You are on page 1of 6

ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I – MÔN ĐỊA LÝ - KHỐI 10

I. CẤU TRÚC ĐỀ THI


1. Trắc nghiệm: 40%
2. Tự luận: 60%
II. THỜI GIAN KIỂM TRA
- Theo lịch thi chung nhà trường
III. NỘI DUNG KIỂM TRA
- Bài 1: Môn Địa Lý với định hướng nghề nghiệp.
- Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ.
- Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống, một số ứng dụng của GPS và bản đồ trong đời sống.
- Bài 4: Sự hình thành Trái Đất và vỏ Trái Đất vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất.
- Bài 5: Hệ quả chuyển động của các chuyển động của Trái Đất.
- Bài 6: Thạch quyển, thuyết kiến tạo mảng.
- Bải 7: Nội lực và ngoại lực.
- Bài 8: Thực hành: Sự phân bố các vành đai động đất và núi lửa.
IV. NỘI DUNG ÔN TẬP
- TRẮC NGHIỆM: Cô sẽ dựa trên nội dung đề cương để làm các dạng trắc nghiệm khác nhau như:
Điền đúng sai/ Chọn đáp án đúng trong câu hỏi nhiều đáp án/ điền khuyết/ nối thông tin.
- TỰ LUẬN: Gồm 3 câu: Câu kiến thức và câu biểu đồ vẫn như truyền thống trước nay. Câu vận dụng,
trên nền đề cương cô đưa ra vấn đề và các bạn cần đọc bài để diễn giải đáp án.
- TRÌNH BÀY: Cô có gửi trên đề mẫu, các em xem lại, cả tự luận và trắc nghiệm đều thể hiện trên một
bài kiểm tra.
Hướng dẫn trình bày trên giấy thi: ( Ví dụ)
I. TRẮC NGHIỆM
A. Đ – S – S – S
B. 1 – a,b 2 – c,d 3 – e,f
C. 1. Hôm nay là thứ hai.
2.Việt Nam nằm ở múi giờ 7
D. 1A – 2B – 3C – 4D
II. TỰ LUẬN
- THAM KHẢO:
A. Chọn đáp án đúng ( Đ) sai (S)
Thông tin Đúng Sai
Kiến thức môn học Địa Lý kém đa dạng, hạn chế thông tin tiếp cận.
Môn Địa lí mang tính chất tổng hợp.
Học tập địa lí các ngành kinh tế rất thích hợp với các ngành như dân số học, đô thị học.
Để phù hợp với thời gian nơi đi, khi đi từ phía tây sang phía đông qua kinh
tuyến đổi ngày, cần lùi đi một ngày lịch.
Trong phương pháp kí hiệu đường chuyển động để thể hiện sự khác nhau về khối
lượng hoặc tốc độ di chuyển của cùng một loại đối tượng địa lí người ta sử dụng các
mũi tên dài – ngắn hoặc dày – mảnh khác nhau.
Cấu trúc của Trái Đất gồm vỏ lục địa, lớp Manti, nhân Trái Đất.
Sử dụng phương pháp chấm điểm để thể hiện vùng phân bố của một dân tộc
xen kẽ với các dân tộc khác.
Mùa đông ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Bắc được tính từ ngày 21/3.
Do vị trí nằm gần cực Bắc nên Liên bang Nga có nhiều giờ khác nhau.
Bô – hô là tên gọi của ranh giới ngăn cách giữa vỏ Trái Đất và manti.
Khi hai mảng tách xa nhau sẽ xảy ra hiện tượng mắc ma trào lên, hình thành các dãy
núi cao và vực biển sâu thẳm.
Theo thuyết kiến tạo mảng, thạch quyển gồm có một số mảng kiến tạo.
Nhật Bản nằm ở vị trí tiếp xúc giữa các mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng
Phi – lip – pin nên thường xảy ra các vận động kiến tạo dẫn đến động đất và núi lửa.
Nguồn năng lượng sinh ra nội lực do nguồn năng lượng từu bức xạ Mặt Trời.
Địa hình băng tích, phi – o, đá tràn cừu là kết quả trực tiếp của quá trình xâm thực.
Để xác định chính xác phương hướng trên bản đồ cần dựa vào hệ thống kinh vĩ tuyến
trên bản đồ.
B. Ghép nối thông tin
Hãy nối các thông tin ở cột A phù hợp với nội dung ở cột B
Cột A Cột B
a. Châu thổ sông
1. Vận chuyển và bồi tụ
b. Thung lũng
c. Bậc thềm sóng vỗ
2. Bóc mòn
d. Cồn cát ven biển
e. Hang động Cácxtơ
3. Phong hoá
f. Nấm đá trên sa mạc

