You are on page 1of 20

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

………a&b………

TIỂU LUẬN GIỮA KÌ 4


MÔN:
DẪN NHẬP TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ

ĐỀ TÀI:
PHÊ BÌNH GIÁO LÍ NGHIỆP CỦA ĐẠO JAIN
QUA BÀI KINH DEVADAHA

GIẢNG VIÊN: NS.TS.TN. HUYỀN TÂM


NI SINH: TN. NHUẬN TRUYỀN
THẾ DANH: BÙI THỊ PHONG LƯU
MSSV: 2150000355
KHOÁ: 16

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022


GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

………a&b………

TIỂU LUẬN GIỮA KÌ 4


MÔN:
DẪN NHẬP TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ

ĐỀ TÀI:
PHÊ BÌNH GIÁO LÍ NGHIỆP CỦA ĐẠO JAIN
QUA BÀI KINH DEVADAHA

GIẢNG VIÊN: NS.TS.TN. HUYỀN TÂM


NI SINH: TN. NHUẬN TRUYỀN
THẾ DANH: BÙI THỊ PHONG LƯU
MSSV: 2150000355
KHOÁ: 16

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022


ĐIỂM: CHỮ KÍ CỦA GIẢNG VIÊN:

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN:

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................
MỤC LỤC
A. DẪN NHẬP ........................................................................................................ 1

B. NỘI DUNG ......................................................................................................... 2

Chương I: Tóm tắt bản kinh Devadaha (M.101) ............................................... 2

Chương II: Quan điểm về nghiệp của đạo Jain ................................................. 3

1. Chủ trương thuyết định mệnh và nghiệp quá khứ: ............................... 3

2. Phương pháp diệt tận nghiệp là khổ hạnh ép xác: ................................. 4

3. Mười thuyết tuỳ thuyết (Tuỳ thuận thuyết: Vādānuvādā): .................. 5

Chương III: Đức Phật phê bình giáo lí Nghiệp của đạo Jain ........................... 6

1. Không nên quy kết tất cả vào nghiệp quá khứ: ...................................... 6

2. Khổ hạnh ép xác không phải là con đường đưa đến giải thoát: ............ 8

3. Cảm thọ không phải là cội nguồn duy nhất của khổ đau: ................... 10

Chương IV: Những lầm lẫn về Nghiệp giữa đạo Jain và đạo Phật ................ 13

C. KẾT LUẬN ....................................................................................................... 15

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 16


Dẫn nhập Triết học Ấn Độ - Tiểu luận giữa kì 4

A. DẪN NHẬP
Nghiệp là một trong những giáo lý căn bản của hầu hết các triết thuyết và tôn
giáo ở Ấn Độ. Trước khi đạo Phật xuất hiện, truyền thống tôn giáo ở Ấn Ðộ đã
có quan điểm về nghiệp, cụ thể là Kỳ-na giáo. Nghiệp (karma trong tiếng Sanskrit
hay kamma trong tiếng Pali) vốn có nguyên nghĩa là hành động hay tạo tác, được
quan niệm khác nhau theo các triết thuyết hay tôn giáo khác nhau. Đặc biệt, ở cả Phật
giáo lẫn Kỳ-na giáo, nghiệp thể hiện ý thức của hành giả về những nỗi khổ triền miên
tác động vào kiếp sống của con người từ đời này sang đời khác, từ đó thôi thúc hành
giả phải tìm kiếm các biện pháp để thoát khỏi những nỗi khổ ấy. Tuy vậy, giữa Kỳ-
na giáo và Phật giáo cũng có những khác biệt quan trọng trong việc nhận thức về
nghiệp, dẫn đến các biện pháp hướng đến giải thoát khác nhau. Sự khác biệt quan
điểm về nghiệp giữa Kỳ-na giáo và Phật giáo xảy ra rõ rệt nhất là trong thời Đức Phật
còn tại thế. Ngày hôm nay, thế hệ sau muốn tìm lại những cuộc đối thoại giữa đức
Phật, các bậc thánh đệ tử với những sa-môn, bà-la-môn về quan điểm nghiệp thì phải
tìm về những bản kinh nguyên thủy.

Được sự hướng dẫn của Ni sư giảng viên, bài tiểu luận này học viên sẽ đi tìm
hiểu về “Phê bình giáo lí Nghiệp của đạo Jain qua bài kinh Devadaha” để thấy
được chủ trương sai lầm về nghiệp của đạo Jain và có cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn
về giáo lý Nghiệp mà đạo Phật chủ trương.

Để cho bài tiểu luận sâu sắc và phong phú, học viên tổng hợp nhiều nguồn tài
liệu chính có liên quan, nhất là các bài kinh nguyên thủy (Sandaka sutta, Sivika sutta,
kinh Sa-môn quả,…) và bài giảng của giảng viên tại lớp, song cũng phân tích, lập
luận, chứng minh để làm sáng tỏ mệnh đề. Đây là bài tiểu luận còn đang nghiên
cứu nên không tránh khỏi những sai sót kính mong trên các thiện tri thức và giảng
viên góp ý cho bài tiểu luận lần sau được tốt đẹp hơn.

1
Dẫn nhập Triết học Ấn Độ - Tiểu luận giữa kì 4

B. NỘI DUNG
Chương I: Tóm tắt bản kinh Devadaha (M.101)

Tại thị trấn Devadaha của bộ tộc Sakya (Thích Ca), Phật thuật lại cho chúng
Tỳ-kheo việc Ngài luận bại chủ trương của lõa thể ngoại đạo Nigaṇṭha (Ni Kiền Tử).

