You are on page 1of 71

http://www.informatik.uni-leipzig.de ((http://www.informatik.

uni-
leipzig.de/~duc/amlich/calrules.html))

Cách xác định 24 tiết khí

Tiết khí là các thời điểm mà kinh độ mặt trời (KĐMT) có các giá trị 0°, 15°, 30°, 45°, 60°, ...,
345°. (0° là Xuân Phân, 15° là Thanh Minh v.v.). Như vậy để xác định tiết khí ta cần tìm xem vào
khoảng thời gian nào thì kinh độ mặt trời có các giá trị này.

Tìm ngày chứa tiết khí

Thường thì ta chỉ quan tâm tới tiết khí rơi vào ngày nào chứ không cần chính xác tới giờ/phút.
Ngày chứa một tiết khí nhất định có thể được xác định như sau:

 Chọn một ngày có khả năng chứa tiết khí cần xác định. Ngày có tiết khí chỉ xê dịch trong
khoảng 1-2 ngày nên ta có thể chọn khá sát.

 Tính kinh độ mặt trời lúc 0h sáng ngày hôm đó và 0h sáng ngày hôm sau

 Nếu kinh độ mặt trời tương ứng với tiết khí cần xác định nằm giữa hai giá trị này thì ngày
đã chọn chính là ngày chứa tiết khí, nếu không ta lặp lại việc tìm kiếm này với ngày trước
hoặc sau đó.

Tìm thời điểm tiết khí

Để tìm thời điểm chính xác của một tiết khí, sau khi xác định được ngày chứa tiết khí đó ta có thể
thực hiện một phép tìm kiếm nhị phân đơn giản để tìm ra ngày giờ của tiết khí này.

 Chọn mốc trên và dưới là 0h và 24h (tức 0h sáng ngày hôm sau). Tính điểm giữa 2 mốc
(12h trưa) và tính KĐMT tại điểm đó.

 Nếu KĐMT này nhỏ hơn KĐMT của tiết khí, tìm tiếp trong khoảng từ 0h đến 12h, nếu
không sẽ tìm trong khoảng từ 12h đến 24h.

 Lặp lại việc tìm kiếm đến khi KĐMT của hai điểm mốc cách nhau không quá 0.001 độ.

Bước tính toán quan trọng nhất trong việc xác định tiết khí là tìm kinh độ mặt trời tại một thời
điểm bất kỳ. Việc tính toán này được thực hiện với 2 bước:

 Tính niên kỷ Julius của thời điểm đã cho

 Tính kinh độ mặt trời cho thời điểm đó

Ngày và niên kỷ Julius

Số ngày Julius (Julian Day Number) của một ngày trong lịch Gregory có thể tính bởi các công
thức sau, sử dụng năm thiên văn (1 TCN là 0, 2 TCN là −1, 4713 TCN là −4712):

a = [(14 - tháng)/ 12]

y = năm + 4800 - a

m= tháng + 12a - 3
JDN = ngày + [(153m + 2)/5] + 365y + [y/4] - [y/100] + [y/400] - 32045

Trong các công thức trên [x/y] là phần nguyên của phép chia x/y.

Để tính niên kỷ Julius (Julian date), thêm giờ, phút, giây theo UT (Universal Time):

JD = JDN + (giờ - 12)/24 + phút/1440 + giây/86400

Nếu giờ, phút, giây được tính theo giờ Hà Nội (UTC+7:00) thì kết quả phải trừ đi 7/24 ngày.

Tính kinh độ mặt trời tại một thời điểm

Để tính kinh độ mặt trời tại thời điểm, trước hết tìm niên kỷ Julius JD của thời điểm đó theo
phương pháp trên. Sau đó thực hiện các bước sau:

T = (JD - 2451545.0) / 36525

L0 = 280°.46645 + 36000°.76983*T + 0°.0003032*T2

M = 357°.52910 + 35999°.05030*T - 0°.0001559*T2 - 0°.00000048*T3

C = (1°.914600 - 0°.004817*T - 0°.000014*T2) * sin M + (0°.01993 - 0°.000101*T) * sin 2M +


0°.000290 * sin 3M

theta = L0 + C

lambda = theta - 0.00569 - 0.00478 * sin(125°.04 - 1934°.136*T)

lambda = lambda - 360 * [lambda/360]

Kết quả lambda là kinh độ mặt trời cần tìm. Đó là một góc (tính bằng độ) trong khoảng (0,360).

Ví dụ

Chọn ngày giờ (giờ Hà Nội, UTC+7:00) và nhấn OK để tính kinh độ mặt trời tại thời điểm đó:

Kết quả:

Tìm ngày Đông Chí năm 2008. Kinh độ mặt trời ứng với Đông Chí là 270°. Ngày Đông Chí
thường rơi vào khoảng 20/12-22/12 hàng năm. Như vậy trước hết ta thử ngày 20/12/2008. KĐMT
lúc 0h sáng ngày 20/12/2008 là 268°.17811 và lúc 0h sáng 21/12/2008 là 269°.19634. Góc 270°
nằm sau cả hai giá trị này, như vậy ta phải thử ngày hôm sau. KĐMT lúc 0h sáng ngày 22/12/2008
là 270°.21471, như thế điểm Đông Chí nằm trong ngày 21/12/2008.

Để xác định thời điểm Đông Chí, ta tính KĐMT lúc 12h ngày 21/12/2008, được kết quả
269°.70551, nhỏ hơn 270°, như vậy điểm Đông Chí nằm trong khoảng từ 12h đến 24h. Chọn
18h00 ngày 21/12/2008 sẽ tìm thấy KĐMT 269°.96010, như vậy ta phải tìm tiếp trong khoảng
18h đến 24h. Vào lúc 21h, KĐMT là 270°.08741, như thế khoảng tìm kiếm bây giờ là 18h đến
21h. Lặp lại việc tìm kiếm này thêm khoảng 7 bước nữa sẽ tìm được thời điểm Đông Chí là
18h56. (Kết quả 'chính xác' tính theo lý thuyết VSOP87 là 19h04).

Âm lịch Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử


Hồ Ngọc Đức

Âm lịch dùng tại Việt Nam (mà đúng hơn phải gọi là âm-dương lịch) là loại lịch có nguồn gốc tại
Trung Quốc. Các hệ thống âm lịch đều được tính dựa trên những nguyên tắc cơ bản giống nhau
[2, 6]: tháng âm lịch bắt đầu vào ngày Sóc; tháng Nhuận đặt vào tháng không có Trung khí. Trong
lịch sử có nhiều giai đoạn người Việt sử dụng lịch của Trung Quốc nhưng cũng có nhiều thời kỳ
chúng ta tự tính âm lịch cho mình dùng. Tuy dựa vào các nguyên tắc chung nhưng vì cách áp
dụng nguyên tắc khi tính lịch có thể khác nhau (chẳng hạn, xác định Sóc và Trung khí dựa trên
chuyển động thực hay chuyển động trung bình; hoặc tính lịch theo các múi giờ khác nhau) nên âm
lịch Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm khác biệt. Khi đọc các tác phẩm lịch sử Việt Nam cổ
chúng ta có thể nhận thấy nhiều khi ngày tháng ghi trong đó khác với ngày tháng trong âm lịch
Trung Quốc. Nhiều tháng trong sử ta ghi là tháng nhuận nhưng trong lịch Tàu thì tháng đó không
nhuận. Có tháng theo lịch ta là tháng thiếu nhưng theo lịch Tàu lại là tháng đủ và ngược lại.

Âm lịch dùng tại Việt Nam là lịch nào?


Dựa vào nghiên cứu của giáo sư Hoàng Xuân Hãn [2], chúng ta biết được trước năm 1945 tại Việt
Nam dùng lịch nào và lịch đó khác với lịch Trung Quốc ở những giai đoạn nào.

Thời Bắc thuộc: Lịch Trung Quốc được sử dụng tại Việt Nam.
Từ nhà Ngô đến đầu nhà Lý (khoảng 939-1078): Có lẽ các vương triều đầu tiên của nước Việt
Nam độc lập vẫn dùng lịch Tàu.
Nhà Lý và nhà Trần (1080-1300): Việt Nam tự tính lịch riêng (theo một phép lịch thời nhà Tống
bên Trung Quốc). Có nhiều điểm khác biệt giữa lịch ta và lịch Trung Quốc trong giai đoạn này.
Đáng tiếc là không có đủ tài liệu lịch sử để phục hồi lịch này.
Nhà Trần, Hồ và Lê (1306-1644): Thời kỳ này Việt Nam sử dụng lịch giống như lịch nhà
Nguyên và Minh dùng tại Trung Quốc (có thể người Việt đã học được phép lịch Thụ Thời khi đi
sứ nhà Nguyên khoảng 1300 và sau đó có thể tự tính lịch). Ngay cả trong thời kỳ Trịnh-Nguyễn
phân tranh (1627 trở đi), các chúa Nguyễn ở miền Nam vẫn dùng lịch giống nhà Lê-Trịnh. Năn
1384 nhà Minh ở Trung Quốc đổi tên lịch Thụ Thời thành Đại Thống nhưng vẫn giữ nguyên cách
tính. Cho đến hết đời Minh (1644) lịch ta và lịch Tàu không khác nhau.
Từ thời Trịnh-Nguyễn phân tranh đến đầu nhà Nguyễn (1645-1812): Việt Nam dùng lịch
riêng, tính theo phép lịch Đại thống. Tại Trung Quốc, năm 1644 nhà Thanh lên đã dùng phép lịch
mới (lịch Thời Hiến). Lịch ta và lịch Tàu khác nhau nhiều.
Thời Tây Sơn (1789-1801): Không rõ. Có lẽ Tây Sơn đã chuyển sang dùng lịch giống lịch nhà
Thanh bên Trung Quốc (theo [2], tr. 949). Tại vùng chúa Nguyễn kiểm soát trong giai đoạn này
vẫn sử dụng lịch của nhà Lê (tính theo phép lịch Đại Thống). Sau khi Gia Long lên ngôi vẫn duy
trì lịch cũ (tên là lịch Vạn Toàn) đến 1812.

Thời nhà Nguyễn và thuộc Pháp (1813-1945): Dùng lịch Hiệp Kỷ (tính theo phép lịch Thời
Hiến của nhà Thanh). Không có sự khác biệt giữa lịch Việt Nam và lịch Trung Quốc.

Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1946-1954): làm lịch theo sách Vạn niên thư của Trung
Quốc. Như thế lịch ta và lịch Tàu không khác nhau.

Thời kỳ hai miền chia cắt (1955-1975): Âm lịch tại hai miền Bắc Nam có chỗ khác nhau (và
khác với lịch Trung Quốc) do sử dụng các múi giờ khác nhau cho việc tính toán. Ở miền Bắc
dùng múi giờ thứ 8 tới năm 1967 và múi giờ thứ 7 từ 1968 trở đi. Tại miền Nam sử dụng múi giờ
thứ 8.

Từ 1976 trở đi: Cả nước Việt Nam tính lịch âm theo múi giờ thứ 7. Do khác múi giờ nên có
nhiều điểm lịch ta và lịch Tàu khác nhau.
Ghi chú: Từ 1943 đến 1967 có vài lần thay đổi múi giờ chính thức, tuy nhiên có lẽ việc thay đổi
múi giờ chỉ liên quan tới việc tính giờ chứ không làm ảnh hưởng tới việc tính ngày tháng âm lịch.
Từ 01/01/1943 theo múi giờ thứ 8 (GMT+8, sớm hơn 1h so với giờ chuẩn).
Từ 1/4/1945 theo giờ Nhật Bản dùng múi giờ thứ 9.
Từ 1/4/1947 quay trở lại dùng múi giờ thứ 8.
Ở miền Nam từ 1/7/1955 sử dụng múi giờ thứ 7, sau đó từ 1/1/1960 quay lại dùng múi giờ thứ 8
dến năm 1975
. Ở miền Bắc thì từ 8/8/1967 trở đi dùng múi giờ thứ 7 (trước đó theo múi giờ thứ 8).
Phải từ 1968 trở đi âm lịch tại miền Bắc dùng múi giờ thứ 7, .
và từ 1976 trong cả nước mới được tính dựa theo múi giờ chuẩn thứ 7 của Việt Nam.

Chương trình tính âm lịch VNCal


Chương trình tính âm lịch VNCal mà tôi thiết kế (http://www.informatik.uni-
leipzig.de/~duc/amlich/) có chức năng tính lịch pháp định ("Official calendar"). Đây là lịch được
chính quyền đương thời phát hành và cho sử dụng. Lịch này cũng có thể gọi là lịch chính thức,
lịch hành chính hay lịch lịch sử.

 Từ 900 đến 1300, chương trình hiển thị ngày tháng âm lịch của lịch Trung Quốc [5].
Những dữ liệu này thật ra không hoàn toàn phù hợp với lịch Việt Nam trong khoảng 1080-
1300 như ta đã biết, nhưng vì không có đủ tài liệu để tái tạo lịch nên chưa thể khắc phục
được.

 Từ 1301 đến 1945 âm lịch pháp định của Việt Nam được tính dựa theo nghiên cứu của
Hoàng Xuân Hãn [2]. Trong khoảng này có một thời gian dài (1645-1812) lịch Việt Nam
và lịch Trung Quốc khác nhau.

 Từ 1946 trở đi lịch được tính theo các qui tắc hiện đại, áp dụng cho múi giờ chính thức
được dùng tại Việt Nam. (Cách tính lịch được miêu tả cụ thể tại [6]).

 Trong những thời kỳ mà ở hai miền dùng hai loại âm lịch khác nhau (Tây Sơn-Nguyễn
1789-1802 và Bắc-Nam 1968-1975) thì chương trình hiển thị ngày tháng của cả 2 lịch
chính thức nếu như những ngày tháng này khác nhau. Trong giai đoạn 1955-1975, ngày
âm theo lịch miền Bắc được hiển thị ở góc phải bên dưới (nơi bình thường vẫn in ngày âm
lịch) và ngày tháng âm theo lịch miền Nam được in trong ngoặc vuông ở góc phải bên trên
(VD: [28/1]). Tài liệu tham khảo

[1] La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn, Tập I, NXB Giáo Dục, Hà Nội, 1998

[2] Hoàng Xuân Hãn, Lịch và lịch Việt Nam, trong [1] trang 851--

[3] Bách trúng kinh (bản in, lưu tại thư viện Viện Hán Nôm, Hà Nội).

[4] Khâm định vạn niên thư (bản in, lưu tại Thư viện Quốc gia, Hà Nội). In lịch Lê - Trịnh từ năm
1554 đến năm 1903

[5] http://www.sinica.edu.tw/~tdbproj/sinocal/luso.html (Âm lịch dùng tại Trung Quốc qua các
thời đại)

[6] Hồ Ngọc Đức, Thuật toán tính âm lịch (http://www.informatik.uni-


leipzig.de/~duc/amlich/calrules.html)

Thời tiết, khí hậu và vật hậu


Khí hậu thời tiết nắng mưa, nóng lạnh, gió, bão... đều tuân theo quy luật vận chuyển của vũ trụ, cụ
thể là chuyển động của hệ mặt trời. Vật hậu như thiên nhiên, cây cỏ, côn trùng, thú vật và mọi
sinh vật khác, kể cả con người và các vi sinh vật, vi trùng các loại... đều phát triển hay tàn lụi...
một phần lớn cũng lệ thuộc theo quy luật khí hậu thời tiết của môi trường.

Trong khi chuyển động quanh mặt trời, quả đất của chúng ta luôn giữ trục của nó chếch nghiêng
so với mặt phẳng quỹ đạo một góc không đổi là 6606 hoặc 2303 so với trục thẳng góc với mặt
phẳng quỹ đạo (của quả đất quanh mặt trời). Hậu quả là có lúc trái đất hướng nửa bán cầu Bắc, lúc
nửa bán cầu Nam về hướng mặt trời nhiều hơn. Đối với nửa bán cầu Bắc (Việt Nam nằm về phía
này) ngày 21 tháng 6 dl nó soi về hướng mặt trời nhiều nhất. Đó là ngày hạ chí (giữa mùa hạ theo
âm lịch) đối với các nước bắc bán cầu nhưng gần xích đạo, hoặc đầu mùa hạ đối với các nước
vùng bắc bán cầu gần bắc chí tuyến, theo dương lịch. Trong tiết hạ chí, mặt trời gần và chiếu
thẳng góc xuống vùng bắc chí tuyến.

Ngược lại, ngày 22/12 dl hàng năm, nửa bán cầu bắc cách xa mặt trời nhất (lúc đó nó thẳng góc và
gần nam chí tuyến nhất). Đó là ngày đông chí (giữa mùa đông theo âm lịch hoặc đầu mùa đông
theo dương lịch). Trong tiết này, nửa bắc bán cầu vì xa mặt trời nên khí hậu trở nên lạnh nhất (các
tỉnh phía nam nước ta lạnh ít, nhưng các tỉnh phía bắc rất lạnh), trong khi đó ở nam bán cầu lại là
mùa hạ nóng nực. Đông chí có ngày ngắn nhất/đêm dài nhất thì hạ chí có ngày dài nhất/đêm dài
nhất...

Vào ngày 21/3 dl mặt trái đất ở vào vị thế mà mặt trời gần nhất và chiếu thẳng góc xuống xích đạo
nên phân bố ánh sáng đều cho hai bán cầu, nên ngày và đêm ở hai vùng bắc và nam bán cầu đều
dài bằng nhau. Đó là ngày xuân phân (21/3 dl). Tại các tỉnh phía nam, tuy thuộc bắc bán cầu
nhưng vì nằm gần xích đạo hơn phía bắc, nên từ 21/3 dl đến tháng 5 dương lịch, năm nào chúng ta
cũng bị nắng nóng nhất. Sau đó cái nắng chạy dần ra miền Trung (tháng 7), rồi miền Bắc, cho đến
23/8 là tiết Xử thử: kết thúc những ngày nắng nóng. Thế nhưng cũng trong cái mùa nắng nóng
này, không khí bị nóng lên rồi nguội đi bất thường, cộng thêm với gió mùa Tây Nam, có thể gây
ra áp thấp nhiệt đới, gió bão, mưa lũ bất thường ở miền Trung và miền Bắc.

Rồi đến 23/9 dl, tiết Lập thu, gió Đông Bắc lại về, mang theo cái lạnh và mưa dầm gió bấc cho
miền Trung, miền Bắc...

Như vậy, trong khi di chuyển quanh mặt trời, do độ chếch 2303 nói trên, nên quả đất lần lượt có
lúc ngã bắc bán cầu, có lúc nam bán cầu về phía mặt trời, khiến tạo ra các mùa xuân, hạ, thu, đông
và tùy theo vĩ độ, cao độ của mỗi vùng mà mức độ thay đổi thời tiết khí hậu sẽ khác nhau ít nhiều,
thậm chí còn đối nghịch nhau ở hai nửa bán cầu. Khi nửa bán cầu này ngã về phía mặt trời thì nó
nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt độ cao. Đó là mùa nóng hay mùa hạ, trong khi đó ở bán cầu
kia là mùa lạnh hay mùa đông vì lúc đó ở xa mặt trời hơn.

Như vậy các mùa nóng và lạnh trái ngược nhau ở hai bán cầu. Cùng một bán cầu, có khi là cùng
một quốc gia nhưng khác nhau về vĩ độ thì thời tiết khí hậu cũng khác nhau, như giữa các tỉnh
phía bắc và phía nam nước ta chẳng hạn. Giữa hai mùa nóng, lạnh là mùa chuyển tiếp mà rõ nét
nhất là vào các ngày xuân phân (21/3 dl) và thu phân (23/9 dl): lượng ánh sáng và nhiệt độ nhận
được ở hai bán cầu đều bằng nhau. Đó là mùa ấm áp xuân và thu (không kể các tỉnh phía nam
nước ta như đã nói trên). Như vậy bốn mùa xuân, hạ, thu, đông ở hai nửa bán cầu trái ngược nhau.

Các tỉnh phía nam và TP. Hồ Chí Minh tuy cũng thuộc bắc bán cầu, nhưng ở gần xích đạo hơn nên
khi nửa cầu bắc hay nửa cầu nam ngã về phía mặt trời thì lượng ánh sáng và nhiệt độ nhận được
trong hai thời kỳ này đều chênh lệch không rõ lắm nên khí hậu, thời tiết quanh năm nóng đều, bốn
mùa không rõ rệt. Ở đây chúng ta chỉ có hai mùa: mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 11 dl) và mùa
nắng (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau). Thế nhưng từ miền Trung trở ra miền Bắc nước ta nằm
gần đường bắc chí tuyến nên bốn mùa xuân, hạ, thu, đông khí hậu thời tiết phân biệt rất rõ rệt và
vật hậu, cây cỏ thay hình đổi dạng rất rõ...
Người Trung Quốc cách đây hàng ngàn năm, đã dựa vào những thời tiết, khí hậu và vật hậu ở
vùng hạ lưu sông Hoàng Hà và Trường Giang để lập ra “lịch 24 tiết” (xem bảng 1). Các nhà thiên
văn Trung Quốc cổ đại đã chia hoàng đạo (đường đi biểu kiến của mặt trời trong năm giữa các
chòm sao, ra làm 24 cung bằng nhau, mỗi cung 15 độ, tương ứng với khoảng 15 ngày) kể từ điểm
xuân phân (21/3).

Hàng năm, mặt trời lần lượt đi ngang qua các điểm đó và ứng với mỗi điểm là ngày chính của tiết,
người ta dựa theo thời tiết, khí hậu và vật hậu quan sát được để đặt tên cho tiết tương ứng. Lịch 24
tiết này được xác định ngày theo dương lịch và rất cố định từ năm này qua năm khác (chỉ xê xích
1 ngày, vì cứ 4 năm có một năm nhuận tháng giêng có 29 ngày thay vì 28). Nhưng các nhà làm
lịch thường quy kết lịch 24 tiết vào ngày âm lịch nên luôn thay đổi khiến người dân không nhớ
được. Nhà nông mà không nhớ được lịch 24 tiết thì nông lịch gieo trồng sẽ không thuận hợp
được!

Như trên đã nói, tên tiết và các ý nghĩa của khí hậu, vật hậu trong lịch 24 tiết là do các quan sát tại
Trung Quốc hàng ngàn năm trước, nhưng có rất nhiều điểm trùng hợp với nước ta, nhất là từ miền
Trung trở ra Bắc. Phần lớn các cây to, sống đa niên thường bắt đầu đâm chồi nảy lộc trong mùa
xuân, phát triển cành lá sum suê trong mùa hè để rồi trổ hoa, đậu hột, tích củ, sau đó se cành, úa lá
trong mùa thu, trụi lá trơ cành trong mùa đông... Côn trùng mang truyền mầm bệnh và vi trùng
cũng sẽ phát triển và tàn lụi theo quy luật này, do đó ta thấy mùa nắng nóng thì bọ chét, chuột gây
dịch hạch, ruồi mang truyền dịch tả, kiết lỵ, tiêu chảy... Mùa mưa thì sốt xuất huyết, sốt rét gia
tăng vì muỗi phát triển nhiều, mùa mưa lạnh ở miền Trung, miền Bắc thì ho, viêm họng, cảm
lạnh, thậm chí người già, súc vật già yếu cũng ra đi trong mùa giá rét...

