You are on page 1of 8

TRƯỜNG THCS VÕ TRƯỜNG TOẢN

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 2, NĂM HỌC 2021-2022


MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7

I . LÝ THUYẾT
BÀI 15.BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA.
* Khái niệm di sản văn hóa.
- Di sản văn hóa bồm gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể, là sản
phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác.
* Phân biệt di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.
- Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá khoa học
được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề,
trình diễn và các hình thưc lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chứ viết, tác
phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối
sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược cổ
truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân
gian khác.
- Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao
gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
* Những quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa.
- Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
- Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hóa.
Chủ sở hữu di sản phải có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
- Nghiêm cấm các hành vi:
+ Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hoá.
+ Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá.
+ Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất
đai, thuộc di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh.
+ Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật….
+ Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để thực hiện
những hành vi vi phạm pháp luật.
BÀI 16. QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO.
* Các khái niệm: tín ngưỡng, tôn giáo, mê tín dị đoan. Cho ví dụ
a)- Tín ngưỡng: là niềm tin của con người vào một cái gì đó thần bí, hư vô, vô hình
VD: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Tín ngưỡng thờ cúng Thành Hoàng, Tín
ngưỡng thờ mẫu Tam phủ…
b)- Tôn giáo (đạo): là hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, có giáo lý, và những
hình thức lễ nghi.
VD: Đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Tin lành, đạo Cao đài, ...
c) Mê tín dị đoan: là tin một cách mù quáng, dẫn đến mất lý trí, hành động trái lẽ
thường, gây hậu quả xấu.
VD: chữa bệnh bằng phù phép, bói toán
* Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
- Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là: quyền công dân có thể theo hoặc không
theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào mà không ai được cưỡng bức, cản trở.
* Một số quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Mọi người cần phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người khác như:
+, Tôn trọng nơi thờ tự của các tôn giáo
+, Không gấy mất đoàn kết, chia rẽ giữa tôn giáo, giữa người không có tôn giáo
với người có tôn giáo
Nghiêm cấm lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, lợi dụng quyền tự do tín
ngưỡng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của nhà nước
BÀI 17+18. NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.
* Bộ máy nhà nước là gì? Vẽ sơ đồ phân cấp của bộ máy nhà nước ta hiện nay.
- Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến cấp địa
phương, được tổ chức theo những nguyên tắc chung thống nhất, có các chức
năng và nhiệm vụ khác nhau.
I. Bộ máy nhà nước cấp trung ương
II. Bộ máy nhà nước cấp tỉnh ( tp trực thuộc trung ương)
III. Bộ máy nhà nước cấp huyện ( quận, thị, xã,
thành phố trực thuộc trung ương)
IV. Bộ máy nhà nước cấp xã (phường, thị trấn)

* Kể tên 4 loại cơ quan trong bộ máy nhà nước và cho biết chức năng,
nhiệm vụ của từng loại cơ quan.
-Các loại cơ quan trong bộ máy nhà nước Việt Nam là:
- Quốc hội: Là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền
lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có nhiệm
vụ và quyền hạn:
+ Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật.
+ Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước.
+ Quyết định những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy
nhà nước và hoạt động của công dân.
- Hội đồng nhân dân: Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do
Nhân dân địa phương bầu ra và được Nhân dân địa phương giao nhiệm vụ:
+Quyết định các vấn đề của địa phương do luật định.
+ Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.
- Ủy ban nhân dân: Là cơ quan chấp hành của Hội động nhân dân, do Hội
đồng nhân dân bầu ra, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách
nhiệm chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.
- Tòa án nhân dân: Là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, có nhiệm vụ bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền
công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
* Bộ máy nhà nước cấp cơ sở gồm các cơ quan nào?
- Bộ máy nhà nước cấp cơ sở gồm các cơ quan:
+ HĐND xã (phường, thị trấn).
+ UBND xã (phường, thị trấn).
II. THỰC HÀNH.
-Kể tên những hoạt động mà lứa tuổi HS THCS có thể tham gia để góp phần giữ
gìn, bảo vệ, tôn tạo các di sản văn hóa
( tự làm)

-Tìm hiểu về những di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể của Việt
Nam được UNESO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Di sản văn hóa vật thể:
-Quần thể di tích cố đô Huế:
+,Tại phiên họp lần thứ 17 của Uỷ ban Di sản thế giới, Colombia từ ngày 6 đến
11/12/1993, UNESCO đã quyết định công nhận quần thể di tích Cố đô Huế là di
sản văn hoá của nhân loại.

+, Nổi danh với một hệ thống rộng lớn tập hợp của những đền, chùa, thành
quách, lăng tẩm nguy nga tráng lệ hòa mình với dòng sông Hương thơ mộng.
-Vịnh hạ long:

+, Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới lần
đầu tiên vào ngày 17/12/1994 nhờ những giá trị cảnh quan tự nhiên độc đáo và
quan trọng về mặt thẩm mỹ. Ngày 2/12/2000, Vịnh Hạ Long vinh dự lần thứ hai
được công nhận bởi những giá trị địa chất địa mạo đặc trưng, qua quá trình Trái
đất kiến tạo trong hàng tỉ năm.

+, Vịnh Hạ Long tạo bởi hơn 1600 hòn đảo đá vôi lớn nhỏ. Các cột đá vôi được
bao phủ bởi các hàng cây nhiệt đới xanh thẳm, cùng hệ thống hang, động đá vôi
kỳ vĩ.

