You are on page 1of 8

Vai trò củ a chế độ nô lệ đố i vớ i Hy Lạ p- La Mã cổ đạ i

This entry was posted on Tháng Mười 27, 2020, in Lịch sử thế giới phương Tây and tagged chế độ nô
lệ, La Mã, Nô lệ phục vụ trong bữa tiệc - sàn khảm. Được tìm thấy ở Dougga, Nguyễn Tuấn Hùng, Tunisia.
Bookmark the permalink. Bình luận về bài viết này

Nô lệ phục vụ trong bữa tiệc. Được tìm thấy ở Dougga, Tunisia, thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên (Dennis Jarvis_Flickr)

Nguyễn Tuấn Hùng


Xã hôi loài người từ thuở khai sinh cho đến lúc hình thành nhà nước đã trải qua nhiều hình thái kinh tế
khác nhau. Ở mỗi hình thái kinh tế, đều có những đặc điểm riêng, không thể hòa lẫn với nền chính thể
nào. Theo Mác thì ở Phương Tây đã tồn tại hình thái gọi là “Chiếm hữu nô lệ” và đặc trưng của hình
thái này không thể không nhắc đến tầng lớp “nô lệ”; vốn được xem là nguồn thúc đẩy phát triển của
hình thái kinh tế ấy. Vì vậy, đề tài này mong muốn có thể tìm hiểu được phần nào vai trò của tầng lớp
nô lệ trong xã hội phương Tây; mà đặc biệt ở đây là vai trò của nô lệ trong xã hội Hy Lạp- La Mã cổ
đại.
Bài viết mong muốn cung cấp một phần nhỏ những kiến thức cơ bản về vai trò của nô lệ trong xã hội
Hy Lạp- La Mã cổ đại; giúp người đọc có thể hình dung về một thời kỳ của lịch sử phương Tây cổ đại
mà tiêu biểu là quốc gia Hy Lạp- La Mã cổ đại. Từ đó, cho chúng ta nhiều suy nghĩ và kết luận về vai
trò của nô lệ cũng như thiết chế chiếm hữu nô lệ ở hai quốc gia này. Từ đó, có thể rút ra cho mình
những vấn đề của nô lệ, hình dung một cách khái quát nhất vai trò của tầng lớp này đối với sự phát
triển và suy vong của chế độ chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp- La Mã cổ đại. Vận dụng trong bài viết là hai
phương pháp chủ đạo trong nghiên cứu sử học gồm phương pháp sử học và phương pháp logic. Thu
góp những kiến thức từ nguồn sử liệu thành văn và những bài viết có liên quan đến đề tài để xây dựng
nên bài viết, từ những nguồn đã có sẵn, phương pháp logic dùng để nêu lên quan điểm và vị trí đứng
của người viết đối với vấn đề được nghiên cứu. Đóng góp phần nhỏ tri thức của người viêt về vai trò
của nô lệ dưới xã hội Hy-La cổ đại; rõ ràng, nô lệ đã đóng một vai trò rất lớn trong sự tồn vong của
chế độ chiếm hữu nô lệ nơi này.
1.Sơ lược vấn đề
Nô lệ trong xã hội chiếm hữu nô lệ trước hết là những người thuộc sở hữu và chịu quản lý trực tiếp của
người khác gọi là chủ nô. Và dường như nô lệ không có bất cứ một quyền hạn gì trong xã hội; họ
không có sự tự do hoạt động theo bản năng, và cũng hầu như không được trả lương hay phí để sinh
hoạt, ngoài những nhu cầu thiết yếu không thể thiếu như thức ăn, quần áo và chỗ ở. Nhưng đôi khi
những nhu cầu thiết yếu ấy lại còn không được đáp ứng đúng như một con người bình thường. Trong
xã hội của Hy-La cổ đại chính là như vậy. Khi trong chính quốc gia ấy hình thành nên thể chế chiếm
hữu nô lệ thì rõ ràng, trong xã hội ta nhìn thấy khá nét hai tầng lớp chủ đạo: chủ nô- nô lệ. Và người nô
lệ dẫu bị đạp đổ đến tận cùng của xã hội nhưng họ lại đóng một vai trò vô cùng quan trọng và dường
như đây chính là nguồn thúc đẩy hay động lực để kinh tế, xã hội chiếm hữu nô lệ của Hy-La cổ đại
phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
2.Nô lệ dưới thời Hy Lạp cổ đại
Người Crete trong quá trình xây dựng nền văn minh ở khu vực biển Aegean đã dựng nên ở nơi đây một
quốc gia chiếm hữu nô lệ, lấy thành Cnosso làm thủ đô, và xây dựng các thành thị khác như Mallia,
