gà, vịt,…; không biết chua, cay,
mặn, ngọt,… gì hết sao ? Vậy chứ cái hình 32 tướng tốt đó là ai? Còn phân biệt cuộc
sống này kia Ngài chết, Ngài từ chối Ngài dạy đạo là ai? Vậy không ý thì ai phân biệt
đây?
Cái chỗ này Huyền Giác mới hạ xuống một câu “Phật cũng có phân biệt nữa
nhưng mà cái đó không phải là ý, phân biệt bằng trí tuệ chứ không phân biệt bằng tư
tưởng”.
Tới chỗ này thì Tổ mới chấp nhận ông hiểu được giữa tư tưởng Bát nhã nó
xoắn khít nhau. Nhưng:
- Một cái có điều kiện, một cái phi điều kiện. Một cái chuyển biến chu kỳ, một
cái chuyển biến sátna.
17

- Mà chuyển biến sátna trong chu kỳ, chuyển biến chu kỳ trong sátna. Thế giới
hiện tượng thì có điều kiện, mà điều kiện trong cái thế giới Bát nhã phi điều kiện. Mà
thế giới Bát nhã phi điều kiện, là phi điều kiện trong cái hiện tượng giới có điều kiện.
2 cái nó dính liền với nhau. Nhưng một cái đòi hỏi có điều kiện, điều kiện thì
phải có sống chết – Một cái phi điều kiện thì không có sống chết, mà 2 cái không thể
tách rời mà cũng không phải là 1.
Cái chỗ này Tổ mới chấp nhận Huyền Giác. Tổ mới nói thôi ở lại 1 đêm đi mai
sáng hãy về. Thế là xong.
* Bây giờ chúng ta giải thích làm sao đây về cái sự phân biệt, về ý - ai và phân
biệt. Đó là bài thứ 1 của chúng ta: giữa tư tưởng và Bát nhã, giữa nhất niệm là tư tưởng
và vô niệm là Bát nhã, giữa vô điều kiện là Bát nhã và có điều kiện là tư tưởng, giữa
hiện tượng giới chúng ta đang sống bây giờ với cái Bát nhã là phi hiện tượng giới này,
nó 2 cái nó dính liền, chúng ta phải nhận làm sao đây.
Đó là cái bài thứ 1 để phân biệt giữa tư tưởng và Bát nhã. Thì tôi mới hỏi câu hỏi
thứ 3 đó bây giờ trong cuộc sống này giữa phân biệt tư tưởng và phân biệt Bát nhã nó
khác nhau ra sao, quý vị giải thích và cho thí dụ, cho 1,2,3 cũng được, còn nếu mà tôi
hỏi là tôi hỏi tới 9, 10 thí dụ à.
Như chỉ 1 cái máy chụp hình đây thì như cái nhìn bằng tư tưởng là nhìn như thế
nào, nhìn bằng Bát nhã là nhìn bằng cách nào?
Rồi mình thấy 1 con chó đi qua thì cái nhìn của tư tưởng về con chó này như thế
nào và cái nhìn Bát nhã về con chó như thế nào?
Dĩ nhiên là tư tưởng phân biệt thì có ai, có biết và có phân biệt, có ý, có phân biệt
và có ai phân biệt, có người phân biệt.
Còn Bát nhã có không? Nếu không thì làm sao Đức Phật Ngài sống như mình
được, Ngài giảng pháp có phân biệt Ông Anan, Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, nam, nữ,
… Ngài có phân biệt không? Ngài phân biệt như mình. Như vậy là Ngài khác với mình
như thế nào?
Cái đó là cái khó khăn mà phật tử phải giải thích: phân biệt thì có, nhưng đó
không phải là tư tưởng, không phải là ý.
Như vậy phân biệt của Thánh nhân phân biệt như thế nào?
Tư tưởng thì có ý, có ai, có phân biệt. Bát nhã có ý, có ai, có phân biệt không?
