You are on page 1of 11

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ

ĐỊA LÝ 10
I. Trắc nghiệm
Phần 1. Bản đồ
Phương pháp biểu hiện đối tượng Địa lý trên bản đồ
1. Phương pháp kí hiệu - Theo những điểm cụ thể.
Ví dụ: nhà máy, khoáng sản,…
- Phân biệt quy mô, số lượng: kích thước
kí hiệu.
- Phân biệt đối tượng (cùng 1 loại): màu
sắc
- Phân biệt các đối tượng: các kí hiệu khác
nhau về hình dạng.
2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển - Các đối tượng có sự di chuyển.
động - Ví dụ: luồng di dân, di cư của sinh vật.
3. Phương pháp chấm điểm - Phân tán, lẻ tẻ.
4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ - Giá trị tổng cộng.
- Ví dụ: Sản lượng lúa, tổng diện tích
rừng,..
Xác định phương hướng trên bản đồ
Mũi tên chỉ hướng Bắc
Hệ thống kinh, vĩ tuyến - Kinh tuyến: trên (bắc), dưới (nam)
- Vĩ tuyến: trái (tây), phải (đông).

Bài tập:
Câu 1. Trong phương pháp kí hiệu, các hiện tượng (đối tượng) Địa lý khác nhau được
biểu hiện bằng
A. sự khác nhau về hình dạng kí hiệu.
B. sự khác nhau về kích thước độ lớn kí hiệu.
C. sự khác nhau về màu sắc kí hiệu.
D. sự khác nhau về độ nét kí hiệu.
Câu 2. Trên bản đồ kinh tế – xã hội, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng
phương pháp kí hiệu đường chuyển động là
A. các luồng di dân, các luồng vận tải. B. các nhà máy, sự trao đổi hàng hoá..
C. các nhà máy, đường giao thông. D. biên giới, đường giao thông.
Câu 3. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động thường được dùng để thể hiện các đối
tượng địa lí:
A. Có sự phân bố theo những điểm cụ thể. B. Có sự di chuyển theo các tuyến.
C. Có sự phân bố theo tuyến. D. Có sự phân bố rải rác.
Câu 4. Trên bản đồ tự nhiên, các đối tượng địa lí thường không thể hiện bằng phương
pháp đường chuyển động là:
A. Hướng gió, các dãy núi. B. Dòng sông, dòng biển.
C. Hướng gió, dòng biển. D. Hướng chạy các địa hình.
Câu 5. Để thể hiện các mỏ than trên lãnh thổ nước ta người ta thường dùng phương pháp:
A. Kí hiệu đường chuyển động B. Vùng phân bố
C. Kí hiệu D. Chấm điểm
Câu 6. Theo quy ước thì đầu dưới của kinh tuyến chỉ
A. hướng Nam. B. hướng Bắc.
C. hướng Đông. D. chỉ đường.

Phần 2. Hệ quả chuyển động của Trái Đất


Tự quay quanh trục - Luân phiên ngày đêm.
- Giờ trên Trái Đất, đường chuyển ngày
quốc tế.
- Sự lệch hướng chuyển động của các vật
thể.
Quay quanh Mặt Trời - Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời.
- Hiện tượng mùa.
- Ngày đêm dài ngắn theo mùa và vĩ độ.
Luân phiên/ ngày đêm Ngày và đêm: Trái Đất có dạng hình cầu
Luân phiên: Trái Đất tự quay.
Giờ trên Trái Đất Bài tập tính giờ, Việt Nam (+7)
Đường chuyển ngày quốc tế - 1800 Thái Bình Dương.
- Tây sang Đông: lùi 1
- Đông sang Tây: tăng 1
Chuyển động biểu kiến Mặt Trời - Vùng nội chí tuyến: 2 (23027’B -
23027’N)
- Xích đạo: 2 (21/3 và 23/9).
- Chí tuyến: 1 (23027’B: 22/6 - 23027’N:
22/12)
Mùa Thứ tự: Xuân – Hạ – Thu – Đông
- Bán cầu Bắc: 21/3 – 22/6 – 23/9 – 22/12
- Bán cầu Nam: 23/9 – 22/12 – 21/3 –
22/6
Ngày đêm dài ngắn theo mùa - Xuân, Hạ: Ngày > Đêm
- Thu, Đông: Đêm > Ngày
- Bán cầu Bắc (Bán cầu Nam ngược lại)
+ Ngày dài nhất, đêm ngắn nhất: 22/6
+ Ngày ngắn nhất, đêm dài nhất: 22/12
Ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ - Xích đạo: bằng (21/3, 23/9)
- Vòng vực đến cực: xuất hiện 24 giờ
ngày/đêm
- Cực: 6 tháng ngày/ đêm

