You are on page 1of 21

HỌC VIỆN CÔNG GIÁO VIỆT NAM

PHÂN KHOA THẦN HỌC


Chương Trình STB: Giai Đoạn Triết Học

Sinh viên: Philipphê Lê Minh Nhật


Niên Khóa: 2022-2023

THIỀN TRONG PHẬT GIÁO

VÀ CẦU NGUYỆN TRONG KITÔ GIÁO

Môn học: Ấn Giáo và Phật Giáo


Giáo sư: Đức cha Gioan Đỗ Văn Ngân

TP HỒ CHÍ MINH: 12/2022


NỘI DUNG

DẪN NHẬP

I. THIỀN TRONG PHẬT GIÁO


1. Cơ sở nền tảng của thiền
1.1. Thiền là gì?
1.2. Mục đích của Thiền
2. Các đức tính phải có nơi các nhà học Thiền
2.1. Trong sạch và đơn giản
2.2. Giữ thanh bần và yêu cảnh vật
II. CẦU NGUYỆN TRONG KITÔ GIÁO
1. Cơ sở nền tảng của việc Cầu nguyện
1.1. Cầu nguyện là gì?
1.2. Mục đích của Cầu nguyện
2. Tinh thần phải có khi Cầu nguyện
2.1. Ba nhân đức Đối Thần
2.2. Kiên trì và khiêm nhường
III. NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT
1. Tương đồng
2. Dị biệt

