You are on page 1of 6

KỊCH BẢN

Mở Đầu: Xin chào cô và các bạn,mình tên là Vi - là người sẽ thuyết trình cho
nhóm 4 về bài giảng ngày hôm nay . “ Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ
mùng 10-3 “ mỗi lần nhắc đến câu ca dao này , chúng ta lại nghĩ đến lễ hội Đền
Hùng – là lễ hội lớn nhất và cũng là lễ hội chung của toàn đất nước. mỗi dịp lễ
đến , cả nước lại nô nức hướng về nơi thiêng liêng – đền hùng . để có thể hiểu
hơn về đền hùng chúng ta hãy cùng nhau hướng lên màn hình để tìm hiều về di
tích lịch sử đặc biệt này nhé !!

- Đầu tiên chta hãy cùng nhau tìm hiểu về sự ra đời của ĐỀN HÙNG:

+ là nơi thờ cúng 18 đời vua Hùng Vương và tôn thất của nhà vua, những người
đã có công dựng nước, được xem là Tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Xưa kia vùng
dãy núi non trùng điệp..

+ Theo các tài liệu khoa học, quần thể Đền Hùng bắt đầu được xây dựng trên núi
Hùng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng (năm 968 – 979). Sau đó, đến khoảng thế kỷ
XV, dưới thời Hậu Lê, toàn bộ khu di tích được xây dựng hoàn chỉnh theo quy mô
như hiện nay.

- Khu di tích đền hùng bao gồm 4 đền chính là Đền hạ, đền trung, đền Thượng, và
đền Giếng.
- + Đền Giếng: Tương truyền là công chúa Tiên Dung và công chúa Ngọc Hoa( con gái của vua
hùng thứ 18) Thường soi gương, vấn tóc khi theo cha đi kinh lí. đền đc xây dựng vào TK 18.
+ Đền Hạ: tương truyền là nơi Âu Cơ Sinh hạ bọc trăm trứng, sau nở thành 1 trăm người con
+ Đền Trung: Tương truyền là nơi các vua Hùng cùng các Lạc Hầu, Lạc Tướng du ngoạn Nghĩa
Lĩnh ngắm cảnh và họp bàn vc nước.
+ Đền Thượng: Theo Truyền Thuyết các vua Hùng Thường lên tiến hành nghi lễ, tín ngưỡng
của cư dân Nông nghiệp thờ trời đất,…cầu mong mưa thuận gió hòa ,… ngoài cổng đền có
dòng đại tự: “Nam Việt Triệu Tổ “ ( tổ tiên của ng việt phương Nam)
 có thể thấy rằng, di tích đền hùng là một địa điểm mà người dân Việt
Nam ( dù trong nước hay nc ngoài , dù miền ngược hay miền xuôi ) cũng
phải ghi nhớ , bảo tồn và phát huy hơn về di tích , sự kiện đặc biệt này .
- Về vị trí và diện tích :

+ thôn Cổ Tích, phường Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, Việt Nam.

Đền Hùng cách trung tâm thành phố Việt Trì 7km về phía Bắc, cách thủ đô Hà
Nội 90km

+ Khu du lịch quốc gia Đền Hùng có diện tích 11.350,74 ha .

- Sự kiện đc nhắc tới nhiều nhất chính là lễ hội ĐỀN HÙNG :


+ Lễ hội Đền Hùng còn gọi là Giỗ Tổ Hùng Vương, là một lễ hội lớn nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng
biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.

+ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày mồng 10-3 âm lịch hàng năm tại Đền Hùng, Việt
Trì, Phú Thọ.

 Ng VN ta có truyền thống “ uống nc nhớ nguồn. truyền thống ấy đã lưu


truyền từ ngàn đời nay. và LH đền hùng chính là nơi để nhx con dân VN tỏ
lòng biết ơn vs công lao lập nước của các đời vua Hùng- nhx vị vua đầu
tiên của dân tộc Việt.