Thời tiết, khí hậu, vật hậu và sức khỏe

Quả đất quay quanh Mặt trời nhưng


người xưa cho rằng Mặt trời quay quanh
Quả đất trên đường hoàng đạo, ngang
qua các chòm sao ứng với các tiết xuân
phân, hạ chí, thu phân, đông chí

Ai cũng có thể lập được cho mình những nhận xét thời tiết, khí hậu và vật hậu tại địa phương
theo lịch 24 tiết. Thí dụ mồng một tết Kỷ Sửu năm nay nhằm ngày 26/1 dl nằm vào cuối tiết đại
hàn nên là cái “tết lạnh” ở các tỉnh phía nam sẽ cảm thấy mát mẻ trong khi du xuân vì ngày 11
tháng giêng mới là chính tiết Lập xuân (5/2 dl)... Bạn hãy bắt đầu ghi: hoa mai nở (đa số các cây
mai) có đúng tết không? Tiết trời có mưa, nắng, nóng, lạnh thế nào? Ngoài vườn, ngoài đường,
thậm chí ngoài ruộng, rừng có cây gì đang trổ hoa, có quả, chim gì xuất hiện?

Ngày xưa ở bên Tàu, đã có rất nhiều người bỏ công nghiên cứu và nghiên cứu suốt một thiên can
(60 năm) và họ đã trở thành những nhà “thông thiên văn, hiểu địa lý” hơn ai hết.

Sau cùng, mỗi người chúng ta nên bắt tay vào việc, bằng cách ghi thêm vào các tờ lịch đang treo (vốn
không được các nhà xuất bản lịch biết đến) 24 tiết lịch (bảng 1) để dễ nhớ tiết mà quan sát.

Bảng 1: Lịch 24 tiết

Tên tiết Ngày dl Ý nghĩa theo tên tiết

Tiểu hàn 5 (6)/1 Bắt đầu tiết lạnh nhất trong năm
Đại hàn 20 (21)/1 Rất lạnh, tiết lạnh nhất trong năm

Lập xuân 5/2 Bắt đầu mùa xuân

Vũ thủy 20/2 Bắt đầu có mưa, lượng mưa tăng dần

Kinh trập 5/3 Bắt đầu có sấm, nhiệt độ tăng, côn trùng nảy nở

Xuân phân 21/3 Ngày dài bằng đêm, mặt trời chiếu vuông góc

với xích đạo

Thanh minh 5/4 Trời trong sáng, ấm áp, cỏ mọc xanh tươi

Cốc vũ 20/4 Bắt đầu mùa mưa, lượng mưa tăng nhanh,

lúa mọc tốt

Lập hạ 5/5 Bắt đầu mùa hè

Tiểu mãn 21/5 Hạt trướng, mưa hạt nhỏ ở miền Trung

và miền Bắc

Mang chủng 5/6 Lúa trổ

Hạ chí 21/6 Giữa mùa hè, mặt trời thẳng góc bắc chí tuyến,

ngày dài nhất

Tiểu thử 7/7 Bắt đầu tiết nắng trong năm

Đại thử 22/7 Tiết nóng nhất trong năm

Lập thu 7/8 Bắt đầu mùa thu

Xử thử 23/8 Kết thúc những ngày nóng nực của mùa hè

Bạch lộ 7/9 Nhiệt độ giảm nhanh, sương nhiều

Thu phân 23/9 Giữa thu, ngày dài bằng đêm

Hàn lộ 8/10 Đêm nhiệt độ giảm nhiều, sương lạnh

Sương giáng 23/10 Đêm giá lạnh, có sương muối

Lập đông 7/11 Bắt đầu mùa đông

Tiểu tuyết 22/11 Bắt đầu có tuyết (ở Trung Quốc), ở ta bắt đầu lạnh

Đại tuyết 7/12 Tuyết nhiều nhất (ở Trung Quốc), ở ta khá lạnh (Trung, Bắc)

Đông chí 22/12 Giữa đông, đêm dài nhất, mặt trời thẳng góc
https://tuvikhoahoc.vn/y-nghia-tuyet-menh-trong-phong-thuy-va-hon-nhan-
A13629708.html

TIM HIỂU TIẾT KHÍ CHI TIẾT

Ngày nay, dưới sự phát triển của khoa học thiên văn, vũ trụ vấn đề trên đã được sáng tỏ. Theo
nội dung của thuyết nhật tâm thì Trái đất chuyển động quanh Mặt trời theo một quỹ đạo hình elip
(gần tròn) có thời gian, vận tốc, quãng đường được đo đạc ngày một chính xác hơn, điều này đã
được khoa học địa lý tự nhiên ghi chép, giải thích từ thời còn học phổ thông.

Mặt trời có một loại chuyển động gọi là chuyển động biểu kiến. Chuyển động biểu kiến là gì? Là
dạng chuyển động có thể nhìn thầy bằng mắt thường nhưng trong thực tế thì không có. Khi Trái
đất quay quanh Mặt trời với một quỹ đạo mà mặt phẳng quỹ đạo này không nằm trên mặt phẳng
phương ngang 90 độ thì có những thời điểm khác nhau bắc bán cầu sẽ ngả về phía Mặt trời
nhiều hơn, cũng có những thời điểm nam bán cầu ngảy về phía Mặt trời nhiều hơn. Vị trí của
Mặt trời chiếu về Trái đất cũng thay đổi các góc độ khác nhau. Hệ quả của chuyển động này
chính là hiện tượng các mùa trong năm và tiết khí. Để tìm hiểu về ý nghĩa của những ngày tiết
khí là gì và cách tính toán lịch tiết khí thì mời quý bạn cùng Tử Vi Khoa Học tìm hiểu ngay sau
đây.

1. Tìm hiểu tiết khí nghĩa là gì?

Tiết khí là gì? Xem lịch tiết khí ra sao trong khi ta chia mặt phẳng không gian thành 360 độ thì
những ngày Mặt trời ở các vị trí tọa độ nhất định sẽ được gọi là tiết khí. Hay nói một cách khác
đi là 24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời, mỗi điểm cách
nhau 15 độ. Như vậy, 24 tiết khí là thời điểm Mặt trời ở các kinh độ 0 độ, 15 độ, 30 độ, 45 độ, 60
độ, 75 độ, 90 độ, 105 độ, 120 độ, 135 độ, 150 độ, 165 độ, 180 độ, 195 độ, 210 độ, 225 độ, 240
độ, 255 độ, 270 độ, 285 độ, 300 độ, 315 độ, 330 độ, 345 độ so với Trái đất. Như hình vẽ dưới
đây
Ví dụ: Ngày Xuân phân là ngày 20 hoặc 21. 03 dương lịch, khi đó Mặt trời ở vị trí 0 độ trên mặt
phẳng không gian của Trái đất mà ta có thể quan sát được. Sau ngày Xuân phân bắt đầu tiết
Xuân phân kéo dài đến ngày 04 hoặc 05. 04, khi ấy Mặt trời di chuyển sang vị trí 15 độ kết thúc
tiết Xuân phân bắt đầu bước vào tiết Thanh minh

2. Bàn về ý nghĩa của 24 tiết khí trong một năm

Có tới 24 Tiết khí ứng với các thời gian cụ thể và bốn mùa cùng với ý nghĩa của ngày tiết khí là
gì được lý giải như sau:

► Các ngày tiết khí trong mùa xuân

 Đầu tiên: Tiết Lập xuân bắt đầu từ ngày 04 hoặc 05. 02, Mặt trời ở vị trí 315 độ. Tiết khí
này bắt đầu một năm mới, báo hiệu mùa xuân đến. Vạn vật vũ trụ bước vào một chu kỳ
tuần hoàn mới trong năm
 Thứ 2: Tiết Vũ thủy, được bắt đầu từ ngày 18 hoặc 19. 02. Mặt trời khi này ở vị trí 330
độ. Tiết Vũ thủy dịch nghĩa từ Hán văn nghĩa là mưa ẩm, bắt đầu từ thời điểm này có
những cơn mưa xuân với những hạt mưa nhỏ li ti
 Thứ 3: Tiết Kinh trập, được bắt đầu từ ngày 05 hoặc 06. 03. Mặt trời ở vị trí 345 độ. Tiết
Kinh trập báo hiệu sau thời gian này một số loài côn trùng, sâu bọ bắt đầu sinh sôi, nảy
nở. Khi mùa xuân đến, cây cối đâm chồi, nảy lộc thì các loài sâu bọ bắt đầu được sinh ra
 Thứ 4: Tiết Xuân phân, được bắt đầu từ ngày 20 hoặc 21. 03. Mặt trời ở vị trí 0 độ. Tiết
Xuân phân là thời điểm giữa mùa xuân. Tại thời điểm này nửa cẩu bắc nhận được nhiều
ánh sáng và lượng nhiệt nhất vì thời điểm này nửa cầu bắc ngả về phía Mặt trời, nhưng
do lượng nhiệt của Mặt trời bức xạ vào Trái đất đang lạnh giá của mùa đông nên thời
điểm này ở bắc bán cầu chỉ ấm áp chứ không quá nóng bức
 Thứ 5: Tiết Thanh minh, được bắt đầu từ ngày 04 hoặc 05. 04. Mặt trời ở vị trí 15 độ.
Thanh minh nghĩa là trong sáng, từ tiết này trở về sau, không còn những hiện tượng
mây mù bao phủ, mưa nhỏ ẩm thấp như thời kỳ trước nữa, lượng nhiệt độ và ánh sáng
tương đối ổn định, bán cầu bắc có xu thế ngày một nóng lên. Sau tiết Thanh minh một số
loài động vật có tập quán ngủ đông như rắn, ếch nhái bắt đầu xuất hiện và hoạt động
ngày một mạnh hơn
 Thứ 6: Tiết Cốc vũ, được bắt đầu từ ngày 20 hoặc 21. 04. Mặt trời ở vị trí 30 độ. Cốc vũ
nghĩa là mưa rào. Vũ nghĩa là mưa, cốc nghĩa là ngũ cốc, những cơn mưa cuối mùa thu
là những trận mưa rào, như những hạt ngũ cốc rơi xuống. Hoặc theo ý nghĩa khác vì
lượng mưa lúc này rất tốt có các loại hoa màu, ngũ cốc trong nông nghiệp sinh trưởng
phát triển tốt.

► Lịch tiết khí trong mùa hạ

 Thứ 7: Tiết Lập hạ, được bắt đầu từ ngày 05 hoặc 06. 05. Mặt trời ở vị trí 45 độ. Thời
điểm này bắt đầu mùa hạ với lượng nhiệt độ, ánh sáng rất cao. Trên thực tế, thì khoảng
thời gian này Mặt trời dần dịch chuyển về phía nam. Tuy không nhận được lượng nhiệt
và ánh sáng cao nhất như mùa xuân nữa, nhưng Trái đất hấp thụ nhiệt từ thời kỳ trước
và vẫn đón nhận một lượng nhiệt độ và ánh sáng tương đối mạnh nữa
 Thứ 8: Tiết Tiểu mãn, được bắt đầu từ này 21 hoặc 22. 05. Mặt trời ở vị trí 60 độ. Trong
thời điểm tiết khí này thì những trận mưa mùa hạ có thể xảy ra những đợt lũ nhỏ và Tiểu
mãn nghĩa là lũ nhỏ
 Thứ 9: Tiết Mang chủng bắt đầu từ ngày 05 hoặc 06. 06. Mặt trời ở vị trí 75 độ. Mang
chủng là thời điểm chòm sao Tua rua bắt đầu xuất hiện trên bầu trời, những người bận
những công việc khác mà chưa kịp làm đất để canh tác thì vẫn còn có thể tranh thủ làm
nhanh vẫn có thu hoạch, không lo trễ, muộn. Tục ngữ có câu: “Tua rua thì mặc tua rua,
mạ già ruộng ngấu, không thua bạn điền”
 Thứ 10: Tiết Hạ chí, được bắt đầu từ ngày 21 hoặc 22. 06. Mặt trời ở vị trí 90 độ. Hạ chí
là thời điểm giữa mùa hạ, nhiệt độ và ánh sáng trong thời điểm này rất cao, có thời gian
chiếu sáng của Mặt trời dài nhất trong ngày, nhiệt độ rất oi bức, khó chịu. Tục ngữ có
câu: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối” là vì vậy
 Thứ 11: Tiết Tiểu thử, được bắt đầu từ ngày 07 hoặc 08. 07. Mặt trời ở vị trí 105 độ. Tiểu
thử là nắng nhẹ
 Thứ 12: Tiết Đại thử, được bắt đầu từ ngày 22 hoặc 23. 07. Mặt trời ở xích kinh 120 độ.
Đại thử là nắng oi. Nguyên nhân của hiện tượng này là ảnh hưởng của các cơn bão, áp
thấp nhiệt đới.

► Những ngày tiết khí trong mùa thu

 Thứ 13: Tiết Lập thu, được bắt đầu từ ngày 07 hoặc 08. 08. Mặt trời ở vị trí 135 độ. Tiết
lập thu bắt đầu thời gian bước vào mùa thu, nhiệt độ, ánh sáng giảm dần, hoa cúc bắt
đầu nở, trời có biểu hiện se lạnh
 Thứ 14: Tiết Xử Thử, được bắt đầu từ ngày 23 hoặc 24. 08. Mặt trời ở vị trí xích kinh 150
độ. Thời điểm này không còn oi bức nóng nực như trước nữa,
 Thứ 15: Tiết Bạch lộ, được bắt đầu từ ngày 07 hoặc 08. 09. Mặt trời ở vị trí xích kinh 165
độ. Bạch lộ nghĩa là nắng nhạt. Trong khoảng thời gian này Mặt trời ngả về phía nửa cầu
nam nên tại nửa cầu bắc nhận được ít ánh sáng và nhiệt độ hơn
 Thứ 16: Tiết Thu phân, được bắt đầu từ ngày 22 hoặc 23. 09. Mặt trời ở vị trí xích kinh
180 độ. Đây là thời điểm giữa mùa thu. Lượng ánh sáng, nhiệt độ tiếp tục giảm, một số
cây vàng lá và rụng xuống
 Thứ 17: Tiết Hàn lộ, được bắt đầu từ ngày 08 hoặc 09. 10. Mặt trời ở vị trí xích kinh 195
độ. Hàn lộ nghĩa là mát mẻ. Trong thời điểm này nửa cầu nam hoàn toàn ngả về phía
Mặt trời, nửa cầu bắc nhận được lượng nhiệt và ánh sáng nhỏ nhất. Không khí chưa
đến mức độ lạnh lẽo là do lượng nhiệt còn tồn dư từ mùa hạ duy trì
 Thứ 18: Tiết Sương giáng, được bắt đầu từ ngày 23 hoặc 24. 10. Mặt trời ở vị trí xích
kinh 210 độ. Trong tiết khí này nhiệt độ giảm xuống thấp, sương mù bắt đầu xuất hiện về
ban đêm, buổi sáng sớm.

► Lịch tiết khí trong mùa đông

 Thứ 19: Tiết Lập đông, được bắt đầu từ ngày 07 hoặc 08. 11. Mặt trời ở vị trí xích kinh
225 độ. Thời điểm này bắt đầu mùa đông, ánh sáng và nhiệt độ tại nửa cầu bắc thay đổi
giảm xuống rất mạnh
 Thứ 20: Tiết Tiểu tuyết, được bắt đầu từ ngày 22 hoặc 23. 11. Mặt trời ở vị trí xích kinh
240 độ. Sau tiết khí này, ở một số vùng có vĩ độ cao thường có tuyết rơi
 Thứ 21: Tiết Đại tuyết, được bắt đầu từ ngày 07 hoặc 08. 12. Mặt trời ở vị trí xích kinh
255 độ. Trong khoảng thời gian tiết khí này tại những khu vực hàn đới có vĩ độ cao tuyết
rơi rất nhiều, nước đóng băng, phủ trắng xóa, những khu vực vĩ độ thấp tại nửa cầu bắc
cũng giá lạnh vô cùng
 Thứ 22: Tiết Đông chí, được bắt đầu từ ngày 21 hoặc 22. 12. Mặt trời ở vị trí xích kinh
270 độ. Thời điểm này là giữa mùa đông. Trong thực tế, nửa cầu nam ngả về phía Mặt
trời vuông góc với đường chí tuyến nam. Tuy vị trí này không phải là vị trí xa nhất của
nữa cầu bắc và Mặt trời nhưng lượng nhiệt độ từ trước đã tiêu hao hết, nên không khí
rất lạnh lẽo
 Thứ 23: Tiết Tiểu hàn, được bắt đầu từ ngày 05 hoặc 06. 01. Mặt trời nằm ở vị trí xích
kinh 285 độ. Tiểu hàn nghĩa là rét nhẹ
 Thứ 24: Tiết Đại hàn, được bắt đầu từ ngày 20 hoặc 21. 01. Mặt trời nằm ở vị trí xích
kinh 300 độ. Đại hàn nghĩa là rét đậm, rét hại

Những ngày được kể trên là ngày dương lịch. Tại sao Tiết khí, sự phân định tiết khí là sản phẩm
của nền văn minh phương Đông gắn liền với nông nghiệp, mùa vụ, lịch âm mà lại được xác định
bằng lịch dương. Nguyên nhân là trước đây, ở phương Đông trong các triều đại có những chức
quan coi xét thiên văn, dự đoán và soạn lịch, họ tính toàn tiết khí bằng các phép toán và kết hợp
với việc quan sát sự vận động của các hành tinh, thiên thể trong vũ trụ. Sau này, khi địa lý, vũ
trụ, thiên văn học hiện đại phát triển mạnh, nên việc khám phá vũ trụ, hệ Mặt trời được chính
xác, cụ thể hơn nên người ta dùng luôn dương lịch để xác định tiết khí cho tiện dụng và thống
nhất với các văn bản, tài liệu khác.
► Ý nghĩa của tiết khí đối với cuộc sống thì rất nhiều. Người ta có thể căn cứ vào đó xác
định thời điểm, mùa vụ, có dự đoán về diễn biến của thời tiết. Đối với khoa học dự đoán
việc xác định những ngày tiết khí cũng có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt:

- Căn cứ vào lịch tiết khí có thể biết được những ngày tiết khí là gì trong sự biến động, thay
đổi, chuyển hóa trong vũ trụ. Ví dụ tiết Xuân phân sẽ có đặc điểm khác tiếp Đông chí

- Dùng để xác định thời gian. Môn Phong thủy Huyền không phi tinh, môn Tứ trụ, môn Kỳ
môn độn giáp và nhiều môn dự đoán khác không sử dụng lịch âm, lịch dương mà sử dụng lịch
theo tiết khí. Cụ thể là mỗi tháng gồm có hai tiết. Tháng giêng của họ được tính từ tiết Lập xuân
đến tiết Kinh trập, tháng hai cũng tương tự như vậy. Việc xác định thời gian theo lịch tiết khí căn
cứ vào quy luật vận hành của vũ trụ, có thể giúp việc dự đoán có tính chính xác cao

- Mỗi một tiết khí gắn liền với sự thay đổi biến hóa của các thiên thể, hành tinh trong vũ trụ
nên nó sẽ có đặc điểm riêng biệt mà người nghiên cứu cần phải nắm rõ thì mới có thể vận dụng
hiệu quả được
- Những ngày tiết khí là biểu hiện của các gia đoạn, trạng thái sinh vượng của ngũ hành.
Chẳng hạn tiết Xuân phân cây cối sinh trưởng mạnh nên hành Mộc thịnh vượng. Tiết Hạ chí
nhiệt độ và ánh sáng rất cao nên hành Hỏa cực vượng và các tiết khí thời điểm khác trong năm
ngũ hành có các trạng thái thịnh vượng hoặc suy thoái khác nhau

- Xưa Gia Cát Lượng dùng thuyền cỏ mượn tên do đoán chính xác thời điểm sương mù
bao phủ và tâm lý đa nghi, cảnh giác cao của Tào Tháo. Ngày nay, vào những năm không hợp
tuổi người ta vẫn tiến hành xây dựng, khởi công động thổ. Thời điểm được chọn là sau tiết Đông
chí, thời điểm này Mặt trời chuyển động biểu kiến lên phía Xích đạo và ngày một gần với nửa
cầu bắc hơn, khí dương dưỡng mệnh, trường khí lúc đó có nhiều chiều hướng thuận lợi cho tất
cả mọi người, nên vì thế việc kiêng kỵ cũng không cần thiết lắm.

- Trong Kinh dịch có nhiều quẻ dịch ứng với các thời kỳ trong năm và các giai đoạn tiết khí.
Ngày xưa, vào các ngày Đông chí khi khí Thiếu dương bắt đầu phát sinh và dần dần thịnh
vượng, Hoàng đế ra lệnh đóng cửa quan ải, hạn chế đi lại để dung dưỡng nguồn năng lượng
may mắn cát lợi này.

Thông qua việc nghiên cứu lịch tiết khí thì ta thấy được những biến đổi, vận động huyền diệu
của tạo hóa và vũ trụ. Điều này giúp ích nhiều cho cuộc sống và các vấn đề trong khoa học dự
đoán cát – hung, thịnh – suy của vận vật, nhân sinh
Tiết Lập Xuân
Khởi đầu của thời gian trong năm là mùa xuân, tiết khí đầu tiên của mùa xuân là Tiết Lập xuân.
Thơ Hồ Chủ tịch có những câu như sau:
“Ví không có cảnh đông tàn
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân
Nghĩ mình trong bước gian truân
Tai ương rèn luyện tinh thần càng hăng”
Tiết Lập xuân báo hiệu vận khí vũ trụ đã có sự thay đổi bắt đầu một chu kỳ mới. Thời điểm này
có nhiều những đặc điểm liên quan nhiều đối với nhân mệnh, khoa học dự đoán… Vậy tiết Lập
Xuân là gì và ý nghĩa của tiết Lập Xuân như thế nào thì mời quý độc giả cùng Tử Vi Khoa
Học bàn giải chi tiết ngay tại đây.

1. Tìm hiểu tiết Lập Xuân bắt đầu từ ngày nào?

Tiết Lập xuân được bắt đầu từ ngày 04 hoặc 05. 02 đến ngày 18. 02 dương lịch. Tại sao Tiết khí
là sản phẩm của nền văn minh nông nghiệp mà lại được xác định bằng dương lịch thì lần trước
tôi đã có giải thích trong bài “Ý nghĩa và nguồn gốc của Tiết Khí là gì?”. Một điểm đáng lưu ý
là tại sao Tiết khí lại thường rơi vào một trong hai ngày. Nguyên nhân là do quỹ đạo chuyển
động của Trái đất quanh Mặt trời chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác nên có thể nhanh chậm
và sai lệch chút ít về thời gian, cho nên có ngày Tiết khí đến sớm thì vào ngày hôm trước, nếu
đến muộn thì rơi vào thời điểm đêm hôm trước và bắt đầu vào ngày hôm sau. Điều này để có
câu trả lời rõ ràng cụ thể hơn các bạn nên tìm hiểu trong tài liệu các môn Địa lý, Thiên văn học
hiện đại.

