You are on page 1of 3

Nhóm 6: Anh/ chị hãy cho biết quan điểm của mình về tín ngưỡng thờ Mẫu của

người Việt Nam, từ đó hãy phân tích ảnh hưởng của nó đối với đời sống xã hội Việt
Nam hiện nay.
Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam là việc tôn thờ nữ thần phải do người nữ thực hiện,
tuyệt đối không là người nam, thờ Thánh Mẫu, thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ xuất hiện khá
phổ biến và có nguồn gốc lịch sử và xã hội sâu xa. Tuy tất cả đều là sự tôn sùng thần
linh nữ tính, nhưng giữa thờ nữ thần, Thánh Mẫu, Mẫu tam phủ, tứ phủ không hoàn
toàn đồng nhất.Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam là một tín ngưỡng bản địa cùng với
những ảnh hưởng ngoại lai từ đạo giáo, tín ngưỡng lấy việc tôn thờ Mẫu (Mẹ) làm
thần tượng với các quyền năng sinh sôi, bảo trợ và che chở cho con người. Tín
ngưỡng mà ở đó đã được giới tính hoá mang khuôn hình của người Mẹ, là nơi mà ở đó
người phụ nữ Việt Nam đã gửi gắm những ước vọng giải thoát của mình khỏi những
thành kiến, ràng buộc của xã hội Nho giáo phong kiến.Ngoài ra còn có Thánh Bản
mệnh là vị thần đứng đầu dẫn dắt người tu đạo đi đến với Mẹ (Mẫu) - Đấng Tối cao
trong Đạo Mẫu Việt Nam – Hoàng Thiên Tiên Thánh Giáo trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Việt Nam. “Tín ngưỡng thờ Mẫu” thể hiện sự tin tưởng, ngưỡng mộ, tôn vinh và thờ
phụng những vị nữ thần gắn liền với các hiện tượng tự nhiên trong vũ trụ, được người
đời cho rằng có chức năng sáng tạo, sản sinh, bảo trợ và che chở cho cuộc sống của
con người như: Trời, đất, sông, nước, rừng núi...
Tín ngưỡng thờ Mẫu giữ một vị trí đặc biệt trong sinh hoạt tinh thần của người dân
Việt; nó là một nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân đã tồn tại trong lịch sử và
cả thời đại ngày nay. “Mẫu” là hình tượng, một biểu trưng và là sự kết tinh sống động
của đời sống văn hóa tinh thần của con người Việt Nam. “Mẫu” có sức hấp dẫn đặc
biệt, nhưng cũng đặt ra không ít các vấn đề cho nhiều nhà khoa học, nhiều người
nghiên cứu quan tâm theo nhiều hướng khác nhau trong toàn xã hội. Đến với “Mẫu”
không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng những nhu cầu đời sống tâm linh, tín ngưỡng thờ
Mẫu còn là hiện tượng sinh hoạt văn hóa dân gian phong phú, hấp dẫn có sức lôi cuốn
con người. Người ta đến với “Mẫu” còn có cả sự đồng cảm về giá trị văn hóa và góp
phần củng cố ý thức cộng đồng của dân tộc Việt Nam. Tín ngưỡng thờ Mẫu trong sinh
hoạt tinh thần của người Việt Nam tôi cho là cần thiết, để hiểu thêm về các hiện
tượng, các quan niệm xã hội…, từ đó hiểu được một phần nguồn gốc, đặc thù của tư
tưởng, tín ngưỡng dân gian Việt Nam, các giá trị văn hoá truyền thống mà các bậc tiền
nhân đã dày công xây dựng. Ảnh hưởng của tín ngưỡng:
P- Là động lực tinh thần, nơi gửi gắm niềm tin, hy vọng, là chỗ dựa tâm linh:Với niềm
tin rằng các Thánh Mẫu sẽ yêu thương, che chở và bảo vệ, phù hộ cho những đứa con
của mình. Vì vậy, người ta đến với Mẫu, đứng trước Mẫu để xin quyền năng của
Người bằng cả lòng thành, sự chân thật và mang tính trang nghiêm. Các Thánh Mẫu là
chỗ dựa tinh thần cho họ. Họ gửi gắm cuộc đời, số phận và sự nghiệp của mình đến
các Mẫu để tìm kiếm sự bình yên và tạo lại sự cân bằng trong tâm lý khi phải đương
đầu với những khó khăn.

- Chấn hưng nền văn hóa dân tộc, lưu truyền những tinh hoa văn hóa giàu bản sắc địa
phương: Vốn có từ xa xưa do cha ông để lại cho con cháu sau này, nó giúp cho thế hệ
con cháu đời sau nhớ về cội nguồn lịch sử dân tộc. Bởi vì các Mẹ là anh hùng văn
hóa, anh hùng dân tộc. Ý thức về cộng đồng cũng được củng cố thêm trong lễ hội của
tín ngưỡng thờ Mẫu.
- Tinh hoa và thể hiện khát vọng của cộng đồng: Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, cái đẹp
của lễ hội là đề cao và khuyến khích chính những phẩm chất tốt đẹp của cộng đồng
được thể hiện qua các nhân vật được cử lễ. Các hình tượng nhân vật trong tín ngưỡng
thờ Mẫu thực chất là tinh hoa và thể hiện khát vọng của cộng đồng tích tụ lại trong đó.

