You are on page 1of 26

-1-

SƯ GIẢNG
ở Mũi Né – Phan Thiết
------------------
Bây giờ tôi hỏi thử trình độ của cô Như Nhật coi tới đâu.
1/ 5 GIỚI CẤM – 5 HẠNH LÀM:
*Sư nói: Cô Như Nhật trả bài cho tôi 5 hạnh không làm, 5 hạnh phải làm:
- Dạ, bạch Sư: Một là không sát sanh còn phải phóng sanh. Hai không trộm
cắp còn phải bố thí. Ba là không tà dâm còn phải tiết dục. Bốn là không nói dối
còn phải nói lời chân thật và ái ngữ. Năm không dùng các chất say nhất là rượu
để quán vô thường - vô ngã - khổ đau.
2/ VÔ THƯỜNG – VÔ NGÃ:
*Sư hỏi: Cô Như Nhật trả lời Vô thường là gì? Vô ngã là gì?
- Thưa bạch Sư, vô thường - vô ngã con xin chia làm hai: của vũ trụ và của
nhân sinh.
Vũ trụ: Do cái niệm mê mờ từ vô thủy tạo thành cái dòng chuyển biến liên
miên tương tợ tương tục không ngừng nghỉ từ Tâm chuyển thành thức, đây là vô
thường tuyệt đối. Rồi từ cái dòng chuyển biến đó trùng trùng duyên khởi ánh biến
hiện ra vô vàn vạn vật chúng sanh và các pháp, đây là vô ngã của pháp giới. Đó là
cái nhìn của Như Lai.
Nhân sinh: vô thường là cái nhận thức là những suy nghĩ của mình, gọi là vô
thường tương đối. Còn xác thân này do tứ đại hợp thành hay nói cách khác là do
mắt, tai, mũi, đầu, mình, chân, tay… kết thành cái thân thể con người, gọi là vô
ngã.
*Sư hỏi: Như thế nào là Vô thường tuyệt đối, như thế nào là Vô thường tương đối
?
- Thưa bạch Sư, vô thường tuyệt đối là cái “nhìn, thấy, nghe, hay, biết” mà
chỉ “lặng lẽ” tiếp nhận tất cả mọi tiến trình diễn biến của sự vật như thế nào nhận
như thế nấy. Còn vô thường tương đối cũng là cái “nhìn, thấy, nghe, hay, biết”
nhưng mà “chạy theo sự vật để phân biệt”.
*Sư hỏi: Cô nói thí dụ thực tế qua xác thân, cô nhìn làm sao là Vô thường tương
đối, nhìn làm sao là Vô thường tuyệt đối ?
- Dạ thưa. Qua xác thân con, vô thường tương đối là nó phải trải qua một thời
gian chu kỳ là sinh-già-bệnh-chết. Còn vô thường tuyệt đối là thời gian chuyển
biến sát na, sinh diệt tương tục tạo thành cái dòng chuyển biến không bao giờ
ngừng nghỉ, nó làm nền tảng cho vô thường tương đối nương vào mà tạo thành
dòng chuyển biến chu kỳ của xác thân này.
*Sư hỏi: Bây giờ nhìn cái cốc này, cô trình bày như thế nào là Vô thường tuyệt
đối, như thế nào là Vô thường tương đối ?
- Dạ thưa. Cái cốc này là theo quy trình sinh-trụ-dị-diệt. Khi đủ duyên được
cất lên thành cái cốc thì gọi là sanh, rồi qua thời gian cái cốc này biến hoại dần và
mục nát và hết duyên nó gãy đổ, đó là vô thường tương đối. Còn vô thường tuyệt
đối thì trong vũ trụ này lúc nào cũng có nó. Nó là cái dòng chuyển biến tương tợ
tương tục từ Tâm chuyển thành thức, nó làm nền tảng để hình thành vô thường
tương đối của cái cốc này. Do đó, vô thường tương đối có vô thường tuyệt đối
nằm ẩn trong đó.
-2-
*Sư hỏi: Vô thường tương đối là cái nhìn của chúng sanh nào ?
- Dạ thưa. Vô thường tương đối là cái nhìn của chúng sanh trong tam giới.
*Sư hỏi: Bốn đường ác (địa ngục, ngạ quỹ, súc sanh, atula) có vô thường tương
đối không ?
- Dạ thưa có. Mỗi cái nhìn của nó đều có, nhưng mà nó không bao giờ nhận
được, bởi vì tâm thức nó quá u tối nên không nhận được. Cái thứ hai là vì nó
chưa có mạtna cho nên cái cảm giác, cái ý thức của nó lờ mờ vì thế không bao
giờ nó nhận định được đó là vô thường tương đối.
*Sư hỏi: Bốn đường thiện có vô thường tuyệt đối, vô thường tương đối không ?
- Dạ bạch Sư có. Tại vì tất cả chúng sanh trong tam giới đều lấy vô thường
tuyệt đối làm nền tảng, không có thì không thể hình thành vô thường tương đối
được. Và mỗi chúng sanh có tầm nhìn khác nhau. Ví dụ con nói vô thường tương
đối của người và trời dục giới là lấy ngoại sắc để mà nhận định hoặc lấy xác thân
phù trần của mình để mà nhận định theo quy trình của thời gian, đó là vô thường
tương đối. Hoặc con nói là lấy cái tâm phân biệt ngoại sắc để chiếm hữu thì đó là
vô thường tương đối của người và trời dục giới. Còn nếu tâm phân biệt chạy theo
nội sắc để mà chiếm hữu cảm giác thì đó là vô thường tương đối của cõi trời sắc
giới. Còn cõi trời vô sắc giới thì người ta ôm lấy cái tâm tưởng để nhớ nghĩ cái
cảnh giới mà người ta đã từng trải qua hoặc là nhớ nghĩ lại những ảnh tượng từ
trong alaya đưa ra để chiếm hữu cái mông lung thì đó là vô thường tương đối của
cõi trời vô sắc giới.
*Sư hỏi: Vô thường của tứ Thánh là gì ? - Dạ bạch Sư. Khi đi vào dòng
Thánh thì:
. Nhập Lưu thấy được vô thường tuyệt đối của sắc uẩn là tiến trình chiếm
hữu bên ngoài của 4 đường ác .
. Nhất Vãng Lai thấy rõ vô thường tuyệt đối sắc uẩn của người và trời dục
giới, là dòng chuyển biến tâm tưởng của người và trời dục giới.
. Bất Lai thấy rõ vô thường tuyệt đối thọ uẩn của trời sắc giới, là dòng
chuyển biến tâm tưởng của sơ thiền, nhị thiền, tam thiền.
. Alahán thấy rõ tất cả đều là vô thường tuyệt đối. Bởi vì Alahán thấy rõ được
vô thường tuyệt trong vô thường tương đối của tam giới và thấy rõ vô thường
tuyệt đối của 3 mặt trăng.
*Sư hỏi: Alahán, cái Vô thường tuyệt đối là sao ?
- Thưa bạch Sư. Alahán như thật biết dòng chuyển biến tâm thức của tam giới:
cõi dục, cõi sắc, cõi vô sắc và thấy rõ được dòng chuyển biến của ba mặt trăng:
thứ 1, thứ 2, thứ 3 nhưng chỉ thấy được vọng tưởng kiên cố của mặt trăng thứ 1
mà thôi.
Sư giảng vô thường – vô ngã:
Nhập Lưu, cái vô thường của Nhập Lưu thấy được sắc trần của dục của dục
giới tức là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, atula, họ chưa thấy được người trời. Còn
cái vô thường của Nhất Vãng Lai thấy cõi dục của dục giới mà cao thượng tức là
của người trời, đây cũng còn là dục giới đấy nhưng mà cao thượng. Còn tới cái
vô thường của Bất Lai cõi dục của dục giới thì chấm dứt rồi, Bất Lai thấy cõi dục
của sắc giới tức là sơ, nhị, tam thiền. Còn Alahán thì thấy toàn diện hết tức là tất
cả chỉ nằm ở hào quang thôi, sáng lòa chứ không có hình tướng gì hết, xuyên qua
-3-
cái Nhập Lưu thấy giống như Nhập Lưu nhưng mà đi sâu vào đó nữa chỉ là hào
quang, thấy giống như Nhất Vãng Lai nhưng đi sâu vào nữa cũng là hào quang,
thấy giống hệt như Bất Lai mà đi sâu nữa cũng là hào quang. Thành ra tam giới
này đối với Alahán nhập diệt thọ tưởng định cũng toàn là hào quang thôi. Còn khi
thị hiện ra cõi đời, thấy giống hệt như sơ, nhị, tam thiền, tứ thiền, giống hệt như
Nhập Lưu, Nhất Vãng Lai, Bất Lai nhưng mà không dính mắc cõi nào hết, toàn
thể là một vùng hào quang. Thành ra khi bỏ xác các Ngài trở về hào quang thôi,
đừng có trông mong kiếm các Ngài. Khi còn xác thân thì nương xác thân kiếm
được các Ngài qua xác thân, nếu cõi dục giới thấy ngài là có tướng, các cõi sắc
thấy Ngài là sắc, các cõi vô sắc thấy Ngài là vô sắc. Ngài thật sự khi nhập diệt thọ
tưởng định rồi thì dù cho Bất Lai cũng không thấy được các Ngài, chỉ có Alahán,
Như Lai mới thấy được các Ngài mà thôi. Ngồi tham thiền hoài tự nhiên hiểu hà,
cái hiểu nó đến với mình chứ không ai giảng mình hiểu được hết, nó đến rồi thì
nhớ hoài, chứ còn người ta giảng nghe qua rồi cũng sẽ quên, mấy cô cứ ôn tới ôn
lui hoài mười mấy hai chục lần mấy cô hiểu thôi. Cô này tu đi sâu. Mấy cô hiểu
mà hiểu bên ngoài thì như lục bình trôi, hiểu như vậy thì thôi rồi.
Thành ra cái vô thường có 4 cách giảng:
- Cách giảng của 4 đường ác (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, atula) thì vô thường là
chân thường, vô ngã là chân ngã.
- Cách giảng của 4 đường thiện thì bắt đầu có phân tích, có tổng hợp. Người trời
dục giới bắt đầu có mạtna để phân tích tổng hợp, mạtna của cõi người trời dục
giới còn ấu trĩ lắm. Tới cõi trời sơ, nhị, tam thiền thì mới thấy vô thường, vô ngã
là do tổng hợp lại. Vô thường là cái nhận thức của mỗi người, vô ngã là đối tượng
nhận thức, hai cái đó phải tương ưng nhau, nếu là cõi người thấy nước là nước,
mà cõi trời thấy nước là lưu ly, mà 4 đường ác thì cõi thủy tộc thấy nước là
không khí là nhà ở của mình. Mỗi chúng sanh, nếu theo mình thì cái nào cũng trật
hết mà cái nào cũng đúng hết, đúng đối với trình độ mỗi chúng sanh, trật là trật
theo sự thật của pháp giới.
- Cách giảng của tứ Thánh. Nhập Lưu thì thấy được 1/4, chưa thấy được cõi
người và trời dục giới, thấy được 4 đường ác là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh,
atula, thấy đúng nó như nó, nhưng mà đúng là đúng theo Nhập Lưu tức là nó là
do nhiều cái ráp lại, nó không có tướng, đó là Nhập Lưu. Nhất Vãng Lai thấy rõ
cõi người và trời dục giới nhưng còn kẹt sơ, nhị, tam thiền. Bất Lai thấy rõ cõi
sắc giới, nhưng tứ thiền sắc giới và tứ không nhìn không rõ. Tới Alahán lúc sống
thì thấy tất cả đều giống hệt, 4 đường ác thì thấy như 4 đường ác, đồng thời thấy
như người trời,… đồng thời thấy nó là vùng hào quang, luôn luôn con mắt Ngài
đi hết mọi chúng sanh nhưng mà còn hình tướng thì y hệt. Khi nhập diệt thọ
tưởng định rồi không có xác thân nữa, các Ngài cũng là vùng hào quang thôi, dù
cho Bất Lai cũng không nhìn biết các Ngài ở đâu.
- Cách giảng của Như Lai. Alahán thị hiện mới qua Như Lai. Như Lai là pháp
thân, còn Alahán chỉ đi báo thân, chừng nào là ứng hóa thân thì xác thân giảm
từng phần. Chừng nào ứng hóa thân vô lượng cõi, vô lượng chúng sanh thì bây
giờ mới thành Như Lai được.