Câu 1. Một trận bóng đá diễn ra lúc 19h30 ngày 5/11/2021 tại Anh thì lúc đó, nếu chúng
ta xem truyền hình trực tiếp tại Việt Nam là mấy giờ, ngày, tháng năm nào? (Biết Việt
Nam ở múi giờ số 7)
A. 2h30’ ngày 31/12/2021 B. 2h30’ ngày 6/11/2021
C. 12h30’ ngày 1/1/2021 D. 12h30’ ngày 31/12/2021
Câu 2. Một trận bóng đá ở Tây Ban Nha (múi giờ +1) khai mạc vào lúc 19h GMT ngày
6/1, vậy ở Việt Nam được xem truyền hình trực tiếp vào lúc
A. 19h ngày 6/1 B. 1h ngày 6/1
C. 1h ngày 7/1 D. 19h ngày 7/1
Câu 3. Nếu đi từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến 1800 thì
A. Lùi lại 1 ngày lịch. B. Giữ nguyên ngày lịch.
C. Tăng thêm 1 ngày lịch. D. Tăng thêm 1 giờ đồng hồ.
Câu 4. Đường chuyển ngày quốc tế được qui ước lấy theo kinh tuyến:
A. 00 B. 900
C. 1800 D. 3600
Câu 5. Hiê ̣n tượng Mă ̣t Trời lên thiên đỉnh mỗi năm chỉ mô ̣t lần ở khu vực
A. Nô ̣i chí tuyến. B. Ngoại chí tuyến.
C. Chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam. D. Cực Bắc và cực Nam.
Câu 6. Thời gian bắt đầu và kết thúc mùa hạ ở Bắc bán cầu:
A. 22/12 - 21/3 B. 22/6 - 23/9
C. 21/3 - 22/6 D. 23/9 - 22/12
Câu 7. Theo dương lịch ở Bắc bán cầu, mùa xuân kéo dài từ
A. 23/9 - 22/12 B. 21/3 - 22/6.
C. 22/12 - 21/3 D. 22/6 - 23/9.
Câu 8. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất không sinh ra hệ quả
A. sự luân phiên ngày, đêm.
B. giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế.
C. sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.
D. chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời.

Phần 3. Thạch quyển, nội lực, ngoại lực


Nguyên nhân hình thành của Dãy Himalay, vực Marian, sống núi ngầm
ở Đại Tây Dương.
Nội lực - Bên trong Trái Đất, 3 nguyên nhân:
+ Sự phân hủy các chất phóng xạ.
+ Năng lượng từ phản ứng hóa học.
+ Sắp xếp các dòng vật chất.
- Thẳng đứng:
+ Nâng lên – biển thoái.
+ Hạ xuống - biển tiến.
- Nằm ngang:
+ Uốn nếp: đá mềm, không phá vỡ tính
liên tục, núi uốn nếp.
+ Đứt gãy: đá cứng, phá vỡ tính liên tục,
địa lũy, địa hào, thung lũng sông.
Ngoại lực - Nguyên nhân: Bức xạ Mặt Trời.
- Phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ
Phong hóa Lí học, hóa học, sinh học
Lí học: khí hậu rất nóng/rất lạnh.
Hóa học: đá vôi.
Sinh học: Cơ giới và hóa học, khí hậu xích
đạo.
Bóc mòn - Nước: xâm thực - rãnh nông, khe rãnh,..
- Sóng: mài mòn – hàm ếch sóng vỗ,..
- Băng hà: nạo mòn – phio
- Gió: thổi mòn
Vận chuyển - Vận chuyển vật liệu.
- Khoảng cách vận chuyển: kích thước,
động năng, đặc điểm mặt đệm.
- Hình thức: lăn, bị cuốn.
Bồi tụ - Tích tụ các vật liệu.