Cột A Cột B
a. Rừng lá kim và loại gấu ngựa.
1. Phương pháp kí hiệu
b. Luồng di chuyển các tàu trên biển.
c. Diện tích và sản lượng lúa.
2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động
d. Bô – xít ở Lâm Đồng
e. Hướng tiến công – phòng thủ.
f. Quy mô và cơ cấu sử dụng đất ở Việt 3. Phương pháp bản đồ – biểu đồ
Nam.

Cột A Cột B
a. Địa hình có tính san bằng, mềm mại
hơn
1. Cấu trúc Trái Đất
b. Himalaya hình thành do kết quả của
vận động kiến tạo.
c. Hàm ếch sóng vỗ, bậc thềm sóng vỗ
là các dạng địa hình do sóng biển tạo
thành. 2. Tác động nội lực
d. Phần lõi còn có tên gọi khác là nhân
Nife.
e. Địa luỹ - Địa hào là kết quả của vận
động theo phương ngang.
f. Thạch quyển được hợp thành bởi lớp 3. Tác động ngoại lực
vỏ Trái Đất và phần trên của lớp
Manti.

C. Trắc nghiệm điền khuyết


1. Nhóm nghề nghiệp liên quan đến địa lí dân cư ……………………………………..…………….……
2. Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 9000 000, khoảng cách giữa hai thành phố đo được 6cm, điều đó có nghĩa là trên
thực tế khoảng cách giữa hai thành phố là……………………………………..…………….
…………..
3. Việt Nam trải dài trên 15° vĩ tuyến thì tương ứng với bao nhiêu km. Biết rằng cứ 1o có giá trị trung
bình là 111,1km…………………………………..…………….………………………………………..
4. Trên bản đồ có tỉ lệ 1: 500 triệu, từ A đến B đo được 25 cm. Vậy khoảng cách (km) A đến B trên
thực tế là………………………………..…………….
……………………………………………………….
5. Mảng Na – xca hút chờm dưới mảng Nam Mĩ đã hình thành dãy núi
trẻ…………………………………
6. Theo thứ tự từ dưới lên, các tầng đá ở lớp vỏ Trái Đất lần lượt
là………………………………………
7. Một bức điện được đánh đi từ Hà Nội đến Oasinhtơn lúc 5 giờ sáng ngày 20/10/2023. Sau 2 giờ trao
đến tay người nhận, hỏi lúc đó ở Oasinhtơn là mấy giờ? Biết Oasinhtơn múi giờ số 19. ………………
8. Công thức hình thành địa hình cax – tơ là………………………………………………………….
……

