You are on page 1of 32

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TÂM LÝ VÀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO

Đề tài:

“ĐỘNG VIÊN, THUYẾT PHỤC CỦA THỊ NỞ TRONG

ĐỘNG VIÊN, THUYẾT PHỤC CHÍ PHÈO HOÀN LƯƠNG”

GVHD: TS. HUỲNH THANH TÚ

Thực hiện: NHÓM 7 – Lớp K15410

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 04 năm 2017


BỘ MÔN TÂM LÝ VÀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO

GVHD: TS. HUỲNH THANH TÚ

Thực hiện: NHÓM 7 – Lớp K15410

Danh sách thành viên nhóm

STT Họ và tên MSSV

1 Ngô Ngọc Anh K154100980

2 Đoàn Thị Kiều Diễm K154100986

3 Nguyễn Hoàng Dũng K154100989

4 Mã Tường Linh K154101004

5 Nguyễn Phương Hải Ly K154101009

6 Tô Nguyễn Trọng Nhân K154101018

7 Nguyễn Thị Ánh Phương K154101023

8 Nguyễn Đình Phương Thanh K154101029

9 Hoàng Phương Thảo K154101030

10 Nguyễn Thị Ngọc Trâm K154101042


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG VIÊN VÀ THUYẾT PHỤC TRONG LÃNH
ĐẠO.....................................................................................................................................3
1.1. Khái niệm...................................................................................................................3
1.1.1. Động viên................................................................................................................3
1.1.2. Thuyết phục............................................................................................................5
1.2. Nội dung Thuyết thang bậc nhu cầu của Maslow......................................................6
1.2.1. Nhu cầu sinh lý.......................................................................................................6
1.2.2. Nhu cầu an toàn......................................................................................................6
1.2.3. Nhu cầu xã hội........................................................................................................7
1.2.4. Nhu cầu tôn trọng....................................................................................................7
1.2.5. Nhu cầu thể hiện.....................................................................................................7
1.3. Các phương pháp động viên thuyết phục...................................................................7
1.3.1. Các phương pháp động viên...................................................................................7
1.3.2. Các phương pháp thuyết phục................................................................................9
1.4. Vai trò của động viên và thuyết phục trong công tác lãnh đạo................................11
Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐỘNG VIÊN, THUYẾT PHỤC CỦA THỊ NỞ
TRONG ĐỘNG VIÊN, THUYẾT PHỤC CHÍ PHÈO HOÀN LƯƠNG..........................12
2.1. Thực trạng động viên, thuyết phục của Thị Nở trong động viên và thuyết phục
Chí Phèo hoàn lương..........................................................................................................12
2.1.1. Tiểu sử Thị Nở......................................................................................................12
2.1.2. Thị Nở trong động viên, thuyết phục Chí Phèo hoàn lương.................................12
2.2. Phân tích thực trạng động viên, thuyết phục của Thị Nở trong động viên và thuyết
phục Chí Phèo hoàn lương.................................................................................................15
2.2.1. Nhu cầu sinh lý.....................................................................................................15
2.2.2. Nhu cầu an toàn....................................................................................................16
2.2.3. Nhu cầu xã hội......................................................................................................16
2.2.4. Nhu cầu được tôn trọng........................................................................................16
2.2.5. Nhu cầu tự thể hiện...............................................................................................17
2.3. Đánh giá thực trạng động viên, thuyết phục của Thị Nở trong động viên, thuyết
phục Chí Phèo hoàn lương.................................................................................................17
2.3.1. Nhu cầu sinh lý.....................................................................................................17
2.3.2. Nhu cầu an toàn....................................................................................................18
2.3.3. Nhu cầu xã hội......................................................................................................19
2.3.4. Nhu cầu được tôn trọng........................................................................................19
2.3.5. Nhu cầu tự thể hiện...............................................................................................20
Chương 3: GIẢI PHÁP VÀ RÚT KINH NGHIỆM...........................................................21
3.1. Mục tiêu giải pháp....................................................................................................21
3.2. Giải pháp cho thực trạng động viên, thuyết phục của Thị Nở trong động viên và
thuyết phục Chí Phèo hoàn lương......................................................................................21
3.2.1. Phát huy ưu điểm..................................................................................................21
3.2.2. Khắc phục nhược điểm.........................................................................................23
3.3. Bài học kinh nghiệm................................................................................................23
KẾT LUẬN........................................................................................................................25
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................27
1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:
Hiện thực đời sống người dân Việt Nam 1945 được rất nhiều nhà văn phác
họa qua bức tranh làng quê lúc bấy giờ. Cùng viết về đề này nhưng các tác phẩm
của Nam Cao, đặc biệt là truyện ngắn Chí Phèo đã đạt tới một giá trị nhân đạo sâu
sắc thông qua một hình thức mới mẻ. Nếu như các nhà văn khác đi sâu vào phản
ánh phong tục hay đời sống cùng cực của nông dân dưới thời thực dân phong kiến
thì Nam Cao lại chú trọng đến việc thể hiện nỗi đau đớn của những tâm hồn, nhân
cách bị xúc phạm, bị hủy diệt. Đồng thời, ông cũng kín đáo bênh vực và khẳng
định nhân phẩm của những con người cùng khổ. Bằng cách gieo vào đó một hình
tượng nhân vật rất mới – Thị Nở, một cô gái xấu xí và dở hơi nhưng lại mang trong
mình một tâm hồn cao thượng, đã thổi vào cuộc sống của Chí Phèo một làn gió
mới, khiến hắn từ con quỷ của Vũ Đại hoàn lương thành người nông dân lương
thiện. Có lẽ, điều kì diệu ấy chắc chỉ có Thị Nở mới làm được và chắc cũng chỉ có
Nam Cao mới có thể biến hóa được. Tuy vẻ ngoài không đẹp, tính cách lại dở hơi
nhưng Thị Nở lại có một tấm lòng tốt bụng, yêu thương người, nó được khắc họa
qua đêm gặp Chí Phèo, qua chi tiết bát cháo hành, qua từng cử chỉ ân cần và lời hỏi
thăm dành cho Chí. Thị Nở thương Chí Phèo, một tình thương xuất phát từ trái tim,
lòng cảm thông sâu sắc, không vụ lợi. Nó chỉ đơn giản là tình yêu. Chí Phèo – con
quỷ làng Vũ Đại, hắn sinh ra không có ai thân thiết, bị người đời gạt bỏ nhưng hắn
cũng là người, cũng cần được yêu thương; chỉ có Thị Nở là đối tốt với hắn như
vậy. Hắn cần Thị, cả cuộc đời hắn chưa cần ai như cần Thị. Thị Nở chính là người
có thể kéo Chí Phèo ra khỏi vũng bùn của xã hội nửa thực dân, nữa phong kiến lúc
bấy giờ. Bát cháo hành mà Thị Nở mang sang cùng những quan tâm mà Thị dành
cho Chí đã khiến cho hắn thực sự xúc động. Hắn nghĩ đến những mơ ước thời trai
trẻ, hắn ăn năn và hối hận về những việc mình đã làm. Chính vì thế hắn muốn được
trở lại làm người lương thiện, muốn sống một cuộc đời bình dị và hạnh phúc với
Thị. Có thể nói Thị Nở và bát cháo hành là cứu cánh cho cuộc đời của Chí Phèo về
sau. Có lẽ đây cũng là một dụng ý của nhà văn Nam Cao khi để cho một kẻ dở hơi
xấu xí và một kẻ cùng đường lưu manh đến với nhau và yêu nhau. Chính tình yêu
2

ấy đã làm thức tỉnh những vẻ đẹp trong sâu thẳm tâm hồn con người. Thị Nở là tia
sáng, niềm hy vọng; là hiện thân của sự khao khát tình yêu lứa đôi bình dị, chân
thành, mãnh liệt, không vụ lợi. Đó là tình cảm mà Chí Phèo luôn khát khao nhưng
lại không có được. Chính vì lẽ đó, với đề tài “Phân tích động viên, thuyết phục của
Thị Nở trong động viên và thuyết phục Chí Phèo hoàn lương” nhóm chúng tôi rất
mong góp phần đưa ra cái nhìn rõ ràng hơn về quá trình sử dụng nghệ thuật động
viên và thuyết phục của Thị Nở. Đồng thời, qua việc phân tích đánh giá những ưu,
nhược điểm, nhóm chúng tôi mong muốn mang đến cho những nhà quản trị tương
lai một vài bài học kinh nghiệm cho việc sử dụng nghệ thuật động viên, thuyết
phục một cách hiệu quả.
2. Phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: “Thực trạng động viên, thuyết phục của Thị Nở
trong động viên và thuyết phục Chí Phèo hoàn lương”.
Phạm vi nghiên cứu: Trên cơ sở những lý luận cơ bản và những hiểu biết về
đối tượng nghiên cứu nhằm phân tích “Nghệ thuật động viên và thuyết phục của
Thị Nở trong động viên và thuyết phục Chí Phèo hoàn lương” theo thuyết thang
bậc nhu cầu của Maslow: nhu cầu sinh lí, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu
được tôn trọng và nhu cầu tự thể hiện.
3

