You are on page 1of 25

Kinh Sau Sáu – Lần 4 – Tuần 8

BÀI GIẢNG

KINH SÁU – SÁU


LẦN 4 - TUẦN 8
ngày 05/10/ Nhâm Thìn (18/11/2012)
------- * -------
Kính lạy Đức Thầy Thích Ca Mâu Ni Phật, mô Phật. Hôm nay cũng có
duyên lành về Phật pháp, mà cũng là ngày chủ nhật, mùng 5 tháng 10, thì
cũng có chư phật tử tề tựu tại tịnh xá Ngọc Vân đây để chúng ta học về bài
Kinh Sáu - Sáu trong lần thứ 4.
Hôm nay chúng ta sẽ đi sâu vào vấn đề Đạo Phật, mà đó là cái khắc
khoải của tất cả người tu, nhất là của tôi về vấn đề Đạo Phật và các tôn giáo
bạn thời Đức Phật.
Hay đúng ra là giữa sự giải thoát của Đạo Phật và vấn đề lẩn quẩn của
người trời mà từ xưa tới giờ chúng ta hằng khắc khoải.
Hay nói khác là vấn đề sanh tử, vấn đề cái sửa sanh tử và vấn đề chấm
dứt sanh tử của Đạo Phật.
Hay nói cách khác là vấn đề nghiệp đã dẫn dắt chúng sanh trong vòng
luân hồi sanh tử, và vấn đề cải sửa nghiệp tức là chuyển nghiệp của 62 tôn
giáo bạn thời Đức Phật, mà ngay bây giờ dường như cũng vậy thôi.
Thái tử Sĩ Đạt Ta không vừa ý, và cuối cùng Ngài tìm ra Đạo Phật trong
bài Kinh “Sư Tử Hống”. Từ đó mới có “Tứ Sa Môn quả” tức là mới có Đạo
Phật, là không những nghiệp, chuyển nghiệp mà ở đây là phi nghiệp, tức là
chẳng còn nghiệp nữa, tức là không còn đầu thai, nghĩa là không còn tái sanh
nữa.
Người ta hiểu lầm “không còn tái sanh” nghĩa là không ở trong cõi đời
này nữa, tức là vào Niết Bàn tịch tịnh.

1
Kinh Sau Sáu – Lần 4 – Tuần 8

Theo Đạo Phật đó là cái hiểu lầm rất lớn, “không tái sanh đây có nghĩa
là không còn dính mắc tam giới nữa, chớ không phải bỏ tam giới, theo cái
nhìn của Đại thừa”. Cái đó chúng ta phải hiểu.
Nếu ở trong tam giới mà không dính mắc, thì từ xưa tới giờ chưa từng ai
dám nói tới, chỉ có một mình Thái tử Sĩ Đạt Ta sau 49 ngày nhập định thì
Ngài mới tuyên bố là từ nay có Đạo Phật, mà trước kia chưa từng có, và mãi
mãi về sau này.
Chúng ta thấy thời buổi này, Đạo Phật dường như đã mất rồi. Thì tôi cố
gắng trăn trở tìm lại, tôi cũng không vừa ý với tất cả cái sự tu hiện tại, tức là
tất cả pháp môn đều là dối gạt thôi. Dối gạt đây không phải là sự lừa đảo, mà
dối gạt đây là cái trợ duyên để giúp đỡ chúng ta đi tới giải thoát, nếu chúng ta
dừng nghỉ ở đó thì trong Đạo Phật thường kêu là giới cấm thủ. Nhập lưu dứt
được giới cấm thủ đó.
Theo trong kinh, truyền thống từ xưa tới giờ có 10 pháp giới thôi. Tứ
Thánh là: Nhập lưu, Nhất vãng lai, Bất lai, vô sanh Alahán, mà ở bên Đại
thừa xếp Nhập lưu, Nhất vãng lai, Bất lai, Alahán có 1 thôi, kêu là Thinh Văn.
Rồi Bích chi duyên giác, Bồ tát, Như lai có 3. Thì 3 cái này với 1 Thinh văn là
4, và 6 đường lục đạo (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, atula, người, trời) là 10,
kêu là 10 pháp giới.
Tôi thấy Tổ Sư Minh Đăng Quang, Khất sĩ đó, kêu là 13 pháp giới. Ngài
thấy Thánh Alahán mà bỏ Nhập lưu, Nhất vãng lai, Bất lai thì Ngài thấy khó
khăn lắm. Từ người, trời mà nhảy lên Alahán như là Thiền tông đã tuyên bố
thì không phải là sai, nhưng mà căn cơ thượng thì được, còn trung với hạ là
không làm được, nhất là thời buổi này, thì Ngài mới kéo thêm 3 bậc Nhập
lưu, Nhất vãng lai, Bất lai vô nữa thành ra 13. Mà Ngài không kêu là pháp
giới, vì pháp giới nó mông lung quá, Ngài kêu là chúng sanh (chúng là chung,
sanh là sống) là người sống chung. Tôi thấy cái từ này nó bình dân, dễ hiểu
mà nó rất là hay, thì tôi mới dùng chữ chúng sanh.
Thành ra ở đây tôi mới giảng 15 hạng chúng sanh. Tôi thấy Sư Trưởng
nói như vậy, Ngài dồn trời dục giới, trời sắc giới, trời vô sắc có 1 thôi. Mà tôi
thấy thời buổi mạt pháp này, chẳng những Nhập lưu, Nhất vãng lai, Bất lai,
Alahán dồn lại 1 thì Sư Trưởng thấy khó, và tôi thấy trời cũng khó.

2
Kinh Sau Sáu – Lần 4 – Tuần 8

Quý vị ở 5 giới lên 8 giới là cả một vấn đề, như ở đây tôi thấy có người
từ lúc tôi xuất gia tới nay bốn mươi mấy năm mà vẫn còn 5 giới hà.
Rồi 8 giới lên 10 giới, 10 giới chưa gọi là xuất gia nhe, 10 giới mà đắp y
Sa di là phải hành tứ y pháp, còn nếu không thì kêu là cõi trời vô sắc giới, là
cư sĩ trọc đầu, lúc này cạo tóc, mặc áo vàng chớ chưa có đắp y được.
Tôi thấy từ 5 giới tiến qua 8 giới, 8 giới tiến qua 10 giới rất là khó khăn,
khó khăn chẳng những trên giới luật mà còn trên vấn đề định nữa, tức là trên
vấn đề tu tập.
Đạo Phật có 3: Giới - Định - Tuệ.
Giới nó đi liền với định, giữ giới cho kỹ thì tập trung mới lâu, mới sâu
được, mà nếu tập trung cái định lực cho mạnh thì mới có tư tưởng trong
sáng. Mà tư tưởng trong sáng mới thấy rằng tư tưởng bất lực trên con đường
giải thoát. Quý vị nên nhớ chỗ đó.
Tư tưởng có trong sáng, có kinh nghiệm dồi dào, có cái mánh lới đa
dạng thì nó mới thấy rằng nó bất lực trên con đường giải thoát, bây giờ nó
mới nhận được cái Bất tử, nó lặng lại, nó không còn nhiều chuyện, không còn
xí xọn, không còn bày vẻ nữa, bây giờ nó im bặt thì cái Bất tử mới hiện ra,
tức là Niết bàn, còn kêu là Phật tánh,…
Ở đây tôi xin trùng tuyên lại những cái lớp thấp mà Đức Phật có giảng
tức là 4 đường ác mà chúng ta đã học qua rồi, chúng ta đi vào chi tiết đấy.
Bây giờ qua 4 đường thiện, tôi thấy người giữ 3 giới, trời dục giới giữ 5
giới. Từ 5 giới tiến lên 8 giới là trời sắc giới là cả một vấn đề, quý vị ở đây
vẫn chưa làm được. Từ xưa tới giờ tôi giảng cũng không chạy nữa, tôi không
hiểu trời dục giới tu làm sao, trời sắc giới tu làm sao.
Bây giờ tôi có coi kinh Sa Môn Quả, trong đó tôi thấy Đức Phật đưa ra
rõ ràng, nhưng mà cái độc đáo của kinh Nguyên Thủy là không có giải thích,
nói “cõi người và trời dục giới tập tu tứ thiền”. Tôi đã từng nói “Tập tu là
sao”? Là diệt trừ 5 triền cái. Khi diệt trừ 5 triền cái rồi mới bắt đầu qua 8
giới được.
Người giữ 3 giới, một tháng ăn 6 ngày chay; trời dục giới giữ 5 giới, ăn
10 ngày chay. Thành ra bây giờ khi truyền giới tôi bắt buộc ăn 10 ngày chay,

