You are on page 1of 15

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


******************

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

TIỂU LUẬN CƠ SỞ VĂN HOÁ


Đề tài: Tín ngưỡng sùng bái con người trong văn hoá
Việt Nam
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Bích Ngọc
Lớp: Tiếng Anh KHKT và CN lớp 06
MSSV:20234518
Giáo viên: Vũ Thị Thu Huyền
Mã lớp: 144361
Mã học phần: FL1320
Điểm Nhận xét

MỤC LỤC
MỞ
ĐẦU…………………………………………………………………..1
Tính tất yếu của đề tài ………….……………………………………1

NỘI DUNG…………………………………………………………
1.Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt
1.1.Khái niệm về tín ngưỡng…………………………………….3
1.2Tại sao người Việt thờ cúng tổ tiên?..............................................5
1.3.Nguồn gốc của thờ cúng tổ tiên………………………………….6
2.Bản chất của việc thờ cúng..............................................................7
2.1. Thờ cúng tổ tiên là để nhớ về cuội nguồn....................................7
2.2. Nhắc nhở ý thúc về cội nguồn....................................................7
3. Các hình thức thờ cúng..................................................................9
3.1. Bàn thờ tổ tiên………………………………………………….9
3.2. Những thời điểm thờ cúng tổ tiên của người Việt………………9
4. Ý nghĩa của việc thờ cúng tổ tiên…………………………………10
5. Kết luận……………………………………………………………11
6. Tài liệu trích dẫn.............................................................................15