Nếu có thì Thánh với phàm một thứ. Còn không có thì Thánh với phàm khác nhau. Vậy
thì Thánh với phàm phải sống ở chỗ khác chứ không sống ở cõi đời này được. Đó là
cái câu hỏi thứ 1 cho quý vị.
Câu chuyện thứ 2
Thì cũng vậy thôi, cũng là tư tưởng và và Bát nhã, nhưng mà với 2 trận thế khác
nhau. Bây giờ Bồ-Đề-Đạt-Ma đại diện cho Bát nhã, ngược lại Lương Võ Đế đại diện
cho tư tưởng, phàm phu. Cái kia Tổ đại diện cho phàm phu mà Huyền Giác là đệ tử đại
diện cho Thánh nhân. Cái này ngược lại, Bồ-Đề-Đạt-Ma đại diện cho người giải thoát
Thánh tăng, Lương Võ Đế đại diện cho phàm phu thì cuộc đối đáp nó cũng giống hệt
mà nó khác. Thì sau khi Bồ-Đề-Đạt-Ma đến thăm nước vua Lương Võ Đế. Lương Võ
18

Đế đãi một cách rất long trọng. Chí Công Thiền sư thầy Lương Võ Đế nói có Bồ tát
Quan Thế Âm đến thăm Ngài. Ngài ra tới ngoài bãi biển Ngài đón.
Sau khi vừa gặp mặt nhà vua nói “Trẫm từ ngày lên ngôi vua xây hơn 72 cảnh
chùa, độ hơn 3.000 tăng như vậy Trẫm có trí tuệ, có công đức hay không?” Vô đầu
ông đưa cái bài công đức lên. Mình là bậc Thánh nhân mình sống với Bát nhã.
Thì Bồ-Đề-Đạt-Ma nói “Không có công đức gì hết”.
Vua mới bực, ngay câu đầu là bị bác rồi. Vua hỏi “Vậy cái đó là cái gì?” Xây
hơn 72 cảnh chùa, độ hơn 3.000 tăng là cái đó là cái gì? Độ mấy chục năm nay tốn biết
bao nhiêu tiền bạc, công lao đó lạy bái các Sư thì cái đó không phải trí tuệ vậy là cái
gì?
Tổ nói “Đó là phước báo nhân thiên hữu lậu, có hưởng là có hết”. Đó là quý
vị bây giờ đấy, giống Lương Võ Đế hệt, cái đó không phải là trí tuệ mà là phước báo
của người trời hữu lậu, hễ có hưởng là có hết.
Thì Lương Võ Đế đâu có thua quý vị, tôi có học pháp mà, tôi có học Bát nhã, Bát
nhã chứ không phải là bất nhã. “Như vậy Đệ nhất nghĩa Thánh đế là gì?” Đệ nhất
nghĩa Thánh đế là hình thức khác của trí tuệ, của Bát nhã, nó nhiều danh từ lắm. Vậy
thì Đệ nhất nghĩa Thánh đế này nó có là phước báo. Vậy chứ trí tuệ Đệ nhất nghĩa
Thánh đế là cái gì?
Thì Bồ-Đề-Đạt-Ma mới cười “Quách nhiên vô Thánh”. Rỗng rang không có
Thánh phàm mốc xì gì hết. Chẳng có Thánh mà cũng chẳng có phàm gì hết. Sở dĩ có
phàm mới có Thánh, sở dĩ có bệnh mới có thuốc, mà hết bệnh thuốc bỏ luôn. Không có
Thánh phàm gì hết.
Thì Lương Võ Đế mới tức “Vậy chứ ai đứng trước mặt Trẫm đây? Không phải
Ngài là Thánh, Trẫm là phàm sao?
Thì Bồ-Đề-Đạt-Ma nói “Không biết”. Tôi không biết gì hết.
Thôi cuộc đối thoại chấm dứt. Đưa cái nào ra Tổ cũng chặt hết, cuối cùng Lương
Võ Đế không có cái gì hết, con số 0. 72 cảnh chùa 3.000 tăng cũng là con số 0. Còn
hiểu biết được Thánh phàm cũng là con số 0. Rồi Bồ-Đề-Đạt-Ma đứng trước mặt là
Thánh nhân, mình là phàm phu cũng là con số 0. Không biết gì hết.