Vậy tóm lại, 4 cách nhìn: Cách nhìn 4 đường ác vô thường vô ngã là chân thường
chân ngã, nó cố định bất biến. Còn 4 đường thiện, vô thường là cái nhận thức của
-4-
mỗi người, vô ngã là đối tượng của nhận thức. Nhận thức của mỗi người thuộc về
thời gian có quá khứ, hiện tại, vị lai còn đối tượng nhận thức là không gian có 10
phương, đó là vô thường vô ngã của người trời. Còn tới tứ Thánh. Thánh Nhập
Lưu thấy được 1/4 sự thật của xác thân của 4 đường ác. Nhất Vãng Lai thì thấy
được 2/4 sự thật của xác thân của người trời dục giới. Bất Lai mới thấy được 3/4
sự thật của sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, thấy rõ cái xác thân này, rồi thấy qua
được cảm giác. Tới Alahán thấy rõ được sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, thấy rõ
được tứ thiền, tứ không. Cái khó nhất là tứ thiền tứ không. Tứ thiền là cái cõi
không có xác thân bên ngoài cũng không có xác thân bên trong luôn, tất cả đều là
hào quang. Chúng ta có 2 thân: thân bên ngoài là phù trần căn, thân bên trong là
tịnh sắc căn (dây thần kinh), còn thân thứ ba là tư niệm thực. Các phù trần căn ở
bên ngoài kêu là đoạn thực, còn cái bên trong kêu là xúc thực tức ăn bằng cảm
giác không còn ăn uống bên ngoài nữa, cái hỷ lạc đó có thể sống 50, 70 chục
năm, 7000 năm nếu đi sâu, còn không thì 7 bữa, mà cái hỷ lạc thì không có ăn
uống ngủ nghỉ tiêu tiểu gì hết, còn cái đoạn thực là phải có sắc-thinh-hương-vị-
xúc-pháp tức là sắc-tài-danh-lợi-ăn-uống-ngủ-nghỉ, cõi này ở đó còn chiếm hữu
bên ngoài. Tới cõi trời thì sung sướng rồi, nhưng mà cái cảm giác nó vẫn hoại
như thường, nó hoại cũng còn khổ, khổ về hoại khổ, còn đoạn thực thì cái này là
cái hoại về khổ khổ, bên kia tạm đè nén thôi, chứ còn Nhập Lưu, Nhất Vãng Lai
tới Alahán mới dứt hẳn cái khổ khổ. Còn thân thứ ba là tư niệm thực là cõi trời
vô sắc ăn bằng tư niệm thực tức là không ăn bằng cảm giác, không ăn bằng xác
thân mà ăn bằng tư niệm thực tức là alaya cung cấp chất liệu cho mạtna, mạtna
mới đưa qua tư tưởng, tư tưởng mới tạo cảnh giới toàn bằng tư tưởng do suy
nghĩ, xác thân là hư không, cảnh giới là hư không, cái hiểu biết mình là hư không
rồi thì chìm đắm trong hư không do tư tưởng tạo ra. Tư tưởng thì không có cảm
giác, trong kinh nói cảm giác bất lạc bất khổ thọ thì đó cũng là cảm giác trá hình
không vui không buồn, vì có xác thân đâu mà có cảm giác, có dây thần kinh đâu
mà có cảm giác, có cái óc đâu mà có cảm giác, không có xác thân, không có phù
trần căn, không có tịnh sắc căn, không có gì hết, nhưng mà có cái tư tưởng. Cái tư
tưởng này nó khó đó, cái này phải tham thiền chứ tôi không giảng rành đâu, mỗi
người phải tự mình suy nghĩ lấy. Rồi tới cái thứ 4 là thức thực thì đây là không
có xác thân, không có tư tưởng, sống bằng cái lặng lẽ thôi cái này có Nhập Lưu,
Nhất Vãng Lai, Bất Lai, Ahahán. Nhập Lưu thì được 1/4, 1/4 là thấy được sự thật
cái xác thân. Nhất Vãng Lai được 2/4 là thấy sự thật phần nào về cảm thọ của
người và trời dục giới. Bất lai được 3/4 là thấy được sự thật về cảm thọ của sơ
thiền, nhị thiền, tam thiền. Còn tứ thiền tứ không chỉ có Alahán mới thấy nổi vì
nó là cái vùng hào quang thì tới đây là thấy toàn diện tức là 4/4 tức là 24/24.
Người này (Alahán) không còn trở lại tam giới nữa, nếu muốn trở lại là làm Bồ
Tát, còn nếu không thì lúc còn sống thấy toàn thể là hào quang nhưng mà thấy sự
vật qua hào quang. Khi nhập vào diệt thọ tưởng định thì sự vật không còn, mà
nếu không còn thì chỉ còn vùng hào quang nên chúng ta không thể tìm các Ngài
được. Các Ngài nhập diệt thọ tưởng định các vị không có kêu là chết (diệt là làm
mất đi, thọ là cảm giác, tưởng là tư tưởng hay là tri kiến) mà nhập diệt thọ tưởng
định tức là nhập vào tư tưởng, tất cả cái thấy cái biết đều mất hết chỉ còn sự yên
lặng trùm khắp. Đại khái vô thường vô ngã là có 4 cách nhìn mà tu từ từ, nếu
-5-
hiểu rõ rồi thì không lọt vào ngũ ấm ma. Nếu mà nhận 4 đường ác đó là Nhập
Lưu thì lọt vào ngũ ấm ma của người trời; còn nếu nhận mà cho người trời là xác
thân thì lọt vào ngũ ấm ma của Nhất Vãng Lai, cõi người và trời dục giới thì
Nhất Vãng Lai đi tới cái này; còn Bất Lai thì thấy được sơ thiền, nhị thiền, tam
thiền nếu nhận vô tam thiền là Bất Lai thì lọt vô ngũ ấm ma; còn nhận cái tứ thiền
tứ không thì lọt vô ngũ ấm ma của Alahán thì bây giờ lọt vào tứ thiền. Tôi mà
không nhờ Duy Thức, không nhờ Thủ Lăng Nghiêm thì lọt vô đó, nó mê lắm gọi
là mê hồn trận. Thành ra bài kinh 6-6 nó rất là rành, tôi rất phục, mà không biết
Đức Phật nói sao mà các Ngài đi sâu được, Ngài giảng lần đầu 60 vị đắc quả
Alahán liền tại chỗ, tới Xá Lợi Phất giảng lại lần thứ 2 thì 60 vị đắc quả Alahán
liền tại chỗ, có một vị giảng sau này ghi lại có 10.000 vị đắc quả Alahán, nhưng
tôi nghĩ là 1.000 thôi, bởi vì Đức Phật độ được có 1.250 vị thôi.
Mấy cô phải quán “nếu ai cảm xúc với lạc thọ mà hoan hỉ tán thán trú ở ái trước”
qua 15 hạng chúng sanh đó thì mới thấy 15 hạng chúng sanh của tôi rất hay,
không có kinh nào có, đại thừa cũng không có mà tiểu thừa cũng không. Của Sư
Trưởng là 13, tôi thêm 2 cõi trời nữa.
Lạc thọ, mấy cô biết lạc thọ thì tứ thiền không có mà nó kêu là bất lạc bất khổ,
tam thiền mới có lạc thọ, thành ra tam thiền là xác thân bên trong, không có xác
thân bên ngoài “ly hỷ diệu lạc” trong thiền bỏ “cái hỷ”, mà mấy cô nên nhớ cái
hỷ là cái mừng là xác thân bên ngoài, còn cái lạc là cái vui là xác thân bên trong.
Xác thân bên trong tức là dây thần kinh, xác thân bên ngoài là phù trần căn là mắt
tai mũi lưỡi thân. Xác thân bên trong là dây thần kinh thị giác, thính giác, khứu
giác, vị giác, xúc giác. Bây giờ tôi mới hiểu sâu, hồi đó không hiểu được như
vầy, ngồi lâu mới thầy. Thành ra 4 đường đó trong kinh Nguyên Thủy rất là rành
“người hành giả phải diệt 5 triền cái”. Mấy cô cũng không rành 5 triền cái.
3/ 5 TRIỀN CÁI:
*Sư nói: Cô Như Nhật nói cho tôi nghe 5 triền cái là gì ?
- Thưa bạch Sư. 5 triền cái là: 1. Hôn trầm, 2. Nghi, 3. Sân, 4. Phóng dật, 5.
Tham dục.
*Sư hỏi: Hôn trầm mà có thụy miên không ?
- Dạ. Hôn trầm nếu là thụy miên đó là của người với trời, thì là hôn trầm là
thụy miên có nghĩa là buồn ngủ.
*Sư hỏi: Hôn trầm với thụy miên khác nhau sao ?
- Dạ. Hôn trầm có 2 nghĩa: cái thứ nhất buồn ngủ, cái thứ hai là tâm mơ mơ
nửa tỉnh nửa mê.
*Sư hỏi: Hôn trầm là cái gì ?- Dạ. Hôn trầm là trạng thái mơ mơ không tỉnh táo.
Sư giảng 5 triền cái:
Chỗ này cô Như Nhật chưa rành. Hôn trầm với thụy miên khác nhau xa
lắm.
. Thụy miên: miên là mê, thụy là ngủ, thụy miên là ngủ gục không còn biết trời
đất gì hết, ngủ gục lên gục xuống không còn biết gì hết, kêu là ngủ mê, người ta
kêu mình không biết, không biết nảy giờ mình đi đâu nữa.
. Hôn trầm: hôn là mê, trầm là chìm đắm, hôn trầm là chìm đắm trong trạng thái
mơ mơ, nửa tỉnh nửa mê, trạng thái này dễ lọt vào lắm. Ông Thiện Minh lọt vào
trong đó 2 năm. Nó thức thì không phải thức, nó ngủ thì cũng không phải ngủ,
-6-
người ta đang nói chuyện bên ngoài thì nghe hết nhưng hỏi nghe cái gì thì không
biết cái gì hết, nó mơ mơ, chỉ nghe tiếng người nói có khi không biết tiếng người
nam hay nữ, có khi chỉ biết tiếng người nữ nhưng không biết cô nào, chó sủa thì
biết nhưng mà biết mờ mờ, cái mờ mờ kêu là hôn trầm. Trầm là chìm đắm, hôn là
mê; chìm đắm trong trạng thái mơ, lúc thì tỉnh lúc thì mê. Lúc ngồi thiền, ở ngoài
có tiếng động thì biết hết nhưng tiếng động của chó sủa hay là tiếng người ta nói
thì không biết, tiếng người nói không biết nam hay nữ, có khi biết nam nhưng mà
không biết người nào. Ở đây cũng có nhiều lớp trong đó nhưng mà biết không có
rành thì kêu là mờ mờ. Cái hôn trầm nó cao hơn thụy miên, thụy miên là không
còn biết trời đất gì nữa hết, hôn trầm thì biết nhưng ở trạng thái sảng khoái lắm,
nó mê trong đó. Ông Thiện Minh nằm 2, 3 tiếng đồng hồ trong đó. Tôi hỏi, ông
nói “con lúc này ngồi thiền sướng lắm Sư ơi ! lọt vào cái mơ màng không phải
mê mà không phải tỉnh”. Tôi nói “chết rồi ông lọt vào hôn trầm”. Ông nói “vậy
sao Sư ?”. Tôi nói “không phải là thụy miên vì không có ngủ gục nhưng mà ông
nửa tỉnh nửa mê cái trạng thái này khó ra, biết thì mới ra được, không biết thì khó
ra”, ông chìm đắm mấy năm trời, tới chừng tôi chỉ, ông mới biết.
Cho nên biết một cái thì phải biết thật rõ, biết mờ mờ thì gọi là vô minh. Vô minh
là mờ mờ (vô là không, minh là sáng”. Vô minh là không sáng, mờ mờ thì nửa
tỉnh nửa mê. Trạng thái mà khi cô thức giấc mà cô muốn ngủ lại, trạng thái đó là
trạng thái ngủ mê, biết xung quanh hết nhưng biết gì thì không rõ, biết có người
nói chuyện nhưng không biết người nam hay nữ, tiếng động, tiếng chỏ sủa hay
tiếng máy nó kêu nhưng nó không rõ, trạng thái này thích lắm, nó không phải mê
mà cũng không phải tỉnh thì cái này kêu là hôn trầm.
*Sư hỏi: Hôn trầm lấy cái gì trừ, thụy miên lấy cái gì trừ ?
- Thưa bạch Sư, con học thì tầm của sơ thiền trừ hôn trầm với thụy miên.
Sư giảng:
Tầm là trừ thụy miên. Tầm là niệm Phật nó phóng ra kéo nó lại thì cái đó là trừ
ngủ gục, khi ngủ gục cô kéo lại thì không còn ngủ nữa, mà kéo không được thì
ngủ gục luôn không còn biết trời đất gì hết, ngồi đó mà không có niệm Phật, niệm
một hồi mất tiêu luôn tiếng niệm Phật, mất tiêu luôn mình, chỉ còn có cái tối
thui. Cái thụy miên nó nặng lắm, không còn biết trời đất gì hết.
Còn cái hôn trầm lấy cái sát trừ. Hôn trầm nó phóng mờ mờ biết nhưng
không kéo lại, biết nó tỉnh hay nó mê phân biệt không rành thì cái đó kêu là hôn
trầm. Hôn trầm lấy cái sát trừ. Sát là bây giờ yên theo dõi nó. Theo dõi thì thấy
mình vẫn còn theo dõi nhưng mà lọt vào hôm trầm, theo dõi một cách mờ mờ thì
tiếng niệm Phật dường như không mất mà dường như không còn, lúc nó còn lúc
nó mất, cái này khó lắm, cho nên biết phải biết cho rõ, biết không rõ thì cái đó
thuộc về hôn trầm, thấy mình vẫn còn niệm Phật, vẫn còn ngồi nhưng mà ngồi
không tỉnh, niệm Phật thì vẫn ngồi niệm Phật không có dứt mà có lúc nó lại dứt,
mà dứt không hay nữa, giờ khỏi niệm cũng không hay nữa, nó mờ mờ trong đó.
