You are on page 1of 13

TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHƯƠNG 1-2-3

Câu 1. Phương pháp nào sau đây thường được sử dụng để biểu hiện diện tích và sản lượng
lúa của các tỉnh nước ta trong cùng một thời gian?
A. Kí hiệu. C. Chấm điểm.
B. Kí hiệu theo đường. D. Bản đồ - biểu đồ.
Câu 2. Phương pháp nào sau đây thường dùng để biểu hiện loại đối tượng địa lí không phân
bố ở mọi nơi trên lãnh thổ, mà chỉ tập trung ở một khu vực nhất định?
A. Chấm điểm. C. Vùng phân bố.
B. Đường đẳng trị. D. Bản đồ - biểu đồ.
Câu 3. Để thể hiện vùng trồng thuốc lá của nước ta, có thể sử dụng phương pháp
A. kí hiệu. C. khoanh vùng.
B. bản đồ - biểu đồ. D. đường đẳng trị.
Câu 4. Sự phân bố các cơ sở chăn nuôi thường được biểu hiện bằng phương pháp
A. đường chuyển động. C. chấm điểm.
B. bản đồ - biểu đồ. D. kí hiệu.
Câu 5. Để thể hiện hướng di chuyển của bão trên Biển Đông vào nước ta, thường dùng
phương pháp
A. đường chuyển động. C. kí hiệu theo đường.
B. chấm điểm. D. khoanh vùng.
Câu 6. Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của các tỉnh Việt Nam trong cùng một thời gian,
thường được thể hiện bằng phương pháp
A. bản đồ - biểu đồ. C. chấm điểm.
B. đường chuyển động. D. kí hiệu theo đường.
Câu 7. Diện tích cây trồng thường được biểu hiện bằng phương pháp
A. đường chuyển động. C. chấm điểm.
B. bản đồ - biểu đồ. D. kí hiệu.
Câu 8. Phương pháp bản đồ - biểu đồ không biểu hiện được
A. giá trị của hiện tượng được thống kê theo từng đơn vị lãnh thổ.
B. vị trí thực của đối tượng được thống kê theo từng đơn vị lãnh thổ.
C. số lượng của hiện tượng được thống kê theo từng đơn vị lãnh thổ.
D. cơ cấu của hiện tượng được thống kê theo từng đơn vị lãnh thổ.
Câu 9. Phương pháp khoanh vùng (vùng phân bố) cho biết
A. cơ cấu của đối tượng riêng lẻ.
B. tính phổ biến của đối tượng riêng lẻ.
C. số lượng của đối tượng riêng lẻ.
D. diện tích phân bố của đối tượng riêng lẻ.
Câu 10. Để thể hiện vị trí tâm bão ở trên Biển Đông, thường dùng phương pháp
A. bản đồ - biểu đồ. C. đường chuyển động.
B. chấm điểm. D. kí hiệu.
Câu 11. Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí
A. được sắp xếp thứ tự theo thời gian.
B. trên một đơn vị lãnh thổ hành chính.
C. trong một khoảng thời gian nhất định.
D. được phân bố ở các vùng khác nhau.
Câu 12. Sự di cư theo mùa của một số loài chim thường được biểu hiện bằng phương pháp
A. khoanh vùng. C. bản đồ - biểu đồ.
B. chấm điểm. D. đường chuyển động.
Câu 13. Sự phân bố các điểm dân cư nông thôn thường được biểu hiện bằng phương pháp