MỞ ĐẦU

• Tính tất yếu của đề tài


Ở Việt Nam, tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên đã trở thành
một hệ thống và mang ý nghĩa sâu sắc. Việc thờ cúng tổ tiên có
một vị trí hết sức quan trọng trong đời sống gia đình và xã hội
của mỗi gia đình người Việt. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã trở
thành một thứ giáo lý, tôn giáo mà không phải bất cứ dân tộc
nào trên thế giới cũng có được. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của
người Việt tạo nên mối gắn kết tinh thần, nối liền con người với
những thế lượng siêu nhiên trong thế giới tâm linh. Tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên của người Việt là một yếu tố thuộc lĩnh vực đời
sống tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử văn hoá.
Trên thế giới có hàng nghìn loại hình tín ngưỡng khác nhau,
nhưng hiếm thấy loại hình tín ngưỡng nào lại chứa đựng đạo lý
sâu sắc như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng
cổ truyền của người Việt Nam. Thờ cúng tổ tiên đã trở thành
một tập tục truyền thống của dân tộc, có vị trí đặc biệt quan
trọng trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Tín ngưỡng
thờ cúng rất giản dị bởi người Việt tin rằng tổ tiên mình là
thiêng liêng, họ đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn luôn bảo vệ con
cháu, phù hộ cho con cháu khi gặp khó khăn, hạnh phúc khi con
cháu gặp may mắn. Ở nước ta, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên rất
phổ biến với người Việt. Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, hình
thức này đã và đang chiếm được vị trí thiêng liêng trong đời
sống tinh thần người Việt. Cùng với tiến trình lịch sử của dân
tộc, nó là sự bồi tụ, kết đọng những giá trị đạo đức quý báu của
con người Việt Nam.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt trong quá
trình hình thành và phát triển đã góp phần tạo ra những giá trị
đạo đức, triết lí mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc như lòng nhân ái,
lòng hiếu thảo, lòng yêu nước, tính cộng đồng, tinh thần sáng
tạo, còn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tồn tại cùng với sự
tồn tại và phát triển của dân tộc. Hiếu với tổ tiên, ông bà, cha
mẹ được đề cao lên là hiếu với dân, với nước. Tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên còn là một trong những nhân tố góp phần để bảo tồn
và duy trì văn hoá truyền thống, tập tục mang đậm nét văn hoá
của người Việt. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt là
lối sống cộng đồng của nhân dân ta góp phần xây dựng một nền
văn hoá tiến bộ, đậm đà bản sắc dân tộc. Đó cũng chính là nét
riêng của mỗi dân tộc trên thế giới. Tuy nhiên, tự do về mặt tín
ngưỡng không có nghĩa là để cho tín ngưỡng đó phát triển theo
hướng không có sự quản lý của các cấp, ban ngành. Chúng ta
cần đẩy lùi những biểu hiện của mê tín, dị đoan thì tín ngưỡng
thờ cúng mới giữ được đúng bản chất của nó.
1.Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt
1.1. Khái niệm về tín ngưỡng
Theo nhiều nguồn tin, tín ngưỡng đã xuất hiện từ rất lâu, bắt
nguồn từ những niềm tin của con người về thần thánh và những
thế lực siêu nhiên khác. Họ tưởng tượng ra những sức mạnh vô
hình hoàn toàn bên ngoài khả năng điều khiển của họ và cho
rằng tất cả những hiện tượng không giải thích được đều xuất
phát từ các thế lực này. Cho đến nay, tín ngưỡng này vẫn luôn
được lưu truyền và giữ gìn qua từng thế hệ con cháu. Không thể
không nhắc đến tín ngưỡng thiên chúa giáo, phật giáo và nhiều
tín ngưỡng khác. Cùng chung quy mô lớn và mọi người có
cùng đức tin thì được gọi là một tôn giáo. Ở Việt Nam, các tín
ngưỡng luôn được giữ gìn và phát triển một cách lành mạnh.
Hầu hết những con người nơi đây đều có tín ngưỡng cho bản
thân mình và mỗi gia đình đều tôn thờ đức tin của mình. Để nói
về việc thờ cúng tổ tiên, trước hết phải nói về nguồn gốc của
“tổ tiên”. Tổ tiên xuất hiện từ xã hội nguyên thủy có nguồn gốc
từ tổ tiên giáo của thị tộc bộ lạc. Vào thời kì mẫu hệ là những
vật trong tự nhiên, có mối quan hệ mật thiết với con người.
Thời kỳ thị tộc phụ hệ, tổ tiên là những người đứng đầu thị tộc,
bộ lạc như tù trưởng, thủ lĩnh bộ tộc... Tổ tiên trong xã hội có
giai cấp được thể hiện đầy đủ hơn. Họ thường là những người
giữ địa vị chủ gia đình, người chủ cũ đã mất của một gia
tộc, ...Theo dòng chảy xuyên suốt của lịch sử, khái niệm tổ tiên
cũng có nhiều biến cố, không ngừng phát triển. Nó không chỉ
trong phạm vi huyết thống - gia đình, dòng tộc... mà lan rộng ra
cộng đồng, xã hội. Sự hình thành và phát triển của các quốc gia,
dân tộc thường gắn liền với tên tuổi của những người có công
tạo dựng, giữ gìn cuộc sống của cộng đồng nhằm ghi nhớ
những đóng góp của họ trong việc gây dựng đất nước cho
tương lai. Họ là những anh hùng, danh nhân với nhiều giai
thoại bất hủ, khi ra đi vẫn được tưởng nhớ, được thờ phụng
trong các không gian tôn giáo. Thờ cúng tổ tiên từ lâu đã trở
thành một phong tục không thể thiếu, đồng thời là một phần
quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Tục