- Khơi dậy tính lương thiện và bản chất chân thành của con người:Khi một ai đó bước
chân vào những nơi thờ tự họ đều nghĩ rằng đây là chốn linh thiêng. Cho nên, tín
ngưỡng có thể khơi dậy tính lương thiện và bản chất chân thành của con người vì họ
muốn thể hiện sự tốt đẹp của mình trước những vị thần linh. - Góp phần bảo vệ và
phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Việt Nam:Trải qua lịch sử, trong quá trình phát
triển, tín ngưỡng thờ Mẫu không những tiếp nhận sự ảnh hưởng tích cực của các tôn
giáo (như Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo), mà còn tích hợp được văn hóa đặc sắc của
các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Nhờ đó tín ngưỡng thờ Mẫu có vị trí trong đời sống
tâm linh của người Việt và trở thành một bộ phận không thể thiếu trong bản sắc văn
hóa của dân tộc.
- Liên kết tinh thần giữa những người có cùng một niềm tin vào các“Mẫu”:Sự liên kết
ấy được nâng lên nhờ sự “linh thiêng” của các “Mẫu” và các thần trong tín ngưỡng
thờ Mẫu. Nếu tổ chức tốt các sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu ở các vùng, các địa
phương sẽ làm tăng cường tình đoàn kết, cảm thông lẫn nhau một cách sâu sắc hơn
giữa các thành phần và các tầng lớp khác nhau trong xã hội.
- Vai trò tích cực đối với cộng đồng, phản ánh được lịch sử văn hóa của tổ tiên ta: Dù
nhiều Mẫu chỉ là một nhân vật huyền thoại nhưng vẫn mang tính chất hiện thực. Thờ
Mẫu đã phản ánh được trong lịch sử văn hóa của tổ tiên ta là những cư dân nông
nghiệp trồng lúa nước và vai trò quan trọng của người phụ nữ luôn có vị trí quan trọng
trong gia đình, xã hội và trong đời sống cộng đồng.
- Dung nạp các tín ngưỡng, tôn giáo khác ở Việt Nam: Góp phần trong truyền thống
hòa đồng các tôn giáo, tín ngưỡng: Thánh, Thần, Phật,…đều phù hộ độ trì cho con
người.Tín ngưỡng thờ Mẫu với tư cách là một tín ngưỡng bản địa, còn có sự ảnh
hưởng ngược lại đối với tôn giáo ngoại nhập như Phật giáo, Công giáo,… • Góp một
phần vào việc giáo dục và hướng con người đến với Chân – Thiện– Mỹ: Những vị
Thánh Mẫu được tôn thờ đã được lịch sử hóa gắn với danh tiếng và những công trạng.
Ở các Mẫu chứa đựng một tinh thần yêu nước, yêu chuộng hòa bình và công lý, đấu
tranh bảo vệ những người yếu đuối, lương thiện, trừ gian diệt ác.
Ảnh hưởng xấu: Phải thừa nhận rằng, ở nhiều nơi, nhiều người đang lợi dụng việc
thực hành nghi lễ hầu đồng để trục lợi, đã gây nhiều điều tiếng xấu cho nghi lễ mang
đậm tính văn hóa này. Nguyên nhân chủ yếu là do người dân chưa hiểu biết đầy đủ về
việc thực hành nghi lễ, dẫn đến việc bị lợi dụng…thậm chí là nguy hiểm hiện nay là
việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu đang rất phân tán, theo kiểu mạnh ai nấy làm,
không có một tổ chức nào hướng dẫn, quản lý, việc thực hành cũng không theo một
khuôn mẫu nào, nên rất dễ bị lợi dụng.
Hiện nay, nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân ngày càng mở rộng. Mỗi người
dân Việt Nam đều có quyền tin theo một tôn giáo, tín ngưỡng. Do đó, cần khai thác
các giá trị, nhân tố tích cực trong các tín ngưỡng, tôn giáo và đặc biệt là giá trị nhân
văn trong tín ngưỡng thờ Mẫu vào xây dựng môi trường văn hoá. Đó là các phong tục
tập quán có từ lâu đời từng hun đúc lên sức mạnh của Nhân dân trong lịch sử dựng
nước và giữ nước của dân tộc; là nền tảng đạo đức trong cách thức ứng xử giữa con
người với con người, được thể hiện ở sự kính trọng với những người đã sinh thành ra
mình, những người có công với dân, với nước.

You might also like