Phaisto, Gounia…Có thể nói, nô lệ đã mầm mống xuất hiện ngay từ thời gian này.
Thời kỳ Homer, hầu như nô lệ ở thời điểm này chưa bị chủ nô, quý tộc đối xử tàn nhẫn nhưng bắt đầu
từ đây, xã hội đang dần hình thành trong lòng nó tầng lớp nô lệ và sau này tầng lớp ấy trở thành tầng
lớp bị bóc lột trong xã hội chiếm hữu nô lệ sau này.
Từ thế kỷ VIII đến thế kỷ V TCN, quý tộc theo thời gian cũng tích lũy nhiều cho mình tư liệu sản xuất
và sống dựa vào sự lao động của dân nghèo và nô lệ đang dần hiện hữu. Nô lệ cũng dần xuất hiện nhiều
hơn khi những thành viên của xã hội thị tộc cũ bị phân hóa, một số bị tước ruộng đất phải làm nô lệ vì
nợ; số lượng chủ yếu là từ nô lệ chiến tù, nô lệ mua bán từ những chợ nô lệ. Ở thế kỷ VI TCN, đảo
Kyosk đã xuất hiện những chợ nô lệ và nô lệ vì nợ.
Thời nhà nước Sparta: Người Sparta tức người Dorian với sự chiến thắng đã là giai cấp cầm quyền, họ
bắt đầu sự nô dịch, bóc lột sức lao động của người Perioikoi và nô lệ Hilotes là cơ bản nhất. Không nói
đến người Perioikoi, nô lệ người Hilotes chiếm số lượng đông đảo (khoảng 200.000 người). Hilotes
được coi là nô lệ chung của nhà nước. Nô lệ này được gắn chặt vào ruộng đất, phải lao động sản xuất
và hưởng một phần thu hoạch. Nô lệ Hilotes không có quyền lợi về chính trị, thân thể, tư pháp nhưng
vẫn được có gia đình riêng, có thu nhập riêng, lệ thuộc vào chủ nô nhưng lại là sở hữu chung của nhà
nước .
Thời kỳ thành bang Athens: Với sự phát triển mau lẹ, quan hệ hàng hóa và tiền tệ ở đây đã phát triển
từ lâu và nhanh chóng. Xã hội có giai cấp dần xuất hiện, trong lúc đó, dân tự do và nông dân dần dần bị
tầng lớp quý tộc đặt ách nô dịch và cùng thời điểm ấy, vì nợ nần mà họ bị biến thành nô lệ. Nông dân
vùng Attique bị đặt ách nô dịch nợ nần, để trả nợ họ phải nộp 5/6 hu hoạch của mình cho giai cấp
chiếm hữu ruộng đất lớn. Ai không làm đúng hẹn sẽ bị đem bán làm nô lệ. Khi mâu thuẫn dần hình
thành rõ nét thì hai cuộc cải cách mang tính bước ngoặt của Solon (đầu thế kỷ VI TCN) và
Cleisthennes (cuối thế kỷ VI TCN) là hai cuộc cách tân quan trọng trong lịch sử cũng như đối với tầng
lớp nô lệ.
Chiến tranh Hy Lạp- Ba Tư (499-448 TCN): Là một trong hai cuộc chiến tranh lớn của lịch sử Hy Lạp,
vì vậy lực lượng quân đội sẽ trở nên rất thiết yếu cho lúc bấy giờ. Người Athens thời kỳ này đã sử dụng
toàn bộ sức lực để chiến đấu và đã tuyên bố những nô lệ tham gia chiến đấu sẽ được thả tự do. Sau,
người Athens đã đuổi người Ba Tư ra khỏi Tharce; một số tác giả cổ đại nói rằng sau một chiến dịch
nào đó, người Athens đã đem bán 20.000 tù binh làm nô lệ. Cuộc chiến thành công không thể không
nhắc đến sự huy động lực lượng từ các tầng lớp, trong đó nô lệ không thể thiếu.
Athens từ thế kỷ V đến IV TCN: Nô lệ thời kỳ này trở thành một loại “hàng hóa” được người Athens
quan tâm. Lực lượng này trở thành động lực sản xuất cơ bản của chế độ chiếm nô khu vực Địa Trung
Hải. Cảng Piraues cũng là trung tâm nhập và xuất hàng đoàn nô lệ. Piraeus, Delos,… trở thành những
trại mua bán nô lệ vào loại bậc nhất thế giới cổ đại. Với nền kinh tế chiếm hữu nô lệ, thì vai trò của
tầng lớp này cũng giữ trọng yếu trong sản xuất ra của cải cho xã hội. Nô lệ xuất hiện ở khắp nơi và ở
mọi ngành nghề trong xã hội; là lực lượng chèo thuyền chủ yếu và là những người lao động nặng nhọc
ở các hầm mỏ; số lượng nô lệ thời kỳ này ước tính khoảng 365.000 trong khi dân tự do chỉ có 90.000
người. Nô lệ thời kỳ này bị xem như “của cải di động” và là một thứ “công cụ biết nói” phục vụ cho
