You are on page 1of 4

ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN HÁN VĂN.

ĐỀ THI:
I. Thầy cho chữ Hán: => Phiên Âm, dịch nghĩa.
II. Thầy cho Phiên Âm: => Viết chữ Hán, dịch nghĩa.
第四課: 釋迦牟尼
釋迦是佛之姓。牟尼是佛之名。我國譯為“能仁寂默 ”。
能即能力,仁即慈悲。寂者 ,不為苦樂所動;默者, 不為煩
惱所擾。自度度他,功德圓滿。故號釋迦牟尼。
今我輩既是佛之弟子 , 即應學佛之能仁寂默, 纔算真正
佛子 。
ĐỆ TỨ KHÓA: THÍCH CA MÂU NI
Thích Ca thị Phật chi tính. Mâu Ni thị Phật chi danh. Ngã quốc dịch vi ”Năng Nhơn Tịch Mặc”. Năng
tức năng lực, Nhơn tức từ bi. Tịch giả, bất vi khổ lạc sở động; Mặc giả, bất vi phiền não sở nhiễu, tự
độ độ tha, công đức viên mãn, Cố hiệu Thích Ca Mâu Ni. Kim ngã bối ký thị Phật chi đệ tử, tức ưng
học Phật chi năng nhơn tịch mặc, tài toán chơn chánh Phật tử.
DỊCH NGHĨA: Bài thứ 4: THÍCH CA MÂU NI.
Thích Ca là họ của Phật, Mâu Ni là tên của Phật. Nước ta (Trung Quốc) dịch là “Năng nhân tịch mặc”.
Năng nghĩa là năng lực, nhân nghĩa là từ bi. Tịch là không bị những điều khổ vui làm dao động. Mặc
là không bị phiền não làm rối loạn. (Phật) tự độ cho mình và độ cho người khác, công đức tròn đủ, cho
nên hiệu là Thích Ca Mâu Ni.
Ngày nay, chúng ta đã là đệ tử của Phật thì lẽ dĩ nhiên phải học theo cái đức tánh “Năng nhơn Tịch
mặc” của Ngài. Thế mới đáng gọi là một Phật tử chơn chánh.

