You are on page 1of 11

Vă n họ c trung đạ i VN

C1:Trình bày về thơ Thiền thời Lý –Trần

*Thơ Thiền đời Lý

Thuộc bài kệ của Vạn Hạnh thiền sư đó là bài Thị đệ tử

Bài kệ của Mãn Giác thiền sư đó là bài Cáo tật thị chúng

Bài của Không Lộ thiền sư

*Thơ Thiền thời Trần

Thiên Trường Vãn Vọng

Nhắc đến văn học Việt Nam trung đại từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX không thể
không nhắc đến thơ văn buổi đầu dựng nước. Có lẽ chưa có một giai đoạn văn
học nào như giai đoạn văn học mà người ta thường gọi là Văn học thời Lý-Trần
lại đóng một vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc.
Văn học Lý-Trần có những phần chịu ảnh hưởng của Nho giáo. Tuy nhiên, ảnh
hưởng của Phật giáo vẫn rất lớn và có tính chất chủ đạo. Dấu ấn này không chỉ
thể hiện trong các bài thơ của các thi sĩ - vốn dĩ làm thơ mà điều đặc biệt là ở
các nhà Thiền sư - những bậc chân tu lúc bấy giờ.

-KN: Thơ Thiền lúc đầu là những bài kệ ,là một thể văn Phật giáo, còn gọi là Tụng
hay Già Đà, phần lớn có bốn câu, dùng để truyền bá giáo lý Phật. Sau này, khái
niệm thơ Thiền được mở rộng bao gồm cả những bài thơ mang tư tưởng Phật
giáo hoặc chịu ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo mà tác giả của nó không phải
là các thiền sư. Đó là những sáng tác mang không khí ,âm hưởng Thiền học.

-Lực lượng sáng tác:

+Trong văn học Thiền tông đời Lý,các thiền sư đã có nhiều đóng góp mở đầu
cho truyền thống yêu nước của dòng văn học viết ở nước ta. Thơ văn của Thiền
sư hay của vua chúa ,tướng lĩnh đời lý đều một lòng khẳng định dân tộc, khẳng
định sự tồn tại vững bền của Quốc gia Đại Việt, khẳng định quyết tâm xây dựng
quốc gia vững mạnh và bảo vệ đến cùng nền độc lập tự chủ.

+ Lực lượng sáng tác văn học các đời Trần bao gồm quý tộc, nho sĩ và tăng lữ
-Đặc điểm:

+ Đến thời Trần, thiên nhiên đã trở thành đối tượng miêu tả của văn học. Thế
giới muôn hình muôn vẻ được thể hiện ở nhiều góc độ với nhiều sắc thái tình
cảm. Các tác giả với đời sống tích cực, vui vẻ; với tâm hồn cởi mở, nhạy cảm đã
tìm thấy nguồn thi hứng từ mọi cảnh trí của đất nước.Cảnh vật trong thơ đều
mang rung động nghệ thuật tinh tế, tình yêu đời, yêu thiên nhiên .Thơ thiền đời
Trần giàu chất trữ tình , tiến dần đến biên giới của thơ trữ tình thế tục

+Thơ thiền đời Lý nói đến thiên nhiên không nhiều mà mang đậm tính chất triết
lí thuyết giáo .Qua đề tài thiên nhiên, các thiền sư muốn gửi gắm quan điểm
triết học của mình. Đáng chú ý nhất là quan điểm vạn vật nhất thể của Thiền
Tông đã đưa đến sự hòa đồng giữa các tác giả và thiên nhiên. Và sự hòa đồng
này làm cho thiên nhiên được nhận thức một cách độc đáo sâu sắc trong sự yêu
mến chân thành.