Thành tựu:

+ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt
Nam ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (đợt 1)

+ UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể. Lịch sử Việt Nam đã ghi nhận
ngày giỗ Tổ Hùng Vương hoặc Lễ hội Đền Hùng hoặc Quốc giỗ là một ngày lễ của
Việt Nam. Đây là ngày hội truyền thống của Người Việt tưởng nhớ công lao dựng
nước của Hùng Vương.

Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng Ba” – câu ca dao từ
ngàn năm như lời nhắc nhở mỗi người dân Việt dù trong nước hay nước ngoài,
dù miền ngược hay miền xuôi cũng đều luôn luôn ghi nhớ để báo đáp công ơn
của tổ tiên nguồn cội, nhớ lại lịch sử dựng nước và giữ nước đầy hào hùng của
dân tộc ta.

Để hiểu sâu hơn nx về ý nghĩa và sự phát huy , bảo tồn của mỗi con dân VN
đối vs di tích Đền Hùng , em xin mời bạn ( Bảo Trâm ) lên tiếp tục phần
thuyết trình của nhóm:

Theo nhx lí thuyết .

thông tin bạn Thảo vi đưa ra trên , ta cs thể thấy rằng :

- Việc xây dựng đền hùng là biểu hiện lòng biết ơn của con cháu đối với các bậc
tiền nhân có công dựng nước. .
- Và lễ hội ĐỀN HÙNG được tổ chức cx là để tưởng nhớ và tôn vinh công lao
dựng nước và giữ nước của các vị vua Hùng. Đồng thời thể hiện tinh thần
đoàn kết toàn dân trong việc giữ gìn và bảo tồn những truyền thống văn hóa
cao đẹp .
- Giá trị của đền hùng chính là + Đạo đức truyền thống + Lòng yêu nước bởi
nơi đây là sự tôn trọng sùng bái công lai to lớn của các vua Hùng.
 Ta đã từng nghe lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu: "Các Vua Hùng đã có
công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước" đồng thời
cùng nguyện hứa "tiếp nối truyền thống Tiên Rồng, phát huy cao độ tinh
thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường".

Cuối cùng , chính là sự phát huy,bảo tồn di tích ĐH :


+ Quản lý, bảo vệ, trùng tu, tôn tạo di tích

+ Chỉ đạo chặt chẽ công tác trông coi, bảo vệ, giữ gìn các cơ sơ vật chất, di vật,.. Thuộc khu di
tích

+ Cần có đk thời tiết thik hợp để bảo vệ các di sản . vệ sinh kĩ càng, Cẩn thận các vật thể để
tránh bụi bẩn,nấm mốc gây hư hỏng cho vật thể.

+ Xử lí nghiêm các cá nhân,tổ chức có hành động quấy phá ảnh hưởng làm mất đi giá trị gốc
hình dáng ban đầu của di tích lịch sử.

+ tổ chức tập huấn, trao truyền di sản cho cộng đồng nhằm giáo dục ý thức hướng về cội
nguồn và truyền thống yêu nước, tinh thần đại đoàn kết dân tộc.
+ nâng cao vai trò của cộng đồng dân cư trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản

+ tuyên truyền, quảng bá Tín ngưỡng Thờ cúng Hùng Vương trên các phương tiện thông tin
đại chúng

+ Giáo dục thế hệ trẻ, đồng thời góp phần thúc đẩy kinh tế- xh phát triển bền vững.

+khảo sát, xây dựng khu, điểm du lịch, gắn kết các di tích với tour, tuyến du lịch

 Những thế hệ “con Rồng cháu Tiên” ngày nay chung tâm nguyện và cam kết
"ra sức rèn đức, luyện tài, cùng nhau đoàn kết vượt qua mọi khó khăn; phát
huy trí tuệ và sức mạnh tổng hợp; đoàn kết cả tập thể,…

Tất cả chúng ta đều cùng nhớ rằng, dân tộc này, đất nước này có chung cội
nguồn: Nguồn cội thiêng liêng, thần thánh và gắn bó vs toàn dân tộc.

Phần trình bày của nhóm 4 đã kết thúc , cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe .
( cúi đầu ) .

You might also like