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG VIÊN VÀ THUYẾT PHỤC


TRONG LÃNH ĐẠO
1.1. Khái niệm:
1.1.1. Động viên:
Ngày nay, bất cứ một nhân viên nhân sự nào cũng biết rằng đối với các nhà
quản trị, một trong những ưu tiên hàng đầu của công việc quản trị nhân sự của họ
là khám phá nhu cầu của nhân viên và động viên nhân viên làm việc.
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về động viên:
 Là một tiến trình thuộc về tâm lý nhằm đưa đến những chỉ dẫn và mục
đích hành vi (Kreitner, 1995).
 Là một khuynh hướng hành vi có mục đích để đạt được những nhu cầu
chưa thỏa mãn (Buford, Bedeian & Lindner, 1995).
 Là một quá trình tác động nhằm thỏa mãn nhu cầu của người khác hoặc
của chính bản thân và phát huy hết động lực làm việc để đạt được mục
đích cá nhân và tổ chức (Du Brin, 1995).
Trên cơ sở những khái niệm trên, có thể thấy, động viên là một tiến trình
thuộc về tâm lý nhằm đưa đến những chỉ dẫn và mục đích hành vi, để đạt được
những nhu cầu chưa thỏa mãn.
Động viên là một tiến trình thuộc về tâm lý nhằm đưa đến những chỉ dẫn và
mục đích hành vi (Kreitner, 1995); một khuynh hướng hành vi có mục đích để đạt
được những nhu cầu chưa được thỏa mãn (Buford & Lindner, 1995); một định
hướng từ bên trong để thỏa mãn nhu cầu chưa thỏa mãn (Higgins, 1994); và sự sẵn
lòng để đạt được (Bendeian, 1993). Nghiên cứu này chỉ đề cập đến hoạt động động
viên với những khả năng (năng lực) nhằm hướng cá nhân nhân viên đến mục tiêu
của doanh nghiệp hoặc tổ chức.
Tại sao các nhà quản trị cần động viên nhân viên? Câu trả lời là vì sự tồn tại
(Smith, 1994). Động viên nhân viên giúp doanh nghiệp có thể tồn tại trước nhu cầu
(của thời đại) là sự thay đổi chỗ làm nhanh chóng của nhân viên. Động viên cũng
giúp tổ chức nâng cao năng suất lao động. Vì vậy, các nhà quản trị cần hiểu rõ
4

động viên để có thể hiểu rõ một cách hiệu quả. Chúng ta cũng dễ dàng thừa nhận
rằng động viên là một trong những chức năng “phức tạp” nhất của quản trị.
Tại Việt Nam, mặc dù các nhà quản trị nhân sự đều thống nhất về vai trò
quan trọng của động viên, tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu đo lường các
biện pháp động viên trong các tổ chức và doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt
Nam cũng rất chú ý đến hiệu quả làm việc và giữ chân người tài (quản lý bậc).
Nghiên cứu trên này sẽ gợi mở cho tổ chức, doanh nghiệp những biện pháp
để động viên nhân viên một cách hiệu quả.
Maslow (Maslow, 1943) cho rằng người lao động có năm nhu cầu theo bậc
thang từ thấp đến cao là: sinh học, an ninh, xã hội, được đánh giá cao và tự thể
hiện. Theo Maslow, những nhu cầu ở mức thấp phải được thỏa mãn trước khi xuất
hiện nhu cầu của con người lao động ở mức cao hơn.
Herzberg (Herzberg, Mausner & Snyderman, 1959) chia công việc của
người lao động thành hai loại thỏa mãn:
- Bản chất bên trong: thành tựu và sự nhận biết về công việc.
- Bản chất bên ngoài: mức thu nhập và an toàn công việc.
Wroom (Wroom, 1964) cho rằng cố gắng của nhân viên để có được kết quả
làm việc tốt. Kết quả này sẽ đem đến những phần thưởng họ nhận được. Phần
thưởng này có thể mang đến cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Thưởng sẽ là tích cực
nếu nó động viên được nhân viên, ngược lại, thưởng sẽ là tiêu cực nếu như phần
thưởng đó được xem là không động viên được nhân viên.
Lý thuyết của Adams lại cho rằng tính hợp lý công bằng giữa công việc của
chính nhân viên với các nhân viên khác. Tính công bằng này có được khi có sự so
sánh giữa những tỷ lệ đóng góp và những kết quả nhận được của họ với những
nhân viên khác là bằng nhau.
Lý thuyết của Skinner cho rằng hành vi người lao động sẽ lặp lại với các
hoạt động đóng góp trong tổ chức doang nghiệp nếu họ nhận được những giá trị
tích cực và ngược lại, các hành vi đó sẽ không lặp lại nếu họ không nhận được
những giá trị tích cực. Những nhà quản trị cần lưu ý cả những giá trị nhận được
tích cực của những lao động để dẫn đến những hoạt động đóng góp của nhân viên
5

cũng như tránh những giá trị nhận được không đủ/ không tích cực để hạn chế nhận
được những đóng góp tiêu cực.
1.1.2. Thuyết phục:
1.1.2.1. Khái niệm thuyết phục:
Thuyết phục là cách thức làm cho người khác có những hành động theo ý
định của mình.
Hiểu theo nghĩa hẹp, thuyết phục là việc làm cho người khác thay đổi hành
vi và hành động theo hướng mình mong muốn, để đạt được mục tiêu của mình.
Hiểu theo nghĩa rộng, thuyết phục là việc gây được ảnh hưởng tích cực tới
người khác và thu hút, kêu gọi sự hợp tác của họ để thực hiện các mục tiêu của
mình thay vì mình phải tự thực hiện.
1.1.2.2. Nghệ thuật thuyết phục:
Các bước dưới đây sẽ giúp bạn thành công mỹ mãn trong việc thuyết phục
đối tác đồng ý với dự án của bạn:
 Tạo sự tin tưởng.
 Tìm điểm tương đồng.
 Lập luận rõ ràng.
 Thể hiện cả nhược điểm.
 Khơi gợi tính lợi.
 “Tâng bốc” có chiến lược.
 Thể hiện tính chuyên gia.
 Tạo sự nhất trí.
 Chọn thời điểm.
 Độc đáo.
 Tự tin.
 Tạo sự thú vị.
 Thể hiện sự hợp lý.
 Cư xử đúng mực.
 Khiêm tốn.
6

1.2. Nội dung Thuyết thang bậc nhu cầu của Maslow:
Theo Maslow, con người làm việc để thỏa mãn những nhu cầu của chính họ.
Nhu cầu tự nhiên của con người được chia làm năm thang bậc khác nhau từ “đáy”
lên tới “đỉnh”.
Nguyên tắc hoạt động của kim tự tháp này là: Cho đến khi nào những nhu
cầu ở phía dưới chưa được thỏa mãn thì thật khó để được lên các nhu cầu ở cấp cao
hơn. Bên cạnh đó, tùy hoàn cảnh không gian, thời gian, đối tượng khác nhau sẽ có
những nhu cầu khác nhau.

Tháp nhu cầu của Maslow


1.2.1. Nhu cầu sinh lý:
Nhu cầu sinh lý là những nhu cầu cơ bản và thiết yếu để tồn tại, bao gồm
những nhu cầu như ăn, uống, ngủ, nơi trú ngụ, tình dục, nghỉ ngơi,… Nếu những
nhu cầu này không được đáp ứng thì cơ thể con người không thể hoạt động hay
hoạt động một cách chậm chạp, trì trệ. Một khi nhu cầu này chưa được thỏa mãn
tới mức độ cần thiết để có thể duy trì cuộc sống thì các nhu cầu khác sẽ không thúc
đẩy được con người.
1.2.2. Nhu cầu an toàn:
Khi nhu cầu sinh lý được đáp ứng đầy đủ cũng là lúc sự an toàn cá nhân
được ưu tiên. Nhu cầu an toàn là nhu cầu giảm đến mức tối thiểu các mối đe dọa
về vật chất lẫn tình cảm, bao gồm nhu cầu sống trong khu vực an toàn, an ninh,
bảo hiểm y tế, dự phòng tài chính,… Theo Maslow, nếu một người đang cảm thấy
7