3
Kinh Sau Sáu – Lần 4 – Tuần 8

nếu ăn không được thì thôi, đừng có thọ, và tôi cũng có nói ai làm không
được thì rút lui, đừng thọ.
Cũng như cái ông gì đó, thọ 5 giới, hứa ăn 10 ngày chay, vậy mà ăn chỉ
có 2 ngày chay, tôi thấy chán nản, thất bại, đã hứa rồi, và tôi cũng có nói
trước rồi nếu không được thì có quyền xuống, mà đã thọ thì phải cố gắng giữ.
Ổng cứ đổ thừa bị, tại, vì, bởi,… Tôi nói đừng có đổ thừa.
Con người ai cũng có ý chí hết đó. Chính ý chí quyết định con đường
vãng sanh, quyết định sanh về cõi Phật. Không ý chí thì tu làm chi nữa.
Mà ý chí là do ai? Do tự lực mình thôi. Tôi hỏi ông năm nay mấy tuổi
rồi? Ông nói năm mươi mấy tuổi. Hơn nửa đời người rồi mà không chịu tu,
đúng tuổi ông là phải ăn chay trường, vậy mà cũng không ăn nổi 10 ngày, chỉ
có 2 ngày chay hà. Ông nói để con ăn từ từ Sư. Còn từ từ gì nữa, lò thiêu nó
đang đợi ông. Thành ra tôi thấy bây giờ phải đi thẳng hà, ai tu thì tu, không tu
thì thôi. “Đã tu tu trót, không thì thì thôi. Dở dang nào có hay gì.”
Bây giờ thời buổi đã tới rồi, nó tận rồi, nó cận tất cả sự ham dục của
mình rồi. Thế mà con người còn đổ thừa bị, tại, vì, bởi,… Tôi thấy con người
như vậy không có ý chí, như vậy còn tu gì nữa. Tôi thấy mấy người xuất gia
cũng vậy, hưởng hết phước thì ra đời thôi, tôi cũng không cản nữa, ai tu được
thì tu, không được thì thôi, mà trở lại tôi không nhận nữa à, ở đây không phải
là cái chợ vô để mà chơi, muốn ra là ra, muốn vô là vô. Tôi bây giờ phải hơi
khó mới được, chớ dễ dàng quá để rồi mấy ổng coi Đạo Phật không có gì hết.
Kỳ tới sau khi trả bài về vấn đề Huệ Năng và Huyền Giác, Bồ Đề Đạt
Ma và Lương Võ Đế xong thì chúng ta bắt đầu trả bài kinh Sáu Sáu tức là trả
15 hạng chúng sanh, nó nằm trong cái đó. Quý vị phải đi qua cái đó, quý vị
mới qua tứ thiền được.
Hôm nay tôi xin giảng về người, trời dục giới và trời sắc giới. Nhưng ở
đây giảng người, trời dục giới trước tức là diệt 5 triền cái. Trước đây tôi giảng
hơi lẩn quẩn, tôi có tu, có qua cái đó, nhưng hồi đó không có kinh, tu mù thôi,
cứ nhắm mắt mà tu. Trước đó có ai dịch kinh Pali đâu, Hòa Thượng Minh
Châu còn đang học ở Ấn Độ, bây giờ Ngài về Ngài dịch, tôi coi lại thì tôi đã
đi qua nhưng mà không thông giáo pháp.

4
Kinh Sau Sáu – Lần 4 – Tuần 8

Tôi phải coi tới coi lui nghiền ngẫm hoài kinh Sa Môn Quả mà vua A
Xà Thế sau khi hỏi 6 tôn giáo lớn nhất hồi thời Đức Phật về vấn đề kết quả
của một vị xuất gia. Sau khi xuất gia rồi sẽ đi đến đâu? Và con đường tiến
triển như thế nào? Thì 6 Giáo chủ trả lời không chạy.
Vua A Xà Thế là một tay độc đáo à, ông tu tiên, con đường tu tập ông
cũng rành lắm. Ông gí mấy Giáo chủ trả lời không được, ông không thỏa
mãn. Ông hỏi mục đích của người xuất gia, phương pháp tu như thế nào, diễn
biến như thế nào, và cuối cùng sau khi chết cái đạo quả Niết bàn đi đến là
như thế nào? Khi vua A Xà Thế hỏi tới Đức Phật thì Ngài trả lời.
Đức Phật trả lời tới 13 giai đoạn, tôi không nhớ hết, mà tôi thích nhất là
cái giai đoạn “5 triền cái” mới bắt đầu bước qua nhập tứ thiền sắc giới và tứ
không, rồi mới qua thần thông, tức là một thân hóa hiện nhiều thân, nhiều
thân hóa hiện về một thân, cái này thì tôi cũng không rành. Rồi cuối cùng mới
bắt đầu quán về “Tứ Diệu Đế”.
Thần thông có 5: thiên nhãn, thiên nhĩ, tha tâm, thần túc, túc mạng tức
qua 5 căn: mắt - tai - mũi - lưỡi - thân. Còn lậu tận không có. Cái này tôi nghi
Anan chỉ cho Đề Bà Đạt Đa.
Cuối cùng mới đi sâu vào “Tứ Diệu Đế”, rồi mới diệt các lậu hoặc thì
mới có Lậu tận thông tức là đắc quả Alahán.
Tôi thấy tu thần thông này trong kinh không có nói rõ, tôi muốn tìm coi
tu làm sao đây. Cái tâm nhu nhuyến, rồi chú tâm, hướng tâm đến thiên nhãn
thì đắc thiên nhãn. Như vậy chú tâm, hướng tâm là hướng ở chỗ nào? Nhưng
mà bên tiên tôi rành, nó có mấy cái huyệt, 5 thần thông bên tiên rất rành.
Cái huyệt thiên nhãn ở đâu? Thì thường là ở giữa 2 cái chưn mày, khi
tập trung vào đó thì con mắt thứ 3 nó khai mở chớ không phải 2 con mắt này.
Nó khai mở thì người ta có thể nhìn các cõi trời xa hàng ngàn, hàng triệu
thước.
Còn trong kinh, Đạo Phật thì nhìn thấy chúng sanh tạo nghiệp gì thì chết
sanh về cõi đó, rồi sẽ tạo nghiệp gì sanh về nữa, tức là thấy về tương lai.
Thành ra trong kinh, cuối cùng một vị đó đắc quả có tam minh thôi. Tam
minh, lục thông.
Tam minh:

5
Kinh Sau Sáu – Lần 4 – Tuần 8

- Thiên nhãn minh là thấy về tương lai.


- Túc mạng minh thấy về quá khứ (quá khứ là mình chết 1 -2 -3 -1000
kiếp), Đức Phật thấy vô lượng kiếp, còn Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên chỉ thấy
có 500-700 kiếp thôi, nó khác nhau chỗ đó.
- Lâu tận minh mới là độc đáo, tức là thấy tất cả chúng sanh không còn
rỉ sót những cái dính mắc gì hết, bất cứ cõi nào Ngài cũng có thể làm bộ vào
đó hết.
Tôi thích chữ làm bộ, trong kinh kêu là thị hiện, hoặc là nhậm vận, hoặc
là tự tại,… những danh từ để diễn tả. Bây giờ chúng ta trở lại.
Hôm nay tôi giảng về 5 triền cái của cõi người và trời dục giới, nó ảnh
hưởng tới tứ thiền. 5 triền cái với tứ thiền nó giống hệt, nhưng mà nó khác. 5
triền cái, bây giờ quý phật tử thường hay bị cái đó.
Chúng ta niệm Phật đếm từ 1-10, niệm Phật khỏi đếm kêu là “tầm, sát” ;
khỏi cần niệm Phật nữa vẫn có tiếng niệm Phật phát ra, cái này kêu là hỷ. Cái
này thuộc 5 triền cái chứ chưa phải là nhập thiền, khi nào nó liên tục mới gọi
là nhập thiền, cái này có thể 5’-10’ hay 1-2 giờ rồi nó mất. Còn khi nhập
chúng ta điều khiển “cái tâm nhu nhuyến” dễ sử dụng có thể 7 ngày, 7 tháng,
7 năm, 7000 năm, thì chúng ta không còn ăn uống, không còn đoàn thực nữa,
mà chúng ta là “xúc thực”, cái này chúng ta sẽ học sau.
Bây giờ chúng ta học 5 triền cái trước, mà tôi thấy không có kinh sách
nào giảng một cách sáng tỏ về 5 triền cái này. 5 triền cái này bên Nam tông
thích giảng nhất, nhưng mà các Ngài giảng dường như là cái hiểu biết của tôi
là không đúng, không đúng với cách giảng của tôi. Thì thôi, tôi giảng theo
cách của tôi thôi, quý vị có rảnh thì coi bên Nam tông thì sẽ thấy cách giảng
khác.
Tôi thì không quan trọng khác hay không khác, tôi quan trọng là làm
sao cho sáng tỏ thôi, cái tánh của tôi thì cứng như vậy đó, cái gì sáng tỏ mà áp
dụng vào trong đời sống mình thực hành được và đem lại lợi ích cho mình và
cho mọi người thì cái đó là đúng, dầu có Đức Phật cũng vậy. Mà sao tôi thấy
trong kinh giảng ngược, giảng cái “tham dục” trước. Còn tôi theo 5 triền cái
thì tôi thấy “tầm, sát, hỷ, lạc, tịnh định xả” thì tất nhiên là “hôn trầm, hoài