Thôi, Lương Võ Đế không còn tiếp đãi long trọng, thờ ơ. Bồ-Đề-Đạt-Ma vọt
sang nước khác. Rồi sau đó Lương Võ Đế mới hỏi Chí Công Thiền sư. Chí Công nói
Quan Thế Âm thị hiện để thử ngài đấy. Lương Võ Đế mới giậm chân xuống đất kêu
trời ơi trời, như thế Trẫm có con mắt mà như đui, có lỗ tai mà như điếc, mới cho quan
quân đi khắp nơi thỉnh Bồ-Đề-Đạt-Ma trở lại. Nhưng than ôi! con chim đại bàng đã cất
cánh bay rồi không thể tìm được nữa.
Thôi cái đó còn khúc sau nữa tôi giảng tiếp, đây là mới nửa khúc thôi, còn Bồ-
Đề-Đạt-Ma còn gặp các vị Sư nữa, đây mới gặp vua thôi, các vị pháp Sư lẻo mép như
tôi. Thì đưa Bồ-Đề-Đạt-Ma và mấy vị pháp sư đó có một cái đối thoại nữa, có một đối
thủ nữa rất là hào hứng, nhưng mà để khi khác.
Bây giờ tới quý vị, quý vị trả bài cho tôi 2 cái, muốn Lương Võ Đế cũng được,
mà muốn Huệ Năng và Huyền Giác cũng được. Huệ Năng và Huyền Giác phải nói cái
19

hiểu biết của phàm phu với cái hiểu biết của Thánh nhân nó ra làm sao, thì tôi đặt ra
câu hỏi rồi. Còn cái này có 3 cái:
1/ Là vấn đề phước báo, đem tiền cúng dường cho các chùa, cúng dường các Sư,
Tam bảo, như vậy có phước báo không? Mà phước báo là nhân thiên hữu lậu thì làm
chi nữa, làm cái đó có đi tới đạo quả Phật hay không? Mà nếu không đi đến Đạo Phật ,
mà người trời thì con làm để làm cái gì. Cái mục đích của con là để đi tới giải thoát mà
Bồ-Đề-Đạt-Ma bác cái đó. Không thể giải thoát như vậy phật tử tính sao đây, từ nay
còn tiếp tục cúng dường các chùa, giúp đỡ các nhà Sư để ăn, mặc, ở, bệnh hay là chấm
dứt? Đó là câu hỏi thứ 1 giữa phước hữu lậu và phước vô lậu.
2/ Câu thứ 2: Như vậy có Đệ nhất nghĩa Thánh đế và có phàm phu hay không, có
trí tuệ và có tư tưởng hay không? Bồ-Đề-Đạt-Ma nói không có. Đệ nhất nghĩa Thánh
đế là gì? Quách nhiên vô Thánh, không có Thánh phàm gì hết. Như vậy mình giải thích
sao? Có Phật là Thánh không? Có Xá Lợi Phất, có Mục Kiền Liên là Thánh không? Có
mình là phàm phu hay không? Nếu không có mình tu làm chi? Như vậy mình tu như
thế nào?
3/ Câu thứ 3: là “Không biết”. Như vậy người đắc quả như Bồ-Đề-Đạt-Ma là
không biết gì hết. Chữ “không biết” của Bồ-Đề-Đạt-Ma là như thế nào? Hỏi vậy chứ ai
đứng trước mặt Trẫm đây? Ngài không phải là Bồ-Đề-Đạt-Ma là Thánh nhân, tôi
không phải là phàm phu sao? Không biết. Vậy là bậc Thánh tu đắc quả là không biết gì
hết? Chúng ta phải trả lời làm sao.
Phần của tôi xong, bây giờ tới phật tử. Phật tử trả bài, ai mà trả lần thứ 2 thì tốt.