Câu 1. Dãy Himalaya được hình thành do sự xô vào nhau của hai mảng kiến tạo nào sau
đây?
A. Mảng Á – Âu và mảng Ấn Độ - Oxtraylia.
B. Mảng Á – Âu và mảng Bắc Mỹ.
C. Mảng Phi và mảng Ấn Độ - Oxtraylia.
D. Mảng Nam Mĩ và mảng Phi.
Câu 2. Ý nào sau đây không phải là nguồn năng lượng sinh ra nội lực?
A. Sự phân hủy của các chất phóng xạ. B. Năng lượng từ phản ứng hóa học.
C. Sự sắp xếp của các dòng vật chất. D. Nguồn năng lực bức xạ Mặt Trời.
Câu 3. Vâ ̣n đô ̣ng của vỏ Trái Đất theo phương thẳng đứng sinh ra
A. hiê ̣n tượng uốn nếp. B. hiê ̣n tượng đứt gãy.
C. hiê ̣n tượng biển tiến, biển thoái. D. các đồng bằng châu thổ.
Câu 4. “Vận động theo phương nằm ngang nhưng không phá vỡ tính liên tục của các
các lớp đá” là mô tả của hiện tượng nào sau đây?
A. Hiện tượng biển tiến. B. Hiện tượng biển thoái.
C. Hiện tượng uốn nếp. D. Hiện tượng đứt gãy.
Câu 5. Đặc điểm nào sau đây không phải của hiện tượng uốn nếp?
A. Do các lực nén ép theo phương nằm ngang.
B. Không phá vỡ tính chất liên tục của các lớp đá.
C. Thường xảy ra ở vùng đá dẻo.
D. Kết quả là hình thành các hẻm vực, thung lũng.
Câu 6. Dưới tác động của gió, các sản phầm phong hóa bị rời ra khỏi vị trí của nó tạo nên
các địa hình như nấm đá, bề mặt đá rổ tổ ong,… Quá trình này được gọi là gì?
A. Xâm thực. B. Mài mòn. C. Thổi mòn. D. Nạo mòn.
Câu 7. Quá trình phong hóa được chia thành
A. Phong hóa lí học, phong hóa hóa học, phong hóa địa chất học.
B. Phong hóa lí học, phong hóa cơ học, phong hóa sinh học.
C. Phong hóa lí học, phong hóa hóa học, phong hóa sinh học.
D. Phong hóa quang học, phong hóa hóa học, phong hóa sinh học.
Câu 8. Tác động của nước trên bề mặt, nước ngầm, khí cacbonic tới các loại đá dễ thấm
nước và dễ hòa tan đã hình thành nên dạng địa hình cacxtơ, địa hình này phát triển ở các
khu vực tập trung loại đá nào sau đây?
A. Đá vôi. B. Đá thạch anh. C. Đá granit. D. Đá badan.
Câu 9. Quá trình phong hóa sinh học thường diễn ra mạnh mẽ ở đới/kiểu khí hậu nào sau
đây?
A. Khí hậu xích đạo. B. Ôn đới lục địa.
C. Nhiệt đới lục địa. D. Cận nhiệt gió mùa.
Câu 10. Khoảng cách vận chuyển vật liệu không phụ thuộc vào nhân tố nào sau đây?
A. Kích thước của vật liệu. B. Động năng của quá trình.
C. Đặc điểm của mặt đệm. D. Tác nhân vận chuyển.

Phần 4. Khí quyển


Khối khí Từ cực về xích đạo:
A (cực): rất lạnh , P (ôn đới): lạnh, T (chí
tuyến): rất nóng, E (xích đạo): nóng
c: khô, m: ẩm
Nhiệt trên Trái Đất - Bức xạ Mặt Trời.
- Nhiệt không khí tầng đối lưu: bề mặt
Trái Đất.
- Phụ thuộc: góc nhập xạ.
Sự thay đổi nhiệt - Từ XĐ về 2 cực: Nhiệt độ giảm, biên độ
nhiệt tăng.
- Nhiệt cao nhất, thấp nhất, biên độ nhiệt
lớn nhất: lục địa (nhiệt dung riêng).
- Càng lên cao nhiệt càng giảm (lý do
SGK).
Khí áp - 7 đai: 4 cao, 3 thấp.
- Lạnh: áp cao, nóng: áp thấp.
- Càng lên cao: khí áp giảm
Gió Gió mùa, gió phơn, gió Tây ôn đới.
(Học theo SGK)
Mưa Các nhân tố ảnh hưởng:
- Áp cao: mưa ít (không khí không bốc lên
được), thấp: mưa nhiều.
- Frong, dải hội tụ: mưa.
- Gió mùa từ biển thổi vào, gió Tây ôn
đới: mưa.
- Gió từ đất liền ra biển, Mậu Dịch, Phơn:
không, ít mưa.
- Dòng biển nóng: mưa nhiều, dòng lạnh:
mưa ít.
- Càng lên cao: mưa càng nhiều.
Phân bố: (nguyên nhân)
- Xích đạo: mưa nhiều nhất.
- Chí tuyến: mưa ít.
- Ôn đới: Mưa nhiều
- Cực: mưa rất ít