giới cầm quyền.
Chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp phát triển đến mức nó đạt đến sự hoàn hảo khi đã phân công lao động khá
rõ ràng trong xã hội, tạo nên lao động chân tay- lao động trí óc và nhờ vậy tầng lớp trí thức có thêm
thời gian để nghiên cứu khoa học, triết học,… Đến thế ky IV TCN, số nô lệ do tư nhân quản lý vẫn còn
hàng chục hoặc hàng trăm. Nô lệ trở thành lực lượng lao động chính cho xã hội đương thời.
Sang thế kỷ III TCN, chế độ nô lệ dần không phát triển được nữa, những cuộc thí nghiệm chia đất cho
nô lệ và nông dân phá sản đã diễn ra. Đây có thể là tiền đề đầu tiên để xã hội Hi Lạp chuyển sang
phương thức sản xuất phong kiến.
3.Nô lệ dưới thời La Mã cổ đại
Khi phương thức sản xuất mới đang dần hình thành thì sự chinh phục của La Mã vào cuối thế kỷ III
TCN – đầu thế kỷ II TCN đã cắt đứt con đường hình thành mầm móng ấy.
La Mã thời cộng hòa: Với nhiều chiến thắng liên tiếp, La Mã đã dành về cho mình nhiều phần lợi khác
nhau trong đó có nguồn lợi về nô lệ. Đánh thắng Tarent, La Mã bán 30.000 tù binh làm nô lệ, cuộc
chiến Cartage đã cung cấp cho La Mã 95.000 tù binh làm nô lệ (lần thứ nhất: 25.000 nô lệ; lần thứ hai:
20.000 nô lệ; lần thứ ba: 50.000 nô lệ), hay với chiến thắng ở Sardinia, La Mã đã nắm trong tay 80.000
tù binh biến thành nô lệ…Những chợ buôn nô lệ mọc lên mỗi một nhiều, trong đó ở vùng Địa Trung
Hải có thể nhắc đến chợ buôn nô lệ Delos (biển Aegean), Active (Italia),… Nô lệ từ vùng đông của Địa
Trung Hải đều được đưa đến Delos, có khi một ngày có thể bán được 10.000 nô lệ. Chính những điều
kiện này đã thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế và chế độ chiếm hữu nô lệ của thời kỳ cộng hòa.
Với sự hình thành và phát triển loại hình kinh tế nông nghiệp Latifundia, sức lao động của nô lệ cũng
được tập trung với phương thức sản xuất độc canh. Số nô lệ phục vụ cho loại hình kinh tế này có thể
đến hàng ngàn nô lệ. Nông dân tự do bị đẩy lùi xuống vị trí thứ yếu và lực lượng chủ yếu cho loại hình
kinh tế này là lực lượng nô lệ; thúc đẩy sự phát triển của chế độ chiếm hữu nô lệ cùng với sự phát triển
của loại hình kinh tế nông nghiệp Latifundia.
Về mặt công nghiệp và thương mại: Các xưởng thủ công phát triển và mỗi lúc có xu hướng chuyên
môn hóa trong mỗi xưởng, các vùng ở La Mã. Cùng với đó, giới quý tộc chủ nô La Mã thừa cơ hội ấy
đã lập nên nhiều công xưởng tư cho mình. Những công trường chế biến dầu oliu, đóng thuyền, khai
thác hầm mỏ hay như công trường khai thác mỏ bạc ở Tây Ban Nha đã sử dụng rất nhiều nô lệ (ước
tính lên đến 40.000 nô lệ).
Từ những vấn đề trên, có thể thấy nguồn gốc nô lệ ở La Mã cũng từ rất nhiều nơi khác nhau: nô lệ
quan trọng nhất là tù binh, nô lệ vì nợ, người dân bị cướp biển bắt cóc làm nô lệ, nô lệ do nữ nô sinh
ra, còn có một số lượng nhỏ nô lệ có nguồn gốc từ đám trẻ lang thang, mồ côi vô thừa nhận được gia
chủ đem về nuôi và biến thành nô lệ. Nguồn nô lệ ở La Mã được cung cấp từ những nguồn không
giống nhau, tính bất ổn cao và không có sự đồng đều. Trong số lượng ấy nô lệ là tù binh vẫn là nguồn
cung cấp thiết yếu nô lệ cho chế độ chiếm nô La Mã.
Với nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh đặc biệt là với mô hình Latifundia đã giúp thúc đẩy kinh
tế La Mã đi lên. Vì vậy mà vai trò của nô lệ càng ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế
nông nghiệp ấy. Ở thời kỳ này công cụ lao động vẫn còn thô sơ, lạc hậu, nên nô lệ hầu như làm việc cả