Ở đây có một số người giỏi, mấy cô nào mới sau này, không phải giỏi dỡ gì hết, người
nào đi lâu rồi tất nhiên giỏi hà, còn ai mới vô tất nhiên là khó hiểu, chỉ trừ một số
người siêu xuất nhiều kiếp thôi thì cái đó không nói, còn mình đừng tự ái, mình cứ học
với người đi trước mình, sư tỷ, sư huynh của mình là người chị, người anh đi trước đó.
Còn tôi cũng là người đi trước thôi chớ tôi khôngn phải là Sư phụ đâu, tôi chỉ là bậc
đàn anh đi trước thôi, tôi thấy sao tôi chỉ lại cho bậc đàn em thôi.
Quý vị cố gắng học, tôi là khất sĩ chỉ là người học trò khó đi xin ăn để tu học
thôi, chớ ở đây chắc không có ai là thầy của ai hết mà điều là học trò lớn học trò nhỏ
thế thôi. Danh sách đây ghi còn thiếu, chúng ta còn trả dài dài nữa, trả chùng nào hết
thôi, còn ai không chịu trả thì thôi, cái đó tùy.
Rồi tôi sẽ tóm lại, tôi sẽ kết thúc cái bài trả này, nhưng mà kết thúc bằng cách
không kết thúc gì hết. Tức là chúng ta trở lại bài kinh Sáu Sáu giống như cô Hoàn (cô
Diệu Thái) nói vậy đó. Tức là rồi chúng ta cũng tóm lại có tư tưởng và Bát nhã, mà tư
tưởng đó thì chưa vói tới Bát nhã, còn Bát nhã nó bao trùm tư tương trong một cái
thấy rõ ràng, tách bạch từ những cái chi tiết, những cái hóc búa, những cái xảo trá,
những cái mê muội của tư tưởng thì Bát nhã phải hiểu rành hết.
Hiểu rành để làm gì? Để không làm gì hết, đó là Bát nhã. Khi hiểu rành rồi
mình sống sao cũng được, dù làm cái gì cũng là Bát nhã. Mà chưa qua Bát nhã thì làm
cái gì cũng luân hồi dầu cho cố gắng cách mấy mà tiến tới cõi trời vô sắc tới Alahán,
Như lai nhái thì cũng tiếp tục luân hồi thôi.
20

Thì khi hiểu rõ rồi Alahán là cái gì? Như lai là cái gì? Không còn là đồ nhái nữa
thì chúng ta giải thoát. Thì chừng đó muốn làm cái gì làm, giờ xuống địa ngục thì địa
ngục cũng là Như lai.
Thành ra Đạo Phật cũng tức cười là ban đầu chúng ta phải dẹp bỏ hết, sống rất là
đơn giản, rất là thanh tịnh để rồi không dính mắc cái gì hết. Không dính mắc vào mẫu
giáo, lớp 1, lớp 2, lớp sơ cấp, rồi trung cấp, rồi đại học đều không dính mắc, là chúng
ta phải làm thầy giáo rồi sau đó phải trở lại làm bộ dính mắc, tôi thích chữ làm bộ, thì
mới đi tới Như lai.
Thành ra Alahán là 1 ông thầy giáo đã học qua tất cả các lớp, không còn dính
mắc vào tam giới nữa, rồi sau đó muốn làm Như lai thì phải làm bộ dính mắc Tam giới
để tùy thuận trong đó, thì tất cả đều nằm ở trong đó.
Rồi chúng ta phải trở lại cái bài kinh Sáu Sáu tức là trở lại 15 hạng chúng sanh
như cô Diệu Thái lúc nãy nói đó, mà trở lại bằng cách hiểu rành à chớ không phải nói
đại khái như cô là không được đâu.
Chúng ta còn phải đi vào:
- Sinh lý, vật lý tức là căn-trần nó khác nhau ra sao.
- Căn có thể chuyển qua trần, trần có thể chuyển qua căn.
- Rồi căn-trần có thề qua cảm giác, cảm giác có thể trở lại căn-trần.
- Rồi cảm giác đi tới tư tưởng, tư tưởng trở lại cảm giác và căn trần.
