You are on page 1of 5

KỊCH BẢN

LỊCH SỬ 11: PHẦN CHÂU PHI VÀ MĨ LA-TINH


(Phục vụ cho bài thuyết trình)

I. Châu Phi
GIỚI THIỆU CHUNG
- Diện tích khoảng 29 triệu km² chiếm 19% đất đai của Trái Đất. Dân số hiện tại hơn 1,4 tỷ
người, chiếm 17,75% dân số thế giới, Châu Phi hiện đang đứng thứ 2 trên thế giới về dân số.

- Châu Phi có khí hậu nóng ẩm đặc trưng của vùng xích đạo. Ngoài khu vực hoang mạc khô hạn,
phần lớn lãnh thổ châu Phi có độ ẩm lớn, lượng mưa lớn và nhiệt độ nóng đặc trưng.

- Khoáng sản Châu Phi có nguồn khoáng sản phong phú, là châu lục đang nắm giữ 90% lượng
Cobalt, 90% Platin, 50% Vàng, 98% Crom, 70% Tantan, 64% Mangan và một phần ba lượng
Urani của thế giới. Ngoài ra, Châu Phi còn có dầu mỏ¬ và khí đốt, kim cương với trữ lượng lớn.

- Châu phi là cái nôi của nền văn minh nhân loại , 1 trong những nơi xuất hiện con người đầu
tiên, có nền văn minh cổ đại rực rỡ. Văn minh ai cập với những kim tự tháp khổng lồ đc công
nhận là kì quan thế giới
-Tổng quan về châu phi :
+ tài nguyên phong phú
+ nhân công rẻ mạt
+ thị trường rộng lớn
+ nền văn hoá cổ đại rực rỡ

- Đặc điểm kinh tế nhiều nước châu Phi là nền kinh tế tự phát, kinh tế của châu Phi bao gồm
thương mại, công nghiệp, nông nghiệp và nguồn nhân lực của lục địa. (cái này không nhất thiết
phải nói, nma nói cũng được)

– Châu Phi được xác định là lục địa nghèo nhất Thế giới. Toàn bộ GDP lết hợp của châu Phi chỉ
bằng một phần ba GDP của Hoa Kỳ.

II. CHÂU PHI VÀO TK XIX-ĐẦU TK XX (19 và 20)

Như các bạn đã được nghe, Châu Phi có nền văn minh cổ đại rực rỡ, giàu tài nguyên (Lục
Địa Đen), vì vậy mà các nước tư bản phương Tây tìm mọi cách để xâm lược và bóc lột sức
lao động của người dân tại đây
Vào những năm 70-80 của thế kỉ XIX(19), sau khi hoàn thành kênh đào Xuy-ê, các nước tư bản
phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi
 Đua nhau câu xứ châu phi
 Các quốc gia ở châu phi đều trở thành thuộc địa của tư bản phương Tây (slide 6)

Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, việc phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc đã cơ bản hoàn
thành, nhưng không đồng đều. Anh là đế quốc có nhiều thuộc địa nhất. (slide7)
-Đây là hình ảnh biếm họa thuộc địa của Anh ở Châu Phi: một chân của họ giẫm lên Ai Cập,
chân kia đặt lên Nam Phi (slide 8)

Nguyên nhân: Ách nô dịch tàn bạo của thực dân phương Tây đã khiến cho mâu thuẫn giữa nhân
dân châu Phi và các nước thực dân xâm lược ngày càng sâu sắc. Từ đó diễn ra phong trào đấu
tranh chống chủ nghĩa thực dân
* Các cuộc đấu tranh tiêu biểu:
Năm 1830 – 1874: Cuộc đấu tranh của Áp-đen Ca-đê ở Angiêri thu hút đông đảo lực lượng tham
gia => Pháp mất nhiều thập niên mới chinh phục được nước này.
Năm 1879 – 1882: Ở Ai Cập Atmet Arabi lãnh đạo phong trào “Ai Cập trẻ”
Năm 1882: Các đế quốc mới ngăn chặn được phong trào ở Xu-đăng.
Năm 1882 – 1898: Mu-ha-met At-mét đã lãnh đạo nhân dân Xu-Đăng chống thực dân Anh,
nhưng nhờ các nước đế quốc khác giúp đỡ bao vây Xu-đăng, gây ra một cuộc thảm sát đẫm máu
=> phong trào đấu tranh ở đây thất bại.
Năm 1889: Nhân dân Ê-ti-ô-pi-a tiến hành kháng chiến chống thực dân Italia. (Nổi bật trong
cuộc đấu tranh.)
Ngày 01/3/1896: Italia thất bại, Êtiôpia giữ được độc lập. Cùng với đó, Libêria là nước giữ được
độc lập ở cuối thế kỉ XIX đến đầu XX.
NHẬN XÉT
Kết quả: hầu hết phong trào đấu tranh chống thực dân của nhân dân châu Phi đều thất bại (trừ
Êtiôpia và Libêria).
Nguyên nhân thất bại: chênh lệch lực lượng, trình độ tổ chức thấp, bị thực dân đàn áp.
Ý nghĩa: thể hiện tinh thần yêu nước, tạo tiền đề cho giai đoạn sau - đầu thế kỉ XX