2. Vài nét về đặc điểm và ý nghĩa của tiết Lập Xuân trong năm

- Tại thời điểm bắt đầu Tiết Lập xuân Mặt trời ở vị trí có tọa độ xích kinh là 315 độ. Xét về thực
tiễn trong khoa học Địa lý tự nhiên, thì thời điểm này Mặt trời ở rất gần nửa cầu bắc. Do nửa cầu
bắc ngả về phía Mặt trời nhiều hơn nên nhận được lượng nhiệt độ và ánh sáng nhiều hơn nửa
cầu nam. Mặc dù nhận được nhiều ánh sáng và lượng nhiệt cao nhưng do lượng nhiệt này có
vai trò làm ấm bầu khí quyển, Trái đất nên tiêu hao rất nhiều, vì vậy ta không cảm thấy tiết trời oi
bức mà ngược lại khá là ấm ấp, dễ chịu. Trong Tiết lập xuân ánh sáng Mặt trời ở nửa cầu bắc
mạnh hơn, khác hẳn những ngày bầu trời u ám của mùa đông. Nguyên nhân là do khi ấy nửa
cầu bắc nhận được lượng ánh sáng cao, nên không gian thoáng đãng, sáng sủa.
- Khi vũ trụ có sự thay đổi biến hóa thì thời điểm này vạn vật bắt đầu hồi sinh, nhờ lượng mặt
trời, ánh sáng, dương khí nên cây cối bắt đầu vươn mình, trỗi dậy bắt đầu cho một chu kỳ sinh
trưởng mới. Nếu như ta chịu khó quan sát sẽ thấy những mầm cây bắt đầu nhú dần ra, đâm
chồi, nảy lộc.
- Đứng về góc độ nhân mệnh thì từ sau Tiết lập xuân khiến cho sức khỏe nhiều người được cải
thiện rõ rệt, nhất là những đối tượng người già, trẻ nhỏ, những người còn khỏe mạnh cũng sẽ
cảm thấy khoan khoái trong lòng, tâm lý phấn chấn, vui vẻ. Nguyên nhân là khi nhận được
dương khí, nhiệt độ, ánh sáng cao thì nhiều bệnh tật sẽ bị đẩy lùi, thuyên giảm, nhất là bệnh về
hô hấp, khớp xương, thứ nữa, khi nhiệt độ thấp con người làm việc thiếu tự tin, chuẩn xác, và
thường xuyên bị hao năng lượng vì phải tiết ra một phần năng lượng để cân bằng nhiệt độ với
môi trường, chống cự cái giá lạnh. Trong quan niệm âm dương ngũ hành thì khí dương dưỡng
mệnh, bệnh tật, u buồn là âm ám. Sau tiết Lập xuân sự thay đổi khí trời, thời tiết như vậy tốt cho
vạn vật và cuộc sống của con người.

- Khi sức khỏe con người được cải thiện, bệnh tật bị đẩy lui, tâm lý vui vẻ, thoải mái, tự tin thì
vận mệnh của con người sẽ khởi sắc, cải thiện rất nhiều. Trong thực tế đã chứng minh khi sức
khỏe ổn định, đảm bảo, tâm lý thoải mái không bị mệt nhọc, ức chế thì con người mới làm việc
tốt được. Các mối quan hệ nhờ đó mà thêm gắn bó, tình cảm hơn. Có câu rất hay; Hòa khí sinh
tài. Những người thường xuyên buồn bã, bi ai, nóng giận, cáu gắt thì may mắn của họ luôn bị
giảm xuống và cơ hội phát triển không còn nữa, trong mối quan hệ với những người khác chắc
chắn không được hòa thuận, giúp đỡ, chung sức nhiệt tình
- Một điều đáng lưu ý là vào tiết Lập xuân, Mặt trời ở vị trí tọa độ xích kinh là 315 độ. Thời điểm
này bắt đầu một quỹ đạo mới của Trái đất quanh Mặt trời, khi bắt đầu một chu trình mới thì vận
khí, những nguồn năng lượng phối, hợp, tương tác cũng sẽ thay đổi, không còn giống như lúc
trước nữa. Do vậy, thời điểm tiết Lập xuân đánh dấu một mốc khởi đầu trong năm. Vì những lý
do như trên, nên nhiều môn dự đoán dùng thời điểm tiết Lập xuân để xác định thời gian
- Tứ trụ dùng thời điểm này để xác định tháng Giêng của một năm. Bắt đầu từ 00h ngày đầu tiên
của tiết khí này được coi là thời điểm bắt đầu tháng Giêng, tháng Dần. Sau đó những ngày,
tháng về sau cũng được xác định bằng tiết khí. Thậm chí lịch âm có ở tháng khác nhưng vẫn
quy về tháng theo tiết khí.

3. Vài nét về ý nghĩa của tiết Lập Xuân trong tử vi phong thủy

- Phong thủy Huyền không phi tinh cũng sử dụng tiết khí để xác định thời gian. Nên sau ngày
đầu tiên của tiết Lập xuân là bắt đầu bước vào một năm mới. Các nhà Phong thủy này tính toán
thời gian với những khoảng lớn nhỏ như Nguyên, Vận, Niên, Nguyệt, Nhật, Thời và có các sao
trong hệ thống Tử bạch phi tinh chi phối. Chẳng hạn như năm 2015 ngày 04. 02 dương lịch, bắt
đầu tiết Lập xuân thì sao Nhị hắc tiến và chi phối toàn bộ trường khí của địa cầu. Năm 2018, tính
từ tiết Lập xuân ngày 04. 02 thì sao Cửu tử sẽ nắm lệnh, chi phối toàn bộ trường khí địa cầu.
Ngoài ra, thời điểm này cũng được sử dụng để tính nguyệt tử bạch (hay còn gọi là phi tinh
tháng).
- Môn kỳ môn độn giáp và nhiều môn dự đoán khác cũng sử dụng tiết khí này để bắt đầu khoảng
thời gian năm mới, đánh dấu sự thay đổi vận khí, năng lượng trong vũ trụ
- Ta hãy thử so sánh một đặc điểm như sau. Thời điểm sau tiết Lập xuân cây cối thực vật phát
triển mạnh nên hành Mộc tương đối vượng. Khi Mộc khí vượng thường xảy ra hai điều
 Thứ nhất: Nếu tốt, đối với những người cần dạng năng lượng này thì nghiên cứu có
thành tích tốt, thông minh, xuất sắc, công danh tài vận hanh thông...
 Thứ hai: Nếu xấu, đối với những người có hại khi gặp dạng năng lượng này thường xảy
ra tình trạng bị bệnh về gan mật, tay chân, đầu óc tản mạn, rất khó tập trung cho công
việc, lái xe không an toàn, dễ gặp thị phi, miệng tiếng, cãi vã, mang tiếng xấu...
- Tháng Giêng, tức là tháng Dần có chi Dần thuộc dương Mộc tàng chứa ngũ hành này rất
mạnh, và cũng thời điểm này, Hỏa khí manh nha, tiềm ẩn. Hỏa khí trường sinh ở Dần, cực
vượng ở Ngọ và nhập kho ở Tuất. Trong thời điểm tháng Giêng này các hoạt động lễ hội, đình
đám, tiệc tùng vui vẻ rất nhiều, theo như văn hóa Á Đông là như vậy, một số người kỵ hành Mộc,
hành Hỏa có thể gặp tình trạng nhậu nhẹt say xỉn rồi cãi vã mang tiếng... Còn đối với một số
người cần những dạng năng lượng này bổ trợ có thể gặp may mắn về công danh, tài lộc
- Như vậy, tiết Lập xuân đánh dấu thời điểm bắt đầu một năm theo góc độ thiên văn, vũ trụ, sự
biến hóa theo một chu trình mới. Mốc thời gian này được nhiều nhà đẩu số quan tâm, coi trọng,
phục vụ hữu ích trong việc luận dự đoán cát – hung, vạn sự

Tiết Vũ Thủy
Sau tiết khí Lập xuân người ta sẽ thấy có một quãng thời gian mà thời tiết có mưa nhỏ tại khu
vực miền bán cầu, nhất là những khu vực như Bắc Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản... Nhiều
nhà văn nhà thơ từng viết về hiện tượng thời tiết này là mưa rây, nghĩa là những hạt mưa nhỏ li
ti như được trải qua một chiếc rây bột khổng lồ của tạo hóa. Thời điểm này được đánh dấu là
tiết Vũ thủy. Vậy tiết Vũ Thủy là gì, ý nghĩa của tiết Vũ Thủy như thế nào thì mời quý độc giả
xem chi tiết ngay sau đây.

1. Tìm hiểu khái niệm, thời gian và đặc điểm tiết Vũ Thủy là gì?

a. Tiết Vũ Thủy là gì và thời gian bắt đầu của tiết khí?

Tiết Vũ thủy theo nghĩa Hán văn nghĩa là mưa ẩm được bắt đầu từ ngày 18 hoặc 19. 02 kết thúc
vào ngày 05. 03 dương lịch. Trong tiết Vũ thủy Mặt trời nằm ở vị trí tọa độ xích kinh 330 độ.

b.Tìm hiểu đặc điểm và ý nghĩa của tiết Vũ Thủy trong 24 tiết khí

Tại sao lại có kiểu thời tiết này? Như chúng ta đã biết vào thời điểm mùa đông khối áp khí hải
dương suy yếu, gió mậu dịch (còn gọi là gió tín phong) thổi nhẹ, yếu ớt, ngưng hẳn nhường chỗ
cho khối áp khí lục địa, khối áp khí lục địa này bắt nguồn từ cao nguyên Xibia (nơi ngày xưa lãnh
tụ Lê nin bị lưu đầy), người ta còn gọi khu vực này là cao áp Xibia, với bản chất là khối khí lục
địa nên tính chất của nó khô hanh, lạnh lẽo, với hoạt động mạnh mẽ của cao áp Xibia nên mùa
đông ở bắc bán cầu có kiểu thời tiết khô hanh, giá lạnh, nhiệt độ không khí và độ ẩm đều giảm
xuống rất thấp. Thời điểm cuối mùa đông, từ sau tiết Lập xuân khối không khí này suy yếu, một
phần bị các địa hình núi cao che chắn nên chuyển hướng qua khu vực đại dương, vùng bán đảo
Alaxca, vùng biển Nhật Bản rồi quay trở lại đất liền, khi qua vùng biển, gió này mang theo hơi
nước, khi quay trở lại vùng đất liền chúng ngưng tụ tạo nên kiểu thời tiết mưa nhỏ như vậy. Tiết
Vũ thủy có ý nghĩa và tầm quan trọng đối với cuộc sống của con người.

Trong thời điểm mùa đông, toàn bộ nửa cầu bắc nhận được lượng nhiệt và ánh sáng thấp, kết
hợp với khối khí lục địa khô và lạnh nên độ ẩm của không khí và đất rất kém, từ việc nhiệt độ
thấp, ánh sáng thấp, độ ẩm thấp nên cây cối thực vật kém phát triển, nhiều cây tàn lụi, khô héo,
nhiều loài động vật trú đông vì các nguyên nhân trên. Thời tiết mưa xuân, mưa ẩm cùng với
nhiệt độ ấm dần lên và ánh sáng được tăng cường báo hiệu sự hồi sinh của vạn vật được bắt
đầu. Tục ngữ nước ta có câu như sau:

“Mưa tháng ba hoa đất


Mưa tháng tư hư đất”

Nguyên nhân chính của kiểu thời tiết của tiết Vũ Thủy chính là thời điểm tháng ba, lượng mưa
nhỏ, mưa ẩm, mưa xuân rất cần thiết cho cây cối, giúp đất đai tăng thêm sự màu mỡ, phì nhiêu,
sự phát triển của cây cối được thúc đẩy mạnh mẽ. Còn khi bước sang tháng tư, những cơn mưa
rào lớn thường xảy ra tình trạng rửa trôi, xói mòn, khiến cho chất dinh dưỡng trong đất giảm đi,
nhất là ở những khu vực địa hình có độ dốc.

Tiết Vũ Thủy mở đầu bằng những cơn mưa xuân bắt đầu rắc xuống những giọt li ti như lọt qua
một chiếc rây bột khổng lồ thì ở Trái đất có nhiều sự thay đổi diệu kỳ. Độ ẩm, ánh sáng và nhiệt
độ thích hợp khiến nhiều hạt cây tiềm ẩn trong đất, nảy mầm, từ đó phát triển để duy trì nòi
giống, tạo nên những cây non khỏe mạnh. Những cây đã trưởng thành gặp dịp này cũng phát
triển mạnh mẽ, không ngừng, chúng đâm chồi, nảy lộc, tạo ra một màu xanh tươi mới, bạt ngàn,
vô tận. Một số loài cây bắt đầy đơm hoa, hứa hẹn nhiều thành quả về sau. Khi mà thực vật phát
triển mạnh thì các động vật cấp 1 chuyên ăn thực vật có nguồn thức ăn dồi dào, sinh trưởng,
phát triển mạnh hơn, tạo nên một bộ mặt sinh động khác hẳn thời kỳ trước.

Thời điểm mưa xuân có tác dụng lớn đối với con người, đặc biệt là nó cải thiện tình hình thiếu
độ ẩm trong không khí, da dẻ con người không còn bị khô háo, nứt nẻ như thời gian trước. Nhất
là thời kỳ ngày xưa khi mà các mỹ phẩm dưỡng da chưa phổ biến như hiện nay. Hơn nữa, nắm
bắt được đặc điểm thời tiết Vũ Thủy này mà nên nhiều người khẩn trương tiến hành những công
việc làm đất, cấy cầy, gieo hạt, bắt đầu một mùa vụ mới với mong muốn cây cối sẽ tươi tốt, sinh
trưởng mạnh, hứa hẹn bội thu về thành quả lao động.

2. Vài nét về đặc điểm và ý nghĩa của tiết Vũ Thủy dưới góc độ lý số?

Đứng trên góc độ lý số, khoa học dự đoán thì tiết Vũ Thủy có một ý nghĩa quan trọng
-Thứ nhất: Thời điểm tiết Lập xuân đến tiết Kinh trập chính là tháng Giêng của năm mới, tháng
Giêng đầu năm chính là tháng Dần hay còn được miêu tả bằng trạng thái can Giáp trong 10 can.
Can Giáp miêu tả trạng thái nảy mầm, vạn vật bắt đầu bước và quy trình sinh sôi, tuần hoàn mới
của vũ trụ.

- Thứ hai: Với đặc điểm âm dương ngũ hành thì tiết Vũ Thủy miêu tả trạng thái biến động mạnh,
thuộc dương khí. Khi mà vạn vật bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài mùa đông nay trỗi dậy thay đổi
không ngừng, cùng với những hoạt động kinh tế sản xuất của con người nên trạng thái này
thuộc dương tính, biến động, ngũ hành thuộc Mộc vì vậy trong quá trình dự đoán cần phải đặc
biệt lưu tâm đến tính chất này. Chẳng hạn, khi Mộc khí thịnh thì điều tốt sẽ chủ về hanh thông,
vui vẻ, nghiên cứu, tài lộc, đạo đức, nhân ái, hòa thuận, phấn đấu vươn lên... điều xấu chủ về thị
phi, tranh cãi, mang tiếng, tay chân bị ảnh hưởng, suy nghĩ tản mạn, bệnh về gan, mật...

- Thứ ba: Người xưa có câu: “Hết cơn bĩ cực đến thời thái lai”. Tiết Vũ thủy ở giữa thời điểm
tháng Giêng (nếu tính tháng theo tiết khí thì tiết Lập xuân đến tiêt Kinh trập là tháng Giêng).
Tháng này theo kinh Dịch đó chính là quẻ Thái. Quẻ Thái là một quẻ cát lợi, với ý nghĩa tươi
sáng trong trẻo, vui vẻ, may mắn, thuận lợi hanh thông. Theo tượng quẻ thì có ba hào dương
thăng lên, ba hào âm giáng xuống, người ta gọi là tam dương khai thái (nghĩa là ba hào dương
mở ra thời kỳ tương sáng, phong thịnh), khi hào dương thăng lên ý tượng đạo của người quân
tử lên ngôi, dương khí bao trùm, trở lại vị trí vốn có cửa nó, lập lại trật tự, đem lại những điều tốt
đẹp như khỏe mạnh, vui vẻ, bình an, thăng tiến, hiển đạt... Các hào âm giáng xuống với ý tượng
đạo của kẻ tiểu nhân suy tàn, bệnh tật, ma quỷ, u ám, buồn đau, bi ai, xui xẻo bị đẩy lui và không
còn nữa. Trong thực tế thời điểm này con người thường tiến hành nhiều hoạt động trọng đại như
bắt đầu mùa vụ, khai trương làm ăn, mở mang cơ nghiệp, động thổ, khởi công, thực hiện nhiều
dự án lớn, nhiều người còn tổ chức đám cưới, chụp ảnh cưới với tiết trời ấm áp và hoa cỏ ngập
tràn, tươi thắm.

- Thứ tư: Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du có câu:

“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu


Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

Câu thơ trên nói về tác động của tâm lý đối với ngoại cảnh. Khi cuộc sống của con người đau
khổ, bi ai thì nhìn vào đâu cũng thấy màu xám của u ám, buồn thương. Ngược lại, ngoại cảnh
cũng có tác động không ít tới tâm trạng con người. Ta hãy nhớ lại cảnh bờ sông tuyệt đẹp khiến
câu bé Xi mông quên việc tự vẫn sau khi bị chúng bạn bắt nạt, chế giễu, làm nhục trong tác
phẩm Bố của Xi mông của nhà văn Guy de Maupassant. Hay trong tác phẩm chiếc lá cuối cùng
của O Henry thì nhân vật Johnsy đã chiến thắng bệnh hiểm nghèo vì chiếc lá cuối cùng vẫn
không rụng xuống sau mưa gió bão tuyết nặng nề (Thực ra chiếc lá đó đã rụng, nhưng cụ họa
sỹ già Behrman đã vẽ một chiếc lá y như thật treo ở đó để cô họa sỹ bị bệnh kia vững vàng niềm
tin và tâm lý). Thực tế chứng minh, con người ngoài các nhu cầu ăn, mặc, ở thì những yếu tố
khác cũng vô cùng quan trọng như không khí, ánh sáng, độ ẩm, tinh thần... khi mà những yếu tố
trên tương thích, phù hợp với nhịp sinh học thì con người có thể làm nên những điều phi thường
kỳ diệu. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng về tiết Vũ thủy, ta thấy được tầm quan trọng
của tiết Vũ Thủy đối với các hoạt động sinh học và cuộc sống con người. Không những thế, nó
góp phần quan trọng trong khoa học dự đoán mà nhiều người rất quan tâm

Tiết Kinh Trập


Tục ngữ có câu: “Khoai hai lá, cá đi ăn”. Nghĩa là từ thời điểm đầu năm khi gieo trồng tới khoảng
một tháng sau khi mà những cây khoai trồng ngoài ruộng bắt đầu vươn tới lá thứ hai thì các loài
cá bắt đầu hoạt động trở lại và có thể câu như mùa hạ. Trong 24 tiết khí của một năm, tiết Vũ
thủy tạo nên những cơn mưa ẩm là tiền đề cho thực vật cây cối phát triển sinh sôi thì tiết Kinh
trập đánh dấu một mốc quan trọng trong chu kỳ sinh học hàng năm. Vây tiết Kinh Trập là gì hay
ý nghĩa của tiết Kinh Trập như thế nào thì sẽ được tuvikhoahoc.vn luận bàn chi tiết về tiết khí
đặc biệt này.

1. Tìm hiểu khái niệm tiết Kinh Trập là gì?

Tiết Kinh trập là gì? Theo nghĩa Hán văn thì “kinh” nghĩa là kinh động, chấn động, thức tỉnh, sợ
hãi, “tử, sinh, kinh, cụ”nghĩa là sống, chết, sợ hãi, lo âu. Trong cụm từ tên của tiết khí này có
nghĩa là giật mình, thức tỉnh. “Trập” nghĩa là các loài sâu bọ côn trùng. Tiết Kinh trập được hiểu
là tiếng sấm mùa xuân khiến các loài sâu bọ giật mình, bừng tỉnh. Có một số loài sâu bọ, côn
trùng ngủ đông, hoặc ấu trùng được sinh ra từ trứng của các loài sâu bọ, côn trùng này tiềm ẩn
trong đất, trong vỏ cây, kẽ lá, khi nghe tiếng sấm xuân báo hiệu thức giấc, giật mình, tỉnh dậy và
bắt đầy hoạt động mạnh. Người ta gọi nôm na tiết Kinh Trập là tiết sâu nở.

2. Tiết Kinh Trập bắt đầu từ ngày nào?

Tiết Kinh trập bắt đầu từ ngày 05 hoặc 06. 03 kết thúc vào ngày 20. 03 dương lịch hàng năm.
Mặt trời ở tọa độ xích kinh 345 độ. Tiết Kinh Trập này cũng kết thúc tháng Dần, tháng Giêng đầu
năm, trong tháng có nhiều những biến đổi ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hoạt động của con
người và vận khí của vũ trụ.

3. Vài nét về đặc điểm và ý nghĩa của tiết Kinh Trập trong năm

- Sau tiết Vũ thủy, nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm ở khu vực bắc bán cầu được tăng cường nên
các loài thực vật đâm chồi nẩy lộc, xanh tốt, xum xuê, nhiều loài bắt đầu đơm hoa. Chính vì thực
vật phát triển nên tạo ra nguồn thức ăn rất dồi dào cho động vật cấp 1 (theo tháp thức ăn trong
sinh học), các loài động vật này bao gồm gia súc ăn cỏ như hươu, nai, trâu, bò cho đến các loài
nhỏ như côn trùng sâu bộ. Những trận mưa xuân có kèm theo tiếng sấm chấn động khiến vạn
vật bừng tỉnh, các loài ngủ đông, ấu trùng sâu bọ nghe được những tiếng sấm báo hiệu thời tiết
ấm áp nên thức dậy, hoạt động mạnh hơn
- Chính vì có những thay đổi về môi trường này khiến các loài thực vật có sự thay đổi thích nghi
theo. Ví dụ như một số loài thực vật đã phát triển tới góc độ tương đối già dặn nên hạn chế phần
nào bị sâu bọ phá hoại. Một số loài khác có cơ chế sinh học thay đổi thích ứng. Chẳng hạn như
một số loài tre ở vùng núi, ngoài tự nhiên nhất là cây vầu. Theo kinh nghiệm của những người
già cả truyền lại, khi nào có sấm mùa xuân thì măng vầu sẽ chuyển sang đắng, không còn ngọt
như trước nữa, thậm chí có cây đắng ngắt, mặc dù vẫn còn non. Nguyên nhân do tiếng sấm
khiến ấu trùng sâu bọ, các loài sinh vật ngủ đông thức tỉnh, chúng sẽ tìm kiếm thức ăn mà loại
thức ăn được ưu tiên nhất là những mầm non, trong đó có măng. Theo cơ chế phòng vệ của
thực vật mà các nhà khoa học gọi là quan hệ ức chế cảm nhiễm thì các loài thực vật này tổng
hợp chất dinh dưỡng và tạo ra những hợp chất có vị đắng, lượng axit trong đó cũng cao lên rất
nhiều, cơ chế này nhằm hạn chế côn trùng phá hoại tự bảo vệ nòi giống của mình không bị tuyệt
chủng. Đối với con người, nhất là những người có biểu hiện gan thận suy nhược mà sử dụng
loại thực phẩm này thường dẫn đến hậu quả khá nặng nề, bểu hiện nhẹ thì mệt mỏi, ể oải, ngủ li
bì, nặng thì có thể dị ứng ngứa da, nặng hơn thì suy gan suy thận cấp tính ở độ cao và nhập
viện, thậm chí có thể phải chỉ định lọc máu, chạy thận. Đây là những biểu hiện thay đổi về nhịp
sinh học tại nửa cầu bắc trên Trái đất, nó có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và hoạt động sản
xuất.

- Những loài côn trùng sâu bọ này có thể phá hoại hoa màu trong sản xuất. Những người làm
nông nghiệp buộc phải chuẩn bị kỹ lưỡng công tác phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ mùa màng. Đối
với ngành chăn nuôi thì công tác vệ sinh phòng dịch cũng luôn được ưu tiên.
- Khi côn trùng hoạt động trở lại không có ý nghĩa là chỉ toàn có mặt hại mà không có lợi ích gì.
Một số loài cây trồng, đặc biệt là cây ăn quả đang trong giai đoạn ra hoa mà nhờ có các loài côn
trùng này việc thụ phấn diễn ra hiệu quả và nhanh chóng hơn.