A. kí hiệu. C. chấm điểm.
B. bản đồ - biểu đồ. D. đường chuyển động.
Câu 14. Phương pháp chấm điểm dùng để thể hiện các hiện tượng
A. di chuyển theo các hướng bất kì. C. tập trung thành vùng rộng lớn.
B. phân bố theo những điểm cụ thể. D. phân bố phân tán, lẻ tẻ, rời rạc.
Câu 15. Ý nghĩa của phương pháp chấm điểm là thể hiện được
A. số lượng và hướng di chuyển đối tượng. C. số lượng và khối lượng của đối tượng.
B. khối lượng và tốc độ của các đối tượng. D. tốc độ và hướng di chuyển của đối tượng.
Câu 1. Để giải thích sự phân bố của một số trung tâm công nghiệp thực phẩm, cần sử dụng
bản đồ công nghiệp và các bản đồ
A. ngư nghiệp, lâm nghiệp. C. nông nghiệp, lâm nghiệp.
B. lâm nghiệp, dịch vụ. D. nông nghiệp, ngư nghiệp.
Câu 2. Bản đồ có tỉ lệ 1:300.000, thì 7cm trên bản đồ tương ứng trên thực địa là
A. 210 m. C. 210 km.
B. 21,0 km. D. 210 cm.
Câu 3. Bản đồ địa lí không thể cho biết nội dung nào sau đây?
A. Lịch sử phát triển tự nhiên. C. Vị trí của đối tượng địa lí.
B. Hình dạng của một lãnh thổ. D. Sự phân bố các điểm dân cư.
Câu 4. Đối với học sinh, bản đồ là phương tiện để
A. học thay sách giáo khoa. B. thư dãn sau khi học bài.
C. học tập và ghi nhớ các địa danh. D. học tập và rèn các kĩ năng địa lí.
Câu 5. Muốn tìm hiểu được nội dung của bản đồ, trước hết cần phải nghiên cứu kĩ phần
A. vĩ tuyến và kinh tuyến. C. kinh tuyến và chú giải.
B. kí hiệu và vĩ tuyến. D. chú giải và kí hiệu.
Câu 6. Việc tính toán khoảng cách các địa điểm nhằm mục đích nào sau đây?
A. Tính toán thời gian, lựa chọn phương tiện, chủ động lên kế hoạch cho việc đi lại.
B. Tính toán thời gian, lựa chọn hướng di chuyển, chủ động kế hoạch cho việc đi lại.
C. Tính toán thời gian, lựa chọn phương tiện, chủ động đi lại và cung đường cần đi.
D. Tính toán thời gian, lựa chọn bản đồ, chủ động kế hoạch và sắp xếp phương tiện.
Câu 7. Để giải thích chế độ nước của một hệ thống sông, cần phải sử dụng bản đồ sông ngòi
và các bản đồ
A. khí hậu, địa hình. C. khí hậu, sinh vật.
B. thổ nhưỡng, khí hậu. D. địa hình, thổ nhưỡng.
Câu 8. Để giải thích sự phân bố mưa của một khu vực, cần sử dụng bản đồ khí hậu và bản đồ
A. sinh vật. B. địa hình. C. thổ nhưỡng. D. sông ngòi.
Câu 9. Trong sinh hoạt hằng ngày, bản đồ dùng để
A. xác định vị trí; tìm đường đi, tính khoảng cách.
B. xây dựng các phương án phòng thủ và tấn công.
C. quy hoạch phát triển vùng, các công trình thuỷ lợi.
D. thiết kế các tuyến đường giao thông hay du lịch.
Câu 10. Bản đồ số được cài đặt trên
A. các thiết bị điện tử. C. các tòa nhà cao cấp.
B. các công cụ nội trợ. D. các thiết bị ghi âm.
Câu 11. Kí hiệu của bản đồ dùng để thể hiện
A. tỉ lệ của bản đồ so với thực tế. C. bản chú giải cuả một bản đồ.
B. hệ thống đường kinh, vĩ tuyến. D. các đối tượng địa lí trên bản đồ.
Câu 12. Kĩ năng nào được xem là phức tạp hơn cả trong số các kĩ năng sau đây?