thờ cúng tổ tiên của người Việt có nguồn gốc từ khi Nho giáo
du nhập vào Việt Nam, khi nhận thức của người dân Việt Nam
trở nên dần phát triển hơn. Phong tục thờ cúng tổ tiên được
hình thành từ niềm tin vào sự linh thiêng của linh hồn tổ tiên
luôn dõi theo để phù trợ cho con cháu đời sau. Từ các hình thức
lễ nghi, cúng bái nhằm thể hiện tấm lòng thành kính, đạo lý
uống nước nhớ nguồn, biết ơn những người thuộc thế hệ đầu
tiên của một dòng họ, ông bà, cha mẹ đã khuất. Thờ cúng tổ
tiên là hình thức tín ngưỡng mà thông qua nghi lễ thờ cúng
nhằm xác lập mối liên kết giữa người sống với người chết, giữa
người ở thế giới hiện tại và thế giới tâm linh. Cúng bái không
nhất thiết phải là mâm cao cỗ đầy, chỉ cần một nén hương dâng
lên bàn thờ tổ tiên trong ngày lễ, Tết, hay ngày giỗ, con cháu
trong gia đình cũng thể hiện được tấm lòng thành kính của
mình đối với các bậc bề trên. Qua việc thờ cúng, dựng lập bàn
thờ có thể thể hiện được lòng thành kính, chân thành biết ơn với
tổ tiên. Ý thức về tổ tiên là ý thức về cội nguồn. Thờ cúng tổ
tiên là sự phản ánh liên tục của thời gian, là cầu nối giữa quá
khứ, hiện tại và tương lai. Các thế hệ tiếp nối nhau càng bền
chặt.
1.2. Tại sao người Việt thờ cúng tổ tiên?
Người Việt Nam từ lâu đã có truyền thống thờ cúng tổ tiên,
một phần quan trọng của văn hóa và tín ngưỡng của dân tộc.
Việc thờ cúng tổ tiên được xem như một sự tôn trọng, tri ân và
kết nối giữa thế hệ hiện tại với tổ tiên đã đi trước. Một trong
những lý do quan trọng nhất cho việc thờ cúng tổ tiên là lòng
biết ơn và tôn trọng đối với những người đã góp phần xây dựng
và bảo vệ gia đình và cộng đồng. Tổ tiên được coi như là những
vị linh hồn bảo hộ gia đình và cộng đồng, và việc thờ cúng là
cách để bày tỏ lòng biết ơn và nhớ mãi công ơn của họ. Trong
quan niệm dân gian, tưởngnhớ và tôn vinh tổ tiên cũng được
coi như một cách để thu hút sự phù hộ và may mắn cho gia
đình. Thờ cúng tổ tiên còn là cách để duy trì và phát huy giá trị
văn hóa và truyền thống từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bằng
việc thực hiện các nghi lễ, người Việt sẽ có cơ hội học hỏi để
hiểu rõ về lịch sử dân tộc, phong tục và tập quán của gia đình
và dòng họ. Đây cũng là dịp để thế hệ trẻ tiếp cận, hiểu rõ
những giá trị truyền thống, hình thành lòng tự hào dân tộc và
đồng thời tạo nên sự ổn định trong gia đình. Thờ cúng tổ tiên
còn mang ý nghĩa tâm linh đối với nhiều người. Người Việt
Nam thường tin rằng tổ tiên đã khuất không chỉ tồn tại trong
hồi ức và sự tưởng niệm của con cháu, mà còn có thể ảnh
hưởng đến cuộc sống hiện tại của họ. Thông qua việc thờ cúng,
người ta hy vọng rằng tổ tiên sẽ đồng hành và bảo vệ gia đình
khỏi những tai họa, đem lại may mắn và sự thịnh vượng. Đã từ
rất lâu trước đây, việc thờ cúng tổ tiên ông bà đã trở thành một
truyền thống lâu đời, là chuẩn mực đạo đức và là một nét đẹp
văn hóa lâu đời của người Việt. Có nhiều ý nghĩa nhân văn,
trong đó quan trọng nhất là biểu hiện lòng hiếu thảo, biết ơn và
tôn kính các bậc sinh thành, dưỡng dục. Việc thờ cúng cũng là
cách để con cháu giao tiếp với tổ tiên, cầu mong sự bình an,
may mắn và hướng về gốc rễ của mình. Thờ cúng tổ tiên là một
phong tục có tính liên kết gia đình và gia tộc rất cao. Nó giúp
con cháu luôn nhớ về cội nguồn của mình, giáo dục cho con
cháu lòng biết ơn và trách nhiệm với gia đình. Nó cũng là một
phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam,
là một biểu hiện của niềm tin vào cuộc sống, vào tương lai.
1.3. Nguồn gốc của thờ cúng tổ tiên
Thứ nhất: Ở Việt Nam tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên có
nguồn gốc xa xưa, đó là chế độ phụ quyền: vai trò của người
đàn ông trở nên vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh tế và
đời sống của gia đình. Con cái sinh ra mang họ cha và con trai
kế tục uy quyền trong gia đình của mình. Tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên cũng bắt nguồn từ đấy. Thứ hai: Sự ảnh hưởng từ 3 dòng
tôn giáo chính ở Việt Nam: Nho giáo: Theo như Khổng Tử, sự
sống của con người không phải tự sinh ra càng không phải do
bản thân tự tạo ra mà nhờ cha mẹ, sự sống của cha mẹ lại gắn
với ông bà và cứ như vậy các thế hệ liên hệ nhau, vì thế mà thế
hệ sau phải biết ơn thế hệ trước. Từ đó, người Việt tiếp nhận và
thể hiện qua cái bàn thờ tổ tiên. Trải qua nhiều thế hệ nối tiếp
nhau, người Việt đã thể hiện việc hiếu đạo thành một tập tục gọi
là thờ cúng tổ tiên. Đạo giáo: Đạo giáo góp phần củng cố niềm
tin vào sự tồn tại và năng lực siêu nhiên của linh hồn những
người đã chết thông qua một số nghi lễ thờ cúng như: bùa chú,
gọi hồn, tang lễ, ma chay, mồ mả và đốt vàng mã. Phật giáo:
Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn đến sự giữ gìn và phát triển tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam. Trước hết con người tin
quan niệm của Phật giáo về cái chết, kiếp luân hồi và nghiệp
phải trả. Những tư tưởng cơ bản của Phật giáo có ảnh hưởng lớn
tới tục thờ cúng tổ tiên nhưng không sao chép hoàn toàn.