II. Sơ lược về Châu Mĩ La-tinh: (Mở đầu: Trước hết, …)


-Trái với sự nổi tiếng của từng quốc gia dựa trên các lĩnh vực như: văn hoá; ẩm thực; thể thao
hay danh lam thắng cảnh… Mỹ Latinh lại 0 phải 1 châu lục có cái tên được nhắc tới nhiều so với
các châu lục khác như Châu Á, Châu Âu…
-Thế nhưng, nhiệm vụ thuyết trình lần này đã vô tình giúp nhóm chúng tôi tìm hiểu được rất
nhiều điều thú vị, Nếu Châu Phi là “Lục Địa Đen” thì châu Mĩ La Tinh sẽ là “lục địa bùng cháy”.

- Vị trí địa lý: Là 1 phần lãnh thổ rộng lớn của châu Mĩ, trải dài từ Mê-hi-cô (Bắc Mỹ) tới Trung
và Nam Mỹ. Khu vực này bao gồm 20 nước Cộng hòa với tổng dân số khoảng 600 triệu người.
- Sở dĩ gọi đây là khu vực Mĩ La-tinh vì cư dân ở đây nói tiếng Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha
(ngữ hệ La-tinh với nguồn gốc là tiếng Roman cổ).
- Đại đa số người dân Mỹ Latinh là Kitô hữu, hầu hết theo Công giáo La Mã. Tuy nhiên, thành
viên của các giáo phái Tin Lành đang tăng lên, đặc biệt là ở Brasil, Panama và Venezuela.
(Đó là một vài thông tin về châu Mỹ Latinh, sau đây là những điều bên lề về châu lục này mà
nhóm chúng tôi tìm được)

* Những điều thú vị:


- Châu Mỹ Latinh hiện đang đứng thứ 2 về diện tích (42 triệu km²) và đứng thứ 4 về dân số
(666.794.328).
- (Với những ai yêu thích bóng đá…) Đây là cái nôi của rất nhiều cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp
vĩ đại như: Jose Nasazzi, Diego Maradona, Arsenio Erico, Elias Figueroa, … Đặc biệt hai cái tên
Pelé - “vua bóng đá” – trong quá khứ và Lionel Messi với 7 quả bóng vàng thời điểm hiện tại.
- Nơi đây nổi tiếng với điệu nhảy Samba sôi động – là sự kết hợp văn hóa khiêu vũ giữa Châu
Phi và Dân tộc mỹ, được du nhập vào Brazil, của những bài hát mùa World Cup cũng như một
trong những bản hit từng đứng đầu bảng xếp hạng trên youtube: “Despacito”.
- Một trong những địa danh vừa nổi tiếng vừa độc đáo ở đây chính là Thác nước Iguazu nằm
giữa biên giới ba nước Brazil, Argentina và Paraguay.
(Đó là những điều thú vị nho nhỏ về Mỹ Latinh mà nhóm tôi tìm hiểu được)

 Được rồi, hãy quay trở lại chuyên mục chính của chúng ta. Châu Mỹ Latinh giờ đây đã là đối
tượng được các vị khách ngoại quốc nhắm tới làm địa điểm du lịch, tham quan và hằng năm nơi
đây luôn đón một lượng khách không nhỏ. Một khía cạnh đủ để thấy sự phát triển, hiện đại và
tiện nghi, đa dạng ở nơi đây. Tuy nhiên, ngược dòng thời gian, nơi đây từng là châu lục của sự
hỗn loạn, bi thương, bị thuộc địa bởi các thế lực phương Tây. Bây giờ, hãy cùng <…> trở về quá
khứ, để tìm hiểu xem những gì đã xảy ra tại thời điểm ấy nhé!
(Trong lúc ấy: Thời điểm dừng chân sẽ nằm trong khoảng từ thế kỉ XIX đến XX. Trong khoảng
thời gian này đã nổ ra rất nhiều cuộc đấu tranh nhằm chống lại các thế lực ngoại xâm, và đa số
đều thắng lợi, thành lập ra các quốc gia như ngày nay. Tuy nhiên đến cuối thế kỉ XX, Mĩ lại tạo
ra một sự biến chuyển lớn lại châu lục này. Hãy đợi xem Mĩ đã làm gì nhé!)
(Kết thúc)
(Đợi tiêu đề bài đi lên hẳn)
Bức tranh các bạn đang thấy trên màn hình đây chính là bức hoạ của El Cotopaxi được vẽ vào
năm 1874, miêu tả một góc thiên nhiên ở châu Mỹ Latinh sau khi dành độc lập. Nhưng chúng ta
sẽ nói đến điều ấy sau, còn bây giờ, mở đầu cho chuyến đi khám phá, thế kỉ XVI sẽ là mốc
chúng ta xuất phát.