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO


DẪN NHẬP
Ngày nay, nhờ vào những thành tựu của khoa học kỹ thuật, cuộc sống của con người
được nâng lên. Chính vì thế mà con người của thời đại đã xô bồ chạy theo đà phát triển của
vật chất. Trong khi đó họ lại quên đi sự phát triển nội tâm hay là sự phát triển tâm linh, và sự
hiểu biết của con người về sự sống và mối quan hệ của chúng ta với vũ trụ thì hầu như là tiến
bộ rất ít. Xét về phương diện chung, khoa học và kỹ thuật chủ yếu là phục vụ cho kinh tế và
chiến tranh hơn là phục vụ cho tâm linh nhân loại.
Với sự phát triển ngày càng rầm rộ với phát minh hiện đại như hạt nhân, bom nguyên tử,
chúng ta đã vô tình cắt đứt mối quan hệ giữa chúng ta với môi trường thiên nhiên. Chúng ta
ngày càng làm cho môi trường sống tự nhiên bị ô nhiễm trầm trọng. Và hơn nữa chúng ta bị
khuất phục trước ham muốn vật chất càng nhiều. Cũng chính vì vậy mà nhiều người đã quan
niệm sai về tiến bộ trong cuộc sống. Họ cho rằng sự tiến bộ của cải vật chất có thể đem lại
hạnh phúc cho con người mà họ quên một điều, chính sự tiến bộ vật chất càng làm cho con
người càng ham muốn, mà càng ham muốn càng đau khổ, bất hạnh. Một cuộc sống hạnh
phúc, an lạc không chỉ dựa vào một yếu tố “Thoải mái về vật chất” mà còn phải dựa vào một
sự phát triển về “Tâm linh”.
Thiền của Phật giáo là yếu tố cấu tạo nên sự cân bằng cho cuộc sống con người trong
thế giới văn minh vật chất xô bồ này. Thiền là phương pháp khoa học. Nó tương đương với
phương pháp thư giãn, giải lao mà người ta thường gọi. Thiền không chống lại khoa học và
kỹ thuật. Ngược lại cuộc sống vật chất thái quá tạo nên một sự mất cân bằng cho con người
như các chứng bệnh trầm cảm, stress.
Duy chỉ có con đường thực hành Thiền mới có thể tạo nên được sự quân bình giữa chủ
nghĩa vật chất và chủ nghĩa tinh thần, giữa đời sống vật chất và ý thức con người. Theo nhận
định của một số học giả, nếu khoa học không được trí tuệ hướng dẫn, dẫn dắt, và không nh ắm
vào phục vụ cho con người, thì nó sẽ có tác dụng ngược lại. Nó sẽ làm cho ý thức và cách
sống của con người bị suy đồi, và chúng ta tự tách rời ra khỏi thế giới thiên nhiên trong lành,
để sống trong một thế giới đầy nguy hiểm chết người.
Đối với nền giáo dục hiện đại, nếu chỉ chú trọng đến việc thu nhận những kiến thức cho
nhiều, gieo trồng trí nhớ, lý luận và sự hiểu biết thì con người khi đó trở thành một cổ máy
suy nghĩ, tính toán và ghi nhận hiểu biết. Ngược lại với việc giáo dục trên, Phật giáo đã lấy
Thiền làm nền tảng để giáo dục con người về cơ thể vật lý và tinh thần, qua đó nhằm đem con
người về thế quân bình. Chúng ta hành Thiền là để biết được mình là ai, và hiểu được bản
chất nhân sinh và của vũ trụ là thế nào.
Chính vì muốn dẫn đưa con người đến hạnh phúc mà mỗi tôn giáo xây dựng một giáo
thuyết, một hệ thống, một tín điều, một linh hạnh và một phương pháp riêng. Trong tinh thần
hiệp thông, với chủ trương cởi mở của Giáo Hội qua Công Đồng Vaticano II, với nhu cầu
hiểu biết về Phật giáo ngày càng tăng, với tâm tình cảm thông, chúng ta sẵn sàng chia sẽ để có
thể trao đổi và thắt chặt tình đoàn kết yêu thương nhau. Bởi vậy, người viết muốn tìm hiểu
thêm về không những tôn giáo mình mà còn muốn tìm hiểu thêm về Phật giáo cho nên đã mạo
muội làm đề tài: Thiền Trong Phật Giáo và Cầu Nguyện Trong Kitô Giáo
PHẦN I. THIỀN TRONG PHẬT GIÁO
I. CƠ SỞ NỀN TẢNG CỦA THIỀN
Phật giáo du nhập và tồn tại ở Việt Nam cho đến ngày nay đã gần 1800 năm. Trong thời
gian đó, Phật giáo đã để lại cho chúng ta biết bao nhiêu điều hay điều tốt và đã ảnh hưởng trên
cuộc sống như văn hoá, những nếp sống, nếp suy nghĩ của người Việt. Điều đó được biểu
hiện ra trong tư tưởng, trong quan niệm nhân sinh, chính trị, nếp sống đạo đức, đời sống tinh
thần (đời sống tâm linh).v.v.6
Vào thế kỷ thứ V, người Phật tử Việt Nam đối mặt với một vấn đề quan trọng giữa đời
sống tâm linh và Tôn giáo, đó là tại sao tu mà không thấy Phật? Vậy tìm Phật tánh ở đâu?
Đến thế kỷ VI, Thiền học bắt đầu du nhập vào Việt Nam. Phật giáo Việt Nam hầu hết thừa kế
qua các vị thiền sư của Trung Hoa sang. Mở đầu là Ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi, kế đến là Ngài
Vô Ngôn Thông, Ngài Thảo Đường, Ngài Tiêu Dao&Bởi thừa kế Thiền Tông nên Phật giáo
Việt Nam ngày xưa đều gọi chung là Thiền Gia ( Nhà Thiền), Thiền Môn (Rừng Thiền)[1].
Ở đây xin đề cập Thiền nói chung và đặc biệt là Thiền Tông. Vì Thiền Tông là nền tảng
của Phật giáo cố hữu tại Việt Nam. Với một tinh thần phá chấp triệt để, với khả năng dung
hợp rộng mở, với tính phóng khoáng mang tính chất Dân Tộc Đạo Thiền đã hoà hợp với tinh
thần bình đẳng Dân Chủ, lòng nhân ái đã ảnh hưởng sâu rộng và bắt rễ nhanh trong nhân gian
Việt Nam.
1. Thiền Là Gì?
Để trả lời cho câu hỏi này thật sự không đơn giản chút nào, bởi Thiền có nhiều trường
phái khác nhau, mỗi trường phái lại có những nét riêng, những cách thức riêng cho mình. Tuy
nhiên, không vì những lý do đó mà chúng ta bất lực khi đi tìm định nghĩa cho nó. Theo ông
Nguyễn Chính Kết: chữ Thiền theo nghĩa gốc của nó là Để tâm vắng lặng không cho khởi các
vọng tưởng tư lợi. Chữ Thiền tiếng gọi tắt của Thiền Na, phiên âm từ chữ Dhyana của Ấn
ngữ. Người Trung Hoa dịch Dhyana là tịnh lự. Tịnh là vắng lặng; Lự là suy tư trên một đối
tượng, hay sâu sắc hơn, sự suy tư được soi chiếu trên bản tâm của mình. Người phàm khi suy
tư thường bị nhiều cảnh tượng chi phối làm cho bối rối, không thể tập trung tư tưởng trên một
đối tượng nào. Vì thế tịnh lự trước hết là tập trung tư tưởng trên một đối tượng để tránh tình
trạng tâm viên, ý mã, nghĩa là tâm như con vượn leo trèo, ý như con ngựa sải vó [2]. Tập trung
trên một đối tượng là để cho tâm thể được vắng lặng, tâm dụng được sáng tỏ, mạnh mẽ, để
quan sát và suy nghiệm chân lý. Nhưng tu Thiền càng cao, chữ Thiền càng được hiểu xa
nghĩa gốc của nó, lúc ấy Thiền có thể có nghĩa là Trí Huệ, là Chân lý, là Đạo, là Phật tánh là
Tâm[3]. Vì thế, đỉnh cao của Thiền là bỏ qua bất cứ đối tượng giác quan nào thuộc hiện tượng
giới để kiến chiếu chính bản tâm của mình. Về điều này thuật ngữ Thiền nói:
Trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật
Nhờ kiến chiếu một cách sâu sắc, người tu dần dần lột bỏ được những lớp vọng tâm(tâm
sai lầm)[4]. Tuy nhiên,Thiền chẳng phải là một triết học hệ thống hay là một Tôn giáo, nghi
thức mà là một khoa học thực nghiệm về tâm lý, sinh lý hay đúng hơn là một kỹ thuật tu
luyện sinh lý, tâm lý có tính cách pháp thuật của nhân loại cổ sơ mà Ấn Độ cổ truyền
đã sớm quy định vào các khoa học Yoga ngụ ý tìm nối nhân thân với Tuyệt Đối [5]. Do kết quả
này, các đại sư Trung Hoa thường gắn liền Thiền(Dhyana) và Định(Samadhi) vào với nhau
thành Thiền Định[6].
Như vậy, Thiền Tông nói chung là nhằm đào luyện tâm, làm chủ tâm. Thiền không độc
thần mà cũng chẳng phiếm thần, Thiền bất chấp mọi danh xưng, không có đối tượng nào
trong Thiền bắt tư tưởng tập trung cố định. Thiền là không cho tán loạn tâm, vọng tâm mà trái
lại để cho tâm vắng lặng, tâm dụng được sáng lạng, mạnh mẽ để suy niệm và quan sát chân
lý. Thiền tức là định tâm suy xét, Thiền là sự tương truyền của một chân tánh đặc biệt mà
không cần giáo hoá hay một lời chỉ dạy nào cả. Vậy phải biết cái tánh của tư tưởng nơi mình
thì lúc đó chúng ta mới làm cho tâm được yên tĩnh và bình lặng.
2. Mục Đích Của Thiền
Thiền là một phép tu tập của Phật giáo. Nói chung mỗi người hành Thiền thì ở mỗi cấp
độ khác nhau, không ai giống ai. Do vậy, mục đích của Thiền nguyên thuỷ là dựa vào tác
động tự nhiên và tự sức con người, đưa con người lắng đọng, tâm tư, loại trừ tạp niệm giúp
bình tâm luyện ý chí, thanh lọc tâm bớt lo âu phiền muộn, diệt trừ khổ thân và khổ tâm, đưa
con người đến thanh thản giác ngộ, đi đến niết bàn là trạng thái của tâm hồn. Thiền giúp con
người đi vào sâu nội tâm và trở về với chính mình mà không có đối tượng gặp gỡ, trong Thiền
người ta tìm sự trống rỗng hoàn toàn. Tư tưởng cơ bản vẫn là chân tâm. Chân tâm là cái
không hư vọng nên nó đồng nghĩa với Phật tánh, Phật là tâm, tâm là Phật, Phật chính là ta, ta
chính là Phật[7]. Muốn hiểu rõ về tâm thì không còn cách nào khác là ngồi Thiền mà ngồi
Thiền là để tĩnh tâm ngăn ác hướng thiện. Toạ Thiền là cách giữ cho thân, khẩu, tâm của
người học đạo không thể làm, nói, nghĩ điều xấu, ác. Điều ác không sinh tức điều thiện phát
khởi. Có thể nói tâm là của cải rất lớn, là kho tàng quý giá nhất của con người nhưng lại là cái
mà con người hay bỏ quên. Tâm là cột trụ, là cốt lõi của đời sống tâm linh của con người. Nó
ảnh hưởng rất lớn trên đời sống của con người. Cho nên, người toạ Thiền phải làm cho mình
thấu hiểu để từ đó chúng ngộ ra hầu mà tránh ác hướng thiện. Nói cách khác, sự giác ngộ phải
do mỗi người tự mình thực hiện chứ không thể tiếp nhận từ một người nào khác. Sự giác ngộ
đó phải xuất phát từ nơi tâm mình chứ không phải ở nơi bất kỳ ở đâu. Người hành Thiền làm
sao cho Tâm thật trong, thật sáng, khi đó sẽ có tất cả; cái tất cả đó gọi là Chân Như, vì Chân
Như Phật tánh sẽ hiện ra. Cũng vậy, kẻ tham Thiền phải nhận rõ Phật nơi mình chứ không
phải nơi sách Kinh điển hay lời giảng giải. Tìm đạo mà chưa giác ngộ được bản tâm thì chẳng
khác gì cưỡi trâu tìm trâu hay cá ngoài biển đi tìm nước [8]. Quả thật, con người càng làm
việc lớn bao nhiêu thì càng phải quên hết lợi danh, tình cảm, tiện nghi, hạnh phúc và ngay cả
sinh mạng của riêng mình mới mong để hết tâm hết trí vào công việc và đạt kết quả mỹ mãn.
II. CÁC ĐỨC TÍNH PHẢI CÓ NƠI CÁC NHÀ HỌC THIỀN
I. Trong Sạch Và Đơn Giản
Trong sạch và đơn giản là tính cách của người Phương Đông, vì thế các nhà thiền đã áp
dụng vào văn hoá, tập tục của dân tộc và làm cho những ai khi gặp thiền sư đều có cảm tình
ngay.
Nước trong rửa ruột sạch trơn
một câu danh lợi chi sờn lòng đây[9]
(Nguyễn Đình Chiểu).
Thật thế, công danh phú quý, dục vọng không thể trú ngụ nơi lòng các ngài. Càng lành
càng sạch thì càng thơm, cuộc sống của thiền sư là thế. Sống đơn giản không trau chuốt, sống
mà nặng nề thì làm sao tâm thanh tịnh được, trái lại sống nhẹ nhàng và giản đơn sẽ tạo nên vẽ
đẹp tự do của bậc tu tiên. Vì thế, thiền sư cần vứt bỏ những ràng buộc như:
- dứt việc làm nuôi sống, tức không tạo sự nghiệp ở thế gian.
- dứt việc kết giao với nhân gian, không bạn thân với người thế tục.
- dứt các kỹ thuật khéo léo, không làm thợ khéo, thầy thuốc, thầy bói&