Về các yếu tố tâm lý khác:


Sự sợ hãi: Trong cuộc sống con người thường gặp phải những
khó khăn, bệnh tật, ốm đau … Họ thiếu tự tin vào bản thân nên
họ cần tới sự giúp đỡ, che chở của các thế lực khác nhau, nhất là
từ ông bà tổ tiên từ thế giới bên kia. Từ quan niệm dân gian về
linh hồn, người ta cho rằng, nếu không cúng tế linh hồn ông bà
tổ tiên đầy đủ thì những linh hồn này trở thành ma đói và sẽ
mang lại rủi ro, quấy nhiễu cuộc sống của những người đang
sống.
Sự kính trọng, biết ơn: Yếu tố tâm lý có vai trò quyết định trong
việc duy trì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt đó là sự
tôn kính, biết ơn đối với các thế hệ trước, là tình yêu và lòng
hiếu thảo của con cháu đối với ông bà cha mẹ.
2. Bản chất của việc thờ cúng
2.1. Thờ cúng tổ tiên là để nhớ về cuội nguồn
Thờ cúng tổ tiên là một trong những cách thể hiện trọn đạo
hiếu. Đó là biểu hiện của lòng hiếu thảo, tưởng nhớ và tôn thờ
những người có công sinh thành dưỡng dục, khai phá lập làng,
đánh giặc hay cứu nạn trừ tai. Ở mỗi gia đình người Việt, mọi
người đều coi rằng bàn thờ tổ tiên là nơi thiêng liêng nhất, tôn
nghiêm nhất. Hằng ngày họ đều thắp nhang, vái lạy để cầu
nguyện ông bà phù hộ mọi chuyện trong nhà luôn suôn sẻ. Người
ta thường nhớ ngày người đã khuất để làm giỗ. Vào ngày giỗ
hằng năm, mọi người sẽ mời người thân trong dòng họ và khách
khứa về cùng nhau tham gia để tưởng nhớ về người đã khuất. Vào
những ngày lễ, Tết hay ngày giỗ thì con cháu trong gia đình dòng
họ sẽ tụ họp về thắp một nén hương lên bàn thờ tổ tiên để thể hiện
được tấm lòng thành kính đối với những người thân đã khuất.
Người Việt luôn thể hiện sự nhớ thương, thờ cúng tử tế cho dòng
họ, tổ tiên, luôn nhắc nhở đến công lao của tổ tiên đối với gia
đình khi họ còn sống. Từ đó giáo dục cho con cháu sau này phải
có lòng biết ơn và kính trọng đối với tổ tiên, ông bà và cha mẹ.
2.2. Nhắc nhở về ý thức cội nguồn