4. Vài nét về ý nghĩa của tiết Kinh Trập trong tử vi phong thủy

- Từ tiết Kinh trập trở đi thời gian tính theo tiết khí thì Mộc khí cực vượng. Vì Mộc trường sinh ở
Hợi, đế vượng ở Mão và nhập kho ở Mùi. Khi Mộc khí cực vượng tất sẽ có những biểu hiện của
nó đối với sức khỏe và cuộc sống. Có người gặp hành Mộc sẽ cát lợi thường tốt cho sức khỏe,
tinh thần sảng khoái, phẩn chấn, nghiên cứu, tư duy có hiệu quả, sáng tạo, hanh thông trong sự
nghiệp và tài vận. Những người kỵ hành Mộc khi gặp tiết Kinh Trập thường có biểu hiện ể oải,
mệt mỏi, gan mật không tốt, ứ trệ, chán ăn, dị ứng, mẩn ngứa da, đầu óc thiếu tập trung, suy
nghĩ lơ mơ, tản mạn, làm việc không hiệu quả, nhiều người gặp tình huồng nặng nề có biểu hiện
thị phi, miệng tiếng, cãi vã, tranh chấp, cáu giận, bực bội, mang tiếng xấu, bị hiểu lầm...
- Tiết Kinh trập, tháng 2 trong kinh Dịch ứng với quẻ Lôi thiên Đại tráng diễn tả một thời kỳ lớn
mạnh, dồi dào tinh lực, uy vũ, cường thịnh. Trong tượng quẻ thì có hình ảnh hai hào âm ở trên
sắp sửa bị tiêu hao hết sạch, bốn hào dương ở trên ngày càng cường thịnh hơn. Xét theo một
cách khác quẻ trên là Chấn tượng của sấm sét, biến động, uy vũ, quẻ dưới là Càn tượng của
đức cứng rắn, chính đáng, cương trực, tráng kiện. Như vậy cả tiết khí, ngũ hành và quẻ dịch đều
miêu tả trạng thái vũ trụ trưởng thành mạnh mẽ, cương kiện, có nhiều biến động lớn. Tuy là như
vậy cần đề phòng âm khí, tiểu nhân, bệnh tật, u ám âm thầm phát sinh. Cũng giống như người
làm nông nghiệp trong thời kỳ này cần chuyển bị chu đáo cho cuộc chiến bảo vệ thành quả của
mình
- Trong văn hóa dân gian thời điểm tiết Kinh trập người ta sẽ tiến hành nghi lễ tế thần Bạch hổ
và đánh tiểu nhân. Đánh tiểu nhân thì đương nhiên rồi, diệt trừ sâu bệnh, bảo vệ mùa màng, nếu
không thì mất mùa thất bát rất nguy hiểm, đây là việc làm thiết thực. Tế Bạch hổ bởi vì người ta
cho rằng chúa sơn lâm, thần Bạch hổ cai quản muôn loài từ côn trùng sâu bọ cho tới các ôn
dịch, bệnh tật, việc tế thần này mang ý nghĩa thể hiện khát vọng được che chở độ trì, ngăn chặn
sâu bọ tràn lan phá hoại, đón nhận niềm tin về tinh thần, uy vũ, sự dũng cảm tự tin trong việc cải
tạo tự nhiên, khống chế các loài sinh vật gây hại...
- Như vậy, tiết Kinh trập báo hiệu một thời kỳ biến hóa mới trong chu trì kinh học và vận khí của
vũ trụ. Rất nhiều người coi trọng thời điểm tiết khí này và nó còn đi kèm với lễ nghi tín ngưỡng,
văn hóa từ thời xa xưa

Tiết xuân phân


Tiết Xuân Phân là một trong 24 tiết khí trong năm. Khi Xuân đến sẽ đánh dấu đúng thời điểm
thời tiết chuyển giao, mọi vạn vật sẽ trở nên thật sinh động như để chờ đợi một năm mới đầy
sức sống sẽ đến. Vào ngày Xuân Phân là ngày đặc biệt vì thời gian ngày và đêm dài gần bằng
nhau ở vùng xích đạo. Theo quan điểm của phương Đông, ngày Xuân Phân là khoảng vào lúc
giữa mùa xuân. Tùy theo các yêu cầu của nền khoa hoc Phương Tây tây là bắt đầu mùa xuân
và ở bán cầu nam thì là ngày Thu Phân. Vậy xuân phân là gì hay ngày xuân phân là ngày bao
nhiêu thì ngay bây giờ mời quý bạn hãy cùng tuvikhoahoc.vn luận bàn chi tiết nhé.

1. Khái niệm ngày Xuân Phân có nghĩa là gì?

Ngày Xuân Phân là ngày bao nhiêu là thì theo tuvikhoahoc.vn tìm hiểu thì tiết Xuân Phân bắt
đầu từ 20 (hoặc 21) tháng 3 kéo dài đến 4 (hoặc 5) tháng 4. Mỗi năm thì khi Mặt Trời cho đến
thời điểm bắt đầu tiết xuân phân là bắt đầu từ Thiên Xích Đạo (nghĩa là thời điểm Mặt Trời nằm
ở gần Xích Đạo nhất). Ngay lúc này, khi ngày và đêm bằng nhau, thì đây chính là một mùa xuân
tươi đẹp nhất.
Theo các ngày Xuân Phân phản ánh Mặt Trời xoay thẳng tới Xích Đạo do nên độ dài ngày và
đêm thường bằng nhau, cho nên thì khi Mặt Trời dần xoay về phía Bắc cho nên ban ngày thì dai
và buổi đêm thì ngắn. Ý nghĩa ngày Xuân Phân rất quan trọng tới chiêm tinh học, nông học mà
xuân phân có tác động tới tử vi học. Các ông cha ta ngày xưa thường nhìn vào tiết khí mà dự
đoán vận mệnh và các cụ đã đưa ra các việc nên làm và không nên làm gì, cầu tự, cầu phúc
đức vào những việc khác nhau.

- Mùa xuân báo hiệu bằng những cơn mưa phùn, những trồi non đang nhú mầm, không khí lành
lạnh của mùa đông còn vướng lại. Các cụ ta ngày xưa có câu “Xuân phân mạch thức dậy, một
khắc giá ngàn vàng”, câu nói mang ý nghĩa rằng mùa xuân là mùa bắt đầu một năm cày cấy,
ươm mầm trồng trọt.
- Nhưng trong tiết khí Xuân Phân, thì trong những ngày đó là mùa diễn ra các hoạt động tâm linh
và lễ giáo, chú ý nhất đó chính là ngày Thanh Minh tảo mộ. Những ngày này thì con cháu ra
thăm mồ mả ông bà tổ tiên, dọn cỏ, thắp hương cầu mong sang năm các cụ phù hộ độ trì cho
con cháu làm cái gì cũng thuận lợi, tăng tiến, phát tài phát lộc.
- Trong những ngày xuân phân thì do những đem ngày bằng nhau hên âm dương cân bằng, khí
hậu mát mẻ, cây cối đâm trồi nảy mầm do vậy mà tiết này được đặt tên là Xuân Phân, vậy khi
tìm hiểu về tiết Xuân Phân thì quý bạn đã biết cách tính ngày xuân phân là gì rồi chứ nghĩa là
mùa xuân được chia đều ra. Các cụ ta đã đánh dấu bắt đầu từ Lập Xuân cho tới Lập Hạ - mùa
Xuân, thì trong tiết Xuân Phân ngày chính là ở giữa trong khoảng thời gian đó, tại đó thì tiết khí
Xuân Phân cực thịnh.
- Tiết xuân phân liệu có xấu trong mang may mắn cho tất cả các công việc từ cưới xin, sanh đẻ
và trồng trọt. Do vậy các thầy lý số xem tử vi thường khuyến khích nên tiến hành các công việc
trong thời gian này.
- Ngồn gốc tiết Xuân Phân ( Thu Phân) có thời gian đêm ngày bằng nhau ? Do do là quỹ đạo
của chúng tôi không thẳng mà nó nghiêng khoảng 23 độ khi đối chiếu với mặt phẳng hoàng đạo,
do vậy nên có vị trí sẽ nhận ánh sánh từ Mặt Trời nhiều hơn 1 nơi khác tại nửa còn lại, và vào
hai ngày đã phân trong năm, Trái Đất sẽ quay theo hướng thẳng về phía Mặt Trời, do vậy ngày
và đêm thường dài bằng nhau. Nhưng khi Trái Đất của chúng ta không đứng yên mà chuyển
động, cho nên ngày-đem bằng nhau sẽ nhanh chóng bị thay đổi và phá vỡ.
- Tiết khí Xuân Phân tới thì bạn cảm nhận được những gì? Điều đầu tiên chính là khí hậu ấm áp,
trong lành chứ không lánh giá như mùa đông. Ban ngày sẽ dần dài thêm, buổi đêm ngắn dần,
khí hậu ấm áp hơn nên các bạn sẽ không phải mặc thêm áo khoác nữ. Do vậy quý bạn sẽ nhìn
rõ Mặt Trời mọc và đi dịch dần về phía Bắc.
- Tại những nơi thì những ngày xuân phân này được tổ chức lễ hội nhưng tại Việt Nam lại không
mấy mắn mà. Chú ý nhất đó chính là tiết xuân phân ở Nhật. Đô được gọi là ngày lễ Phục sinh
của Kito giáo có ý nghĩa là ngày Chúa nhật đầu tiên. Nhưng ngày Xuân phân ( 春分の日) diễn ra
tại nước Nhật Bản là một ngày lễ mà toàn cả nước tất cả mọi người đi tảo mộ, thăm ông bà tổ
tiến và gặp gỡ gia đình, và một điều thú vị là sau những ngày Xuân phân là sẽ đến tiết Thanh
minh được tổ chức vào ngày 4/4.

2. Tiết Xuân Phân là gì trong thiên văn

Theo sự nhìn nhận của Phương Tây, thời điểm Mặt Trời xoay qua xích đạo và phía Bắc bán cầu
thì đây còn được gọi là vị trí đầu tiên của cung Bạch Dương. Nhưng mà để chính xác nhất của
các điểm phân, thì hiện nay điểm này hiện đã biết mất trong chòm Bạch Dương nữa mà lại nằm
trong cung Song Ngư. Điều thú vị là tới năm khoảng 2600 thì điểm phân đó sẽ nằm trong cung
Bảo Bình. Tọa thủ ở nam bán cầu, thì điểm phân này lại diễn ra cùng với thời điểm nhưng mà nó
lại là điểm bắt đầu của một mùa thu tại địa lý này.

3. Tìm hiểu tiết Xuân Phân trong sự chuyển động của Mặt Trời

- Tại thời điểm trong năm Xuân Phân là gì, các thầy lý số quan sát rằng điểm xuân phân này sẽ
thấy Mặt Trời do vậy khi mọc "chính xác" tại phía Đông và lặn tại phía Tây. Nên tiết khí Xuân
Phân bắt đầu và kết thúc trong sự dịch chuyển dần lên phía Bắc của Mặt Trời.
- Do vậy mà Liên Hợp Quốc đã lấy ngày 20/3 là ngày Quốc Tế Hạnh Phúc. Nguyên là trên thế
giới có vương quốc Bhutan, vương quốc này chính là đất nước theo tính toán chỉ số hạnh phúc
rất cao dựa trên rất nhiều yếu tố. Do vậy mà Ngày quốc tế Hạnh phúc đã lựa vào ngày
20/3( trong thời gian tiết Xuân Phân: thời gian bình hòa, ngày đêm cân bằng).
- Ngày được phân được chia ra làm hai lần, 1 vào mùa xuân có tên là ngày Xuân phân - ngày
này diễn ra vào tháng 3, và 1 còn lại vào mùa thu có tên là ngày Thu phân diễn ra vào tháng 9.

4. Các lễ hội được tổ chức vào tiết Xuân Phân là gì?

 Thứ nhất: Tại Nhật Bản ngày Xuân phân (春分の日) là ngày lễ mà tất cả mọi người tiến
hành tảo mộ và đoàn viên với gia đình.
 Thứ hai: Lễ Phục sinh ở các nước theo đạo Cơ đốc. Lễ hội này thường được tổ chức
vào những ngày chủ nhật đầu tiên sau khi mặt trăng tròn trong tiết Xuân Phân.
 Thứ ba: Ngày Trái Đất(21/3) cũng được diễn ra vào ngày xuân phân
 Thứ tư: Năm mới Tamil( Ấn Độ) cũng được tổ chức sau ngày Xuân phân.
 Thứ năm: Lễ hội Norouz (lễ hội năm mới hay lễ hội đầu xuân) của Iran được tổ chức vào
ngày này.
Như vậy, tiết khí Xuân Phân có tốt không thì chúng tôi thấy đây là tiết khí tốt trong năm. Đây
chính là thời khắc âm dương được công bằng, thời tiết thuận hòa, mọi vật đều trở nên tươi tốt,
hành trình ngày và đêm dài ngắn như nhau. Đây cũng là thời điểm tuyệt vời cho việc làm nông
nghiệp, cấy cày, trồng cây. Cũng là thời điểm được nhiều đôi uyên ương lựa chọn để có thể tổ
chức các công việc như ăn hỏi, làm đám cưới, mang thai hay thậm chí là sinh nở. Với quan
niệm, sinh vào ngày tốt sẽ có được nhiều điều an lành.

Tiết Thanh Minh


“Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh”
(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Tiết Thanh minh là một tiết khí quan trọng trong năm. Tiết Thanh minh được nhà thơ Nguyễn
Du miêu tả cảnh sắc thật đẹp đẽ. Nó được coi là thời điểm đẹp nhất của mùa xuân. Trong thời
điểm này, nhiều sự thay đổi diễn ra, chuẩn bị bước sang một mùa cuối. Tại thời điểm tháng ba
cuối mùa xuân này, các hiện tượng trong tự nhiên tác động không nhỏ đến cuộc sống của con
người, và nó cũng tạo nên những cơ sở để người nghiên cứu dự đoán học có thêm những điều
tinh tế, nhậy bén. Vậy tiết Thanh Minh là gì, ý nghĩa của tiết Thanh Minh như thế nào thì mời quý
độc giả xem chi tiết cùng với tuvikhoahoc.vn.

1. Tìm hiểu khái niệm Tiết Thanh Minh là gì?

Theo nghĩa Hán văn thì “thanh” nghĩa là trong, một số từ ghép của từ này như thanh cao (chỉ
tâm hồn, phẩm hạnh cao thượng, tinh khiết), thanh thủy (nước trong)... “minh” nghĩa là sáng,
chẳng hạn như minh bạch (rõ ràng), quang minh (sáng sủa rực rỡ)... Hiểu một cách đầy đủ thì
tiết Thanh minh là thời điểm bầu trời trong sáng, xanh ngắt, cao vời vợi và quang đãng.

2. Tiết Thanh Minh bắt đầu từ ngày nào?

Tiết Thanh minh được bắt đầu từ ngày 04 hoặc 05. 04 và kết thúc vào ngày 20. 04.

3. Vài nét về đặc điểm và ý nghĩa của tiết Thanh Minh trong 24 tiết khí

Tại thời điểm Tiết Thanh Minh diễn ra thì gió mùa Đông bắc suy yếu hoàn toàn không còn những
giọt mưa xuân ẩm thấp như những giai đoạn khác. Nhiệt độ tăng lên nhanh, ánh sáng chiếu
mạnh mẽ hơn. Bầu trời trở nên quang đãng, xanh trong, thoáng đãng, tầm nhìn không bị hạn
chế. Cảm giác khô ráo, sạch sẽ và ấm áp rất tốt cho sức khỏe. Vào một vài ngày đầu hoặc giữa
tháng ba do tính chất hoàn lưu khí quyển nên gió mùa Đông bắc từ cao áp Xibia thổi tới mang
theo cảm giác lạnh và khô. Các nhà đẩu số thời xưa cho rằng trong lúc dương khí thịnh vượng
thì âm khí phát sinh tiềm ẩn nên có những biểu hiện như vậy. Trong thực tế, ảnh hưởng của
hoàn lưu khí quyển khiến khối khí lục địa hoạt động trở lại trong vài ngày gây nên tình trạng khô,
lạnh, dân gian ta quen gọi là rét nàng Bân.

Khi thời tiết có sự thay đổi như vậy thì cuộc sống của các loài sinh vật cũng diễn ra những hoạt
động mạnh mẽ hơn. Một số loài động vật trú đông bắt đầu xuất hiện. Thời kỳ các tiết khí trước
các loài côn trùng, sâu bọ và chim thì thời điểm này các loài bò sát, lưỡng cư như rắn, ếch nhái
trở mình sau một giấc ngủ đông dài. Nhịp sinh học theo chu kỳ từ rất lâu đời rồi. Khi đến tiết
Thanh minh thì chúng tin chắc rằng nhiệt độ sẽ liên tục tăng lên, nguồn thức ăn rất dồi dào nên
chúng hoạt động, tìm kiếm thức ăn, chuẩn bị việc ghép đôi và sinh sản trong thời gian về sau.
Nhiều cụ già có kinh nghiệm truyền lại những kiến thức này như vậy. Khi ếch nhái hoạt động thì
đây cũng chính là nguồn thức ăn cho các loài bò sát, rắn. Đi lại tại những bãi cỏ, bờ sông, bụi
rậm ta có thể bắt gặp rắn nằm phơi nắng, có thể lột da, để lại những cái xác khô ở đó. Tính từ
thời điểm này trở đi việc đi lại phải hết sức cẩn thận, lưu ý và ưu tiên các giải pháp an toàn, vì ở
những bụi rậm, lùm cây, rất có thể có những loài rắn độc ẩn nấp trong đó

Đối với cuộc sống của con người thì sau tiết Tiết Thanh Minh, cuộc giao tranh giữa hai khối khí
lục địa và đại dương đã đến hồi kết thúc. Trong một vài ngày rét nàng Bân do hoạt động trở lại
của gió mùa Đông bắc vì tính chất hoàn lưu khí quyển thì nhiệt độ thay đổi thất thường, nguy cơ
mắc một số bệnh về hô hấp khá cao. Sau thời điểm đầu tháng ba, khối khí đại dương chiếm ưu
thế hoàn toàn thì sức khỏe con người được cải thiện một các rõ rệt. Cụ thể là những người mắc
bệnh về hô hấp, khớp xương, những người già, trẻ nhỏ cảm thấy dễ chịu hơn hẳn

Thời điểm tiết Thanh minh các hoạt động kinh tế của con người vẫn được tăng cường và đẩy
mạnh. Khi sức khỏe được cải thiện, tinh thần vui vẻ phấn chấn thì họ làm việc hiệu quả hơn. Tuy
nhiên, những hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp... người ta đối mặt với một mối đe dọa đó là
sự xuất hiện của một số loài rắn độc. Người xưa có câu: “Đả thảo, kinh sà” nghĩa là khua động
đám cỏ, rắn sẽ sợ hãi. Vì những lùm cây, bụi rậm không còn an toàn như trước nữa, nên thao
tác quan trọng khi đi vào những nơi như vậy là cố tình tạo ra những tiếng động mạnh, dùng que,
gậy khua động các đám cỏ để những con rắn trú ẩn ở đó bỏ đi nơi khác theo tập tính của chúng.
Trong thời gian này, việc làm cỏ bảo vệ mùa màng được diễn ra thường xuyên, mạnh mẽ hơn.
Nhiều người bón phân để kích thích cây trồng tăng trưởng. Đối với những loại cây ăn quả nhiều
người sẽ dùng các biện pháp bảo vệ trước côn trùng, sâu bệnh sau khi ra hoa, nhiều loại cây
thụ phấn và bắt đầu có quả nhỏ

Trong tiết Thanh minh có các hoạt động lễ hội cổ truyền đó là lễ Tảo mộ và hội đạp thanh:
- Lễ Tảo mộ: Con cháu tới mộ phần của ông bà tổ tiên dọn dẹp cây cỏ sạch sẽ, tu sửa, đắp
lại một phần, hay những ngôi mộ xây thì sửa sang, sơn lại, lau rửa sạch sẽ và thắp hương, lễ
bái để tỏ lòng nhớ tới công ơn của tiền nhân khi trước. Người Hán, một số dân tộc thiểu số như
dân tộc Dao, hay cả người Việt đều hết sức coi trọng lễ này. Nhiều bậc nguyên thủ cũng tạm
nghỉ công việc để tham gia lễ này cùng với họ hàng.

- Hội đạp thanh là gì: Thanh nghĩa là màu xanh. Người ta đi chơi, vãn cảnh, du xuân, dẫm
lên cỏ (màu xanh, cỏ non) để mong nhận được may mắn, hơi xuân, sức khỏe, nhiệt huyết, sự
trỗi dậy, vươn cao, khí tốt... (Hội này giờ đây ít người tham dự, vì cuộc sống trong thời đại công
nghiệp rất nhiều người bận rộn. Người ta thường đi du xuân, thăm hỏi bạn bè từ tết Nguyên đán
rồi. Sau tết Nguyên đán người ta bắt tay vào công việc của mình. Thậm chí, ngày xưa có hội đạp
thanh, giờ đây mà dẫm lên cỏ ở một số đô thị lớn luôn bị nhìn với những ánh mắt lạ, do đó là
hành động thiếu văn hóa, không có ý thức bảo vệ môi trường. Nên vì thế phong tục này giờ chỉ
còn lưu truyền ở một số nơi mà thôi).
4. Vài nét về ý nghĩa của tiết Thanh Minh dưới góc độ lý số tử vi

Đứng về góc độ lý số và dự đoán học thì thời kỳ này luôn được nhiều người quan tâm kỹ lưỡng
vì những nguyên nhân sau
 Thứ nhất: Tiết Thanh Minh diễn ra sự giao tranh giữa hai khối khí khiến thời tiết diễn biến
khá phực tạp, khi nóng, khi lạnh, khi thuộc âm, khi thuộc dương. Vì tính chất phức tạp
như vậy nên sức khỏe và vận khí con người thường có thay đổi biến động mạnh
 Thứ hai: Mộc khí cực thịnh và Hỏa khí ngày càng lớn mạnh, biểu hiện ở thời gian chiếu
sáng và nhiệt độ môi trường ngày càng nóng lên. Do chuyển động biểu kiến của Mặt trời
đang tiến dần lên nửa cầu Bắc. Tính chất tích lũy nhiệt độ, cân bằng nhiệt độ với môi
trường đã đầy đủ, các trạng thái bốc hơi nước, quang hợp của cây xanh diễn ra mạnh
mẽ hơn nên về lý khí thường có sự chuyển hướng từ Mộc vượng chuyển suy, Hỏa yếu
dần thịnh
 Thứ ba: Khi có mặt của các loài bò sát, lưỡng cư, các hoạt động trong sinh giới thêm
nhiều biến động phong phú, phức tạp hơn. Đây là bước đánh dấu sự đầy đủ, cường
thịnh và bắt đầu quá trình sinh sôi, nảy nở, biến hóa vô thường
 Thứ tư: Trong tiết Thanh minh bắt đầu bước vào tháng 3, tháng này theo kinh Dịch chính
là quẻ Trạch Thiên Quải, một hào âm trên cùng và năm hào dương ở phía dưới. Âm khí
bị tiêu tan bóc mòn gần hết, khí dương gần tới cực thịnh. Sau tiết Thanh Minh này đánh
dấu nhiệt độ không còn lạnh giá như trước và chuẩn bị thời kỳ nóng bức sắp tới. Hơn
nữa, quẻ Quải báo hiệu sự quyết liệt, sau thời điểm này thì quá trình sinh trưởng, phát
triển của muôn loài mạnh mẽ với tốc độ cao hơn.