D. Trắc nghiệm câu hỏi có nhiều đáp án


Câu 2. Môn Địa lí không có đặc điểm nào sau đây?
A. Môn Địa lí có tính tích hợp. B. Chuyên nghiên cứu về trái đất.
C. Bao gồm ba mạch địa lí chính. D. Là nhóm môn khoa học xã hội.
Câu 3. So với các môn học khác, môn Địa lí có điểm khác biệt nào sau đây?
A. Được học ở tất cả các cấp học. B. Mang tính độc lập và khác biệt.
C. Địa lí mang tính chất tổng hợp. D. Chỉ được học ở trung học cơ sở.
Câu 4. Môn Địa lí ở trường phổ thông bắt nguồn từ
A. khoa học trái đất. B. khoa học địa lí.
C. khoa học xã hội. D. khoa học vũ trụ.
Câu 5. Nhóm nghề nghiệp liên quan đến địa lí các ngành kinh tế là
A. môi trường, tài nguyên. B. khí hậu học, địa chất.
C. dân số học, đô thị học. D. nông nghiệp, du lịch.
Câu 6. Môn Địa lí không có vai trò nào sau đây?
A. Giúp chúng ta thích nghi được với những thay đổi đang diễn ra.
B. Góp phần hình thành phẩm chất và năng lực địa lí cho người học.
C. Cung cấp kiến thức cơ bản về môi trường sống xung quanh ta.
D. Định hướng nghề nghiệp, đào tạo các ngành không gian vũ trụ.
Câu 7. Để phân biệt vùng phân bố của một dân tộc nào đó xen kẽ với các dân tộc khác, thường dùng phương
pháp nào sau đây?
A. Bản đồ - biểu đồ. B. Kí hiệu. C. Khoanh vùng. D. Chấm điểm.
Câu 9. Để thể hiện diện tích cây công nghiệp hàng năm và lâu năm của các tỉnh/thành phố ở nước ta, người ta
thường dùng phương pháp
A. chấm điểm. B. kí hiệu. C. vùng phân bố. D. bản đồ - biểu đồ.
Câu 10. Trên bản đồ, kí hiệu chữ thường thể hiện đối tượng địa lí nào sau đây?
A. Rừng lá kim. B. Bôxít. C. Cà phê. D. Than đá.
Câu 11. Trong phương pháp đường chuyển động để thể hiện sự khác nhau về khối lượng hoặc tốc độ di
chuyển của cùng một loại đối tượng địa lí người ta sử dụng
A. các mũi tên dài - ngắn hoặc dày – mảnh khác nhau.
B. các mũi tên có màu sắc khác nhau.
C. các mũi tên của đường nét khác nhau.
D. cả ba cách trên.
Câu 12. Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 9000 000, khoảng cách giữa hai thành phố đo được 6cm, điều đó có nghĩa là
trên thực tế khoảng cách giữa hai thành phố là
A. 540 km. B. 450 km. C. 500 km. D. 600 km.
Câu 13. Việt Nam trải dài trên 15° vĩ tuyến thì tương ứng với bao nhiêu km. Biết rằng cứ 1o có giá trị trung
bình là 111,1km?
A. 3260km. B. 2000,5km. C. 1666,5km. D. 2360km.
Câu 14. Trên bản đồ có tỉ lệ 1: 500 triệu, từ A đến B đo được 25 cm. Vậy khoảng cách (km) A đến B trên
thực tế là
A. 121 000 km. B. 123 000 km. C. 125 000 km. D. 127 000 km.
Câu 15. Mùa đông ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Bắc được tính từ ngày
A. 23/9. B. 21/3. C. 22/6. D. 22/12.
Câu 16. Ranh giới giữa vỏ Trái Đất và manti được gọi là
A. mặt Mô-hô. B. tầng badan. C. tầng đối lưu. D. khí quyển.
Câu 17. Châu thổ sông là kết quả trực tiếp của quá trình
A. phong hoá. B. bồi tụ. C. vận chuyển. D. bóc mòn.
Câu 18. Địa hình băng tích là kết quả trực tiếp của quá trình
A. bóc mòn. B. bồi tụ. C. vận chuyển. D. phong hoá.
Câu 19. Thung lũng sông là kết quả trực tiếp của quá trình
A. vận chuyển. B. bồi tụ. C. bóc mòn. D. phong hoá.
Câu 20. Để xác định chính xác phương hướng trên bản đồ cần dựa vào
A. Các cạnh của bản đồ. B. Bảng chú giải trên bản đồ.
C. Hệ thống kinh vĩ tuyến trên bản đồ. D. Các đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ.
Câu 21. Cấu trúc của Trái Đất gồm các lớp nào sau đây?
A. Vỏ đại dương, Manti trên, nhân Trái Đất. B. Vỏ đại dương, lớp Manti, nhân Trái Đất.
C. Vỏ lục địa, lớp Manti, nhân Trái Đất. D. Vỏ Trái Đất, lớp Manti, nhân Trái Đất.
Câu 22. Thạch quyển được hợp thành bởi lớp vỏ Trái Đất và
A. nhân trong của Trái Đất. B. nhân ngoài của Trái Đất.