ngày và đảm nhận toàn bộ công việc mà công cụ không thể làm được. Mọi công việc từ canh tác, làm
đất, gieo trồng đến chăm sóc thu hoạch mùa màng thì nô lệ vẫn giữ vai trò quản lý. Nô lệ cũng được
trực tiếp sử dụng trong các hầm mỏ của chủ nô; nô lệ được sử dụng làm sức lao động khuân vác trong
các thương thuyền ở Địa Trung Hải; ở gia đình của các trưởng nô nô lệ được dùng từ những công việc
đơn giản nhất như quét dọn nhà cử, giữ ngựa, nấu bếp đến những công việc phức tạp như nhạc công,
vũ nữ, giáo viên, thu ký, … . Nô lệ cũng được sử dụng như một trò mua vui cho giới chủ nô khi họ bị
biến thành những đấu sĩ đấu với nhau hoặc phải đấu với thú dữ. Nô lệ được coi là thứ “công cụ biết
nói”, là “công cụ di động” của giới chủ nô trong thể chế chiếm hữu nô lệ La Mã và được pháp luật
quốc gia này thừa nhận, qui định.
Đời sống nô lệ vô cùng cực khổ khi họ phải vác trên mình phương châm “sử dụng nhiều nhất nhưng
chi phí ít nhất” của bọn chủ nô. Họ phải làm việc quanh năm và số lượng ngày nghỉ chỉ đếm trên đầu
ngón tay; họ làm việc cật lực trong các hầm mỏ, xưởng thủ công, các bến cảng, các thuyền buôn,
thuyền chiến và đặc biệt là trong các Latifundia. Họ bắt lao động khổ sai, đói khát, bệnh tật luôn hiện
hữu với những người làm nô lệ hoặc như chiến tù Cartage phải bị bắt lao động trong khi chân vẫn phải
đeo xiềng xích. Chính sức lao động của nô lệ đã tạo nên những nguồn lợi kinh tế dồi dào; thiết lập nên
cuộc sống vươn giả cho giới chủ nô. Có lẽ vì vậy mà nền kinh tế của xã hội La Mã luôn trong tình
trạng phồn thịnh nhưng mặt khác lại làm cho chế độ chiếm hữu nô lệ mỗi lúc một suy yếu.
Trong thời kỳ cực thịnh của chế độ chiếm hữu nô lệ La Mã (thế kỷ I và II): Nền kinh tế thời này đã có
những bước phát triển mới trong lĩnh vực thủ công nghiệp, thương nghiệp, … . nô lệ vẫn được sử dụng
là lực lượng lao động chính ở các xưởng thủ công của nhà nước hay tư nhân. Từ những năm cuối thế
kỷ II đầu thế kỷ III đã xuất hiện một hiện tượng mới trong nền kinh tế nông nghiệp La Mã khi một số ít
Latifundia dã bắt đầu sang cây lương thực hoặc một số chủ nô đã chủ động chia nhỏ các ruộng đất của
mình thành các ruộng nhỏ hơn cùng với một số công cụ lao động và giao cho nô lệ quyền tự do sản
xuất.
La Mã thời kỳ khủng hoảng và suy vong (thế kỷ III – IV): Chế độ chiếm hữu nô lệ đã dần bộc lộ những
dấu hiệu suy thoái khủng hoảng nghiêm trọng khi số lượng nô lệ ngày càng giảm sút; nô lệ tù binh
cũng giảm vì không còn nhiều cuộc chiến tranh như trước; sự giảm sút ấy đã dẫn đến một hiện trạng tất
yếu của thời cuộc khi lực lượng sản xuất chính của xã hội đã không còn dồi dào như trước. Sự bóc lột
nặng nề cùng với khối lượng công việc lớn đã làm giảm sút chất lượng cũng như sức lao động của nô
lệ; năng suất lao động ngày càng giảm sút khi nô lệ đang dần tìm mọi cách để phá hoại kinh tế của chủ
nô. Sự khủng hoảng và dần đi đến sự suy vong của chế độ chiếm hữu nô lệ đã đặt ra cho giới chủ nô La
Mã một yêu cầu trước mắt là cần phải thay đổi cách đối xử cũng như phương thức sử dụng nô lệ. Trong
khi nhà nước đang cố gắng cứu vãn cho chế độ ấy khỏi sự sụp đổ thì giới quý tộc chủ nô ruộng đất đã
có những bước đi mới khi dần hình thành nên chế độ mới gọi là lệ nông – tiền thân của giai tần nông
nô dưới chế độ phong kiến.
4.Tổng quan về vai trò
Rõ ràng, hình thái chiếm hữu nô lệ với vai trò của nô lệ trong xã hội Hy Lạp- La Mã cổ đại có một tầm
quan trọng mà không ai có thể phủ nhận. Người nô lệ ở thời kỳ này chính là nguồn động lực thúc đẩy