1. Ngoại đạo Ni Kiền Tử chủ trương: Tất cả cảm thọ vui, khổ, trung tính đều
do nghiệp quá khứ. Nếu diệt nghiệp quá khứ (bằng khổ hạnh), không tạo nghiệp mới,
thì tất cả nghiệp chấm dứt. Do nghiệp đoạn, khổ đoạn; do khổ đoạn, cảm thọ đoạn;
do cảm thọ đoạn, tất cả khổ sẽ chấm dứt. Phật dạy, vì họ không biết gì về đời quá
khứ, không biết thiện pháp hiện tại; nên thật không hợp lý chủ trương như vậy. Ví
như người bị trúng tên độc cảm thọ đau đớn lúc y sĩ mổ xẻ, lúc vật dụng dò tìm chạm
da thịt, lúc mũi tên được rút ra, lúc đốt miệng vết thương, lúc đắp thuốc. Khi vết
thương lành, người ấy phải nhớ đã trải qua những đau khổ như thế nào, và cũng biết
hiện tại mình đã khỏi bệnh, an vui.

2. Các Ni Kiền Tử nói: Nigaṇṭha tự xưng có tri kiến toàn diện luôn tồn tại khi
đi đứng ngủ thức. Ông đã dạy tu khổ hạnh để làm mòn ác nghiệp cũ, hộ trì thân khẩu
ý để tương lai không tạo ác nghiệp. Chúng tôi hoan hỉ tin nhận lý thuyết ấy. Phật dạy
những gì ta tin tưởng, hoan hỉ chấp thuận, nghe đồn, xét thấy có lý, chấp nhận một
quan điểm - cả năm điều ấy có thể đúng hoặc sai.

3. Vì chỉ có đau đớn khốc liệt khi có tha thiết tinh cần, không tinh cần thì
không khổ, nên nói cảm thọ do nhân các nghiệp quá khứ là sai. Lại nữa, khổ hạnh
không thể làm cho nghiệp hiện báo thành sanh báo và ngược lại; nghiệp có khổ báo
thành nghiệp lạc báo và ngược lại; nghiệp đã chín thành chưa chín và ngược lại;
nghiệp nhiều báo thành ít báo và ngược lại; nghiệp có báo thành nghiệp không báo
và ngược lại.

4. Phật kết luận: Ni Kiền Tử đáng bị chỉ trích vì mười điểm: Nếu cảm giác
khổ vui do nghiệp quá khứ, thì quá khứ họ đã làm nhiều phi pháp; nếu do tạo hóa họ
đã có một tạo hóa hung ác; nếu do kết hợp các điều kiện, họ đã kết hợp ác duyên; nếu
do sinh loại, họ bị ác sinh loại; nếu do tinh tấn hiện tại, họ đang thực hành tà tinh tấn.

2
Dẫn nhập Triết học Ấn Độ - Tiểu luận giữa kì 4

Nếu khổ vui không do năm nguyên nhân ấy, Ni Kiền Tử vẫn đáng bị chỉ trích, vì vô
cớ tự chuốc khổ.

5. Tinh tấn có kết quả là khi vị Tỷ-kheo không để tự ngã bị khổ thắng lướt,
không từ bỏ lạc thọ hợp pháp nhưng cũng không bị nó chi phối. Vị ấy biết hai cách
diệt trừ tham dục (nhân khổ) là tinh cần và xả. Vì khi tinh cần thì không có tham dục;
cũng thế khi tu xả. Ví như có người sầu khổ vì nhiệt tình ái mộ một cô gái, khi biết
vậy bèn xả tâm luyến ái và từ đấy đâm ra dửng dưng dù thấy nàng nói cười với bất
cứ ai. Sự tinh cần chống lại ái dục trong trường hợp ấy được gọi là tinh tấn hợp pháp.
Lại nữa nếu tự thấy lạc thọ khiến bất thiện tăng, thiện giảm, ngược lại tinh cần khiến
thiện tăng, bất thiện giảm; vị tỷ kheo sẽ khổ hạnh vừa đủ để nhiếp phục tự ngã, như
thợ làm tên nung tên cho dễ uốn. Sự tinh cần có kết quả là như cuộc đời Phật từ khi
xuất gia đến lúc thành đạo.

6. Và Phật kết luận có mười trường hợp Như Lai đáng được tán thán, ngược
lại với mười điều đáng chỉ trích của Ni Kiền Tử: Nếu lạc khổ do nghiệp quá khứ,
Như Lai đã làm thiện hành nên nay được tối thắng lạc; nếu do tạo hóa, Như Lai đã
được sinh bởi một tạo hóa toàn thiện; nếu do duyên hợp, Như Lai đã kết thiện duyên;
nếu do sinh loại, Như Lai đã được thiện sinh; do tinh cần hiện tại, Như Lai đã thiện
tinh tấn. Với năm giả thuyết ngược lại Như Lai cũng đáng được tán thán.

Chương II: Quan điểm về nghiệp của đạo Jain

Kinh Devadaha là bài kinh số 101 thuộc Trung Bộ Kinh (gồm 152 bài kinh).
Đây là bài kinh Đức Phật giảng cho các thầy Tỳ-kheo tại thị trấn Devadaha. Nội dung
bài pháp thuật lại cuộc thoại giữa Ngài với ngoại đạo Nigaṇṭha về giáo lý Nghiệp.
Đạo Jain đã chủ trương về nghiệp như thế nào? Theo bài kinh Devadaha có ba điểm
cần chú ý về chủ trương nghiệp mà Jain đưa ra:

1. Chủ trương thuyết định mệnh và nghiệp quá khứ:

Thứ nhất, họ cho rằng mọi cảm thọ khổ, lạc, không khổ không lạc đều do
nghiệp nhân quá khứ. Như vậy, khi nghiệp quá khứ được diệt tận và không gây tạo
các nghiệp mới thì nghiệp được đoạn diệt không diễn tiến đến tương lai. Do nghiệp

3
Dẫn nhập Triết học Ấn Độ - Tiểu luận giữa kì 4

diệt, khổ cũng được dứt. Từ đó, cảm thọ cũng không còn và mọi khổ đau đều sẽ tiêu
trừ.