Tiết Thanh minh là một tiết khí quan trọng đánh dấu sự chiến thắng của dương khí, đưa vạn vật
bước sang một thời kỳ vô cùng quan trọng vì thế nên ta cần nắm rõ đặc điểm, tính chất của nó

Tiết Cốc Vũ
Những quốc gia thuộc nền văn minh cổ đại phương Đông phần lớn hoạt động kinh tế lấy nông
nghiệp làm chủ yếu. Có câu: “Dĩ nông vi bản” nghĩa là lấy nghề nông làm gốc. Làm nông nghiệp
thì họ luôn mong muốn ít có thiên tai, hạn hán, lụt bão, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Hệ thống 24 tiết khí được xây dựng trên cơ sở nền tảng của các hoạt động nông nghiệp. Sau
tiết Thanh minh là đến tiết Cốc vũ. Vậy ý nghĩa của tiết khí Cốc Vũ là gì hay thời gian diễn ra tiết
Cốc Vũ là ngày bao nhiêu thì tại đây tuvikhoahoc.vn xin được bàn luận chi tiết ngay tại đây.

1. Khái niệm tiết Cốc Vũ có nghĩa là gì?

Cốc vũ là gì? Theo nghĩa Hán văn thì “cốc” nghĩa là những hạt ngũ cốc nói chung, “vũ” nghĩa là
mưa. Cốc vũ hiểu một cách đầy đủ là mưa rào, mưa nặng hạt như những hạt ngũ cốc (khác với
mưa xuân của tiết Vũ thủy như những hạt bụi hoặc hạt bột đã được rây li ti), Cốc vũ còn được
hiểu là những trận mưa rào rất tốt cho mùa màng, ngô lúa, ngũ cốc, hoa màu... Như vậy, tiết
Cốc vũ chính là mưa rào.
2. Tiết Cốc Vũ bắt đầu từ ngày nào?

Theo lịch tiết khí thì Tiết Cốc vũ được bắt đầu từ ngày 20 hoặc 21. 04 kết thúc vào ngày 05. 05
dương lịch. Trong thời điểm này thì Mặt trời ở vị trí xích kinh 30 độ. Từ sau tiết Cốc vũ, cảnh sắc
trong tự nhiên, đời sống các loài sinh vật, hoạt động của con người, âm dương, ngũ hành, lý khí
có nhiều sự thay đổi biến động.

2. Vài nét về đặc điểm và ý nghĩa của tiết Cốc Vũ

Tiết Cốc Vũ đến bằng những cơn mưa rào cuối mùa xuân, đầu mùa hạ do khối không khí hải
dương mang theo hơi nước từ các đại dương thổi vào đất liền, khi chúng gặp địa hình chắn gió
hay mật độ hơi nước rất cao sẽ ngưng tụ tạo thành giọt nước và gây mưa. Những cơn mưa rào
này đem lại một nguồn nước đáng kể cho muôn loài, nhất là cây cối. Trong cơn mưa thường có
kèm theo sấm chớp, sự phóng điện tích giữa hai đám mây mang điện tích khác nhau sẽ tạo ra
tia hồ quang và tiếng nổ vang trời. Những tia hồ quang này là nhân tố gây nên phản ứng hóa
học giữa hai chất khí đó là Ni tơ và Oxy hai khí này phản ứng hóa học tạo thành một chất khí có
hợp chất Ni tơ được hòa tan bởi nước mưa nên tạo thành axit nitoric có công thức hóa học là
HNO3 loại axit này cùng với lượng nước mưa rơi xuống mặt đất và phản ứng với các muối,
bazo trong đất và tạo ra muối có gốc Nito, loại muối của hợp chất nito này rất tốt cho sự sinh
trưởng và phát triển cây trồng (các nhà sinh học, nông học gọi đó là một loại phân đạm), cây cối
gặp lượng nước và hợp chất cần thiết này sẽ phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn. Đối với một số
loại trái cây ngắn ngày không theo mùa vụ khi gặp loại axit này sẽ rút bớt lượng nước trong trái
cây, cùng với nhiệt độ, tinh bột chuyển hóa thành đường nhanh hơn, trái cây sẽ được kích thích
nhanh chín, điều này dễ quan sát thấy khi sau những trận mưa thì trái cây chín rất nhanh. Ca
dao có câu:

Lúa chiêm lấp ló đầu bờ


Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên

Đối với những loài thực vật là như vậy còn đối với những loài động vật có sự hoạt động mạnh
mẽ. Thời điểm sau tiết Cốc vũ, các loài chim sau khi cặp đôi thường làm tổ, đẻ trứng, chuẩn bị
một mùa sinh sản mới. Những cơn mưa cuối mùa xuân, đầu mùa hạ thường có những tiếng ếch
nhái kêu rất nhiều, nhất là vào ban đêm, sáng ra ta có thể thấy ở những vũng nước, ao hồ có
những hạt đen li ti thành từng mảng nổi trên bề mặt nước. Tiếng kêu đó chính là tiếng gọi bạn
tình của những loài lưỡng cư, ếch nhái, và sau tiết Cốc vũ chính là thời điểm các loài này sinh
sản mạnh nhất trong năm.

Tại thời điểm tiết Cốc Vũ bắt đầu cũng chính là lúc là nhiều loài cây đã trổ hoa, ong đi hút nhụy,
giúp cây thụ phấn và bắt đầu tạo thành những loại mật ong ngon ngọt. Sau thời điểm tiết Cốc Vũ
này cuộc sống của con người bận rộn hơn nhiều, đối với nông dân thì công việc chủ yếu là làm
cỏ, chăm bón, thúc đẩy sự phát triển của các loại cây trồng. Thường thì gần tới thời kỳ thu
hoạch người ta chú ý chăm sóc cây cối kỹ lưỡng hơn để thu được thành quả tốt nhất.

Nhiệt độ trong những ngày tiết Cốc Vũ thì ngày càng tăng lên, ánh sáng cũng mạnh mẽ, gay gắt
hơn, cùng với những cơn mưa đầu hạ cảm giác oi bức, ngột ngạt và độ ẩm cao, ánh nắng gay
gắt, một số người không kịp thời thích nghi có thể bị cảm, nhiễm phải nắng, gió, nước. Thời gian
này bắt đầu cũng như những ngày tiết Cốc Vũ đến thì có hiện tượng ngày dài, đêm ngắn, tuy
mức độ không quá lớn nhưng con người luôn thấy được sự khẩn trương, vội vã trong công việc
và nhịp độ sống. Nửa cầu Bắc ngả nhiều hơn về phía Mặt trời, sau tiết khí này nhiệt độ sẽ còn
tăng hơn và không khí còn oi bức, ngột ngạt hơn nữa. Chính vì những nguyên nhân trên tiết Cốc
Vũ sẽ có những đặc điểm về âm dương, ngũ hành, lý khí riêng biệt, những người nghiên cứu dự
đoán học cần phải lưu ý.

Về mặt ngũ hành ta sẽ thấy được tháng 3 âm lịch là tháng Thìn, Thìn được coi là nơi Thủy khí
nhập kho nên vì thế uy lực của nó yếu ớt. Mộc khí sau khi phát triển đến giai đoạn cực thịnh thì
dần dần suy nhược nhường chỗ cho Hỏa khí, theo quy luật của tạo hóa cực thịnh tất suy. Hỏa
khí cường thịnh nên biểu hiện của nó là nhiệt độ, ánh sáng tăng lên không ngừng.

Trong số 12 tháng trong năm thì mỗi hành chiếm hai tháng, riêng hành Thổ chiếm 4 tháng trong
năm. Tháng Giêng, Tháng 2 thuộc hành Mộc. Tháng 4, tháng 5 thuộc hành Hỏa. Tháng 7, tháng
8 thuộc hành Kim. Tháng 10, tháng 11 thuộc hành Thủy. Còn lại bốn tháng 3, 6, 9, 12 là các
tháng thuộc hành Thổ, chính là thời gian chuyển tiếp giữa các mùa và các hành. Như vậy,
những tháng thuộc hành Thổ có thời tiết tương đối ổn định, tiết Cốc vũ nằm giữa tháng 3 âm lịch
là thời kỳ chuyển tiếp giữa Mộc khí sang Hỏa khí mùa hạ.

Đối với đặc điểm về ngũ hành như vậy nên yếu tố giờ sinh, ngày sinh, tháng sinh thường sẽ có
ảnh hưởng mạnh mẽ đến tính cách và số mệnh của con người, việc nghiên cứu phải được cân
nhắc kỹ lưỡng trên cơ sở sách vở kết hợp với các hiện tượng thời tiết, nhịp sinh học ngoài tự
nhiên.

Thời điểm tiết Cốc vũ là thời kỳ nhiều loài sinh vật bước vào mùa sinh sản, cuộc sống của muôn
loài biến động muôn màu, muôn vẻ, phức tạp không ngừng. Vì vậy việc dự đoán cũng cần căn
cứ trên đặc điểm những tính chất phong phú, đa dạng, phức tạp và nhiều màu sắc này.

Vì thời điểm này nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng rất mạnh, biến hóa phức tạp vì thế nên việc điều
dưỡng sức khỏe, căn cứ theo các đặc điểm âm dương, ngũ hành, thời tiết để tránh tình trạng
bất lợi cho sức khỏe, đau ốm, nhiễm bệnh, trúng gió, bị cảm. Theo lời khuyên của những người
giỏi về y học, dinh dưỡng thì nên tạo ra sự thoáng mát trong không gian sinh hoạt, uống nhiều
nước hơn, hạn chế những thực phẩm nhiều dầu mỡ, hay quá mặn... dùng thêm những đồ uống
tính mát có thể giải khát, thanh nhiệt...
Trên cơ sở phân tích về tiết khí này, ta sẽ thấy được đặc điểm của thời tiết, sinh học, cuộc sống,
lý khí, ngũ hành về tiết Cốc vũ, từ đó có thể chăm sóc tốt cho bản thân, thích ứng kịp thời với sự
thay đổi của môi trường, làm việc đạt hiệu quả cao hơn

Tiết Lập Hạ
“Ai xui con cuốc gọi vào hè
Cái nóng nung người nóng nóng ghê
Gõ trước vườn sau um những cỏ
Vàng phai, thắm nhạt ngán cho huê”...
(Trích bài thơ vào hè của Dương Bá Trạc)
Có một nhà thơ đã nói về cảnh sắc mùa hè với sự thay đổi khá lớn. Trong hệ thống 24 tiết khí thì
mùa hè được xác định từ thời điểm tiết Lập hạ. Sự thay đổi lớn về thời tiết này dẫn đến sự biến
động mạnh mẽ trong sinh giới, cuộc sống con người và trường khí năng lượng. Vậy tiết Lập Hạ
là gì và ý nghĩa của tiết Lập Hạ như thế nào thì mời quý bạn cùng tuvikhoahoc.vn xem chi tiết
ngay tại đây.

1. Tìm hiểu khái niệm tiết Lạp Hạ là gì?

Tiết Lập hạ là gì? “Lập” nghĩa là xác lập, đánh dấu, “hạ” nghĩa là mùa hạ. Hiểu cụ thể thì tiết khí
này đánh dấu bắt đầu bước vào mùa hạ. Tiết Lập hạ được bắt đầu từ ngày 05 hoặc 06. 05 kết
thúc vào ngày 21. 05. Vào thời điểm ngày đầu tiên của tiết Lập hạ Mặt trời ở tọa độ xích kinh 45
độ. Thời điểm này nửa cầu bắc ngả về phía Mặt trời, Mặt trời chuyển động biểu kiến dần lên
vùng cực Bắc nên khu vực nửa cầu bắc nhận được lượng nhiệt độ và ánh sáng cao hơn nửa
cầu nam.

Tiết Lập Hạ bắt đầu từ ngày 05 - 06/5/2018 => 21/5/2018. Vậy các ngày này tốt hay xấu, nên
làm việc gì và tránh làm gì. Mời tra cứu:

2. Ý nghĩa của tiết Lập Hạ trong tử vi phong thủy


- Tiết Lập hạ bắt đầu tháng tư âm lịch theo quy luật vận hành của vũ trụ, tháng này ứng với quẻ
Dịch chính là quẻ Thuần Càn. Quẻ Thuần Càn có đặc điểm là sáu hào dương biểu tượng của
dương khí đã phát triển đến mức độ cao, âm khí tiêu mòn hết. Dương khí tượng trưng cho may
mắn, cương trực, tính chất hoạt động mạnh, quân tử, sáng sủa, kiên cường, dũng cảm, thông
tuệ, độ lượng, sáng suốt, nóng tính cấp bách, vội vã, hối thúc... Trong thực tế, sau tiết khí này
các loài sinh vật hoạt động mạnh mẽ hơn, sinh sôi nảy nở, vô cùng vô tận, nhiệt độ, ánh sáng
tăng rất cao....
- Tiết Lập Hạ theo hệ thống địa chi chính là tháng Tị, chi Tị thuộc hành Hỏa, đây là thời điểm
Mộc khí suy yếu, Hỏa khí thịnh vượng, hành Hỏa chủ về lễ, sự sáng sủa, nóng vội, cấp tính, nên
những người sinh tháng này thường có một số biểu hiện như vậy. Tị là cung trường sinh của
hành Kim nên ngoài những đặc điểm trên họ còn có tố chất cương trực, cứng rắn, thẳng ngay,
nghĩa khí
- Trong Đông y, hành Hỏa chỉ về hệ thống tim mạch, tuần hoàn, huyết áp, máu nên trong thời
điểm tiết khí này cần lưu ý các bệnh huyết áp cao, tai biến, đột quỵ đối với người già, cách làm
hiệu quả thường là giảm bớt lượng muối, hạn chế rượu bia, chất kích thích. Còn tùy những
trường hợp cụ thể mà có phác đồ điều trị khác nhau, cần có sự tư vấn của chuyên gia dinh
dưỡng, sức khỏe. Trong thời điểm tiết Lập hạ các loài côn trùng như muỗi, vi sinh vật phát triển
mạnh nên cần tiêu diệt muỗi, ngủ phải mắc màn, tránh các bệnh như sốt xuất huyết, sốt rét
(bệnh này thuộc hành Hỏa) do muỗi truyền
- Khi nhiệt độ ngoài trời oi bức, những người làm văn phòng, sử dụng điều hòa nên cẩn thận khi
ra ngoài trời hay từ ngoài trời trở vào phòng vì sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể xảy ra tình
trạng sốc nhiệt, bị cảm, bị ốm rất nguy hiểm. Trong thời tiết oi bức khó chịu, con người nên kiềm
chế tính tình, tránh có những cảm xúc bộc phát, nổi giận, gây mâu thuẫn. Đối với mọi công việc
luôn cần có thái độ mềm mỏng thì mới có thể thuận lợi được, người ta nói “hòa khí sinh tài”
- Bàn về đặc điểm ngũ hành, những người mệnh lý cần Hỏa khí hỗ trợ thì gặp tháng này tinh
thần của họ sôi nổi, nhiệt tình, hăng say, đam mê, hững thú với công việc, trí tuệ thông suốt,
mẫn tiệp, giành được thành quả nhanh chóng. Đối với những người Hỏa khí là kỵ thần thường
gặp nhiều rắc rối về sức khỏe, tâm lý ức chế, bức bối, hành động vội vã, hấp tấp, gặp sai lầm,
có thể gây mâu thuẫn, hiềm khích đối với những người khác
- Tiết Lập hạ đáng dấu một mốc quan trọng trong sự thay đổi, vận động biến hóa của vũ trụ, sinh
giới, cuộc sống con người và góc độ năng lượng, lý khí, âm dương ngũ hành. Nhà thơ Nguyễn
Du có câu thơ rất hay tả cảnh mùa hạ như sau:
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông...

Tra cứu ngày tốt xấu trong 12 tháng theo 24 tiết khí, mời bạn xem tại:

<Click vào từng tháng để xem được ngày tốt xấu của tháng đó>. Ví dụ tiết Lập Hạ và Tiết Tiểu
Mãn có thời gian trong tháng 5, nên bạn hãy click vào từ " Tháng 5" để tra được ngày tốt trong
tháng này.

3. Vài nét về đặc điểm và ý nghĩa của tiết Lập Hạ trong năm
- Do nửa cầu bắc ngả về phía Mặt trời và nhân được lượng bức xạ Mặt trời cao nên thời tiết oi
bức, nóng nực, ban ngày trời nắng gay gắt như một chiếc hỏa lò. Bắt đầu có hiện tượng ngày
dài, đêm ngắn. Gió Đông nam hay còn gọi là khối không khí đại dương hoặc là gió Tín phong
(gió Mậu dịch) hoặc động rất mạnh mẽ, chúng mang theo hơi nước và có thể gây mưa khi tích tụ
với mật độ dày đặc. Thời tiết nóng, độ ẩm không khí tương đối cao dẫn đến nhiều thay đổi trong
sinh giới
- Các loài thực vật do nhận được lượng nhiệt và ánh sáng cao, cùng với thời gian chiếu sáng
kéo dài, cùng với những cơn mưa mùa hạ nên sinh trưởng và phát triển rất mạnh mẽ. Quá trình
quang hợp của các loài cây diễn ra mạnh mẽ nhờ điều kiện về khí hậu thuận lợi. Cả một bầu
không khí tràn ngập bởi một màu xanh ngắt. Nhiều loại cây trồng, cây tự nhiên đơm hoa, kết trái.
Những người nông dân bận rộn hơn với việc mùa vụ và chuẩn bị thu hoạch lần thứ nhất trong
năm
- Tại tiết Lập Hạ thì khi các loài thực vật phát triển thì các loài động vận cũng tích cực hoạt động
hơn nhiều. Lần trước, một số loài chim, ếch nhái vào mùa sinh sản thì thời điểm này trứng của
chúng đã nở thành những con non, các hoạt động tìm kiếm thức ăn, bắt các loài sâu bọ diễn ra
mạnh mẽ hơn. Mùa hè được báo hiệu bằng những tiếng chim tú hú gọi bầy hay những tiếng
chim quốc kêu đêm. Chim quốc còn gọi là chim đỗ quyên, chim đỗ vũ... loài chim này có tập tính
hoạt động mạnh về ban đêm, chúng kiếm ăn, phát ra những tiếng kêu để mời gọi bạn tình,
chuẩn bị một thời kỳ sinh sản mới trong năm
- Vào thời điểm mùa hạ dưới nước, các loài cá, tôm thủy hải sản hoạt động mạnh hơn, việc tìm
kiếm thức ăn diễn ra sôi nổi, chúng tích lũy năng lượng chuẩn bị cho quá trình sinh sản. Trong
thời gian này, những hoạt động trong cuộc đấu tranh sinh tồn diễn ra ngày càng nhiều. Nó trở
thành cuộc chiến căng thẳng giữa các loài sinh vật với nhau.
- Vì tiết Lập Hạ được đặc trưng bởi ngày dài, đêm ngắn, cùng với nhiệt độ, ánh sáng, lượng
mưa, độ ẩm và những hoạt động trong sinh giới như vậy có ảnh hưởng tác động lớn đối với sức
khỏe và cuộc sống của con người
- Thời tiết nóng bức, ánh nắng gay gắt, độ ẩm, lượng mưa thay đổi nên nhiều người không kịp
thích nghi và có thể nhiễm bệnh. Nhất là đối tượng trẻ nhỏ, ham chơi, hay đi chơi trời nắng…

- Vì hoạt động trong sinh giới mạnh mẽ nên chuẩn bị bước vào giai đoạn thu hoạch, công việc
chăm sóc, bảo vệ mùa màng của con người thêm bận rộn. Trong thời điểm này nếu không chăm
sóc, bảo vệ tốt cho mùa màng thường khó có được thành quả bội thu. Hơn nữa, nhiệt độ nóng
ẩm, mưa nhiều, các loài sâu bọ, côn trùng, vi sinh hoạt động mạnh nên phá hoại hoa màu cây
trồng lớn, cần phải có những biện pháp bảo vệ
- Nhiều loài động vật, tôm cá, thủy hải sản hoạt động mạnh nên các công việc đánh bắt thủy hải
sản, câu cá, săn chim được diễn ra đều đặn, thuận lợi và thu được thành quả cao. Một phần do
niềm đam mê săn bắt, câu cá, bắn chim, một phần vì cuộc sống mưu sinh
- Những người chăn nuôi trong thời điểm này cần chú ý vệ sinh, phòng bệnh dịch cho các loài
gia súc, gia cầm. Vì thời tiết thay đổi các loài gia súc, gia cầm rất dễ phát sinh
- Đối với con người trong thời điểm tiết Lập hạ cần ăn mặc thoáng mát, hạn chế sử dụng thực
phẩm cay nóng, quá mặn hoặc quá nhiều dầu mỡ, nên ưu tiên các loại đồ uống, thực phẩm có
tính mát, cần uống nước nhiều hơn, không làm việc ngoài trời nắng quá lâu, đề phòng các bệnh
do muỗi truyền và bệnh đường tiêu hóa có thể phát sinh, lây lan
- Thời điểm tiết Lập hạ góc độ năng lượng, lý khí, âm dương ngũ hành có sự thay đổi lớn lao.
Tiết Tiểu Mãn
Vạn vật trong vũ trụ đều có quá trình vận động, biến hóa khôn lường. Tuy nhiên, quy trình vận
động biến hóa này thường có những quy luật tất yếu. Chúng ta có thể nghiên cứu, khám phá và
từ đó vận dụng những quy luật này để phục vụ, cải thiện cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn. Sau
tiết Lập hạ là đến tiết Tiểu mãn, vậy Tiểu mãn là gì? Và tiết Tiểu Mãn có đặc điểm gì nổi bật
trong hai mươi tư tiết khí?

1. Tìm hiểu khái niệm tiết Tiểu Mãn là gì?

Tiểu mãn là một từ ghép bao gồm hai từ tạo nên. Theo nghĩa Hán văn thì “tiểu” nghĩa là nhỏ, là
bé, là chưa hoàn thiện, “mãn” nghĩa là sự đầy đủ. Dịch nghĩa một cách đầy đủ thì có hai ý nghĩa
được tôi tham chiếu nhiều tài liệu đáng tin cậy và đưa ra.

 Thứ nhất: Phần lớn các tài liệu ghi chép tiết Tiểu Mãn là lũ nhỏ. Như trên đã trình bày
khi bước sang tiết Lập hạ nhiệt độ, ánh sáng được tăng cường, khối khí đại dương hoạt
động mạnh mang theo hơi nước và gây mưa ở nhiều nơi khiến lượng mưa và độ ẩm
tăng cao. Vì thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều nên gây ra hiện tượng lũ lụt, nước sông dâng
cao, nhiều con sông có lưu lượng nước dồi dào, không còn vơi cạn như các thời điểm
trước, chữ “mãn” có nghĩa là sung túc, đầy đủ, thịnh mãn, trong trường hợp này nó chỉ
về lượng nước sông khá cao, không còn lo tình trạng hạn hán, khô khan, thiếu nước
như những giai đoạn trước.
 Thứ hai: Theo một số tài liệu ghi chép thì tiết Tiểu Mãn được giải thích là tình trạng các
cây lương thực, ngũ cốc sắp sửa được thu hoặc, bắt đầu kết hạt nhưng chưa thực sự
chín muồi, giống như tình trạng ngô non còn dạng hạt sữa, hay tình trạng lúa trổ đòng,
hạt còn mềm dẻo, trong có sữa mà có thể dùng để làm cốm. Mãn nghĩa là đầy đủ,
trưởng thành, chín muồi, tiểu nghĩa là chưa hoàn thiện hẳn, hoặc còn non. Ý nghĩa này
cũng đúng, và thời điểm tiết Tiểu Mãn trùng với giai đoạn như vậy nên tôi dẫn ra để quý
độc giả tham khảo thêm.