-Cơ sở xã hội của thơ thiền thời Lý Trần là một xã hội ở thời kỳ chuyển đổi, có
nền văn hóa đa dạng và phong phú .Đây là thời kỳ phát triển của các triều đại Lý
và Trần, các quỹ đạo tôn giáo phát triển và trở thành những yếu tố quan trọng
của xã hội. Vì thế, trong thơ Thiền cũng thể hiện rõ sự tác động của những yếu
tố này

-Cơ sở tôn giáo của thơ thiền thời Lý Trần cũng được thể hiện rất rõ. Thiền là
một phần không thể thiếu của đạo Phật, là một hướng đi tìm kiếm sự giải thoát
khỏi đau khổ và điều này được thể hiện rất rõ trong thơ Thiền

Trong thời Lý một nhà Thiền sư rất say mê đạo Phật đó là Vạn Hạnh. Tuy
tu theo đạo nhưng Vạn Hạnh luôn quan tâm đến vận mệnh đất nước. Tác phẩm
của ông hiện còn một vài bài thơ có tính chất như lời sấm về việc nước và một
bài kệ Thị đệ tử làm trước lúc tịch diệt. Bức di ngôn thể hiện rất rõ quan niệm
Thiền học về các phạm trù hữu, vô, sống, chết:

“Thân như điện ảnh hữu hoàn vô

Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô

Nhậm vận thịnh suy vô bố úy

Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.”


Bốn câu kệ nói về lẽ sinh hóa, về quá trình vận động của muôn vật. Con
người cũng không thoát khỏi lẽ vô thường ấy. Đời người cùng sự thịnh suy rất
ngắn ngủi. Nhưng đó là quy luật. Con người bình thường không giác ngộ,
thường sợ hãi, đau buồn trước cái chết. Còn bậc tu hành có thể vượt lên trên sự
“biến động vô thường” mà đến với đại ngã của vũ trụ. Đó là sự trở về với tinh
thần “vô úy” (không sợ), chấp nhận sự kết thúc của một dạng thức tồn tại,
hướng tới bản thể trường tồn. Đó là sự hòa đồng giữa nội tâm và ngoại cảnh đạt
tới sự an nhiên với cõi “vô thủy vô chung” theo quan niệm của đạo Phật. Tinh
thần triết lý của Thiền sư Vạn Hạnh mà ông muốn dạy bảo học trò qua lời thơ
Thị đệ tử chính là tinh thần “vô úy”, đầy lạc quan mà các môn đồ Thiền Tông
hướng tới.

Trong thời Trần,Trần Nhân Tông là một nhà thơ có phong cách và
cũng là một đỉnh cao.Thơ Trần Nhân Tông là sự hòa điệu giữa thơ và Thiền,
dùng thơ để nói Thiền, gửi Thiền vào thơ. Thơ ông cũng thể hiện một tâm hồn
thuần phác hồn hậu đầy cảm xúc sâu lắng trước thiên nhiên tạo vật Việt Nam.
Bài thơ tả cảnh thôn quê thuần phác tự nhiên và đạm bạc ở Thiên Trường như
muôn vàn cảnh thôn quê ở vùng đồng bằng Bắc bộ khi chiều buông, song lại có
sức khái quát cao về hiện thực cuộc sống và triết lý Thiền:Thiên Trường Vãn
Vọng là một trong những bài thơ tiêu biểu cho đặc điểm này.

Nguyên văn:

Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên,

Bán vô bán hữu tịch dương biên

Mục đồng địch lý ngưu quy tận

Bạch lộ song song phi hạ điền.

Dịch thơ:

Trước xóm sau thôn tựa khói lồng

Bóng chiều bên có lại bên không

Mục đồng sáo vẳng trâu về hết


Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.