“Phàm cảm giác gì con người này lãnh thọ, như lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ
bất lạc thọ, tất cả đều do nhân các nghiệp quá khứ; với sự đốt cháy, đoạn diệt các
nghiệp quá khứ, với sự không tạo tác các nghiệp mới, sẽ không có diễn tiến đến tương
lai. Do không có diễn tiến đến tương lai, nghiệp đoạn diệt; do nghiệp đoạn diệt, khổ
được đoạn diệt; do khổ đoạn diệt, cảm thọ được đoạn diệt; do cảm thọ đoạn diệt, tất
cả khổ sẽ diệt tận.”1

Như vậy, ở điểm thứ nhất này chúng ta thấy được hai vấn đề mà Jain nêu ra.
Một là phàm trong cuộc đời này, những cảm thọ khổ, vui, vô kí mà con người nhận
lãnh không phải do sự tạo ra từ một đấng thần linh nào mà tất cả những thọ ấy đều
do nghiệp quá khứ mà con người đã gây tạo. Hai là muốn đoạn diệt khổ đau thì phải
thiêu cháy nghiệp quá khứ, đồng thời không gây tạo nghiệp mới ở hiện tại để đến
một lúc nào đó nghiệp cũ hết thì khổ đau không còn kéo dài đến đời vị lai.

2. Phương pháp diệt tận nghiệp là khổ hạnh ép xác:

Thứ hai, phương pháp để diệt tận nghiệp. Vì Nigaṇṭha cho rằng chính thân
này tạo ra các bất thiện pháp ở tiền kiếp cho nên họ chủ trương diệt nghiệp bằng hình
thức khổ hạnh ép xác như: Đứng một chân giữa trời, lấy cây đánh vào thân, lõa thể
không mặc gì cả,…

“Thưa Hiền giả, Nigaṇṭha Nātaputta là bậc toàn tri, toàn kiến, tự xưng là có
tri kiến toàn diện như sau: “Dầu ta có đi, có đứng, có ngủ và có thức, tri kiến luôn
luôn được tồn tại liên tục ở nơi ta”. Vị ấy nói như sau: “Này các Nigaṇṭha, nếu xưa
kia các ông có làm ác nghiệp, hãy làm cho nghiệp ấy tiêu mòn bằng khổ hạnh thống
khổ này. Chính do hộ trì thân, hộ trì lời nói, hộ trì ý. Ở đây, ngay trong hiện tại nên
không làm các nghiệp trong tương lai. Với sự đốt cháy, đoạn diệt các nghiệp quá
khứ, với sự không tạo các nghiệp mới, sẽ không có diễn tiến đến tương lai. Do không
có diễn tiến đến tương lai, nghiệp được đoạn diệt; do nghiệp đoạn diệt, khổ được

1
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch, Kinh Trung Bộ 2, 101. Kinh Devadaha, NXB. Tôn Giáo, Hà Nội, 2012,
tr. 271.

4
Dẫn nhập Triết học Ấn Độ - Tiểu luận giữa kì 4

đoạn diệt; do khổ đoạn diệt, cảm thọ được đoạn diệt; do cảm thọ đoạn diệt, tất cả
khổ sẽ được diệt tận”. Và vì chúng tôi chấp nhận và chúng tôi kham nhẫn điều ấy
nên chúng tôi được hoan hỷ.”2

Lý thuyết này do Mahavira tuyên thuyết. Vì ông tự xưng mình là bậc có tri
kiến toàn diện nên tín đồ tin nhận và thực hành một cách tinh cần.

3. Mười thuyết tuỳ thuyết (Tuỳ thuận thuyết: Vādānuvādā):

Thứ ba, các Ni-kiền-tử đưa ra mười tùy thuyết về nghiệp. Một là do nghiệp
quá khứ nên lãnh thọ những cảm giác vui, khổ. Hai là tất cả cảm thọ được tạo ra từ
một đấng tạo hóa. Ba là các thọ do điều kiện mà sanh. Bốn là các cảm thọ ở hiện tại
do sinh loại sinh. Năm là chính sự tinh tấn ở hiện tại mà các cảm thọ được sinh khởi.
Năm thuyết sau là phủ định lại năm tùy thuyết trên.

Đức Thế Tôn đưa ra mười giả thuyết, mà qua đó nếu những giả thuyết này là
đúng với sự thật thì sự hành trì khổ hạnh của Nigantha là đáng chỉ trích:

“Này các Tỷ-kheo, nếu các hữu tình do nhân các việc làm quá khứ, lãnh thọ
lạc khổ, thời này các Tỷ-kheo, các Nigaṇṭha thật sự đã làm những ác hạnh trong thời
quá khứ, nên nay họ phải lãnh thọ những cảm giác đau đớn, cực khổ, thống khổ như
vậy. Này các Tỷ-kheo, nếu các hữu tình do nhân một vị Tạo hóa tạo ra lãnh thọ những
cảm giác lạc khổ, thời này các Tỷ-kheo, các Nigaṇṭha thật sự được tạo ra bởi một vị
Tạo hóa ác độc, vì rằng nay họ lãnh thọ những cảm giác đau đớn, cực khổ, thống
khổ như vậy. Này các Tỷ-kheo, nếu các hữu tình do nhân kết hợp các điều kiện
(saṅgātibhāva), thọ lãnh lạc khổ, thời này các Tỷ-kheo, các Nigaṇṭha thật sự bị ác
kết hợp, vì rằng nay họ lãnh thọ những cảm giác đau đớn, cực khổ, thống khổ như
vậy. Này các Tỷ-kheo, nếu các loài hữu tình do nhân sanh loại (ahbijāti), lãnh thọ
những cảm giác lạc khổ, thời này các Tỷ-kheo, các Nigaṇṭha thật sự bị ác sinh loại,
vì rằng nay họ lãnh thọ những cảm giác đau đớn, cực khổ, thống khổ như vậy. Này
các Tỷ-kheo, nếu các hữu tình do nhân tinh tấn hiện tại, thọ lãnh lạc khổ, thời này

2
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch, Kinh Trung Bộ 2, 101. Kinh Devadaha, NXB. Tôn Giáo, Hà Nội, 2012,
tr. 275.