2. Tiết Tiểu Mãn bắt đầu từ ngày nào?

Tiết Tiểu mãn được bắt đầu từ ngày 21 hoặc 22. 05 kết thúc vào ngày 05. 06 dương lịch. Vào
thời điểm bắt đầu của tiết Tiểu Mãn thì Mặt trời có vị trí tọa độ xích kinh 60 độ. Trong khoa học
Địa lý, thiên văn thì thời điểm này nửa cầu bắc ngả về phía Mặt trời ngày càng nhiều hơn, hay
nói một cách khác là Mặt trời chuyển động biểu kiến ngày một dịch chuyển về nửa cầu bắc nên
tại khu vực nửa cầu bắc nhận được lượng nhiệt và ánh sáng cao hơn, sự chênh lệch ngày đêm
ngày càng lớn. Do lượng nhiệt độ, ánh sáng mạnh nên quá trình bốc hơi nước diễn ra mạnh mẽ,
kết hợp với sự hoạt động mạnh của khối khí đại dương nên lượng hơi nước này ngưng tụ gây
nên những cơn mưa rào, lượng nước ở các sông suối dồi dào, đầy đủ, xuất hiện những trận lũ
đầu mùa
Từ ngày 21 - 22/5 -> 05/06 thì các ngày này ngày nào tốt, ngày nào xấu. Mời bạn tra cứu:

3. Vài nét về ý nghĩa của tiết Tiểu Mãn trong tử vi phong thủy

Đứng về góc độ năng lượng, lý khí, âm dương, ngũ hành cũng có sự biến đổi theo quy luật vận
hành của vũ trụ trong tiết Tiểu Mãn ngay sau đây:
 Thứ nhất: Đây là thời điểm giữa tháng tư Hỏa khí rất thịnh. Những người sinh vào thời
điểm này thường có tư chất trọng lễ nghĩa, nóng tính, tác phong tốc hành, tư chất sáng
suốt, nhiều khi vội vã, hấp tấp, nhiệt tình nhưng đa cảm, khó kiềm chế cảm xúc...
 Thứ hai: Các bệnh thuộc hành Hỏa như máu huyết, tim mạch, huyết áp, tuần hoàn, tai
biến, đội quỵ cần phải đề phòng. Nhiều loài sinh vật phát triển trong đó có cả vi sinh vật
nên cần đề phòng các bệnh truyền nhiễm, lây lan, ví dụ như sốt rét, sốt xuất huyết do
muỗi truyền, bênh về đường tiêu hóa do môi trường mất vệ sinh, không đảm bảo, đặc
biệt là ở các khu dân cư đông đúc. Với kiểu thời tiết oi bức, độ ẩm, ánh sáng đều cao
nên nhiều người có thể bị cảm, bị sốc nhiệt do thay đổi nhiệt độ đột ngột. Trong tiết khí
này cần sử dụng nguồn thực phẩm đảm bảo hợp vệ sinh, hạn chế sử dụng thực phẩm
có lượng dầu, mỡ cao, nên giảm lượng muối trong thực phẩm, tăng cường uống nước,
sử dụng các loại thực phẩm có tính mát, sẽ tốt cho cơ thể
 Thứ ba: Giữa tháng tư âm lịch ứng với kinh Dịch là quẻ Thuần Càn, mặc dù tính chất
dương khí, biến động lớn, nhiều sự đổi thay, tích cực, may mắn và hứa hẹn thành công
nhưng quẻ Càn vốn có đức cứng rắn, kiên quyết, gặp bối cảnh Hỏa khí thịnh vượng nên
cần tránh tình trạng bức xúc, tâm lý ức chế, gây nên những phản ứng thái quá, không
thỏa đáng trong công việc, có thể thiếu bình tĩnh, nóng vội, chủ quan, nhanh nổi giận,
dẫn đến mâu thuẫn, cãi vã, gây tổn thương tình cảm và các mối quan hệ đối với những
người khác. Đối với một số người cần bổ trợ Hỏa khí thì trong thời điểm này có thể tăng
thêm sự nhiệt tình, hang say, quyết tâm, đam mê, nhiệt huyết, trí tuệ sắc sảo, mẫn tiệp
từ đó có thể thành công vang dội, thu được thành quả mau lẹ, nhanh chóng
 Thứ tư: Với đặc điểm tiết trời oi bức, lại có kèm lũ lụt, cần đề phòng tình trạng tai nạn
sông nước, nhất là đối với trẻ nhỏ. Vì đối tượng này rất hiếu động, nghịch ngợm, chúng
có thể tắm ở các sông suối và nếu thiếu kỹ năng bơi lội thường gặp nguy hiểm.

Tra cứu ngày tốt xấu trong 12 tháng theo 24 tiết khí, mời bạn xem tại:
<Click vào từng tháng để xem được ngày tốt xấu của tháng đó>. Ví dụ tiết Tiết Tiểu Mãn có thời gian
trong tháng 5, nên bạn hãy click vào từ "Tháng 5" để tra được ngày tốt trong tháng này.

4. Vài nét về đặc điểm và ý nghĩa của tiết Tiểu Mãn trong 24 tiết khí
Do ảnh hưởng của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, thời gian chiếu sáng nên thực vật
phát triển mạnh, một số cây bắt đầu thụ phấn và kết hạt, đặc biệt là những cây lương thực như
lúa, ngô, ngũ cốc...Thời điểm những loại cây này kết hạt người nông dân thường tăng thêm
lượng Kali, Phôt pho cho cây được chắc hạt, mẩy bông, thân cây cứng cáp, khỏe mạnh tránh
tình trạng đổ rạp do nặng hạt hoặc gió thổi mạnh
Tại một số khu vực dễ bị ngập lụt, bà con nông dân ra sức tranh thủ chuẩn bị thu hoạch, tránh
tình trạng những trận lũ sớm phá hoại mùa màng. Tuy nhiên, tại thời điểm này, lượng nước tại
các con sông chưa dâng cao tới mức độ nguy hiểm, mà thường chỉ đầy đủ, hoặc cao hơn thông
thường chút ít mà thôi
Các loài sinh vậy trong thời điểm này hoạt động rất mạnh, nhiều con non được sinh ra trong thời
gian gân đây bắt đầu có thể tự tìm kiếm thức ăn. Vì nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh, độ ẩm lớn nên
những loài sinh vật này luôn có một nguồn thức ăn rất dồi dào. Các loại vi sinh vật phát triển
mạnh có thể gây bệnh cho cây trồng, vật nuôi, gia súc và cả con người nữa. Tiết Tiểu mãn với
lưu lượng nước sông suối dâng lên, dồi dào nên các loài tôm cá đi tìm kiếm thức ăn, bắt đầu
vào mùa sinh sản. Các hoạt động về nghề cá bắt đầu có nhiều thu hoạch trên khu vực các con
sông. Những người nuôi thủy sản cũng đẩy mạnh các hoạt động chăm sóc bắt đầu từ thời kỳ
này.

Tiết Tiểu Mãn là một thời điểm quan trọng trong hai mươi tư tiết khí. Nó chấm dứt tình trạng khô
hạn, thiếu nước sinh hoạt, sản xuất do nắng nóng đầu mùa hạ. Không những vậy, khi nghe tên
của tiết khí, cùng với những đặc điểm của mùa vụ gợi cho ta niềm ao ước, hứa hẹn về mùa
màng tươi tốt, bội thu, no đủ, sung túc

Tiết Mang Chủng


Ngay sau tiết Tiểu mãn vũ trụ bước vào tiết Mang chủng. Tại mỗi trời điểm khác nhau trong năm
có các hiện tượng thiên văn – địa lý – thời tiết khác nhau. Giống như chiêm tinh học phương Tây
dựa vào sự xuất hiện của các chòm sao mà xây dựng nên hệ thống lý luận và ứng dụng trong
dự đoán, thành tựu nổi bật dễ thấy đó là 12 cung Hoàng đạo. Trong tiết Mang Chủng, các hiện
tượng thiên văn có đặc điểm nổi bật. Vậy tiết Mang Chủng là gì và ý nghĩa của tiết Mang Chủng
ra sao thì mời quý độc giả cùng tuvikhoahoc.vn luận bàn chi tiết ngay tại đây.

1. Tìm hiểu tiết Mang Chủng là gì?

Mang chủng nghĩa là gì? “Mang” là râu hay vòi nhụy của các loại lúa mỳ, lúa mạch, ngô, ngũ
cốc. “Chủng” là các loại thóc, ngô, ngũ cốc có thể dùng để làm hạt giống. Dịch nghĩa một cách
cụ thể, đầyđủ thì tiết Mang chủng chính là thời điểm hạt cây đã được thụ phấn, đã phát triển đến
mức độ già dặn, cứng cáp và có thể dùng để làm hạt giống cho mùa sau. Căn cứ vào đặc điểm
của tiết khí trước là Tiểu mãn (nghĩa là hạt thóc, ngô, ngũ cốc đã hình thành sữa non) thì tiết khí
sau đến thời điểm các hạt ngũ cốc chắc, mẩy, già dặn là điều hợp lý. Khi các hạt này chắc, mẩy
thì có thể thu hoạch được
Ngoài ra tiết Mang Chủng còn có một ý nghĩa khác “mang” nghĩa là sự lớn mạnh, rộng rãi,
cường thịnh, “chủng” nghĩa là Mặt trời (tên húy của vua Gia Long – Nguyễn Ánh còn được gọi là
Noãn, Chủng. Trong thời điểm này Mặt trời bức xạ lượng nhiệt rất cao nên cũng có thể hiểu theo
ý nghĩa thứ hai.

2. Tiết Mang Chủng bắt đầu từ ngày nào?

Tiết Mang chủng được bắt đầu từ ngày 05 hoặc 06. 06 kết thúc vào ngày 21. 06 dương lịch. Tại
ngày đầu tiên của tiết Mang Chủng thì Mặt trời ở vị trí xích kinh 75 độ. Thời điểm này nửa cầu
bắc hoàn toàn ngả về phía Mặt trời nên toàn bộ miền Bắc bán cầu nhận được lượng nhiệt độ và
ánh sáng rất cao. Thời gian chiếu sáng của Mặt trời kéo dài nên ngày dài hơn đêm. Tục ngữ có
câu:
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
Là nguyên nhân như vậy. Càng gần phía cực Bắc thì thời gian ban ngày càng kéo dài, thời gian
ban đêm rút ngắn lại, thậm chí ở vùng cực bắc ở giai đoạn 6 tháng không có đêm, nguyên nhân
chính là do hoạt động tự quay quanh trục của Trái đất. Ở khu vực thành phố Sankt Peterburg
(nước Nga) có hiện tượng đêm trắng, nhà văn Irenbua viết là: Đêm tháng 6 sáng hồng. Vì thời
gian ban đêm quá ngắn ngủi.

Tiết Mang Chủng bắt đầu từ ngày 05 - 06/6/2018 => 21/6/2018. Vậy các ngày này tốt hay xấu, nên làm
việc gì và tránh làm gì. Mời tra cứu:

3. Vài nét về ý nghĩa của tiết Mang Chủng trong tử vi phong thủy

- Những biến động trong tự nhiên, cuộc sống lao động sản xuất của con người diễn ra mạnh mẽ,
bên cạnh đó trường khí, năng lượng vũ trụ, ngũ hành, âm dương cũng có sự vận động, biến
hóa, đổi thay
Thứ nhất: Theo tiết Mang Chủng thì đứng về góc độ ngũ hành thi tháng 05 âm lịch chính là
tháng Ngọ, phương vị của nó ở chính Nam, thuộc quẻ Ly trong hậu thiên bát quái đồ. Quẻ Ly
thuộc hành Hỏa, xét về phương diện các địa chi thì chi Ngọ thuộc dương Hỏa hơn nữa, đây
chính là phương vị Hỏa khí cực thinh. Hỏa khí được trường sinh tại Dần, đế vượng tại Ngọ và
nhập kho tại Tuất. Từ điều này diễn ra nhiều nội dung liên quan
 Những người sinh từ thời điểm tiết Mang Chủng này trở đi có Hỏa khí rất thịnh, cốt cách
khí chất con người thường trọng lễ nghĩa, cư xử biết phép tắc, lễ độ, thông minh, nhiệt
tình, tác phong mau lẹ, hấp tấp, hội vã, nóng tính, đa cảm, rất dễ xúc động, chợt giận
chợt lành
 Nhiều người khi gặp Hỏa khí có lợi cho mệnh lý của họ thì trong dịp này sức khỏe ổn
định, tâm lý vui vẻ, nhiệt huyết, đam mê, hừng hực quyết tâm, nỗ lực, thăng tiến và kiếm
tiền mau lẹ. Những người kỵ hành Hỏa từ sau tiết Mang Chủng thì sức khỏe suy nhược,
tâm lý ức chế, căng thẳng, hành động vội vã, hấp tấp, chủ quan, thiếu cẩn thận, chính
xác, nặng thì hao tốn tiền bạc, bị bệnh...
 Thời kỳ Hỏa khí cực vượng nên con người cần thay đổi chế độ dinh dưỡng, thói quen
sinh hoạt, tránh bị mắc bệnh. Nên hạn chế thực phẩm nhiều dầu, mỡ, quá mặn, chất cay
nóng, chất kích thích. Nên uống nhiều nước và sử dụng các loại đồ uống tính mát, điều
hòa cơ thể. Ăn mặc đồ mỏng, ở nơi thoáng mát. Tránh tình trạng thay đổi nhiệt độ đột
ngột từ phòng điều hòa ra ngoài môi trường hoặc từ môi trường vào phòng, có thể gây
nên tình trạng sốc nhiệt, nguy hiểm. Một số người làm những công việc ngoài trời, đồng
áng thì nên đi làm sớm, về sớm vào buổi sáng, làm muộn về muộn vào buổi chiều, tránh
cái nắng gay gắt mùa hè. Các bệnh thuộc hành Hỏa như tim mạch, huyết áp, tai biến,
đột quỵ, sốt xuất huyết, sốt rét cần hết sức đề phòng
Thứ hai: Tháng 05 âm lịch theo Kinh Dịch ứng với quẻ Thiên Phong Cấu. Hồi trên tháng tư ứng
với quẻ Càn khi mà dương khí phát triển cực thịnh, tính chất biến động, vươn lên không ngừng
thì đến giai đoạn này âm khí phát sinh. Quẻ Cấu gồm năm hào dương ở trên, một hào âm ở
dưới. Trên là Trời dưới là Gió nên vì vậy đây là một quẻ cát. Theo Khổng Tử giảng: Năm hào âm
tượng trưng cho lẽ phải, tri thức, đạo lý, hào âm ở dưới tượng trưng cho tầng lớp thấp và như
vậy đạo lớn sáng sủa được ban bố thi hành khắp nơi, dân chúng vui vẻ noi theo...
Tiết Mang chủng với cụm từ mang tên của tiết này khá phức tạp, khó hiểu nhưng căn cứ kỹ
lưỡng vào yếu tố cấu thành của cụm từ và đặc điểm về thiên nhiên, mùa vụ ta có hiểu một cách
cụ thể kỹ lưỡng hơn về nó. Thông qua đó nâng cao nguồn chi thức, phục vụ cho bản thân trong
hoạt động và các biện pháp điều dưỡng sức khỏe.

Tra cứu ngày tốt xấu trong 12 tháng theo 24 tiết khí, mời bạn xem tại:

<Click vào từng tháng để xem được ngày tốt xấu của tháng đó>. Ví dụ tiết Mang Chủng có thời gian
trong tháng 6, nên bạn hãy click vào từ "Tháng 6" để tra được ngày tốt trong tháng này.

4. Vài nét về đặc điểm và ý nghĩa của tiết Mang Chủng

Tiết Mang Chủng được đặc trưng bởi hiện tượng ngày dài, đêm ngắn, nhiệt độ, ánh sáng tăng
cao. Trên bầu trời vào ban đêm xuất hiện một chòm sao rất kỳ lạ đó là chòm sao Tua rua. Chòm
sao này xuất hiện cùng vào thời điểm mùa thu hoạch lúa ngô, ngũ cốc. Chòm sao này còn được
gọi là chòm sao Thất nữ là tên của một cung Hoàng đạo trong chiêm tinh học phương Tây. Thực
ra, thời điểm này thì chòm sao Tua rua có ánh sáng mạnh nhất, thời điểm chòm sao này xuất
hiện thì trước tiết khí này khoảng 2 – 3 tháng, nhưng vì khi đó ánh sáng của nó mờ nhạt, khó
quan sát, ít người lưu tâm. Tục ngữ có câu:
Tua rua thì mặc Tua rua
Mạ già, ruộng ngấu, không thua bạn điền
Nghĩa là sau tết Nguyên đán nhiều người không kịp làm đất để trồng trọt, có thể muộn so với
những nông dân khác, xuất hiện chòm sao Tua rua này nhưng họ cần làm đất tốt, cấy mạ già,
chăm sóc chu đáo thì vẫn có thành quả thu hoạch lớn
Do lượng ánh sáng, nhiệt độ, thời gian chiếu sáng cao nên xuất hiện những cơn áp thấp nhiệt
đới, mưa gió và bão đổ bộ vào đất liền. Đứng trước những tình hình này, con người có những
hoạt động để kịp thời thích ứng với thiên nhiên, thời tiết.

Việc thu hoạch lúa, ngô, ngũ cốc, các cây lương thực được tiến hành nhanh chóng, khẩn trương
để kịp thời tránh những cơn bão đầu mùa đổ bộ gây thiệt hại, mất trắng thành quả lao động.
Hơn nữa, việc khẩn trương thu hoạch còn có thể chủ động trong công việc làm đất, chuẩn bị cho
vụ sau.
Đây là thời điểm ánh nắng gay gắt, nhiệt độ cao, oi bức nhưng những công việc đồng áng vẫn
được tiến hành, diễn ra rất khẩn trương. Niềm vui được mùa khiến trẻ nhỏ người già đều rất vui
mừng. Không những đối với các cây lương thực mà nhiều loại cây ăn quả như vải thiều, xoài
cũng đã cho những trái chín. Ta hãy nhớ thời điểm 05. 05 âm lịch có một món khoái khẩu để giết
sâu bọ như vải thiều, mận…

Tiết Hạ Chí
Giáo trình Địa lý tự nhiên đại cương phần 1 Thạch quyển và Trái đất có viết về bốn mốc quan
trọng trong thời gian năm. Do hệ quả vận động tự quay của Trái đất và quay quanh Mặt trời. Bốn
mốc thời gian đó là những ngày bắt đầu các tiết khí Xuân phân, tiết Hạ chí, Thu phân, Đông chí.
Tại sao bốn ngày này lại được thống kê trong giáo trình? Đơn giản vì nó đặc biệt ! Nhưng hôm
nay mình cùng tìm hiểu về tiết Hạ Chí nhé, vậy tiết Hạ Chí là gì hay ý nghĩa của tiết Hạ Chí như
thế nào thì mời quý bạn cùng tuvikhoahoc.vn luận bàn chi tiết tại bài viết này.

1. Khái niệm tiết Hạ Chí có nghĩa là gì?

Hạ chí là gì? Hạ chí là một tiết khí đánh dấu thời điểm giữa mùa hạ. Tiết khí này được bắt đầu từ
ngày 21 hoặc 22. 06 kết thúc vào ngày 07. 07 dương lịch hàng năm. Tại ngày đầu tiên của tiết
Hạ Chí này Mặt trời ở tọa độ xích kinh 90 độ. Trong Địa lý, ngày Hạ chí vào thời điểm 12h trưa
Mặt trời tạo với tiếp tuyến của chí tuyến bắc 23 đô 27 phút Bắc một góc vuông 90 độ. Trong thời
điểm này nửa cầu Bắc hoàn toàn ngả về phía Mặt trời nên nửa cầu Bắc nhận được nhiệt độ,
ánh sáng, thời gian chiếu sáng cao hơn.

Tiết Hạ Chí bắt đầu từ ngày 21-22/6/2018 => 07/7/2018. Vậy các ngày này tốt hay xấu, nên làm việc gì và
tránh làm gì. Mời tra cứu:
2. Ý nghĩa của tiết Hạ Chí dưới góc độ tử vi phong thủy
Đứng về góc độ năng lượng, trường khí, âm dương ngũ hành thì tiết Hạ Chí được diễn ra vào
khoảng thời gian là giữa tháng 5 âm lịch thuộc tháng có địa chi là Ngọ, ứng với quẻ Ly ở
phương Nam, nhiệt độ, ánh sáng cao tạo nên những mặt lợi hại khác nhau đối với cuộc sống
con người
- Những người sinh trong tháng này Hỏa khí rất thịnh thường có một số đặc điểm khá nổi bật
trong tính cách như nhiệt tình, nhanh nhẹn, hoạt bát, linh lợi, sáng suốt, lễ phép, coi trọng nền
nếp, quy tắc ứng xử, tác phong mau lẹ, một số khác tính tình nóng nảy, vội vã, hấp tấp, đa sầu,
đa cảm, khó kiềm chế cảm xúc của bản thân...
- Về mặt sức khỏe khi Hỏa khí thịnh vượng cùng với những biến động phức tạp về thời tiết nên
cần lưu ý các bệnh về máu huyết như cao huyết áp, đột quỵ, tai biến, tim mạch, sốt xuất huyết,
sốt vi rút, bị cảm. Nên tránh bị mưa, buổi sáng đi làm sớm, tranh thủ lúc mát trời, nghỉ sớm, buổi
chiều đi làm muộn, nghỉ muộn. Nên giảm lượng dầu, mỡ, muối trong thực phẩm, hạn chế các
chất kích thích hay đồ cay nóng, nên tăng cường uống nước, sử dụng thực phẩm tính mát để
điều hòa cơ thể. Tránh tình trạng thay đổi nhiệt độ đột ngột (đang nóng tắm nước lạnh, đang ở
phòng điều hòa ra ngoài môi trường, hay đang ở ngoài trời nóng vào phóng máy lạnh, dễ bị sốc
nhiệt và bị cảm nặng)
- Những người may mắn khi gặp hành Hỏa sẽ cát lợi, thịnh vượng trong thời gian này, tâm lý,
sức khỏe họ rất ổn, sự nghiệp, tài vận hanh thông, thăng tiến. Một số người kỵ hành Hỏa có thể
ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý không được ổn, công việc và tài vận khó khăn, dễ nổi giận, cáu
gắt, ức chế, mâu thuẫn với người xung quanh
- Các ngành nghề trong thời gian này thì đối với xây dựng thường không gặp thuận lợi vì thời
tiết nắng nóng, lại thường có mưa ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của công việc. Cho
nên rất nhiều người chọn thời điểm xây dựng vào mùa khô, sẽ hiệu quả hơn
- Tiết Hạ chí giữa tháng 5 âm nên theo Kinh Dịch đó là quẻ Cấu, quẻ này là một quẻ cát lợi,
nhưng có sự biến hóa, âm khí được sinh ra, sau thời cực thịnh sẽ có sự dịch chuyển, thay đổi
sang các trạng thái khác. Người ta nói “vật cùng tắc phản” nên khí một hào âm phát sinh, rồi hai
hào, ba hào, càn khôn vũ trụ dần chuyển sang một thời kỳ nhiệt độ, ánh sáng thấp hơn, các yếu
tố khác dần dần thay đổi
- Tiết Hạ chí là mốc thời gian quan trọng giữa năm. Nó được coi là trung điểm thời gian trong
năm. Trong tiết khí này do đặc điểm về thời tiết, điều kiện tự nhiên, xã hội, năng lượng, lý khí
như vậy nên việc nghiên cứu về nó sẽ có tác dụng đối với cuộc sống và dự đoán học.