Đây không phải là bài thơ nhằm chứng minh hay giải thích cho Phật lý.
Đây chỉ là bài thơ Thiền mang cảm xúc, tâm trạng Thiền độc đáo có một không
hai. Sự giản dị trong quan hệ giữa con người với con người là nét đặc biệt của
đời sống xã hội thời Trần. Vì vậy từ hành cung nơi quê hương, trong cảnh chiều
buông, bằng tâm thức Thiền, ông vua thi sĩ đã dõi theo bốn chiều không gian, từ
gần đến xa, rồi hướng đến con đường có các chú mục đồng cùng đàn trâu khuất
dần vào trong thôn xóm, lại hướng từ chiều cao của những cánh cò liệng xuống
dưới thấp. Cảnh vật hiện ra lung linh, lộng lẫy giữa thực và ảo, giữa sắc và
không, giữa hữu và vô, giữa động và tĩnh… Phủ lên bức tranh thiên nhiên êm
đềm, trong trẻo, tinh khiết ấy là một màn sương hư ảo của Thiền. Nó có màu
sắc, có âm thanh, có đường nét, có dáng vẻ, có vận động, có tĩnh tại… Nó là
thực, mà không là thực. Nó là ngoại cảnh song lại chính là tâm cảnh. Nó là tiếng
sáo của tâm hồn vi vu, trong trẻo cất lên, nó là cánh cò của tâm hồn chấp chới,
mơ hồ trong cảnh chiều tà, nó là vệt nắng chiều của tâm hồn còn đọng lại trên
dương gian mà như sắp tan biến, nó là thôn làng của tâm hồn trong sương khói
mơ hồ, huyền hoặc,thực ảo,mông lung…Đó là “cảnh trẻ cưỡi trâu về nhà” trên
con đường “trở về cội nguồn”nửa hư,nửa thực để đạt tới “vật ngã câu vong”.
Bài thơ dường như hòa nhập cái cảm, cái tâm, cái tài của con người: bậc đế
vương- thiền sư -thi nhân trong một con người.

C2: Cảm hứng yêu nước trong sáng tác văn chương đời Trần

Giai đoạn thế kỉ X – XIV, lịch sử - xã hội có nhiều biến động lớn lao. Những
tác động đó đã tác động mạnh mẽ đến văn học. Thời đại cũng đặt ra những yêu
cầu mới, làm nên một giai đoạn văn học có diện mạo riêng, cùng với đó là
những cảm hứng văn học đặc sắc. Đặc biệt hơn khi văn học mang theo mình
cảm hứng yêu nước sâu sắc, nổi bật là văn học thời Trần.

Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược diễn ra trong 30
năm đã kết thúc oanh liệt vào năm 1928.Chiến công lịch sử của triều Trần là
nguồn đề tài vô cùng rộng lớn,vừa hiện thực,vừa thi vị cho văn học.Cảm hứng
yêu nước gắn với cuộc chiến đấu lâu dài của quân dân đời Trần. Mọi góc độ khác
nhau của cuộc chiến tranh cứu nước đã được phản ánh trong nhiều thể loại,
làm nên hệ thống các tác phẩm thơ văn yêu nước thời Trần. Tác giả của nguồn
cảm hứng ấy là vị vua, vương hầu, quan lại hay cả tướng lĩnh,.... Mỗi người một
vẻ đã làm nên muôn vàn âm sắc cho văn học của một thời đại.

Hịch tướng sĩ văn của Trần Quốc Tuấn là lời kêu gọi thiêng liêng, biểu
hiện tập trung cao độ nhất nội dung yêu nước thời Trần. Trần Quốc Tuấn là một
người có học vấn uyên bác, tài kiêm văn võ. Ba lần quân Nguyên Mông sang xâm
lước nước ta ông đều dốc hết lòng đánh giặc.Vị tướng ấy đã tự xác định một
tinh thần hi sinh hết mình cho đất nước: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội
cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”. Qua những câu văn chân
thành và xúc động, những lời tâm huyết, ruột gan của Trần Quốc Tuấn, ta có thể
cảm nhận sâu sắc được tấm lòng yêu nước nồng nàn cùng tinh thần căm thù
giặc cực độ của ông. Trần Quốc Tuấn viết bài hịch nhằm thống nhất ý trí, tình
cảm, sức mạnh, sao cho trên dưới một lòng quyết tâm giết giặc ngoại xâm. Bài
hịch đã tạo khí thế bừng tỉnh khi ta thấy người người cùng khắc trên tay hai chữ
“Sát Thát” (giết giặc Thát Đát).

Các tác phẩm thơ viết về đề tài kháng chiến chống quân xâm lược với
nhiều góc độ khác nhau cũng thể hiện phong phú, sâu sắc tinh thần yêu
nước.Tiêu biểu đó là bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư của Trần Quang Khải được
viết trong không khí hào hùng năm 1285.