- Rồi tiến lên nữa là cảm giác của 4 đường ác, của người trời. Rồi cảm giác của
sơ-nhị-tam thiền nó khác nhau làm sao.
Rồi chúng ta phải biết cái trạng thái cũng như nãy cô Thiền đi sâu vậy nhưng mà
cũng chưa rành, chúng ta phải đi sâu hơn nữa.
Cảm giác của 4 đường ác sao? Của 4 đường thiện sao? Của 4 Tiểu Thánh như
thế nào?
Thì chúng ta thấy hồi xưa tới giờ chúng ta tưởng con người mình là cái xác thân
này, không ngờ nó tới 5 phần lận: sắc-thọ-tưởng-hành-thức. Thì xác thân này chúng ta
còn có: xác thân, cảm giác, tư tưởng có 3 cái thôi.
Nhưng mà xác thân của 4 đường ác nó vẫn có cảm giác, vẫn có tư tưởng, nhưng
mà tất cả xác thân, cảm giác, tư tưởng nó đều dồn hết vào xác thân, nó chả biết gì đến
những cái cảm giác, tư tưởng của cái cao hơn, nhưng mà cảm giác của 15 hạng chúng
sanh nó vẫn xoay tròn hoài nó không bao giờ dừng. Nhưng mà dính mắc vào cái nào
thì mình chỉ biết có cái đó còn cái kia mình chả biết.
Giống như đứa bé nó mê cái gói kẹo thì ở ngoài có chuyển biến gì nó cũng chỉ
biết cái gói kẹo của nó thôi.
Cái luân hồi của chúng ta là ở đó, chứ không có nghĩa là chúng ta không biết
Phật, khi cái sátna, bây giờ sống chúng ta từ địa ngục nó chuyển 4 đường ác, 4 đường
thiện rồi đi tới Như lai, rồi nó trở lại cái vòng đó, luôn luôn như vậy. Mà nếu chúng ta
dính mắc vào lớp mẫu giáo thì nó chuyển biến chúng ta không hay, chúng ta chỉ chìm
trong cõi dính mắc mẫu giáo chúng ta, chúng ta khổ sở là ở chỗ đó. Rồi chúng ta tiến
lên, tiến cái gì thì nó cũng trong cái vòng lẩn quẩn đó. Mà khi thấy rõ cái vòng lẩn
21

quẩn đó rồi thì chúng ta không còn dính mắc trong đó thì không kêu lẩn quẩn được.
Chúng ta phải hiểu Đạo Phật chỗ đó, bỏ hết sống đơn giản.
Nhưng nói tới nói lui chúng ta cũng phải trở lại mẫu giáo. Bây giờ mẫu giáo quý
vị cũng làm chưa xong. Mà thời buổi này là thời buổi dính mắc vào vật chất, dính mắc
vào cái xác thân này, dính mắc vào ăn-mặc-ở-bệnh, dính mắc vào sắc-tài-danh-lợi-ăn-
uống-ngủ-nghỉ tức là ngũ dục, chúng ta chưa thoát được. Mà nếu chúng ta thấy lờ mờ,
chúng ta sợ chúng ta thoát qua cõi trời sắc giới tức là chúng ta hưởng cái hỷ lạc cũng
chưa thoát. Rồi bỏ cái hỷ lạc chúng ta sống với cái tư tưởng không còn thân bên ngoài,
không còn thân bên trong nữa, hoàn toàn sống bằng tưởng tượng cũng còn kẹt vào cái
dính mắc. Thì quý vị phải thấy cái đó, thì bây giờ phải thấy rõ.
Mà làm sao là thấy rõ? Mà nếu làm sao thì không bao giờ thấy rõ. Cái đó là cái
khổ sở nhất, cái nhức nhối nhất, cái trăn trở của tôi trong bốn mấy năm nay, thì cái đó
không ai dạy ai được. Mình phải có sự thao thức, phải có sự trăn trở.