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người việt là 1 biểu hiện
của văn hóa, một sản phẩm của văn hóa là 1 dạng văn hóa tinh
thần mà qua thời gian đã trở thành 1 tập tục truyền thống lâu đời
mang tính phổ quát của người Việt Nam. Nó sẽ trở nên cần thiết
để luôn nhác nhở mọi người phải biết kính trọng, phụng dưỡng
cha mẹ lúc sinh thời, cũng như khi mất thì lo thờ phụng. Đây là 1
việc làm thanh cao, tinh khiết, đề cao tinh thần ý thức về cội
nguồn. Con cháu thờ cúng tổ tiên là nhằm thể hiện lòng thành
kính, biết ơn. Ý thức về tổ tiên là ý thức về cội nguồn. Chim có
tổ, người có tông, mỗi dịp giỗ tết, là mỗi dịp con cháu ở xa về quê
hương, ở gần thì tụ tập cúng giỗ, nhắc lại những công lao vất vả
của người đi trước. Thờ cúng tổ tiên là phản ánh liên tục của thời
gian. Nó là cầu nối giữa quá khứ- hiện tại-tương lai. Trong tính
ngưỡng này thì đạo lý là nội dung nổi trội. Một trong số đạo lý đó
là “Uống nước nhớ nguồn”. Với niềm tin thiêng liêng rằng tổ tiên
tuy đã chết nhưng linh hồn của họ vẫn còn tồn tại mà có khả năng
đặc biệt để hỗ trợ con cháu. Biểu hiện thông qua nghi lễ thờ
phụng, đó là sự biết ơn, tưởng nhớ đến những người có công sinh
thành, tạo dựng cuộc sống cho con cháu như cha mẹ, ông bà, cụ
kị, thành hoàng ... Dân Việt trọng lễ nghĩa, hiếu thảo với cha mẹ,
hiếu kính với ông bà, tổ tiên, nguồn gốc của mình. Vào thế kỉ
XV, khi nho giáo chiếm địa vị ưu thế trong xã hội thì chữ
“HIẾU” càng được đề cao, nhà Lê đã thể chế hóa việc thờ cúng tổ
tiên. Bộ Luật Hồng Đức quy định rõ việc con cháu phải thờ cúng
tổ tiên 5 đời. Đến thời Nguyễn việc thờ cúng tổ tiên được ghi rõ
trong sách Thọ Mai Gia Lễ. Việc thờ cúng được người Việt rất
tôn trọng, vì việc thờ cúng nghiên túc là sự thể hiện lòng hiếu
thảo.
3. Các hình thức thờ cúng
3.1. Bàn thờ tổ tiên
Bàn thờ tổ tiên có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với
người Việt chúng ta. Nó thể hiện sự tưởng nhớ của con cháu đối
với tổ tiên, của người còn sống đối những người thân đã khuất.
Thông thường thì bàn thờ tổ tiên sẽ gồm 2 phần là: phần trong và
phần ngoài. Phần trong: cách bày trí bàn thờ sẽ tùy thuộc vào điều
kiện kinh tế và thẩm mỹcủa mỗi gia đình nhưng thông thường sẽ
theo một trình tự như sau: Hương án (bàn để thờ) có thể được làm
từ nhiều loại vật việt liệu khác nhau nhưng hầu hết thì được làm
bằng gỗ hoặc được xây trực tiếp ở trong nhà. Phía trong cùng của
bàn thờ là bài vị tổ tiên, người đã khuất hoặc di ảnh. Có một số
quy tắc khi sắp xếp ảnh thờ người đã mất, đó là: nam tả, nữ hữu.
Tức tính từ phía trong bàn thờ nhìn ra, ảnh nam xếp bên trái, nữ
xếp bên phải. Đối với một số gia đình có điều kiện kinh tế hơn
hoặc những bàn thờ mang tính biểu trưng của dòng họ thì phía
trong này có thể đặt thêm ngai hoặc khám để tăng phần uy
nghiêm và trang trọng cho bàn thờ (việc trưng ngai và khám thờ
này thường hay xuất hiện ở những gia đình miền Bắc). Tiếp đến
là bát hương và các vật trang trí. Thông thường số bát hương
được dùng ở trên bàn thờ thì thường là số lẻ: 1-3-5. Tùy thuộc
vào diện tích và không gian thờ tự của mỗi gia đình mà sẽ chọn
số bát hương được dùng cho phù hợp. Các vật dụng trang trí hoặc
phục vụ cho việc thắp hương, cúng bái như: tam sử hoặc ngũ sử
( tam sử và ngũ sử ở đây là gồm lư đỉnh, hạc đồng và ống hương
thì tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình có thể chọn bày trí
là tam sử hay ngũ sử ), đèn thờ, mâm đồng, hương, ống gia phả,...