A. Phân tích mối liên hệ. C. Xác định hệ toạ độ địa lí.
B. Tính toán khoảng cách. D. Mô tả vị trí đối tượng.
Câu 13. Mũi tên chỉ phương hướng trên bản đồ thường hướng về
A. Nam. B. Đông. C. Tây. D. Bắc.
Câu 14. Trong các hoạt động kinh tế, bản đồ không dùng để
A. quy hoạch các trung tâm công nghiệp, khu đô thị.
B. quy hoạch phát triển vùng, các công trình thuỷ lợi.
C. xây dựng các phương án phòng thủ và tấn công.
D. thiết kế các tuyến đường giao thông hay du lịch.
Câu 15. Để xác định phương hướng chính xác trên bản đồ, cần phải dựa vào
A. các đường kinh, vĩ tuyến. C. chú giải và kí hiệu.
B. kí hiệu và vĩ tuyến. D. kinh tuyến và chú giải.
Câu 1. Thiết bị nào sau đây bay quanh Trái Đất và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái
Đất?
A. Vệ tinh tự nhiên. C. Trạm hàng không.
B. Vệ tinh nhân tạo. D. Các loại ngôi sao.
Câu 2. Ứng dụng nào sau đây không thuộc bản đồ số?
A. Apple Maps. C. Here Maps.
B. Google Maps. D. Book Maps.
Câu 3. GPS do quốc gia nào sau đây xây dựng, vận hành và quản lí?
A. Hoa Kì. C. Liên bang Nga.
B. Trung Quốc. D. Nhật Bản.
Câu 4. Mục đích ban đầu ra đời của GPS phục vụ
A. kinh tế. C. giáo dục.
B. quân sự. D. dân sự.
Câu 5. GPS và bản đồ số dùng để điều hành sự di chuyển của các đối tượng có gắn thiết bị
định vị với không có chức năng nào sau đây?
A. Xác định điểm cần đến, quãng đường di chuyển.
B. Chống trộm cho các phương tiện, tính cước phí.
C. Các cung đường có thể sử dụng, lưu trữ lộ trình.
D. Tìm thiết bị đã mất, biết danh tính người trộm đồ.
Câu 6. Thiết bị thông minh nào sau đây được gắn định vị GPS?
A. Nồi chiêm không dầu. C. Tủ lạnh samsung lớn.
B. Máy lọc không khí. D. Điện thoại thông minh.
Câu 7. Ứng dụng nổi bật nhất của GPS là
A. định tính. C. định vị.
B. định lượng. D. định luật
Câu 8. Nhận định nào sau đây không đúng với GPS và bản đồ số?
A. Quản lí sự di chuyển của đối tượng địa lí. C. Xác định vị trí của đối tượng địa lí bất kì.
B. Chỉ được sử dụng trong ngành quân sự. D. Được sử dụng phổ biến trong đời sống.
Câu 9. Bộ phận sử dụng có vai trò nào sau đây?
A. Các trạm theo dõi, giám sát hoạt động của GPS.
B. Nhiều vệ tinh hợp lại, thông tin đến người dùng.
C. Tiếp nhận, theo dõi những tín hiệu GPS phát ra.
D. Truyền tín hiệu và thông tin đến người sử dụng.
Câu 10. Công cụ truyền tải và giám sát tính năng định vị của GPS là
A. bản đồ số. C. trạm điều khiển.
B. các vệ tinh. D. thiết bị thu.
Câu 11. Hệ thống định vị toàn cầu BEIDAU là của quốc gia nào sau đây?
A. Liên bang Nga. C. Ấn Độ.
B. Trung Quốc. D. Hoa Kì.
Câu 12. Bắt đầu từ năm nào sau đây GPS được sử dụng vào mục đích dân sự?
A. 1990. B. 1970. C. 1980. D. 2000.
Câu 13. Nhận định nào sau đây không đúng với bản đồ số?