“Đoạt sóc Chương Dương độ

Cầm Hồ Hàm Tử quan

Thái bình tu trí lực

Vạn cổ thử giang san.”

Một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt ngắn gọn nhưng đã dựng lên bức tranh
hoành tráng và tràn đầy khí thế chiến thắng. Bài thơ vừa tổng kết một chặng
đường của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược với những
chiến công oanh liệt, vừa xác định ý thức trách nhiệm lớn lao của mỗi người
trong việc bảo vệ, xây dựng đất nước thanh bình, bền. Cảm hứng nổi bật trong
thơ ông là niềm vui và tự hào về sự nghiệp bảo vệ quốc gia độc lập tự chủ.

Các nhà thơ thời Trần còn hướng ngòi bút đến thiên nhiên hùng tráng.
Nhiều địa danh lịch sử gắn liền với chiến công chống giặc đã đi vào trong thơ với
một cảm hứng tự hào. Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu là bài ca hào
hùng của thời đại. Tác phẩm đã thể hiện được khí thế của dân tộc qua những
hình ảnh vừa kỳ vĩ,vừa nên thơ của sông Bạch Đằng và lời văn bay bổng. Bài phú
cũng đặt ra vấn đề: sức mạnh chiến thắng không phải chỉ cho địa thế hiểm trở
mà trước hết là ở con người có đức lớn có chính nghĩa

Bài Trảm xà kiếm phú là một bài phú Đã thể hiện một cách sâu sắc và
mới mẻ lòng yêu nước còn gắn liền với lòng yêu hòa bình, chuộng chính nghĩa
của tác giả. Mượn lời nhân vật khác, Sử Hy Nhan muốn khách quan hóa lời ca
ngợi sự thịnh trị của triều Trần, ca ngợi lý tưởng đức trị của vua Trần. Khẳng
định việc cầm vũ khí chiến đấu nhằm giànhlấy hòa bình, thực hiện ước mơ xây
dựng cuộc sống an lạc.

Ngoài ra, những vần thơ cảm thán thời thế cuối Trần-Hồ có nét buồn
nhưng vẫn mang chất bi tráng đã đem đến cho nền thơ ca trữ tình yêu nước
một sắc thái mới trong nội dung phản ánh cũng như cách biểu cảm.Bài thơ Cảm
hoài của Đặng Dung mang nỗi niềm đau xót của người anh hùng lỡ vận.Chí lớn
chưa thành,thù nước chưa trả mà đầu đã bạc.Có bi phẫn,uất hận nhưng ko
tuyệt vọng buông xuôi.Bài thơ đã làm xúc động nhiều thế hệ độc giả bởi lời ca bi
tráng và cũng bởi tấm lòng yêu nước,ý chí sắt đá của tác giả.

C3:Khuynh hướng cảm hứng chính trong văn học tk XV-XVII

-3 khuynh hướng chính trong đó tập trung vào khuynh hướng yêu nước(minh
họa = tác giả Nguyễn Trãi)

Thế kỉ XV – XVII, cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh đại thắng,
triều Lê thiết lập là một bước ngoặt lịch sử dân tộc. Bước sang thế kỉ XVI, chế độ
phong kiến Việt Nam có nhứng biểu hiện khủng hoảng về chính trị nhưng nhìn
chung xã hội vẫn ổn định. Sau hơn bốn thế kỉ độc lập tự chủ người dân Đại Việt
bước vào tình trạng mất nước. Giặc Minh tàn bạo hơn bất cứ kẻ thù xâm lược
nào, gây nên bao thảm họa cho dân tộc ta. Tuy nhiên, thời đại đau thương cũng
là thời đại quật khởi. Truyền thống yêu nước tiếp tục phát huy, ngọn lửa anh
hùng bùng cháy mãnh liệt hơn bao giờ hết. Văn học đi từ âm hưởng ngợi ca dân
tộc, ngợi ca vương chiều phong kiến sang âm hưởng phê phán hiện thực xã hội.
Văn học gắn liền với thời thế, hiện thực sẽ tạo lên khuynh hướng văn học
của thời đại. Cũng là thế khi bước sang thế kỉ XVI, văn học chuyển dần từ âm
hưởng ngợi ca sang âm hưởng phê phán hiện thực, đó là lúc xã hội đã có những
biến động, cảm hứng cũng như ý thức của con người đã dần thay đổi, nhà văn
họ đã hiểu được hơn cuộc sống của nhân dân, nguyện vọng mong muốn của
nhân dân, dần chịu âm hưởng của quần chúng. Chính những tri thức bình dân,
tri thức ẩn dật đã viết lên những tác phẩm dưới cái nhìn vì nhân dân. Vì thế nội
dung văn học dần nghiêng về phê phán hiện thực xã hội, chủ yếu trên bình diện
đạo đức, đồng thời phản ánh những nhu cầu tình cảm của con người.