第六課: 修行
修行者 , 修改行為 , 捨惡取善 , 離俗從道也 。行住坐臥
要恭敬 ;說話要和平謙遜 ;意不貪瞋痴 ;身不殺盜淫 ;
口不兩舌 , 不惡口 , 不妄語 , 不绮語 , 不喫葷酒等是
為修行 。
ĐỆ LỤC KHÓA: TU HÀNH
Tu hành giả, tu cải hành vi, xả ác thủ thiện, ly tục tùng đạo dã. Hành, trụ, tọa, ngọa yếu cung kính;
thuyết thoại yếu hòa bình khiêm tốn; ý bất tham, sân, si; thân bất sát, đạo, dâm; khẩu bất lưỡng thiệt,
bất ác khẩu, bất vọng ngữ, bất ỷ ngữ, bất khiết huân tửu đẳng thị vi tu hành.
DỊCH NGHĨA: Bài thứ 6: TU HÀNH.
Tu hành là sửa đổi hành vi, bỏ dữ làm lành, lìa bỏ thế tục mà theo đạo. Đi, đứng, ngồi, nằm phải cung
kính; nói năng phải hòa nhã, khiêm tốn; ý không tham lam, sân hận, ngu si; thân không sát sanh, trộm
cắp và dâm ô; miệng không nói hai lời, không nói lời hung dữ, không nói dối trá, không nói lời thêu
dệt, không ăn những đồ rượu thịt... Thế mới gọi là tu hành.
第八課: 懺悔
梵語懺摩 , 華言悔過。自知往昔所造惡業 , 實不當作 ,
生大慚愧 。故今澡浴身心 , 向佛前焚香禮拜 , 發露懺悔 。
復立誓曰 : 自今以後 , 寧啖熱 鐵猛火 , 終不犯戒 , 作
諸惡事
ĐỆ BÁT KHÓA: SÁM HỐI
Phạm ngữ sám ma, Hoa ngôn hối quá. Tự tri vãng tích sở tạo ác nghiệp, thật bất đương tác, sinh đại
tàm quý. Cố kim tháo dục thân tâm, hướng Phật tiền phần hương lễ bái, phát lồ sám hối. Phục lập thệ
viết: tự kim dĩ hậu, ninh đạm nhiệt thiết mảnh hỏa, chung bất phạm giới, tác chư ác sự.
DỊCH NGHĨA: Bài thứ 8: SÁM HỐI.
Sám hối, theo tiếng Ấn Độ là “ Sám-ma”. Tiếng Trung Hoa dịch: “Hối quá”. Nghĩa là chính mình tự
biết những nghiệp ác đã lỡ gây ra từ trước, thật không đáng làm, mà sanh lòng biết hổ thẹn. Cho nên
ngày nay ta tắm gội thân tâm sạch sẽ, rồi đến trước Phật đài, đốt nén hương trầm, một lòng thành kính
lễ bái, tỏ bày các tội lỗi, cầu xin sám hối. Và lập lời thệ nguyện như vầy: từ nay về sau, con thà nuốt
hoàn sắt nóng và cục lửa to, chớ quyết không còn phạm giới của Phật, mà làm các việc ác nữa.
第六十六課:正業
正業即正身業.身業有三: 曰殺,盜,淫. 殺,盜,淫者.乃已 然也.
今欲防於未然, 當攝六根.孔子曰: 非禮勿視.非禮 勿聽.非禮勿言.非
禮勿動.今吾佛法更增其二曰: 非禮勿齅.非禮勿思.所謂不入色, 聲,
香,味,觸,法是 也.
ĐỆ LỤC THẬP LỤC KHÓA: CHÁNH NGHIỆP
Chánh nghiệp tức chánh thân nghiệp. Thân nghiệp hữu tam: viết sát, đạo, dâm. Sát, đạo, dâm giả, nãi
dĩ nhiên dã. Kim dục phòng ư vị nhiên, đương nhiếp lục căn. Khổng Tử viết: “Phi lễ vật thị, phi lễ vật
thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động”. Kim Ngô Phật Pháp cánh tăng kỳ nhị viết: “Phi lễ vật khứu,
phi lễ vật tư”. Sở vị: Bất nhập Sắc, Thịnh Hương, Vị, Xúc, Pháp đã.
BÀI THỨ 66: CHÁNH NGHIỆP
Chánh nghiệp : Là sự hành động chơn chánh của thân;thân nghiệp có ba : Sát, đạo và dâm. Sát, đạo,
dâm chính là ba nghiệp dĩ nhiên của thân vậy.Nay muốn ngừa những nghiệp như thế, thì phải giữ gìn
nơi sáu căn, như đức Khổng Tử nói : “Sắc phi lễ đừng ngó, tiếng phi lễ đừng nghe, lời phi lễ đừng nói,
việc phi lễ đừng làm”. Nhưng trong Phật pháp có thêm hai món nữa : “Mùi phi lễ đừng ngửi,điều phi
lễ đừng nghĩ”, nghĩa là không đắm nhiễm sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp vậy.