C. phần trên của lớp Manti. D. phần dưới của lớp Manti.
Câu 23. Liên bang Nga là một nước có nhiều giờ khác nhau, do
A. có văn hoá đa dạng. B. có rất nhiều dân tộc.
C. lãnh thổ rộng ngang. D. nằm gần cực Bắc.
Câu 24. Theo cách tính giờ múi, trên Trái Đất lúc nào cũng có một múi giờ mà ở đó có hai ngày lịch khác
nhau, nên phải chọn một đối tượng làm mốc để đổi ngày. Đối tượng đó là
A. kinh tuyến 1800. B. bán cầu Tây.
C. bán cầu Đông. D. kinh tuyến 00.
Câu 25. Để phù hợp với thời gian nơi đi, khi đi từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến đổi ngày, cần
A. lùi đi một ngày lịch. B. tăng thêm một ngày lịch.
C. giữ nguyên lịch ngày đi. D. giữ nguyên lịch ngày đến.
Câu 26. Mảng Na-xca hút chờm dưới mảng Nam Mĩ đã hình thành dãy núi trẻ nào sau đây?
A. Dãy Cooc-đi-e. B. Dãy Côn Lôn.
C. Dãy Hindu Kush. D. Dãy An-đet.
Câu 27. Khi hai mảng tách xa nhau sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây?
A. Tạo các dãy núi cao, núi lửa và siêu bão. B. Động đất, núi lửa và lũ lụt thường xuyên.
C. Nhiều siêu bão, mắc ma phun trào mạnh. D. Mắc ma trào lên, tạo ra các dãy núi ngầm.
Câu 28. Mảng Ấn Độ-Ôxtrâylia xô vào mảng Âu-Á hình thành nên dãy núi nào sau đây?
A. Dãy Cooc-đi-e. B. Dãy Hi-ma-lay-a.
C. Dãy An-đet. D. Dãy At-lat.
Câu 29. Dãy núi trẻ An-đet ở Nam Mĩ được hình thành do sự tiếp xúc của hai mảng kiến tạo nào sau đây?
A. Mảng Nam Mĩ và mảng Na-xca. B. Mảng Nam Mĩ và mảng Phi-lip-pin.
C. Mảng Nam Mĩ và mảng Bắc Mĩ. D. Mảng Nam Mĩ và mảng Âu-Á.
Câu 30. Sự hình thành của dãy núi trẻ Rôc-ki ở Bắc Mĩ do tác động của hai mảng kiến tạo nào sau đây?
A. Mảng Bắc Mĩ và mảng Na-xca. B. Mảng Bắc Mĩ và mảng Âu-Á.
C. Mảng Bắc Mĩ và mảng Phi. D. Mảng Bắc Mĩ và mảng Nam Mĩ.
Câu 31. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm tầng đá trầm tích?
A. Là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất. B. Do vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành.
C. Có nơi rất mỏng, nơi dày tới khoảng 15km. D. Phân bố thành một lớp liên tục theo bắc-nam.
Câu 32. Mảng kiến tạo không phải là
A. chìm sâu mà nổi ở phần trên lớp Manti. B. luôn luôn đứng yên không di chuyển.
C. những bộ phận lớn của đáy đại dương. D. bộ phận lục địa nổi trên bề mặt Trái Đất.
Câu 33. Theo thuyết kiến tạo mảng, thạch quyển gồm có
A. một số mảng kiến tạo. B. các loại đá nhất định.
C. đại dương, lục địa và núi. D. đất, nước và không khí.
Câu 34. Vận động nội lực theo phương nằm ngang không làm
A. những nơi địa luỹ. B. những nơi địa hào.
C. lục địa nâng lên. D. thành núi uốn nếp.
Câu 35. Các địa hình nào sau đây do sóng biển tạo nên?
A. Bậc thềm sóng vỗ, cao nguyên băng. B. Khe rãnh xói mòn, hàm ếch sóng vỗ.
C. Hàm ếch sóng vỗ, bậc thềm sóng vỗ. D. Cao nguyên băng, khe rãnh xói mòn.
Câu 36. Nguồn năng lượng sinh ra nội lực không phải là của
A. các phản ứng hóa học khác nhau. B. sự dịch chuyển các dòng vật chất.
C. sự phân huỷ các chất phóng xạ. D. bức xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất.
Câu 37. Các địa hình nào sau đây không phải là kết quả của quá trình bóc mòn?
A. Địa hình thổi mòn, địa hình bồi tụ. B. Địa hình thổi mòn, địa hình khoét mòn.
C. Địa hình xâm thực, địa hình thổi mòn. D. Địa hình xâm thực, địa hình băng tích.
Câu 39. Ở Nhật Bản thường xảy ra động đất và núi lửa do tác động của các mảng kiến tạo nào sau đây?
A. Mảng Âu-Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Bắc Mĩ.
B. Mảng Âu-Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Phi-lip-pin.
C. Mảng Âu-Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Nam Mĩ.
D. Mảng Âu-Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Na-xca.