- dứt sự học vấn, những việc đọc sách, học hỏi đều bỏ.
Với một tâm hồn đơn giản, thanh thoát không vướng bụi trần thì việc hành đạo trở nên dễ
dàng, tâm thanh tịnh dễ đạt chính ngộ. Bởi thế người toạ Thiền cần tránh ngũ dục: Sắc,
Thanh, Hương, Vị, Xúc. Đó là những đam mê làm cho tất cả mọi người đều phiền luỵ và say
đắm.
-Sắc (hình thể) đáp ứng nhu cầu của mắt.
-Thanh (âm thanh) đáp ứng nhu cầu của tai.
-Hương (mùi thơm) đáp ứng nhu cầu của mũi.
-Vị (mùi vị) đáp ứng nhu cầu của lưỡi.
-Xúc (cảm giác) đáp ứng nhu cầu của thân xác[10].
Quả vậy, với một cái tâm trong sạch, đơn giản thì cái sở thích bao la và đằm thắm được
các thiền sư đưa vào sự hiền hoà của thiên nhiên. Chỉ nhìn trăng, gió, nước và cảnh vật là đủ
cho các nhà thiền gia giác ngộ tâm linh. Chính sự đơn giản của tâm hồn đã tạo nên sự chân
thật của cái tâm con người, chẳng dấu diếm gì mà lại đẹp:
Như hoa sen, đẹp đẽ và dễ mến,
Không ô nhiễm bùn nhơ nước đục,
giữa đám bụi trần,
ta không vướng chút bợn nhơ.
Như vậy, ta là Phật[11]
Cho nên, càng yêu cảnh vật chúng ta càng ôn hoà, thuần hậu, hỷ lạc và từ bi hơn.
2. Giữ Thanh Bần Và Yêu Cảnh Vật
Thiền giáo có câu: Nhất tu thị, nhị tu sơn, nghĩa là điều khó thứ nhất là chốn thị thành
đông đảo, điều khó tiếp theo là ở nơi chốn núi cao, quanh năm tuyết phủ[12].
Phần lớn thiền gia thường an trụ nơi chốn hang động thẳm sâu, nơi núi rừng hoang vắng
hay là những nơi xa xăm ít người qua lại. Thật vậy, phần ý thức, thanh tịnh, trong sạch và đơn
giản là loại bỏ Tham- Sân Si. Đừng nói đến Thiền gia mà ngay cả những ai muốn giải thoát
đều phải loại bỏ bản ngã hay tự tánh của mình. Muốn sống cho tinh thuần, cho dễ dàng tỉnh
táo thì cần phải loại bỏ, đẩy lùi những gì làm cho lòng mình bối rối, lo lắng và xao lãng tâm.
Ví như : Tiền Tình Danh dự Dục vọng Tư lợi&là những thứ luôn sẵn sàng che khuất cái
minh mẫn, cái Phật tánh của con người. Muốn tạo cho thân xác thanh tịnh, thiền gia phải sống
theo đ¡o trời, nghĩa là ăn uống những đồ thực vật tinh khiết như: ăn cơm gạo lúa mùa, ăn rau
qủa và những đồ ăn đạm bạc và như ăn chay, không dùng những thức ăn thức uống cao lương
mĩ vị như thịt cá, bia rượu và những đồ có chất kích thích làm cho dục tính nỗi lên. Chịu
thanh bần để hưởng cái thú vui, an bình bên trong, đưa tâm hồn đến gần nẻo cực lạc của Phật
tánh, xa chốn phiền não của kẻ thường. Nghèo thì khổ, nhưng nhờ nghèo mà vui và cũng từ
đó mà kẻ học đạo bắt đầu tiến tới và trưởng thành từ khi dứt bỏ được lòng tham làm giàu,
tham của cải, tham danh vọng... Có nghèo mới có thong thả về tinh thần, khỏi bị ràng buộc
bởi vật chất và nghèo mới có dịp để phát triển những năng khiếu lành nơi mình, tâm trí không
xao động mới mau sáng suốt thông minh. Như người ta thường nói: cái khó ló ra cái khôn, thì
đây nghèo cũng là dịp cho chúng ta biết cố gắng và biết mình thấp kém mà vươn lên. Các
thiền sư giữ cho mình thanh cao, chẳng bận tâm tới những lợi ích cho mình, xả thân một cách
đáng mến. Với một đức tính phải có như thế nên các thiền sư rất được mọi người quý
mến. Trầm tĩnh và tham xét, không mê theo kinh sách mà một mực chú tâm vào cái Phật tánh
nơi mình. Như thế, người toạ thiền không còn phải lo lắng, dao động về mọi thứ trong trần
gian này, trái lại với một tâm hồn đơn sơ, thanh thản, yêu hoa, yêu trăng, yêu gió và yêu tất cả
những cảnh vật thiên nhiên đã làm cho người Phật tử không lấy gì hơn ngoài việc làm cho cái
tâm mình ngày thêm sáng lạng qua việc hành Thiền hàng ngày trong cuộc sống.
PHẦN II. CẦU NGUYỆN TRONG KITÔ GIÁO
I. CƠ SỞ NỀN TẢNG CỦA VIỆC CẦU NGUYỆN
Một số người cho rằng cầu nguyện là một việc lỗi thời rồi, họ cho đây là một hình thức
hồi sinh của thời đại cổ xưa khi con người yếu ớt. Do đó, cứ phóng lên trời những lo lắng,
mọi chờ mong và mọi khát vọng của mình hầu được thần linh an ủi, chở che và được ban cho
những ơn như lòng sở nguyện. Chẳng phải cầu nguyện là một sự chạy trốn số phận đó sao?
Và cầu nguyện để làm gì cơ chứ? Bất hạnh, chiến tranh, bệnh tật& có biến mất đi khi cầu
nguyện không? Nếu thế cầu nguyện chẳng phải là vô ích hay sao. Để trả lời cho các vấn nạn
này, trước hết chúng ta cùng xem cầu nguyện là gì và mục đích của nó hầu khi đó chúng ta sẽ
có câu trả lời cho các câu hỏi thắc mắc trên.
1. Cầu Nguyện Là Gì?
Theo sách Giáo Lý Công Giáo số 2559 định nghĩa như sau: Cầu nguyện là nâng tâm hồn
lên với Chúa hay cầu xin Người ban cho những ơn cần thiết. Theo thánh Gioan kim Khẩu thì:
cầu nguyện là sự hiệp thông nên một với Thiên Chúa, là hành động xuất phát từ thâm tâm [18].
Thánh Têrexa Hài Đồng nói: Cầu nguyện là sự vươn lên của trái tim, là cái liếc nhìn hướng
lên trời, là tiếng thốt tri ân và yêu mến giữa cơn thử thách cũng như lúc hân hoan . Còn thánh
Têrexa Avilla không hề nặn đầu bóp trán để tìm ra một câu định nghĩa về cầu nguyện. Có lẽ
khái niệm cầu nguyện sơ đẳng nhất về sự cầu nguyện là tình bạn với Chúa. Vì thế mà trong
đời sống cầu nguyện, điều quan trọng không phải là nghĩ nhiều cho bằng Yêu mến nhiều. Bất
cứ cái gì tăng cường lòng mến thì cũng tăng cường đời sống cầu nguyện. Lòng mến Chúa
được diễn ra không phải tại những giọt lệ dầm dề hoặc những an ủi. Song là nơi ý muốn tìm
cách làm đẹp lòng Ngài. Lòng mến Chúa được diễn ra qua việc trao phó đời mình cho Chúa
để phụng sự Ngài trong công lý[19]. Sự khiêm nhường đó chúng ta thấy ngay trong lời cầu
nguyện của thánh Augustino: Cầu nguyện là sự gặp gỡ giữa cơn khát của Thiên Chúa và của
con người. Thiên Chúa khát mong chúng ta khao khát Ngài [20]. Cầu nguyện của người Kitô
hữu là một tương quan giao ước với Thiên Chúa trong Đức Kitô. Nó vừa là hoạt động của
Thiên Chúa vừa là của con người; nó phát xuất từ Thánh Linh và từ chúng ta. Nó hoàn toàn
hướng về Chúa Cha, nhờ hợp nhất với ý chí nhân trần của con Thiên Chúa làm người [21].
Như thế, Sống đời cầu nguyện là luôn hiện diện trước tôn nhan Thiên Chúa chí thánh và
hiệp thông với Ngài. Thật ra, xét về việc cầu nguyện là một đối thoại giữa hai người bạn cho
nên không thể nào tiết lộ hoặc kể lại nội dung của cuộc gặp gỡ đó. Chuyện riêng của ai thì chỉ
có người ấy mới biết. Do đó mà không thể học cách cầu nguyện qua sách vở hay là dựa vào
một phương pháp nào hết. Nói cách khác, người Kitô hữu cầu nguyện phải tin tưởng tuyệt đối
vào Thiên Chúa, nhất là cậy trông vào Đức Kitô vì người là Đấng trung gian chuyển cầu cho
chúng ta. Vì thế, khi cầu nguyện chúng ta cần ý thức và mở cửa lòng ra, để không phải ta cầu
nguyện mà là chính Đức Kitô cầu thay nguyện giúp chúng ta. Hay nói theo thánh Phaolô tông
đồ: Tôi sống nhưng không còn phải là tôi mà là Đức Kitô sống trong tôi[22].
2. Mục Đích Của Cầu Nguyện
Nói cách tổng quát, cầu nguyện là trở về với chính mình, nhận ra con người thật của
mình, không che đậy tránh né. Cầu nguyện cũng không phải là bước vào thế giới viển
vônghuyền ảo, nhưng là tâm trạng của một con người thật, con người cụ thể với tất cả cuộc
sống, hoàn cảnh, tâm tư và ngay cả trong những khó khăn, hy vọng của mình với cả quá khứ
hiện tại và tương lai. Mặt khác, con người cũng thấy những sự vật trần gian, của cải vật chất,
tiền tài danh vọng...không thể bù đắp được những khát vọng khôn nguôi nơi đáy sâu thẳm tâm
hồn, người ta cứ chạy theo những thứ này thứ khác hầu thoả mãn vậy mà chẳng thấy bao giờ
được no đầy và bình an. Đã có những lúc con người như cảm thấy được nỗi khát khao tuyệt
đối của lòng mình mà không sự vật trần gian nào có thể đáp ứng nổi. Về điểm này thánh
Augustino đã chia sẻ như sau: Lạy Chúa, Chúa dựng nên con vì Chúa và tâm hồn con khắc
khoải bao lâu chưa được an nghỉ trong Ngài[23]. Đó là thực trạng của con người của mọi thời
đại, mọi nước, mọi dân...trong thâm tâm con người luôn cảm thấy có một khoảng trống và
khoảng trống đó thôi thúc con người tìm kiếm một cái gì đó đem lại cho họ hạnh phúc, sự
thảnh thơi tâm hồn, Đấng ấy chính là Thiên Chúa(Thượng đế).
II. TINH THẦN PHẢI CÓ KHI CẦU NGUYỆN
Hẳn ai cũng hiểu rằng, để giúp ta bám trụ và vững vàng trong những sóng gió của cuộc
đời thì chỉ có sự cầu nguyện, cầu xin. Chúng ta không phải là những kẻ mồ côi không có cha,
không có mẹ bởi vì chúng ta có một Cha trên trời là Đấng vô cùng tốt lành, Cha chúng ta sẽ
ban cho chúng ta những gì chúng ta cầu xin. Thầy nói với anh em, tất cả những gì anh em cầu
nguyện và cầu xin. Anh em cú tin là mình đã được rồi, thì sẽ được như ý [24]. Nhưng để được
Chúa Cha nhận lời, con người phải có thái độ nào trong cầu nguyện?
1.Ba Nhân Đức Đối Thần
Thánh Giacôbê đã khẳng định: Nếu ai trong anh em hiếu đức khôn ngoan, thì hãy cầu xin
Thiên Chúa. Người sẽ ban cho, vì Thiên Chúa ban cho mọi người một cách rộng rãi, không
quở trách. Nhưng người ấy phải cầu xin với lòng tin không chút do dự, vì kẻ do dự thì giống
như sóng biển bị gió đẩy lên vật xuống, người ấy đừng tưởng mình đã nhận được cái gì của
Chúa, họ là kẻ hai lòng, hay thay đổi trong mọi việc họ làm[25].
Cầu nguyện là cầu nguyện với ai đó, không ai cầu nguyện với chính mình hay cái không
không, vì thế khi cầu nguyện cần phải tin tưởng vào Thiên Chúa, tin vào những lời Chúa hứa
và lòng nhân hậu của Người. Hơn nữa, cầu nguyện không chỉ là cầu xin mà là hành động của
con tim, của lòng mến. Cầu nguyện là một tương giao sống động, con người cần đến sự trợ
giúp của Thiên Chúa, cho những bất lực yếu kém của mình và như thế con người chạy đến
với Thiên Chúa để dâng lễ vật khấn vái, van xin điều này điều kia&nhưng tương giao đó phải
bắt nguồn từ lòng yêu mến. Đứng trước siêu việt, con người cảm thấy sợ hãi và phải cầu xin,
khấn vái nhưng đồng thời đứng trước siêu việt, con người còn cảm thấy có một sự thu hút,
một hấp dẫn và một sự say mê nữa. Thế giới thần linh xuất hiện một cách êm dịu, thanh thoát,
niềm vui, bình an hấp dẫn con người. Nhất là ở trong đó con người được gặp một ai khácvà
muốn hoà nhập với Ngài. Đây là một thứ hấp lực của lòng mến, vì có lòng mến con người sẽ
vượt qua được trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống. Chỉ mức độ tình yêu thì mối liên hệ giữa
con người với Thiên Chúa mới trở nên thân thiết sâu xa và mới thực sự làm thoả mãn nỗi khát
mong trong sâu thẳm của tâm hồn con người. Nếu chỉ dừng lại ở suy tư lý trí, người ta sẽ gặp
một vị Thiên Chúa khô khan. Trái lại, trong tình yêu, người ta sẽ gặp một vị Thiên Chúa sống
động cụ thể hơn, nhưng lại mang những tâm tình của con người. Chỉ có một vị Thiên Chúa
của tình yêu, yêu chỉ vì yêu, yêu một cách nhưng không, không tính toán so đo những vụ lợi,