5
Dẫn nhập Triết học Ấn Độ - Tiểu luận giữa kì 4

các Tỷ-kheo, các Nigaṇṭha thật sự đã tạo ác tinh tấn hiện tại, vì rằng nay họ lãnh thọ
những cảm giác đau đớn, cực khổ, thống khổ như vậy…”3

Chương III: Đức Phật phê bình giáo lí Nghiệp của đạo Jain

1. Không nên quy kết tất cả vào nghiệp quá khứ:

Đức Phật khi nghe các ngoại đạo Nigaṇṭha có chủ trương về nghiệp như vậy,
Ngài đã đến đối thoại và chỉ ra sự sai lầm trong chủ thuyết mà họ đưa ra. Trước hết,
các Nigaṇṭha có tri kiến cho rằng: các cảm giác khổ hay vui của con người đều do
nghiệp quá khứ quyết định, khi đốt cháy được nghiệp quá khứ bằng cách không tạo
ra những nghiệp mới, không có cảm giác ở trong tương lai thì lúc đó nghiệp sẽ được
đoạn diệt và khổ đau được kết thúc.

Đức Phật chất vấn họ bằng những câu hỏi: Có biết quá khứ các ông có hiện
hữu hay không? Có tạo ác nghiệp hay không? Và những nghiệp bất thiện ấy như thế
nào? Mức độ của khổ đã được diệt? Còn bao nhiêu khổ cần phải đoạn trừ? Đoạn trừ
bao nhiêu nữa mới dứt sạch hết thảy khổ đau? Có biết về sự diệt trừ ác pháp ngay
hiện tại hay sự thành tựu thiện pháp hay không? Ngoại đạo Nigaṇṭha không trả lời
được câu hỏi của Phật.

Như vậy, chủ thuyết trên của Jain là một thuyết về tiền định. Cuộc đối thoại
liên tôn với tiếng nói của Đức Phật trong phương diện này cho ta thấy đạo Phật chủ
trương nghiệp là một dòng chảy sống động giống như sức chảy của con sông, nhìn
từ bên ngoài ta tưởng nó như một khối. Phân tích từ góc độ vật lí học, chúng ta thấy
nó là một sự nối kết và trôi chảy không ngừng. Điều đó cho ta thấy rằng, tin tưởng
tất cả những hành động tiêu cực đã được diễn ra trong quá khứ sẽ được thay hình đổi
dạng để làm mới nhận thức, làm mới cuộc đời. Từ đó an vui và hạnh phúc sẽ có mặt.

Quan niệm và chủ trương này khác hoàn toàn với học thuyết nghiệp của Kỳ-
na giáo, Ấn Độ giáo và của rất nhiều tôn giáo khác, vì đạo Phật không chấp nhận tất

3
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch, Kinh Trung Bộ 2, 101. Kinh Devadaha, NXB. Tôn Giáo, Hà Nội, 2012,
tr. 280.

6
Dẫn nhập Triết học Ấn Độ - Tiểu luận giữa kì 4

cả mọi thứ là một chủ nghĩa an bài của thượng đế, thần linh. Trong kinh Tiểu Nghiệp
Phân Biệt, Đức Phật khẳng định:

“Các loài hữu tình là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp. Nghiệp là
thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa, nghiệp phân chia các loài hữu
tình; nghĩa là có liệt, có ưu” 4.

Sau đó, Thế Tôn đưa ra một ví dụ về một người bị trúng tên nếu như không
khéo chữa trị thì nỗi đau đớn do vết thương gây ra sẽ dẫn đến tử vong. Người bị trúng
tên là hình ảnh ẩn dụ cho những người thọ lãnh quả xấu do nghiệp quá khứ, mũi tên
chỉ cho tham – sân – si. Nếu không tìm giải pháp để đoạn trừ ba độc thì chắc chắn sẽ
mãi bị trầm luân trong sinh tử. Như vậy, ở trường hợp này, thọ khổ đưa đến cái chết.
Ngược lại, cũng đồng thời là bị trúng tên nhưng người ấy được y sĩ chữa trị qua các
bước: Lấy dao cắt rộng vết thương, dùng vật dụng để dò tìm mũi tên, rút tên ra khỏi
thân và hơ chỗ bị thương bằng than đỏ, đắp thuốc. Những công đoạn trên đều gây ra
sự đau đớn thống khổ đối với vị ấy. Nhưng chính nhờ quá trình điều trị này mà vết
thương được lành, mạng sống được cứu. Đây là trường hợp khổ đưa đến an vui. Qua
đây, có hai thứ khổ mà con người cần phải ý thức được đó là khổ đưa đến sanh tử
luân hồi và khổ đưa đến giải thoát.

Từ ví dụ trên, Như Lai bác bỏ chủ thuyết của Nigaṇṭha vì nó chỉ thiên lệch về
một bên và không mang lại lợi ích gì như trường hợp trúng tên nhưng không chịu
chữa mà lo đi tìm loại tên đó là gì? Do ai bắn? Nguyên nhân bị trúng tên? Những
hoài nghi này đều thuộc quá khứ. Mặc khác, họ chủ trương tất cả những gì con người
cảm thọ đều do nghiệp quá khứ nhưng trường hợp người trúng tên kia trải qua sự
điều trị của lương y thì vị ấy khỏe mạnh ngay trong đời này chứ đâu phải đợi đến
kiếp sau. Cho nên, các nghiệp ở hiện tại cũng quyết định cảm thọ ở hiện tại, không
hoàn toàn như quan điểm của Jain.

4
Hoà thượng Thích Minh Châu dịch, Kinh Trung Bộ 2, 135. Kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt, NXB.
Tôn giáo, Hà Nội, 2012, tr. 543.

7
Dẫn nhập Triết học Ấn Độ - Tiểu luận giữa kì 4

2. Khổ hạnh ép xác không phải là con đường đưa đến giải thoát:

Đức Phật tiếp tục phân tích về tác hại của sự ép xác chỉ mang lại kết quả là
khổ đau chứ không thể nào là giác ngộ và giải thoát.