Rồi muốn được trăn trở, muốn được thao thức thì ít nhất cũng phải nhị thiền thì
may ra chúng ta nhận được Phật tánh, không có ai chỉ, lúc đó là không có thầy nữa.
Nhưng mình phải nhức nhối với nó, mình phải trăn trở với nó, mà nếu trăn trở mà cái
thức ngu si thì đừng mong qua Bát nhã. Mà cái thức trong sáng trong sự trăn trở đó
thì đột nhiên mình nhận được cái Bất tử.
Nhưng mà muốn nhận cái Bất tử thì “trong cảnh khổ” dễ nhận hơn. Chúng ta
có 2 cái: lạc thọ và khổ thọ.
- Nếu lạc thọ mà hoan hỷ, tán thán, trú ở, ái trước trong bài kinh Sáu Sáu thì
tham tùy miên sẽ tùy tăng, khó nhận Phật tánh. Mình thích mình chìm đắm trong đó.
- Còn nếu khổ thọ mà sầu muộn, than van, than khóc, đập ngực rơi vào bất tỉnh
thì sân tùy miên nổi lên, cái này dễ nhận Phật tánh.
Khi khổ sở thì tất nhiên mình muốn lối thoát, mà thoát thì mình đã học giáo pháp
rồi, nếu thoát là mình lẩn quẩn, thì ngay cái đó mình nhận được cái lặng lẽ thì đó là
Phật tánh. Còn nếu mình hưởng lạc thọ thì tất nhiên mình hoan hỷ, tán thán mình chìm
đắm trong đó thì Phật tánh nó không hiện.
Thành ra thường thường mấy vị đắc quả là người ta phải đi hành khất. Chi vậy ?
Để bị cuộc đời nó chửi trên mặt. Thì trong cái khổ sở đó mình lắng nghe được.
Thành ra cái nhức nhối, cái đau khổ nó là cái gió làm duyên để đưa tới cái
giải thoát, và đồng thời cũng là cái gió làm duyên để nhận dìm chúng ta xuống địa
ngục.
Nhớ nếu có giáo pháp thì khó xuống địa ngục, còn không có giáo pháp dễ dàng
xuống địa ngục. Bị người ta chửi, người ta mắng, người ta nói oan bỏ không tu luôn,
xuống địa ngục. Còn bị người ta mắng, chửi, nói oan bây giờ mình tức mình chống cự
lại thì không phải người tu.
Do có cái giáo pháp, nó hiện mình nhận thẳng vào cái đau khổ này, không
phải người chửi, người nói oan mình đó là làm cho mình đau khổ, mà chính tư
tưởng mình thấy có người chửi, mình bị chửi, bây giờ mình đau khổ chính là tự
mình làm mình đau khổ, mình lắng nghe thì chừng đó cái Phật tánh nó xuất hiện.
Thôi đại khái là như vậy.
22

Thôi chúng ta còn gặp nhau dài dài. Vậy thì quý vị về chuẩn bị trong cái bài
giảng lúc nãy vừa nghe đó, bữa nay giảng tôi rất vui vì đa số hiểu rất rành, trình bày
mặc dầu cách trình bày khác nhau nhưng mà trình bày rất sáng tỏ, nhất là cô Như Đắc
rất rành, trình bày không có giấy tờ mà còn muốn hơn tôi nói à. Còn Cô Hoàn tóm nó
ngắn mà đầy đủ, ngắn gọn nhưng mà nếu đi sâu vào chắc nó không phải vậy đâu,
chúng ta còn phải dài dài, đi sâu là đi kiểu như cô Như Đắc đó. Còn cô Thiền, cô cũng
phân biệt rành rẽ đó. Thì tôi thấy quý vị có trình độ, tôi rất mừng, với phần bữa nay cái
micro, âm thanh nó rất là rõ, lỗ tai tôi điếc nhưng bữa nay tôi nghe rất sáng, cái máy
như vậy tốt đó, còn có khi như ở Ngọc Trường tôi nghe mà không có hiểu gì hết, cái
máy nó rồ rồ, nó ồ, vậy thì cái máy này tốt đó. Thì quý vị về làm bài, chúng ta chắc
còn gặp nhau vài chục, vài trăm lần nữa thì mới hết.