Ngoài ra ở phía ngoài này có thể bày trí thêm trái cây, bánh kẹo,
cau, trầu, bình hoa để phù hợp hơn với khi có các dịp đặc biệt
như: lễ hội, tết hoặc cưới hỏi.
Phần ngoài:Thường là nơi để dâng lễ vật khi cúng bái, các đồ
vàng mã hoặc các vật dụng khác như: khay, ly, cốc, chén,...Phần
ngoài này có thể là chiếu hoặc bàn tùy thuộc vào hoàn cảnh của
mỗi gia đìnhmà sử dụng cho phù hợp .Ngoài ra còn có bàn thờ
vọng, bàn thờ dành cho người mới chết, bàn thờ cho bà cô ông
mãnh,... các loại bàn thờ trên hầu hết cấu trúc cũng đều giống với
cấu trúc bàn thờ tổ tiên thông thường chỉ có điều quy mô sẽ nhỏ
hơn, đơn giản hơn và khác hơn ở một số phần:Bàn thờ vọng : là
bàn thờ của những người con trưởng mà ở xa quê nhà không
thường xuyên về quê được.
Bàn thờ dành cho người mới chết : khi gia đình có người qua
đời thì người đó sẽ không được ngay lập tức đưa kên bàn thờ tổ
tiên mà phải lập một bàn thờ riêng và sau 49 ngày kể từ ngày
người đó mất thì mới được đưa lên bàn thờ tổ tiên để thờ cúng.
Bàn thờ bà cô ông mãnh : là bàn thờ của những người chết trẻ, có
thể thờ chungvới ban thờ tổ tiên nhưng phải đặt thấp hơn tổ tiên
một bậc.
3.2. Những thời điểm thờ cúng tổ tiên của người Việt
Người Việt thường thờ cúng ông bà, tổ tiên vào ngày mồng
một và ngày rằm hàng tháng. Theo đó thường thì họ sẽ dâng
hương, dâng trái cây lên ông bà, tổ tiên để cầu mong một tháng
mới bình an, suôn sẻ trong cuộc sống, gặp nhiều may mắn.
Người Việt thường thờ cúng ông bà vào ngày đám giỗ. Theo
đó họ sẽ dâng hương, dâng trái cây, gia đình sẽ quây quần lại để
nấu mâm cơm dâng lên bàn thờ ông bà, tổ tiên nhằm tưởng nhớ
công lao sinh thành của ông bà, tổ tiên cầu mong gia đình bình
an, sung túc. Người Việt thờ cúng tổ tiên vào các ngày Tết cổ
truyền của dân tộc. Theo đó họ sẽ làm mâm cỗ để dâng lên bàn
thờ tổ tiên. Thường thì họ sẽ dâng cơm bắt đầu tư ngày 30 tết
( cúng rước ông bà) và kết thúc vào ngày mùng 3 hoặc mùng 4
( cúng đưa ông bà) tuỳ vào thói quen của mỗi gia đình )nhằm cầu
mong một năm mới bình an, an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.
Người Việt thờ cúng ông bà, tổ tiên mỗi khi cần được ông bà, tổ
tiên phù hộ như: sinh con, xây nhà, khai trương,… Hoặc là thờ
cúng ông bà mỗi khi hoàn thành một công việc quan trọng của
bản thân hoặc của gia đình.
4. Ý nghĩa của việc thờ cúng tổ tiên
Trải qua biết bao thăng trầm trong lịch sử, nền văn hoá Việt đã
chứng kiến những sự thay đổi to lớn do quá trình hội nhập và đón
nhận các nền văn hoá, tôn giáo và tín ngưỡng từ bên ngoài.
Nhưng trong quá trình ấy, người dân Việt Nam vẫn gìn giữ được
những nét văn hoá đặc sắc, riêng có, tiêu biểu nhất là tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên của dân tộc. Có thể thấy, thờ cúng tổ tiên là một
phong tục truyền thống của dân tộc Việt song đó không phải là
vấn đề mới mẻ nhưng đó cũng là cái "luật bất thành vǎn" của
người Việt duy trì qua nhiều đời thể hiện đạo lý uống nước nhớ
nguồn của người Việt. Với ý nghĩa giản dị và đầy tính nhân văn
chứ không cứng nhắc như nhiều tín ngưỡng khác nên việc thờ
cúng tổ tiên đã thành một phong tục, là tiêu chuẩn đạo đức và quy
tắc làm người và có giá trị to lớn trong việc xây dựng cộng đồng
trong xã hội truyền thống và tăng cường mối liên kết cộng đồng.
Thờ cúng tổ tiên, ông bà đã thành tín ngưỡng gốc trong suốt tiến
trình lịch sử Việt Nam và cũng là mối quan hệ gắn bó nhằm góp
phần thắt chặt tính đại đoàn kết của dân Thờ cúng tổ tiên là sự