Cái này ai có ngồi thiền thì mới biết cái thụy miên và hôn trầm. Tôi hỏi ở Vĩnh
Long không ai biết hết, Sư cô Yến cũng không rành, Sư cô Yến nói thụy miên là
hôn trầm-thụy miên, tứ thiền thuộc tham dục, Sư cô nói tham dục trước, Sư cô
nói con thấy Nguyên Thủy để tham dục trước, Sư cô nói “con đọc kinh thì con tin
theo mấy vị Thiền sư”. Tôi nói “Sư cô tin Nguyên Thủy hay tin Sư cô”. Tôi hỏi
-7-
“lấy cái gì trừ thụy miên với hôn trầm” thì Sư cô không biết. Thụy miên với hôn
trầm thì thụy miên là nặng nhất, lấy “tầm”, tầm là thấp nhất niệm Phật đếm từ 1-
10 nó phóng là phải kéo lại, còn hôn trầm là không có kéo nhưng mà Sư cô theo
dõi cho rành, mà nếu Sư cô theo dõi rành thì làm sao Sư cô hôn trầm được. Tiếng
niệm Phật bây giờ nó không dứt nhưng mà thấy rõ ràng chứ không có mờ mờ,
không có biết có lúc niệm có lúc không. Rõ ràng là có niệm thì cái này là sát, là
theo dõi thì trong kinh nói “giống như con ong mà nó bay về tìm cái ổ nó, nó
phóng thẳng về cái ổ. Nó ra ngoài rồi là nó phóng thẳng về cái ổ. Khi tới nó thấy
cái ổ rồi, nó chưa chui vô ổ đâu, nó bay vòng vòng, nó quan sát coi có con gì
trong đó không, thì cái đó là sát trừ hôn trầm, khi nó thấy thật là rõ trong ổ không
có gì hết thì bây giờ nó mới chui vô.
*Sư hỏi: Cái gì trừ nghi ?
- Dạ. Khi sát mà được liên tục bắt đầu chuyển qua giai đoạn của nhị thiền thì
trừ nghi. Sát phải ở giai đoạn liên tục, nó chuẩn bị qua nhị thiền.
Sư nói cô Như Nhật nói lộn xộn quá, 5 triền cái mà như vậy thì làm sao qua
được Nhập lưu.
Tập thể phật tử nói “hồi đó Sư giảng: tầm trừ hôn trầm, sát trừ nghi, hỷ trừ
sân…”. Sư nói “tôi có giảng như vậy không, nếu vậy là lỗi ở tôi”. Nếu tôi giảng
như vậy thì tôi bắt mấy cô quỳ một cây thôi, bây giờ mấy cô lập lại là quỳ 2 cây
nhang. Mấy cô cứ đặt niềm tin ở tôi thì chết rồi. Mình không tin ai hết, mình phải
theo cái lập luận của mình, cái này nhờ tôi không tin Nam Tông, tôi tự lấy ra tôi
tầm, tôi thấy nó rõ hơn. Hồi xưa tôi cũng tin Nam Tông, tin không được, mình cứ
quán đi quán lại hoài coi mình có đúng hay không. Tôi còn không tin Phật nữa
mà, Phật lúc giảng thế này lúc giảng khác, tùy theo đối tượng có khi Ngài giảng
thấp, có khi ngài giảng cao, khi giảng ở khía cạnh này, khi giảng khía cạnh khác,
thì cái đối tượng ra sao Ngài giảng vậy, mình cứ chấp cứng vào thì lầm chết, phải
làm sao cho sáng tỏ. Thì thôi như vậy đã qua là lỗi ở tôi. Tầm trừ cái thụy miên,
cái ngủ gục. Sát trừ hôn trầm và nghi, có nghi ngờ cái tâm. Hỷ trừ sân, hỷ là khi
mình qua nhị thiền. Tầm, sát tới hỷ tức là niệm Phật từ 1-10, niệm Phật khỏi đếm,
bây giờ khỏi cần niệm Phật thì cái này là hỷ. Hỷ là cảm giác ngoài thân tức là
cảm giác của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, óc (óc ở đây chưa có dây thần kinh, cái này
là hỷ). Rồi cái lạc là bỏ xác thân bên ngoài chìm đắm trong xác thân bên trong
tức là các dây thần kinh thành kêu thần kinh xúc giác, cái kia là xác thân. Xác
thân khác, thần kinh xúc giác khác. Xác thân thuộc về hỷ, thần kinh xúc giác
thuộc về lạc thành ra ly hỷ diệu lạc. Sơ thiền là “người hành giả phải trừ 5 triền
cái, ly dục ly các ác bất thiện pháp chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ
lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ”. Nghĩa là sống xa các ác bất thiện pháp tức là
phải giữ 5 giới cho kỹ. Ly dục là ly cõi dục tức là chiếm hữu bên ngoài tức là 5
giới, còn sống với mắt tai mũi lưỡi thân óc thì đây là cõi dục của dục giới và bỏ
cái đó là dục của sắc giới. Thành ra người đầu tiên Nhập Lưu là phải diệt 5 triền
cái tức là thấy rõ nó, nhưng mà diệt chỉ diệt có xác thân hà, còn cảm thọ chưa.
Cái này mới là “ly dục, ly các ác bất thiện pháp chứng và trú thiền thứ nhất một
trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh ”, đạt tới cái hỷ lạc do ly dục sanh tức là tránh xa
sắc, tài, danh, lợi, ăn, uống, ngủ nghỉ… mới chứng và trú thiền thứ nhất một trạng
thái hỷ lạc do ly dục sanh có tầm có tứ, thì những ai mà đang trạng thái này thì có
-8-
tầm có tứ, bắt đầu qua 8 giới. Nhờ ly dục có tầm có tứ, nhờ tầm tứ nó đẩy lui mất,
nó đè xuống, nhưng mà tầm tứ vẫn còn thỉnh thoảng cái đó nó vẫn còn trở ra.
Nhưng cái định mạnh bây giờ thiền thứ hai (nhị thiền): “hành giả mới đi vào
thiền thứ nhì, diệt tầm diệt tứ chứng và trú thiền thứ nhì, một trạng thái hỷ lạc do
định sanh không tầm không tứ nội tỉnh nhất tâm”. Trong kinh nói rõ lắm đó
nhưng mà không ai giảng được hết. Diệt tầm diệt tứ là dứt bỏ các tầm tứ không
còn niệm Phật đếm từ 1 đến 10, không còn niệm Phật khỏi đếm nữa thì chứng và
trú thiền thứ nhì một trạng thái hỷ lạc do định sanh, cái này định sanh chứ không
phải ly dục, đâu còn dục nữa đâu mà ly tức là không có sống ở dục giới nữa, tức
là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, atula, người, trời dứt hết. Người này chỉ hưởng hỷ
lạc do định sanh không tầm không tứ, tức là không có tầm tứ nữa ở trong định mà
có. Rồi tới cái thứ 3 là “ly hỷ diệu lạc, chánh niệm tỉnh giác”. Ly hỷ diệu lạc là
rời xa cái hỷ ở trong sự buông bỏ, chìm đắm trong cái lạc. Ly hỷ là không dính
mắc vào cái hỷ nữa, chánh niệm tỉnh giác luôn luôn là nội tỉnh nhất tâm liên tục
thành ra không còn bên trong thụy miên không đến. Nội tỉnh nhất tâm chánh
niệm tỉnh giác, cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, giờ chẳng
những cái thân bên ngoài mà thân bên trong cảm cái sự lạc thọ chứ không phải là
thân bên ngoài. Ly hỷ diệu lạc là bỏ cái hỷ bên ngoài chỉ còn chìm đắm trong cái
lạc cái vui bên trong. Thành ra cái hỷ với cái lạc nó khác nhau. Cái lạc là cảm
giác nó gặp dây thần kinh, cái hỷ là cảm giác của cái óc và cái xác thân mắt tai
mũi lưỡi thân, còn cái này là dây thần kinh thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác,
xúc giác và thần kinh óc, cái đó là ly hỷ diệu lạc. Chánh niệm tỉnh giác thân cảm
sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, bỏ cái ghiền bên ngoài trú bên
trong cái lạc, ý là trong kinh nói rất kỹ nhưng không ai giảng được. Rồi tới tứ
thiền thì “Xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu”. Xả lạc xả khổ là không dính mắc vào cái lạc
thọ, khổ thọ nữa. Diệt hỷ ưu, đã cảm thọ trước từ nay không còn cảm giác lo sợ
và mừng nữa, lạc thọ thôi, cảm xúc lạc thọ thì còn cảm xúc nhưng mà không còn
đi xuống tới hỷ nữa. Lạc thọ “ai cảm xúc với lạc thọ mà hoan hỷ, tán thán, trú ở,
ái trước”. Lạc thọ là tam thiền, hoan hỉ là nhị thiền, tán thán là sơ thiền, trú ở là
người trời, ái trước là 4 đường ác. Nếu ai cảm xúc với khổ thọ là tam thiền, hễ lạc
thì nó qua khổ, nếu ai cảm xúc với khổ thọ mà sầu muộn là nhị thiền, than van là
sơ thiền, than khóc là người trời. Anan khi Phật chết rồi còn khóc là của người
trời dục giới, đập ngực rơi vào bất tỉnh là 4 đường ác.
Cái này trong kinh nói rất rành tại mình không để ý, trong kinh 6-6 thật là
hay. Tôi ôn tới ôn lui hoài, tôi ăn nằm với nó hoài, bây giờ tôi cũng thấy nó hiện,
tới ăn cơm nó cũng hiện mà đi đứng nó cũng hiện nữa, rồi sau thấy mình cũng
hiểu. Bài kinh đó độc đáo, chỉ một bài kinh đó thôi mà mấy cô thông suốt, nhưng
mà nếu không rành 15 hạng chúng sanh là chết. 15 hạng chúng sanh rất là chu
đáo, Sư trưởng gom người, trời dục giới, trời sắc giới gọp lại có một, còn đại thừa
còn ẩu nữa gom có 10. Thành ra tôi thấy 15 hạng chúng sanh mình nắm nó, mình
quán tới quán hoài để mình thấy, mình quán tới quán lui hoài thì tự nhiên mình
hiểu, mà cái hiểu này của mình thì sẽ đi tới đạo quả, quán hoài rồi sẽ đi tới
Thánh quả, mình không có lọt vào ngũ ấm ma nữa, cứ thế mà đi. Giữa 4 đường
ác, người trời, sơ thiền, nhị thiền, tam thiền cái này cũng ít có ai giảng. Sơ thiền,
nhị thiền, tam thiền khác nhau làm sao, 4 đường ác khác nhau làm sao, nội cái
-9-
hôn trầm với thụy miên hồi xưa tôi cũng lộn, nếu mà tôi có giảng thì tôi giảng
lộn, nó khó lắm, bây giờ tôi mới thấy đường đi. Tới hư không vô biên, thức vô
biên, vô sở hữu, phi tưởng phi phi tưởng trong kinh không thấy chỗ nào giảng,
chỉ đưa ra thôi. Tôi cứ lần mò hoài, nghiền ngẫm hoài, tôi cứ thao thức hoài, tôi
cứ trăn trở hoài cuối cùng thì cũng hiểu, nhưng mà bây giờ tôi thấy rành. Pháp thì
thông nhưng tâm không thông, tôi cũng chưa đắc, chưa đắc thì chưa sống được
với nó hoài vì cái tập khí nó nặng lắm, nó nhiều kiếp, mà nếu lầm đã chứng đắc
thì lọt vào đại vọng ngữ thì sa đọa chết luôn, đại khái là vậy.
Năm triền cái mấy cô phải nắm cho vững, thành ra tứ thiền trừ được tham
dục của dục giới, của sắc giới. Tham dục có tới 3 cái: tham dục của dục giới,
tham dục của sắc giới, tham dục của vô sắc giới mà trong kinh nói có một tham
dục. Thành ra người chưa trừ được tham dục của người dục giới, cõi trời cũng
chưa trừ được tham dục của trời dục giới. Tới sơ thiền, nhị thiền, tam thiền mới
dứt được cái tham dục của dục giới. Tới tứ thiền, Bất Lai diệt được cái tham dục
của sắc giới. Tới Alahán dứt được cái tham dục của vô sắc. Bởi vậy Alahán
không còn trở về cõi tam giới nữa. Thành ra Alahán trở về cái yên lặng của Niết
Bàn. Giờ hiểu chưa? Tôi không còn giảng lại nổi nữa, tôi giảng một hồi lộn tùm
lum, nó khó lắm, hay lộn lắm.
Sư Minh Cảnh: - Bạch Sư. Sư giảng lại chỗ hôn trầm với nghi vì “mấy cô còn lờ
mờ chỗ đó”.
Cô Bi nói “hồi đó Sư nói tầm đối trị hôn trầm, sát đối trị nghi, thì giữa cái thụy
miên với cái hôn trầm, tầm với sát, rồi tới cái phần sân, rồi hỷ, chỗ đó tụi con còn
lộn xộn chưa có rõ.