lúc đó việc cầu nguyện mới trở thành mối tương giao tuyệt hảo. Lúc ấy Thiên Chúa sẽ quan
tâm săn sóc, can thiệp trợ giúp con người, còn con người thì hết lòng yêu mến, phó thác vào
bàn tay yêu dấu nhân lành của Ngài, điều ấy chẳng khác gì em bé nằm trong vòng tay yêu
thương của người mẹ hiền.
Như trẻ thơ nép mình trong lòng mẹ
trong con hồn lặng lẽ an vui[26]
Tin Cậy Mến , đó là ba thái độ khác nhau nhưng là những yếu tố kết nên sự tương giao
trọn hảo của con người với Thiên Chúa. Đức tin đích thực không thể thiếu đức cậy và đức
mến, đức mến đích thực cũng không thể thiếu đức tin và đức cậy. Như vậy, muốn cầu nguyện
tốt chúng ta cần phải suy xét lại sự cầu nguyện của chính chúng ta với một tâm tình như thế
nào?
Bất cứ điều gì anh em nhân danh Thầy mà xin, thì Thầy sẽ ban cho, để Chúa Cha được
tôn vinh nơi Người con[27].
Cầu nguyện là mở tâm hồn mở trái tim, mở đôi bàn tay trước mặt Thiên Chúa. Tôi còn
bám víu vào nhiều thứ trong đời sống của tôi và quyết nắm chặt lấy chúng trong tay những
của cải vật chất, tinh thần, công việc, địa vị của tôi&bạn bè, nguyên tắc, hình ảnh của
tôi&Nếu tôi mở tay ra, những của cải trên vẫn còn đó, có lẽ không một vật nào rơi bớt đi
nhưng ít nhất đôi bàn tay của tôi đã mở. Thái độ đó là thái độ cầu nguyện(Pierre van
Brieman).
2. Kiên Trì Và Khiêm Nhường
Đức Giám mục Bossuet nói rằng: Có một cách để ép lòng Chúa, đòi Người ban cho ta
hồng ân của Người, đó là cầu xin mãi, cầu xin hoài. Trong Kinh Thánh cựu ước, chúng ta
thấy sự kiên trì của Môse, Abraham, Giona&còn trong Tân ước với dụ ngôn: Người bạn quấy
rầy[28] và dụ ngôn Người thẩm phán bất lương [29], chúng ta phần nào cũng hiểu được sự cần
thiết kiên trì trong việc cầu nguyện. Nếu chúng ta cầu xin mà không được chấp nhận, chúng ta
phải biết rằng Chúa cần chúng ta kiên trì, khẩn khoản và phải cầu nguyện luôn, cầu nguyện
liên lỉ đừng sờn lòng nản chí Vì lý do quấy rầy mà người bạn kia đã thức dậy lấy những gì mà
người bạn kia cần. Hay dụ ngôn người thẩm phán bất lương, Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh
đến ý nghĩa; nếu sự kiên trì van nài thắng sự lãnh đạm vô cảm của một quan toà độc ác, thì
huống hồ là Cha chúng ta, một người Cha nhân hậu với quả tim nhạy cảm lại không thương
chúng ta khi chúng ta cầu xin hay sao? Khi các ngươi giang tay cầu nguyện, ta bịt mắt không
nhìn và các ngươi có đọc kinh nhiều, ta cũng chẳng thèm nghe, vì tay các ngươi đầy máu. Hãy
rửa cho sạch, tẩy các ngươi cho hết [30]. Thật vậy, người Kitô hữu không buộc phải làm cho
đầy đủ bổn phận cầu nguyện bằng các công thức, nhưng với tâm hồn cùng với những hành vi
và năng lực mà lời cầu nguyện mới có giá trị của nó. Vì do sự hèn kém và yếu đuối nên người
cầu nguyện phải tạo cho mình một tâm hồn tinh tuyền, một đức tính kiên nhẫn. Đó là hai mối
giây liên kết hỗ tương cho nhau để lời cầu nguyện trở nên hoàn thiện, trọn hảo. Ngày nay hầu
như người ta dễ thay đổi, họ thay đổi nghề nghiệp, công ăn việc làm, vợ chồng, bạn bè. Vì
vậy kiên trì là một sự khó khăn, vì công việc nào cũng đòi hỏi một số thói quen cho nên đừng
để cho cái thích hay không thích điều khiển nhưng đã làm việc gì thì làm cho đến cùng.
Người ta thường nói Kiên trì là con đường ngắn nhất dẫn tới Thiên Chúa. Kiên nhẫn cũng
hàm nghĩa là thích nghi những gì đang là, chứ không phải ta muốn là. Còn khiêm nhường
không phải là tự phản bội mà là tự quên mình để biết rằng chỉ có Chúa là tất cả, là xác tín
không có gì trong thế giới này là phù du, là nhạt nhoà, trừ khi chúng đưa ta tới gần Thiên
Chúa. Khiêm nhu là chấp nhận chính mình, là trung thực với mình, mỗi người đều có quyền
năng, nhưng quyền năng ấy chỉ tìm thấy nơi Thiên Chúa mà thôi. Vì thế khi cầu nguyện,
không phải là nơi chốn, đứng ở chỗ danh dự trong đền thờ hay ngoài công trường để cho mọi
người thấy mà trái lại khi cầu nguyện phải tìm nơi kín đáo, vì Cha chúng ta ơ trên trời sẽ thấu
suốt mọi sự. Khi cầu nguyện anh em đừng làm như bọn đạo đức giả, chúng thích đứng cầu
nguyện trong các hội đường hoặc ngoài các ngã ba, ngã tư cho người ta thấy. Thầy bảo thật
anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. Còn anh em, khi cầu nguyện, hãy vào phòng đóng
cửa lại và cầu nguyện với Cha của anh em, Đấng hiện diện nơi kín đáo và Cha của anh em,
Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công cho anh em [31]. Như vậy, thái độ khi cầu nguyện
là phải ý thức mình là không Chúng tôi chỉ là những đầy tớ vô dụng [32].
PHẦN III. MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH VÀ ÁP DỤNG
Tôn giáo nào cũng chủ trương đoàn kết, yêu thương, cũng tìm cho con người một phương
thế, đường lối, những luật sống để đem con người tìm được hạnh phúc vĩnh cửu. Do đó, trong
việc đối thoại, chúng ta cũng cần chú ý đến những điểm tương đồng cũng như khác biệt của
các tôn giáo, hầu có thể xích lại gần nhau, hiểu nhau, cảm thông và đoàn kết với nhau hơn vì
Nếu mọi tôn giáo đều thật sự quan tâm về những nhu cầu cụ thể của dân chúng, thì các tôn
giáo sẽ dễ gặp nhau gần nhau, dễ đối thoại, cộng tác với nhau lắm[41].
Tuy nhiên, nói về Phật giáo và Kitô giáo thì có rất nhiều điểm khác nhau, nhưng trong đó
phần thực hành đạo lại có rất nhiều điểm có thể bổ túc cho nhau, để làm cho con đường đến
với Tâm linh thêm phong phú.
2. Những Điểm Tương Đồng Và Dị Biệt
a.Tương Đồng:
Cả Kitô giáo và Phật giáo đều lấy cái Tâmlàm quan trọng, tâm được coi như là một kho
tàng chứa đựng cả cái tốt lẫn cái xấu. Với Phật giáo mọi pháp môn đều chỉ xoay quanh cái
tâm và một khi đã sống cái tâm đó, con người không còn cảm thấy nhỏ nhen, ích kỷ, lúc đó,
con người đã được giải thoát, là Phật. Thiền là sống trọn vẹn cái tâm đó, và phải làm sao thấy
mình và tâm đó là một.
Còn Kitô giáo, một đời sống kết hiệp với Đức Kitô, với Thiên Chúa là biến mọi tư tưởng,
mọi hành vi không còn là của mình nữa mà là của Đức Kitô ở trong tôi. Lúc đó, chỉ còn một
mình Đức Kitô hiện hữu, một Đức Kitô đang được nội tâm hoá trong tôi, và tôi muốn gặp
Ngài, tôi phải trở về chính mình, về với cái tâm, nơi mà Thiên Chúa đang hiện diện trong tôi.
b. Dị Biệt:
Phật giáo đồng hoá cái tâm trong mình với chính mình, nên chủ trương mọi sức lực đều
do mình, đều tự lực, vì thế không cần phải cầu xin với ai cả. Phật giáo không chấp nhận có
một Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ như người Kitô hữu, nhưng Phật giáo chấp nhận có một cái
tâm, là cái không sinh không diệt, không hình không tướng, là căn bản cho những gì sinh
diệt, những gì có hình tướng và biến đổi.
Phật giáo có một lối sống quay về chính mình. Người Phật tử không chấp nhận có một
năng lực quyền uy tối cao nào có thể ngự trị trong cuộc sống con người, chỉ có con người
quyết định cho số phận của mình, phải chăng người Phật tử không có niềm tin vì họ chẳng có
đối tượng để tin. Do đó, họ chỉ tập trung vào trí huệ Ở vào thời đại mà nhân tâm đã mất cả tín
ngưỡng vào giá trị tối cao, Đức Phật đã cảm thấy phải gọi đến lý trí và thực nghiệm[42].
Do đó, chính Đức Phật cũng không giải thoát cho ai cả mà chỉ dạy cho người ta con
đường tự giải thoát mình. Phật Thích Ca không tự nhận mình là một vị Thần Thánh, Ngài
không thể cứu ai được, mà muốn giác ngộ thì người Phật tử cần cố gắng tự mình tu luyện để
tự cứu lấy mình. Vì không ai ban ơn giáng phúc hay cứu mình được. Ngay việc giải thoát Đức
Phật cũng bất lực, Ngài chỉ làm tỉnh thức như chính mình Ngài được tỉnh thức, Ngài diễn đạt
sự giải cứu nhưng chính Ngài không phải là Đấng giải cứu [43]. Kitô giáo đồng hoá Đức Kitô
trong tôi, nhưng Ngài cũng là Thiên Chúa của lịch sử của vũ trụ, do đó mọi sức mạnh đều đến
từ Thiên Chúa, được Thiên Chúa ban ơn cho. Con người trở về với chính mình nhưng cũng
phải cầu xin, Tin Cậy Mến. Thiên Chúa, đối tượng duy nhất của niềm tin Kitô giáo, là một
Thiên Chúa có Ngôi Vị. Ngài lập kế ho¡ch cho thế giới và Ngài cũng can thiệp vào lịch sử
nhân loại. Kitô giáo tin rằng để được cứu độ, con người cần phải nhờ vào ơn Chúa, chỉ có
Thiên Chúa toàn năng, giàu lòng thương xót mới có thể ban ơn cứu độ cho con người.
Như vậy, quan niệm cái tâm của Phật giáo và Kitô giáo cũng có những điểm tương đồng
và cũng có những điểm dị biệt.
Tuy nhiên, chúng ta cũng chân nhận rằng Chính sự khác nhau giữa những con người làm
cho mỗi người có tư cách khác nhau, một nhân cách khác nhau tức là cách làm người khác
nhau. Khác nhau mà hiểu nhau, khác nhau mà yêu thương nhau và quý cái khác đó của
nhau, vì cái khác đó là một vẻ phong phú mà chính mình ta không có[44].
Thật vậy, trong cuộc sống, đứng trước một thực tại hay một biến cố, mỗi người có một
cái nhìn mỗi quan niệm khác nhau. Cái nhìn hay quan niệm ấy còn phụ thuộc vào rất nhiều
điều kiện như học vấn, văn hoá, nghề nghiệp, kinh nghiệm, tính khí, phong tục tập quán&
Tuy nhiên, đây chỉ mới là cái nhìn thiển cận, nông cạn mà thôi, vì hiện nay Thiền đang
được sự quan tâm của rất nhiều người, thuộc mọi lãnh vực, mọi Châu Lục, mọi tôn giáo.
Trong Kitô giáo cũng có nhiều người hưởng ứng, mà trước hết phải kể đến giới tu sĩ nam nữ.
Xin nêu lên đây những nhân chứng đã áp dụng Thiền vào Cầu Nguyện, để thấy rằng mỗi tôn
giáo ngoài sự khác biệt còn có những cái hay, cái đẹp mà ta phải trân trọng và áp dụng cho
tôn giáo mình.
Từ khi tôi thực hành Thiền định, tôi đạt được niềm tin vững vàng hơn nhiều. Đức tin của
tôi gắn chặt vào kinh nghiệm nội tâm, thật khác hẳn những gì các vị linh mục định thuyết
phục tôi& Tôi cũng phải nhìn nhận rằng, một số thực hành tôn giáo không đem lại cho tôi
điều gì đáng kể. Tuy nhiên, tôi lại có hứng thú khi đọc Phúc Am; tôi đọc với đôi mắt đã đổi
mới và không ngừng khám phá những điều kỳ diệu.
Đó là lời khẳng định của Cha Pierre Francois de Béthune, O.S.B. sau 15 năm tu Thiền và
gặp gỡ các nhà Chiêm niệm tại Nhật. Đó là những kinh nghiệm Ngài đưa ra cho các Kitô hữu
muốn thực hành Thiền Định. Tuy nhiên, Ngài cũng cảnh báo Tu Thiền không phải là vô hại
đối với người có đạo Chúa, có thể còn nguy hiểm nữa. Trước hết điều chủ yếu trong Thiền
Định là làm tâm thức tỉnh, không tìm cách chú ý trên một đối tượng nào, vì Thiền định là sự
Chiêm niệm không đối tượng, sự thinh lặng này là để đưa ôxy vào nội thân, nhằm giúp con
người khám phá sự thuần khiết kỳ diệu của cái tâm luôn luôn mới mẽ. Thiền bằng tư thế ngồi
thinh lặng, trong hơi thở, chắc chắn người ta sẽ gặp được những kinh nghiệm về sa mạc nội