Thì đây là cái quyết định cho số phận lang thang của chúng ta. Nếu quý vị hiểu
được rồi thì quý vị về Trung phẩm của Tịnh độ, còn không thì cũng lọt xuống Hạ
phẩm. Miễn về Tịnh độ là được rồi. Vào giáo hội Phật A Di Đà thì 1.000 người thì
không lọt ra đời một người nào hết, tất cả đều đi thẳng tới Như lai.
Thì cõi này bây giờ không có giáo hội nữa, Phật Thích Ca đã tịch rồi, thì Phật
Thích Ca giới thiệu cho chúng ta qua thế giới A Di Đà là cái giáo hội giống như giáo
hội của Phật Thích Ca. 1.250 vị của Phật Thích Ca, khi Ngài tịch là đắc quả hết trơn,
chỉ có một mình Anan thấp nhất là quả Thánh đầu tiên, còn bao nhiêu là Alahán. Thì
nếu chúng ta vãng sanh về đó, nói là 1 thứ chứ nó hơi khác. Vì thế giới của Phật Thích
Ca là thế giới của chu kỳ, của uế độ. Cái thế giới này không phải của Phật Thích Ca,
cái trường học này là chúng ta lập ra do 6 tỷ người với cái tư tưởng thiện ác đã tạo nó,
mà tư tưởng thiện cũng là uế, là dơ, cái trí tuệ mới là tịnh.
Thì thế giới của Phật A Di Đà chúng ta nên nhớ không phải do tư tưởng tạo mà
do có mình Pháp Tạng Tỳ kheo tức là A Di Đà với 48 lời nguyện, tu trong 5 a tăng kỳ
kiếp mới tạo thành cõi đó.
Còn chúng ta dùng tư tưởng thiện ác tạo nên thế giới này.
- Mà tư tưởng ác là dơ dáy vô cùng tức là 4 đường ác với người trời ăn bằng
đoàn thực.
- Còn cõi trời sắc giới với vô sắc ăn bằng tư tưởng thiện, ăn bằng xúc thực và tư
niệm thực.
Còn cõi Cực lạc ta ăn bằng cái gì? Bằng thức thực, ăn bằng cái lặng lẽ, lặng lẽ
nhập vào lặng lẽ, chính A Di Đà nhập vào cái đó để tạo thế giới của Ngài. Thành ra
thế giới đó là thế giới của hào quang, không có không gian, chỉ là cái hào quang tạo
nên hoa sen, tạo nên các cảnh giới đó, thành ra thế giới xuyên suốt. Thôi tôi nói sơ, tôi
đã nói nhiều lần sau này chúng ta lặp lại.
Vậy thì trước khi dứt bài giảng hôm nay, tôi cũng mong cầu phật tử về cố gắng
ngồi thiền rồi suy nghiệm về cái này. Rồi muốn hiểu rành chúng ta trở lại 15 hạng
chúng sanh thì tất cả đều nằm ở trong đó, như lúc nãy cô Diệu Thái, cô Thiền, cô Như
Đắc trình bày rất là hay thì quý vị dựa vào cái đó quý vị suy gẫm thêm, thì nếu có cái
nhìn khác thì có nhiều cách trình bày lắm. Hồi nãy mỗi người đi 1 cách nhưng cuối
cùng cũng đi cái mục đích là đi tới giải thoát, qua Bát nhã.
23

Thì làm sao nhận trong Bát nhã có tư tưởng, trong tư tưởng có Bát nhã. Ngay tư
tưởng chúng ta nhận lại Bát nhã thế là chúng ta giải thoát, chứ chúng ta không cần tìm
đâu xa. Ngay trong cái xác thân sanh-già-bệnh-chết có cái bất sanh-không già-không
bệnh-không chết, nhận ngay bây giờ và tại đây.