A. Rất thuận lợi trong sử dụng. C. Mất nhiều chi phí lưu trữ.
B. Lưu trữ các dữ liệu bản đồ. D. Là một tập hợp có tổ chức.
Câu 14. Ưu điểm lớn nhất của GPS là
A. GPS hoạt động trong mọi thời tiết, mọi nơi trên Trái Đất, không mất phí sử dụng.
B. GPS hoạt động trong mọi địa hình, nhiều ở nước phát triển, mất rất ít phí sử dụng
C. GPS hoạt động trong mọi thời tiết, mạnh nhất trên đất liền, không mất phí sử dụng.
D. GPS hoạt động trong mọi địa hình, mọi nơi trên Trái Đất, mất nhiều phí sử dụng.
Câu 15. Hệ thống định vị toàn cầu GLONASS là của quốc gia nào sau đây?
A. Liên bang Nga. C. Trung Quốc.
B. Hoa Kì. D. Hàn Quốc.
Câu 1. Đối với lĩnh vực quân sự, bản đồ dùng để
A. quy hoạch phát triển vùng và công trình thuỷ lợi.
B. xây dựng các phương án phòng thủ và tấn công.
C. thiết kế các tuyến đường giao thông hay du lịch.
D. xác định vị trí; tìm đường đi, tính khoảng cách.
Câu 2. GPS do quốc gia nào sau đây xây dựng, vận hành và quản lí?
A. Hoa Kì. B. Trung Quốc. C. Liên bang Nga. D. Nhật Bản.
Câu 3. So với các môn học khác, môn Địa lí có điểm khác biệt nào sau đây?
A. Mang tính độc lập và khác biệt. C. Chỉ được học ở trung học cơ sở.
B. Được học ở tất cả các cấp học. D. Địa lí mang tính chất tổng hợp.
Câu 4. Trên bản đồ tỉ lệ 1:300 000, 3cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km ngoài thực địa?
A. 9km. B. 900km. C. 0,9km. D. 90km.
Câu 5. Học Địa lí giúp người học hiểu biết hơn về
A. quá khứ, hiện tại và sự hình thành trái đất.
B. quá khứ, hiện tại và định hướng nghề nghiệp.
C. quá khứ, hiện tại và kinh tế của địa phương.
D. quá khứ, hiện tại và tương lai của toàn cầu.
Câu 6. Xác định vị trí địa lí của một địa điểm trên bản đồ chủ yếu dựa vào
A. hiện tượng trong tự nhiên. C. hướng di chuyển của các vật.
B. điểm lấy làm mốc chỉ định. D. hệ thống lưới kinh, vĩ tuyến.
Câu 7. Các trung tâm công nghiệp thường được biểu hiện bằng phương pháp
A. chấm điểm. C. bản đồ - biểu đồ.
B. kí hiệu. D. đường chuyển động.
Câu 8. Trước khi sử dụng bản đồ, phải nghiên cứu kĩ
A. ảnh trên bản đồ. C. phần chú giải.
B. tỉ lệ bản đồ. D. tên bản đồ.
Câu 9. Thiết bị thông minh nào sau đây được gắn định vị GPS?
A. Máy lọc không khí. C. Nồi chiên không dầu.
B. Điện thoại thông minh. D. Tủ lạnh samsung lớn.
Câu 10. Phương pháp đường chuyển động dùng để thể hiện các đối tượng
A. phân bố, phân tán, lẻ tẻ, rời rạc. C. tập trung thành vùng rộng lớn.
B. phân bố theo những điểm cụ thể. D. di chuyển theo các hướng bất kì.
Câu 11. Kiến thức địa lí kinh tế - xã hội định hướng nhóm ngành nghề nào sau đây?
A. Du lịch, địa chất học. C. Dịch vụ, khí hậu học.
B. Thương mại, tài chính. D. Kĩ sư trắc địa, bản đồ.
Câu 12. GPS và bản đồ số dùng để điều hành sự di chuyển của các đối tượng có gắn thiết bị
định vị với không có chức năng nào sau đây?