tâm. Nhiều người đã tiếp xúc với Thiền thừa nhận rằng, khám phá này là một thách đố, một
yêu sách, đòi hỏi phải có một đức tin vững vàng để đưa việc Cầu Nguyện tản mạn đến một
hình thức đơn giản nhất, đây cũng là một cơ hội để cho đức tin trưởng thành triệt để.
Thật vậy, chỉ những Kitô hữu nào từng đắm mình trong mầu nhiệm Đức Kitô và đang
sống hạnh phúc trong cộng đoàn đức tin của mình mới có thể tham gia các cuộc đối thoại liên
tôn giáo mà không sợ rủi ro, ngược lại hy vọng gặt hái những hoa quả tốt đẹp[45].
Người Kitô hữu hành thiền sẽ sáng suốt nhận ra sự hiển nhiên của tội lỗi và biết được
những nguyên nhân làm cho tâm bị biến chất. Một tu sĩ dòng Thánh Brunô đã thực hành
Thiền Định nhiều năm, chia sẻ như sau: Thông thường các Kitô hữu, chỉ quan tâm đến khía
cạnh khẳng định Thiên Chúa, Đấng sáng tạo, cứu chuộc, quan phòng, công bằng, tình yêu.
Thinh lặng của Thiền còn cho phép sống trọn vẹn khía cạnh phủ định của Thiên Chúa tuyệt
đối và Siêu Việt. Lấy lý thuyết để tuyên xưng Thiên Chúa siêu việt tư tưởng của chúng ta
không đủ mà còn phải sống và thực hành đức tin trong tính siêu việt, không thể sống tư tưởng
của nó đồng thời phải thể hiện trong chúng ta trạng thái không suy tưởng và thinh lặng tuyệt
đối, tuy vậy, vẫn không bỏ rơi việc Cầu Nguyện dâng lên Thiên Chúa Ngôi Vị. Đấng sáng tạo
và cứu chuộc. Rồi một ngày kia ơn soi sáng sẽ biểu lộ cho chúng ta tính thống nhất của hai
mặt khẳng định và phủ định, ngoại tại và nội tại của mầu nhiệm Thiên Chúa mạc khải chính
mình mà vẫn không bao giờ mạc khải hết. Ngài thiết lập mối quan hệ với chúng ta nhưng vẫn
là tuyệt đối siêu việt, chính khi thực hành cả Thiền Định và Nguyện ngắm mà Kitô hữu phát
triển trọn vẹn đức tin nơi Thiên Chúa tuyệt đối và sáng tạo[46].
Việc hành thiền có thể độc hại đối với các Kitô hữu chưa có đức tin vững vàng. Thật vậy,
những lợi ích của cuộc thực hành thiền có thể quay ra chống lại những người hành thiền một
cách lệch lạc, vì thiền là cái cớ để người hành thiền chiều theo những lệch lạc tiềm ẩn trong
mình. Do đó, dẫn tới coi nhẹ chiều kích lịch sử, bí tích và phẩm trật của đời sống Kitô hữu,
cứu chuộc bị đồng hoá với giải thoát, giác ngộ, bác ái bị lẫn lộn với từ bi dành cho mọi chúng
sanh.
Do thiếu sót trong nền tảng tu đức hay khuôn khổ của linh đạo, cuộc gặp gỡ với thiền sau
cùng đã trục xuất đức tin. Thiền không phải lúc nào cũng có lợi, vì nó không có ích cho tất cả
mọi người, trong một số trường hợp, nó còn có hại. Tuy nhiên, thực chất phải xác định rằng,
thiền không phải là không hợp với Kitô giáo trong Cầu Nguyện. Nhưng thiền chỉ tốt khi sử
dụng theo tình thế.
Thiền không còn là một pháp môn chỉ dành riêng cho Phật giáo, hay người xuất gia, hoặc
những người có tín ngưỡng, mà nó còn dành cho những ai muốn sống với nội tâm an lạc [47].Vì
mới đây các tín đồ Nhật Bản tham dự các khoá học về Thiền đã chứng tỏ tầm quan trọng của
việc Cầu Nguyện cá nhân trước hoặc sau lúc Thiền Định. Cũng như tầm quan trọng của một
đức tin dấn thân đã nâng đỡ họ trên con đường Chiêm niệm. Nhưng Kitô hữu muốn bước vào
con đường thiền phù hợp với tinh thần truyền thống của thiền, phải bắt đầu bằng việc tuân thủ
cẩn thận mọi thực hành tôn giáo của mình. Thiền Định là việc Chiêm niệm không đối tượng,
nên kitô hữu phải nguyện gẫm Kinh Thánh, để nuôi dưỡng Tâm linh bằng lời Chúa. Người
Kitô hữu ấy phải hoàn thành một cách trung tín mọi công việc của đời sống Giáo Hội và xã
hội, cùng với kinh phụng vụ, kinh đọc riêng.
Tốt hơn đừng đi quá xa nếu hoàn cảnh không cho phép. Người Kitô hữu sống thiền phải
luôn luôn sống đối thoại, một cuộc đối thoại hợp nhất trên con đường tìm kiếm Tâm linh với
cuộc sống đức tin của người Kitô hữu.
Ngày 31/ 07 đến ngày 04/ 08 năm 1995 tại Thành Phố Cao Hùng, Đài Loan đã có cuộc
hội nghị Quốc Tế giữa Phật giáo và Kitô giáo, được tổ chức bởi Hội Đồng Giáo Hoàng Đối
Thoại Liên Tôn. Trong bản Tuyên Ngôn kết thúc, đã nói như sau:
Sự liên hệ giữa việc thực chứng tâm linh và dấn thân xã hội đã cống hiến cho Phật tử và
Kitô hữu không những một đề tài đối thoại thời thượng, mà cũng còn là một cơ hội hợp
tác hỗ tương.
Đối với Phật tử, tâm trí càng tinh luyện thì trí huệ và từ tâm càng sâu sắc hơn, với tâm
thanh tịnh người Phật tử cố gắng đem lại hoà bình cho thế giới bằng cách áp dụng giáo huấn
Đức Phật.
Đối với Kitô giáo, chính sự siêu thoát của Đức Kitô truyền dạy, giúp cho con người được
tự do để hiện thực hoá việc giải phóng mà người đã mang lại cho, chiều kích xã hội của việc
giải phóng đòi hỏi Kitô hữu phải xả thân trọn vẹn một cách có ý thức cho cuộc sống của đức
ái và phục vụ tha nhân.
Như thế, cũng có thể nói Cầu Nguyện luôn, cũng giống như Thiền của Phật giáo, vì đối
với Thiền thì ăn cũng là Thiền, ngủ cũng là Thiền. Chính cái ăn, cái ngủ là cái tầm thường
của đời sống con người ấy, chứ không có gì khác để gọi là Thiền[48].
Cũng như Thánh Phaolô đã nói: Dù ăn, dù uống hay bất cứ làm việc gì, anh em hãy làm
tất cả để tôn vinh Thiên Chúa[49]. Phải chăng Ora et Laboracủa đời sống đan tu cũng thế ?.
Kết Luận:
Đừng để thiên hạ xây dựng thế giới này mỗi ngày mà con không hay biết, không khám
phá, không thao thức, không nhúng tay vào, Chúa đã cứu chuộc con, trao sứ mạng cho con và
đặt con vào thế gian trong thế kỷ này, thập niên này, môi trường này [54]. Đứng trước một xã
hội đầy văn minh và kỹ thuật hiện đại, một thế giới toàn cầu hoá hướng con người về vật chất,
hưởng thụ dẫn đến biết bao tệ nạn, nghèo đói, kỳ thị chủng tộc, ô nhiễm môi sinh, chiến tranh,
ma tuý và những căn bệnh thế kỷ& Đó là những vấn đề đang đe doạ nhân loại hiện nay, cũng
là thách đố lớn đối với vai trò của các tôn giáo.
Trước thực trạng ấy, cùng với lời nhắn gởi trong Đường Hy Vọng người Phật tử cũng
như người Kitô hữu không khỏi lo âu để chất vấn, duyệt xét lại chính mình. Vì sự hiện hữu
của thế giới linh thiêng, của cuộc sống mai sau, là một nhu cầu Tâm linh của đời sống con
người, nếu không được thoả đáng, thiết nghĩ người ta cũng sẽ bày ra để thoả mãn. Vậy chúng
ta có quyền hy vọng vào những giá trị Tâm linh của các tôn giáo vì khi các tôn giáo cùng
đồng hành, sát cánh bên nhau, ít nhiều sẽ biến đổi được lòng người và làm thăng tiến thế giới.
Vì tất cả các tôn giáo đều hướng con người đến mục tiêu tối hậu và nâng cao đời sống tâm
linh, giúp con người có niềm tin, hy vọng và ý nghĩa cho cuộc đời.
Phật giáo có phương pháp Thiền, Kitô giáo có phương pháp Cầu Nguyện. Hai con đường
khác nhau, nhưng xét cho cùng, Thiền Định và Cầu Nguyện có thể gặp nhau, vì cùng hướng
đến việc chữa lành vết thương, những rạn nứt và đổ vỡ nơi thân xác và trong tâm hồn, tạo cho
con người có một Tâm linh sâu sắc, đời sống được tự do, hạnh phúc dồi dào, sung mãn. Vì
tâm hồn con người luôn có hai hướng: hướng tâm và hướng mình hoà đồng với vũ trụ. Trong
tôn giáo, con người cũng đang bị giày xéo giữa hai thế lực đó, nên khó tìm thấy hoà thái trong
mình. Những con người vụ lợi, bám chặt vào của cải vật chất, họ tưởng mình đã được bảo
đảm, đã tìm được mình mà thực ra bỏ mất mình. Họ cũng hướng đến thần minh nhưng vì vị
kỷ, họ không thoát được khỏi mình.
Thiền Định hướng con người về một cứu cánh xuất thế, tìm giải thoát hoàn toàn trong
khổ hạnh và thoát tục, trong chiêm niệm tìm trí tuệ, vì chiều hướng thượng cũng chính là
hướng tâm, cho nên giải thoát là cô đơn hoá mình đối với thế giới bên ngoài để tìm an
tĩnh bên trong.
Hiện nay, có nhiều người không tán đồng việc áp dụng Thiền vào Cầu Nguyện Kitô giáo.
Do đó, bài nghiên cứu này không dám khẳng định, nên hay không nên áp dụng Thiền vào Cầu
Nguyện. Mà thiết nghĩ rằng, một tôn giáo đích thực, chẳng những đưa đời sống Tâm linh con
người lên cao mà còn gặp nhau ở một điểm mà người Phật tử gọi là Chân Như, Phật Tánh,
Tâm, còn người Kitô hữu gọi là Thiên Chúa.
Tình yêu tôn giáo và đức khiêm nhường quả là điều khó đối với con người tự nhiên. Ai
cũng biết Thiên Chúa sẽ ban ân sủng đủ cho mỗi người để họ có thể đạt tới cứu cánh, siêu
nhiên, nếu họ thiện chí. Nhưng không ai là một hòn đảo cả [55], con người không sống như
những hòn đá sắp bên nhau, là một chủ thể, một bản vị, đòi hỏi mỗi người phải mở lòng đón
tiếp các nhân vị khác, hầu trở nên mình hoàn toàn hơn với chính mình, cho nên trong mọi tôn
giáo, chúng ta tin rằng luôn có Chúa dìu dắt, giáo hoá ban ân sủng cho. Tuy nhiên, chúng ta
cần chân nhận một điều, các tôn giáo đều có chung một vấn đề, đó là vấn đề Cầu Nguyện, cho
dù điều đó có minh nhiên hay không. Bởi vì nơi mọi tôn giáo, Cầu Nguyện là phương thế
tuyệt hảo là phương thế giúp con người tìm về thực tại siêu việt, còn phương pháp như thế
nào thì tuỳ mỗi tôn giáo, mỗi nền văn minh cũng như sự đón nhận áp dụng của các tín đồ.
Chúng ta đừng tưởng mình chỉ có sứ mệnh đi dạy người khác, mà còn có sứ mệnh đi học
người nữa. Sự giao hảo giữa chúng ta với các tôn giáo không chỉ phù hợp trong địa hạt nhân
bản, chính trị hay xã hội, mà còn cả trên địa hạt tôn giáo nữa.
Để thực hiện được điều này, trước tiên mỗi người, phải thật sự đã sống triệt để và cảm
nghiệm một cách thật sâu xa về Thiền Định cũng như Cầu Nguyện để rồi trong cuộc sống mới
có khả năng truyền tải ra trong từng cử chỉ, hơi thở, lời nói, ánh mắt, nụ cười& của mình cho
người khác. Tuy nhiên đây là lãnh vực quá rộng lớn và là một sứ mệnh mang tính toàn cầu
hoá cho cả Giáo Hội, người viết không có tham vọng quán triệt đề tài này, cũng không dám
khẳng định cho việc áp dụng hay không áp dụng phương pháp của hai tôn giáo, mà chỉ nói lên
một vài điểm, để góp phần nhỏ trong sứ mệnh chung của toàn Giáo hội, nhất là Giáo Hội tại
Á Châu. Mục tiêu chính của người viết nhằm vào khía cạnh hội nhập, đối thoại hầu tạo nên
nét gặp gỡ tương giao giữa hai tôn giáo, để từ đó tìm ra những giá trị, ý nghĩa và ích lợi thiết
thực mà phương pháp nuôi sống Tâm linh của hai tôn giáo đem lại cho cuộc sống con người.
Hy vọng với một thái độ khiêm tốn thẳm sâu và một đức tin vững vàng, mỗi người đều tìm
được một cuộc sống bình an, hạnh phúc trong đời sống Tâm linh và nhân nghĩa, yêu thương
đối với mọi người. Vì Công Đồng Vaticano II đã xác quyết rằng ơn cứu độ của Thiên Chúa
không những bao hàm tất cả những ai nhận biết Đấng tạo hoá, mà còn nới rộng tới những ai
vô tình chưa nhận biết Thiên Chúa một cách rõ rệt, nhưng tìm kiếm Người với tâm hồn chân
thành và dưới sự hỗ trợ của ơn thánh Chúa cố gắng sống một cách chính trực theo sự hướng
dẫn của lương tâm[56].