6
Kinh Sau Sáu – Lần 4 – Tuần 8

nghi” trước, rồi mới tới sân, trạo cử hay gọi là phóng dật rồi mới tới tham
dục. Mà trong kinh thì “tham dục” trước, không biết các Ngài dịch làm sao.
Trong kinh, 5 triền cái (ngũ là 5, triền là liên tục, cái là che đậy) là che
đậy cái Chân tâm của mình một cách liên tục, thành ra kêu là 5 triền cái.
- Cái thứ nhất là hôn trầm hay thụy miên, 2 cái nay vô một thôi.
Hôn trầm là nửa tỉnh, nửa mê, nửa biết, nửa không biết. Hay nói một
cách sáng tỏ nữa hôn trầm là căn tức là sinh lý, có sự sống. Khi có sự sống thì
cảm giác ngạ quỷ nó mượn cái đó để nó có cái biết lờ mờ. Thành ra có lúc
biết, có lúc không biết.
Thụy miên là ngủ gục không còn biết gì hết. Hay nói một cách sáng tỏ
nữa thụy miên kêu là trần, mà khoa học kêu là vật lý. Thụy miên là ngủ gục
không có cái biết, không có sự sống.
Quý vị ngồi thiền để ý xem, ngồi một chút xíu rồi gục xuống một cái
không biết trời đất gì hết, đó là vật lý đấy. Rồi khi tỉnh dậy nhưng mà chưa
tỉnh hẳn, nó lờ mờ dường như nghe có tiếng động, mà tiếng gì thì không biết,
nghe có tiếng mà không biết tiếng gì, rồi mờ mờ mở mắt ra dường như thấy
có hình mà không biết hình gì. Nếu cái lỗ mũi ngửi có mùi mà không biết mùi
gì,…
Quý vị để ý trong lúc ngồi thiền rồi mới biết con người mình, nếu không
biết là quý vị không qua quả Nhập lưu được. Còn quý vị biết lờ mờ, thì quý vị
có thể chạy trốn lên cõi người trời, còn không biết gì hết thì đang ở 4 đường
ác. Mình phải để ý.
Thành ra Đạo Phật nó rõ ràng mà mình không hiểu nó. Thí dụ như quý
vị ngồi thiền một chút xíu quý vị gục xuống một cái không biết trời đất gì hết,
thì cái này nó giống như một vị Alahán thành ra nó khó, giống như 4 thiền sắc
giới. Sau chúng ta giảng cái này.
Bây giờ chúng ta để ý tới hôn trầm và thụy miên, 2 cái này thường
thường dùng một. Mà muốn dứt cái này thì chúng ta niệm Phật đếm từ 1-10,
hoặc là niệm hơi thở. Có tới 40 đề mục, đúng ra cả ngàn, cả triệu đề mục,
nhưng thường thường trong kinh nêu 40 đề mục.

7
Kinh Sau Sáu – Lần 4 – Tuần 8

Để ý gục xuống một cái không còn biết gì hết. Để trừ cái đó trước hết là
phải mở mắt ra, thứ hai là lắc lắc cái mình cho nó tỉnh trở lại, cái thứ ba độc
đáo nhất là hít thở sâu xuống tới dưới rún rồi thở ra chậm rãi vài cái.
Tu Tiên cái đó là hay nhất. Hơi thở mà thông rồi thì không có mê nữa,
theo hơi thở thì hôn trầm dễ trừ, chúng ta niệm Phật cũng được nhưng không
bằng hơi thở.
Hơi thở là một trong 40 đề mục, niệm Phật thì cũng là một trong 40 đề
mục, nhưng mà niệm Phật bên Nam tông, bên Thiền tông mục đích không
phải là cầu vãng sanh mà để trừ hôn trầm thôi. Còn Tịnh độ thì cũng trừ hôn
trầm và cũng mục đích cầu vãng sanh về xứ Cực lạc của Đức Phật A Di Đà.
- Giai đoạn một: Chúng ta để ý, niệm Phật đếm từ 1-10, mà hễ đếm tới
3-4 nó quên rồi thì phải kéo trở lại đếm 1 lại. Quên là gì? Quên là hôn trầm.
Còn không biết mình đếm tới đâu nữa đó là ngủ gục.
Ngủ gục và hôn trầm nó hơi khác một chút, mà nói đúng ra ngủ gục là
vật lý, hôn trầm là sinh lý, nói như vậy những người có học khoa học dễ hiểu
hơn. Muốn trừ cái đó thì phải niệm Phật đếm từ 1-10. Khi tỉnh táo niệm 100,
1000 lần mà không bao giờ ngủ gục, không bao giờ hôn trầm nữa thì chúng ta
qua cái thứ hai. Giai đoạn thứ nhất kêu là “tầm”.
- Giai đoạn thứ hai là niệm Phật khỏi đếm: A Di Đà Phật, A Di Đà
Phật, A Di Đà Phật,… nếu mà nó quên nữa thì phải trở lại giai đoạn thứ nhất,
nếu niệm 1000 - 2000 - 3000 tiếng mà nó vẫn tập trung vào câu niệm Phật thì
kêu là “sát” hay là “tứ” (sát là theo dõi, tứ cũng là theo dõi).
Trong kinh có thí dụ giống như con ong nó bay đi tìm cái tổ, tìm cái
mục đích đó mà, thì nó bay thẳng một đường tới, hễ nó đi lạc thì nó quay trở
lại và nó bay thẳng về cái tổ nó, cái đó kêu là “tầm”.
Tầm là tìm kiếm, mình mất con trâu mình đi kiếm con trâu. Như trong
kinh nói vấn đề chăn trâu. Mất con trâu thì phải đi kiếm nó, hay là con trâu nó
đi xuống ăn ruộng lúa của người ta thì phải kéo nó trở lại, bị nó hoang mà.
Con người mình hoang đàng quen rồi, suy nghĩ tùm lum.
Như hồi nãy có cái ông gì đó đến hỏi tôi “Sao con niệm Phật mà nó nghĩ
tùm lum, con chán quá, con làm không được, Sư chỉ con làm sao đi Sư để hết
cái đó”.

8
Kinh Sau Sáu – Lần 4 – Tuần 8

Muốn được như vậy trước tiên là phải giữ giới, thành ra tôi nắm cái đó
là cái gốc. Tôi hỏi ông có ăn chay không? Nói có. Ông ăn chay tháng mấy
ngày? Nói 2 ngày. Ông thọ giới với ai chưa? Nói rồi, Sư đặt pháp danh cho
con. Tôi nói tôi đặt pháp danh cho mà làm sao ăn chay tháng có 2 ngày? Nói
từ từ Sư.
Khi thọ giới, tôi có hỏi ai ăn chay được 10 ngày thì thọ giới, còn không
được thì đi xuống, mà hễ có pháp danh là phải ăn chay 10 ngày thôi. Như vậy
là ông phạm tội nói dối: một là ông không tu, hai là nói dối Tam Bảo (Phật -
Pháp - Tăng)….
Chúng ta tu mà chúng ta coi cái tu quá tầm thường, chúng ta phải biết
cuộc đời này chỉ có vấn đề “Sanh - Tử là việc lớn”, bỏ hết tất cả, dầu kiếm
tiền giàu sang, quan quyền, vua chúa,… rồi cũng không bỏ được cái chết.
“Người đi rồi lần sang phiên ta”. Mình thấy kẻ chết mình khóc, không
phải mình thương kẻ chết mà mình thương cho mình, rồi đây mình cũng
xuống dưới đất thôi, cũng vào lò thiêu thôi. Tới chừng đó ai cứu mình?!?
Chỉ còn mình mình thôi. Mà chúng ta bây giờ cứ lo ăn, mặc, ở, bệnh rồi vô
thường tới sao đây? Tôi ngồi đây tôi chết liền tại chỗ đây được không? Đó là
vấn đề dễ dàng thôi. Mà còn hẹn nữa thì làm sao.
Tôi thấy con người bây giờ liều mạng. Như báo đăng dịch cúm gia cầm
mà những người ở Chợ Lớn nhậu nhẹt ăn thịt gà. Người ta hỏi “bộ mấy ông
không biết gà vịt bệnh hả?” Nói dư biết. Dư biết tại sao dám ăn? Nói trời kêu
ai nấy dạ, chết thì chết, chết là hết.
Bây giờ hỏi nhiều người cũng nói chết là hết, tu cũng chết mà không tu
cũng chết. Chết có hết không?
Tôi hỏi, ông đó nói thấy bằng mắt, nghe bằng tai. Người chết có mắt, có
tai không? Nhưng tại sao không thấy, tại sao không nghe? Mình phải hiểu cái
đó.
Ánh sáng của bóng đèn là gì? Nói là do bóng đèn. Vậy bóng đèn đứt là
ánh sáng mất luôn?!? Đâu có vụ đó, sao mà con nít quá vậy, mình thờ ơ quá.
Chúng ta phải hiểu cái đó. Bây giờ trở lại.
Chúng ta phải cố gắng, nếu niệm Phật không được nhất niệm thì mình
trở lại coi mình có giữ giới hay không. Giữ giới cho kỹ thì mới đưa tới cái