A. Xác định điểm cần đến, quãng đường di chuyển.
B. Chống trộm cho các phương tiện, tính cước phí.
C. Tìm thiết bị đã mất, biết danh tính người trộm đồ.
D. Các cung đường có thể sử dụng, lưu trữ lộ trình.
Câu 13. Các mỏ khoáng sản thường được biểu hiện bằng phương pháp
A. chấm điểm. C. bản đồ - biểu đồ.
B. kí hiệu. D. đường chuyển động.
Câu 14. Thiết bị nào sau đây bay quanh Trái Đất và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái
Đất?
A. Các loại ngôi sao. C. Vệ tinh nhân tạo.
B. Vệ tinh tự nhiên. D. Trạm hàng không.
Câu 15. Các đô thị thường được biểu hiện bằng phương pháp
A. đường chuyển động. C. bản đồ - biểu đồ.
B. chấm điểm. D. kí hiệu.
Câu 1. Để biết được cấu trúc của Trái Đất, người ta dựa chủ yếu vào
A. sự thay đổi của các sóng địa chấn. C. nguồn gốc hình thành của Trái Đất.
B. kết quả nghiên cứu ở đáy biển sâu. D. những mũi khoan sâu trong lòng đất.
Câu 2. Cấu trúc của Trái Đất theo thứ tự từ trong ra ngoài gồm có các lớp
A. nhân, lớp Manti, vỏ lục địa, vỏ đại Dương.
B. nhân, lớp Manti, vỏ đại Dương, vỏ lục địa.
C. nhân, vỏ lục địa, lớp Manti, vỏ đại Dương.
D. nhân, vỏ đại Dương, vỏ lục địa, lớp manti.
Câu 3. Nền của các lục địa được cấu tạo chủ yếu bởi tầng đá nào sau đây?
A. Badan. B. Trầm tích. C. Biến chất. D. Granit.
Câu 4. Vỏ Trái Đất ở đại dương có độ dày là
A. 5km. B. 7km. C. 9km. D. 3km.
Câu 5. Nhân Trái Đất còn có tên gọi khác là
A. Sima. B. SiAl. C. Magiê. D. Nife.
Câu 6. Vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau, được
gọi là
A. sinh quyển. B. thủy quyển. C. khí quyển. D. thạch quyển.
Câu 7. Lớp vỏ đại Dương khác với lớp vỏ lục địa ở chỗ
A. tầng granit rất mỏng. C. không có tầng đá trầm tích.
B. không có tầng đá granit. D. có một ít tầng trầm tích.
Câu 8. Ở vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo không bao giờ là
A. có nhiều hoạt động núi lửa, động đất.
B. những vùng ổn định của vỏ Trái Đất.
C. có xảy ra các loại hoạt động kiến tạo.
D. có những sống núi ngầm ở đại dương.
Câu 9. Mảng kiến tạo không phải là
A. chìm sâu mà nổi ở phần trên lớp Manti.
B. bộ phận lục địa nổi trên bề mặt Trái Đất.
C. luôn luôn đứng yên không di chuyển.
D. những bộ phận lớn của đáy đại dương.
Câu 10. Các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời là
A. Trái Đất, Hoả tinh, Thuỷ tinh, Kim tinh.
B. Hoả tinh, Trái Đất, Kim tinh, Thuỷ tinh.
C. Kim tinh, Trái Đất, Hoả tinh, Thuỷ tinh.
D. Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hoả tinh.
Câu 11. Lớp vỏ đại Dương được cấu tạo chủ yếu bởi tầng đá
A. badan và trầm tích. C. badan và granit.
B. badan và biến chất. D. trầm tích và granit.
Câu 12. Vỏ Trái Đất ở đại dương có độ dày là
A. 30km. B. 50km. C. 5km. D. 15km.
Câu 13. Theo thuyết kiến tạo mảng, thạch quyển gồm có
A. các loại đá nhất định. C. một số mảng kiến tạo.
B. đất, nước và không khí. D. đại dương, lục địa và núi.
Câu 14. Các tầng đá theo thứ tự từ trên xuống dưới của lớp vỏ lục địa là
A. badan, trầm tích, granit. C. trầm tích, badan, granit.
B. granit, badan, trầm tích. D. trầm tích, granit, badan.
Câu 15. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm tầng đá trầm tích?