Câu 1. Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho không khí tầng đối lưu là nhiệt của
A. bề mặt Trái Đất được Mặt Trời đốt nóng. B. bức xạ từ Hệ Mặt Trời.
C. bức xạ trong lòng đất. D. bức xạ trực tiếp từ Mặt Trời.
Câu 2. Ở mỗi bán cầu, từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao lần lượt là các khối khí:
A. cực, chí tuyến, ôn đới, xích đạo. B. chí tuyến, cực, ôn đới, xích đạo.
C. cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo. D. xích đạo, chí tuyến, ôn đới, cực.
Câu 3. Ở vĩ tuyến 00 tồn tại đai khí áp nào?
A. Áp thấp ôn đới. B. Áp cao cận cực.
C. Áp cao cận nhiệt. D. Áp thấp xích đạo.
Câu 4. Biên độ nhiệt năm từ xích đạo về cực ở bán cầu Bắc có xu hướng:
A. tăng dần B. giảm dần
C. giữ nguyên D. thay đổi thất thường
Câu 5. Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm vì:
A. ảnh hưởng của dòng biển B. không khí loãng, bức xạ mặt đất
mạnh
C. ảnh hưởng của địa hình D. ảnh hưởng của lục địa và đại dương
Câu 6. Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ hơn lục địa vì
A. bề mặt lục địa ghồ ghề nên nhận được nhiều nhiệt hơn đại dương.
B. đại dương là nơi chứa nước nên mát mẻ hơn lục địa.
C. độ cao trung bình của các lục địa lớn hơn độ cao trung bình của các đại dương.
D. đất hấp thụ nhiệt nhanh hơn nhưng tỏa nhiệt cũng nhanh hơn nước.
Câu 7. Đây là đặc điểm của khối khí Pc
A. Nóng khô B. Nóng ẩm
C. Lạnh khô D. Lạnh ẩm
Câu 8. Đây là đặc điểm của khối khí Tm
A. Rất nóng khô B. Rất nóng ẩm
C. Lạnh khô D. Lạnh ẩm
Câu 9. Gió mùa được hình thành chủ yếu do:
A. Sự nóng lên và lạnh đi không đều giữa biển và đất liên theo ngày đêm
B. Do sự chênh lệch khí ap giữa vùng xích đạo và chí tuyến
C. Sự nóng lên và lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa
D. Do sự chênh lệch khí áp giữa vùng chí tuyến và ôn đới.
Câu 10. Loại gió thổi từ các khu áp cao cận nhiệt đới, thổi gần như quanh năm về phía áp
thấp ôn đới là
A. gió mùa. B. gió mậu dịch.
C. gió Tây ôn đới. D. gió fơn.
Câu 11. Gió mùa là loại gió
A. thổi theo từng mùa, cùng phương, ngược hướng nhau ở 2 mùa.
B. gió thổi chủ yếu vào mùa đông theo hương Đông Bắc.
C. gió thổi chủ yếu vào mùa hạ hướng Đông Nam.
D. gió thổi chủ yếu vào mùa hạ hướng Tây Nam.
Câu 12. Gió Mậu dịch ở Bắc Bán cầu thổi theo hướng
A. Đông Bắc. B. Tây Bắc.
C. Tây Nam. D. Tây Đông.
Câu 13. Trên bề mặt Trái Đất theo chiều vĩ tuyến nơi nào mưa ít nhất?
A. vùng ôn đới. B. vùng cực.
C. vùng chí Tuyến. D. vùng Xích Đạo.
Câu 14. Ý nào sau đây chưa chính xác khi nói về các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa?
A. Áp thấp mưa nhiều, áp cao mưa ít hoặc không mưa.
B. Dòng biển lạnh mưa nhiều, dòng biển nóng ít mưa.
C. Sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió ít mưa.
D. Nơi nào chịu ảnh hưởng của Frông, dải hội tụ nhiệt đới mưa nhiều.
Phần 5. Thủy quyển
Khái niệm: Thủy quyển, sóng, thủy triều SGK
Vòng tuần hoàn 2 loại: lớn, nhỏ
Nguồn cấp nước Mưa (khí hậu nóng, …)
- Xích đạo: mưa quanh năm, sông đầy
nước quanh năm.
- Nhiệt đới gió mùa: mưa theo mùa, chế
độ nước theo mùa (mùa cạn. mùa lũ).
Băng tuyết (Khí hậu lạnh): lũ vào mùa hạ.
Nước ngầm (đất đá thấm nước).
Địa thế, thực vật, hồ đầm Học theo SGK
Sóng - Gió.
- Sóng thần: cao, nhanh, nguy hiểm, do
bão, động đất, núi lửa.
Thủy triều - Sức hút Mặt Trăng, Mặt Trời.
- Triều cường: thẳng hàng (trăng tròn,
không trăng).
- Triều kém: vuông góc (trăng khuyết).
Dòng biển Nóng: nhiệt độ cao hơn nước biển xung
quanh.
Lạnh: nhiệt độ thấp hơn khu vực xung
quanh.