(chữ chạy)

1) XVI – XVII:
- Hệ luỵ của cuộc thám hiểm của Côlômbô đã biến Mỹ Latinh trở thành đối tượng xâm lược cho
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
- Từ thế kỉ XVI - XVII, đa số các nước Mỹ Latinh lần lượt biến thành thuộc địa của hai đất nước
kể trên.
- Chủ nghĩa thực dân khi ấy rất phản động, gây ra nhiều tội ác dã man, tàn độc. Vì vậy, động cơ
nổi dậy của nhân dân Mĩ Latinh ngày càng được dâng trào. Cho đến năm 1791, đã đánh dấu cuộc
đấu tranh ở Ha-i-ti, mở đầu cho hành trình gây dựng độc lập nơi châu lục Mĩ Latinh.
(bấm ảnh)

2) XVII – đầu XIX:


- Cuộc đấu tranh kéo dài đến năm 1804 thì Tút-xanh Lu-véc-tuy-a cùng những người da đen đã
giành thắng lợi, biến Ha-i-ti trở thành nước cộng hoà đầu tiên ở châu lục này.
- Mặc dù không lâu sau đó, Pháp quay trở lại và phục hồi chế độ thực dân của Ha-i-ti, song đây
cũng là động lực to lớn, cổ vũ tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc của người dân.
- Đầu thế kỉ XIX, chính xác là 2 thập kỉ đầu của thế kỉ ấy, các quốc gia ở Mĩ Latinh hầu hết
giành được độc lập, chỉ còn những vùng đất nhỏ như Guy-a-na, Cu-ba, đảo Pu-éc-tô hay quần
đảo Ăng-ti là còn chế độ thuộc địa.
---> Đây là một chiến thắng vô cùng to lớn của nhân dân Mĩ Latinh trong cuộc chiến đấu tranh
chống chủ nghĩa thực dân châu Âu.

(Quay lại trang chính)


(bấm ảnh)

3) Sau độc lập:


- Các nước đã có những bước tiến bộ về kinh tế, xã hội // Nhiều khu vực vẫn còn tiếp tục đấu
tranh chống lại chính sách bành trướng của Mĩ.
- Đây được coi là một trong những chính sách thâm độc của Mĩ, nhằm biến Mỹ Latinh trở thành
“sân sau” của mình. Chính sách này được biểu hiện qua những sự kiện như:

+ Năm 1823, Mĩ đưa ra học thuyết Mơn-rô, cho rằng “Châu Mĩ của người châu Mĩ”.
+ Năm 1889, tổ chức “Liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu Mĩ” được thành lập, gọi tắt là
Liên Mĩ.
+ Sử dụng sức mạnh quân sự để gây chiến tranh với các nước tư bản khác để tranh giành sự ảnh
hưởng. Chẳng hạn, năm 1898, Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha để sau đó chiếm Phi-lip-pin, Cu-
ba, Pu-éc-tô Ri-cô,…
+ Từ đầu thế kỉ XX, Mĩ khống chế nền kinh tế các nước Mĩ Latinh bằng cách áp dụng chính sách
“Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đô la” để tiến tới khống chế về chính trị, lần lượt xâm chiếm
các nước Pa-na-ma, Đô-mi-ni-ca-na, Ni-ca-ra-goa, Ha-i-ti; kiểm soát Hôn-đu-rát và 2 lần đem
quân đánh Mê-hi-cô.
 Kết quả là Mĩ, bằng sự thâm độc và cứng đầu của mình, đã thành công trong việc biến Châu
Mỹ Latinh trở thành “sân sau”, hay thuộc địa của mình.

 Có thể thấy, toàn bộ giai đoạn XIX – XX, chủ yếu nhấn mạnh vào các nước Mĩ Latinh giành
được độc lập, phát triển; và việc Mỹ từ từ biến châu lục có nền văn hoá đa dạng này trở về những
thế kỉ XVII bằng nhiều thủ đoạn, mưu kế xấu xa.

Đó là toàn bộ phần khám phá của chúng ta, có lẽ El Cotopaxi với bức hoạ yên bình của mình, đã
không chỉ thể hiện tình yêu của bản thân đối với Châu Mĩ Latinh, mà còn cho thấy khát vọng về
một châu lục hoà bình, ngày càng thêm giàu đẹp, phát triển và thịnh vượng. Cũng phải đáng tiếc
cho ông vì ngay sau khi bức hoạ hoàn thành vài năm thì Mĩ đã lăm le ý định thâm độc của mình
và thành công. Dù sao thì lịch sử, những gì qua đã qua rồi, cần có một nền tảng như vậy để Châu
Mĩ Latinh có thể lột xác thành như ngày nay!

Cảm ơn các bạn và thầy cô đã lắng nghe bài thuyết trình của nhóm 1(Huyền Nga, Minh Anh,
Xuyên)
HẾT

You might also like