Sư giảng:
Thụy miên là ngủ gục, ngủ gục thì đâu có cái gì mà trừ, muốn trừ mấy cô niệm
Phật phải đếm, niệm Phật đếm từ 1-10, A Di Đa Phật 1, 2,3 thì nó quên mất rồi
không còn biết gì hết, cái đó nó thuộc về thụy miên, ngủ gục. Bây giờ kéo trở lại
A Di Đa Phật 1, 2, 3 tới chừng nào liên tục 1 lần, 2 lần, 100 lần, 1.000 lần thì bắt
đầu cảm rồi đó, thì cái thụy miên nó chấm dứt, nhưng mà đếm rồi thì nó thường
thường trong trạng thái lờ mờ cứ tưởng đâu mình có niệm Phật và cứ tưởng đâu
mình không có niệm Phật, nhưng mà thực sự là có lúc có, có lúc không, nhận
không rõ thì cái này thuộc về hôn trầm. Tất nhiên phải “sát” là theo dõi nó, mà hễ
theo dõi thì cái sát này biết rõ tiếng niệm Phật thì cái này dứt trừ cái nghi, không
còn nghi ngờ nữa thì bây giờ khỏi cần niệm Phật nữa, chìm đắm trong trạng thái
niệm Phật thì cái này thật tỉnh rồi đó. Cái này nội tĩnh nhất tâm là luôn luôn trở
về bên trong chứ không có hướng bên ngoài, thì cái này được cái hỷ tức là mừng
hay là tiếng niệm Phật trong alaya nó phát ra cô nhận nó rồi tống nó vô rồi nó trở
ra thì cái này gọi là cái hỷ, cái hỷ này là trừ cái sân.
Sư Minh Cảnh nói “mấy cô còn mơ hồ giữa hôn trầm và nghi”. Sư Minh Cảnh nói
tiếp: Tại vì hôn trầm là trạng thái hôn mê, nó mờ mờ, mê mờ thì nó không rõ, nó
không rõ thì nghi. Nhưng mà cái nghi đó là cái nghi của 4 đường ác khác, cái
nghi của người trời dục giới thì khác. Sát trừ nghi thì dứt cái nghi, nhưng cái nghi
của người trời dục giới khác. Cái Tầm trừ hôn trầm mà hôn trầm của 4 đường ác.
Cái nghi của 5 triền cái có tới 2 cái nghi: cái nghi của 4 đường ác của ngạ quỷ súc
-10-
sanh, còn cái nghi của người trời dục giới là cái nghi của 5 triền cái, ý Sư Phụ nói
vậy đó. Mấy cô về suy nghĩ.
Sư giảng:
Hôn trầm và nghi, hai cái đó nó dính liền nhau không có phân đoạn ra được.
Sư Minh Cảnh nói nếu tách ra thì cũng không được mà chung thì cũng không
được, mà chỉ có hạ thủ công phu thôi thì mấy cô mới thấy được.
- Thưa bạch Sư (Như Nhật) . Giống như lúc nãy Sư có nói “con ong mà nó
bay thẳng về tổ, nhưng nó còn hơi nghi, nó nghi thành ra buộc lòng nó phải bay
xung quanh tổ nó quan sát, nó quan sát nó thấy rõ không có kẻ thù nó mới chui
vô tổ, nó chui vô thì nó dứt nghi, đó là sát của sơ thiền, nhưng cái sát này liên tục
chuẩn bị qua nhị thiền.
Sư giảng:
Trong kinh có lúc Đức Phật giảng là tứ thiền có lúc là ngũ thiền.
Có khi: - Tầm, sát, hỷ, lạc, tịnh định xả là tứ thiền.
- Tầm, sát, hỷ, lạc, tịnh định xả là nhị thiền.
-Tầm, sát, hỷ, lạc, tịnh định xả là sơ thiền.
Bỏ tầm còn: - Sát, hỷ, lạc, tịnh định xả là nhị thiền. - Lạc, tịnh định xả là tam
thiền.
- Tịnh định xả là tứ thiền.
Có khi : - Hỷ, lạc, tịnh định xả là sơ thiền.
- Sát, hỷ, lạc, tịnh định xả là nhị thiền. Bỏ cái tầm, có khi 2 cái “tầm và sát”
giống hệt nhau, thành ra kể sơ thiền để chung cũng được mà tách riêng cũng
được.
Trong kinh có chỗ Đức Phật giảng ngũ thiền có chỗ tứ thiền, thành ra mình coi
mình phải hiểu. Nó khó lắm, nếu mình chấp cứng một cái hoặc cái gì có khuôn
khổ. Cái này nó nối liền nhau. Thành ra Nhập Lưu, Nhất Vãng Lai nó cũng dính
liền nhau. Tách rời Nhập Lưu, Nhất Vãng Lai là hoàn toàn khác nhau cũng không
được mà nói giống nhau cũng không được. Đạo Phật khó ở chỗ đó. Thành ra Hòa
Thượng Giới nói tôi ba phải, nhưng bắt tôi không được, nhưng mà nó phải vậy
đó. Bây giờ trở lại Duy thức.
* Sư gọi: Cô Như Nhật nói lại 5 triền cái cho tôi nghe.
- Dạ bạch Sư. 1/Hôn trầm - 2/Nghi - 3/Sân - 4/Phóng dật - 5/Tham dục. Hôn trầm
có 2: thụy miên nó nặng hơn hôn trầm. Thụy miên là ngủ gục, còn hôn trầm là
trong định nó mơ mơ màng màng, nó cao hơn thụy miên một chút. Để trừ cho
được cái thụy miên này thì phải là cái tầm của sơ thiền, trừ ngủ gục là tầm, còn
sát sơ thiền trừ hôn trầm và nghi; nhị thiền trừ sân; tam thiền trừ phóng dật; tứ
thiền trừ tham dục.
Sư giảng:
Tam thiền là lạc trừ phóng dật, tứ thiền trừ tham dục, đại khái nó vậy đó. Tham
dục có nhiều thứ: tham dục của người khác, tham dục của cõi trời, tham dục của
cõi sắc giới khác, tham dục của vô sắc khác. Tham dục của cõi vô sắc thì Alahán
mới trừ được. Cái đó nó khó. Mấy cô phải để ý mấy chỗ đó.
Còn cái nghi cũng vậy, cái nghi này là cái nghi của 4 đường ác, cái nghi của
Nhập Lưu khác nữa. Nhập Lưu nghi là không thấy được Phật tánh, cái nghi này
chưa phân biệt thiện ác nó khác nhau ra sao. Mấy cô ở trong hôn trầm, mấy cô
-11-
nghi không biết cái nào thiện cái nào ác, không biết mình tỉnh hay mê, có khi
mình thiện mà mình không biết, có khi mình ác mình cũng không hay, mình tỉnh
thì mình biết có tiếng người, mê tiếng người nó mất, khi tỉnh không biết tiếng
người ta hay tiếng chó sủa, phân biệt không rõ là người không biết là nam hay là
nữ thì cái này là nghi. Khi mà họ rành cái đó rồi thì họ biết thiện ác, phải quấy
đàng hoàng thì cái này qua cõi người trời dục giới. Tới người có mạtna mới phân
biệt được, cái này chưa có mạtna. Còn Nhập Lưu tuy là phân biệt thiện ác phải
quấy mà không thấy thiện với ác bằng nhau, không biết phải quấy cũng là từ Phật
tánh không có sự sai khác được, nhưng mà sai khác. Sai, là trên tác dụng có sai
khác nhưng mà trên Phật tánh thì chỉ có một. Trên Phật tánh nó là một mà trên
các tác dụng của tư tưởng thì nó là hai. Thành ra cái này Hòa thượng Giới ghét
tôi lắm “cái vụ: không phải một mà cũng không phải hai, mà vẫn là một mà vẫn
là hai”. Đứng trên phương diện bản thể hay hiện tượng, nó khó lắm, mà đạo phật
không nói vậy thì nó kẹt, nó rõ lắm, nhưng mà chính rõ mới là lộn xộn. Giảng
pháp nghe khó hiểu thì chán lắm. Mấy người mới nghe không hiểu, nhưng mà
mình nghe từ từ rồi mình phải học lấy, chớ tôi giảng cho mỗi người qua Bát nhã
là chết tôi. Khổ lắm, không phải dễ, cực lắm.
*Sư gọi: Cô Tịnh Giới lập lại 5 triền cái cho tôi nghe:
-Dạ. 5 triền cái là: 1/Hôn trầm - 2/Nghi - 3/Sân - 4/Phóng dật - 5/Tham dục.
*Sư hỏi: Cô Tịnh Giới, tham dục là tham cái gì ?
- Tham dục trong 15 hạng chúng sanh. Nếu là 4 đường ác thì tham dục chiếm hữu
bên ngoài. Nếu 4 đường thiện mà từ người trời dục giới thì nửa chiếm hữu bên
ngoài nửa chiếm hữu bên trong. Sơ, nhị, tam thiền thì chiếm hữu bên trong. Tứ
thiền tứ không chiếm hữu mông lung. Nhưng mà con không biết chiếm hữu mông
lung là chiếm hữu gì.
*Sư hỏi: Cô Tịnh Giới, không lọt vào mông lung đó sao? – Dạ. Con không cần
vô đó đâu Sư.
*Sư hỏi: Cô Tịnh Giới, có khi nào cô ngồi thiền mà cô tưởng tượng mất thân
không?
– Dạ không. Con chỉ cần tầm sát còn không xong nữa Sư ơi!
Sư giảng cái mông lung:
Không chiếm hữu bên ngoài cũng không chiếm hữu bên trong, nhưng mà cô lấy
tư tưởng làm chỗ an trú của cô, cô tưởng tượng cái xác thân này mất lọt vào hư
không, cô tưởng tượng cái suy nghĩ của cô mông lung hư không, cô tưởng tượng
hoàn cảnh bên trong bên ngoài sống là sống với cái khoảng hư không. Thì cái đó
mới bên ngoài không? Có bên trong không ? Nó không có xác thân bên ngoài mà
nó cũng không có cảm giác của dây thần kinh nữa.
*Sư hỏi: Cô Tịnh Giới, bây giờ không có cảm giác dây thần kinh, không có cảm
giác của xác thân bên ngoài nữa thì nó là gì ? Phải là cái mông lung không ? -
Dạ. Tại con đâu có vô đó đâu mà biết Sư.
*Sư hỏi: cô Tịnh Giới không biết nhưng mà có khi nào cô lọt vào trong đó
không ? - Dạ không.
*Sư nói: Cô mới là nhiều nhất à. - Con đâu có biết.
Cô là nhiều chuyện nhất đó, tôi thấy cô nghĩ tùm lum, trong cốc cô cái nào
cũng có hết - Mông lung ! Không có nghĩ các sắc bên ngoài: sắc, tài, danh, lợi,
-12-
ăn, uống, ngủ, nghỉ,…; không có cảm giác hỷ lạc; nhiều khi cũng không có
nhưng mà tưởng tượng dữ lắm. Thế giới đó là thế giới tưởng tượng không có cảm
giác cũng không có xác thân bên ngoài. Xác thân bên ngoài là cảm giác hỷ, xác
thân bên trong là cảm giác lạc. Mà nếu không sống bằng hỷ, không sống bằng lạc
thì sống bằng cái gì ? Sống bằng cái mông lung. Hiểu mông lung không? Cô về,
bữa nào cô ngồi mất thân, không có thân không biết nó ở đâu mà mất luôn cảm
giác không có vui không có buồn, ngồi trơ trơ kêu là bất lạc bất khổ thọ, trạng
thái không vui cũng không buồn, chánh niệm tỉnh giác là xả niệm thanh tịnh, xả
hết tất cả những tư tưởng bên ngoài bên trong chỉ còn yên lặng, nhưng mà cái này
không phải yên lặng của Alahán, nó giống hệt như Alahán nhưng mà cái yên lặng
này do tư tưởng tạo, mà tư tưởng tạo thì yên lặng giả nó cũng phải mất, cái gì của
tư tưởng là phải nằm trong nhàm chán, khổ vốn là do là do cái nhàm chán: vô
thường-vô ngã-khổ đau. Muốn đè nhàm chán thì quán vô thường-vô ngã-khổ đau,
khổ đau là những tập đế. Tất cả những tập thiền duyệt thực đều thuộc về khổ đau.
Chỉ có Niết Bàn thực sự là yên lặng, yên lặng không bao giờ mất, mà cái này cô
nhập định thì có mà cô xả định thì mất. Giờ hiểu chưa ? Cô thích dữ a, cô nằm
trong đó thường nhất, tư tưởng cô vẽ tùm lum. Vô trong cốc tôi thấy hình ảnh A
Di Đa phóng hào quang khắp nơi, đó là trạng thái tưởng tượng, làm sao mà có
cảnh giới đó, nhưng mà cô nghĩ là có thì nó có, nó có theo tư tưởng của cô.
Thành ra toàn thể thế giới Cực lạc là do tư tưởng tạo ra thôi, nhưng mà nhờ tư
tưởng nhất niệm đó Phật mới tiếp dẫn được, cái này tư tưởng quá cao. Nhất niệm
mạnh thì A Di Đa lấy cái vô niệm tiếp dẫn cái nhất niệm, cô đã vô niệm thì cần gì
A Di Đa, mà nếu cô tạp niệm thì A Di Đa không bao giờ tiếp dẫn. Cô đi đến chỗ
đó nhất niệm cao thì vãng sanh về Hạ phẩm Thượng sanh, về đó là ngon rồi đó.