9
Kinh Sau Sáu – Lần 4 – Tuần 8

định, bởi vì đây là cái định, định nó ăn liền với giới. Muốn nhập thiền, sơ
thiền, nhị thiền (tầm, sát, hỷ lạc) thì phải giữ 8 giới. Mà tôi thấy đa số ở đây
không có nhập thiền được.
8 giới là gì? Bớt làm, trường chay, tuyệt dục, vợ chồng coi như đôi bạn.
Từ nay mới có sức lực, có sự rảnh rang. Muốn tu là đời sống phải giản dị.
Bây giờ quý vị có giản dị không? Vô số vấn đề. Thêm cái nữa nhất là
hát karaoke, nghe điện thoại di động nữa,… đủ thứ tiện nghi hết, dồi dào tiện
nghi, dồi dào hưởng thụ. Càng hưởng thụ chừng nào, quý vị càng kẹt vào vật
chất chừng nấy. Trong kinh nói:
Đồ vật chất thôi đừng tạo sắm,
Cõi đất bùn say đắm làm chi,
Giàu sang càng nặng kéo trì,
Tiếc thương lưu luyến dứt đi đặng nào.
Sao bằng đặng bước vào thuyền giác,
Thể không không giải thoát nhẹ nhàng.
Ai biết sống đời sống giản dị thì mới có thể tu được. Ăn -mặc -ở -bệnh,
có 4 cái quan trọng nhất cho đời sống của mình, còn ngoài ra là xa xí hết.
Ăn thì phải đơn giản, tức là ăn chay thì đâu có tốn kém bao nhiêu, ăn đồ
lành để đừng có bệnh. Có người nói ăn chay trường là bệnh, nói ngược không
hà. Chúng ta vô bệnh viện coi có bao nhiêu người bệnh là ăn chay, bao nhiêu
người bệnh là ăn mặn.
Ăn cái gì thì nó thành máu, thịt, xương của mình. Quý vị ăn mặn phẩn
thúi vô cùng, những người ăn gạo lức muối mè phẩn không có thúi, cái đó là
thực hành của tôi. Ăn cái gì nó thành cái nấy, mình ăn thịt trâu, bò, heo, chó,
… mình ăn thịt con chó nó trở thành máu thịt của mình, mình trở nên sân
giận.
Nhất là những người vô máu, quý vị coi chừng, có nhiều loại máu: O,
A, B,… nếu mình vô máu của người khác cùng loại máu với mình, nhưng mà
người đó có khi không có tu, người ác, ăn thịt, uống rượu này kia thì vô trong
máu mình trở thành máu của mình. Quý vị để ý mấy người vô máu là con

10
Kinh Sau Sáu – Lần 4 – Tuần 8

người đó thay đổi liền. Khoa học đâu có biết cái vụ đó, khoa học chỉ biết làm
sao cho mình sống thôi, nhưng mà cái tâm là khác.
Tôi thường nói có 3 thân:
Thân bên ngoài là mắt - tai - mũi - lưỡi - thân.
Thân bên trong là các dây thần kinh, sau 8 tiếng đồng hồ mới chết mà
khoa học không biết.
Cũng như trước đây tôi bệnh lỗ tai nó nhức, tai bị điếc, nhưng đi khám
bao nhiêu là bác sĩ đều cho là rất tốt. Đến bệnh viện Pháp - Việt khám nội soi
chiếu lên màn hình cho mình thấy cái lỗ tai hoàn toàn tốt, nhưng mà nó nhức
vô cùng, bác sĩ nói không có bệnh thành ra không cho thuốc uống.
Sau tôi coi Duy thức mới biết là dây thần kinh. Bác sĩ Giao cho tôi coi
sơ đồ hình vẽ hệ thống thần kinh con người, tôi mới biết tôi bị bệnh thần kinh
thính giác. Cái này tây y không biết trị. Cái này không phải là thân thứ nhất
mà là cái thân thứ hai, cái thân chỗ cảm giác, nó nhức chịu không nổi.
Cũng như tôi thường nói với quý vị là tôi nhức cái răng thì dễ trị. Ăn
nước đá nó ê cái răng, đó là thân bên ngoài, còn nhức cái răng thì chỉ có nhổ
răng hoặc lấy cái tủy thì mới hết nhức.
Tôi bị đau thần kinh thính giác, tìm nguyên nhân là do ăn đồ nóng, cái
dây thần kinh thính giác nó sưng lên thì chỉ có hạ nhiệt chớ không có bằng
cách nào hết, bằng không thì massa nó hoặc bấm cái huyệt cho hơi nóng nó
ra. Ông Minh Cảnh coi trong cuốn Hoàng đế nội kinh và làm cho tôi thì nó
hết. Thân thứ hai là của cõi trời sắc giới.
Còn cái thân thứ ba đó là óc là của cõi trời vô sắc giới. Duy thức nói lâu
rồi mà tôi không hiểu, nó khó hiểu, nhưng ngồi thanh tịnh rồi đi sâu thì mình
hiểu. Tôi có mượn bác sĩ Giao sơ đồ hình thì cái thân thứ ba nó nằm trên đỉnh
đầu, cái thân mà tư tưởng nó phát hiện, tư tưởng nó khôn lắm.
* Cái thân bên ngoài này là phù trần căn chưa có dây thần kinh, kêu là
sinh lý, nó chỉ là cảm giác của ngạ quỷ thôi, là cảm giác dễ chịu, khó chịu,
không dễ không khó chịu phát sinh từ làn da của thân, võng mô của con mắt,
màng nhĩ của lỗ tai, gai của mũi, gai của lưỡi, cái đó đưa tới cảm giác ngạ
quỷ. Nếu chúng ta hành động theo cảm giác lờ mờ này thì chúng ta là ngạ

11
Kinh Sau Sáu – Lần 4 – Tuần 8

quỷ, không có tư tưởng. Rồi nó đưa tới óc thô phù chưa có dây thần kinh óc
đây là của súc sanh.
* Tới loài người có dây thần kinh, qua cái này mới có vấn đề. Thành ra
vấn đề luân hồi sanh tử là do con người, do tư tưởng của con người bắt đầu
cải sửa.
Có cải sửa mới có trời dục giới, trời sắc giới, trời vô sắc giới, mới có sơ
thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, tứ không (không vô biên, thức vô biên, vô
sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ) mới đi vào cái thế giới chuyển nghiệp.
Chuyển nghiệp cho tới cõi trời vô sắc giới, tới phi tưởng phi phi tưởng tương
tợ Alahán, tương tợ Như lai, vậy là cao quá rồi, tự cao, đâu còn tu gì nữa. Tới
chừng gặp Thái tử Si Đạt Ta, Ngài mới thấy chỗ hớ, rồi bây giờ hết thầy rồi,
Ngài phải tự tìm lấy, lấy mình làm thầy là “VÔ SƯ TRÍ”.
Trong kinh nói thời buổi mạt pháp các con không có thầy thì các con đi
vào “vô sư trí” tức là trong lặng lẽ tìm ra, gõ mãi cửa sẽ mở. Nhưng mà gõ
nhằm tứ thiền, tứ không thì chết nữa, nó tương tợ như Như lai, đó kêu là ngũ
ấm ma. Phải có người thọ ký, mà thời buổi này lấy ai đâu mà thọ ký, có ma
thọ ký chớ có ai.
Trong thời buổi này nếu ai xưng là Phật, xưng là Alahán thì đó là
Alahán dỏm. Thành ra thời buổi này là thời buổi chết, đâu có Phật, đâu có
Như lai nên đâu có ai thọ ký. Chúng ta thấy rất là khó. Biết ai bây giờ!!! Thì
thôi “Yết đế, yết đế”. Đi là cứ đi mãi thôi, đừng có mong mục đích, đừng có
gì hết, cứ đi thôi.
Bây giờ theo Tịnh độ thì chúng ta thấy hay hơn, chỉ nhất niệm và phát
nguyện, Phật A Di Đà tiếp dẫn về giáo hội Ngài rồi tiếp tục tu. Về đó thì khỏe
thôi, vô đó nhất định ngày đầu tiên là đắc quả Nhập lưu liền. Cũng như ở cõi
này gặp Phật Thích Ca, nghe Ngài giảng bài pháp một lần là đắc quả Nhập
lưu liền, người nào cũng vậy. Chúng ta trở lại.
5 triền cái đầu tiên đó là “tầm, sát”. Tầm là niệm Phật đếm từ 1-10 trừ
được thụy miên và hôn trầm. Sát là theo dõi tiếng niệm Phật: A Di Đà Phật, A
Di Đà Phật, A Di Đà Phật,… khỏi đếm nữa thì trừ cái nghi.
Chúng ta nên nhớ có 3 cái nghi:

12
Kinh Sau Sáu – Lần 4 – Tuần 8

- Cái nghi của 5 triền cái, đó là trong trạng thái lờ mờ không phân biệt
cái nào thiện, cái nào ác. Đây là cái nghi của người trời có bổn phận trách
nhiệm và quyền lợi.
Mà như thế nào là thiện, như thế nào là ác? Quý vị cũng chưa chắc gì
biết được, nội cái của người trời thôi đó. Nhưng mà Đức Phật rất tài tình,
Ngài biết chúng sanh sau này kẹt. Cái này người trời mà thiện. Thiện là trời,
không thiện là 4 đường ác. Chúng ta thấy là khó khăn.
- Cái nghi của Nhập lưu là thiện ác đều bình đẳng. Qua tới Nhập lưu
rồi thì thiện ác là khác hay là một thứ? Thì Nhập lưu mới biết thiện ác tuy là
hiện tượng giới nhưng bản thể thì thiện ác bằng nhau. Ăn cướp với Phật cũng
bằng trên vấn đề Phật tánh thôi chớ không có khác. Thì cái đó Nhập lưu mới
thấy được, đó là Thánh nhân.
- Cái nghi của Bồ tát Thánh là khác nữa. Tới Alahán nhập Niết bàn
tịch tịnh, vô trong đó rồi thì cho rằng các chúng sanh là giả tạm chớ đâu có,
độ cái gì, nó bời bời làm sao cứu độ cho hết được. Mà không ngờ chúng sanh
với Niết bàn tịch tịnh nó đâu có khác nhau. Thành ra trong kinh có vấn đề:
“Tâm không thì vạn sự đều không.” là của Alahán thôi.
“Tâm chơn thì vạn pháp phải đồng quy chơn.” Nếu tâm chơn rồi thì
địa ngục cũng là Như lai. Niết bàn tịch tịnh là Alahán - Niết bàn tịch chiếu là
Như lai. Tịch chiếu - tịch tịnh đâu có khác mà khác, khác mà không khác.
Chúng ta thấy “tầm - sát”. Cái sát trừ nghi. Khi quý vị niệm Phật khỏi
cần đếm từ 1-10 nữa thì trừ được cái nghi.
Mà cái nghi của người trời là sao? Là không biết cái nào là thiện là ác.
Bây giờ tôi hỏi quý vị, quý vị cũng chưa biết nữa. Đúng ra tôi hỏi từng người
như thế nào là thiện, như thế nào là ác, nhưng vì không có thời giờ.
Bây giờ quý vị cho là thiện mà người ta cho là ác thì sao?
Rồi quý vị cho là ác mà người ta cho là thiện thì sao?
Chẳng hạn mình ăn chay không giết các loài thú, thì mình cho giết các
loài thú là ác. Còn những người khác nói không giết thú là ngu.

