You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SỬ ĐỊA KHỐI 4

Phần I. Lịch sử (5 điểm) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:
Câu 1 (0.5đ): Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc (Thăng Long) để làm gì?
A. Lên ngôi Hoàng đế B. Tiêu diệt chúa Trịnh
C. Thống nhất đất nước D. Đại phá quân Thanh
Câu 2 (0.5đ): Em hãy cho biết ý nào sau đây là sai?
A. Ngày 20 tháng chạp năm Tân Sửu, Quang Trung chỉ huy quân ra đến Tam Điệp. Quân
sĩ được lệnh ăn Tết trước, rồi chia thành 5 đạo quân tiến ra Thăng Long.
B. Đêm mồng 3 Tết năm Kỉ Dậu, quân ta kéo sát tới đồn Hà Hồi, quân Thanh hoảng sợ
xin hàng.
C. Mờ sáng mồng 5 Tết Kỉ Dậu, quân ta tấn công đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh bắn đại bác
ra dữ dội, khói lửa mù mịt. Quân ta ghép các mảnh ván thành tấm lá chắn, lấy rơm dấp
nước quấn ngoài, rồi cứ thế tiến lên. Cuộc chiến diễn ra ác liệt. Đồn Ngọc Hồi bị mất, tàn
quân Thanh bỏ chạy bị quân ta phục kích tiêu diệt.
D. Cũng vào mờ sáng mồng 5 Tết Kỉ Dậu, quân ta đánh mạnh vào đồn Đống Đa. Tướng
giặc Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử, Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy.
Câu 3 (0.5đ): Nguyễn Ánh lật đổ triều Tây Sơn, lập nên triều Nguyễn:
A. Giữa thế kỉ XIV B. Năm 1400 C. Năm 1786 D. Năm 1802
Câu 4 (0.5đ): Theo em, vì sao Lê Lợi chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch?
A. Vì ải Chi Lăng là vùng núi rộng có nhiều vàng bạc, thích hợp cho quân ta tập trung và
dự trữ lương thực.
B. Vì ải Chi Lăng là vùng núi rất cao, cách xa nơi quân địch đóng quân nên quân địch
không tìm đến được.
C. Vì ải Chi Lăng là vùng núi hiểm trở, đường nhỏ hẹp, rừng cây um tùm thích hợp cho
quân ta mai phục.
D. Vì ải Chi Lăng là vùng núi rộng, cách xa nơi quân địch đóng quân nên quân địch không
tìm đến được.
Câu 5 (0.5đ): Đâu là những tác giả tiêu biểu của văn học thời Hậu Lê:
A. Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Ngô Sĩ Liên
B. Ngô Sĩ Liên, Lê Lợi, Lê Thánh Tông
C. Nguyễn Trãi, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Lợi
D. Lê Thánh Tông, Quách Quỳ, Quang Trung
Câu 6 (0.5đ): Con sông nào làm gianh giới giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài?
A. Sông Mã B. Sông Gianh C. Sông Hồng D. Sông Đà

Câu 7 (0.5đ) Ở đầu thế kỉ XVI, đất nước ta bị chia cắt là do:
A. Các tập đoàn phong kiến xâu xé nhau tranh giành quyền lực.
B. Giặc ngoại xâm sang xâm lược nước ta.
C. Nhân dân ở các địa phương nổi lên tranh giành đất đai.
D. Các dân tộc nổi dậy giành quyền tự chủ.
Câu 8 (0.5đ) Trình tự nào sau đây đúng với hoàn cảnh ra đời của nhà Nguyễn?
Sau khi Quang Trung qua đời, triều đại … suy yếu dần. Lợi dụng thời cơ đó,
Nguyễn Ánh đã … tấn công nhà Tây Sơn. Năm 1802, triều đại Tây Sơn bị lật đổ. Nguyễn
Ánh …, lấy niên hiệu là ..., định đô ở Phú Xuân (Huế).
A. lên ngôi hoàng đế, Gia Long, Tây Sơn, huy động lực lượng
B. lên ngôi hoàng đế, Gia Long, huy động lực lượng, Tây Sơn
C. Gia Long, huy động lực lượng, Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế
D. Tây Sơn, huy động lực lượng, lên ngôi hoàng đế, Gia Long
Câu 9 (1đ): Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập? Em có nhận xét gì
về việc việc làm của nhà Hậu Lê?
- Đặt ra lễ xướng danh (lễ đọc tên người đỗ).
- Lễ vinh quy (lễ đón rước người đỗ cao về làng).
- Khắc tên tuổi người đỗ cao vào bia đá dựng ở Văn Miếu để tôn vinh người có tài.
- Qua việc làm trên em thấy thời Hậu Lê việc thi cử diễn ra nề nếp và có quy củ, …