Quy kết tất cả vào quá khứ chỉ đúng trong trường hợp khi tu khổ hạnh hay
không khổ hạnh cái cảm giác khổ đau vẫn như nhau. Nhưng trên thực tế Đức Phật
nói hai tình huống khổ hạnh và không khổ hạnh dẫn đến hai cảm giác hạnh phúc và
khổ đau hoàn toàn khác nhau. Cho nên không nên tự lừa dối chính mình trong khi
phải chịu khổ đau trong lúc đang tu khổ hạnh mà cứ nghĩ rằng đó là con đường dẫn
đến hạnh phúc.

Phật lại hỏi các Nigaṇṭha: “Chư Hiền Nigaṇṭha, các ông nghĩ thế nào? Khi
các ông thống thiết tinh tấn, thống thiết tinh cần, trong khi ấy có phải các ông thọ
lãnh những cảm giác thống khổ, đột khởi, đau đớn, cực khổ, thống khổ? Còn trong
khi các ông không thống thiết tinh tấn, không thống thiết tinh cần, khi ấy có phải các
ông không thọ lãnh những cảm giác thống khổ, đột khởi, đau đớn, cực khổ, thống
khổ?”5 Họ đồng ý với Phật về điều này. Một lần nữa Phật chỉ trích sự tinh tấn mê
muội không mang lại ý nghĩa gì cho sự giải thoát hay tiêu diệt nghiệp mà họ đã chủ
trương. Vì lẽ, mục đích hành trì lời dạy mà giáo chủ của họ đưa ra là để đốt cháy
nghiệp quá khứ, dẫn đến các khổ không còn hiện hữu nhưng càng tinh cần bao nhiêu
thì càng khổ đau bấy nhiêu và khi không thực hành pháp tu đó thì lại không khổ. Như
vậy, việc khổ hay lạc ở trường hợp này đâu liên quan gì đến nghiệp quá khứ mà hoàn
toàn ở trong đời sống hiện tại.

Jain chủ trương tinh cần hành khổ để dứt nghiệp quá khứ, nghiệp đoạn thì khổ
đoạn, khổ đoạn thì cảm thọ đoạn, cảm thọ đoạn thì tất cả khổ được diệt tận. Nhưng
khi được Phật hỏi:

– “Chư Hiền Nigaṇṭha, các ông nghĩ thế nào, có thể được chăng: “Mong rằng
nghiệp được thọ quả hiện tại này, do tinh tấn hay do tinh cần có thể khiến được thọ
quả tương lai?”

5
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch, Kinh Trung Bộ 2, 101. Kinh Devadaha, NXB. Tôn Giáo, Hà Nội, 2012,
tr. 276.

8
Dẫn nhập Triết học Ấn Độ - Tiểu luận giữa kì 4

– “Có thể được chăng: “Mong rằng nghiệp được thọ quả tương lai này, do
tinh tấn hay do tinh cần, có thể khiến được thọ quả hiện tại?”

– “Chư Hiền Nigaṇṭha, các ông nghĩ thế nào, có thể được chăng: “Mong rằng
nghiệp được lãnh lạc thọ này, do tinh tấn hay tinh cần, có thể được lãnh khổ thọ?’”

– “Có thể được chăng: “Mong rằng nghiệp được lãnh khổ thọ này, do tinh
tấn hay tinh cần, có thể được lãnh lạc thọ?”

– “Chư Hiền Nigaṇṭha, các ông nghĩ thế nào, có thể được chăng: “Mong rằng
nghiệp mà quả lãnh thọ đã được thuần thục này, do tinh tấn hay tinh cần, có thể trở
thành không thuần thục?”

– “Có thể được chăng: “Mong rằng nghiệp mà quả lãnh thọ chưa được thuần
thục này, do tinh tấn hay tinh cần, có thể trở thành thuần thục?””

– “Chư Hiền Nigaṇṭha, các ông nghĩ thế nào, có thể được chăng: “Mong rằng
nghiệp đa sở thọ này, do tinh tấn hay tinh cần, trở thành thiểu sở thọ?”

– “Có thể được chăng: “Mong rằng nghiệp thiểu sở thọ này, do tinh tấn hay
tinh cần, trở thành đã sở thọ?”

– “Chư Hiền Nigaṇṭha, các ông nghĩ thế nào, có thể được chăng: “Mong rằng
nghiệp có sở thọ này, do tinh tấn hay tinh cần, trở thành nghiệp không có sở thọ?”

– “Có thể được chăng: “Mong rằng nghiệp không có sở thọ này, do tinh tấn
hay tinh cần, trở thành nghiệp có sở thọ?”6

Đối với những câu hỏi này, họ đều trả lời là không thể được. Đồng nghĩa với
việc tự khẳng định sự tinh tấn của mình không có tác dụng gì cho việc chuyển nghiệp
hay đốt cháy nghiệp cả. Cũng vậy, sự tu tập do tâm thành quyết định chứ không phải
do ép xác khổ hạnh. Trong đại kinh Sư Tử Hống, Phật kể lại quá trình tu tập khổ hạnh
của Ngài vô cùng thống khổ. Vì thế, Ngài đứng đầu trong phương pháp tu trì ấy
không ai có thể vượt qua được. Ngài tuyên bố: “Về khổ hạnh, Ta khổ hạnh đệ nhất;
về bần uế, Ta bần uế đệ nhất; về yểm ly, Ta yểm ly đệ nhất; về độc cư, Ta độc cư đệ

6
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch, Kinh Trung Bộ 2, 101. Kinh Devadaha, NXB. Tôn Giáo, Hà Nội, 2012,
tr. 278.

9
Dẫn nhập Triết học Ấn Độ - Tiểu luận giữa kì 4

nhất.”7 Nếu hành khổ có thể đưa đến giải thoát thì Phật đã không từ bỏ pháp môn
này để rồi đến cội Assattha trầm tư thiền quán và thành tựu quả vị Chánh đẳng giác.
Như vậy, sự nỗ lực hành khổ không phải là con đường đưa đến sự giác ngộ, chỉ có
Bát chánh đạo mới thật sự là con đường đưa đến thanh tịnh chúng sanh, thành tựu
chánh trí giải thoát.