Vậy cô biết cái mông lung là cái gì rồi chưa ? Như vậy là cái mông lung đó. Làm
gì có cảnh A Di Đa chiếu hào quang xuống chư Thánh chúng, nhưng mà cô
tưởng tượng là có, trong kinh có 16 pháp quán tưởng tượng, thế giới tịnh độ toàn
là tưởng tượng không. Nhưng người mà tưởng tượng hiện ra là người này cao
lắm đó, nhất niệm rất là mạnh thì A Di Đa sẵn sàng tiếp dẫn nếu cô phát nguyện,
còn không thì cô tạo cảnh trời cô về đó. Tất cả cảnh trời đều là tượng tượng, dù
cõi dục giới, sắc giới, vô sắc giới. Thế giới Cực lạc cũng là tưởng tượng thôi,
nhưng thế giới Cực lạc có cái may mắn là có A Di Đa tiếp dẫn, còn cảnh giới cõi
trời là A Di Đa không tiếp dẫn vì cô không phát nguyện, thì tự lực cô có thể tạo
cảnh giới cõi trời cô sanh về đó, cô tạo cái lồng thì cô chui vào cái lồng của cô
tạo ra. Thế giới Cực lạc cô cũng tạo cái lồng nhưng cô nói cô không muốn về cái
lồng của cô đâu, cô muốn A Di Đa tiếp dẫn cô về thế giới của Ngài, mà Ngài chịu
tiếp dẫn thì đi vô cõi của Ngài là vô lượng vô biên chứ không còn mông lung
nữa. Mông lung là của cô, còn A Di Đa tiếp dẫn thì cõi này thật chứ không còn
mông lung nữa. Hiểu không ? Hiểu cái thù thắng của Tịnh độ không? Mà nếu cô
không nhất niệm, không vào mông lung thì A Di Đa không bao giờ tiếp dẫn
được. Khi cô vào mông lung đó rồi thì nhất niệm sẽ cảm với cái vô niệm, hễ cảm
thì Ngài ứng hiện thì Ngài kéo về ,nếu không phát nguyện thì mình phải tự lực, tự
lực sanh về cõi mà cô đã tạo. Cô tạo cái lồng cô chun vô đó rồi cô la trời. Cái
lồng này mình không chịu mà nói “A Di Đa ơi con không chịu cõi tư tưởng của
con đâu, nhưng mà con tạo vậy để A Di Đa tiếp dẫn con”. A Di Đa hỏi cô giữ 5
-13-
giới chưa? Khỏi cần niệm Phật vẫn có tiếng niệm Phật chưa? Thì Ngài tiếp dẫn.
Còn niệm Phật có lúc có, có lúc không thì chưa, phải nhờ Ban hộ niệm giúp đỡ
cho mình nhất niệm.
4/ 3 CẢNH, 3 LƯỢNG:
*Sư hỏi: Cô Như Nhật nhớ 3 cảnh là gì không?
- Thưa bạch Sư. 3 cảnh là: tánh cảnh, đới chất cảnh, độc ảnh cảnh. Đới chất cảnh
có 2: chân đới chất và tợ đới chất.
*Sư hỏi: Còn hiện lượng là cái gì ?
- Dạ. Hiện lượng đi với tánh cảnh, tợ hiện lượng đi với chân đới chất.
*Sư hỏi: Có chân hiện lương, tợ hiện lượng không?
- Dạ có. Chân hiện lượng là của mặt trăng thứ nhất tức là alaya. Tợ hiện lượng là
của mạtna khi nó hiện hành ra.
*Sư hỏi: Tợ hiện lượng đi với cảnh nào? - Dạ. Tợ hiện lượng đi với chân đới
chất.
*Sư hỏi: Còn chân hiện lượng ? - Dạ. Chân hiện lượng đi với tánh cảnh.
*Sư hỏi: Tánh cảnh với chân đới chất khác nhau sao?
- Dạ thưa. Tánh cảnh với chân đới chất nó khác nhau ở chỗ: khi mạtna hiện hành
ra do nghiệp lực suy động thì từ alaya là dòng năng lực nó chuyển thành chủng
tử, từ đó nó mới quay trở lại nhìn thấy trực tiếp cảnh giới của alaya nhưng trực
tiếp sai lầm vì nó chấp ngã.
*Sư hỏi: Chân đới chất là cảnh giới làm sao ?
- Dạ. Chân đới chất có nghĩa là vay mượn, nó thấy được tánh cảnh đó nhưng mà
vì nó chấp ngã thành ra nó sai lầm cho rằng cái cảnh đó là cái không gian là hư
không vô biên của mạtna.
*Sư hỏi: Hư không vô biên tư tưởng với hư không mạtna giống hay khác?
- Dạ. Hư không vô biên tư tưởng với hư không mạtna nếu nói giống thì nó cũng
đúng mà khác thì nó cũng khác. Tại vì khi mà trong nhập định thì cái ông tứ
không thấy được cảnh giới mông lung là không gian vô biên của mạtna. Do cái tư
tưởng lúc nào nó cũng xao động thì cảnh mới mất đi. Khi mất đi thì ông mới nhớ
tưởng tượng lại cảnh giới đó của mạtna để mà duyên thì như vậy cái hư không vô
biên này là của tư tưởng là thấy được cảnh giới đó để mà tưởng tượng ra mà
duyên theo đó, chìm đắm vào trong đó thành ra nó hơi khác là chỗ đó.
*Sư hỏi: Nếu mà hư không vô biên thực sự của mạtna thì cái đó kêu là cái gì ?
Nhận thức gì?
- Dạ thưa. Cái đó kêu là cái tợ hiện lượng.
*Sư hỏi: Tợ hiện lượng nó khác tư tưởng là cái gì?
- Dạ. Nó khác tư tưởng ở chỗ là nó chỉ có câu sanh ngã chấp và nó là cái chung
của toàn thể chúng sanh trong pháp giới.
*Sư hỏi: Cái đó là tợ hiện lượng còn cái này kêu cái gì ? Nhận thức là gì ?
- Dạ. Nhận thức của nó là so đo phân biệt.
*Sư hỏi: Cái kia là tợ hiện lượng mà chân đới chất. Thì cái này nhận thức là cái gì
? Đối tượng nhận thức là cái gì ?
Dạ. Cái nhận thức của nó vẫn là không gian, bây giờ thân tâm hoàn cảnh nó đều
là không gian hết. Của mạt na thì tợ hiện lượng và chân đới chất đều là không
gian hết.
-14-
Sư Minh Cảnh nói: Sư hỏi cô cái nhận thức của hư không vô biên.
- Dạ. Con nói cái nhận thức đó là của mạtna là thức thứ 7.
Sư Minh Cảnh nói: Ý sư hỏi nhận thức của hư không vô biên với hư không mạtna
nó khác nhau như thế nào? Nhận thức hư không là sao ? Nhận thức mạtna là sao?
- Dạ. Của mạtna là trực giác mà trực giác sai lầm, nhìn thấy tánh cảnh đó nhưng
mà vì chấp ngã.
*Sư hỏi: Còn nhận thức của tư tưởng là sao ?
- Dạ. Nhận thức của tư tưởng là khi định kỹ, lâu, sâu, thăng hoa lên…
*Sư hỏi: Tôi hỏi cái danh từ của nhận thức nó là cái gi ? - Dạ. Là chân tỷ lượng
tợ đới chất cảnh.
Sư Minh Cảnh nói: cổ cho hư không vô biên cũng là chân tỷ lượng tợ đới chất
cảnh nữa Sư.
- Thưa Sư. Hư không vô biên cũng là chân tỷ lượng mà tợ đới chất vì nó
thuộc về vô sắc nhưng mà nó vẫn mang tư tưởng. Tuy tất cả đều là hư không hết
nhưng mà nó sống thuần tư tưởng.
*Sư hỏi: Cái kia nhận thức là tợ hiện lượng, đối tượng của nó là chân đới chất.
Vậy nhận thức của tư tưởng kêu là cái gì ? Là tợ tỷ lượng hay chân tỷ lượng ? -
Dạ thưa. Là tợ tỷ lượng.
*Sư hỏi: Cảnh là gì ?
- Dạ. Là tợ tỷ lượng mà độc ảnh cảnh, tại vì riêng của cá nhân người đó,
thành ra họ tự tạo dựng ra chứ không phải chân tỷ lượng.
Sư giảng 3 lượng – 3 cảnh:
Đó là tợ tỷ lượng độc ảnh cảnh. Tợ tỷ lượng tức là bằng tư tưởng suy nghĩ thôi
chứ nó không có 5 thức đầu, nó không có mắt, tai, mũi, lưỡi thân trong đó. Cái
này là trạng thái của thức thứ 6, từ alaya và mạtna cung cấp chất liệu cho nó
tưởng tượng ra hư không vô biên chứ nó không làm việc với năm thức đầu, thành
ra cái đó không kêu là ngũ câu ý thức mà là độc đầu ý thức. Của nó là tợ tỷ
lượng, chớ nó không có chân tỷ lượng. Chân tỷ lượng là cái cộng nghiệp của
chúng sanh, cái này không có cộng nghiệp, nó là biệt nghiệp. Tôi có giảng cộng
nghiệp, biệt nghiệp rồi. Cái đó là độc ảnh cảnh nhưng mà vô đó mà nhận lầm thì
chết, cái đó rất dễ lầm, cái này mà qua Nhập Lưu Nhất Vãng Lai thì kẹt lắm. Tôi
tới bây giờ già đầu gần vô lò thiêu, tôi mới hiểu, còn chứng đắc tôi chưa chứng
đắc đâu, chứng đắc cái gì tôi không biết, càng vô thì tôi càng mù mịt.
*Sư hỏi: Rồi bây giờ tới thức vô biên ?
- Dạ thưa. Thức vô biên là tư tưởng định kỹ lâu sâu của ông tứ không.
*Sư hỏi: Thức vô biên cảnh giới Bát Nhã là cái gì ? - Dạ. Là alaya thức.
*Sư hỏi: Cái đối tượng của nó là cái gì?
- Dạ thưa. Cái ông mà của tư tưởng vẫn là tợ tỷ lượng mà độc ảnh cảnh,
*Sư hỏi: Bây giờ bên Bát Nhã ?
- Dạ thưa. Bên bát nhã là Măt trăng thứ 1, là hiện lượng tánh cảnh của mặt trăng
thứ 1.
Sư nói: Cô này rành, ít ra cũng phải như vậy thì mới không lọt vào ngũ ấm ma.
*Sư hỏi: Rồi tới thức vô sở hữu xứ ?
- Thưa. Vô sở hữu sứ là bản thể Chân như, là bản thể Chân không, là bản thể
Chân tâm.
-15-
*Sư hỏi: Kêu là cái gì ? Nhận thức của nó là cái gì ?
- Dạ thưa. Của ông tư tưởng thì vì vẫn là tợ tỷ lượng mà là độc ảnh cảnh.
*Sư hỏi: Rồi bên Bát Nhã ?
- Dạ. Cái đó là báo thân của Như Lai, là báo thân của Alahán, là nơi trở về của
Alahán.
*Sư hỏi: Duy thức kêu là gì ? - Dạ. Là Vô chất tánh cảnh.
*Sư hỏi: Vậy đối tượng của nó là gì ?
- Dạ. Dạ không có đối tượng. Nếu trường hợp là diệu hữu thì nó là ánh biến hiện
ra toàn thể pháp giới này thì gọi là Chân không Diệu hữu.
Sư giảng:
Duy thức kêu là Vô chất tánh cảnh và đối tượng của nó vẫn là Vô chất tánh cảnh.
Nó không có đối tượng, nhận thức và đối tượng nhận thức là đứng lặng nhập vào
đứng lặng. Vô đến đó, tới chừng qua Bồ Tát Thánh phát bồ đề tâm mới Vô chất
tánh cảnh và đối tượng của nó là Hữu chất tánh cảnh. Tôi có giảng không? Tôi
hỏi lại để không thôi lọt vào ngũ ấm ma, đi đến đây là sâu rồi mà để lọt thì uổng,
bao nhiêu công phu đều bỏ hết, tôi thấy cái này khó à.
Bây giờ đi sâu nữa hen. Bữa nay tôi hạch một bữa, còn nhiều cái nữa, những mà
tôi hỏi những cái quan trọng trước.
*Sư hỏi: Bây giờ qua tới 4 đường ác: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, atula. Địa ngục
thì cảnh giới gì? Nhận thức là gì? Đối tượng nhận thức là gì? Nhận thức với đối
tượng nhận thức là 3 cảnh, 3 lượng. Ba cảnh là đối tượng nhận thức, ba lượng là
nhận thức. Vậy thì nhận thức địa ngục là cái gì ? Đối tượng là gì ?
- Thưa bạch Sư. Lúc nãy Sư có nói địa ngục thì vô thường vô ngã địa ngục cho là
chân thường, chân ngã. Thực sự nó là chân thường chân ngã mà vì lý do nó quá u
mê, nó không biết gì hết thành ra nó không nhận ra được, vì vậy nó là địa ngục.
*Sư hỏi: Nhận thức của nó là gì?
- Thưa bạch Sư. Nhận thức của nó là hiện lượng tánh cảnh mà nó không biết.
*Sư hỏi: Kêu là hiện lượng tánh cảnh được không? - Dạ.
*Sư hỏi: Ngạ quỷ là cái gì ?
- Thưa bạch Sư. Ngạ quỷ cũng là hiện lượng tánh cảnh nhưng nó có cái nhận thức
lờ mờ lờ mờ thế thôi.
*Sư hỏi: Rồi súc sanh ?
- Dạ. Súc sanh nó có cái biết phân biệt lờ mờ vậy thôi. Nó cũng là hiện lượng
tánh cảnh.
*Sư hỏi: Còn Atula ? - Dạ thưa. Cũng như là như súc sanh.
*Sư hỏi: Cô giải thích hiện lượng tánh cảnh là cái gì ?