kinh tế phát triển, nhưng đồng thời cũng gây nên nhiều mâu thuẫn xã hội gay gắt mà phần thắng lúc
nào cũng nghiêng về phía chủ nô; nô lệ không có bất cứ quyền hành gì ngoài việc chỉ biết phục tùng
chủ nhân của mình. Điều này đã hình thành nên những xáo trộn trong lòng xã hội của Hy-La nhưng
không vì thế mà nó ngăn cản sự phát triển đi lên của kinh tế cũng như sự giàu mạnh của quốc gia.
Nô lệ luôn luôn phải chịu sự nô dịch nặng nề của giới chủ nô dù muốn hay không. Họ còn là những
thành phần tham gia trực tiếp trong những cuộc chiến tranh và sau những cuộc chiến ấy, họ không chỉ
không có được thành quả nào nào mà có khi chính họ lại bị biến thành một “vật phẩm” để những kẻ
thua cuộc cống nạp cho kẻ dành chiến thắng. Vai trò của nô lệ vì vậy cũng trở nên “linh hoạt” đối với
xã hội Hy- La cổ đại.
Người nô lệ luôn bị coi như là “món hàng”, một thứ “công cụ biết nói” hay thậm chí là một thứ “đồ
vật” vô giá trị của chủ nô. Họ phải làm việc cật lực và liên tục trong những môi trường độc hại. Vai trò
của họ không được đề cao nhưng chính họ lại là tầng lớp duy nhất trong xã hội làm ra của cải dồi dào.
Chủ nô nắm mọi quyền hành chính trị. Nhà nước gồm nhiều bộ phận do dân tự do hay quý tộc bầu ra
và làm việc theo thời hạn, giải quyết mọi việc trong nước và các cuộc chiến tranh. Chủ nô ở Hy Lạp-La
Mã không bao giờ phải lao động chân tay, mà chỉ làm chính trị hoặc hoạt động văn hóa, nghệ thuật vì
bản thân họ coi lao động chân tay là công việc dành riêng cho nô lệ và mình không phải là người phải
làm những công việc thấp hèn ấy. Họ có một cuộc sống sung sướng, nhàn hạ mà không phải lo về của
cải, vật chất; mọi thứ họ đều áp đặt lên cho tầng lớp nô lệ; họ luôn luôn trong tư thế sẵn sàng đưa sự
nô dịch, sự bóc lột sức lao động lên trên tầng lớp nô lệ mà không cần phải suy nghĩ.
5.So sánh với nô lệ phương Đông
Ở Phương Tây, mà đại biểu ở đây là Hy Lạp- La Mã cổ đại theo như học thuyết của Mác – Lênin, chế
độ chiếm hữu nô lệ ở đây mang tính chất điển hình (hay còn gọi là kiểu nhà nước chiếm hữu nô lệ điển
hình). Sự điển hình thể hiện ở tính chất, số lượng và vai trò nô lệ trong các ngành sản xuất. Hy Lạp và
La Mã là nơi mà số lượng nô lệ hết sức đông đảo, là lực lượng lao động chính tạo ra của cải và sự giàu
có cho chủ nô. Nô lệ là lực lượng lao động chính trong xã hội. Mọi của cải đều nhờ sức lao động của
nô lệ mà có : từ việc sản xuất lúa gạo ở các trang trại đến việc làm ra các sản phẩm thủ công như giày
dép, quần áo v.v… Họ cũng là những người phục vụ trong các gia đình quý tộc, quan lại như những
con hầu, đầy tớ.
Còn ở nhà nước Phương Đông cổ đại nhiều lại mang một cái tên khác là kiểu nhà nước Châu Á (hay
Phương thức sản xuất châu Á) mang những đặc trưng riêng. Ở các nước phương Đông, thiết chế chính
trị của nhà nước chiếm hữu nô lệ là quân chủ chuyên chế tập quyền, trong khi đó Hy Lạp lại thiết lập
nhà nước Cộng hòa dân chủ chủ nô, ở La Mã là nhà nước Cộng hòa quý tộc chủ nô. Khác với Phương
Tây, chế độ nô lệ Phương Đông lại không mang tính chất điển hình, mà mang nặng tính chất gia trưởng
hay còn được gọi là kiểu nô lệ gia trưởng, điều đáng nói ở đây là nô lệ thời kì này không là phải lực
lượng dồi dào và mang sự chủ đạo chính trong xã hội, mà chủ yếu nô lệ ở các quốc gia cổ đại phương
Đông chỉ phục cụ trong gia đình các quý tộc. Nô lệ có nguồn gốc xuất thân chủ yếu từ các tù binh
chiến tranh, hoặc những người nông dân, thợ thủ công bị phá sản, nô lệ vì nợ có nhưng khôn nhiều.