A. Phân bố thành một lớp liên tục theo bắc-nam.
B. Có nơi rất mỏng, nơi dày tới khoảng 15km.
C. Là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất.
D. Do vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành.
Câu 1. Những nơi nào sau đây trong năm không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh?
A. Xích đạo và vòng cực. C. Xích đạo và hai cực.
B. Vòng cực và chí tuyến. D. Vòng cực và hai cực.
Câu 2. Mặt Trời lên thiên đỉnh là hiện tượng
A. Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa.
B. Mặt Trời lên cao nhất ở đường chân trời.
C. tia mặt trời đến Trái Đất lúc 12 giờ trưa.
D. tia sáng mặt trời vuông góc với Trái Đất.
Câu 3. Những nơi nào sau đây trong năm có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh?
A. Vòng cực và chí tuyến. B. Chí tuyến và Xích đạo.
C. Chí tuyến và hai cực. D. Xích đạo và vòng cực.
Câu 4. Nơi nào sau đây trong một năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh?
A. Xích đạo. C. Ngoại chí tuyến.
B. Chí tuyến Nam. D. Chí tuyến Bắc.
Câu 5. Tại cùng một thời điểm, nếu ở phía tây đường chuyển ngày quốc tế là ngày 28/02/2022
thì ở phía đông sẽ là ngày
A. 27/02/2022. C. 29/02/2022.
B. 28/02/2022. D. 01/03/2022.
Câu 6. Khu vực chuyển động với vận tốc lớn nhất khi Trái Đất tự quay là
A. vòng cực. C. xích đạo.
B. cực Bắc. D. chí tuyến.
Câu 7. Nguyên nhân nào sau đây không sinh ra lực Côriôlit?
A. Hướng chuyển động từ tây sang đông.
B. Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời.
C. Trái Đất tự quay quanh trục.
D. Vận tốc dài ở các vĩ tuyến khác nhau.
Câu 8. Nguyên nhân tạo nên hiện tượng chuyển động biểu kiến hàng năm của mặt Trời là do
A. Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời.
B. Mặt Trời đứng yên khi Trái Đất quay quanh trục.
C. Mặt Trời đứng yên khi Trái Đất chuyển động.
D. Trái Đất tự chuyển động quanh trục của mình.
Câu 9. Nhận định nào sau đây thể hiện chính xác tác động của lực Côriôlit đến các hiện
tượng địa lí trên bề mặt Trái Đất?
A. Bờ phải của các dòng sông bị xói mòn mạnh hơn bờ trái.
B. Các dòng biển chảy theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.
C. Gió Tín phong bán cầu Bắc lệch thành hướng đông bắc.
D. Đường ray bên trái bị mòn nhiều hơn đường ray bên phải.
Câu 10. Vận tốc tự quay quanh trục của Trái Đất có đặc điểm nào sau đây?
A. Tăng dần từ xích đạo về hai cực.
B. Giống nhau ở tất cả các vĩ tuyến.
C. Lớn nhất ở chí tuyến, giảm dần về hai cực.
D. Lớn nhất ở xích đạo, giảm dần về hai cực.
Câu 11. Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc vào ngày
A. 22/6. B. 22/12. C. 23/9. D. 21/3
Câu 12. Nơi nào sau đây trong năm không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh?
A. Nội chí tuyến. C. Ngoại chí tuyến.
B. Chí tuyến. D. Xích đạo.
Câu 13. Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Nam vào ngày
A. 22/6. B. 22/12. C. 23/9. D. 21/3.
Câu 14. Những ngày nào sau đây trong năm có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Xích
đạo?
A. 23/9 và 22/6. B. 22/12 và 21/3. C. 21/3 và 23/9. D. 22/6 và 22/12.
Câu 15. Quốc gia nào sau đây có nhiều múi giờ đi qua lãnh thổ nhất?