trong tình trạng nguy hiểm thì nhu cầu ở bậc cao hơn sẽ không được quan tâm
nhiều.
1.2.3. Nhu cầu xã hội:
Bậc thứ ba của nhu cầu là con người muốn được liên kết và chấp nhận trong
“xã hội”. Điều này được bộc lộ qua tình cảm và bao gồm các nhu cầu: muốn có các
mối quan hệ như bạn bè và đồng nghiệp, muốn được gần gũi, muốn có gia đình,…
Họ cần tình yêu và cần được yêu thương bởi người khác. Trong trường hợp không
có yếu tố này, họ dễ bị cô đơn, trầm cảm lâm sàng hoặc mất kiểm soát. Điều này
có thể ảnh hưởng đến nhu cầu sinh lý (mệt mỏi, biếng ăn,…) hoặc nhu cầu an toàn
(sức khỏe kém,…).
1.2.4. Nhu cầu tôn trọng:
Mọi người đều có lòng tự trọng và nhu cầu được tôn trọng. Lòng tự trọng
của con người là những mong muốn được chấp nhận và đánh giá cao từ người
khác. Họ muốn cung cấp cho người khác cảm giác họ đã đóng góp để được chấp
nhận giá trị bản thân. Nhu cầu được tôn trọng bao gồm: lòng tự trọng, thành tựu,
sự chú ý, sự công nhận, sự nổi tiếng,… Sự mất cân bằng ở bậc nhu cầu này có thể
dẫn tới sự thiếu tự trọng hoặc mặc cảm tự ti.
1.2.5. Nhu cầu thể hiện:
Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong cách phân cấp của ông. Nhu cầu
này thúc đẩy con người phải thực hiện được điều gì họ mong ước, đạt được những
mục tiêu mà họ đã đề ra, phát triển tiềm năng cá nhân trong lĩnh vực mà họ đã
chọn. Con người tự nhận thấy bản thân cần thực hiện một công việc nào đó theo sở
thích và chỉ khi công việc đó được thực hiện thì họ mới thấy hài lòng.
1.3. Các phương pháp động viên thuyết phục:
1.3.1. Các phương pháp động viên:
1.3.1.1. Động viên qua việc thiết kế công việc:
Muốn có sự động viên cao độ, việc thiết kế công việc phải bảo đảm tạo ra
những công việc có ý nghĩa, hấp dẫn và thách thức sự thông minh. Có hai phương
pháp để tạo ra sự phù hợp này là:
 Bố trí người đúng việc:
8

 Để tạo ra sự phù hợp giữa công việc và con người, cách tiếp cận đơn giản
và phổ biến là thiết kế công việc, sau đó tìm đối tượng phù hợp để bố trí.
 Để tránh sự bất mãn, giảm sự mệt mỏi, nhàm chán và hỗ trợ sự động
viên.
 Có ba giải pháp:
 Xem xét công việc một cách thực tế.
 Luân phiên thay đổi công việc.
 Loại bỏ các giới hạn.
 Bố trí việc đúng người:
 Để đảm bảo sự phù hợp giữa con người và công việc, nhà lãnh đạo phải
thiết kế những công việc phù hợp với những con người cụ thể mà tổ chức
có.
 Để làm tăng tiềm năng động viên.
 Có hai kỹ thuật phổ biến trong thiết kế công việc:
 Đa dạng hóa công việc: là quá trình gắn hai hay nhiều công việc
chuyên môn hóa vào một công việc.
 Thú vị hóa công việc: là việc tạo ra sự phức tạp và sâu sắc vào trong
công việc bằng việc đưa ra trách nhiệm trong việc lập kế hoạch, ra
quyết định.
1.3.1.2. Động viên qua phần thưởng:
Phần thưởng được định nghĩa một cách rộng lớn là tất cả những gì (vật chất
và tinh thần) mà người lao động nhận được từ việc thực hiện nhiệm vụ của họ. Để
quản lý và động viên có hiệu quả, cần thực hiện các cách:
 Phần thưởng phải thỏa mãn nhu cầu cá nhân của người lao động.
 Người lao động phải tin những nỗ lực của họ sẽ được thưởng.
 Phần thưởng phải công bằng.
 Phần thưởng phải gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ của người lao
động.
1.3.1.3. Động viên thông qua sự tham gia của người lao động:
9

Là quá trình mở rộng quyền hạn cho người lao động, cho phép và thu hút
những nhà lao động thực hiện những nhiệm vụ mà trước đây là công việc của
người quản lý. Sự tham gia của người lao động vào công tác quản lý có thể thực
hiện thông qua bốn hình thức:
 Tham gia vào việc xác định mục tiêu.
 Tham gia ra quyết định.
 Tham gia giải quyết các vấn đề.
 Tham gia trong việc thiết kế và thực hiện đổi mới tổ chức.
1.3.1.4. Động viên thông qua các kỹ thuật khác:
Thời gian biểu linh hoạt: tạo cho nhân viên có sự tự do về thời gian. Các lợi
ích khác cho người lao động: tổ chức picnic, tiệc, đào tạo và cơ hội thăng tiến,...
Các dịch vụ hỗ trợ gia đình: quan tâm đến các dịch vụ chăm sóc gia đình.
1.3.2. Các phương pháp thuyết phục:
1.3.2.1. Phương pháp thuyết phục hai bên cùng có lợi:
Trong nghệ thuật thuyết phục, cần nhấn mạnh khả năng và hiện thực của
quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi, nhằm kích thích đối phương nhận thức được
quyền lợi của mình mà tiếp thu ý kiến và quan điểm của bạn. Điều quan trọng là
lấy lợi ích đôi bên để thuyết phục đối phương, nhằm để đối phương nhận thức
được sự thành công của cuộc đàm phán không có nghĩa là một bên hưởng lợi còn
bên kia phải chịu tổn thất, mà mục đích chính là quyền lợi của cả hai bên.
1.3.2.2. Phương pháp khiêm tốn và thuyết phục đối phương:
Trong đàm phán luôn xảy ra tình huống hài lòng và không hài lòng, hai bên
có thể đưa ra một số ý kiến cần khắc phục. Khiêm tốn lắng nghe ý kiến có khả
năng thuyết phục không lời, giúp đối phương cuối cùng đồng ý với quan điểm của
bạn và dễ dàng ký kết đàm phán.
1.3.2.3. Phương pháp sử dụng chính sách và chiến lược để thuyết phục:
Khi sử dụng các kỹ thuật thuyết phục nên chú ý tới các tình huống. Khi
truyền tải thông tin, trước tiên nên truyền đạt những thông tin mang tính gợi trí tò
mò và cảm hứng cho đối phương.
10

“Lấy nhu chế cương, khiến người tâm phục” là biện pháp được sử dụng
thường xuyên trong tâm lý giao tiếp, được vận dụng để tiến hành dẫn dắt vào chủ
đề chính. Cụ thể qua ba phương diện:
 Điều tiết hướng tâm lý: Trong quá trình giao tiếp, yếu tố tâm lý trong
giao tiếp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nguyên nhân về tâm lý có thể
dẫn tới những khác biệt trong ngôn ngữ và thái độ cử chỉ. Tâm lý không
ổn định, sẽ phát ngôn những từ ngữ gay gắt kịch liệt, cử chỉ mất đi độ
thích hợp hài hòa.
 Điều tiết lễ nghĩa, đạo đức: Đạo đức là nguyên tắc cũng như quy phạm
hành vi trong quan hệ giữa người với người, người với xã hội. Lễ nghĩa là
hình thức biểu đạt bên ngoài của đạo đức, cũng là phương pháp được sử
dụng phổ biến trong điều tiết hành vi giao tiếp.
 Điều tiết hình tượng: Điều tiết hình tượng trong cuộc sống và hình tượng
trong nghệ thuật nhằm cảm hóa tâm lý của con người, ám chỉ những tác
dụng điều tiết phát sinh.
Tác dụng điều tiết hình tượng trong cuộc sống: Chúng ta nên chấp nhận một
thực tại, dưới góc độ những nhận thức khách quan về sự vật của con người được
hình thành trong thực tiễn của xã hội, về góc độ sâu có nhiều điểm không giống
nhau, kết quả của nhận thức đó cũng khác nhau.
Tác dụng điều tiết hình tượng trong nghệ thuật: Vì hình tượng nghệ thuật
chính là sự khái quát và tập trung cao độ đối với hình tượng trong cuộc sống, nó
cũng bao gồm ý nghĩa điển hình. Chúng ta đều biết rằng hình tượng nghệ thuật
chính là một dạng hình thái xã hội, có tác dụng nhận thức, tác dụng giáo dục và tác
dụng thẩm mỹ.
Trái ngược với “lấy nhu thắng cương”, “lấy cương trị nhu” có tính quy
phạm và tính cưỡng chế, đó chính là một biện pháp khống chế mang tính chất cứng
nhắc. Nếu như nói “lấy nhu chế cương” là biện pháp cảm hóa và khuyên nhủ con
người, thì “lấy cương trị nhu” ngược lại, là biện pháp cứng nhắc mang tính cưỡng
chế.
11