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Kinh Thánh Trọn Bộ, Nxb TPHCM 1998.
2. Lý Minh Tuấn, Đông Phương Triết Học Cương Yếu, Nxb Thuận Hoá.
3. Thích Thanh Từ, Thiền Sư Việt Nam, Nxb Thành Hội TPHCM 1992.
4. Nguyễn Chính Kết, Linh Hạnh Phật Giáo Đối Chiếu Kitô Giáo. Nxb TPHCM 1997.
5. Nguyễn Đăng Thục, Thiền Học Việt nam. Nxb Thuận Hoá 1997.
6. Thiền Với Vấn Đề Cầu Nguyện Và Hội Nhập Văn Hoá(không rõ tác giả).
7. Các Tông Phái Đạo Phật, Đoàn Trung Còn. Nxb Thuận Hoá 1995.
8. Người Cư Sĩ Tu Thiền, Thuần Tâm. Nxb T. Thức.
9. TAISEN DESHIMARU, ZEN, Ngô Thành Nhân Trần Đình Cáo dịch. Nxb Văn Nghệ.
10. Các Bài Đọc Kinh Sách, Tập II Mùa Chay và Phục Sinh.
11. Thời Sự Thần Học, Số 5 Tháng 8/1996.
12. Sách Giáo Lý Công Giáo.
13. Thiện Cẩm, Nhập Môn Thần học Tại Á Châu.
14. Ecclesia in Asia.
15. Hoàng Sơn Hoàng Sỹ Quý, Vấn Đề Đối Thoại Tôn Giáo. Nxb Ra Khơi 1972.
16. Hà Thúc Minh, Đạo Nho Và Văn Hoá Đông Phương. Nxb Giáo Dục, Tháng 7/ 2001.
17. Thư Chung Năm 2001 Của HĐGMVN.
18. Người Kitô Hữu Trước Các Tôn Giáo Lớn.
19. Trần Thái Đỉnh, Triết Học Hiện Sinh. Nxb Thời Mới 1968.
20. Tuyển Tập Thần Học, UBĐKCG, Tháng 11/ 1993.
21. Sắc Lệnh Canh Tân Dòng Tu.
22. Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận, Đường Hy Vọng.
23. Không Ai Là Một Hòn Đảo, Thomas Merton.