“Chớ có hành trì dục lạc hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc Thánh,
không liên hệ mục đích. Và cũng không nên hành trì tự kỷ khổ hạnh, đau khổ, không
xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích. Từ bỏ hai cực đoan ấy, có con đường Trung
đạo đã được Như Lai giác ngộ, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng
trí, giác ngộ, Niết-bàn.”8

3. Cảm thọ không phải là cội nguồn duy nhất của khổ đau:

Đạo Jain chủ trương: “do cảm thọ đoạn diệt, tất cả khổ sẽ được diệt tận”9,
nguồn gốc của khổ đau là bởi những cảm thọ vui, buồn, bất an,… nếu dứt được cảm
thọ thì mọi khổ đau trên cuộc đời sẽ tan biến. Quan niệm này cũng dễ hiểu bởi Jain
chủ trương tu tập khổ hạnh ép xác, đày đọa thể xác đến mức cùng cực để loại trừ
những cảm thọ. Nhìn dưới góc độ Phật giáo, xét ra quan niệm này chỉ đúng một phần
vì ngoài cảm thọ ra, còn có những yếu tố khác mang đến khổ đau cho con người.

Trong kinh Thánh Cầu thuộc tuyển tập kinh Trung bộ, Đức Phật nói rằng sở
dĩ ta bị sanh già bệnh chết, luân hồi sinh tử là do ta chấp thủ, dính mắc vào những
thứ như của cải, tài sản, vợ con, gia đình, lợi danh,… : “Ở đây, này các Tỷ-kheo, có
người tự mình bị sanh lại tìm cầu cái bị sanh, tự mình bị già lại tìm cầu cái bị già, tự
mình bị bệnh... tự mình bị chết... tự mình bị sầu... tự mình bị ô nhiễm lại tìm cầu cái
bị ô nhiễm. Này các Tỷ-kheo, cái gì theo các người gọi là bị sanh? Này các Tỷ-kheo,
vợ con là bị sanh; đầy tớ nam, đầy tớ nữ là bị sanh; dê và cừu là bị sanh; gà và heo

7
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch, Kinh Trung Bộ 1, 12. Đại Kinh Sư Tử Hống, NXB. Tôn giáo, Hà Nội,
2012, tr. 110.
8
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch, Kinh Trung Bộ 2, 139. Kinh Vô Tránh Phân Biệt, NXB. Tôn Giáo, Hà
Nội, 2012, tr. 571.
9
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch, Kinh Trung Bộ 2, 101. Kinh Devadaha, NXB. Tôn Giáo, Hà Nội, 2012,
tr. 271.

10
Dẫn nhập Triết học Ấn Độ - Tiểu luận giữa kì 4

là bị sanh; voi, bò, ngựa đực, ngựa cái là bị sanh; vàng và bạc là bị sanh. Này các
Tỷ-kheo, những chấp thủ ấy bị sanh, và người ấy lại nắm giữ, tham đắm, mê say
chúng, tự mình bị sanh lại tìm cầu cái bị sanh…”10

Hoặc trong kinh Giới Phân Biệt, Đức Phật cũng nói đến ý này: “Này các Tỳ-
kheo, bằng cách vượt qua mọi vọng tưởng (chấp thủ), hành giả được gọi là một bậc
hiền trí tịch tịnh không sanh, không già, không chết, không dao động, không mong
cầu”.11

Như vậy, theo lời Phật dạy, sanh già bệnh chết hay sinh tử luân hồi đồng nghĩa
với chấp thủ, tham luyến. Mà chấp thủ, tham luyến thì đưa đến khổ đau. Cho nên ý
nghĩa của sanh già bệnh chết hay sinh tử luân hồi là ám chỉ cho khổ đau. Điều này
được Đức Phật khẳng định một lần nữa trong kinh Tương Ưng Bộ:

“Ai còn tham luyến, thời có dao động; ai không tham luyến thời không dao
động; ai không dao động thời được khinh an; ai được khinh an thời không thiên
chấp (muốn theo tham ái); ai không thiên chấp thời không có đến và đi; ai không có
đến và đi thời không có diệt và sanh; ai không có diệt và sanh thời không có đời
này đời sau, không có giữa hai đời. Đây là sự đoạn tận khổ đau”.12

Khi một cảm thọ khổ, lạc, hay bất khổ bất lạc khởi lên, nếu ta bị dính mắc
vào cảm thọ ấy thì liền khi ấy ái, thủ, hữu, sinh, già, bệnh, chết sinh khởi, kéo theo sầu
bi khổ ưu não có mặt. Đây là tiến trình luân hồi sanh tử khổ đau sinh khởi. Có thọ
mà dính mắc vào thọ thì thọ ấy trở thành thọ trong mắt xích mười hai chi phần nhân
duyên. Thọ ấy là nguyên nhân sinh khởi ái, thủ, hữu… Đây chính là Tập Đế tạo ra
sanh già bệnh chết, sầu bi khổ ưu não hay sanh tử luân hồi. Lời Phật minh định cho
điều này:

10
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch, Kinh Trung Bộ 1, 26. Kinh Thánh Cầu, NXB. Tôn Giáo, Hà Nội, 2012,
tr. 213.
11
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch, Kinh Trung Bộ 2, 140. Kinh Giới Phân Biệt, NXB. Tôn Giáo, Hà Nội,
2012, tr. 587.
12
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch, Kinh Tương Ưng Bộ 4, Chương I Tương ưng sáu xứ, NXB. Tôn giáo,
Hà Nội, 1991, tr. 104.