Qua những dẫn cứ trên, có thể nói vai trò của nô lệ trong thời kỳ Hy Lạp- La Mã cổ đại là vô cùng
quan trọng. Đây chính là nguồn cơn của mọi sự việc trong đời sống; cũng là tầng lớp chịu nhiều thòi
nhất ở đương thời nhưng lại là nguồn lao động và là nguồn tạo của cải vật chất, nguồn phục dịch cho
chiến tranh của các quốc gia, cho xã hội đương thời. Ta có thể thấy rõ nô lệ đã trở thành một tầng lớp
chủ đạo trong suốt thời kỳ chiếm hữu nô lệ của phương Tây cổ đại mà tiêu biểu ở đây là Hy Lạp và La
Mã cổ đại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Văn Chương (chủ biên-2014), Nguyễn Thị Ty, Trần Đình Hùng, Lịch sử Thế
giới cổ trung đại, Nhà xuất bản đại học khoa học Huế
2. Lương Ninh (chủ biên-2005), Đinh Ngọc Bảo, Đặng Quang Minh, Nguyễn Gia Phu,
Nghiêm Đình Vỳ, Lịch sử thế giới cổ đại, Nhà xuất bản giáo dục

Trình bày sự phát triển của đại điền trang Latifundia và sự hình thành chế
độ lệ nông ở Lamã. Tại sao nói người lệ nông là tiền thân của nông nô trung
đại ở Tây Âu

