You are on page 1of 4

Lịch sử

TRẮC NGHIỆM

Bài 1

Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu

Từ thế kỉ III, đế quốc La mã lâm vào tình trạng khủng hoảng. Các cuộc đấu tranh của nô lệ dẫn đến tình
trạng sản xuất sút kém, xã hội ngày càng rối ren. Đến nửa cuối thế kỉ V, các bộ tộc người Giéc-man từ
phương bắc tràn xuống lãnh thổ, đưa đến sự diệt vong của đế quốc La Mã (476). Chế độ phong kiến
từng bước được hình thành ở Tây Âu.

Quá trình phong kiến hóa diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc ở Vương Quốc Phơ-răng với sự hình thành của các
giai cấp mới – lãnh chúa phong kiến và nông nô.

Bài 2

Các cuộc phát kiến địa lý

Năm 1487, B. Đi-a-xơ – hiệp sĩ hoàng gia Bồ Đào Nha, đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đến được mũi cực
nam châu Phi – mũi Hảo Vọng.

Năm 1492, C. Cô-lôm-bô cùng đoàn thủy thủ từ Tây Ban Nha đi về phí tây, vượt qua Đại Tây Dương và
đã tìm ra vùng đất mới – châu Mỹ.

Năm 1497, đoàn thám hiểm của V. Ga-ma gồm 4 chiếc tàu với 160 thủy thủ rời cảng Li-xbon (Bồ Đào
Nha), cũng vòng qua điểm cực Nam châu Phi và cập bến Ca-li-cút ở phía tây nam Ấn Độ (1498). Ước mơ
phát hiện tuyến đường biển sang Ấn Độ đã được thực hiện.

Năm 1519, Ph. Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm từ Tây Ban Nha. Đi về phía tây, hoàn thành chuyến đi
vòng quanh thế giới năm 1522.

Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu

Sau các cuộc phát kiến về địa lí, giới quý tộc và thương nhân châu Âu đẩy mạnh cướp bóc của cải, tài
nguyên từ các nước thuộc địa châu Á, châu Phi, châu Mĩ đem về châu Âu. Ở trong nước, họ dùng bạo lực
và nhiều thủ đoạn để tước đoạt ruộng đất của nông nô, tư liệu sản xuất của thợ thủ công...

Nhờ thế, tư sản ở Tây Âu đã tích lũy được một nguồn vốn ban đầu và tập hợp được đội ngũ đông đảo
những người làm thuê. Họ ra sức mở rộng kinh doanh, lập các công trường thủ công, những đồn điền
quy mô lớn và cả các công ti thương mại. Hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa xuất hiện.

TỰ LUẬN

Câu 1:

Vẽ sơ đồ

Sơ đồ trong sách trang 10


Quan hệ của lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến

Trong xã hội phong kiến, lãnh chúa sống bằng việc bóc lột sức lao động của nông nô. Nông nô là lực
lượng lao động sản xuất chính, nhận ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy, phải nộp tô và nhiều loại thuế
khác cho lãnh chúa như: thuế cưới xin, thuế ma chay...

Câu 2:

Nét chính của 1 số phát kiến địa lý ( như trên đã trình bày)

Tác động của phát kiến địa lý đến ngày nay

Mở ra con đường mới, tìm ra vùng đất mới, thúc đẩy hành hải quốc tế phát triển ...

Đem về cho châu Âu khối lượng lớn vàng bạc, nguyên liệu; thúc đẩy nền sản xuất và thương nghiệp ở
đây phát triển.

LÀm nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen và quá trình xâm chiếm, cướp bóc thuộc địa...

Câu 3:

Vai trò của thành thị trung đại

Phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh đại. Tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển kinh tế hàng
hóa.

Góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền.

Tạo cơ sở để xây dựng nền văn hóa mới, nhiều trường đại học được thành lập. Mang lại không khí tự do,
cởi mở.

Đưa đến dự xuất hiện của tầng lớp thị dân.

Địa Lí
TRẮC NGHIỆM

Chương 1

1 Trình bày vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ châu Âu theo những gợi ý sau

-Diện tích: trên 10 triệu km2 xếp thứ 5 thế giới

-Tọa độ địa lí: Nằm giữa các vĩ tuyến 36 độ B và 71 độ B

-Tiếp giáp:
Đông giáp châu Á

Tây giáp Đại Tây Dương

Bắc giáp Bắc Băng Dương

Nam giáp Địa Trung Hải

-Đặc điểm đường bờ biển là bị cắt xẻ mạnh, tạo thành nhiều bán đảo, biển, vũng vịnh ăn sâu vào đất
liền.

-Lãnh thổ châu Âu có hình dạng

Chương 2: Châu Á

1. Ở châu Á địa hình núi ca và hiểm trở chiếm tỉ lệ lớn trong tổng diện tích.
Địa hình được chia thành các khu vực:
Ở trung tâm là vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới. Một số dãy núi điển hình: Thiên
Sơn, Côn Luân, Hi-ma-lay-a.
Phía bắc là các đồng bằng và cao nguyên thấp, bằng phẳng.
Phía đông thấp dần về phía biển, gồm các núi, cao nguyên và đồng bằng ven biển.
Phía nam và tây nam gồm các dãy núi trẻ, các sơn nguyên và đồng bằng nằm xen kẽ.

2. Ở châu Á
Khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa chiếm diện tích lớn nhất
Khí hậu gió mùa có ở Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á
Khí hậu lục địa phân bố chủ yếu trong các vùng nội địa và ở khu vực Tây Á.

TỰ LUẬN

Câu 1:

EU là 1 trung tâm kinh tế lớn trên thế giới

GDP đứng thứ hai thế giới(chỉ đứng sau Mĩ)

EU so với thế giới chiếm 18% tỉ lượng cơ cấu GDP

Câu 2:

a. Các giải pháp bảo về bảo vệ môi trường ở châu Âu mà e tâm đắc nhất:

Câu 3:

Một số hệ thống sông lớn của châu Á sông Hoàng Hà, sông Trường Giang, sông Mê Công

Ý nghĩa của hệ thống sông đối với sản xuất và đời sống là:
Tích cực: - Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất

- Cung cấp thủy sản


- Làm thủy điện và du lịch
- Kết nối giao thông

Tiêu cực: Gây ra lũ lụt gây thiệt hại về người và của cải

You might also like