Những khuynh hướng chính trong văn học thế kỉ XV – XVII dần ra đời.
Văn học thời kì này khoác lên mình ba khuynh hướng chính đó chính là: khuynh
hướng yêu nước -đây là khuynh hướng chủ đạo tập chung nhiều tác giả, khuynh
hướng thù tạc ca tụng chế độ phong kiến khẳng định nho giáo và cuối cùng là
khuynh hướng bất mãn với thời thế, phê phán hiện thực xã hội, phê phán
những gì phi Nho giáo.

Khuynh hướng yêu nước là một khuynh hướng chủ đạo của văn học thế
kỉ XV. Bởi lẽ khuynh hướng này tập hợp đông đảo các tác giả lớn như: Nguyễn
Trãi, Lý Tử Tấn, Nguyễn Mộng Tuân, Trình Tuấn Du, Lê Thiếu Dĩnh,.... Đây cũng
là khuynh hướng có nhiều tác phẩm có giá trị như các tác phẩm của Nguyễn
Trãi, thi tập của Nguyễn Mộng Tuân, Lý Tử Tấn, Trình Tuấn Du,...Nội dung của
các tác phẩm thuộc khuynh hướng này là phản ánh của cuộc kháng chiến lâu dài
và anh dũng; ca tụng tinh thần chiến đấu và chiến thắng của nhân dân ta; tự hào
trước truyền thống dân tộc; cổ vũ công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng “đài
xuân” dân tộc sau ngày kháng chiến thắng lợi.

Đến với Nguyễn Trãi, một người dành cả cuộc đời hành động vì độc lập
dân tộc và thơ văn của ông toát lên nội dung yêu nước thương dân sâu sắc. Ức
Trai thi tập viết bằng chữ Hán, có ít những vài thể hiện trực tiếp mãnh liệt sự
thôi thúc của lý tưởng như “nước triều đông” đêm ngày cuộn chảy trong tría tim
đầy nhiệt huyết của nhà thơ. Tâm hồn Ức Trai chảy trong thơ chữ Hán vẫn lớn
lao như biển cả mà lý tưởng vì nước vì dân cô đọng, kết tinh như hạt châu nơi
đáy bể:

Lúc nào cũng nghĩ đến dân, riêng ôm một mối tiên ưu.
(Mạn hứng)

Quốc âm thi tập được viết bằng chữ Nôm đã đánh dấu sự hình thành
thơ ca tiếng Việt, ghi nhận trọn vẹn tâm tình của nhà thơ trong khoảng mười
năm kháng chiến Lam Sơn và trong thời gian về nghỉ ở Côn Sơn. Nội dung chủ
yếu của các tập thơ là tình yêu quê hương, gia đình, đặc biệt là tấm lòng vì dân
vì nước của ông.

Bùi một tấc lòng ưu ái cũ,

Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông.

(Thuật hứng)

Hay ta có thể nhìn lại những câu thơ trong Bình Ngô đại cáo, một
thiên cổ hùng văn đã thể hiện lòng yêu nước thương dân sâu sắc. Đó là cũng là
một minh chứng cho lòng yêu nước, lòng căm thù giặc nước của Nguyễn Trãi:

Ngẫm thù lớn há đội trời chung,

Căm giặc nước thề không cùng sống.