A. Liên bang Nga. B. Trung Quốc. C. Ca-na-đa. D. Hoa Kì.
Câu 1. Giờ quốc tế không phải là giờ
A. múi. B. mặt trời. C. GMT. D. khu vực.
Câu 2. Giờ mặt trời còn được gọi là giờ
A. địa phương. B. GMT. C. khu vực. D. múi.
Câu 3. Khoáng vật được hình thành do kết quả của quá trình nào sau đây?
A. Địa mạo. B. Địa chất. C. Địa hào. D. Địa lũy.
Câu 4. Loại đá nào sau đây thuộc nhóm đá trầm tích?
A. Đá gơ-nai. B. Đá ba-dan. C. Đá gra-nit. D. Đá Vôi.
Câu 5. Loại đá nào sau đây thuộc nhóm đá biến chất?
A. Đá vôi. B. Đá gơ-nai. C. Đá gra-nit. D. Đá ba-dan.
Câu 6. Giờ địa phương giống nhau tại các địa điểm cùng ở trên cùng một
A. lục địa. B. đại dương. C. kinh tuyến. D. vĩ tuyến.
Câu 7. Hiện tượng nào sau đây là hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất?
A. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.
B. Chuyển động biểu kiến năm của Mặt Trời.
C. Ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.
D. Các mùa trong năm có khí hậu khác nhau.
Câu 8. Trên Trái Đất có ngày và đêm là nhờ vào
A. Trái Đất hình khối cầu tự quay quanh trục và được Mặt Trời chiếu sáng.
B. Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng và luôn tự quay xung quanh Mặt Trời.
C. Trái Đất được chiếu sáng toàn bộ và có hình khối cầu tự quay quanh trục.
D. Trái Đất hình khối cầu quay quanh Mặt Trời và được Mặt Trời chiếu sáng.
Câu 9. Loại đá nào sau đây thuộc nhóm đá trầm tích?
A. Đá ba-dan. B. Đá Sét. C. Đá gơ-nai. D. Đá Hoa.
Câu 10. Dựa vào tiêu chí nào sau đây để phân chia vỏ Trái Đất thành vỏ lục địa và vỏ đại
dương?
A. Đặc điểm nhiệt độ lớp đá. C. Cấu tạo địa chất, độ dày.
B. Sự phân chia của các tầng. D. Đặc tính vật chất, độ dẻo.
Câu 11. Loại đá nào sau đây thuộc nhóm đá mac-ma?
A. Đá Sét. C. Đá Hoa.
B. Đá ba-dan. D. Đá gơ-nai.
Câu 12. Hiện tượng nào sau đây là hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất?
A. Sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất.
B. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày.
C. Thời tiết các mùa trong năm khác nhau.
D. Chuyển động các vật thể bị lệch hướng.
Câu 13. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất không phải là nguyên nhân chính gây
nên hiện tượng
A. khác nhau giữa các mùa trong một năm.
B. sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất.
C. lệch hướng chuyển động của các vật thể.
D. giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày.
Câu 14. Ở nước ta, vùng nào tập trung nhiều đá vôi nhất cả nước?
A. Tây Nguyên. C. Đông Bắc.
B. Bắc Trung Bộ. D. Tây Bắc.
Câu 15. Để tính giờ địa phương, cần căn cứ vào
A. độ cao, độ to nhỏ của Mặt Trời ở nơi đó.
B. ánh nắng nhiều hay ít tại địa phương đó.
C. độ to nhỏ của Mặt Trời tại địa phương đó.
D. độ cao của Mặt Trời tại địa phương đó.
Câu 1. Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất không dẫn đến hiện tượng nào sau
đây?
A. Biển tiến, biển thoái. C. Nâng lên, hạ xuống.
B. Uốn nếp hoặc đứt gãy. D. Bão, lụt và hạn hán.
Câu 2. Động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở nơi tiếp xúc của mảng
A. Âu - Á, Nam Mĩ với các mảng xung quanh.
B. Thái Bình Dương với các mảng xung quanh.
C. Ấn Độ - Ôxtrâylia với các mảng xung quanh.
D. Phi, các mảng nhỏ với các mảng xung quanh.
Câu 3. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm tầng đá trầm tích?