[1]
Thích Thanh Từ, Thiền Sư Việt Nam. Nxb Thành Hội TPHCM 1992, P. 5
[2]
Lý Minh Tuấn, Đông Phương Triết Học Cương Yếu. Nxb Thuận Hoá, P. 541
[3]
Nguyễn Chính Kết, Linh Hạnh Phật Giáo Đối Chiếu Kitô Giáo. Nxb TPHCM 1997, P. 92
[4]
Lý Minh Tuấn, Sđd, P. 542
[5]
Nguyễn Đăng Thục, Thiền Học Việt nam. Nxb Thuận Hoá 1997, P. 13
[6]
Lý Minh Tuấn, Sđd, P. 542
[7]
Thiền Với Vấn Đề Cầu Nguyện Và Hội Nhập Văn Hoá, P. 18
[8]
Nguyễn Chính Kết, Sđd, P. 95
[9]
Các Tông Phái Đạo Phật, Đoàn Trung Còn. Nxb Thuận Hoá 1995, P. 98
[10]
Lý Minh Tuấn, Phương Đông Triết Học Cương Yếu, P. 470
[11]
Trích Theo Na`rada Maha Thera, Trong Đức Phật Và Phật Pháp, Phạm Kim Khánh dịch, P.
58
[12]
Người Cư Sĩ Tu Thiền, Thuần Tâm. Nxb T. Thức, P. 16
[13]
TAISEN DESHIMARU, ZEN, Ngô Thành Nhân Trần Đình Cáo dịch. Nxb Văn Nghệ, P.
89
[14]
Ibid, P. 90
[15]
Nguyện Ngắm và Kinh Nguyện Kitô Giáo, Lm An Sơn Vị, P. 15
[16]
TAISEN DESHIMARU, ZEN, Ngô Thành Nhân Trần Đình Cáo dịch. Nxb Văn Nghệ, P.
154