“Nhu – cương kết hợp” quá trình giao tiếp là quá trình tâm lý vô cùng phức
tạp, luôn luôn tồn tại nhiều mâu thuẫn xung đột. Điều chỉnh sự mất cân bằng tâm
lý cũng là một quá trình phức tạp, chỉ có thể điều chỉnh tổng hợp mới có thể giải
quyết có hiệu quả. Từ đó, nếu chỉ dựa vào “lấy nhu chế cương” hay “lấy cương trị
nhu” thì khó mà đạt được hiệu quả mong muốn. “Lấy nhu chế cương” là cách
thông qua sự cảm hóa tâm lý, thay đổi lại kết cấu tâm lý, hình thành nên một định
thế mới để phù hợp với nhu cầu mới. Tuy nhiên, không phải sự cảm hóa, giáo dục
được sử dụng trong bất cứ tình huống nào cũng là chìa khóa vạn năng. Đối với
những người có tâm lý vững vàng, thì hiệu lực phát sinh tương đối nhỏ và chậm.
Biện pháp phù hợp ở đây là “lấy cương trị nhu”.
1.4. Vai trò của động viên và thuyết phục trong công tác lãnh đạo:
Nhằm mục đích tác động đến nhân viên của mình thực hiện nhanh chóng
công việc theo mục tiêu được lựa chọn mà tổ chức đã đề ra, bao gồm:
 Nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên.
 Thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên.
 Tăng cường tinh thần đoàn kết trong tổ chức, giữa nhân viên với nhân
viên và giữa nhân viên với lãnh đạo.
 Tạo sự gắn kết của nhân viên với tổ chức.
Kỹ năng giao việc
 Những ích lợi của giao việc.
 Những điều cần thiết khi giao việc.
 Các bước cần thực hiện khi giao việc.
 Những cản trở giao việc của người lãnh đạo.
Thực hiện chức năng động viên.
 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng hài lòng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng bất mãn.
12

Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐỘNG VIÊN, THUYẾT PHỤC CỦA
THỊ NỞ TRONG ĐỘNG VIÊN, THUYẾT PHỤC CHÍ PHÈO HOÀN LƯƠNG

2.1. Thực trạng động viên, thuyết phục của Thị Nở trong động viên, thuyết
phục hoàn lương:
2.1.1. Tiểu sử Thị Nở:
Thị Nở là một nhân vật trong truyện ngắn Chí Phèo của tác giả Nam Cao, là
một người đàn bà có ngoại hình xấu xí, có nguồn gốc mả hủi, dở hơi sống trong
làng Vũ Đại. Cái xấu của Thị Nở được gói gọn trong bốn từ “ma chê quỷ
hờn”, không những thế Thị Nở còn là một phụ nữ nghèo, thuộc tầng lớp thấp cổ bé
họng trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ. Trong nhà, ngoài Thị ra
còn có bà cô già, mãi cũng không lấy được chồng và đến đời Thị cũng không hề
hơn kém. Thị Nở nổi bật với các phẩm chất: hồn nhiên, có một tấm lòng thương
người – tình thương ấy xuất phát từ sâu thẳm trong tâm hồn người đàn bà ấy. Thị
Nở thương Chí Phèo, một tình thương xuất phát từ trái tim, lòng cảm thông sâu
sắc, không vụ lợi, không cá nhân. Chí Phèo bị đẩy vào con đường lưu manh, dần
dần bị tha hoá trở thành con quỷ làng Vũ Đại, nhưng hắn cũng là người, cũng khao
khát được yêu thương. Thị Nở và Chí Phèo đến với nhau trong cái đêm hôm ấy,
đêm Chí Phèo say rượu, họ sống như vợ chồng suốt mấy ngày. Có thể nói bát cháo
hành chính là động lực, là sợi dây kết nối tình cảm giữa Thị Nở và Chí Phèo, là
cứu cánh cho cuộc đời của Chí Phèo về sau. Sau lần “ăn nằm” với Chí, tức là sau
cái hành động tạo hóa đầy màu nhiệm này, cuộc đời Thị Nở lẫn Chí Phèo đã được
thay đổi. Thị Nở đã hoàn toàn chìm đắm trong cơn đam mê tột cùng của bản năng
thiên tạo. Thị đã quên hết thảy mọi ràng buộc của đời sống thường nhật, quên bà
cô, quên bặt cả những định kiến tầng tầng lớp lớp của cái xã hội làng Vũ Đại. Khi
mà cả làng Vũ Đại quay lưng với Chí Phèo, thì chỉ duy nhất mình Thị đến với Chí
Phèo một cách hồn nhiên hết mực. Thế là cái thiên chức (sự chăm lo), thiên lương
(tình thương, lòng tốt) bỗng dưng được trỗi dậy. Thị Nở khao khát tình yêu lứa đôi
bình dị, chân thành, mãnh liệt, không vụ lợi. Người đàn bà ấy tuy xấu, tuy nghèo
nhưng đã làm nên một việc tưởng chừng không một ai trong làng Vũ Đại có thể
13

làm được – đánh thức phần người trong Chí Phèo và đưa Chí đến với con đường
hoàn lương. Trong xã hội phong kiến đầy rẫy sự bất công, tàn bạo nhưng Thị vẫn
giữ riêng cho mình những phẩm chất “nhân chi sơ, tính bản thiện” của con người:
thiên lương, thiên chức, thiên năng – lớp bản chất nằm ở bề sâu khuất chưa bị tha
hóa. Cho nên Thị Nở đã thoát ra khỏi cái lốt bọc xấu xí ấy để trở thành một người
đàn bà đáng trọng.
2.1.2. Thị Nở trong động viên, thuyết phục Chí Phèo hoàn lương:
Chí Phèo sau khi đi tù về đã chấp nhận làm tay sai của Bá Kiến, trở thành
con quỷ của làng Vũ Đại. Trong một đêm say xỉn, hắn về nhà của mình và bắt gặp
Thị Nở đang tắm bên bờ sông ngay trước nhà hắn. Thị Nở là một người đàn bà
sống cùng làng, vì xấu xí lại dở hơi nên đến đầu ba vẫn lẻ bóng một mình. Đêm ấy,
Chí Phèo bị hơi men dẫn dắt đã cùng với Thị Nở trải qua một đêm tình nồng dưới
ánh trăng thanh. Sau đêm ấy, Thị Nở trở về nhà trong băn khoăn, trắc trở rồi ngủ
thiếp đi. Trong cơn mơ, ba bà tiên ban cho Thị trí thông minh và chỉ dẫn cho Thị
cách giải quyết vấn đề để động viên, thuyết phục Chí Phèo hoàn lương. Sau khi
tỉnh dậy, Thị bèn nhấc bếp nấu cho Chí một nồi cháo hành và mang qua nhà hắn.
Sau đêm tình nồng, Chí bỗng nhiên nhìn cuộc sống bằng một con mắt khác. Hắn
nghĩ ngợi về đời, về người và nghĩ đến ước mơ hắn từng ấp ủ - có một gia đình êm
ấm. Trong lúc suy nghĩ, Chí Phèo thấy Thị Nở cắp nồi và chén qua cho hắn. Thị
nhẹ nhàng múc cho Chí một bát cháo hành nghi ngút khói. Chí Phèo nhận lấy bát
cháo, ngay lúc này trong Chí có cái gì lạ lắm, nó không giống như thường ngày.
Thị Nở vừa nhìn hắn húp cháo vừa nhìn quanh ngôi nhà lụp xụp. Thị nhìn thấy
đống chai lọ ngổn ngang cùng vài ba cái áo, cái quần đắp vá treo trong nhà, Thị
bèn tiến lại dọn dẹp và soi những đường chỉ bung sứt. Thị nói với Chí Phèo để Thị
về nhà lấy kim chỉ rồi sửa sang lại quần áo cho hắn, chứ để hắn mặc như này lại
hay say xỉn có ngày chết vì trúng gió. Chí Phèo vừa húp cháo hành vừa nhìn Thị
săm soi từng đường kim mũi chỉ, hắn cảm thấy sao hôm nay Thị đẹp đến thế.
Trong đầu hắn hiện ra một suy nghĩ, ắt hẳn đây là người mà mình sẽ chăn gối cả
đời. Hắn ngập ngừng mở lời, ý muốn mời Thị về ở chung với mình. Thị Nở nghe
thấy thế thì vui lắm nhưng lại giả vờ như không. Sau một vài giây ngại ngùng, Thị
14