Tra cứu ngày tốt xấu trong 12 tháng theo 24 tiết khí, mời bạn xem tại:

<Click vào từng tháng để xem được ngày tốt xấu của tháng đó>. Ví dụ tiết Hạ Chí có thời gian trong
tháng 6, 7, nên bạn hãy click vào từ "Tháng 6 và Tháng 7" để tra được ngày tốt trong
tháng này.

3. Đặc điểm và ý nghĩa của tiết Hạ Chí trong năm


- Đặc điểm về thời tiết trong tiết Hạ Chí có một số điểm đáng lưu ý như sau. Nhiệt độ bức xạ Mặt
trời chiếu về nửa cầu Bắc rất cao, cùng với lượng ánh sáng và thời gian sáng dài hơn nên có
hiện tượng ngày dài hơn đêm, trời lâu tối mà nhanh sáng. Bầu trời xanh trong, ánh nắng rất gay
gắt. Thời gian này là quãng thời gian có nhiệt độ nóng nhất trong năm. Vì lượng ánh sáng, nhiệt
độ cao nên thời tiết khô nóng, oi bức, lượng nước bốc hơi mạnh. Khối không khí đại dương, còn
gọi là gió Tín phong, gió Mậu dịch hoạt động mạnh nên lượng bốc hơi từ đại dương lớn, được
thổi về đất liền, chúng gặp các bức chắn địa hình hay do mật độ hơi nước quá cao nên ngưng tụ
tạo nên một mùa mưa kéo dài. Những nguyên nhân kể trên dẫn đến tình trạng lụt bão, thiên tai,
mực nước trên các con sông tăng lên đột biến. Lũ lụt có thể gây ra tai họa nặng nề
- Lượng bức xạ ánh sáng cùng với thời gian chiếu sáng kéo dài nên ở cùng cực bắc thường
không có ban đêm. Một số thành phố ở khu vực Bắc Âu có vĩ độ cao nên có hiện tượng đêm
trắng. Như bài trước tôi có trình bày
- Do nhiệt độ nóng ẩm, mưa nhiều nên hoạt động của sinh giới được diễn ra mạnh mẽ. Nhiều
loài thực vật quang hợp tổng hợp chất hữu cơ, sinh trưởng, phát triển, tích lũy chất dinh dưỡng
đề phòng mùa khô hạn, thiếu ánh sáng sắp tới. Các loài động vật trong thời điểm tiết Hạ Chí
diễn ra có cơ hội kiếm được nguồn thức ăn dồi dào, tiến hành ghép đôi và sinh sản, trong thời
gian này đặc biệt là cá tụ tập thành đàn để sinh sản
- Sau tiết Mang chung, đến tiết Hạ chí con người bước vào giai đoạn làm đất, chuẩn bị cho vụ
mùa sắp tới. Dưới cái nắng gay gắt, thời tiết oi bức, công việc đồng áng rất vất vả, cực khổ
nhưng không ngăn được bước chân của những người nông dân siêng năng, chăm chỉ. Nhà thơ
Trần Đăng Khoa có viết những câu thơ như sau trong bài thơ “Hạt gạo làng ta”:
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy...
- Tiết Hạ chí là tiết khí mà các khối không khí đại dương hoạt động rất mạnh, ánh sáng, nhiệt độ
đều cao nên vì thế có nắng nóng như lửa, cũng có tình trạng mưa rất to, nhiều năm có thể xảy
ra bão lớn, lũ lụt. Hơn nữa, với khí hậu phức tạp, nắng nóng, oi bức rồi lại thay đổi đột ngột mưa
nhiều nên sức khỏe con người thường bị ảnh hưởng. Nhiều người dễ bị cảm, trúng gió, nhiễm
nắng, mưa. Với kiểu thời tiết như trên cũng tạo điều kiện cho nhiều loài sinh vật phát triển, nhất
là các vi sinh vật gây bệnh như sốt xuất huyết, sốt vi rút, bệnh lây truyền về dường tiêu hóa, nhất
là ở những khu đông dân cư mà môi trường bị ô nhiễm, không đảm bảo.

- Sau khi làm đất, trồng cây, các loại cỏ dại phát triển nhanh chóng khiến người nông dân bận
rộn với công việc đồng áng, chăm sóc, làm cỏ, tránh để tình trạng cỏ mọc tràn lan, lấn chiếm
chất dinh dưỡng và ánh sáng của cây trông
- Đối với động vật, nhiều con non được sinh sản trong thời kỳ trước nay đã phát triển trưởng
thành, tự tìm kiếm thức ăn, số lượng các loài chim, thú... tăng lên, tạo nên một bức tranh sinh
động, muôn màu sắc trong tự nhiên.
Tiết Tiểu Thử
Sau tiết Hạ chí, nhiệt độ không hề giảm xuống, nó duy trì ở mức độ nóng như cũ. Mặt trời
chuyển động biểu kiến lên vòng cực Bắc, nên nửa cầu Bắc vẫn nhận được lượng nhiệt độ và
ánh sáng rất nhiều. Khi di chuyển tới vòng cực bắc thì Mặt trời dần tiến xuống vùng xích đạo và
phía nam khi ấy thời tiết mới dịu mát hơn. Tiết Hạ chí nhiệt độ ánh sáng đã cao sau tiết khí này
có một thời kỳ thời tiết rất kỳ lạ, có những điểm đáng lưu ý, đó chính là tiết Tiểu thử. Vậy tiết Tiểu
Thử là gì? Ý nghĩa của tiết Tiểu Thử như thế nào thì mời quý độc giả xem chi tiết ngay sau đây.

1. Tìm hiểu khái niệm tiết Tiểu Thử là gì?

Tiết Tiểu thử nghĩa là gì? “Tiểu” nghĩa là nhỏ bé, “thử” nghĩa là nắng nóng, oi bức (có bài thơ Hà
Nam đạo trung khốc thử của Nguyễn Du, nghĩa là nắng dữ dội, khốc liệt trên đường đi Hà
Nam.). Hiểu một cách cụ thể, đầy đủ tiết Tiểu thử là nắng nhẹ, nóng nhẹ, hoặc bắt đầu bước vào
một giai đoạn rất nóng. Tại sao lại có kiểu thời tiết này khi đã sau tiết Hạ chí rất nóng này.
Nguyên nhân có tiết Tiểu Thử chính là do hiện tượng đối lưu không khí dẫn đến những cơn áp
thấp nhiệt đới và có thể hiện tượng mưa bão sẽ diễn ra về sau. Trong thời điểm xảy ra hiện
tượng áp thấp nhiệt đới thì không khí rất oi bức, ngột ngạt, độ ẩm không khí cao, cơ thể con
người cảm thấy khó chịu vô cùng. Một nguyên nhân phải kể đến nữa đó là hoạt động của gió
mùa Tây nam thổi về từ vinh Bengan Ấn Độ mang theo nguồn hơi nước, độ ẩm rất cao nhưng
gặp địa hình đồi núi, bức chắn ở khu vực phía Tây nên chúng ngưng tụ, gây nên tình trạng mưa
nhiều ở sườn phía Tây, sang đến sườn phía Đông gió này biến tính, nhẹ, khô hanh, nóng bức và
độ ẩm rất thấp. Người ta còn gọi hiện tượng này là hiện tượng gió Phơn Tây nam. Chính vì hai
nguyên nhân trên nên từ tiết Tiểu thử trở đi, khu vực Trung Quốc, Việt Nam thường chịu ảnh
hưởng mạnh mẽ và bước vào thời kỳ rất oi bức, dễ xảy ra bão và các hiện tượng lũ lụt kèm
theo. Nói một cách dễ hiểu là từ sau tiết khí này báo hiệu mùa áp thấp nhiệt đới và bão đã bắt
đầu.

2. Tiết Tiểu Thử bắt đầu từ ngày nào?

Tiết Tiểu thứ được bắt đầu từ ngày 07 hoặc 08. 07 và kết thúc vào ngày 22. 07 dương lịch. Ngày
đầu tiên của tiết Tiểu thử Mặt trời ở vị trí xích kinh 105 độ. Thời điểm này, Mặt trời di chuyển dần
lên phía vòng cực Bắc nên ở những vĩ độ cao hiện tượng ngày dài hơn đêm và lượng nhiệt độ
ánh sáng còn rất cao.

Tiết Tiểu Thử bắt đầu từ ngày 07 - 08/07/2018 => 22/7/2018. Vậy các ngày này tốt hay xấu, nên
làm việc gì và tránh làm gì. Mời tra cứu:
3. Vài nét về ý nghĩa của tiết Tiểu Thử dưới góc độ tử vi phong thủy

Những hiện trạng về môi trường và cuộc sống của con người là như vậy, đối với góc độ năng
lượng, trường khí, âm dương ngũ hành cũng có sự biến hóa, vận động thể hiện ở những góc độ
sau
Tiết Tiểu thử đáng dấu một mốc mới đó là thời gian trong năm chuyển sang tháng 6 âm lịch theo
tiết khí. Tháng 6 là tháng Mùi, thuộc hành Thổ, thuộc tính của địa chi Mùi là âm, về đặc điểm ngũ
hành thì tháng này là thời điểm Mộc khí nhập kho, kết thúc một quy trình biến hóa. Trong tháng
Mùi thì Hỏa khí vẫn còn tiềm ẩn rất thịnh. Biểu hiện là thời tiết, nhiệt độ oi bức, ánh nắng gay
gắt, chói chang nên vì lẽ đó nó sẽ ảnh hưởng đến nhân mệnh như sau:
- Những người sinh tháng Mùi có đức tính nhiệt tình, khá nóng tính nhưng đôn hậu, điềm đạm,
trầm tĩnh, không vội vã, hấp tấp như những tháng Hỏa khí cực vượng khác. Ngoài ra, họ là
những người thông minh, nhân từ, có lòng khoan dung, trọng hậu và giữ nguyên tắc, lập trường,
khá bảo thủ, rất trọng uy tín...
- Với đặc điểm phức tạp có cả hành Thổ, hành Hỏa và hành Mộc nên quá trình dự đoán phải
được cân nhắc kỹ lưỡng, tránh để xảy ra tình trạng sai lầm, lệch lạc. Những người mà hành
Hỏa, Hành Thổ cát lợi với vận mệnh thì khi bước vào tháng này thường có biểu hiện nhiệt tình,
năng động, hăng say, quyết tâm, họ cảm thấy tự tin, vững chắc tiến lên trên con được sự nghiệp
và thu được nhiều thành quả vinh quang, rất đáng tự hào. Đối với những người mệnh lý vốn kỵ
Hỏa, Thổ khí bước vào tháng này tâm lý ngày càng bảo thủ, cái tôi cá nhân cao, cố chấp quan
điểm, nóng nảy, sức khỏe không ổn, cảm thấy mệt mỏi, tâm lý ức chế, khó chịu có thể gặp khó
khăn trong công việc, hao tốn tiền bạc, mất đoàn kết, bất hòa trong nội bộ, nhiều người có thể bị
bệnh, đau ốm
- Với đặc điểm của tiết Tiểu Thử chính là thời tiết oi bức, độ ẩm cao, hay xảy ra mưa bão, nắng
cháy da thịt, không khí ngột ngạt thì nhiều người rất dễ mắc bệnh, bị cảm, sức khỏe suy giảm,
phát nhiệt, bị bệnh về máu, huyết áp tăng cao, bệnh về tim mạch, tai biến, đột quỵ của người già
rất cần phải đề phòng. Ảnh hưởng do thiên tai, bão lụt gây thiệt hại về tài sản và sức khỏe rất
đáng lo ngại, nhất là khu vực vùng biển, những người ngư dân đánh bắt thủy hải sản xa bờ, khu
vực đồng bằng...
- Tháng sáu âm lịch ứng với quẻ Độn trong Kinh Dịch, từ một hào âm phát sinh ở quẻ Cấu trong
thời gian trên nay đã xuất hiện thêm một hào âm nữa. Trên có bốn hào dương, dưới có hai hào
âm. Khí âm phát sinh ngày một phát triển mạnh mẽ, tượng của bệnh tật, xui xẻo, lo âu tai họa có
thể xảy ra, quẻ này là một quẻ hung trong Kinh Dịch. Quẻ Độn với ý tượng đạo của tiểu nhân
thịnh, đạo của quân tử suy, nên vì thế phải thu mình, ẩn giấu. Cũng giống như thời điểm thiên
tai, bão lụt, hay tai họa bệnh tật con người luôn phải đề phòng, có hình thức giảm nhẹ, né tránh,
hoặc như tiết trời giữa trưa nắng gắt không ai làm việc đồng áng mà phải tìm nơi bóng râm để
nghỉ ngơi. Đại loại là như vậy. Tháng 05 qua đi, bắt đầu đến tháng 6, đã trải qua nửa năm, tiết
khí thay đổi luân phiên, theo những quy luật nhất định và lý khí, năng lượng, ngũ hành âm
dương cũng vận động thay đổi theo những biến đổi này.
Tra cứu ngày tốt xấu trong 12 tháng theo 24 tiết khí, mời bạn xem tại:

<Click vào từng tháng để xem được ngày tốt xấu của tháng đó>. Ví dụ tiết Tiểu Thử có thời gian
trong tháng 7, nên bạn hãy click vào từ "Tháng 7" để tra được ngày tốt trong tháng này.

4. Hoạt động của con người và thiên nhiên trong tiết Tiểu Thử

Do nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh, thời gian chiếu sáng kéo dài, độ ẩm lớn, mưa nhiều nên trong
thời kỳ này các loài thực vật quang hợp mạnh mẽ, phát triển rất nhanh, những cây lương thực ra
khi đã được gieo cấy trong vụ mới nay đã cứng cáp, khỏe mạnh, đối mặt với nó là nhiều loài cỏ
dại xâm hại. Ngoài ra các hiện tượng thiên tai như bão, lũ lụt rất dễ xảy ra.
Các loài động vật từ côn trùng, sâu bọ cho tới chim, cá, thú đều hoạt động rất mạnh, có nguồn
thức ăn rất dồi dào, không ngừng sinh sôi, nảy nở.

Trước những tình trạng thiên nhiên đó ánh hưởng lớn tới cuộc sống con người
- Nông dân bận rộn với công việc đồng áng, chăm sóc những cây đã trồng trong vụ mới. Ngoài
ra, họ còn phải lo chủ động tưới tiêu, thủy lợi và đối phó với tình trạng bão, lũ lụt có thể xảy ra
bất cứ lúc nào
- Trong thời điểm này những nghề đánh bắt, nuôi trồng các loài thủy hải sản phát triển mạnh, có
nhiều cơ hội kiếm nguồn thu dồi dào. Nhưng họ cũng rất lo tình trạng bão lụt xảy ra.

Tiết Đại Thử


Có câu:
“Thuốc đắng cạn liều càng thêm đắng
Đường xa cuối chặng càng gian nan”
Cuối mùa hạ thời tiết càng có những diễn biến vô cùng phức tạp, khó lường và rất khắc nghiệt.
Sau tiết Tiểu thử là bước vào tiết Đại thử. Như ở bài trước về tiết Tiểu thử tôi đã có giải thích nó
là nắng nhạt, nóng vừa phải, hoặc là bắt đầu bước vào giai đoạn trời nóng, oi bức. Những ngày
cuối mùa hạ thời tiết khắc nghiệp hơn nhiều, Hay nói cách khác thì Tiểu thử báo hiệu sự bắt
đầu, Tiết Đại Thử mới chính là thời điểm cam go, quyết liệt trong mùa hạ.
Theo tuvikhoahoc.vn thì tiết Đại Thử mang ý nghĩa gì thì mời quý bạn tham khảo bài viết này của
chúng tôi

1. Tìm hiểu khái niệm tiết Đại Thử là gì?


Đại thử là gì? Tiết khí đại thử có ý nghĩa như thế nào. Do có nguồn gốc từ lịch Trung quốc, hoặc
ảnh hưởng của văn hóa ngôn ngữ từ nền văn hóa của quốc gia này nên nhiều từ ngữ là từ
mượn của Hán văn. “Đại” nghĩa là lớn, là mức độ nghiêm trọng, sâu rộng. “Thử” là trời nắng,
nóng nực, oi bức. Hiểu một cách đầy đủ thì Đại thử là giai đoạn trời rất oi bức, nắng nóng, tình
hình nghiêm trọng hơn tiết Tiểu thử, nó là sự tiếp nối của thời kỳ tiết khí trước.

2. Thời gian tiết Đại Thử là ngày nào?

Tiết Đại thử được bắt đầu từ ngày 22 hoặc 23. 07 kết thúc vào ngày 07. 08 dương lịch. Ngày
đầu tiên của tiết Đại Thử này Mặt trời ở vị trí xích kinh 120 độ. Sau khi chuyển động biểu kiến về
vòng cực bắc, Mặt trời có xu hướng dịch chuyển dần về phía Xích đạo và phía Nam, thời gian
này nửa cầu bắc vẫn ngả nhiều về phía Mặt trời nên lượng bức xạ Mặt trời còn rất cao, nhiệt độ,
ánh sáng, thời gian chiếu sáng kéo dài và mạnh mẽ.

Tiết Đại Thử bắt đầu từ ngày 22-23/7/2018 => 07/8/2018. Vậy các ngày này tốt hay xấu, nên làm
việc gì và tránh làm gì. Mời tra cứu:

3. Vài nét về đặc điểm và ý nghĩa của tiết Đại Thử

Tại thời điểm diễn ra tiết Đại Thử thì lúc này nhiệt độ đạt mức cao nhất trong năm, nguyên nhân
vì nhận một lượng năng lượng bức xạ lớn, thời gian tương đối dài nên Trái đất hấp thu một
lượng năng lượng nhiệt độ không nhỏ ở nửa cầu bắc, lượng nhiệt độ này được tích lũy, không
phát tán, tiêu hao nên bề mặt nửa cầu bắc vốn đã nóng nay lại vẫn tiếp tục nhận được lượng
nhiệt độ tương đương nên không khí càng nóng bức, ngột ngạt hơn. Trong thời điểm tiết Đại
Thử mang không khí nắng nóng oi bức này, mặc dù các khối không khí đại dương hoạt động
mạnh, mang theo một lượng lớn hơi nước thổi vào lục địa, nhưng tình hình nhiệt độ không mấy
được cải thiện mà vẫn cao như vậy, tại một số nơi nhiệt độ đạt ngưỡng cao nhất trong năm có
thể lên tới 37 độ C – 40 độ C, một số khu vực như Ấn Độ nhiệt độ cao ảnh hưởng nghiêm trọng
tới sức khỏe và sinh hoạt của nhiều người. Trong quãng thời gian của tiết Đại thử xuất hiện ngày
càng nhiều những hiện tượng đối lưu trong bầu khí quyển, tạo nên những cơn áp thấp nhiệt đới,
oi bức, ngột ngạt, khó chịu vô cùng, rồi sau đó kéo theo những cơn bão đổ bộ vào đất liền, gây
nên tình trạng mưa kéo dài, lũ lụt xảy ra trên diện rộng.

- Tại thời điểm tiết Đại thử, các loài thực vật vẫn phát triển mạnh, nhiều loài có các hoạt động
sinh sản, tạo ra quả, hạt để duy trì nòi giống, hoặc chuẩn bị bước vào giao đoạn tiềm ẩn trong
thời kỳ về sau. Nhiều loài thực vật có biểu hiện tích lũy nước, chất dung dưỡng để chuẩn bị
bước vào thời kỳ lạnh, khô hạn về sau. Điều này trở thành một chu kỳ sinh học kéo dài từ năm
này sang năm khác, để tạo nên sự thích nghi với quá trình thay đổi môi trường tự nhiên
- Đối với các loài động vật, khi tiết Đại Thử đến thì chúng tranh thủ kiếm nguồn thức ăn khi vẫn
còn dồi dào, nhiều loài thực hiện công việc sinh sản, duy trì bảo tồn nòi giống. Đến những thời
điểm về sau hoạt động này dường như ngừng hẳn để dành chất dinh dưỡng cho việc tích lũy
năng lượng trong mùa đông ở dạng các mô mỡ
- Khi tiết Đại Thử đến thì cũng là lúc mà cuộc sống con người trong giai đoạn này gặp ảnh
hưởng lớn, nhiều công việc mùa màng và các hoạt động khác bận rộn vô cùng, thường phải đối
mặt với thiên tai, bão lũ, nên trong thời điểm này tại những khu vực thường xảy ra thiên tai
nghiêm trọng thì công tác chuẩn bị được tiến hành kỹ lưỡng. Các hoạt động sinh hoạt, sản xuất
luôn được gắn với quá trình dự đoán thời tiết để tránh xảy ra những tai nạn, thiệt hại, thương
vong đáng tiếc có thể xảy ra. Nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết trong bài thơ “Hạt gạo làng ta”
như sau:
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa...
Hay trong ca khúc “Đất nước” có câu:
“Từ thuở còn nằm nôi, sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa...”
Những biến động về thiên nhiên, hoạt động của con người cùng với sự thay đổi, vận động của
năng lượng, lý khí, âm dương, ngũ hành
- Tiết Đại thử nằm trong thời gian giữa tháng 6 âm lịch thời điểm mà nhiệt độ, áng sáng tăng
mạnh nên Hỏa khí còn tương đối thịnh vượng. Đối với những người có nhu cầu cần nguồn năng
lượng này thì đây là thời điểm họ cảm thấy sức khỏe ổn định, trí tuệ sáng suốt, mẫn tiệp, tinh
thần thoải mái, vui vẻ, thường gặp vận may, hỉ tín, thành công trong sự nghiệp và tài vận hanh
thông. Đối với những người mệnh lý kỵ nguồn năng lượng này thì sức khỏe không ổn định, dễ bị
đau yếu, tâm lý ức chế, khó chịu, hành động vội vã, hấp tấp, thiếu sự kiên nhẫn, hiệu quả công
việc không cao, có thể hao tốn tiền bạc, hoặc gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống
- Khi vào tiết Đại Thử thì vào thời điểm nhiệt độ cao, oi bức, độ ẩm lớn, mưa gió thất thường,
thiên tai rất nhiều nguy cơ xảy ra cần phải giữ gìn sức khỏe vì bệnh tật rất dễ phát sinh, nhiều
người có thể bị cảm, bị bệnh do các loại vi khuẩn phát sinh và nhân lúc đề kháng yếu ớt, xâm
nhập cơ thể. Những tai nạn, tổn thất do thiên tai, bão lũ xảy ra thường rất nghiêm trọng, nặng
nề. Trong quẻ Dịch tháng 6 âm lịch ứng với quẻ Độn, quẻ này là quẻ hung, tương của âm khí
phát sinh, ngày càng trưởng thành, âm khí tượng trưng cho bệnh tật, u ám, buồn đau, bất hạnh,
dương khí tượng trưng cho niềm vui, thành công, may mắn. Khi dương khí tiêu biến dần thì sự
may mắn giảm đi, ẩn trong đó là các tai họa tiềm ẩn do thiên tai, bệnh tật gây ra. Vì thế cần lưu ý
đề phòng. Ngoài ra, trong thời tiết oi bức, khó chịu, sức khỏe suy giảm, tâm lý không ổn định thì
quyết định của con người thường mắc phải sai lầm, mối quan hệ với những người xung quanh
dễ phát sinh mâu thuẫn, nhiều người không kiềm chế được cảm xúc, có thể nổi nóng, cáu giận,
tổn thương người xung quanh, mất đi hòa khí và tình cảm vốn có
- Tiết Đại thử là quãng thời gian oi bức cao điểm, nên vì thế cần chú ý các bệnh về máu, huyết
áp, tim mạch, tuần hoàn, tai biến, đột quỵ, nóng trong, mụn nhọt, nhiệt miệng, mụn nhọt... vì thế
cần phải điều chỉnh dinh dưỡng, nên sử dụng nhiều loại thực phẩm tính mát, tính hàn để giúp
cân bằng, chế hóa, điều tiết cho cơ thể ổn định, thích nghi được với sự khắc nghiệt của thời tiết
- Là thời điểm kết thúc mùa hạ, tiết Đại thử báo hiệu một thời điểm nắng nóng, oi bức cực điểm
trong năm, khi kết thúc tiết này, thì nửa cầu bắc bước vào một giai đoạn mới, có thời tiết ôn hòa,
dịu nhẹ, dễ chịu, thoải mái hơn.