[17]
Thiền Với Vấn Đề Cầu Nguyện Và Hội Nhập Văn Hoá, P. 31
[18]
Các Bài Đọc Kinh Sách, Tập II Mùa Chay và Phục Sinh, Bài Đọc 2, Thứ 6 Lễ Tro, P. 18-
19
[19]
Thời Sự Thần Học, Số 5 Tháng 8/1996, P. 67
[20]
Sách Giáo Lý Công Giáo, số 2560
[21]
Ibid, số 2565
[22]
Thư Galát 2, 20
[23]
Thánh Augustino, Tự Thú Q. I, 1
[24]
Macô 14, 13
[25]
Giacôbê 1, 5-8
[26]
Thánh Vịnh 130
[27]
Gioan 14,13
[28]
Luca 11, 5-8
[29]
Luca 18, 1-7
[30]
Isaia 1, 15-16
[31]
Mt 6, 5-7
[32]
Luca 17, 10
[33]
Mt 6, 6
[34]
Lm Thiện Cẩm, Nhập Môn Thần học Tại Á Châu, Phần I, P. 18
[35]
Ecclesia in Asia, Số 20
[36]
Ibid, Số 31
[37]
Hoàng Sơn Hoàng Sỹ Quý, Vấn Đề Đối Thoại Tôn Giáo. Nxb Ra Khơi 1972, P. 10
[38]
Hoàng Sơn Hoàng Sỹ Quý, Sđd, P. 10
[39]
Hà Thúc Minh, Đạo Nho Và Văn Hoá Đông Phương. Nxb Giáo Dục, Tháng 7/ 2001, P. 22
[40]
Thư Chung Năm 2001 Của HĐGMVN, Số 13
[41]
Nguyễn Chính Kết, Đối Thoại Tôn Giáo
[42]
Nguyễn Đăng Thục, Lịch Sử Triết Học Đông Phương. Nxb TPHCM, Tập III, P. 276
[43]
Người Kitô Hữu Trước Các Tôn Giáo Lớn, P. 221
[44]
Trần Thái Đỉnh, Triết Học Hiện Sinh. Nxb Thời Mới 1968, P. 70
[45]
Ecclesia in Asia, Số 31
[46]
Tuyển Tập Thần Học, UBĐKCG, Tháng 11/ 1993, P. 32
[47]
Thiền Với Vấn Đề Cầu Nguyện Và Hội Nhập Văn Hoá, P. 14
[48]
Lm Thiện Cẩm, Sđd, P. 18
[49]
1Cr 10, 31
[50]
Ecclesia in Asia, Số 6
[51]
Sắc Lệnh Canh Tân Dòng Tu, Số 9
[52]
Thomas Merton, P. 90
[53]
Gioan 14, 20
[54]
Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận, Đường Hy Vọng, Số 621
[55]
Thomas Merton
[56]
Công Đồng Vaticano II, Anh Sáng Muôn Dân, Số 16

You might also like