Phần II. Địa lí (5 điểm) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:
Câu 1 (0.5đ): Đồng bằng lớn nhất nước ta là?
A. Đồng bằng Bắc Bộ
B. Đồng bằng duyên hải miền Trung
C. Đồng bằng Nam Bộ
D. Đồng bằng Bắc Bộ và Đồng bằng Nam Bộ
Câu 2 (0.5đ): Những điều kiện thuận lợi nào để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng
sản xuất lúa gạo, trái cây lớn nhất cả nước?
A. Nhờ thiên nhiên ưu đãi, người dân cần cù lao động.
B. Có nhiều dân tộc sinh sống.
C. Nhờ các thần linh phù hộ cho được mùa.
D. Nhờ có đất đai màu mỡ
Câu 3 (0.5đ): Những vùng nào nuôi và đánh bắt thủy sản nhiều nhất ở nước ta?
A. Các tỉnh ven biển từ Bắc vào Nam
B. Các tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ
C. Các tỉnh thuộc vùng đồng bằng Nam bộ
D. Các tỉnh thuộc vùng duyên hải miền Trung
Câu 4 (0.5đ): Một số nguyên nhân dẫn tới cạn kiệt nguồn hải sản ven bờ là:
A. Do ngư dân đánh bắt bừa bãi
B. Do nguồn nước bị ô nhiễm làm cá chết
C. Ở ven bờ có nhiều bãi tắm làm ảnh hưởng sự sinh sống của cá
D. Do có nhiều khách du lịch
Câu 5 (0.5đ): Đâu là thành phố cảng, trung tâm công nghiệp đóng tàu và là trung
tâm du lịch lớn của nước ta:
A. Thành phố Hà Nội B. Thành phố Hồ Chí Minh
C. Thành phố Cần Thơ D. Thành phố Hải Phòng
Câu 6 (0.5đ): Thứ tự nào sau đây đúng với những đặc điểm của chợ nổi trên sông ở
đồng bằng Nam Bộ:
Chợ nổi thường họp ở những đoạn thuận tiện cho việc gặp gỡ của .Việc mua
bán ở các diễn ra ; các loại hàng hóa bán ở chợ là rau quả, thịt cá, quần áo.
A. sông - xuồng ghe - tấp nập - chợ nổi B. sông - xuồng ghe - chợ nổi - tấp nập
C. xuồng ghe - sông - chợ nổi - tấp nập D. chợ nổi - sông - xuồng ghe - tấp nập
Câu 7 (0.5đ): Theo em vì sao Huế được gọi là thành phố du lịch?
A. Huế được xây dựng cách đây trên 400 năm và đã từng là kinh đô của nước ta thời nhà
Nguyễn.
B. Huế có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp, nhiều công trình kiến trúc cổ có giá trị nghệ thuật
cao nên thu hút rất nhiều khách du lịch.
C. Huế nổi tiếng với ẩm thực cung đình cao sang và mĩ vị, các gánh hàng rong, các món
ăn bình dân nhưng vẫn đầy sức hấp dẫn khó cưỡng.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 8 (0.5đ): Ý nào dưới đây đúng với vai trò của biển Đông đối với nước ta?
A. Biển Đông có nhiều khoáng sản, hải sản quý và có vai trò điều hoà khí hậu. 
B. Biển Đông có ít khoáng sản và hải sản quý.
C. Biển Đông là kho muối vô tận, đồng thời có nhiều khoáng sản, hải sản quý và có vai trò
điều hoà khí hậu; Ven bờ có nhiều bãi biển đẹp, nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho việc phát
triển du lịch và xây dựng các cảng biển.
D. Ven bờ có ít bãi biển không phát triển du lịch.
Câu 9 (1đ): Bằng sự hiểu biết của em, ở thành phố nơi em sinh sống có những khu di
tích lịch sử và những danh lam thắng cảnh nào? Em cần làm gì để bảo vệ, giữ gìn
những di tích lịch sử, di sản văn hoá và danh lam thắng cảnh?
Câu 9 (1đ): HS kể 4-5 danh lam thắng cảnh và khu di tích lịch sử (0.5đ)
- Danh lam thắng cảnh và khu di tích lịch sử thành phố Hà Nội: Tháp Rùa – Hồ Hoàn
Kiếm, Đền Ngọc Sơn, Nhà thờ Lớn Hà Nội, Nhà hát Lớn Hà Nội, Hoàng thành Thăng
Long – Cột cờ Hà Nội, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hồ Tây, Chùa Trấn Quốc, Chùa Một
Cột, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Cầu Long Biên, Thành Cổ Loa, Ô Quan Chưởng.

Nêu được việc cần làm (0.5đ)


- Là một học sinh, để bảo vệ, giữ gìn những di tích lịch sử, di sản văn hoá và danh lam
thắng cảnh em cần làm những việc sau:
+ Không vứt rác bừa bãi, giữ vệ sinh xunh quanh các di tích.
+ Nhắc nhở, tuyên truyền với mọi người giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa.
+ Đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hóa và danh lam thắng cảnh.
+ Giúp các cơ quan có trách nhiệm ngăn chặn những người phá hoại các khu di tích lịch sử
- văn hóa.
+ Tham gia các lễ hội truyền thống.

You might also like