E. Tự luận ( Gợi ý)
Câu 1: Bản tin dự báo thời tiết cho biết: áp thấp nhiệt đới đã hình thành ngoài khơi biển Đông, cách vĩ tuyến 17
0
Bắc về phía nam là 126 hải lí. Vậy, áp thấp nhiệt đới đang ở vĩ độ.
- 1 hải lý = 1852m
- 1 vĩ độ = khoảng 111,18km
- Thực hiện phép nhân để biết khoảng cách
- Thực hiện phép chia để biết vị trí vĩ độ.
Câu 2: Theo nguồn gốc, các loại đá cấu tạo nên vỏ Trái Đất gồm mấy nhóm? Các nhóm đá được hình thành
như thế nào?
- Theo nguồn gốc, đá được phân chia thành ba nhóm (macma, biến chất và trầm tích).
- Sự hình thành các loại đá
+ Đá macma…..
+ Đá trầm tích….
+ Đá biến chất….

Câu 3: Phân biệt vỏ lục địa - vỏ đại dương.


- Đưa ra được tiêu chí và kẻ bảng trình bày điểm khác
+ Phân bố
+ Độ dày trung bình
+ Cấu tạo tầng đá

Câu 4: Vẽ hình hiện tượng ngày – đêm dài ngắn trên Trái Đất, trình bày các hệ quả chuyển động quanh quanh
Mặt Trời

- Đặc điểm chuyển động:


+ Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời trên một quỹ đạo hình e-lip
+ Theo hướng từ Tây sang Đông.
+ Thời gian chuyển động một vòng của Trái Đất quanh Mặt trời là 365 ngày 6h.
+ Trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất luôn nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo
một góc khoảng 66°33'.
+ Sau 3 năm có 365 ngày sẽ có một năm có 366 ngày. Năm đó gọi là năm nhuận, tháng 2 có 29 ngày.
1. Hiện tượng mùa
- Trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng khi chuyển động  sinh ra hiện tượng mùa trên Trái Đất.
- Bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn, nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng  mùa nóng; ngược
lại, bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời ít hơn, nhận được ít nhiệt và ánh sáng  mùa lạnh.
 Trong cùng một thời điểm, mùa ở 2 bán cầu ngược nhau. BBC: X- H- T- Đ. NBC: T- Đ-X-H
2. Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa
- 21 – 3 (Xuân phân) và 23 - 9 (Thu phân), khắp mọi nơi trên trái Đất đều có ngày và đêm dài bằng
nhau.
- Sau 21 – 3 đến trước 23 – 9, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn. Ngược lại, sau 23 – 9 đến
trước 21 – 3, bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn.
 Bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn sẽ có ngày dài, đêm ngắn. Bán cầu nào ngả về phía Mặt
Trời ít hơn sẽ có ngày ngắn, đêm dài.
- Đường phân chia sáng – tối không trùng trục Trái Đất  Các địa điểm ở hai bán cầu có hiện tượng
ngày, đêm dài ngắn khác nhau.
- Độ dài ngày, đêm ở hai bán cầu ngược nhau.
Câu 5: Cho biết diễn biến ngày đêm của các địa điểm sau vào ngày 22/6 ( Xem trên tập bản đồ để biết được
toạ độ của các địa điểm rồi mới dễ cho xác nhận tình hình ngày – đêm.
-Thủ đô Quito – Ecuador
- Thủ đô Bắc Kinh – Trung Quốc
- Thủ đô Oslo – NaUy
- Quaanaaq ( Tây Bắc đảo Greeland)

Câu 6 : Các đồng bằng lớn của Việt Nam được hình thành chủ yếu bởi quá trình nội lực hay ngoại lực? cụ thể
là quá trình nào, diễn giải?
Câu này dễ quá nơi, dựa vào thông tin sách giáo khoa để làm, tuy vậy hãy chỉ ra các đồng bằng lớn ở nước
mình và sau đó khái quát sơ lược về đồng bằng đó

Câu 7: Cho đoạn thông tin:


“ Trái ngược với bắc bán cầu, các quốc gia ở nửa cầu nam như Australia đón mùa đông lạnh giá, thậm
chí là có tuyết rơi vào tháng 6.
New Zealand có tự nhiên đa dạng, bao gồm sông bằng, núi lửa, công viên tự nhiên…mùa đông ở đây
cũng bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 8. Ngoài trượt tuyết du khách có thể trải nghiệm trung tâm Nam cực quốc
tế, nơi cung cấp các hoạt động thú vị như lái xe Hagglund và gặp gỡ chim cánh cụt. Địa chỉ gởi ý khác là đảo
Nam với dãy núi phủ tuyết trắng xóa, dòng sông băng, cùng những hồ nước nóng tự nhiên…”
( Nguồn: https://vnexpress.net/mua-he-tuyet-roi-o-cac-quoc-gia-nam-ban-cau-3935015.html)
Đoạn thông tin nhắc đến hiện tượng nào? Mô tả biểu hiện và nguyên nhân của hiện tượng trên.

Câu 8: Cho đoạn thông tin:


“Đêm trắng hay bạch dạ là hiện tượng ban đêm trời sáng như ban ngày thường gặp tại các nước nằm ở
vĩ độ cao ở khu vực châu Âu vào mùa hè trong khoảng ba tháng bầu trời đêm tại các quốc gia này không hoàn
toàn tối, du khách đến thăm gọi những khu vực này là “nơi ánh sáng không bao giờ tắt”.
Thủ đô Stockholm của Thụy điển vào lúc 23h32 vào mỗi đêm cuối tháng 6. Tại đây mặt trời chỉ bắt
đầu lặn từ lúc 22h00 và mọc lúc 3h00. Stockholm là một thành phố được tạo thành từ vô số hòn đảo nằm trên
một đầm phá. Du khách đến đây vào mùa hè có thể chèo thuyền kayak trên các kênh rạch của thành phố, uống
cà phê tại các quán bar trên mái nhà.”
( Nguồn: https://thienduongachau.vn/5-thanh-pho-chau-au-ngam-mat-troi-nua-dem)
Đoạn thông tin nhắc đến hiện tượng nào? Mô tả biểu hiện và nguyên nhân của hiện tượng trên.

You might also like