Khuynh hướng thù tạc, ca tụng chế độ phong kiến tồn tại suốt cả lịch
sử chế độ phong kiến, mức độ sâu nông, đậm nhạt khác nhau. Khuynh hướng
này biểu hiện tập trung ở nửa cuối thế kỷ XV với Lê Thánh Tông và Hội Tao đàn.
Nội dung các tác phẩm thuộc khuynh hướng này thường nói lên sự thỏa mãn
trước hiện thực phong kiến trực tiếp ca tụng vua và triều đại.

Khuynh hướng bất mãn với thời thế, phê phán hiện thực xã hội, phê
phán những gì phi Nho giáo là khuynh hướng lớn của văn học thế kỷ XVI – XVII.
Các tác giả của khuynh hướng này chủ yếu là nho sĩ ẩn dật, nho sĩ bình dân.
Khuynh hướng này biểu hiện trên một số khía cạnh chủ yếu: ca tụng cuộc sống
ẩn dật, ca tụng tiết tháo nhà nho, miêu tả hiện thực cuộc sống đau khổ của nhân
dân, tố cáo giai cấp thống trị, lên án thói đời

C4: Trình bày những hiểu biết của anh chị về chào lưu khuynh hướng nhân văn
chủ nghĩa trong xã hội Việt Nam từ thế kỉ XVIII – đầu XIX. Chứng minh qua các
tác phẩm của giai đoạn văn học này: “Chinh phụ ngâm khúc”, “Cung oán ngâm
khúc”, sáng tác của Nguyễn Du, thơ Hồ Xuân Hương.
Trào lưu khuynh hướng nhân văn chủ nghĩa trong xã hội Việt Nam từ thế
kỉ XVIII – đầu XIX. Văn học phát triển trong thời kì đất nước gặp nhiều biến
động, nội chiến và phong trào nhân dân khởi nghĩa khắp nơi. Chế độ phong kiến
đi từ khủng hoảng đến suy thoái. Sự phá sản ý thức, sụp đổ của hệ tư tưởng xã
hội phong kiến, con người phát hiện ra hệ tư tưởng mới, không còn là quan hệ
vua tôi, tự bản thân hệ tư tưởng phong kiến, nho giáo dần bị lung lay. Cái tôi
dần phát triển, trật tự xã hội đang dần đảo lộn, lý thuyết tư tưởng nho giáo
trước đó không còn thuyết phục được dân chúng. Khủng hoảng về mặt ý thức
xã hội ngày càng rõ rệt, chính vì thế tầng lớp tri thức, các nho sĩ dường như phải
tự đi tìm một hệ tư tưởng mới, ý thức mới. Từ đó văn học theo chào lưu khuynh
hướng nhân văn chủ nghĩa đã ra đời các nhà văn họ ngày càng đề cao cái tôi, giá
trị con người. Sự nhân văn ở chính khuynh hướng ấy đó chính là đấu tranh cho
quyền sống, quyền được sống, khẳng định chính giá trị của con người.

Những tác phẩm văn học được ra đời, những nhà văn viết lên tiếng nói của
những con người nhỏ bé, những kiếp người phải chịu uất ức trước xã hội đang
dần mục rũa, nổi bật là tiếng nói đòi quyền sống đòi hạnh phúc và đấu tranh giải
phóng con người, nhất là người phụ nữ. Văn học đã tố các các thế lực thống trị
xã hội.