Nhưng mà nói vậy chứ không phải vậy. Hén. Vì cái tập khí chúng ta đã lâu rồi,
thì bây giờ chúng ta nhận lại cũng phải từ từ, tức là quý vị phải qua nhị thiền.
Dầu muốn dầu không tức là phải giữ giới cho kỹ thì niệm Phật đếm từ 1 tới 10,
niệm Phật khỏi đếm chưa có nhận Đạo Phật được đâu, tới chừng nào khỏi cần niệm
Phật tiếng niệm Phật nhập tâm nó tự phát ra quý vị lắng nghe nó, thì đây là cõi trời nhị
thiền của sắc giới. Nếu quý vị tha thiết, thao thức nữa có thiện trí thức, ở đây thiện trí
thức tôi thấy nhiều, có một số hiểu pháp rất rành mà đắc quả không tôi không biết,
nhưng mà trình bày tôi rất tán thán, thì quý vị sẽ nhận được cái Bất tử mà nhất là
trong cảnh khổ.
Trong cái khổ thọ dễ nhận hơn. Còn lạc thọ quý vị khoái cái lạc thọ, quý vị nói
lạc thọ là “Ta, của Ta, tự ngã của Ta” thì rồi chết. Còn khổ thọ quý vị không chịu nhận
là “Tôi, của Tôi”. Không. Cái khổ này tôi không muốn. Không muốn thì bây giờ làm
sao? Chẳng lẽ mình chống cự, mình đánh lại người ta sao. Thì cái đó không phải là
phật tử, đã thọ 5 giới rồi, thì bây giờ phải cải sửa. Mà giáo pháp đã rành rồi, cải sửa lọt
qua người trời thôi.
Giờ làm sao? Nhận thẳng vào nó, lắng nghe nó. Cũng như hôm trước tôi đau,
nhờ tôi đau mà tôi nhận cái Phật tánh dễ dàng hơn, nó nhức quá đi. Trời ơi, ai đau đớn
cho bằng bệnh trĩ ! Mà tới đó ông lấy ống ông ông thụt vô ông móc ra nó đau muốn
chết, đau tới mồ hôi ra ướt áo hết, mà bây giờ không lẽ mình đạp ông, mình chửi ông,
thì mình lắng nghe cái đau đó, nhận cái đau, trong cái đau mình biết đau thì cái biết
đâu có đau, cái đau là cảm giác của xác thân, cảm giác của dây thần kinh xúc giác chứ
cái biết đâu có liên can gì đâu, nó chỉ là cái lặng lẽ thôi. Nhưng mà sau hết cái bệnh đó
rồi nó cũng trở lại tư tưởng nữa. Nó khó chỗ đó, mình phải đi theo nó từ từ hén.
Thì mấy cái cảnh khổ đó là cảnh để đưa Phật tánh mình càng ngày càng liên
tục. Tôi dùng từ liên tục chứ không phải cao thấp gì hết trơn đó. Nhập lưu, Nhất vãng
lai tới Alahán không có vấn đề cao thấp mà vấn đề liên tục hay không liên tục.
24 tiếng, mà liên tục được 6/24 tiếng đó là đi vào Nhập lưu, rồi mình tập cho nó
liên tục tức là tạo hoàn cảnh thuận tiện cho cái đau này nó phát hiện rồi mình đừng đổ
thừa cho người khác mà chính là do tư tưởng mình. Bây giờ đừng có dùng tư tưởng
nữa nhận thẳng cái cảm giác đau đó. Hén. Thì đó chúng ta mới đi vào Nhập lưu và
Nhất vãng lai thôi. Rồi chúng ta đi dài dài, nếu chúng ta rành 15 hạng chúng sanh
thân bên ngoài, thân bên trong, rồi thân không bên ngoài không bên trong thì chúng ta
đi tới Alahán. Đại khái như vậy.
Thôi tới đây xin tạm ngưng, cầu chúc cho pháp hội chúng ta cũng như toàn thể
pháp giới đều chóng vãng sanh Cực lạc và thành Phật Đạo.
Nam Mô A Di Đà Phật.

You might also like