13
Kinh Sau Sáu – Lần 4 – Tuần 8

Hồi xưa tôi học bên Công giáo, mấy ông cha nói như vậy đó, nói Chúa
sinh ra loài thú cho mình ăn, không ăn nó đầy đất hết. Mấy ông cha đều là
tiến sĩ, mình nễ cái bằng cấp tiến sĩ nói mình đâu có dám cãi, tôi ăn mặn
tháng 30 ngày, mình nghĩ ổng nói đúng, nếu mình không ăn nó đầy đất hết.
Vậy sao mà người ta đầy đất mà thú nó ăn thịt mình thì mình kêu nó là
ác thú, mình vô rừng coi, loài thú nó nói con người ác lắm phải ăn thịt nó thôi,
không ăn nó đầy đất hết.
Rồi sau này tôi thấy giết gà tôi khổ đau, tới thấy giết bò là tôi bắt đầu ăn
chay trường luôn. Sau này nghe quý sư giảng “Xin đừng giết thú” tôi mới
biết loài thú nó có cái linh hồn, biết cái sự đau đớn của loài vật, nó cũng có
cha, mẹ, anh, em như mình. Bây giờ đi sâu nữa tôi mới thấy cái đúng.
Như vậy thế nào là đúng, thế nào là sai? Mình ăn chay cho mình là
đúng, còn người ăn mặn họ cho là đúng, rồi cãi nhau mãi làm sao đây.
Nếu mình không biết linh hồn là cái gì, cho chết là hết. Trong kinh đức
Chúa nói sinh ra loài thú là để cho mình ăn, chúa nắn ra con người là chúa tể
của muôn vật, ổng là cha nói nên đâu dám cãi, mình là học trò của ổng. Mình
thấy như thế nào là thiện, như thế nào là ác, khó mà phân biệt được. Rồi tới
giữa cha, mẹ, anh, em, chồng, con,… nữa chúng ta thấy cả một vấn đề.
Tôi đã từng kể câu chuyện có cái cô đó có người chồng là nịnh thần,
người cha là trung thần. Ông chồng lập kế giết vua, mà cha là trung thần thì
giết luôn người cha. Thì cổ không biết cái nào là đúng, nếu giết vua thì cũng
là giết cha, còn nếu cho cha hay thì người chồng chết. Vậy cha chết thì chồng
còn, mà chồng chết thì cha còn…. Cuộc đời rất là khó xử.
Bây giờ như thế nào là thiện?
Như thế nào là ác?
Như thế nào là phải?
Như thế nào là quấy?
Bí. Chúng ta thấy khó khăn là ở chỗ đó. Có người nói “làm người thì
khó, làm chó thì dễ”. Nhưng thật sự làm chó còn khó hơn nữa, bởi nó là súc
sanh đâu có hiểu biết gì.

14
Kinh Sau Sáu – Lần 4 – Tuần 8

Thành ra Đức Phật rất tài tình, Ngài đưa ra cái giới luật. Cái giới luật là
trung đạo. Hễ cái gì kẹt là chúng ta trở về giới luật. Nhưng mà giới có những
cái không giải quyết được.
Thành ra Đức Phật mới nói Đạo Phật là Giới - là Định - là Huệ. Cái
giới giúp cho cái định lực mình càng ngày càng mạnh. Mà định lực càng
mạnh thì giữ giới càng dễ dàng. Mà giữ giới càng kỹ càng thì cái định lực
càng mạnh, chúng ta phải nắm chỗ đó.
Thành ra nghe ông thiện nam đó nói, tôi biết ông này không giữ giới, tôi
mới hỏi thì quả thật ông không giữ giới. Cứ sát sanh hoài thì nó phá mình thì
làm sao yên được, ngồi cái tâm nó tán loạn, mà tán loạn là do những cái linh
hồn của loài thú, nhất là ăn gà, vịt, heo, chó,…
Cũng như bà Việt kiều đó bị ma nhập. Tôi hỏi cô có thọ giới, có ăn chay
không? Nói không. Cổ đi mười mấy thầy rồi mà không hết. Tôi nói bây giờ
cô nghe lời tôi sẽ hết, nếu không hết tôi chịu tội hết. Cô trói cột, cô phải mở.
Mà dám làm không? Thì tôi đưa ra điều kiện. Cổ nói làm thì được, nhưng mà
heo, chó, gà, vịt,… cử suốt đời hả Sư? Tôi nói muốn hết thì phải cử suốt đời
chứ sao. Cổ nói không được, cử suốt đới là khó à Sư, cử thời gian cho hết
bệnh thôi. Tôi nói hết bệnh rồi giết thú nữa hả, thì nó nhập lại nữa. Chúng ta
thấy cái ăn là miếng tồi tàn, không dứt được cái ăn, làm sao tu được bây giờ.
Thành ra cõi trời sắc giới là khó, phải trường chay tuyệt dục, không
những heo, chó, gà, vịt,… mà loài thú nhỏ cũng không ăn luôn. 10 giới là
những cây cổ thụ cũng không chặt, tới Tỳ kheo như quý Sư cỏ nhỏ cũng
không được nhổ, vô cớ là nhổ cũng không được.
Cái giới luật giúp cho cái định lực mình càng ngày càng mạnh. Định
càng mạnh để làm cái gì? Để cho tư tưởng được trong sáng, có cái trí tuệ.
Thành ra cái giới giúp cho cái định, cái định giúp cho cái giới, mà cái
định lực mình càng mạnh chừng nào thì cái trí huệ, cái tư tưởng càng sáng
chừng nấy (cái trí huệ này là trí huệ của tư tưởng à chớ không phải trí huệ
bát nhã). Mà nếu cái tư tưởng, cái trí huệ càng sáng thì định lực mình càng
mạnh, mà cái định lực càng mạnh thì cái trí huệ càng trong sáng, mà trí huệ
càng trong sáng thì giữ giới càng dễ dàng, mà giữ giới kỹ thì trí huệ càng
trong sáng. Thành ra chúng ta thấy Giới - Định - Tuệ nó liên can một cách
chặt chẽ.

15
Kinh Sau Sáu – Lần 4 – Tuần 8

Thành ra người nào bệnh tới tôi là hết thôi, nếu mà chịu làm, đừng có đi
tùm lum, không ông thầy nào cứu mình được đâu, đi cả chục ông thầy nếu hết
là tôi chịu thua, tôi chịu tội xuống địa ngục.
Mình trói cột mình phải mở chớ. Mở bằng gì? Bằng Giới - Định - Tuệ.
Mà đây mới là Giới - Định - Tuệ của người trời chớ chưa qua Bát nhã đâu.
Nhưng chính là cái chỗ này là cái bàn đạp giúp cho mình nhận lại cái Bất tử.
Nhưng muốn nhận lại cái Bất tử thì mình phải có sự trăn trở.
Nãy giờ mới đi có triền cái thứ nhất, niệm Phật đếm từ 1-10, niệm Phật
khỏi đếm, khỏi cần niệm Phật, chìm đắm trong trạng thái niệm Phật, ra khỏi
trạng thái chìm đắm, thì đây mới là cõi trời dục giới.
Rồi sau chúng ta đi cõi trời sắc giới cũng bấy nhiêu đó, mà với cái tâm
nhu nhuyến chúng ta điều khiển có thể 7 ngày, 7 tháng, 7 năm. Mà tôi xin
thưa tôi chưa làm được nha. Hồi xưa tôi không biết cái vụ này, nếu biết chắc
có thể tôi làm được, lúc đó thân thể nó khỏe, bởi vì nó đòi hỏi điều kiện. Cái
dỡ của thế giới hiện tượng là phải đủ điều kiện: thân thể khỏe, không khí tốt,
ăn uống cho điều độ và cái hoàn cảnh xung quanh phải thầy sáng bạn lành.
Thành ra bây giờ khó nhập định lắm. Quý vị cũng phải biết.
Tôi ở đây cũng bị mang tiếng là nói Bát nhã mà sống “bất nhã”. Tôi nói
ờ sống bất nhã cũng được, không làm được nhưng mà có một cái hiểu biết, có
được cái bánh vẽ, sau này mình làm cái bánh thiệt thì nó cũng dễ dàng.
Giống như ông Anan chỉ cho Bồ Đề Đạt Đa đắc ngũ thông mà ông chưa
có thông nào, ông mới đắc quả Nhập lưu mà giáo hội ai cũng là Alahán hết.
Đức Phật chết rồi ông khóc, Nhập lưu là còn khóc, còn các vị Alahán tỉnh
queo.
Có những vị Alahán thấy mình độn căn quá, khi Đức Phật chết các Ngài
nhập diệt thọ tưởng định, chết bỏ xác luôn, Nhập lưu đâu có bỏ xác được.
Cuối cùng Ngài Ca Diếp bức xúc Anan, ép đuổi ông ra khỏi Giáo hội không
cho trùng tuyên lại. Ông khổ quá, nhưng có giáo pháp rồi đem ra thực hành
trong 1 đêm đắc Alahán.
Chúng ta thấy cái bánh vẽ cũng ích lợi chớ không phải không. Tôi nghĩ
bây giờ quý vị có cái bánh vẽ cũng được, tôi cũng là cái bánh vẽ thôi. Quý vị
bất nhã, tôi cũng bất nhã mà bất nhã tổ nữa. Thì thôi kệ nó, mình cứ học giáo