Trong Truyện Kiều đã khái quát bản chất xã hội sâu sắc, văn học thời đại
Nguyễn Du lấy người phụ nữ là đối tượng phản ánh chủ yếu, người phụ nữ với
những số phận bi kịch mang trong mình những phấm chất giá trị cao đẹp của
con người. Thúy Kiều một người con gái tài đức vẹn toàn nhưng lại phải chịu số
phận bi thảm trong độ tuổi xuân xanh, bi kịch đến với nàng khi phải bán mình
chuộc cha và em trai, xã hội tàn khốc với cuộc đời cô khi ba lần bị bán vào lầu
xanh. Một cô gái tài sắc hương trời chỉ với ước mơ nhỏ bé được sống với tình
yêu, cuộc sống hạnh phúc nhưng chính xã hội đã xô đẩy chà đạp lên số phận
cuộc đời thảm thương của nàng. Nguyễn Du mượn hình ảnh của một cô gái tài
sắc để tố cáo chính xã hội mục rũa ấy, phản ánh hiện thực với những bất công
trong chính cuộc sống thực tại. Truyện Kiều mang giá trị hiện thực phản ánh bức
tranh xã hội phong kiến Việt Nam bất công, tàn bạo và xã hội kim tiền chà đạp
lên quyền sống con người, đặc biệt là người phụ nữ. Đó là lời tố cáo các thế lực
đen tối như sai nha, quan xử kiện, ... ích kỉ, tham lam, coi rẻ sinh mạng, phẩm
giá con người.
Với Hồ Xuân Hương một nhà thơ đại diện trực tiếp thay cho tiếng nói
của những người phụ nữ, bà phủ định cả một hệ thống các thế lực xã hội đại
diện cho thần quyền, cường quyền, nam quyền sưu nô, vua chúa, quan lại đến
nho sĩ. Bà ai oán phẫn uất với chính xã hội mục rũa ấy, các tác phẩm của bà viết
về người phụ nữ nhỏ bé Bánh trôi nước là tiếng nói ai oán khi người phụ nữ bị
chà đạp

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn,

Bảy nổi ba chìm với nước non,

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặm,

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”

Bài thơ là tiếng lòng cảm thông, xót xa cho thân phận lênh đênh, chìm
nổi của người phụ nữ trong xã hội cũ. Là tiếng nói trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp
phẩm chất trong sáng, tình nghĩa, sắt son của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa.

Hay khi ta đọc đến Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn tác phẩm
như một lời độc thoại nội tâm của người phụ nữ. Người chinh phụ vốn dòng dõi
trâm anh. Nàng tiễn chồng ra trận với mong muốn người chồng sẽ lập được
công danh và trở về cùng với vinh hoa, phú quý. Nhưng ngay sau buổi tiễn đưa,
nàng sống trong tình cảnh lẻ loi, ngày đêm xót xa lo lắng cho chồng. Thấm thìa
nỗi cô đơn, nàng nhận ra tuổi xuân của mình đang qua đi và cảnh lứa đôi đoàn
tụ hạnh phúc ngày càng xa vời.

Giá trị nhân chủ nghĩa đang dần tồn tại và là nguồn cảm hứng của nhiều
nhà văn nhà thơ, con còn được thấy giá trị ấy trong những sáng tác của Nguyễn
Gia Thiều trong chính tác phẩm Cung oán ngâm khúc khi ông được nhìn thấy tận
mắt cảnh ngộ của những cung nữ bị bỏ rơi. Ông đã dùng lối văn độc thoại, làm
lời một cung phi tài sắc trình bày tâm trạng và nỗi đau đớn bị vua ruồng bỏ.
Người phụ nữ trong khúc ngâm đã lên tiếng. Nàng ý thức rõ rệt về phẩm chất,
tài năng của mình, nàng tố cáo cuộc sống phè phỡn xa hoa của bọn vua chúa,
biến người cung nữ thành thứ đồ chơi. Nàng miêu tả nỗi thê thảm trong cuộc
sống cô đơn, tù túng. Hình ảnh người phụ nữ chính là nạn nhân của chế độ
phong kiến mang đầy bản chất ích kỷ hẹp hòi đến vô đạo. Với tài năng của mình
Nguyễn Gia Thiều đã dồn hết tâm huyết và tài năng của mình để viết nên một
tác phẩm bất hủ, đau đớn đến xé lòng của cuộc đời nàng. Ở đây, Nguyễn Gia
Thiều đã mượn lời cung nữ để nói lên tâm sự bế tắc của mình, cũng là sự bế tắc
của lớp nhà nho thời đại ông, chán chường và mệt mỏi.

You might also like