biểu hiện và phát triển những giá trị văn hóa, đạo đức đặc sắc của
dân tộc Việt Nam. Những giá trị này có vai trò quan trọng trong
việc vun đắp tình yêu quê hương đất nước, tinh thần yêu nước, ý
thức về quá khứ, hiện tại và tương lai. Chúng cũng giúp thiết lập
một cuộc sống viên mãn về mặt tinh thần trong thời hiện đại.
Những giá trị này chính là lý do khiến dân tộc Việt Nam trường
tồn qua biết bao thăng trầm lịch sử, trải qua nhiều thế kỷ dựng
nước và giữ nước. Trong suốt lịch sử, người Việt Nam đã điều
chỉnh một số khía cạnh trong nhận thức và cách hiểu của họ về
thờ cúng tổ tiên, nhưng vẫn giữ lại ý nghĩa của nó. Thờ cúng tổ
tiên được coi là một trong những đạo lý đạo đức cơ bản của con
người trong văn hóa Việt và cũng là nguồn gốc của những phong
tục và tín ngưỡng Việt Nam. Đó là cách thể hiện lòng biết ơn
công ơn dưỡng dục của con cái đối với cha mẹ. Đất nước ta đang
trên con đường đổi mới và hội nhập, bên cạnh nhiều thuận lợi
cũng gặp không ít khó khăn, tình hình quốc tế diễn biến nhanh
chóng, khó lường, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách để triệt
tiêu tình hình. Mặc dù thờ cúng tổ tiên vẫn còn nhiều bất cập,
nhưng rõ ràng sự lãnh đạo của Đảng ta đã có vai trò lớn trong
công việc của liên đoàn dân tộc anh em, góp phần làm nên thắng
lợi. Mục tiêu là dân công, cường quốc, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh.
5. Kết luận: Tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên có truyền thống lâu
đời và hết sức thiêng liêng diễn ra trong mỗi gia đình người Việt. Đây
là nét đẹp văn hoá dân tộc cần được bảo tổn và phát huy, thể hiện
nguồn gốc của mỗi người trong chúng ta. Việc thờ cúng ông bà tổ tiên
cũng thể hiện tấm lòng biết ơn của con cháu đối với ông bà, người đã
khuất, thể hiện đạo lí: uống nước nhớ nguồn đáng quý. Trải qua biết
bao thăng trầm, biến cố lịch sử, tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên đã
và đang được bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá tốt đẹp mà
nó mang lại cho mỗi người trong chúng ta. Con người có tổ có tông,
cần phải khắc ghi đạo lí: uống nước nhớ nguồn để mai sau kể cả khi
đất nước hay thế giới có đổi thay thế nào thì tấm lòng biết ơn cội
nguồn của mỗi chúng ta vẫn luôn được giữ vững. Chúng ta là những
công dân trong thời đại mới vừa phải cố gắng gìn giữ những giá trị
văn hoá, đạo đức của dân tộc vừa phải tiếp thu những cái mới tiên tiến
của nhân loại. Vậy nên cần phải biết chắt lọc, hấp thụ những cái cần
mà vẫn giữ lại bản sắc dân tộc để hoà nhập mà không hoà tan.

Tài liệu trích dẫn


1.Song Mai - Quỳnh Trang (tuyển chọn). 2006. Phong tục thờ cúng của
người Việt. NXB văn hóa thông tin
2. Thờ cúng tổ tiên – Nét đẹp văn hóa của người Việt Nam
https://melinh.hanoi.gov.vn/tho-cung-to-tien-net-dep-van-hoa-cua-nguoi-
viet-nam-173220130195045071.htm (truy cập 12/5/2023)
3. Ngô Đức Thịnh, Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam Nxb
VHTT, HN 2001.
4. Bàn thờ gia tiên
https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/khong-gian-tho-cung-to-
tien-cua-nguoi-viet-tu-nha-o-nong-thon-truyen-thong-den-can-ho-chung-
cu-hien-dai.html (truy cập 12/5/2023)
5. Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt
https://www.youtube.com/watch?v=tWp3tat-yKU HYPERLINK
"https://www.youtube.com/watch?v=tWp3tat-yKU&t=120s"&
HYPERLINK "https://www.youtube.com/watch?v=tWp3tat-
yKU&t=120s"t=120s (truy cập 12/5/2023)

You might also like