16
Kinh Sau Sáu – Lần 4 – Tuần 8

pháp cho vững, rồi may ra khi kẹt quá mình có thể đem ra áp dụng, rủi ro
mình đắc quả hỏng chừng, còn không thì mình về xứ Cực lạc của Đức Phật A
Di Đà.
Tôi nhắc lại bài trả của quý vị, rồi kỳ tới là Trạm xe của Phú Lầu Na và
Xá Lợi Phất cũng vấn đề tư tưởng và Bát nhã nhưng trình bày cách khác, nó
tương đối sáng tỏ hơn. Tôi kể lại câu chuyện giữa Tổ Huệ Năng và Huyền
Giác, và Tổ Bồ Đề Đạt Ma và vua Lương Võ Đế rồi quý vị muốn trả cái nào
thì trả, rồi kỳ tới tôi kể giữa Phú Lầu Na và Xá Lợi Phất.
Câu chuyện giữa Tổ Huệ Năng và Huyền Giác:
Huyền Giác là một tu sĩ hồi thời Lục Tổ cách nay cả ngàn năm. Ông là
một người tự tu còn trong thời buổi tượng pháp, có chứng đắc nhưng không
có ai thọ ký thì sợ mình lọt vào ngũ ấm ma.
Sau khi gặp Huyền Sách là đệ tử Huệ Năng, được Huệ Năng ấn chứng
là đắc quả, nhưng mà cái lời lẽ không được vững vàng. Hai người đối đáp thì
Huyền Giác nhờ Huyền Sách thọ ký cho mình. Huyền Sách nói không dám,
Huệ Năng thọ ký cho tôi, ông nên tìm tới Huệ Năng thọ ký cho, nếu muốn tôi
dẫn Ngài đi.
Hai người đi đến Huệ Năng. Ông mặc áo như quý Sư chừa cánh tay, đó
là biểu hiện sự kính trọng, đi 3 vòng chấp tay xá mà không lạy. Ông thử coi
Huệ Năng đắc quả thì quỳ lạy, còn không thì xá rồi đi về. Ổng đến đây không
phải là tìm pháp môn tu, ổng biết tất cả pháp môn đều là dối gạt, tìm cái đi
thẳng vào cái Thánh quả, bởi ổng đã đi vào Thánh quả rồi, ổng biết không có
pháp môn, “Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật” chớ không có pháp
môn nữa. Huệ Năng hỏi đại đức từ đâu đến mà tự cao, ngã mạn quá vậy.
Huyền Giác nói “Sanh tử là việc lớn, vô thường mau chóng lắm.” Ở đó
mà lễ lạy. Thì Huệ Năng nói “Sao không ngay cái sanh tử mà nhận lại cái vô
sanh, không ngay cái vô thường mà liễu tri cái chân thường.” Thì Đạo Phật có
2 câu đó thôi, một câu Alahán, một câu Như lai. Tổ đưa ra là không có pháp
môn, chỉ nhận lại.
Huyền Giác nói “Nhận lại tức là vô sanh, liễu tri tức là chân thường.”
Tổ nói “Hay quá, hay quá, đúng rồi”. Bây giờ mới quỳ xuống lạy đàng hoàng,

17
Kinh Sau Sáu – Lần 4 – Tuần 8

biết Huệ Năng là không có pháp môn “Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành
Phật”.
Sau khi lạy rồi, ông xin hầu Tổ. Tổ im lặng nhận lời. Khoảng 2 tiếng
đồng hồ ông xin ra về. Tổ mới thử một lần không biết có hiểu theo sách vở
hay không, để đi sâu nữa xem, bởi hiểu theo sách vở vẫn trả lời được, nếu đi
sâu nữa mà ổng linh động trả lời từ alaya của ổng là đúng, không phải là sách
vở nữa. Bây giờ sách vở rất nhiều, tôi cũng sách vở chớ không phải chứng
đắc đâu.
Huệ Năng hỏi “Về sao mà chóng thế?” Nghĩa là về sao mau quá vậy.
“Về mau” là hiện tượng giới. Huyền Giác nói “Vốn mình chẳng động, lấy gì
chóng chầy.”
Huệ Năng mới kéo về hiện tượng “Ai biết không động?” Huyền Giác
kéo về Bản thể “Tự nhân giả sanh tâm phân biệt.” Tự Ngài chẻ dòng nước ra
thành lượn sóng.
Huệ Năng khen nhưng trong đó có bộc lưỡi dao, nếu nhận lấy tiếng
khen là bị đâm chết “Ông thật sự hiểu được cái ý vô sanh.” Huyền Giác biết
nếu mình nhận cái tiếng khen thì bị đâm chết liền, ông nói “Vô sanh há có ý
nữa sao?” Đã là vô sanh mà có tư tưởng vô sanh, đã là Bát nhã mà có tưởng
về Bát nhã thì đâu còn là Bát nhã nữa.
Huệ Năng độc đáo, Ngài đạp một cái cuối cùng đặt 3 cái tư tưởng vào
Bát nhã “Không ý thì ai phân biệt đây?” Cái này là cái cú chết không có lối
thoát nữa. Hồi nảy 1 cái tư tưởng, 1 cái mũi dao, rồi 2, bây giờ đâm luôn 3
mũi dao một lượt, nhưng nếu Huyền Giác đắc quả thì dư sức thôi. Huyền
Giác nói “Phân biệt thì có, nhưng không phải là ý.”
Huệ Năng biết Huyền Giác chính chắn rồi, chín mùi về Bát nhã, không
có gí bằng cách nào được, gí ổng 1 mũi dao, 2 mũi dao, 3 mũi dao mà ông
vẫn thoát được. Tổ nói thôi được ông ở lại 1 đêm, sáng mai hả đi. Thành ra
người ta kêu “một đêm giác ngộ.” Câu chuyện đến đây hết.
Ở đây tôi muốn nói với quý vị vấn đề nhận thức. Nhận thức giữa tư
tưởng và Bát nhã. Từ xưa tới giờ người ta cứ phân biệt tư tưởng và Bát nhã.
Người ta chỉ biết tư tưởng mà không biết Bát nhã. Khi nói tới Bát nhã người
ta cứ tưởng ở đâu đâu trên trời á, không ngờ Niết bàn ngay trong Tam giới,

18
Kinh Sau Sáu – Lần 4 – Tuần 8

Tịnh độ ngay trong Uế độ. Người ta cứ tưởng cõi Uế độ chúng ta đang ở đây
cầu sanh về một thế giới Tịnh độ nào khác, nó ở trên 9 tầng mây á, mà không
ngờ Tịnh độ ngay bây giờ và tại đây, còn cầu đi đâu nữa.
Thành ra quý vị thấy tôi giảng nhiều khi tôi mâu thuẫn, nhưng sự thật
không mâu thuẫn đâu, đi sâu vào rồi mới biết. Nếu chúng ta đi tìm Niết bàn,
Niết bàn là Tịnh độ, mà tìm cái Niết bàn ngoài thế giới Uế độ này thì làm gì
có, cái thế giới Tịnh độ ngay trong thế giới Uế độ. Mà ngay đây rồi thì sao
mà mình còn cầu vãng sanh!!!
Cái đó cũng là cái thắc mắc. Chúng ta nên nhớ, Bát nhã nó sẽ trả lời hết,
cái đó là cái khó khăn mà tôi muốn hỏi quý vị và tôi muốn gài quý vị vô đó.
Đã biết bao nhiêu câu trả lời mà không có câu trả lời nào đúng cái cốt lõi hết,
lướt ở trên không hà, mà không có đi sâu vào cái ý tôi muốn giảng.
Chính bài kinh Sáu Sáu mà tôi giảng cũng vậy. 7 câu hỏi là hết bài kinh
Sáu Sáu là xong. Tôi đặt câu hỏi số 8 -9 tôi gài quý vị vô cái bẩy, cuối cùng
quý vị kẹt vào cái bẩy đó, cứ lẩn quẩn tư tưởng không hà, tôi giảng không
phải vậy.
Trong kinh đó có câu: “Nếu ai cảm xúc với lạc thọ mà hoan hỷ, tán
thán, trú ở, ái trước thì tham tùy miên sẽ tùy tăng. - Ai cảm xúc với khổ thọ
mà than van, than khóc, đập ngực rơi vào bất tỉnh thì sân tùy miên sẽ tùy tăng.
- Ai cảm xúc với bất lạc bất khổ thọ mà không như thật biết sự tập khởi, sự
đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly ra khỏi các cảm thọ ấy thì vô
minh tùy miên sẽ tùy tăng.”
Tôi mới đổi lại: - Nếu ai cảm xúc với lạc thọ mà không như thật biết sự
tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly ra khỏi các cảm thọ
ấy được không? - Nếu ai cảm xúc với bất lạc bất khổ thọ mà hoan hỷ, tán
thán, trú ở, ái trước được không? Thì cứ trả lời lẩn quẩn hoài trong 2 câu hỏi
đó.
Cái này tôi cũng thử cả Giáo hội coi có ai hiểu được cái ý của tôi không.
Tôi thấy cũng chưa ai hiểu hết chỉ có một mình cô Diệu Thái tương đối. Đó là
câu hỏi thứ nhất giữa Huyền Giác và Huệ Năng.
Câu chuyện giữa Tổ Bồ Đề Đạt Ma và vua Lương Võ Đế