bẽn lẽn chấp nhận lời đề nghị của hắn và thế là từ đó Thị ở hẳn bên nhà Chí Phèo.
Cuộc sống của hai kẻ bị xã hội bỏ mặt nay đã trở nên vui vẻ hơn. Nở và Phèo cứ
ngày ngày quấn quýt với nhau. Tình cảm càng ngày càng trở nên sâu đậm.
Mặc dù đã ở cùng với Thị Nở, Chí Phèo vẫn giữ bản chất hung tàn và tiếp
tục làm tay sai cho Bá Kiến đi đòi nợ, đánh thuê để nhận tiền. Trong lúc ấy, Bá
Kiến muốn thực hiện một phi vụ bất chính nên đã lập mưu cùng Lý Cường lợi
dụng Chí Phèo để trục lợi cho bản thân mà không để vướng phải tội danh gì. Thị
Nở vốn sống cùng với một bà cô già cũng lẻ bóng như Thị. Bà cô của Thị vốn là
dân buôn, có khi đi tận mấy tháng trời mới về đến nhà. Vậy nên, bà không hề hay
biết gì chuyện tình của cô cháu gái nhà mình. Cho đến một ngày, bà trở về sau một
chuyến đi buôn dài ngày. Bà xách tay nải trên tay lững thững đi về nhà mình. Trên
đường đi, bà vô tình nghe được một cuộc nói chuyện của hai mụ tám ven đường.
Bà nghe phong phanh chuyện con Thị Nở nhà bà đang yêu đương với thằng Chí
Phèo – con quỷ của cái làng Vũ Đại. Bà nghe thấy thế thì tức lắm. Bà tức vì Nở
một mà tức cho mình đến mười. Cái con Thị Nở đã đến tầm tuổi này mà còn bày
đặt yêu đương, ấy thế mà yêu ai không yêu lại yêu ngay cái thằng đầu đường xó
chợ đấy. Bà đây còn đơn thân lẻ bóng thì tại sao con Thị lại dám cả gan làm
chuyện như vậy. Bà nghĩ trong bụng, lần này phải chửi cho con Nở nó sáng mắt ra.
Bà tức tốc chạy về nhà, kiếm quanh nhà chẳng thấy Thị Nở đâu thì lại chửi đông
đổng cả lên. Ngay lúc ấy, Thị Nở đang đi về nhà để lấy đồ thì nghe thấy tiếng tru
tréo phát ra từ nhà mình. Thị chạy đến thì thấy cái tiếng ấy đích thị là bà cô nhà
mình. Chưa kịp định hình thì Thị đã bị bà cô sấn tới chửi xối xả việc thị đang ở với
Chí Phèo. Thị nghe chửi mà cứ lùng bùng hết cả lỗ tai, Thị tức lắm bèn đáp trả cô
mình một câu rồi quay lưng đi mặc kệ tiếng tru tróe ngày càng lớn ở phía sau. Thị
đùng đùng trở về nhà thằng Phèo, lại bắt gặp ngay lúc Chí Phèo đang mân mê chai
rượu ắt hẳn cũng đã say lắm rồi. Thị lại nổi giận phừng phừng, tại ai mà thị bị
chửi, thế mà hắn còn ngồi đây nhâm nhi rượu mồi, Thị tức lắm liền mắng cho
thằng Chí một trận. Chí Phèo đang ngồi uống rượu đợi Thị về thì đột nhiên nghe
thấy léo nhéo bên tai mà chưa kịp hiểu chuyện gì. Được một hồi thì hắn nhận ra
Thị Nở đang chửi cái thói quen đốn mạt của hắn. Hắn cười buồn nắm lấy tay thị,
15

cay đắng kể lại chuyện đời mình đã đốn mạt như thế nào, do đâu mà hắn thành như
vậy. Hắn cũng muốn có một cuộc sống khỏe mạnh không phải làm bạn với rượu.
Thị chợt bừng tỉnh và suy nghĩ lại hành động của mình. Thị đã để cảm xúc điều
khiển mà quên mất rằng mục tiêu của bản thân là gì. Thị lại quyết tâm sẽ dẫn dắt
con người vốn có tánh thiện này trở về lại con đường đúng đắn. Hạ thấp giọng, Thị
nhẹ nhàng vẽ ra cho Chí Phèo về một tương lai yên bình, hạnh phúc. Hắn sẽ là
người đàn ông trụ cột của gia đình, sẽ có những đứa con kháu khỉnh và một cuộc
sống như hắn đã từng mơ ước. Chí Phèo sau một hồi đăm chiêu suy nghĩ lại quyết
định sẽ ngưng công việc làm tay sai cho Bá Kiến, trở về là một con người lương
thiện để bảo vệ cho gia đình của mình. Sáng hôm sau, Chí Phèo đến nhà lão Bá để
xin ngưng công việc làm tay sai cho lão. Bá Kiến biết được tin này liền nổi giận lôi
đình, ắt nghĩ phi vụ lần này không thể bỏ dỡ được liền đánh đập, uy hiếp Chí. Hắn
còn sai khiến Lý Cường bí mật bắt cóc Thị Nở để làm mồi nhử. Chí Phèo sau khi
bị đánh đập trở về nhà thì hay tin vợ mình bị bọn gian ác bắt đi mất liền tức tốc đi
tìm Bá Kiến để giải cứu Thị. Trong lúc giành co, Chí Phèo có ý định giết chết Bá
Kiến thì được Thị Nở can ngăn. Thị Nở báo cho hắn về việc hai người đã có với
nhau một đứa con, thuyết phục Chí Phèo hãy vì con mà đừng làm điều xằng bậy.
Chí Phèo sửng sốt nhận tin và nghe lời Thị Nở dừng tay. Chí Phèo ôm lấy Thị Nở,
dùng Bá Kiến làm con tin uy hiếp Lý Cường và bọn tay sai không được manh động
để thoát khỏi cơ ngơi của Bá Kiên. Chí Phèo kéo Bá Kiến đến một cánh đồng vắng
liền vứt hắn lại và bỏ trốn cùng Thị Nở. Từ đó về sau, làng Vũ Đại không còn ai
hay tin gì về cặp đôi này nữa.
2.2. Phân tích thực trạng động viên, thuyết phục của Thị Nở trong động viên
và thuyết phục Chí Phèo hoàn lương:
2.2.1. Nhu cầu sinh lý:
Qua lời khuyên của ba bà tiên, Thị Nở nhận thấy Chí Phèo thiếu thốn những
nhu cầu căn bản của con người (nhu cầu ăn, uống, ngủ, nghỉ,...). Đồng thời, với
tình cảnh lúc bấy giờ là nạn đói năm 1945, càng thúc đẩy quá trình mong muốn
được thỏa mãn những nhu cầu sinh lý của Chí Phèo thêm phần mạnh mẽ. Thị Nở
16

đã chọn cách dùng tình thương của mình để dần cảm hóa Chí Phèo, hướng Chí
Phèo đến con đường lương thiện như chính bản chất vốn có của hắn.
Qua chi tiết bát cháo hành, Thị Nở đã cho Chí Phèo cảm nhận được hơi ấm
của tình người, đâu đó đã thôi thúc bản tính lương thiện trong con người Chí Phèo.
Không những thế, Thị Nở còn quan tâm, chăm sóc Chí đến từng việc nhỏ bé nhất
như khâu vá áo quần, dọn dẹp nhà cửa,… Những điều tưởng chừng như thật bình
dị này lại tác động không ít đến đời sống thường nhật của Chí Phèo.
2.2.2. Nhu cầu an toàn:
Chí Phèo là một thằng dân đen, khố rách áo ôm, không nơi nương tựa, do đó
hắn luôn mong muốn có một mái ấm êm đẹp và cuộc sống như những người khác.
Nhận thấy được điều đó, Thị Nở đã tìm cách thỏa mãn nhu cầu này cho Chí Phèo.
Bằng cách đồng ý về sống chung với Chí Phèo, Thị đã mang lại cho Chí
cảm giác về một cuộc sống an toàn. Dù khi ốm đau hay bệnh tật thì bên cạnh Chí
sẽ luôn có bàn tay yêu thương của Thị. Bên cạnh đó, Thị Nở vẽ ra cho Chí một
tương lai mà ở đó họ có một cuộc sống tương đối ổn định, chồng đi cày thuê, vợ ở
nhà trồng rau, nuôi gà, nguồn tài chính không quá nhiều nhưng cũng đủ ăn đủ mặc.
Thị Nở dần đưa Chí Phèo ra khỏi con đường tội lỗi và nguy hiểm khi phải làm việc
cho Bá Kiến để trở về với cuộc sống bình thường.
2.2.3. Nhu cầu xã hội:
Thị Nở nhận thấy khát khao tình cảm giữa người với người của Chí Phèo.
Trước đó, Chí Phèo là một tên côn đồ, thiếu thốn tình cảm nên Thị Nở đã dùng
tình thương của mình để lấp đầy, quan tâm chăm sóc Chí. Đồng thời, Thị Nở còn
khơi gợi được mong muốn được làm người, được xã hội công nhận và đỉnh điểm
của mong ước này là được lập gia đình. Từ việc dân làng bàn tán xôn xao về Chí
Phèo và xa lánh hắn, Thị Nở đã nhẹ nhàng tâm sự giúp Chí, để Chí nhận thấy được
nếu muốn hòa nhập cùng xã hội thì cần phải tránh xa những con đường tội lỗi mà
Bá Kiến đã dụ dỗ Chí đi vào.
2.2.4. Nhu cầu được tôn trọng:
Chí Phèo vốn bản tính hiền lành, nhưng vì cuộc đời gặp nhiều bất hạnh và
biến cố đẩy đưa mà trở thành một tên côn đồ độc ác. Nhận thấy sự phẫn uất bên
17

