You are on page 1of 2

Chế độ nô lệ của la mã qua tưng giai đoạn

*kiến thức cơ bản về vai trò của nô lệ trong xã hội La Mã cổ đại.


Khái niệm :
-Hình thái gọi là “Chiếm hữu nô lệ” đặc trưng của hình thái này là nói đến tầng
lớp “nô lệ”, vốn được xem là nguồn thúc đẩy phát triển của hình thái kinh tế thời
bấy giờ .Hình dung một cách khái quát nhất vai trò của tầng lớp này đối với sự phát
triển và suy vong của chế độ chiếm hữu nô lệ ở La Mã cổ đại.
- Nguần gốc của nô lệ ở La Mã cũng từ rất nhiều nơi khác nhau: nô lệ quan trọng
nhất là tù binh(đặc biệt là tù binh chiến tranh ), nô lệ vì nợ, người dân bị cướp biển
bắt cóc làm nô lệ, nô lệ do nữ nô sinh ra, còn có một số lượng nhỏ nô lệ có nguồn
gốc từ đám trẻ lang thang, mồ côi.
Sơ lược về vấn đề :
Trước hết Nô lệ trong xã hội chiếm hữu nô lệ là những người thuộc sở hữu và chịu
quản lý trực tiếp của người khác gọi là chủ nô. Và dường như nô lệ không có bất cứ
một quyền hạn gì trong xã hội; họ không có sự tự do hoạt động theo bản năng, và
cũng hầu như không được trả lương hay phí để sinh hoạt, ngoài những nhu cầu
thiết yếu không thể thiếu như thức ăn, quần áo và chỗ ở. Nhưng đôi khi những nhu
cầu thiết yếu ấy lại còn không được đáp ứng đúng như một con người bình
thường.Đặc biệt trong xã hội La Mã thì khi quôc gia đó hình thành lên thể chế
chiếm hữu lô nệ thì ta càng thấy nó một cách rõ nét với hai tầng lớp chủ đạo : chủ
nô-nô lệ .Chính vì vai trò đặc biệt quan trong với kinh tế cho nên xã hội chiếm hữu
nô lệ của La Mã cổ đại phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Nô lệ dưới thời La Mã cổ đại:
Vào cuối thế kỷ III TCN – đầu thế kỷ II TCN(La Mã thời cộng hòa). Với nhiều
chiến thắng liên tiếp,La Mã đã dành về cho mình nhiều phần lợi khác nhau trong đó
có nguồn lợi về nô lệ.Như chiến thắng, Cartage,Tarent và Sardinia.Minh chứng cho
điều đó ta có thể nói đến một số địa điểm như chợ buôn nô lệ Delos (biển Aegean),
Active (Italia),… Chính những điều kiện này đã thúc đẩy quá trình phát triển kinh
tế và chế độ chiếm hữu nô lệ của thời kỳ cộng hòa.
+Về công nghiệp thương nghiệp : các xưởng thủ công phát triển và mỗi lúc có xu
hướng chuyên môn hóa trong mỗi xưởng, các vùng ở La Mã. Những công trường
chế biến dầu oliu, đóng thuyền, khai thác hầm mỏ.
+Về nông nghiệp : nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh đặc biệt là với mô hình
Latifundia đã giúp thúc đẩy kinh tế La Mã đi lên. Vì vậy mà vai trò của nô lệ càng
ngày càng có vai trò quan trọng. Từ canh tác, làm đất, gieo trồng đến chăm sóc thu
hoạch mùa màng thì nô lệ vẫn giữ vai trò quản lý. Nô lệ cũng được trực tiếp sử
dụng trong các hầm mỏ của chủ nô.
Tổng quan về vai trò:
Hình thái chiếm hữu nô lệ với vai trò của nô lệ trong xã hội Hy Lạp- La Mã cổ đại
có một tầm quan trọng mà không ai có thể phủ nhận. Người nô lệ ở thời kỳ này
chính là nguồn động lực thúc đẩy kinh tế phát triển.
+Nô lệ luôn luôn phải chịu sự nô dịch nặng nề của giới chủ nô dù muốn hay
không.họ được coi như là một “vật phẩm” để những kẻ thua cuộc cống nạp cho kẻ
dành chiến thắng. Vai trò của nô lệ vì vậy cũng trở nên “linh hoạt” đối với xã hội
Hy- La cổ đại.
+Nô lệ luôn bị coi như là “món hàng”, một thứ “công cụ biết nói” hay thậm chí là
một thứ “đồ vật” vô giá trị của chủ nô. Họ phải làm việc cật lực và liên tục trong
những môi trường độc hại. Vai trò của họ không được đề cao nhưng chính họ lại là
tầng lớp duy nhất trong xã hội làm ra của cải dồi dào.
+ Mọi thứ họ đều áp đặt lên cho tầng lớp nô lệ; họ luôn luôn phải trong tư thế sẵn
sàng đưa sự nô dịch, sự bóc lột sức lao động lên trên tầng lớp nô lệ mà không cần
phải suy nghĩ.
https://nghiencuulichsu.com/
1. Đặng Văn Chương (chủ biên-2014), Nguyễn Thị Ty, Trần Đình Hùng, Lịch
sử Thế giới cổ trung đại, Nhà xuất bản đại học khoa học Huế
2. Lương Ninh (chủ biên-2005), Đinh Ngọc Bảo, Đặng Quang Minh, Nguyễn
Gia Phu, Nghiêm Đình Vỳ, Lịch sử thế giới cổ đại, Nhà xuất bản giáo dục

You might also like