11
Dẫn nhập Triết học Ấn Độ - Tiểu luận giữa kì 4

“Nếu người ấy cảm thọ cảm giác lạc thọ, người ấy cảm thọ cảm giác như
người bị trói buộc (sannutto). Nếu người ấy cảm thọ cảm giác khổ thọ, người ấy cảm
thọ cảm giác như người bị trói buộc. Nếu người ấy cảm thọ cảm giác bất khổ bất lạc
thọ, người ấy cảm thọ cảm giác như người bị trói buộc. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là
kẻ vô văn phàm phu bị trói buộc bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói
rằng người ấy bị trói buộc bởi đau khổ.”13

Trái lại khi có thọ mà không dính mắc vào thọ thì thọ ấy không phải thọ trong
mắt xích mười hai chi phần nhân duyên, nên không đưa đến ái, thủ, hữu sinh khởi,
không tạo nên sanh già bệnh chết, sầu bi khổ ưu não hay sinh tử luân hồi khổ đau.
Lời Phật tiếp tục minh thị điều này:

“Nếu vị ấy cảm thọ cảm giác khổ thọ, vị ấy cảm thọ cảm giác như người không
bị trói buộc. Nếu vị ấy cảm thọ cảm giác bất khổ bất lạc thọ, vị ấy cảm thọ cảm giác
như người không bị trói buộc. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo không bị trói
buộc bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, ão. Ta nói rằng vị ấy không bị trói buộc
bởi đau khổ.”14

Đạo Jain còn cho rằng, trong ba nghiệp, thân nghiệp là nghiệp quan trọng
nhất, cho nên phái này lấy việc tu tập khổ hạnh làm phương pháp tu tập để làm tiêu
mòn những ác nghiệp trong quá khứ, là điều kiện để được giải thoát giác ngộ. Ngược
lại, Đức Phật lại chủ trương trong ba nghiệp, ý nghiệp là nghiệp quan trọng, vì Ngài
cho rằng, ý nghiệp là chủ nhân của tất cả hành động, một hành động không có ý
thức không thể thành nghiệp. Nói một cách khác, tất cả những hành vi sai lầm trong
cuộc sống của chúng ta đều do ý thức chỉ đạo, do vậy, con người muốn sửa sai những
hành động của mình, trước tiên phải thay đổi nhận thức sai lầm từ bên trong. Sự sửa
đổi sai lầm của nhận thức là điều kiện cơ bản để chúng ta thành tựu con đường giác
ngộ. Như vậy, sự hành hạ về thể xác, không thay đổi nhận thức sai lầm là sự hành

13
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch, Kinh Tương Ưng 4, Thiên Sáu Xứ, Chương II Tương Ưng Thọ Phần I.
Phẩm Có Kệ, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, Tp. Hồ Chí Minh, 1991, tr. 338.
14
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch, Kinh Tương Ưng 4, Thiên Sáu Xứ, Chương II Tương Ưng Thọ Phần I.
Phẩm Có Kệ, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, Tp. Hồ Chí Minh, 1991, tr. 340.

12
Dẫn nhập Triết học Ấn Độ - Tiểu luận giữa kì 4

hạ vô ích, không giúp được gì cho sự giác ngộ và giải thoát khổ đau. Ðây là quan
điểm khác nhau về nghiệp giữa Phật giáo và Kỳ-na giáo.

Chương IV: Những lầm lẫn về Nghiệp giữa đạo Jain và đạo Phật

Nghiệp theo Phật giáo là một định lí đương nhiên và nó không có tính cố định.
Cho nên, con người có thể chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an lạc giải thoát hay
phàm phu có thể trở thành bậc thánh nhờ sự tinh tấn tu tập Giới, Định và Tuệ. Đạo
Phật không chấp nhận có một đấng tạo hóa ban phước, giáng họa cho con người, mà
những gì con người gánh chịu đó là kết quả tất nhiên của những nghiệp nhân mà họ
đã tạo nên. Đạo Phật phê bình những ai có tà kiến về thuyết định mệnh. Trong Kinh
Tăng Chi Phật dạy: “Ta là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự của nghiệp. Nghiệp là
thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa. Phàm nghiệp nào sẽ làm, thiện
hay ác, ta sẽ thừa tự nghiệp ấy.”15

Thực tế là mỗi khi có điều không may xảy đến, chúng ta thường nói rằng
do “đổ nghiệp” hay “do nghiệp kiếp trước”, nếu nói như vậy ta rất dễ bị rơi vào quan
điểm nghiệp của đạo Jain. Cứ đổ hết cho nghiệp kiếp trước, dù là bị bệnh, bị trộm,
thất nghiệp, bị lừa gạt, thi rớt, học yếu, v.v... bất cứ thứ gì xảy ra mà ta không muốn,
không thích hoặc không tốt thì ta đều phán cho nó một từ đó là nghiệp, mặc dù không
hiểu nhiều về nghiệp.

Khi sinh ra có người đẹp kẻ xấu, kẻ giàu người nghèo,… đó cũng là sự chi
phối bởi nghiệp cũ nhưng yếu tố quan trọng quyết định sự thay đổi kiếp sống của con
người là nghiệp mới. Chính chủ trương nghiệp mới mới là nhân bản, là giải thoát
theo tinh thần của Phật giáo. Ở đó, con người chính là nhân tố quyến định hạnh phúc
hay khổ đau cho cuộc đời của mình chứ không ai có thể đặt định hay thay thế được:

Tự mình, điều ác làm,

Tự mình làm nhiễm ô,

15
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch, Kinh Tăng Chi Bộ 2, Chương V Năm Pháp VI. Phẩm Triền Cái, Viện
Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh, 1996, tr. 422.

13
Dẫn nhập Triết học Ấn Độ - Tiểu luận giữa kì 4

Tự mình không làm ác,

Tự mình làm thanh tịnh.

Tịnh, không tịnh tự mình,

Không ai thanh tịnh ai!16

Mong rằng mỗi khi gặp việc không may xảy đến, chúng ta đừng vội kết luận
và đổ tất cả đó là do nghiệp đời trước bởi rất nhiều điều là nghiệp của đời này. Nghiệp
theo Phật giáo có nghiệp cũ và nghiệp mới. Nghiệp cũ được tạo ra từ đời trước hay
quá khứ của đời này. Nghiệp mới là những tạo tác xảy ra gần đây. Điều quan trọng
là chúng ta có thể chủ động tạo nghiệp mới thiện lành, nhất là năng lực của nghiệp
mới có thể tác động lên nghiệp cũ khiến cho chuyển hóa, thay đổi thực tiễn, khiến
chuyện lớn hóa nhỏ, việc nhỏ hóa không.