- Dạ thưa bạch Sư. Bốn đường ác nó có thân sinh lý, mà thân sinh lý của nó từ cái
thức biến hiện, rồi đối tượng bên ngoài của nó là vật lý cũng là thức biến hiện.
Mà tất cả thân sinh lý và trần vật lý ….
*Sư hỏi: Người trời dục giới có hiện lượng tánh cảnh không ?
- Dạ thưa có. Nó cũng là thân sinh lý đối xúc với trần vật lý mà không hay biết.
*Sư hỏi: Mà nó khác nhau sao ?
- Dạ thưa. Nó khác nhau ở chỗ, con ví dụ như trường hợp của người cũng như
trời dục giới..
*Sư hỏi: Ví dụ cái đồng hồ này thì 4 đường ác hiện lượng tánh cảnh nó là cái gì ?
-16-
- Dạ. Cái đồng hồ thì cái nhận thức và đối tượng của nó đều là hiện lượng
tánh cảnh hết, tức là cái hào quang nó phóng ra lờ mờ và nó tiếp nhận cái hào
quang tới của nó cũng lờ mờ.
*Sư hỏi: Hiện lượng tánh cảnh của người trời dục giới là cái gì?
- Dạ. Hiện lượng tánh cảnh của người trời dục giới là khi mắt của con nhìn
cái đồng hồ thì cái bóng ảnh của cái đồng hồ in lên võng mô của con, lúc này con
chỉ có cái tiếp nhận mà con không biết đó là hiện lượng tánh cảnh. Bấy giờ bóng
ảnh đồng hồ hiện in lên võng mô, rồi nó chuyền tiếp cái bóng ảnh này nó đưa lên
dây thần kinh rung động tiếp nhận và có cảm giác, rồi dây thần kinh nó mới
chuyền bóng ảnh này đi về cho óc thì óc nó cũng nhận…
*Sư hỏi: Người trời có tỷ lượng, có đới chất không ? - Dạ thưa có.
*Sư hỏi: Có là cái gì?
- Dạ thưa. Tỷ lượng là khi nào mà bóng ảnh từ óc nó đưa cho mạtna rồi
mạtna mới lấy từ trong alaya những chủng tử trong đó rồi đưa trở lại cho thức thứ
6….
*Sư hỏi: Của nó là chân tỷ lượng hay tợ tỷ lượng ?
- Dạ. Ví dụ như con đã phân biệt đây là cái đồng hồ mà con ưa thích nó
nữa thì là tợ tỷ lượng mà độc ảnh cảnh. Còn nếu như con nói rằng đó là cái đồng
hồ, đây là cái cộng nghiệp chung của loài người cho đó cái đồng hồ thì là chân tỷ
lượng mà đới chất cảnh.
*Sư hỏi: Cô nói lại chân tỷ lượng với tợ tỷ lượng coi?
- Bạch Sư. Nếu như con nhìn cái đồng hồ con không xen cái thương ghét
vào trong đây để chiếm hữu thì đó là chân tỷ lượng mà đới chất cảnh. Còn nếu
như mà con thấy cái đồng hồ này con thấy thích, tại vì cái đồng hồ này nó đẹp,
con thấy nó phù hợp với mình thì con đã xen cái tình cảm vào trong đó rồi để mà
chiếm hữu, có cái mong cầu chiếm hữu nó thì là tợ tỷ lượng mà độc ảnh cảnh.
*Sư hỏi: Vậy thì tợ với chơn nó ngược lại thôi ?
- Dạ. Cái chân tỷ lượng là cái chung của cộng nghiệp, cộng nghiệp loài
người cho cái đó là cái đồng hồ. Còn cái tợ tỷ lượng là xen tình cảm của con khi
nhìn thấy đồng hồ, khi đó con có tình cảm gì đó xen vào trong đó.
*Sư hỏi: Vậy thì sao biết nó là tợ ? - Dạ. Nó là tợ là vì con nhìn thấy con
thích.
*Sư hỏi: Vậy chứ tôi nhìn nó tôi tưởng tượng không được sao? - Dạ tưởng
tượng cũng được.
*Sư hỏi: Được vậy thì chân với tợ giống hệt nhau?
- Dạ. Ví dụ như nếu mà qua cái ngũ câu ý thức mà con nhìn thấy muốn
chiếm hữu thì cái này nó đi vào ngũ câu ý thức. Còn cái mà con suy nghĩ, con
nhớ lại nó thì nó là độc đầu ý thức nhưng nó là thuộc về hữu chất tánh cảnh.
Sư giảng:
- Chân tỷ lượng là cảnh do mắt, tai, mũi, lưỡi, thân đưa vô tư tưởng, thì cái đó
là đới chất cảnh.
- Tợ tỷ lượng là do mạtna lấy trong alaya cung cấp cho tư tưởng không có đối
cảnh bên ngoài, nó về rồi nó ngồi nó nhớ lại, nó tưởng tượng ra. Thì cái này
không có 5 thức đầu.
-17-
Thành ra một cái là bên ngoài huân tập vô nó là đới chất cảnh cái đó là
chân tỷ lượng, là cộng nghiệp của chúng sanh. Còn cái kia là khi cô về cô ngồi
không có cảnh vật nữa mà từ trong alaya nó còn chứa cái đồng hồ, kinh nghiệm,
kiến thức, kỷ niệm thì mạtna mới moi trong đó cung cấp cho tư tưởng, tư tưởng
mới bắt đầu phê phán cải sửa, mà nếu phê phán khôn là tiến hóa thì chết sẽ tiến
hóa, còn phê phán ngu thì chết sẽ thoái hóa. Thì có thể ngay trong lúc mà cô xả
định có thể cô lựa lấy cái độc ảnh cảnh là biệt nghiệp này cô sửa lại thành cái
cộng nghiệp lại. Cái này thì tôi đã giảng rồi.
Khi mà địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, atula,…do duyên con mắt (phù trần
căn), do duyên đồng hồ (sắc trần) phát hiện ra nhãn thức (con mắt là địa ngục hữu
gián, cái đồng hồ là địa ngục vô gián), (căn-trần-thức), nhãn thức là ngạ quỷ, ở
đây chỉ là cảm giác không, rồi tư tưởng nó mới sửa thành cái ý thức, ý căn mới
sửa sắc, thinh, hương, vị, xúc thành ra pháp trần thì mới bắt đầu có ý thức, ý thức
này là của súc sanh, súc sanh mới dựa vào cái đó rồi mới tưởng tượng sửa lại.
Súc sanh có hai cách: một là cái ý thức này, cái tư tưởng này, cái óc này
nó xen vào trong ngũ câu ý thức thì cái đó kêu là ngũ câu ý thức; hai là, khi về rồi
không có sự vật nữa thì trong mạtna mới chọn trong alaya cung cấp cho tư tưởng
rồi ý thức mới phát hiện, bây giờ kêu là độc đầu ý thức, nó làm việc một mình
thôi, mà nếu nó tiến hóa thì nó thấy cái đồng hồ này dường như là không được
phải nhìn cao hơn nữa thì nó mới có thể sửa lên cõi trời, thì bây giờ cái ý thức
này (hai) sửa thành ý xúc, ý xúc là của cõi người và trời dục giới có tỷ lượng
trong đó; còn cái này (một) chưa có, cái này hoàn toàn là hiện lượng tánh cảnh;
qua đây có hiện lương tánh cảnh, có tỷ lượng đới chất.
Hiện lượng-tánh cảnh là gì? Là khi nó sửa rồi nó có cảm giác vui thì nó
tìm cách giữ lại cảm giác này hoài mà giữ cảm giác này được lâu thì một thời
gian nó bị nhàm chán, mà trạng thái giữ lâu thì kêu là dửng dưng, đây là hiện
lượng tánh cảnh không có tỷ lượng được. Bây giờ cô có niềm vui cô chìm đắm
trong đó cô không cải sửa gì hết, đây là dửng dưng. Khi cô biết rồi cô mới cải sửa
thì hiện lượng tánh cảnh biến thành tỷ lượng, thành ra cái tiến hoa hay sa đọa
cũng từ đây. Thành ra cái thức thứ 6 nó có 3 cảnh: hiện lượng, tỷ lượng và phi
lượng tức là hiện lượng tánh cảnh, tỷ lượng có chơn tỷ lượng và tợ tỷ lượng, nếu
chơn tỷ lượng đi với đới chất, tợ tỷ lượng đi với độc ảnh. Cái tợ tỷ lượng thường
kêu là phi lượng, còn cái chơn mới là tỷ lượng. Cái hiện lượng là trạng thái dủng
dưng, khi mà cô chìm đắm trong lạc thọ lâu cô mới biết mình vô đó, cũng như cô
bây giờ bình thường cô mới biết đó là trạng thái lạc thọ, nhưng mà khi cô nhức
cái răng rồi thì cô mới biết trạng thái hồi nảy không nhức là trạng thái lạc thọ, thì
hồi nãy giờ dửng dưng, dửng dưng là trạng thái bất lạc bất khổ thọ. Chúng ta
thường thường sống trong bất lạc bất khổ thọ, sống trong hiện lượng tánh cảnh,
khi biết rồi mới sửa lại được. Bây giờ cô nhức cái răng thì hồi nãy cô biết không
nhức đó là hiện lượng tánh cảnh, sống mà chai lỳ trong đó rồi, bây giờ nó nhức
mới bắt đầu sửa lại cho đừng có nhức. Bây giờ nhức thì đây là khổ thọ, còn nãy
không nhức đó là lạc thọ mà đâu có biết lạc thọ. Mà không biết là dửng dưng, mà
dửng dưng là hiện lượng tánh cảnh. Thành ra mình thường sống trong 3 cõi này.
Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, atula không có, nó ở trong đó nó chai lỳ trong đó
thuộc về ngạ quỷ với súc sanh, nó sống một trạng thái bản năng không biết cải
-18-
sửa. Còn cái này biết được, bây giờ mới cải sửa, biết mất lạc thọ cải sửa làm sao
cho giữ nó lại bằng cách đi tìm bác sĩ, tìm cách nhổ răng, uống thuốc làm sao
cho hết nhức để tránh cái khổ thọ, để giữ cái lạc thọ, để mà mất cái khổ thọ. Mà
khi được cái lạc thọ rồi thì thời gian cũng dửng dưng, thì chúng ta thường thường
sống trong trạng thái dửng dưng, khi nào mất cái lạc thọ thì bây giờ mới nhớ, mới
đi tìm lại, thì biết đây là khổ thọ thì bắt đầu qua hiện lượng, rồi sửa lại được nữa
thì ở trong trạng thái dửng dưng, vui khoảng chừng 5-10 phút, 1 ngày, 2 ngày rồi
sống bình thường trở lại không biết mình không bệnh thì sướng nhất, khi có bệnh
mới biết là khổ, khi hết bệnh thì ở trong trạng thái bình thường thì cũng là hiện
lượng tánh cảnh nữa tức là dửng dưng. Thành ra khác nhau với 4 đường ác. 4
đường ác luôn luôn là hiện lượng tánh cảnh. Còn cõi người và trời dục giới bắt
đầu có phân biệt tức là có tỷ lượng thì có chơn tỷ lượng, có tợ tỷ lượng, luôn luôn
là có, nếu chơn tỷ lượng làm việc với mắt tai mũi lưỡi thân, còn tợ tỷ lượng là giờ
ngồi suy nghĩ lại thì thức thứ 7 moi trong thức thứ 8 cung cấp cho nó tức là ở
trong đưa ra kêu là hiện hành. Còn khi mà nó làm việc với 5 thức đầu ở ngoài đưa
vào thì gọi là huân tập, chúng ta phải sống huân tập và hiện hành, mà hiện hành
đó là biệt nghiệp còn huân tập đó là cộng nghiệp của mỗi người. Tôi ngồi tôi mới
thấy rõ, tôi tự nói “trời ơi! Nếu mà không giảng kỳ này chắc mấy cô cũng không
nắm, nếu nắm không được thì lọt vào ngũ ấm ma. Tại sao trong Duy thức, 4
đường ác là hiện lượng tánh cảnh rồi lại có lạc thọ, khổ thọ. 4 đường ác thì bất lạc
bất khổ, mà tại sao có lạc thọ khổ thọ ? Thì phải biết rằng nó chưa tiến hóa, nó
chưa có tỷ lượng, nhưng mà nó biết cái cảm giác dễ chịu khó chịu, biết trong cảm
giác của ngạ quỷ và súc sanh. Ngạ quỷ và súc sanh là sống theo bản năng, cái kia
sống trong vô minh, mờ mờ. Vô minh vẫn có lạc thọ khổ thọ, nhưng mà đã là lạc
thọ khổ thọ mà không phân biệt được, giống như tầm-sát, giống như hôn trầm với
thụy miên. Thụy miên là địa ngục vô gián còn hôn trầm là địa ngục hữu gián. Hai
cái này vẫn có lạc thọ khổ thọ như thường mà không kêu là lạc được, không kêu
là khổ được. Cho tới sơ, nhị, tam thiền không kêu là tưởng được, nó có tưởng
nhưng mà tưởng của nó dùng cho cảm giác thôi, xác thân-tư tưởng đều do cộng
nghiệp. Còn cái này xác thân-tư tưởng-cảm giác hỷ lạc dùng cho xác thân, xác
thân là bất lạc bất khổ thọ chai lỳ. Thành ra tôi nói sống theo bản năng là sống
theo thú vật, sống theo cái ham muốn mà không có suy nghĩ, sống theo ngạ quỷ
nó không có phân biệt. Thành ra Sư Trưởng hay lắm, hồi đó tôi cũng hiểu vậy đó
là chỉ có người mới có nghiệp thôi. Rồi súc sanh, ngạ quỷ là không có nghiệp,
chưa có nghiệp thì không biết cải sửa, mà không biết cải sửa thì nằm ở đó hoài,
cả ngàn cả triệu năm mới lên được người. Thành ra trong kinh Đức Phật nói làm
được thân người khó vô cùng, luân hồi 4 đường ác giống như đất trên quả địa
cầu, còn làm người giống như đất trong móng tay. Mấy triệu, mấy ngàn năm mới
tiến lên được người. Bây giờ không tu thì dễ mà sa đọa xuống 4 đường ác, dễ sa
đọa lắm, cứ làm ác mất cái biết rồi thì hiện ngay bây giờ đã 4 đường ác rồi, chết
rồi không còn cảm giác nữa, mà không phải là không có cảm giác, không phải là
không có tư tưởng, mà tư tưởng cảm giác này chuyên về xác thân, nó có phân
biệt được cái gì đâu. Thành ra chúng ta thấy ngạ quỷ nó chưa phân biệt được, tới
súc sanh phân biệt một cách lờ mờ chưa có ý chí, chỉ có người mới có ý chí,
người mới có mạtna. Mấy cô phải nhận biết chỗ này, thành ra 4 đường ác là vậy.