trong Chí Phèo, Thị Nở đã tạo điều kiện cho Chí Phèo trở về với cuộc sống đời
thường, được dân làng tôn trọng và cùng Thị xây dựng hạnh phúc.
Thị Nở khéo léo nhắc đến chuyện tương lai khi có con, hướng Chí Phèo đến
lối sống đúng đắn hơn để con hắn sau này lớn lên không bị người đời khinh miệt
như chính hắn lúc xưa, con hắn sẽ tự hào về hắn.
Đỉnh điểm là khi cô Thị Nở tỏ thái độ khinh thường Chí Phèo và cấm không
cho phép Thị Nở về sống với hắn, Thị Nở đã dùng điểm này để đánh vào nhu cầu
được tôn trọng của Chí Phèo, khuyên ngăn hắn không làm tay sai cho Bá Kiến nữa.
2.2.5. Nhu cầu tự thể hiện:
Sau khoảng thời gian sống chung cùng Thị Nở, Chí Phèo đã dần bị thuyết
phục và mong muốn trở về lương thiện, được sống hạnh phúc bên Thị. Mong
muốn ấy ngày càng cao khi Thị Nở vẽ ra bức tranh cuộc sống gia đình nhỏ. Nơi
đó, Chí trở thành người đàn ông có trách nhiệm cho vợ con, tự mình tạo dựng cuộc
sống.
Đỉnh điểm là khi Thị Nở đã có cho Chí Phèo đứa con, cho hắn tự thể hiện
trách nhiệm người làm cha, làm chồng mà từ đó khuyên ngăn không cho hắn giết
Bá Kiến, phải mang tội giết người. Để hắn trở thành người đàn ông có thể bảo vệ
vợ con mình mà không mang tội giết người, Thị Nở đã nhắc lại những viễn cảnh
tươi đẹp mà cả hai đã cùng vẽ ra, khiến Chí Phèo phải tìm cách cùng nhau thoát
thân và xây dựng cuộc sống mới.
2.3. Đánh giá thực trạng động viên, thuyết phục của Thị Nở trong động viên,
thuyết phục Chí Phèo hoàn lương:
2.3.1. Nhu cầu sinh lý:
2.3.1.1. Ưu điểm:
Đây là nhu cầu căn bản nhất của con người. Nhận thấy Chí Phèo vẫn chưa
được thỏa mãn, nhu cầu căn bản này của Chí còn không có cơ sở vững chắc và lâu
dài. Với tính đảm đang sẵn có của người phụ nữ Việt Nam, Thị Nở phần nào đã
đáp ứng được nhu cầu này của Chí Phèo. Trước giờ, vốn là đàn ông, lại còn một
thân một mình, có lẽ Chí chưa bao giờ nghĩ đến việc phải dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ,
hay ăn mặc tươm tất. Đơn giản hơn nữa, có lẽ Chí chỉ nghĩ đến việc có cái ăn, cái
18

mặc là được chứ việc gì phải ăn ngon, mặc đẹp. Từ khi Nở và Chí về một nhà, Nở
đã chăm lo cho từng bữa ăn, giấc ngủ của Chí. Nhà cửa sạch sẽ, áo quần gọn gàng
cũng do một tay Nở.
2.3.1.2. Nhược điểm:
Vì đây là nhu cầu rất cơ bản mà một người bình thường cần được đáp ứng,
nên việc Thị Nở chỉ đánh mạnh vào nó là chưa đủ để tác động đến và thuyết phục
được Chí Phèo. Trong tình cảnh lúc bấy giờ là nạn đói 1945, thật sự Chí cũng như
bao người khác chỉ cần có cái ăn, cái mặc là đủ lắm rồi chứ không cần đòi hỏi gì
nhiều. Hơn thế nữa, Chí lúc này đang là tay sai cho Bá Kiến, làm được việc cho
ông và đã được trả tiền rất nhiều. Vì vậy với Chí như thế là đủ.
2.3.2. Nhu cầu an toàn:
2.3.2.1. Ưu điểm:
Từ một đứa không biết tình thương là gì, sống bất cần đời, Chí Phèo nhận ra
tình cảm đang lớn dần trong mình kể từ khi gặp Thị Nở. Thị cũng nhận ra điều
này, nhưng không dùng nó để ép buộc Chí Phèo hoàn lương ngay. Mà dùng nó để
thỏa mãn dần các nhu cầu của Chí, bồi đắp tình cảm thêm sâu đậm trong Chí. Thị
Nở mang đến cho Chí Phèo một gia đình ấm cúng, hạnh phúc. Nơi mà hằng ngày
Chí được quan tâm, chăm sóc. Chí cảm thấy nơi đây thật an toàn. Vì mỗi khi mệt
mỏi hay thậm chí là ngã bệnh, cũng sẽ có một người vợ cạnh bên sẵn lòng chăm lo
cho sức khỏe của mình. Một khi nhu cầu này đã được chăm sóc chu đáo, Chí Phèo
sẽ có mong muốn đạt được những nhu cầu cao hơn. Đây cũng chính là tiền đề để
Thị đẩy mạnh động viên, thuyết phục Chí ở những nhu cầu tiếp sau đó.
2.3.2.2. Nhược điểm:
Nhưng tất cả những thứ mà Thị Nở hiện tại đang mang lại cho Chí Phèo chỉ
đáp ứng được phần nào về mặt tình cảm của hắn. Với hoàn cảnh lúc bấy giờ, Chí
cảm thấy rất mơ hồ, không chắc chắn về bất cứ điều gì mà Chí đang có trong thực
tại. Trong khi Bá Kiến hoàn toàn đáp ứng được những nhu cầu về vật chất cho Chí
Phèo thì Thị Nở chỉ có thể vun đắp cái tình cảm mới chớm nở giữa hai người.
19

2.3.3. Nhu cầu xã hội:


2.3.3.1. Ưu điểm:
Từ khi bắt đầu tình cảm với Chí Phèo, Thị Nở đã rót từ từ vào Chí Phèo
khát khao tình cảm giữa người với người, tình cảm gia đình giữa vợ với chồng.
Trước nay Chí Phèo không được mọi người coi trọng vì hắn chỉ là một tên đầu
đường xó chợ lại mang thói côn đồ. Nhưng thật chất, Chí Phèo luôn khao khát sự
coi trọng từ mọi người. Thị Nở cũng nhận ra điều này và đã tâm tình với Chí, để
dần khơi dậy khát khao được làm người, được công nhận trong xã hội của Chí
Phèo. Và đến thời điểm thích hợp, Thị Nở đã đẩy nhu cầu đó lên mức cao nhất là
lập gia đình với Chí Phèo. Đây là khát khao lớn nhất trong thâm tâm của Chí Phèo
– anh nông dân hiền lành trước đây từng ước mơ về một gia đình hết sức giản dị.
2.3.3.2. Nhược điểm:
Chí Phèo không có được sự công nhận của những người lương thiện trong
xã hội chính vì hắn đang làm tay sai cho Bá Kiến, gây hại cho dân. Thị Nở tuy
nhận ra tình cảnh hiện tại của Chí Phèo là do bị Bá Kiến lợi dụng nhưng Thị không
thể làm được gì thêm ngoài việc khuyên ngăn Chí bằng lời nói. Nhưng những lời
nói ấy không có cơ sở chắc chắn. Nó vẫn chưa đủ mạnh để có thể thuyết phục Chí
Phèo nhận thấy và sửa lại những việc làm sai trái của mình.
2.3.4. Nhu cầu được tôn trọng:
2.3.4.1. Ưu điểm:
Từ một người bị coi như nô lệ trong nhà Bá Kiến, bị chà đạp về nhân cách,
sống dựa, sống bám vào Bá Kiến. Thị Nở đã khơi dậy trong Chí Phèo những mong
muốn được chấp nhận và đánh giá cao từ người khác. Thị đưa Chí Phèo từ một đứa
chỉ biết đến vật chất, tiền bạc trước mắt, có thể làm bất cứ điều gì mà không cần
lường trước hậu quả của nó hay phải suy nghĩ rằng mọi người sẽ nhìn nhận ra sao,
nay lại mong muốn trở thành người nông dân lương thiện, chịu cày cuốc, biết lo
nghĩ cho bản thân, gia đình và chăm chút cho tương lai. Khi những mong ước nhỏ
nhoi, tầm thường của Chí Phèo đã được đáp ứng nhưng Chí Phèo vẫn chưa hoàn
toàn hoàn lương. Thì Thị Nở quả thật rất khôn khéo khi đề cập đến chuyện tương
lai nếu hai người có con để thúc đẩy động lực hoàn lương lớn hơn trong Chí Phèo.
20