Đạo Jain tuy có những điểm giống Phật giáo như không chấp nhận thẩm quyền
của Veda, không chấp nhận việc tế lễ, không làm các việc bất thiện, có giáo lý nhân
quả, có chủ trương về nghiệp. Nhưng quan điểm về nghiệp không tương đồng khi nói
nghiệp là hoàn toàn do nhân quá khứ đời trước, với chủ trương “thân tội” nên họ nỗ
lực khổ hạnh ép xác. Phật giáo cho rằng nghiệp là do hành động có tác ý, nên cần
phải diệt trừ nghiệp bằng sự tu tập thanh tịnh tâm ý để đoạn tận khổ đau, thoát khỏi
luân hồi sanh tử. Chủ trương của đạo Phật là tránh xa hai phạm trù cực đoan, đó là
ép xác khổ hạnh và hưởng thụ dục lạc, và cần nhất là tu hành theo trung đạo, vượt ra
ngoài hai phạm trù trên, để giữ gìn chánh niệm tỉnh giác, hoặc đoạn trừ năm triền cái,
chứng đạt năm thiền chi, bằng con đường tu tập giới, định, tuệ. Trong kinh tạng Pali,
Thế Tôn dạy: Sau khi thành tựu giới uẩn, thành tựu hộ trì các căn, tiết độ trong ăn
uống, chú tâm cảnh giác, chánh niệm tỉnh giác, hành giả cần nên: “Lựa chỗ thanh
vắng, tịch mịch như khu rừng, gốc cây, khe núi, hang đá, bãi tha ma, lùm cây, ngoài

16
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch, Kinh Tiểu Bộ 1, Pháp Cú, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, TP.
Hồ Chí Minh, 1999, tr. 64.

14
Dẫn nhập Triết học Ấn Độ - Tiểu luận giữa kì 4

trời, đống rơm. Sau khi khất thực và ăn cơm xong, vị ấy ngồi kiết già, lưng thẳng an
trú niệm trước mặt”17.

Kinh Tăng chi bộ (phẩm Hạt muối) Đức Phật dạy: “Này các Tỳ-kheo, ví như
có người bỏ nắm muối vào trong một chén nước nhỏ, nước trong chén ấy vì nắm
muối trở thành mặn và không uống được. Nhưng có người bỏ nắm muối vào nước
sông Hằng, khối nước ấy rất lớn không vì nắm muối này mà trở thành mặn và không
uống được”.18 Nắm muối là nghiệp cũ, nước trong chén hay nước sông Hằng là
nghiệp mới. Vì thế, nếu chúng ta nỗ lực tạo ra nghiệp mới thiện lành như nước sông
Hằng thì ngại gì nghiệp cũ.

C. KẾT LUẬN
Tóm lại, qua bài tiểu luận “Phê bình giáo lí nghiệp của đạo Jain qua bài
kinh Devadaha”, người viết hy vọng thông qua sự phê bình tà thuyết tiền mệnh của
ngoại đạo Nigaṇṭha dưới góc nhìn tuệ giác của Phật giáo sẽ đem lại cái nhìn đúng
đắn cho người đọc về giáo lí nghiệp. Từ đó, con người tự tin thực hiện ước mơ giải
thoát cuộc đời mình khỏi mọi trói buộc của sầu, bi, khổ, ưu, não. Niềm tin vững chắc
ấy là sức mạnh giúp hành giả làm sống dậy tinh thần lạc quan, yêu đời, có trách nhiệm
với bản thân và hơn hết là tạo nhiều nhân duyên thiện lành đem đến kết quả lớn, lợi
ích lớn cho mình, cho người.

17
Hoà thượng Thích Minh Châu dịch, Trung Bộ 2, 140. Kinh Giới phân biệt, NXB. Tôn giáo, Hà
Nội, 2012, tr. 579.
18
Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch, Kinh Tăng Chi Bộ 1, X. Phẩm Hạt Muối, NXB. Tôn Giáo, Hà Nội,
2015, tr. 280.

15
Dẫn nhập Triết học Ấn Độ - Tiểu luận giữa kì 4

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch, Kinh Tăng Chi Bộ 1, X. Phẩm Hạt Muối, NXB.
Tôn Giáo, Hà Nội, 2015.

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch, Kinh Tăng Chi Bộ 2, Chương V Năm Pháp VI.
Phẩm Triền Cái, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh,
1996.

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch, Kinh Tiểu Bộ 1, Pháp Cú, Viện Nghiên Cứu
Phật Học Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh, 1999.

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch, Kinh Trung Bộ 1, 12. Đại Kinh Sư Tử Hống,
NXB. Tôn giáo, Hà Nội, 2012.

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch, Kinh Trung Bộ 1, 26. Kinh Thánh Cầu, NXB.
Tôn Giáo, Hà Nội, 2012.

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch, Kinh Trung Bộ 2, 101. Kinh Devadaha, NXB.
Tôn Giáo, Hà Nội, 2012.

Hoà thượng Thích Minh Châu dịch, Kinh Trung Bộ 2, 135. Kinh Tiểu Nghiệp Phân
Biệt, NXB. Tôn giáo, Hà Nội, 2012.

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch, Kinh Trung Bộ 2, 139. Kinh Vô Tránh Phân
Biệt, NXB. Tôn Giáo, Hà Nội, 2012.

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch, Kinh Trung Bộ 2, 140. Kinh Giới Phân Biệt,
NXB. Tôn Giáo, Hà Nội, 2012.

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch, Kinh Tương Ưng 4, Thiên Sáu Xứ, Chương II
Tương Ưng Thọ Phần I. Phẩm Có Kệ, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam,
Tp. Hồ Chí Minh, 1991.

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch, Kinh Tương Ưng Bộ 4, Chương I Tương Ưng
Sáu Xứ, NXB. Tôn giáo, Hà Nội, 1991.

16

You might also like