a. Sự hình thành và phát triển của Latifundia

Sau những chiến thắng quân sự, lãnh thổ của Rôma không ngừng mở rộng cũng
là lúc giới quý tộc, thương nhân bỏ tiền ra để mua về những vùng đất mênh
mông và biến thành tài sản riêng của mình. Ngoài ra, bọn quý tộc còn dựa vào uy
thế của mình để lấn chiếm ruộng đất công, đất tư hữu của dân nghèo, dân lưu
tán, binh sĩ tử trận… Cuối cùng, họ có trong tay những vùng đất mênh mông.
Trên cơ sở đó, các điền trang lớn hay đại trại – Latiphunđia xuất hiện.

Latiphunđia là sở hữu đất trồng của chủ nô, sức dụng sức lao động tập thể của
nô lệ với phương thức sản xuất độc canh. Do vậy, muốn thiết lập Latiphunđia
phải có 2 yếu tố: chế độ sở hữu ruộng đất lớn của tư nhân và có đầy đủ nô lệ
thực thụ. Trong Latiphunđia thường trồng các loại cây như nho, oliu và có luôn
xưởng chế biến dầu oliu, ép và làm rượu nho. Các Latiphunđia ở Nam Italia – nơi
có những đồng cỏ trù phú lại chủ yều kinh doanh nghề chăn nuôi.

Nền kinh tế của Latiphunđia mang tính chất hai mặt khá rõ rệt (vừa khép vừa
mở):

+ Đó là nền kinh tế nông nghiệp trong khuôn khổ của nền kinh tế tự nhiên, cung
cấp đầy đủ nhu cầu của điền trang (mang tính khép kín)

+ Sản phẩm của nó lại gắn bó chặt chẽ với hoạt động thủ công nghiệp, thương
mại trong khuôn khổ của nền kinh tế hàng hóa (mang tính mở rộng).

Chế độ chiếm hữu nô lệ La Mã phát triển mạnh mẽ gắn liền với sự hưng thịnh của
các Latifundia

b. Sự ra đời và phát triển của chế độ lệ nông

các Latiphunđia chuyển sang trồng cây lương thực. Chủ nô không sử dụng sức
lao động tập thể của nô lệ mà giao trực tiếp cho nô lệ những mảnh ruộng nhỏ
cùng với công cụ sản xuất để nô lệ tự tiến hành nền tiểu sản xuất của họ rồi nộp
sản phẩm cho chủ nô. Lối bóc lột mới này vừa có lợi cho chủ, vừa có lợi cho
người sản xuất, vừa kích thích hứng thú và khả năng lao động của họ để tạo ra
năng suất lao động cao. Như vậy, đã xuất hiện một chế độ mới – chế độ lệ nông.

Xã hội xuất hiện tầng lớp mới – lệ nông. Thời kì đầu, lệ nông là những người tự
do (có thể là nông dân có ruộng hoặc nô lệ được giải phóng), có quyền công
dân, có thể đảm nhận những chức vụ tôn giáo hoặc là thành viên của các hội
đồng địa phương. Mối quan hệ chủ nô – lệ nông chỉ là quan hệ về kinh tế. Canh
tác ruộng của chủ nô, lệ nông thường phải nộp từ 1/3 đến ½ sản phẩm thu
hoạch cho chủ nô và hàng năm thực hiện không công trên đất của chủ từ 6 đến
12 ngày công. Do đó, thân phận của lệ nông cũng được nâng cao hơn.

Tuy nhiên, từ thế kỉ III, thân phận của lệ nông bắt đầu thay đổi và ngày càng thấp
kém hơn. Lệ nông là những người trực tiếp sản xuất và bị trói buộc vào ruộng đất
của chủ, lệ thuộc chủ về thân phận. Thân phận lệ nông có tính chất thế tập, cha
truyền con nối và hoàn toàn bị trói buộc vào ruộng đất. Họ không có quyền tự do
tư hữu, không có quyền công dân. Không được quyền kết hôn với người tự do và
hôn nhân giữa họ với nhau cũng không được luật pháp thừa nhận. Như vậy, thân
phận của lệ nông của chẳng khá hơn nô lệ là bao. Tuy nhiên, họ lại được tự do
tương đối trong sản xuất và được hưởng một phần thu hoạch. Vì thế, họ không
còn là nô lệ nhưng cũng không là dân tự do, họ là tiền thân của “nông nô thời
trung đại”

You might also like