-Phố cổ Hội An:

+,Phố cổ Hội An - một đô thị cổ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa
thế giới vào ngày 4/12/1999.

+, Phần lớn những ngôi nhà ở đây là những kiến trúc truyền thống từ thế kỷ 17
đến thế kỷ 19, phân bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp. Các hội quán, đền
miếu mang dấu tích của người Hoa nằm bên những ngôi nhà phố truyền thống
của người Việt và những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Pháp

-Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng ( Quản Ninh)

+, Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản
thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo năm 2003, và được UNESCO
công nhận lần 2 là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí đa dạng sinh học, sinh
thái vào ngày 3/7/2015

+,Bên cạnh giá trị về lịch sử địa chất, địa hình, địa mạo, Phong Nha – Kẻ Bàng
còn được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho những cảnh quan kì bí, hùng vĩ.

-Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình)

+, Ngày 23/6/2014, với sự đồng thuận tuyệt đối của Ủy ban Di sản thế giới,
Quần thể danh thắng Tràng An chính thức trở thành di sản thế giới hỗn hợp đầu
tiên của Việt Nam. Tràng An chứa đựng những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp
với những ngọn núi hùng vĩ, hang động huyền bí, sông nước thanh tĩnh, điểm
xuyết với những đền, chùa, miếu linh thiêng.

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

-NHÃ NHẠC CUNG ĐÌNH HUẾ

+, Ngày 7/11/2003, Nhã nhạc cung đình Huế được công nhận là Kiệt tác truyền
khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

+, Đặc trưng của Nhã nhạc cung đình là tính bao trùm đối với tất cả các bộ môn
âm nhạc, từ Lễ nhạc, nhạc thính phòng, sân khấu, kể cả các vũ điệu

-KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN

+, Ngày 25/11/2005, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được công
nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

+,Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên bao gồm: cồng chiêng, các bản
nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng,…

-DÂN CA VÍ, GIẶM NGHỆ TĨNH

+,Ngày 27/11/2014, Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh chính thức được công nhận là
Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là hai lối hát dân ca không có nhạc đệm, do cộng
đồng hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo, gắn bó chặt chẽ với đời sống sinh
hoạt của người dân xứ Nghệ. Dân ca Ví, Giặm thường

được dùng trong cuộc sống: lúc ru con, khi làm ruộng,

chèo thuyền, lúc dệt vải, xay lúa…

NGHỆ THUẬT XÒE THÁI


+,Trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 16 của Ủy ban liên chính phủ Công ước
2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể tại Paris (Pháp), ngày 15/12/2021
Nghệ thuật Xòe Thái đã được UNESCO ghi danh là Di sản phi vật thể đại diện
của nhân loại.

+,Động tác cơ bản của Xòe là tay giơ lên cao, mở tay ra, hạ tay xuống, nắm lấy
tay người bên cạnh rồi cùng bước chân nhịp nhàng, ngực hơi ưỡn, lưng ngả về
phía sau. Âm nhạc cho múa Xòe cũng thể hiện quan điểm về thế giới quan, nhân
sinh quan của người xưa.

-TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƯƠNG

+, Ngày 6/12/2012, tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương được UNESCO ghi danh
vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

+,Với niềm tin thành kính này, từ hàng nghìn năm qua, người Việt Nam đã sáng
tạo, thực hành, vun đắp và lưu truyền Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương để thể
hiện sự biết ơn với vị thủy tổ. Được thực hiện vào ngày 10 tháng 3 Âm lịch hằng
năm tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

HỘI GIÓNG Ở ĐỀN PHÙ ĐỔNG VÀ ĐỀN SÓC

+,Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội) gắn với truyền thuyết về một
cậu bé được mẹ sinh ra một cách kỳ lạ ở làng Phù Đổng.

+,Là một hội trận được trình diễn bằng một hệ thống biểu tượng độc đáo, mang
đậm bản sắc văn hóa Việt, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc đã được
UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào
ngày 16/11/2010

-HÁT XOAN

+,Ngày 24/11/2011, Hát Xoan được ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi
vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại. Đến ngày 8/12/2017, Hát Xoan được
UNESCO chuyển vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân
loại.

+,Hát Xoan bắt nguồn từ hình thức hát thờ các Vua Hùng. Đây là một trong
những nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của nhân dân Phú Thọ.

-Dựa vào những quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo,
hãy nêu những hành vi vi phạm pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.

Những hành vi vi phạm pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo là:

- Phân biệt đối xử giữa người có tôn giáo và người không có tôn giáo

- Thiếu tôn trọng nơi thờ tự các tôn giáo

-Chia rẽ giữa người các tôn giáo, giữa người không có, tôn giáo với người
không có tôn giáo.

- lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng tôn
giáo để làm trái pháp luật và chính sách của nhà nước

-Kể tên những tín ngưỡng, tôn giáo có ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
+, đạo phật
+, đạo Thiên chúa
-Cơ quan quyền lực cao nhất của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là gì?
Hội đồng nhân dân tỉnh
-Cơ quan hành chính cao nhất của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là gì?
Ủy ban nhân dân tỉnh
-Cơ quan xét xử cao nhất của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là gì?
Tòa án nhân dân tỉnh
-Cơ quan kiểm sát cao nhất của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là gì?
Viện kiểm soát tỉnh.

You might also like