2.3.4.2. Nhược điểm:


Một lần nữa Thị Nở chỉ thực hiện việc động viên, thuyết phục Chí Phèo
bằng lời nói. Thị đã vẽ ra cho Chí Phèo một tương lai tương đẹp trong phút chốc.
Nhưng nhu cầu này của Chí Phèo thực chất cũng chưa được thỏa mãn bởi lẽ đó
mới chỉ là lời nói từ một phía của Thị Nở, Chí Phèo chưa thỏa mãn nhu cầu được
tôn trọng này trong thực tế.
2.3.5. Nhu cầu tự thể hiện:
2.3.5.1. Ưu điểm:
Thị Nở dường như muốn thỏa mãn tất cả nhu cầu từ thấp đến cao của Chí
Phèo. Khi Thị nói đã có con với Chí Phèo, một phần để khẳng định vai trò của Chí
trong việc sẽ là cha và cần phải làm như thế nào để nhận được sự tôn trọng từ đứa
con. Hành động này đã đánh thức bản chất lương thiện, muốn khẳng định giá trị
bản thân, cái tôi của mình trong Chí. Một phần chạm tới mong ước thầm kín nhất
của Chí Phèo đó là đuợc thể hiện bản thân. Chí Phèo sẽ khó cuỡng lại được điều
đó. Hơn nữa, Thị Nở còn cho Chí Phèo thấy được Thị hiểu những mong ước của
Chí. Chính vì vậy mà lòng tin và sức thuyết phục cũng sẽ cao hơn rất nhiều.
2.3.5.2. Nhược điểm:
Khi nhu cầu xã hội và nhu cầu được tôn trọng của Chí Phèo chưa thực sự
được thỏa mãn, Thị Nở đưa ra lời thuyết phục này sẽ khiến Chí Phèo không kịp
đón nhận, cũng không có ý niệm gì về nhu cầu này trước đó. Điều này tựa như phi
thực tế đối với Chí Phèo. Nó như con dao hai lưỡi, có thể tăng thêm lòng tin của
Chí Phèo mà cũng có thể đánh mất lòng tin ở Chí bởi tính phù phiếm của nó.
21

Chương 3: GIẢI PHÁP VÀ RÚT KINH NGHIỆM


3.1. Mục tiêu giải pháp:
Động viên – thuyết phục là một nghệ thuật rất quan trọng giúp nhà lãnh
đạo có thể khơi dậy những năng lực tiềm ẩn. Từ việc phân tích đánh giá những
ưu nhược điểm trong chính sách động viên thuyết phục Chí Phèo hoàn lương
của Thị Nở, nhóm đã đưa ra những giải pháp phát huy ưu điểm và hạn chế các
nhược điểm, đồng thời đề xuất một số ý kiến, kiến nghị mong góp phần hoàn
thiện hơn chính sách động viên thuyết phục của Thị Nở.
3.2. Giải pháp cho thực trạng động viên, thuyết phục của Thị Nở trong động
viên và thuyết phục Chí Phèo hoàn lương:
3.2.1. Phát huy ưu điểm:
3.2.1.1. Nhu cầu sinh lý:
Hiểu rõ được nhu cầu cơ bản về sinh lý của chính mình và của Chí Phèo,
Thị Nở vận dụng biện pháp "lấy nhu chế cương" để cảm hoá, khuyên nhủ Chí
Phèo hoàn lương thông qua những việc làm ở nhà Chí Phèo. Bát cháo hành –
biểu tượng của tình người ấm nóng duy nhất còn sót lại nơi làng Vũ Đại khô
khát yêu thương mà Thị Nở đã dành cho Chí Phèo.
Bằng tình cảm và đức tính hiền lành, đảm đang của Thị, Chí Phèo có ý
nghĩ muốn được chăm sóc và vun đắp tình cảm với Thị.
Thị làm cho Chí Phèo mang suy nghĩ biết ơn Thị, hứa hẹn rằng bên Thị
Chí sẽ được chăm lo từng bữa ăn, từng giấc ngủ.
Cần phát huy hơn nữa việc tạo niềm tin cho Chí rằng anh sẽ được thoả
mãn các nhu cầu cá nhân.
3.2.1.2. Nhu cầu an toàn:
Với sự chân thành và sự đơn giản vốn có của Thị Nở, Chí Phèo cảm
nhận được tình cảm của Chí dành cho Thị và có niềm khát khao về hai chữ “gia
đình”.
Thị Nở khiến Chí Phèo nhận thấy được sự cần thiết của người phụ nữ
trong ngôi nhà, khiến Chí muốn tạo một gia đình, muốn “về chung một nhà”
với Thị Nở.
22

Điều này nhằm làm nổi bật lên nhu cầu an toàn của Chí Phèo để động
viên thuyết phục Chí trong tư tưởng và tình cảm. Tăng sự tin tưởng và động lực
để dẫn dắt Chí muốn có một gia đình nhỏ êm ấm và hạnh phúc.
3.2.1.3. Nhu cầu xã hội:
Cảm thông, hiểu rõ được tâm lí của một người đàn ông trong cái xã hội
lúc bấy giờ, Thị Nở rót vào tâm trí Chí Phèo khao khát được yêu thương, được
sống đúng nghĩa, ước mơ về một gia đình hạnh phúc.
Bằng cách cảm hoá và khơi dậy mong mỏi được xã hội công nhận của
Chí, Thị Nở đã cho Chí một “gia đình”. Chí không còn là một kẻ du côn lang
thang đầu đường xó chợ mà nay Chí có người phụ nữ yêu thương mình, có một
ngôi nhà đúng nghĩa mong đợi Chí trở về, có một sự liên kết và có thân phận xã
hội được công nhận là “chồng” như bao người đàn ông trong xã hội.
Thấy rõ sự mặc cảm của Chí Phèo, Chí không có được sự công nhận của
những người lương thiện trong xã hội vì những lỗi lầm của Chí, Thị Nở nên đẩy
nhu cầu này lên cao hơn và cố gắng khuyên nhủ Chí Phèo hoàn lương hơn nữa.
3.2.1.4. Nhu cầu được tôn trọng:
Một lần nữa, Thị Nở vẽ ra cho Chí Phèo niềm tin về một gia đình thật sự
khi Nở đề cập đến chuyện tương lai sẽ có con với Chí.
Thị Nở cho Chí Phèo cảm giác được chấp nhận và đánh giá cao giá trị
của bản thân qua một nghĩa vụ to lớn hơn đó là thân phận làm cha của con Thị.
3.2.1.5. Nhu cầu tự thể hiện:
Sử dụng giọng điệu khôn khéo để dẫn dắt tiềm thức muốn được lương
thiện của Chí. Thị Nở gieo rắc trong Chí nhu cầu thể hiện cái tôi bản thân,
muốn khẳng định giá trị của mình để được công nhận vai trò là một người cha
tốt và được con mình công nhận.
Thị Nở cho Chí Phèo cảm giác được chấp nhận và đánh giá cao giá trị
của bản thân qua một nghĩa vụ to lớn hơn đó là thân phận làm cha của con Thị.
Thị Nở thoả lòng mong ước của Chí khi cố gắng thấu hiểu và cảm thông
những nhu cầu của Chí Phèo. Muốn mang lại cho Chí những điều tốt đẹp nên
có. Điều này sẽ giúp phát huy tối đa tinh thần và sự thức tỉnh được lương thiện
của Chí Phèo khi mong muốn ở bên Thị.
23