第八課:反省。
曾子曰:『吾日三省吾身:為人謀而不忠乎?與朋有交而不
信乎?傳不習乎? ﹝論語-學而﹞。
ĐỆ BÁT KHÓA: PHẢN TỈNH.
Tăng Tử viết: “ Ngô nhật tam tỉnh ngô thân: Vị nhân mưu nhi bất trung hồ? Dữ bằng hữu giao nhi bất
tín hồ? Truyền bất tập hồ? ( Luận ngữ- Học nhi).
DỊCH NGHĨA: BÀI 8: XÉT LẠI BẢN THÂN.
Tăng Tử nói: “Mỗi ngày, tôi tự xét bản thân về ba điều: Làm việc cho ai, có hết lòng không? Giao
thiệp với bạn bè, có thành tín không? Những điều Thầy dạy, có thực hành không?”
第十一課:勸學﹝一﹞
朱文公曰:『家若貧,不可因貧而廢學。家若富,不可恃富
而怠學』。 ﹝明心寶鑒-勸學篇﹞。
ĐỆ THẬP NHẤT KHÓA: KHUYẾN HỌC (NHẤT)
Chu Văn Công viết: “ Gia nhược bần, bất khả nhân bần nhi phế học. Gia nhược phú, bất khả thị phú
nhi đãi học”. (Minh tâm bửu giám- Khuyến học thiên).
DỊCH NGHĨA: BÀI 11: KHUYẾN HỌC (1).
Chu Văn Công nói: “ Nếu nhà nghèo, chẳng nên vì nghèo mà bỏ học. Nếu nhà giàu, chẳng nên cậy
giàu mà biếng học.”

第二十二課:勸學﹝五﹞。
朱文公曰:『勿謂今日不學而有來日,勿謂今年不學而有來
年。日月逝矣,歲不我延。嗚呼老矣,是誰之愆?』
﹝明心寶鑑-勸學篇﹞。
ĐỆ NHỊ THẬP NHỊ KHÓA: KHUYẾN HỌC (NGŨ).
Chu Văn Công viết: “ Vật vị kim nhật bất học nhi hữu lai nhật,
vật vị kim niên bất học nhi hữu lai niên. Nhật nguyệt thệ hĩ, tuế bất ngã diên.
Ô hô lão hĩ, thị thùy chi khiên?”
(Minh tâm bửu giám- Khuyến học thiên).
DỊCH NGHĨA: BÀI 21: KHUYẾN HỌC (5).
Chu Văn Công nói: “ Đừng bảo hôm nay không học thì còn có hôm sau,
đừng bảo năm nay không học thì còn có năm tới. Ngày tháng trôi qua, tuổi chẳng vì ta mà kéo dài.
Than ôi, già rồi! Là lỗi của ai?”

III. Ngữ pháp: xác định từ loại gì, trắc nghiệm chọn A,B,C,D.
( trong 3 bài Phật, Pháp, Tăng).
第一課 : 佛
佛者:佛陀之 省稱,是覺悟自心,救度眾生,
TRT TKC PT Đgt
達到圓滿者 之德號。如中國之 尊稱孔子為聖人一樣,
TRT TKC LT/Đgt TRT PT Đgt
有歷史,有事實。而 其智慧能力尤大 ,所以 尊稱為佛。
LT ĐT PT LT PT Đgt
佛之智慧,是專 為破除貪,瞋,痴,慢等煩惱。
TKC PT GT/Đgt TRT
佛之能力 ,確 能使一切眾生,離一切苦,
TKC PT TĐT
得究竟樂,故 吾人 當立志學佛。
LT ĐT TĐT

第二課 : 法
法,即法則。世間一切萬物,皆有定理,皆有軌範。
Đgt PT PT
人類亦 然,其法尤周密。故 各國聖人,皆有使人行入正軌
PT ĐT ĐT PT LT TT PT
之法,如禮教,法律、规約等 是 也。 我佛世尊所說之 法,
TKC TRT ĐT TRT ĐT TRT TKC
雖 不 止 此,然 於人生法,亦 大致相同。其 尤要者, 是 在
LT PT Đgt ĐT LT GT PT PT ĐT PT TRT ĐT/Đgt GT
教吾人守五戒 ,行八正道,以 不失人格,故 吾人應當學佛法.
ĐT LT PT LT ĐT TĐT

第三課 : 僧
僧者 : 僧伽之 省稱 。意為和合眾。和有六種:
TRT TKC PT Đgt
(一)戒和同修 。(二)見和同解 。(三)身和同住。
PT PT PT
(四)利和同均 。(五)口和無諍。 (六)意和同悅。
PT PT PT
故 此僧字 ,實佛弟子團體之名也 。
LT ĐT Đgt TKC TRT

You might also like