19
Kinh Sau Sáu – Lần 4 – Tuần 8

Câu chuyện này cũng giữa tư tưởng và Bát nhã. Bồ Đề Đạt Ma tượng
trưng cho Bát nhã, Lương Võ Đế tượng trưng cho tư tưởng.
Chúng ta thường tưởng tư tưởng và Bát nhã là hai cái khác nhau thì
sai, mà chúng ta nói tưởng tư tưởng và Bát nhã là một là trật. Đạo Phật khó
cái chỗ đó, là 2 là sai, mà 1 là trật. Chúng ta phải hiểu, chúng ta trả lời làm
sao, mà cái cốt lõi như thế nào để từ nay chúng ta nắm mà tu, nếu chúng ta
chia tùm lum làm sao chúng ta tu, mà chia tùm lum như vầy mà do có một cái
một, nắm cái một đi vào tất cả pháp giới.
Bồ Đề Đạt Ma nổi tiếng từ bên Ấn Độ qua đây là con người thay thế
cho Phật, Tổ là thay thế cho Phật, cho Chánh pháp. Bồ Đề Đạt Ma đi trên
nhánh lau, quảy trên vai nhánh dương có 2 chiếc dép.
Thì Chí Công Thiền sư cho biết đây là Thánh nhân đi thăm Bệ hạ, thì
vua tiếp một cách long trọng, ra tới tận ngoài biển đón.
Vừa gặp Tổ Bồ Đề Đạt Ma nhà vua hỏi liền “Trẫm từ ngày lên ngôi tới
giờ xây hơn 72 cảnh chùa và độ hơn 3000 tăng. Vậy có công đức gì không?”
(công đức là trí tuệ, là Bát nhã). Tổ nói không có công đức, không có Bát nhã
gì hết. Vua hỏi “Vậy chớ cái đó là cái gì?” Đó là cái vấn đề của quý vị, như đi
ủy lạo có công đức gì không. Tổ nói “ Đó là phước báo nhân thiên hữu lậu, có
hưởng thì có hết.”
Hôm trước có ai hỏi hữu lậu, vô lậu. Nghe ông Vân Thái nói hữu lậu
không phải cái đó đâu Sư ơi, chữ “hủ” chớ không phải là “hữu”. Tôi nói vậy
mà viết hữu lậu kia tôi đâu có biết, sau nếu có hỏi nên viết cho rõ.
Chữ “hủ” có nghĩa là hủ bại tức là xấu xa, thô tháo, đê tiện, nói mày là
đồ hủ lậu, không phải hữu lậu của Phật giáo, Phật giáo viết là “hữu”. Còn lậu
là rỉ ra.
Hủ lậu là rỉ ra cái đê tiện, tức là con người mở miệng ra là chửi thề,
sống đời sống trộm cướp, gian tham, ăn cắp, cái đó kêu là hủ lậu.
Chữ “hủ” khác chữ “hữu”. Viết vô hỏi tôi mà tôi không biết là muốn hỏi
cái nào, hỏi cái đó có phải danh từ của Phật giáo không Sư. Cái đó là danh từ
của ngoài đời. Ông Vân Thái nói cho tôi hay cái đó người ta hỏi là cái hủ
chìm hủ nổi. Của Phật giáo viết là “hữu lậu”, lậu là rỉ ra đó là tham - sân - si
đấy. Chúng ta trở lại.

20
Kinh Sau Sáu – Lần 4 – Tuần 8

Lương Võ Đế mới nói “chúng tôi có học giáo pháp của Chí Công Thiền
Sư đấy”, cũng như phật tử Ngọc Vân nói có học giáo pháp của ông Sư Khang
đấy mà. Vua hỏi “Vậy Đệ nhất nghĩa Thánh đế là gì?” Chúng tôi cũng biết
chứ, công đức là Đệ nhất nghĩa Thánh đế danh từ khác thôi, tôi biết Đệ nhất
nghĩa Thánh đế chứ, đó là trí tuệ, nên tôi mới hỏi Ngài tôi đạt được cái đó, cái
Đệ nhất nghĩa Thánh đế không. Thì Tổ nói “Hoắc nhiên vô Thánh.” Không có
Thánh phàm gì hết.
Vua nói bao nhiêu đều bị chặt đứt hết. Đệ nhất nghĩa Thánh đế không
có. Lương Võ Đế mới tức hỏi “Vậy chứ ai đứng trước mặt trẫm đây? Ngài
không phải là Đệ nhất nghĩa Thánh đế à? Tôi là phàm phu, Ngài là Thánh
Tăng, phải vậy không?” Thì Tổ nói “Không biết.”
Nhà vua cụt hứng tiu nghỉu như gà mất mẹ, không tiếp nữa, bỏ về. Tổ
Bồ Đề Đạt Ma thấy ông này không thể tiếp nhận Phật giáo được, không tiếp
nhận cái Đạo được, mà chỉ có tiếp nhận cái nhân duyên thì được. Tổ Bồ Đề
Đạt Ma đi qua nước khác.
Vua trở về hỏi Chí Công Thiền Sư “Bồ Đề Đạt Ma có phải là Thánh
không?”. Chí Công Thiền sư nói đó là Quan Âm Đại Sĩ đó ngài. Thì vua
Lương Võ Đế mới giậm chân, vỗ đùi nói trời ơi như thế mà trẫm có mắt như
đui, có tai như điếc, trẫm gặp Thánh nhân mà trẫm không tiếp thu được cái gì
hết, lập tức cho quan quân rượt theo tìm Tổ. Nhưng than ôi! Con chim đại
bàng nó đã vỗ cánh rồi thì không thể tìm được.
Theo cái bài này chúng ta hiểu lầm là không làm phước nữa, không còn
tu cất chùa nữa. Thì cái lầm đó nguy hiểm, bây giờ vẫn tiếp tục cất nữa hay
không, vẫn tiếp tục làm phước độ tăng, giúp đỡ các Sư tu hay không, hay là
không làm? Làm hay không làm?!?
Câu hỏi tôi đặt ra để quý vị thấy là quý vị lọt vào trong đó. Tôi đã giảng
nhiều lần rồi mà quý vị không nắm được cái ý của tôi nói.
Phật tử trả bài.
Tôi xin tóm lại một chút. Tôi rất hài lòng về vấn đề trả bài của chúng ta,
chứng tỏ quý vị có theo dõi, có huân tập vào alaya. Nhưng mà tôi cũng nhắc
cái nữa, chữ nhưng của tôi đấy là “chỉ là con trâu ăn cỏ thôi, là cái bánh vẽ
thôi, còn phải qua cái định lực nữa”. Tôi đòi hỏi quý vị phải qua cái định lực

21
Kinh Sau Sáu – Lần 4 – Tuần 8

tức là phải ngồi thiền thì chúng ta mới có thể đi sâu vào giáo pháp, để qua cái
huệ, rồi cái huệ mới bắt đầu qua Đạo Phật được.
Tôi không biết quý vị ngồi thiền làm sao, chứ bài vở thì tôi tán thán rồi
đó, quý vị có cái hiểu biết, nhưng tôi sợ cái này không phải cái của mình, tôi
thấy trình bày coi bộ hay quá mà không biết có bửu bối hay không, trên đây
tôi nhìn không thấy. Nếu có bửu bối cũng được nhưng phải là cái của mình thì
cũng còn dỡ đấy. Phải nói từ trong alaya, mà muốn nói từ trong alaya thì quý
vị phải có thiền định, đó là điều kiện ắt có và đủ. Tôi muốn ở đây, tối quý vị
sắp thời giờ để có một thời thiền định ít nhất là 1 tiếng đồng hồ, 1 tiếng đối
với người sơ cơ thì quá nặng vì nhức chưn, đau giò, mõi lưng đó là cả một
vấn đề khó khăn.
Nhưng muốn đi sâu vào thiền định thì phải có hoàn cảnh, quý vị ngồi
trong phòng khó đi đến lắm, phải qua những bãi tha ma, nghĩa địa, những bãi
đất trống, bờ biển, sông rộng, nhờ đó cái tâm thoải mái. Ngồi trong phòng
chắc quý vị nhập ngũ thiền, ngồi là quý vị gục hà, thấy nó khó. Bây giờ bắt
đầu nắng chúng ta tổ chức đi biển Ba Động, bờ biển đó tôi thấy trống trơn, dài
lắm, rất đẹp, ở đó bãi cát sạch sẽ, chỗ đó có mấy cái mái che bỏ trống có lẽ
trước đây là khu du lịch, chúng ta có thể vô trong đó độ cơm, hoặc nghỉ mát
rồi ra bờ biển ngồi thiền, tôi đã đi tới đó 2-3 lần rồi, khu du lịch hiện nay cách
đó 7-8 km.
Cái thiền định phải vững chắc thì cái bài vở chúng ta mới được rành, cái
giới chúng ta mới giữ vững được, thì cái trí tuệ mới sáng tỏ.
Cái Giới - Định - Tuệ nó dính liền nhau, hiện tượng giới thì nó khác
nhau hoàn toàn mà nó dính liền nhau một cách chặt chẽ giống như cái kiềng 3
chưn mà người xưa thường thí dụ. Rồi từ đó chúng ta mới qua Bát nhã thì cái
kiềng 3 chưn thật sự có một chưn thôi, cái đó là nhà một cột, muốn qua cái đó
thì hơi khó. Một cột nó có 3 mặt: mặt giới - mặt định - mặt huệ, còn bây giờ
chúng ta đi cái kiềng 3 chưn. Quý vị trả bài tôi nắm rồi đó, còn cái thiền định
thì tôi không biết ra sao.
Chúng ta thấy cái thiền giúp cho cái văn nó sáng tỏ, nó rõ ràng, rồi nó
giúp cho cái trí tuệ, đây chưa phải trí tuệ Bát nhã mà là tư tưởng được trong
sáng, từ đó chúng ta mới thấy rằng cái tư tưởng nó đưa chúng ta đi tới chỗ
sáng suốt, thông minh, nhưng mà nó bất lực, nó chướng ngại trên con đường