-19-
*Sư hỏi: Tới 4 đường thiện. Người trời dục giới có đủ 3 cảnh không ?
- Dạ, bạch Sư. Người trời dục giới có đủ 3 cảnh: hiện lượng tánh cảnh;
chân tỷ lượng đới chất cảnh; tợ tỷ lượng độc ảnh cảnh.
Sư giảng: Người trời dục giới có 3 cảnh: hiện lượng tánh cảnh, chân tỷ lượng đới
chất cảnh, rồi tợ hiện lượng cũng là phi lượng, nên có 3 cái: hiện lượng, tỷ lượng
và phi lượng. Thì tợ tỷ lượng với tợ hiện lượng kêu là phi lượng. Phi lượng là cái
nhận thức không có đồng với chúng sanh chứ không phải sai, thì đây là không có
cái nào đúng không có cái nào sai, tất cả đều là biến hóa, mình sống với cộng
nghiệp đó là chân, mình sống với biệt nghiệp là tợ, nhưng tợ là đưa qua cộng
nghiệp mới hoặc lên cõi trời hoặc xuống 4 đường ác, cái Duy Thức rất độc đáo
dùng danh từ thấy rất là sáng.
*Sư hỏi: Bây giờ tới cõi sơ thiền, nhị thiền, tam thiền có đủ 3 cảnh không ?
- Dạ thưa có đủ 3 cảnh. Sơ thiền, nhị thiền, tam thiền đều có: hiện lượng
tánh cảnh,...
*Sư hỏi: Hiện lượng, tánh cảnh là gì?
- Dạ. Hiện lượng, tánh cảnh là khi mà tịnh sắc căn đối xúc với nội pháp có
cảm giác vui buồn, nói chung là nó có cảm giác khởi lên thì đó là hiện lượng tánh
cảnh, nhưng mà thường quý vị đó chìm đắm trong cảm giác hỷ lạc hơn, thành ra
không có hiểu được đó là hiện lượng tánh cảnh.
*Sư hỏi: Thường thường nó sống với cái gì?
- Dạ thưa. Thường quý vị đó sống với cảm giác hỷ lạc, chìm đắm trong hỷ
lạc.
*Sư hỏi: Thì cái đó kêu là cái gì ?
- Dạ thưa. Cái đó của mỗi cá nhân thì là tợ tỷ lượng độc ảnh cảnh, còn nếu
mà cái đó (hỷ, lạc) được gọi chung thì nó là chân tỷ lượng đới chất cảnh.
*Sư hỏi: Rồi hiện lượng tánh cảnh của nó là gì ?
- Dạ thưa. Hiện lượng tánh cảnh là khi mà tịnh sắc căn đối xúc với nội pháp
nó rung động có cảm giác khởi lên thì lúc đó …
*Sư hỏi: Tỷ lượng đới chất nó là gì?
- Dạ thưa. Khi mà xuất định rồi trải nghiệm lại thì nhớ lại trong cảm giác đó
là có tên gọi niềm vui hoặc là có diệu lạc thì cái tên chung đó là chân tỷ lượng.
*Sư hỏi: Tợ tỷ lượng độc ảnh cảnh là gì ?
- Dạ thưa. Tợ tỷ lượng độc ảnh cảnh khi nào ở trong định mình chìm đắm
vào trong đó gọi là thích thú, mình muốn chìm đắm trong định hỷ hoặc trong định
lạc thì cái đó là tợ tỷ lượng độc ảnh cảnh.
Sư giảng:
Cô nói như vậy là trật. Khi mà cõi sơ thiền, nhị thiền, tam thiền mà sống
trong hỷ lạc, dùng cái hỷ lạc, mà hỷ lạc liên tục rồi thì gọi là hiện lượng tánh
cảnh, không còn cảm giác hỷ lạc nữa thì cái đó là hiện lượng tánh cảnh. Khi nào
bị mất rồi họ mới bắt đầu biết lúc nãy mình sống trong hỷ lạc giờ mất thì bây giờ
mới qua tỷ lượng đới chất cảnh. Thành ra ở trong đó, cái thế giới của tư tưởng là
vô thường-vô ngã-khổ đau. Hễ nhàm chán rồi thì xả bỏ nhị thiền, tam thiền xuống
dưới này thì sẽ mất cái hỷ lạc thường xuyên thì bây giờ mới có tỷ lượng đới chất
và độc ảnh. Rồi nhớ lại trong cái hỷ lạc thường xuyên đó, nó nhớ lại cái này còn
thấp và muốn cao hơn nữa thì bây giờ bắt đầu là tợ tỷ lượng độc ảnh là cảnh cái
-20-
biệt nghiệp của cõi trời đó, mà nếu họ thấy thì họ tiến hóa lên có thể qua tam
thiền qua tứ thiền, còn họ thấy họ hưởng cho đả rồi nhàm chán hết phước thì rớt
xuống lúc bây giờ tợ tỷ lượng độc ảnh cảnh, còn nếu họ ra khi họ tái tạo đi vào
thế giới chúng sanh tam thiền thì tợ tỷ lượng biến thành chân tỷ lượng đới chất
cảnh của cộng nghiệp hồi nãy là biệt nghiệp, đại khái là như vậy. Nó cũng có
hiện lượng tánh cảnh là khi nào nó dửng dưng, ở trạng thái đó, nhập vô đó rồi
trong 1000 năm, triệu năm, tỷ năm thì cái này là hiện lượng tánh cảnh chứ không
còn tỷ lượng nữa. Nó dửng dưng trong đó rồi nhưng mà khi nó chết nó tiến hóa
lên cao rồi đó thì nó biết cái này cao hay thấp, tiến hóa lên cao thì cái tiến hóa nó
đang suy nghĩ để nó tiến hóa thì cái này gọi là tợ tỷ lượng độc ảnh cảnh, khi nó
đánh đố rồi nó bỏ cảnh giới đó nó nương lên cảnh giới cao thì bây giờ chân tỷ
lượng đới chất cảnh. Đại khái là như vậy.
Như Nhật bạch: Thưa bạch Sư, con xin trả lời cõi trời vô sắc.
*Sư hỏi: Cô này thông minh, nảy giờ tôi thấy có mình cô này trả lời được, còn
mấy cô kia tôi hỏi một hồi là chắc lộn xộn hết. Hơi khó đó. Bây giờ cõi trời Vô
sắc ?
- Dạ thưa, Trong tứ thiền, tứ thiền chìm đắm trong hiện tại lạc trú, nhưng
mà chìm đắm hiện tại lạc trú liên tục như vậy thì nó không còn hay biết gì hết thì
đó là hiện lượng tánh cảnh. Một thời gian nhàm chán thì lại là mất đi, mất đi rồi
thì ông tứ thiền mới suy nghĩ nhớ tưởng lại, nhớ tưởng lại cảnh giới đó thì bây
giờ một là tiến hóa, hai là sa đọa. ví dụ như tiến hóa…
*Sư hỏi: Giờ tứ thiền sắc giới với tứ không nó khác nhau sao?
- Thưa bạch Sư. Tứ thiền sắc giới còn mượn trung khu thần kinh óc để làm
căn, còn ông tứ không thì chỉ thuần về tư tưởng mà không cần tới căn sinh lý nữa.
*Sư hỏi: Vậy thì khác nhau sao?
- Dạ. Nó khác nhau là ông tứ thiền phải mượn cái óc để có cái niệm nhớ
nghĩ. Tứ thiền sắc giới kêu là hiện tại lạc trú còn tứ không kêu là tịch tịnh trú.
*Sư hỏi: Tịch tịnh trú với hiện tại lạc trú nó khác nhau sao?
- Dạ. Tịch tịnh trú nó không có còn cái thân nữa mà thấy toàn những cảnh
giới mông lung từ cái hư không trở lên.
*Sư hỏi: Còn hiện tại lạc trú là sao?
- Dạ. Hiện tại lạc trú là thấy được những cảnh giới hiện tại nó như thế nào
thì ông nhận như vậy.
*Sư hỏi: Hiện tại chỗ đó có quá khứ có vị lai không?
- Dạ. Bây giờ quá khứ trở về hiện tại, vị lai trở về hiện tại.
*Sư hỏi: Rồi tịch tịnh trú?
- Dạ. Tịch tịnh trú thì không có đặt vấn đề quá khứ, hiện tại, vị lai mà an trú
trong những khoảng hư không….
*Sư hỏi: Tịch tịnh với hiện tại nó khác nhau sao?
- Dạ bạch Sư. Tịch tịnh với hiện tại thì Tịch tịnh không cần tới thân cũng
không có cần nghĩ tới…
*Sư hỏi: Tịch là gì ? Tịnh là gỉ? - Dạ. Tịch là yên lặng, tịnh là nằm trong đó.
Sư giảng:
Tịnh là trong sạch, tịch là yên lặng. Yên lặng một cách trong sạch gọi là tịch
tịnh trú.
-21-
Hiện tại lạc trú là quá khứ cũng nằm trong hiện tại, tương lai cũng nằm trong
hiện tại. Có thân, có thân bên ngoài có thân bên trong mà không có để ý tới thân
bên ngoài và cũng như không có để ý tới thân bên trong, chỉ sống với cái thân
hiện tại thôi. Thành ra nó không có nghĩ tới quá khứ, nó không có nghĩ tới tương
lai mà chỉ sống với hiện tại. “Hiện tại đó là kết quả của quá khứ còn là cái nhân
của tương lai”, thành ra hiện tại bao trùm quá khứ và tương lai nên gọi là hiện tại
lạc trú.
Còn cái tứ không là không có hiện tại, không có quá khứ, không có tương lai,
không có thân bên ngoài, không có thân bên trong, chỉ sống bằng cái mông
lung…chỉ có cái mông lung thôi tức là tư tưởng thôi, mà tư tưởng thì nhàm chán,
nhàm chán thì xả ra thì xuống là sa đọa mà tiến hóa lên nữa thì lên hư không vô
biên, thức vô biên, vô sở hữu xứ, còn sa đọa xả ra xuống tứ thiền, tam thiền, thì
cái đó tùy cộng nghiệp tương ưng thôi, cái đó nó lẩn quẩn hoài không có ra khỏi,
một là đi lên hai là đi xuống. Giờ hiểu kịp chưa? Nó là như vậy. Thành ra tứ thiền
nằm trong hiện tại lạc trú thì ở đây hiện tại lạc trú này kêu là hiện lượng tánh
cảnh, nó nằm trong đó dửng dưng, khi nó nhàm chán thì nó ra, thì bây giờ mới có
tỷ lượng đới chất, cái này là tợ tỷ lượng độc ảnh cảnh thì cái đó tùy theo chúng
sanh.
*Sư hỏi: Còn tới Hư không vô biên thì có hiện lượng tánh cảnh không?
- Dạ có. Đó là tịch tịnh trú. Hư không vô biên là không gian vô biên.
*Sư hỏi: Không gian vô biên có hiện lượng tánh cảnh không ?
- Dạ thưa. Ở trong đó mà mấy ông không thấy. Mấy ông nhận được cái đó
rồi mà mấy ông không biết, tới chừng mất rồi thì mới biết.
*Sư hỏi: Tợ tỷ lượng độc ảnh cảnh có không?
- Dạ thưa có. Nếu mà trường hợp xuất định thấy nghĩ là làm sao đó mà tiến
hóa hoặc sa đọa xuống thì đó là tợ tỷ lượng độc ảnh cảnh.
*Sư hỏi: Có chân tỷ lượng, tợ đới chất có không ?
- Dạ thưa có. Nếu trường hợp mấy ông trong định thì trở về cái cảnh giới
chung của cộng nghiệp của mấy ông thì cái đó là tỷ lượng đới chất.
Sư Minh Cảnh: Cổ cho hư không vô biên có chân tỷ lượng tợ đới chất nữa đó Sư.