3.2.2. Khắc phục nhược điểm:


3.2.2.1. Nhu cầu sinh lý:
Với tình cảnh nạn đói năm 1945, có lẽ người ta cần cái ăn, cái mặc nhiều
hơn là ăn ngon, mặt đẹp. Hơn thế nữa, Thị cũng nên nhìn nhận rằng tất cả
những gì Chí có hiện tại là do một tay Bá Kiến ban cho bởi thực chất Chí cũng
chỉ là một thằng lang thang đầu đường xó chợ, chuyên đi rạch mặt ăn vạ trong
làng. Cho nên, hiện tại về nhu cầu này, Chí rất có thể đã được đáp ứng phần nào
nhưng chưa đủ để anh ta có ý nghĩ hoàn lương. Vì vậy, Thị không nên chỉ chăm
chút cho nhu cầu này mà nên sử dụng nó như một bàn đạp để lấy được tình cảm
của Chí rồi từ đó dần thuyết phục dẫn dắt Chí bằng những nhu cầu khác cao
hơn nữa.
3.2.2.2. Nhu cầu an toàn:
Bằng ánh sáng của tình thương, tình yêu, chỉ có những tình cảm ấy mới
có thể rọi vào tâm hồn của một con quỷ. Nhưng những thứ Thị mang lại cho
Chí xét đến cùng cũng chỉ dựa trên tình cảm và củng cố về mặt tình cảm.
Nhưng Chí cần nhiều hơn thế vì chỉ mỗi tình cảm thì cũng chỉ phần nào làm
con người ta cảm giác trở nên an toàn hơn. Thế nên, Thị nên có những hành
động thiết thực hơn để củng cố về mặt vật chất nhằm tạo tiền đề để thúc đẩy
mong muốn hoàn lương của Chí. Vốn dĩ những thứ do chính bàn tay ta làm ra
lúc nào cũng khó mất hơn những thứ do người khác mang lại.
3.2.2.3. Nhu cầu xã hội:
Thứ mà con người ta khó có thể tin tưởng hoàn toàn và có cảm giác
không an tâm đó chính là những lời nói suông. Những thứ mà Thị Nở vẽ ra cho
Chí Phèo là rất nhiều, rất đẹp nhưng những gì diễn ra trên thực tế là chưa đáng
kể, từ đó có thể gây mất niềm tin nơi Chí Phèo, vậy Nở nên chứng minh một
trong số đó, để bồi đắp thêm niềm tin của Chí Phèo.
3.2.2.4. Nhu cầu được tôn trọng:
Thị Nở nên đề cập nhu cầu này ở khía cạnh thực tế hơn thay vì vẽ ra viễn
cảnh về một tương lai tươi đẹp của đôi vợ chồng sau này.
3.2.2.5. Nhu cầu tự thể hiện:
Nếu có thể đáp ứng tốt các nhu cầu trên trong quá trình thuyết phục Chí
Phèo thì Thị Nở hoàn toàn có thể động viên, thuyết phục Chí Phèo hoàn lương.
24

3.3. Bài học kinh nghiệm:


Qua việc nghiên cứu quá trình động viên thuyết phục của Thị Nở. Ta có
thấy việc tác động vào các nhu cầu của một con người để thuyết phục, động
viện họ là một cách khá hiệu quả. Theo thuyết nhu cầu tâm lý của Maslow, con
người luôn có những nhu cầu chưa được đáp ứng và nhu cầu này tạo ra động cơ
thúc đẩy con người thực hiện những công việc nào đó để thỏa mãn chúng. Nếu
hiểu thuần thục và biết cách tác động vào các nhu cầu ta có thể áp dụng nó vào
thực tiễn rất nhiều. Áp dụng vào cuộc sống hàng ngày, trong công việc và trong
các mối quan hệ xã hội.
25

KẾT LUẬN
“Chí Phèo” của Nam Cao là kiệt tác trong nền văn học hiện thực Việt
Nam. Có thể nói rằng, “Chí Phèo” là một bản án cáo trạng đanh thép đối với
một xã hội nửa phong kiến nửa thực dân đầy bất công đã đẩy người nông dân
vào con đường bần cùng hóa trước Cách mạng. Đồng thời, tác phẩm cũng là
một câu chuyện chứa đựng nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Qua tiểu phẩm - dựng nên dựa trên truyện ngắn này, chúng ta thấy được
sự tinh tế, tài tình của Thị Nở trong nghệ thuật động viên, thuyết phục Chí Phèo
hoàn lương, sống cuộc đời bình dị như bao con người khác. Thị Nở bằng tình
cảm chân thành xuất phát từ tấm lòng, ngớ ngẩn nhưng sâu sắc; sự khéo léo và
linh hoạt của mình đã thay đổi Chí Phèo từ một kẻ tha hóa, một kẻ lưu manh,
bần cùng dưới đáy của xã hội trở thành một con người có nhận thức và khao
khát được hoàn lương, được xã hội công nhận và được sống bên cạnh người
mình yêu thương. Nghệ thuật động viên, thuyết phục được Thị Nở áp dụng vẫn
còn tồn tại cho đến ngày nay và trở thành một môn khoa học trong nghệ thuật
lãnh đạo, được các nhà lãnh đạo sử dụng khéo léo để tránh những sai lầm đáng
tiếc, rút ra nhiều bài học kinh nghiệm cho bản thân. Qua tiểu phẩm, nhóm muốn
gửi gắm một thông điệp: “Động viên, thuyết phục trong bất cứ lĩnh vực nào dù
là trong kinh doanh hay đời sống hiện thực thì cũng phải biết cách đối nhân xử
thế, giữ chữ tín, chân thành, tôn trọng người khác, bản thân có tôn trọng người
khác thì người khác mới tôn trọng mình, tránh động đến lòng tự ái của người
khác. Nếu không, xét cho cùng thì bản thân cũng sẽ chuốc lấy hậu quả.”
Để trở thành một người lãnh đạo giỏi, ngoài trình độ chuyên môn, không
những biết vận dụng tài tình, khéo léo các phong cách và tâm lí lãnh đạo, quyền
hạn và quyền lực trong lãnh đạo, mà còn phải biết áp dụng nghệ thuật động viên
và thuyết phục trong lãnh đạo. Động viên, thuyết phục là một trong những nghệ
thuật thu phục lòng người, giúp người lãnh đạo khai thác tối đa và sử dụng hiệu
quả nguồn nhân lực trong tổ chức. Con người là tài sản quý giá nhất của một tổ
chức, vì vậy hãy đăt lợi ích của nhân viên lên hàng đầu, tạo nên sợi dây liên kết
chặt chẽ giữa nhân viên và tổ chức. Thường xuyên quan tâm và tìm hiểu những
vấn đề nhân viên gặp phải để cùng giải quyết những mối bận tâm đó sẽ giúp họ
thoát khỏi các mối vướng bận. Khi ấy, họ sẽ toàn tâm toàn ý vì tổ chức, vì mọi
26

người, vì người lãnh đạo, từ đó, tạo động lực cho nhân viên, thúc đẩy tinh thần,
tình đoàn kết, gắn bó giữa các nhân viên với tổ chức, tăng hiệu suất công việc
và cuối cùng là cả tổ chức cũng phát triển hơn, lợi ích của tổ chức được gia
tăng. Chỉ khi đạt đến điều ấy, bạn mới trở thành một nhà lãnh đạo thành công
thực sự, được nhân viên quý trọng và kính nể.
27

LỜI CẢM ƠN
Để có được sự thành công của bài tiểu luận này, chúng em đã nhận được
rất nhiều sự giúp đỡ từ phía thầy cô và các bạn. Nhóm chúng em xin gửi lời
cảm ơn chân thành đến TS. Huỳnh Thanh Tú, người thầy đã nhiệt tình dìu dắt
nhóm từ những ngày đầu còn bỡ ngỡ trong môn học Tâm lý và nghệ thuật lãnh
đạo này. Những góp ý, nhận xét và chỉnh sửa để nhóm đi đến xây dựng, thực
hiện đề tài một cách hoàn thiện nhất. Bên cạnh đó, còn là sự phối hợp giúp đỡ
tận tình của các bạn trong lớp K15410 để nhóm hoàn thiện việc thuyết trình đề
tài của mình hơn.
Nhờ môn học này mà chúng em nhận được rất nhiều điều còn hơn là kết
quả điểm số, từ cách phối hợp làm việc với nhau cho đúng tiến độ đến tình đoàn
kết, cảm thông chia sẻ và hiểu nhau hơn, đôi lúc có cãi vã, những câu chuyện
vui buồn dở khóc dở cười của những ngày đi tập kịch, đi quay clip. Nhìn lại, đó
là một trong những trải nghiệm tuyệt vời nhất trong quãng đời sinh viên của
chúng em. Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn thầy cô và các bạn đã giúp đỡ
và tạo điều kiện cho chúng em được học môn học này.
Trong quá trình thực hiện đề tài, chắc chắn nhóm không thể tránh khỏi
những sai lầm, thiếu sót nhưng nhóm đã cố gắng hết mình để thực hiện tốt đề
tài này. Nhóm chúng em mong nhận được sự nhận xét, góp ý từ thầy và các bạn
để nhóm có thể hoàn thiện đề tài của mình một cách hoàn hảo nhất.
Nhóm xin chân thành cảm ơn.

You might also like