22
Kinh Sau Sáu – Lần 4 – Tuần 8

giải thoát, cái đó chỉ có tư tưởng trong sáng mới nhận biết được, từ đó nó bắt
đầu im bặt.
Tư tưởng, không thể chấm dứt nó được, khi nào nó thấy bất lực nó mới
im bặt, tức là những cái lượn sóng cao bắt đầu xuống thành những lượn sóng
thấp, lượn sóng ác bắt đầu trở về lượn sóng thiện. Sóng thiện vẫn là sóng,
nhưng mà sóng thiện nó mới thấy rằng nó bất lực thì nó mới nhận được cái
dòng nước, dòng nước nằm ngay trong sóng. Đó là vấn đề mà ý tôi muốn nói,
tôi trăn trở mấy mươi năm nay, tôi muốn cả pháp hội chúng ta phải đi tới chỗ
đó.
Cái thứ hai là tôi chú trọng tới thiền định. Chúng ta cũng có thể đi ra
ngoài vàm, ngoài vàm cũng rộng nhưng không bằng bờ biển đâu, thì tự nhiên
thấy cái tâm mình cởi mở, chúng ta sẽ dễ dàng nếu đi qua nhị thiền rồi thì
chúng ta dễ lọt vào hư không vô biên. Cô Khánh Hồng hay hỏi hư không vô
biên là gì, thì đi ra bờ biển rồi biết.
Ra biển, mình nhìn trời, mây, nước mênh mông bao la thấy mình như 1
hột cát ở trong bãi biển, tới chừng đó mình thấy mất thân. Nếu đi qua nhị
thiền rồi thì thấy “thân là hư không - tâm là hư không - hoàn cảnh chung
quanh là hư không” thì không còn con người mình, cái lòng tham mình sẽ nhẹ
đi, những người nào tham tiền, tham nhà cửa tranh chấp này kia đó, nhất là
những người bệnh tâm thần. Bây giờ hầu hết ai cũng bệnh tâm thần vì cuộc
sống bây giờ quá vất vã. Mà chúng ta còn đỡ à, Việt kiều còn hơn nữa, nó làm
việc như cái máy. Ở Việt nam chúng ta thấy còn tu được.
Tôi muốn hướng dẫn quý vị tu, vì bây giờ chúng ta còn tu được thì
chúng ta cố gắng tu.
Việt nam tôi thấy tuy cuộc sống vật chất ít, có người nghèo nhưng mà
chưa có chết đói. Ở miền Nam lúa gạo nhiều, bất quá là ăn kham khổ một
chút, sống đơn giản một chút, thì miền Nam chúng ta thấy sung sướng. Còn
miền Bắc - Trung thì cực à, vì đất không có, gạo rất mắc, rồi bão táp, lũ lụt ở
miền Trung bị nhiều. Miền nam mình rất là có phước, nếu quý vị không tu là
quý vị kẹt à, hễ có ngày là phải có đêm, hễ có tối thì phải có sáng,...
Hồi xưa miền Nam này chiến tranh tàn nhẫn, vô nhân đạo nhất, thế giới
còn la trời mà, nhưng bây giờ lại yên nhất thế giới, thì chúng ta cố gắng tu,

23
Kinh Sau Sáu – Lần 4 – Tuần 8

bớt đi cái ăn - mặc - ở - bệnh, sống đời sống đơn giản. Tôi thấy bây giờ quý vị
khó đơn giản lắm, những ai hay chưng diện, lòe loẹt gặp là tôi nói thẳng liền.
Tôi muốn quý vị làm sao được vãng sanh, muốn quý vị làm sao thành
Phật chứ đừng có làm người trời nữa.
Mà quý vị vì không hiểu giáo lý nên thích làm người trời. Cõi trời thì tốt
rồi đó, sung sướng, hạnh phúc thanh nhàn nhưng hết phước thì luân hồi,
giống như Lương Võ Đế mà Bồ Đề Đạt Ma nói hết phước là luân hồi trở lại.
Mình làm sao giải thoát, nếu mà không được Nhập lưu thì cũng phải
vãng sanh về cõi Phật A Di Đà để tiếp tục tu, về đó đắc quả Nhập lưu liền,
không còn ở 4 đường ác nữa, từ đó mình tiến thẳng tới quả Alahán, Phật.
Vậy một lần nữa tôi xin nhắc lại, quý vị cố gắng về ngồi thiền. Nếu có
nhân duyên thì chúng ta tổ chức ra bờ biển ở Ba Động, nếu cần chúng ta bao
xe đi nguyên ngày, mang cơm theo, chúng ta ngồi thiền, chiều trở về, nếu ai
không có phương tiện thì thôi. Tôi thấy cái hoàn cảnh đó chúng ta dễ đi vào
định, ai mà chưa biết ngồi thiền ra đó thấy biển rồi là muốn định thôi, ngồi đó
rồi đó là thấy muốn nhập định thôi, nhờ cái cảnh, cái cảnh nó tạo tâm.
Thành ra Đức Phật thường nói hoài “Tu là phải có thiện trí thức, có cái
hoàn cảnh thuận duyên.” Ngài thường nói ngồi thiền trong căn nhà trống,
dưới gốc cây, trước bờ biển, trước chỗ trống, mà ngồi thiền không phải ngồi ở
trong cốc, trong nhà nấu cơm, ngồi xuống là đừng có bận gì hết nhen, nghe
rột rẹt một cái thì sợ ăn trộm thì không thể tu được.
Thành ra trong tịnh xá là tôi không tổ chức mua cái gì mắc tiền hết, đồ
mắc tiền thì quý vị đem về nhà hết, để đồ rẻ rẻ mà nó có lấy thì cứ lấy. Thành
ra trong nầy tôi không chịu để những cái gì mắc tiền, quý vị thấy cửa đâu có
đóng then gài gì đâu, như vậy mà khỏe, ăn trộm có vô nó cũng đi rảo trước
coi mình có đồ quý không, ở đây nó có lấy cũng không có món gì đáng giá
hết, thì quý vị thông cảm cho tôi, trong tịnh xá này tôi không chịu chứa đồ
nhiều.
Một lần nữa tôi xin nhắc lại, quý vị cố gắng ngồi thiền. Cái thiền định
nó giúp cho bài vở mình càng ngày càng sáng tỏ là có tư tưởng trong sáng,
và giúp cho mình học bài làm bài dễ dàng tức là có định. Mà định là chính,
định nó giúp cho mình giữ giới được dễ dàng, định nó sẽ làm cho cái tư tưởng

24
Kinh Sau Sáu – Lần 4 – Tuần 8

mình sáng tỏ. Giới sẽ giúp cho thiền định đi sâu, thiền định đi sâu nó sẽ giúp
cho mình có cái ý chí chống lại cái cuộc sống khó khăn trong thời buổi này,
rồi nó làm cho mình sáng tỏ, nhờ sáng tỏ nó giúp mình giữ giới rất dễ, nhờ
giữ giới nó làm cho tư tưởng mình sáng tỏ, 3 cái này nó khắn khít nhau như
cái kiềng 3 chưn, gảy 1 chưn là 2 cái chưn kia tiêu. Nhưng mà cái định là
quan trọng nhất, nó nối liền giữa cái giới và huệ.
Kỳ tới có thì giờ tôi sẽ giảng kinh Trạm xe cách tu tập của thời Đức
Phật cuộc trao đổi giữa Ngài Xá Lợi Phất và Ngài Phú Lầu Na, chúng ta sẽ
thấy bài đó cũng tư tưởng và Bát nhã thôi, nhưng mà cách tu hồi xưa rõ ràng
sáng tỏ.
Vậy trước khi dứt lời, một lần nữa tôi xin cầu chúc cho pháp hội chúng
ta, cũng như toàn thể pháp giới chúng sanh đều chóng vãng sanh Cực lạc và
thành Phật đạo.
Nam mô A Di Đà Phật.

25

You might also like