You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG MÔN ĐỊA

Câu 4: Chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời và hệ quả.
a. Chuyển động biểu kiến của mặt trời:
- Khái niệm
+ Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt trời là chuyển động nhìn thấy
nhưng không có thật của Mặt Trời hàng năm diễn ra giữa hai chí tuyến.
Chuyển động biểu kiến sinh ra do ảo giác của Mặt Trời trong năm giữa hai chí
tuyến. Ngoài phạm vi khu vực nội chí tuyến không nhìn thấy hiện tượng này.
- Nguyên nhân xảy ra hiện tượng chuyển động biểu kiến
+ Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi chuyển động cho ta ảo
giác Mặt Trời đang chuyển động.
- Chuyển động biểu kiến hàng năm của mặt trời là gì?
Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh:
+ Khu vực ở 2 chí tuyến Bác và Nam có một lần: Lần lượt xuất hiện từ chí
tuyến Nam (vào ngày 22/12) lên chí tuyến Bắc (vào ngày 22/6).
+ Khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần/năm: khu vực giữa hai
chí tuyến hay khu vực nội chí tuyến.
+ Khu vực không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh: vùng ngoại chí
tuyến Bắc và Nam.

b. Thời gian ngày đêm dài ngắn khác nhau, nhịp điệu mùa:
- Nguyên nhân: Khi chuyển động, do trục Trái đất nghiêng, nên tùy vị trí của
Trái đất trên quỹ đạo mà ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.
* Theo mùa:
- Ở Bắc bán cầu:
Mùa xuân, mùa hạ:
+ Từ 21/3 đến 23/9: ngày dài hơn đêm.
+ Ngày 21/3: mọi nơi ngày bằng đêm = 12 giờ.
+ Ngày 22/6: thời gian ngày dài nhất.
Mùa thu và mùa đông:
+ Từ 23/9 đến 21/3 năm sau: ngày ngắn hơn đêm.
+ Ngày 23/9: mọi nơi ngày bằng đêm = 12 giờ.
+ Ngày 22/12: thời gian ngày ngắn nhất.
- Ở Nam bán cầu thì ngược lại.
* Theo vĩ độ:
- Ở xích đạo quanh năm ngày bằng đêm.
- Càng xa Xích đạo thời gian ngày và đêm càng chênh lệch.
- Tại vòng cực đến cực ngày hoặc đêm bằng 24 giờ.
- Ở cực: Có 6 tháng ngày và 6 tháng đêm.

c. Dương lịch
- Dương lịch là loại lịch theo Mặt trời, dùng đơn vị thời gian thiên nhiên là năm
Mặt trời, tức là độ dài chu kỳ quay của Trái đất xung quanh Mặt trời.
- Dương lịch chí tuyến:
+ Dương lịch chí tuyến tính toán vị trí của thế gới dựa trên điểm phân (xuân
phân, thu phân) để chỉ ra mùa, đây cũng được coi là cách tính thông
dụng và chuẩn xác nhất.
Dương lịch chí tuyến và các loại lịch
- Các loại lịch thuộc dương lịch chí tuyến như sau:
+ Lịch Gregory: Lịch Gregory hay Gregorian Calendar là một bộ lịch được
giáo hoàng Gregono XIII mang ra vào năm 1582, chia 1 năm thành 12 tháng với
365 ngày, những năm có số thứ tự chia hết cho 4 sẽ là năm nhuận thêm một
ngày vào tháng 2, trừ các năm có tận cùng bằng 00 thì phải chia hết cho 400 mới
là năm nhuận. hiện giờ, dương lịch dùng chính là lịch Gregory.
+ Lịch Julius: Lịch Julius là loại lịch đa dạng nhất trên toàn cầu trước khi bị
thay thế bởi Gregory. Trong đó lịch Julius quy ước 1 năm có 365,25 ngày không
những thế do độ dài của năm mặt trời là 365.242216 ngày do vậy một năm theo
lịch Julius dài hơn khoảng 0.0078 ngày so với năm mặt trời, tức là khoảng 11
phút 14 giây. cho nên sau một thời gian dài dùng, lịch Julius vừa mới bị sai số
nghiêm trọng và không khớp với thời gian mùa màng, do đó bị thay thế bởi
Gregory.
+ Lịch Iran: Lịch Iran là một trong số ít những lịch luôn luôn còn tồn tại
đến cho đến nay, đây cũng chính là lịch chính thức của Iran. Lịch Iran không có
quy luật tính chính xác như lịch Gregory hay Julius mà được tính toàn theo
sự Quan sát. Cụ thể, phút đầu tiên của một năm trong lịch Iran sẽ bắt đầu vào
thời điểm xuân phân phù hợp kinh tuyến 52.5ºE hoặc GMT +3.5h, vì vậy năm
Iran thường bắt đầu vào ngày 21/3 của lịch Gregorian.
- Âm dương lịch
Âm dương lịch là gì?
+ Dương lịch Thái: Dương lịch Thái hay còn được gọi là Phật lịch dù được gọi
với cái tên dương lịch nhưng thực tế lại là một loại âm dương lịch, loại lịch này
thường được sử dụng trong nền tảng tôn giáo Phật giáo ở các nước Đông Nam
Á. Nó được tính dựa trên sự chuyển động qua các pha của Mặt Trăng với độ dài
trung bình một năm là 365.25875 ngày, chênh lệch khá nhiều so với năm dương
lịch chí tuyến

You might also like