Câu 1. Ở nước ta, sông ngòi miền Trung thường có lũ lên rất nhanh vì
A. sông dài, nhiều nước. B. sông ngắn, ít nước.
C. sông dài, độ dốc nhỏ. D. sông ngắn, độ dốc lớn.
Câu 2. Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân sinh ra sóng thần?
A. Động đất. B. Núi lửa phun trào.
C. Gió. D. Bão.
Câu 3. Ý nào sau đây là nguyên nhân sinh ra sóng?
A. Động đất. B. Núi lửa phun trào.
C. Gió. D. Bão.
Câu 4. Dao động thủy triều lớn nhất khi
A. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thành một góc 120o.
B. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thành một góc 45o.
C. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thành một góc 90o.
D. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo nằm thẳng hàng.
Câu 5. Dao động thủy triều nhỏ nhất khi
A. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thành một góc 120o.
B. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thành một góc 45o.
C. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thành một góc 90o.
D. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo nằm thẳng hàng.
II. Tự luận
Câu 1. Cho bảng số liệu sau:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH NĂM THEO VĨ ĐỘ Ở BÁN CẦU BẮC
Đơn vị: 0C
Vĩ độ 00 200 300 400 500
Nhiệt độ 24,5 25,0 20,4 14,0 5,4
(Nguồn: SGK Địa lí 10 – Trang 41, NXB Giáo dục Việt Nam)
a, Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm theo vĩ độ địa lí ở bán cầu Bắc.
b, Từ biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm ở bán cầu Bắc khi
đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao.
Câu 2. Cho bảng số liệu sau:
BIÊN ĐỘ NHIỆT NĂM THEO VĨ ĐỘ Ở BÁN CẦU BẮC
Đơn vị: 0C
Vĩ độ 00 200 300 400 500
Biên độ nhiệt 1,8 7,4 13,3 17,7 23,3
(Nguồn: SGK Địa lí 10 – Trang 41, NXB Giáo dục Việt Nam)
a, Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi biên độ nhiệt theo vĩ độ địa lí ở bán cầu Bắc.
b, Từ biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét sự thay đổi biên độ nhiệt ở bán cầu Bắc khi đi từ vĩ độ
thấp đến vĩ độ cao.
Câu 3. Ở bán cầu Nam, vào mùa nào trong năm sẽ có hiện tượng ngày dài hơn đêm. Giải
thích nguyên nhân sinh ra hiện tượng mùa trên Trái Đất.
Câu 4. Ở bán cầu Bắc, vào mùa nào trong năm sẽ có hiện tượng ngày ngắn hơn đêm.
Giải thích nguyên nhân sinh ra hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau trên Trái Đất.

You might also like