A. Là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất.
B. Phân bố thành một lớp liên tục theo bắc-nam.
C. Do vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành.
D. Có nơi rất mỏng, nơi dày tới khoảng 15km.
Câu 4. Thung lũng sông Hồng được hình thành do hiện tượng
A. nâng lên. B. uốn nếp. C. đứt gãy. D. tách dãn.
Câu 5. Theo thứ tự từ dưới lên, các tầng đá ở lớp vỏ Trái Đất lần lượt là
A. tầng badan, tầng đá trầm tích, tầng granit.
B. tầng đá trầm tích, tầng granit, tầng badan.
C. tầng granit, Tầng đá trầm tích, tầng badan.
D. tầng badan, tầng granit, tầng đá trầm tích.
Câu 6. Lực phát sinh từ bên trong Trái Đất được gọi là
A. ngoại lực. B. lực hấp dẫn. C. nội lực. D. lực Côriôlit.
Câu 7. Hiện tượng đứt gãy không phải là nguyên nhân hình thành dạng địa hình nào sau
đây?
A. Hẻm vực. B. Thung lũng. C. Địa hào. D. Nếp uốn.
Câu 8. Sự hìnhthành những tích tụ khoáng sản có giá trị thường liên quan đến
A. các đứt gãy sâu. C. vận động tạo núi.
B. hiện tượng uốn nếp. D. động đất, núi lửa.
Câu 9. Nhận định nào dưới đây đúng với đặc điểm của tầng đá trầm tích?
A. Có độ dày rất lớn, có nơi độ dày đạt tới 50km.
B. Là tầng nằm dưới cùng trong lớp vỏ Trái Đất.
C. Phân bố thành một lớp liên tục từ tây sang đông.
D. Do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành.
Câu 10. Cấu tạo của lớp vỏ lục địa và vỏ đại dương có điểm khác nhau cơ bản là
A. vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng trầm tích, vỏ lục địa chủ yếu là badan.
B. lớp vỏ lục địa mỏng hơn lớp vỏ đại dương nhưng có thêm tầng đá granit.
C. lớp vỏ đại dương chiếm diện tích lớn và phân bố rộng hơn lớp vỏ lục địa.
D. vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng badan, vỏ lục địa chủ yếu bằng granit.
Câu 11. Đặc điểm của vận động theo phương thẳng đứng là
A. xảy ra rất chậm trên một diện tích nhỏ.
B. xảy ra rất chậm trên một diện tích lớn.
C. xảy ra rất nhanh trên một diện tích lớn.
D. xảy ra rất nhanh trên một diện tích nhỏ.
Câu 12. Biểu hiện rõ rệt nhất của vận động theo phương thẳng đứng là
A. sự mở rộng của các đồng bằng hạ lưu các sông lớn.
B. sự nâng cao địa hình ở các vùng núi được uốn nếp.
C. sự thay đổi mực nước biển, đại dương ở nhiều nơi.
D. các thiên tai ở vùng biển xảy ra thường xuyên hơn.
Câu 13. Hiện tượng uốn nếp thể hiện rõ rệt nhất ở
A. đá mắcma. B. đá biến chất. C. đá badan. D. đá trầm tích.
Câu 14. Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là
A. năng lượng của bức xạ Mặt Trời. C. năng lượng do con người gây ra.
B. năng lượng ở trong lòng Trái Đất. D. năng lượng từ các vụ nổ thiên thể.
Câu 15. Nguyên nhân của hiện tượng biển tiến, biển thoái là do
A. vận động nâng lên và hạ xuống. C. biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra.
B. tác động của hải lưu chạy ven bờ. D. ảnh hưởng của địa hình ven biển.

You might also like