Sư Minh Cảnh: Nó không có cái đó, nó chỉ có tợ tỷ lượng độc ảnh cảnh thôi. Thế
giới đó đâu có xác thân đâu mà có cộng nghiệp.
- Dạ, ví dụ như trường hợp xác thân này người ta bỏ đi rồi, người ta nhập
vào thế giới của họ.
Sư Minh Cảnh: Thế giới tư tưởng đâu có ai giống ai đâu mà có cộng nghiệp. Tôi
suy nghĩ, cô suy nghĩ thì hai cái suy nghĩ này khác nhau hết.
- Dạ. Con xin nói lại. Tịch tịnh trú không có xác thân, nó….
Sư giảng:
Tịch tịnh trú không có xác thân, nó không có chân tỷ lượng tợ đới chất.
Còn thế giới của tứ thiền thì có. Tứ thiền tứ không nó khác nhau, phải phân biệt
cho rõ.
Sư Minh Cảnh: Khác nhau là một cái có xác thân có cảm giác, còn một cái không
có xác thân đó là tứ không cho nên đều là tợ hết.
Sư giảng:
-22-
Còn Nhập Lưu ? Khó à. Nhập Lưu, Nhất Vãng Lai, Bất Lai, Alahán cho tới
Như Lai khác nhau. Duy thức nói rành thiệt chứ, tôi thấy nó hay. Như một rừng
ngũ ấm ma thành ra không có Duy thức, không có Thủ Lăng Nghiêm thì chết.
Duy thức mà không có Thủ Lăng Nghiêm cũng chết, có Thủ Lăng Nghiêm mà
không có Duy thức thì cũng chết, hai cái đó chiếu rọi cho nhau mới thấy ra, phải
ngồi lâu à, mấy chục năm tôi ăn nằm với nó đến đây tôi suy nghĩ ra qua mấy kỳ
trước tôi cười hoài “trời ơi làm sao mà thoát khỏi được trời”. Tôi suy ngẫm bốn
mấy năm trời, suy ngẫm trăn trở hoài,bữa nay mới hiểu mà sống được thì chắc
còn lâu, tôi không biết tôi loại gì? Nhưng tôi thấy tôi mê, lúc này tôi mê pháp, ăn
nằm đi đứng gì nó cũng hiện hết, tiếng niệm Phật trong alaya nó ra, nó ra riết rồi
thì mình thấy hà, cũng không suy nghĩ nữa mà tự nhiên thấy nó rõ, tôi nói cái này
hay, may ra cho mấy cô này hiểu rồi tôi vô lò thiêu chịu chưa. Tôi hết rồi đó, cái
này rốt ráo hết rồi nên tôi giảng cho hết rồi tôi vô lò thiêu. Bây giờ đâu còn gì
nữa.
Sư Minh Cảnh nói: Cô Như Nhật còn chưa nắm “của Ta, Ta, Tự ngã của Ta”.
5/ TA – CỦA TA – TỰ NGÃ CỦA TA.
Sư nói: nếu nắm cái này thì nắm được cái “của Ta, Ta, Tự ngã của Ta”.
*Sư hỏi: Bây giờ cô nói “Ta, của Ta, Tự ngã của Ta.
- Thưa bạch Sư. Từ lúc học giáo lý tới giờ, con nghĩ trong mỗi cõi đều có
ta, của ta, tự ngã của ta. Nhưng mà mỗi cõi nó đại diện nặng về cái nào đó. Ví dụ
cõi dục thì nó nặng về “của ta” hơn, cõi sắc nặng về cái “ta” hơn và cõi vô sắc thì
nặng về cái “tự ngã của ta” hơn.
*Sư hỏi: Vậy thì Tự ngã của ta là cái gì?
- Dạ. Tự ngã của ta, theo con những vị mà đi vào trong thiền định thì thấy
những cảnh giới thì cho rằng đó là cái “tự ngã”. Cho rằng Tự ngã là nơi mà để
sinh ra vạn vật chúng sanh và các pháp. Thành ra mấy ông đó cho đó là “tự ngã
của ta”, để khi xuất định rồi thì tự mình tạo dựng ra cảnh giới đó để mà duyên.
*Sư hỏi: Vậy của ta là cái gì?
- Dạ. Ví dụ nếu là trường hợp có thân căn sinh lý đối xúc với trần cảnh vật
lý thì lấy cái vật lý đó, chiếm hữu vật lý đó về cho xác thân sinh lý này thì cái vật
lý đó gọi là của ta, muốn chiếm hữu để vun bồi cho xác thân.
*Sư hỏi: Ta là cái gì?
- Dạ. Ta là lấy cái cảm giác hỷ lạc, chiếm hữu cảm giác hỷ lạc đó cho cảm
giác chính là của ta tại vì của mình tự mình tạo dựng ra không có ai chiếm hữu.
Sư giảng:
Tùy chúng sanh, 4 đường ác thì “ta, của ta, tự ngã của ta” khác, 4 đường
thiện khác, Nhập Lưu, Nhất Vãng Lai, Bất Lai khác, Alahán khác, Như Lai thì
khác.
- Như Nhật bạch Sư. Con ví dụ 4 đường ác nói chung là cõi dục thì vẫn có 3
hết là: ta, của ta, tự ngã của ta. Của ta là sự vật bên ngoài, chiếm hữu ngũ dục về
cho mình, cho xác thân mình thì cái sự vật bên ngoài là của ta; cho xác thân này
hoặc cái suy nghĩ của mình là ta; có một số người không hiểu đạo thì cho rằng
những người sinh ra ta, tổ tiên ta là tự ngã của ta, còn những người có tu theo
ngoại đạo thì cho một vị thần linh nào đó ví dụ Thiên chúa giáo thì cho Chúa là
tự ngã của ta, còn của Bà La Môn thì trời Phạm Thiên là tự ngã của ta thì cõi dục
-23-
giới con cho là như vậy. Còn cõi sắc giới thì cái của ta là cái nội pháp mà mình
chiếm hữu mới có cái cảm giác mới chìm đắm vào trong cảm giác thì cho cái cảm
giác hỷ lạc đó là của ta, xác thân tịnh sắc căn này là ta hoặc là những cái mà cái
suy nghĩ cái tư tưởng mình là ta, quý vị này đã chứng đắc trong thiền định thấy
được những cõi trời thì cho rằng những vị vua cõi trời đó là tự ngã của ta.
Sư giảng:
Nói như cô hồi nãy cõi dục là đúng.
- Là 4 đường ác coi tiến trình ngũ uẩn sắc, thọ, tưởng, hành, thức thì thấy
xác thân là nặng nhất. Xác thân là ta, tất cả bên ngoài là của ta, còn cái xác thân
này là cái tự ngã của ta, tức là cái tiểu vụ trụ của các ông trời cả vũ trụ, tức là
Niết Bàn là cái của ta, còn ta đây là tự ngã. Đại khái là cái nhìn của mỗi chúng
sanh.
- Còn tới 4 đường thiện. Nói về sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, 4 đường ác,
người trời cũng giống hệt như vậy thôi nhưng nó cao thượng hơn. Tới sơ thiền,
nhị thiền, tam thiền lấy cảm giác quan trọng, lấy cái thọ uẩn quan trọng hơn thì
thọ uẩn là ta, tất cả cái gì lệ thuộc vào thọ uẩn thì là của ta chẳng hạn xác thân
này là của ta, tư tưởng là của ta; tư tưởng phải cung cấp cho cảm giác xác thân
không phải là chỗ sai của cảm giác, thì cảm giác là ta còn xác thân và tư tưởng là
của ta còn cảm giác này là ông trời con của ông trời bự. Ông trời bự là Niết Bàn,
là cái ngã lớn của cảm giác lớn còn ta là cảm giác nhỏ, thì cái cảm giác nhỏ là cái
tự ngã của cảm giác lớn.
Rồi tới cõi trời vô sắc thì lấy cái đó là ta thì cảm giác xác thân là của ta
còn cái cách tả Niết Bàn của Phật, của Alahán là đó là tự ngã của ta, đó là ông
trời bự còn tôi là ông trời con, tôi là Phật con cái kia là ông Phật lớn.Đại khái là
như vậy.
Tới Alahán thì cái nhìn nó khác. Tới 4 đường thiện, Nhập Lưu biết rằng
mình đạt được cái xác thân là Phật chứ không có Phật lớn nhỏ gì hết, nhưng mà
cảm giác tư tưởng chưa đạt được. Cảm giác tư tưởng dùng cho Phật tánh, Niết
Bàn. Tới Alahán mới thấy mình là Phật, mình là ta là của ta, là tự ngã của ta. Còn
Như Lai phải tùy thuận thì mới có cái ta, còn chưa tùy thuận được là cũng còn
nghi tức là chưa được cái pháp thân thường trụ, mới được cái báo thân, nhận cái
báo thân là ta, của ta, tự ngã của ta thì chưa có toàn vẹn, chỉ có Như Lai mới thấy
chính cái pháp thân mới là ta, của ta, tự ngã của ta, còn cái báo thân là cái phần
thể của cái pháp thân, ứng hóa thân là cái hình tướng của pháp thân, còn pháp
thân là cái diệu dụng, nắm cái diệu dụng là nắm được tất cả, nắm pháp thân xong
thì là Phật, còn chưa thì cũng chưa được.
Thôi, bấy nhiêu thôi, nữa là chắc mấy cô tùm lum. Lâu lâu tôi hỏi lại nữa.
Những cái này là cái gốc. Từ cái này mấy cô phăng ra hết đạo Phật.
Phật thì có nhận thức, đối tượng nhận thức. Mà muốn rành, nhất là phải qua
Duy thức, tức là nhận thức và đối tượng nhận thức, tức là 3 cảnh 3 lượng. Duy
thức có bấy nhiêu thôi: Tánh cảnh, đới chất và độc ảnh; Hiện lượng, tỷ lượng và
phi lượng; Tánh cảnh thì có hiện lượng, chân đới chất thì có tợ hiện lượng, tợ đới
chất thì là chân tỷ lượng, tợ tỷ lượng là độc ảnh cảnh cái này là phi lượng thì
cũng có bấy nhiêu. Đúng ra có 2 lượng, nhưng mà có một cái phi lượng, mỗi cái
nó ăn với tư tưởng như thế nào, ăn với cái Bát Nhã như thế nào thì cô phải cho
-24-
rành chỗ đó, nhận lầm một cái thì qua ngũ ấm ma không thể thành Phật được.
Thành ra tôi thấy nội cái Nhập Lưu không thì phải rành cái này rồi. Tôi thấy
Nhập Lưu là tối thắng là khó nhất. Mới cái bánh vẽ thôi đó mà nếu nhận được cái
xác thân cho đúng thì mới vào được bậc Thánh thì đi hoài cũng đúng vậy thôi
chứ không còn lầm nữa, phải nhận cái bánh vẽ trước cho rõ thì sau đó không lầm,
còn không khéo Nhập Lưu vẫn giậm chân một chỗ hoài, giậm chân một chỗ thì
nhất định không sa đọa. Thấy rõ xác thân thì không sa đọa, không có xuống nữa,
không tiến được cứ nằm ở đó hoài tới chừng nào thấy rõ về cảm giác thì bắt đầu
tiến qua Nhất Vãng Lai. Thành ra nói Nhập Lưu sa đọa thì sai nói Nhập Lưu hiểu
hết cũng chưa đúng. Nhập Lưu hiểu xác thân sắc uẩn thôi, còn thọ uẩn Nhập Lưu
chưa biết. Thì thọ uẩn là người trời cũng chưa rành, tới sơ thiền, nhị thiền, tam
thiền mới qua được thọ uẩn, người trời dục giới cũng mới vào bên trong sắc uẩn.
Lơ mơ là nằm ở chỗ người trời dục giới, nó còn ở trong dục của dục. Chỉ có sơ
thiền, nhị thiền, tam thiền mới qua cõi sắc, 8 giới. Thành ra mình phải rành chỗ
đó, nhưng mà đã Nhập Lưu rồi thì thấy rõ 4 đường ác, chứ còn người trời dục
giới Nhập Lưu cũng chưa rành, cũng còn chiếm hữu bên ngoài nhưng mà cao
thượng, nhưng Nhập Lưu không còn thối chuyển nữa, mà giậm chân, thành ra
không găp Phật thì có thể giậm chân mấy triệu năm, trở lại cõi người trời dục giới
7 lần, mà 1 lần có thể mấy trăm kiếp, bởi vậy về Cực lạc vẫn thù thắng hơn. Cực
lạc là không có giậm chân mà tiến tiến hoài không bao giờ sa đọa không bao giờ
giậm chân, chỉ tiến tới Như Lai. Còn cõi này từ Nhập Lưu qua Nhất Vãng Lai là
trời ơi, phải kêu trời. Còn Nhất Vãng Lai mà qua Bất Lai phải trở lại 1 lần. Còn
Bất Lai lên Alahán cũng nằm ở chỗ đó cũng giậm chân, nhưng không trở lại nữa
tức Bất Lai không trở lại cảnh giới Nhập Lưu, Nhất Vãng Lai tức là không trở lại
cõi trời dục: dục giới của dục, dục giới của sắc chỉ nằm ở tứ thiền lên tới chấm
dứt tứ không, nhưng mà nằm cũng lâu, thì Bất Lai là sướng nhất. Đại khái là vậy.
Có hỏi gì nữa không. Tôi giảng mệt rồi.
Buổi giảng pháp kết thúc.
-25-
-26-

You might also like