Tiết Lập Thu


“Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Cảnh sắc như một bức tranh đẹp đẽ vô cùng với làn nước trong vắt, nhìn thấy tận đáy và bầu
trời in bóng xuống mặt nước, núi non ngả sang màu vàng khi bước và mùa thu thay lá... Hai câu
thơ trên nhà thơ Nguyễn Du miêu tả cảnh đẹp mùa thu. Mùa thu được bắt đầu bởi tiết Lập thu.
Vậy ý nghĩa tiết Lập Thu là gì thì mời quý độc giả cùng với Tử Vi Khoa Học bàn luận về tiết Lập
Thu ngày ngay sau đây.

1. Vài nét về khái niệm tiết Lập Thu là gì?

Lập thu là gì? “Lập” nghĩa là thời điểm đánh dấu, xác lập. “Thu” nghĩa là mùa thu. Từ thu ở đây
có nghĩa là thu hoạch. Trong Hán văn từ thu có bộ Mộc, chỉ các loại ngũ cốc, cây lương thực.
Hiểu một các đầy đủ chi tiết thì lập thu là thời điểm bắt đầu bước vào mùa thu (một trong bốn
mùa xuân, hạ, thu, đông), mùa thu còn là mùa thu hoạch các loại nông sản, lương thực, ngũ cốc
theo chu kỳ phát triển của cây hay chính là một giai đoạn quan trọng trong mùa vụ nông nghiệp.

2. Tìm hiểu tiết Lập Thu bắt đầu từ ngày nào?

Tiết lập thu được bắt đầu từ ngày 07 hoặc 08. 08 và kết thúc vào ngày 23. 08 dương lịch. Tại
ngày đầu tiên bước vào tiết Lập thu, Mặt trời ở vị trí xích kinh 135 độ. Trong thực tế, thời điểm
này Mặt trời dịch chuyển dần về phía đường Xích đạo và đi xuống phía Nam, với hiện tượng địa
lý này, thời tiết, các loài sinh vật có nhiều những thay đổi theo quy luật nhất định.

Tiết Lập Thu bắt đầu từ ngày 7-8/7/2018 => 23/8/2018. Vậy các ngày này tốt hay xấu, nên làm
việc gì và tránh làm gì. Mời tra cứu:

3. Vài nét về ý nghĩa của tiết Lập Thu trong tử vi phong thủy

- Đứng về góc độ năng lượng và lý khí thì thời kỳ này có nhiều những chuyển biến vô cùng
mạnh mẽ. Tiết Lập thu bắt đầu tháng 07 âm lịch. Tháng này ứng với Kinh Dịch là quẻ Thiên địa
Bĩ gồm có ba hào dương giáng xuống, ba hào âm thăng lên. Với ý nghĩa, âm khí, lạnh lẽo, bóng
tối bắt đầu phát sinh mạnh mẽ. Quẻ Bĩ là một quẻ xấu trong kinh Dịch. Tháng 07 âm lịch còn
được coi là tháng cô hồn. Với quan niệm dân gian trong tháng này địa phủ mở cửa để những
vong hồn về thăm gia đình. Những vong không có gia đình hoặc không được thờ cũng thì vất
vưởng khắp nơi, trêu chọc hoặc gây tai họa cho con người. Nhiều người gặp các chuyện không
may mắn. Thực tế thì thời kỳ chuyển giao này khiến cho các lực tương tác trong vũ trụ cùng với
điều kiện về độ ẩm, lượng mưa, hướng gió, ánh sáng đều có sự thay đổi. Mà những điều thay
đổi trên con người không kịp thời thích ứng nên xử lý không chuẩn xác, dễ gặp tai nạn, bị bệnh,
những chuyện không may, sức khỏe suy nhược
- Tháng 07 âm lịch là tháng Thân, thuộc hành Kim. Trong tháng này thì khí Kim khá thịnh, khí
Thủy bắt đầu được sinh ra, vì cung Thân thuộc hành Kim lại là nơi Trường sinh của Thủy (hành
Thủy trường sinh ở Kim, đế vượng ở Tý và nhập kho ở Thìn). Trong bối cảnh về ngũ hành như
vậy sẽ xảy ra hai điều
 Đối với những người cần bổ sung tiết nạp khí Kim trong mệnh lý thời điểm này họ tăng
cường sự tập trung, tư duy sắc bén, thành công trong công việc, tài vận hanh thông. Sức
khỏe, tâm lý, gia đạo các mối quan hệ của họ đều gặp cát lợi
 Đối với những người kỵ hành Kim trong mệnh lý có thể bị các bệnh liên quan đến hô
hấp, xương khớp, gan mật. Công việc và tài vận của họ bất lợi, trì trệ. Mối quan hệ với
những người xung quanh dễ xảy ra mâu thuẫn...

Tiết Xử Thử
Như bài trước về tiết Lập thu tôi đã nói, từ thời điểm đó trở đi, nhiệt độ ở nửa cầu bắc luôn có xu
hướng giảm xuống chứ không thể tăng lên. Đó là quy luật vận hành của vũ trụ. Thời điểm tiết lập
thu còn có thể xảy ra hiện tượng đối lưu không khí và bão. Khi đến tiết Xử Thử thì thời tiết sẽ dịu
mát, thiên tai ít xảy ra. Đây có thể coi là thời điểm mát mẻ, dễ chịu và phong cảnh đẹp nhất trong
năm. Vậy ý nghĩa của tiết Xử Thử có nghĩa là gì thì mời quý bạn hãy cùng Tử Vi Khoa Học tìm
hiểu về tiết khí Xử Thử này nhé.

1. Tiết Xử Thử có nghĩa là gì?

Xử thử nghĩa là gì? “Xử” theo nghĩa Hán văn là quyết đoán, dứt điểm, triệt tiêu, kết dứt (chẳng
hạn xử lý, xử đoán, xử quyết...). “Thử” nghĩa là năng nóng, tiết trời oi bức (trong thời điểm mùa
hạ có những tiết khí như Tiểu thử, Đại thử - chỉ về tình trạng thời tiết này. Xử thủ hiểu một cách
đầy đủ, chính xác nghĩa là tình trạng nắng nóng đã kết dứt. Không còn kiểu thời tiết oi bức, nhiệt
độ không tăng, tiết trời mát mẻ.

2. Tiết Xử Thử là ngày bao nhiêu?

Tiết Xử thử được bắt đầu từ ngày 23 hoặc 24. 08 kết thúc vào ngày 07. 09 dương lịch. Vào thời
điểm ngày đầu tiên của tiết khí này Mặt trời ở vị trí xích kinh 150 độ, di chuyển dần đến vị
trí chòm sao Sư tử (chòm sao này là một trong 12 cung Chiêm tinh Hoàng đạo của phương
Tây). Vào ban đêm có thể quan sát thấy chòm sao Bắc đẩu quay cán gáo về phương vị Tây
Nam.
3. Vài nét về tiết Xử Thử - tiết khí đẹp nhất trong 24 tiết khí

Tiết Xử Thử là kiểu thời tiết mát mẻ, dễ chịu, ôn hòa của tiết khí này chính là Mặt trời chuyển
động biểu kiến về phía đường xích đạo, đi xuống phía Nam ngày một xa hơn. Trong thực tế,
hiện tượng địa lý Trái đất quay quanh Mặt trời theo một quỹ đạo và thời điểm này nửa cầu Bắc
không còn ngả nhiều về phía Mặt trời nên tại khu vực này nhận được lượng nhiệt độ, ánh sáng,
thời gian chiếu sáng không còn được như mùa hạ nữa. Trong tiết Tiểu thử, khi cái nóng nực, oi
bức hoàn toàn bị triệt tiêu thì nhiệt độ ôn hòa, khí trời mát dịu, độ ẩm không khí cao, thời tiết rất
dễ chịu, lượng bốc hơi nước giảm, lượng mưa không cao, ít mưa, khối không khí lục địa hoạt
động mạnh hơn nên buổi sáng sớm và đêm tiết trời se se lạnh. Thời gian ngày và đêm không
còn chênh lệch lớn mà tương đối cân bằng. Trước những thay đổi này thì nhiều loài sinh vật sẽ
có những phản ứng thích nghi với môi trường.

Trong tiết Xử Thử chính là quá trình chuyển biến để hạn chế sự thoát hơi nước diễn ra mạnh
mẽ, vì nhiệt độ, ánh sáng giảm, cùng với độ ẩm, lượng mưa không cao nên quá trình quang hợp
của cây bị ức chế mạnh mẽ. Nhiều loài cây thay lá, chuyển từ sắc xanh sang sắc vàng, đỏ, bắt
đầu rụng lá (những giai đoạn sau còn trơ lại những cành cây khẳng khiu), nhiều loài xương rồng
lá biến đổi thành gai để hạn chế sự thoát hơi nước. Một số loài thực vật khác tích lũy chất dinh
dưỡng ở dạng củ, thân, rễ. Và cũng trong tiết Xử Thử thì các cây lương thực, ngũ cốc đều đã
chín hết, có thể thu hoạch toàn bộ. Những loài cây khác có quả chín, hoặc phát tán bào từ, hạt
giống ra khu vực xung quanh chờ mùa xuân sẽ tạo ra cây mới. Thời điểm tiết Xử Thử, nắng
vàng như mật ong, không khí dễ chịu, bầu trời cao, xanh, lại thường thấy những bông hoa bồ
công anh bay lơ lửng trong gió. Bốn bề rực rỡ một màu vàng như tranh vẽ, thật là một phong
cảnh hữu tình, nên thơ, đẹp đẽ.

Tại thời tiết của tiết Xử Thử mà đã có nhiều loài động vật tích cực tích mỡ, dự trữ thức ăn,
chuẩn bị căn cứ trú đông, chống chịu với giá lạnh sương tuyết sắp tới. Các loài chim di cư có
nhiều hoạt động bay về phương Nam tránh rét cho kịp thời. Trong thế giới của các loài gia súc
như trâu bò, các loài hươu nai ngoài tự nhiên bước vào một cuộc chiến ác liệt để giành giật bạn
tình, thực hiện việc giao phối, sinh sản. Đây mới chính thức là mùa giao phối, sinh sản của
những loài động vật này. Giới côn trùng, sâu bọ dường như ngưng mọi hoạt động, chúng đẻ
trứng ở những cành cây, kẽ lá, khe ngách khác nhau rồi kết thúc vòng đời. Lượng trứng côn
trùng này chờ đến tiết Kinh trập sang năm sẽ nở và bắt đầu một cuộc sống mới.
Tiết Bạch Lộ
Trong Truyện Kiều của nhà thơ Nguyễn Du nhiều câu thơ đi vào hồn người bởi nó được viết ra
bởi một tâm hồn nhân ái và một tài năng văn học xuất chúng hơn người. Ví dụ như tả cảnh mùa
thu có “thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”. “Bóng vàng” thì rõ rồi, về mùa thu cây cối
chuyển sắc, rụng lá. Còn hình ảnh tòa thành được xây nên từ khói biếc không phải ai cũng có
thể viết nên được. Khi vào giữa mùa thu có một hiện tượng thời tiết đó là sương mù xuất hiện
với mật độ dày đặc giống như một tòa thành mới được xây nên vậy. Tiết Bạch lộ chính là tiết khí
có đặc điểm về thời tiết như vậy. Vậy tiết Bạch Lộ là gì, ý nghĩa của tiết Bạch Lộ như thế nào thì
mời quý độc giả cùng Tử Vi Khoa Học luận giải chi tiết ngay sau đây.

1. Tìm hiểu khái niệm tiết Bạch Lộ là gì?

Tiết Bạch lộ theo nhiều tài liệu ghi chép là nắng nhạt. Tuy nhiên, tra cứu nguyên gốc trong từ
điển thì “bạch” nghĩa là sắc trắng, “lộ” nghĩa là sương mù, những hạt móc, hơi nước mong manh
tạo thành. Thơ của Tào Mạnh Đức trong bài “Đoản ca hành kỳ 2” có câu:
Đối tửu đương ca
Nhân sinh kỷ hà
Thí như triêu lộ
Khứ nhật khổ đa”
Nghĩa là :
Rượu đây ta ca hát
Đời người được mấy chốc
Như hạt móc sáng ngày
Những ngày qua sầu khổ biết bao...
Như vậy chữ lộ trong câu thứ ba chính là hạt sương, hạt móc đồng nghĩa với tiết Bạch lộ trong
hai mươi tư tiết khí hàng năm. Và vì thế nên tiết Bạch Lộ phải hiểu là thời điểm bắt đầu xuất hiện
sương mù, những hạt mưa móc ban đêm và buổi sáng sớm mới chính xác.

2. Tiết Bạch Lộ bắt đầu từ ngày nào?

Tiết Bạch lộ được bắt đầu từ ngày 07 hoặc 08. 09 kết thúc vào ngày 23. 09 dương lịch hàng
năm. Trong ngày đầu tiên của tiết Bạch Lộ này chính là Mặt trời ở vị trí xích kinh 165 độ. Trong
thực tế, vị trí của Mặt trời khi này đã dần tiến về phía Xích đạo, cách khu vực bán cầu bắc một
khoảng khá khá. Trong thời điểm này cả hai nửa cầu Bắc và nam nhận được lượng nhiệt độ và
ánh sáng tương đương nhau, nên thời tiết ở cả hai nửa cầu đều không quá nóng, hay quá lạnh.

Tại sao lại có hiện tượng sương mù xuất hiện, những hạt hơi nước, những hạt móc nhưng tụ
vào ban đêm và sáng sớm như vậy? Do hoạt động quay quanh Mặt trời của Trái đất dẫn đến sự
thay đổi vị trí của Mặt trời đối với Trái đất. Nửa cầu bắc thời điểm tiết Bạch lộ không còn ngả về
phía Mặt trời nhiều như trước nữa, lượng nhiệt độ và ánh sáng bức xạ giảm, thời gian chiếu
sáng cũng giảm. Trong thời điểm này, hoạt động mạnh dần của khối không khí lục địa từ cao áp
Xibia mang theo những cơn gió lạnh và khô. Bề mặt trái đất tại khu vực nửa cầu bắc trải qua
một mùa hạ mưa nhiều được tích một lượng độ ẩm cao, nay độ ẩm môi trường giảm, cùng các
đợt gió khô nên tình trạng bốc hơi nước từ các loài thực vật, bề mặt đất, bề mặt sống suối tăng
cao (để cân bằng độ ẩm với khối không khí khô) nên vì lẽ đó ta thấy xuất hiện sương mù bao
phủ, hơi nước, hạt móc ngưng tụ vào ban đêm hoặc buổi sáng sớm.

Tiết Bạch Lộ bắt đầu từ ngày 7-8/9/2018 => 23/9/2018. Vậy các ngày này tốt hay xấu, nên làm việc gì và
tránh làm gì. Mời tra cứu:

3. Vài nét về ý nghĩa của tiết Bạch Lộ dưới góc độ tử vi phong thủy

Đứng về góc độ năng lượng, lý khí, ngũ hành, âm dương từ sau tiết Bạch Lộ diễn ra cũng có sự
thay đổi rất nhiều. Sau tiết Bạch lộ là tháng 8 âm lịch. Tháng 8 âm lịch ứng với quẻ Phong địa
Quán. Quẻ này có hai hao dương ở trên, bốn hào âm ở dưới. Hào dương tượng trưng cho quân
tử, các bậc lão thành, hào âm tượng trưng cho tầng lớp thấp, người trẻ tuổi. Người trên nêu
gương mẫu mực cho kẻ dưới noi theo là một điều tốt. Hơn nữa, quẻ thượng là Phong (gió), quẻ
hạ là Địa (đất), gió thổi trên mặt đất tượng của đạo đức, lẽ phải, mẫu mực nghĩa nhân được lan
truyền mọi nơi. Quẻ này là một quẻ cát lợi. Tuy nhiên, khí âm rất thịnh nên sau tiết Bạch Lộ
nhiều người cần đề phòng bệnh tật, các chứng cảm nhiễm, phong hàn…. Tháng 08 âm lịch là
tháng Dậu, tại tháng này khí Kim cực vượng nên những người sinh tháng này khí chất cứng cỏi,
kiên cường, quả quyết, dứt khoát, tín nghĩa, thông minh, đoan chính... nhiều người có dung mạo
tú lệ, khôi vỹ, tuấn tú.

Đối với những người có đặc điểm mệnh lý cần Kim khí thì trong tháng này họ sẽ ổn định về sức
khỏe, vững vàng về tâm lý, trí tuệ thông thái, mẫn tiệp, hành động quyết đoán, công danh, tài lộc
đều có thu hoạch tốt. Những người có đặc điểm mệnh lý kỵ hành Kim thì sức khỏe suy yếu, dễ
mắc các bệnh về hô hấp, khớp xương, tâm lý của họ cảm thấy cô độc, không hợp người thân,
công việc bế tắc, tài vận trì trệ.

Tiết Hàn Lộ
“Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm
Vu Sơn, Vu Giáp khí tiêu sâm
Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng
Tái thượng phong vân tiếp địa âm”
(Thu hứng – Đỗ Phủ)
Mấy câu thơ trên trong một bài thơ rất hay của nhà thơ Đỗ Phủ viết về mùa thu. Cảnh vật đó
như sau: Những giọt sương, hạt móc khiến cho rừng phong tiêu điều, hơi thu hiu hắt ở núi Vu,
khe Vu, mặt trời in bóng xuống dòng sông trong vắt, mây giăng phủ kín đất trời nơi quan ải...”
Nhắc đến mùa thu không thể nào không tả đến sương phủ, những hạt hơi nước tinh khiết, trong
trẻo. Từ sau tiết Thu phân, những giọt móc, hạt sương, màn sương lớp khói không còn tỏa trắng
như tiết Bạch lộ mà chuyển sang là những màn sương, giọt móc lạnh lẽo. Khi ấy, đất trời đã
bước sang tiết Hàn Lộ. Vậy tiết Hàn Lộ là gì hay ý nghĩa của tiết Hàn Lộ trong một năm như thế
nào thì mời quý bạn cùng Tử Vi Khoa Học bàn giải về tiết Hàn Lộ.

1. Tìm hiểu khái niệm tiết Hàn Lộ có ý nghĩa gì?

Hàn lộ được hiểu với ý nghĩa đó là: “Hàn” giá lạnh, tê buốt. “Lộ” nghĩa là những lớp sương phủ,
giọt móc, trong vắt động lại trên cành cây, kẽ đá. Như vậy Hàn lộ nghĩa là sương mù lạnh lẽo,
buốt giá. Từ sau tiết khí này, những màn sương, hạt móc xuất hiện từ tiết Bạch lộ không chỉ mờ
trắng mà còn rất lạnh nữa. Chữ “lộ” trong câu “Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm” ở trên có
nghĩa là những lớp sương, hạt móc, trong trẻo lung kinh như ngọc nhưng cũng giá buốt, lạnh lẽo
vô cùng!

2. Tiết Hàn Lộ bắt đầu từ ngày nào?

Tiết Hàn lộ được bắt đầu từ ngày 08 hoặc 09. 10 kết thúc vào ngày 23. 10 dương lịch hàng năm.
Thời điểm ngày đầu tiên của tiết Hàn lộ Mặt trời ở vị trí xích kinh 195 độ.

Tiết Hàn Lộ bắt đầu từ ngày 8-9/10/2018 => 23/10/2018. Chi tiết các ngày này trong tiết Hàn Lộ
có đặc điểm gì, tốt hay xấu. Mời click vào từng ngày để xem chi tiết:

3. Vài nét về ý nghĩa của tiết Hàn Lộ trong tử vi phong thủy

- Thời điểm từ sau tiết Hàn lộ thì theo âm lịch là bước sang tháng 09 âm. Tháng 09 âm lịch là
tháng địa chi Tuất. Theo Kinh Dịch tháng 09 âm lịch thuộc quẻ Bác. Quẻ Bác có đặc điểm đó là
một hào dương trên cùng, dưới có năm hào âm tượng của dương khí tiêu mòn, nhiệt độ lạnh
lẽo, ánh sáng yếu ớt, các loài sinh vật trốn tránh đi nơi khác hoạt động hoặc ẩn náu hết, âm khí
cực thịnh nên vạn vật tiêu điều, sự sống ngưng trệ, yếu ớt. Quẻ Bác còn có đặc điểm là quái
Cấn (Núi – sơn) ở trên, quái Khôn (Địa – đất) ở dưới. Trên núi dưới đất, trong thực tế hệ thống
núi đồi luôn bị tác động của ngoại lực mưa gió, phong hóa, xâm thực, xói mòn, rửa trôi, xâm hại.
Nên quẻ Bác có nghĩa là bóc mòn, xâm hại. Trong tượng quẻ khí dương tiêu biến, khí âm cực
thịnh, cuộc chiến đấu giữa hai thế lực thiếu sự cân bằng. Thực tế cuộc sống của các loài sinh
vật và cuộc sống con người cũng vậy
- Tháng Tuất thuộc hành Thổ, đây là kho Hỏa nên vì thế nó sẽ có đặc điểm riêng về ngũ
hành. Cụ thể như sau:
 Những người sinh tháng này có tư chất điềm tĩnh, ôn hòa, khoan dung, trọng hậu, nhiệt
tình, cẩn thận, từ tốn, khiêm nhường, hành xử chậm rãi, tác phong chắc chắn. Nhiều
người hơi bảo thủ, cố chấp ý kiến cá nhân, cứng rắn trong quan điểm, lập trường
 Xét về nguyên lý ngũ hành thì những người có mệnh lý cần Thổ, Hỏa sau khi bước vào
tiết khí này thường gặp may mắn, cát lợi. Sức khỏe của họ ổn định, tâm lý vững vàng,
từng bước đạt được những thành công trong sự nghiệp và tài vận hanh thông
 Những người mệnh lý kỵ Thổ, Hỏa sau tiết khí này sức khỏe có chiều hướng giảm sút,
cảm thấy mệt mỏi, tâm lý bảo thủ, chủ quan, tài vận và công danh trì trệ, đình đốn.

Tra cứu ngày tốt xấu trong 12 tháng theo 24 tiết khí, mời bạn xem tại:

<Click vào từng tháng để xem được ngày tốt xấu của tháng đó>. Ví dụ tiết Hàn Lộ có thời gian
trong tháng 10 nên bạn hãy click vào từ "Tháng 10" để tra được ngày tốt trong tháng này.

4. Vài nét về đặc điểm và ý nghĩa của tiết Hàn Lộ trong năm

- Từ sau tiết Thu phân cho tới tiết Hàn lộ Mặt trời càng ngày càng dịch chuyển về phía Nam.
Hoạt động quay quanh Mặt trời của Trái đất theo quỹ đạo năm đã đến thời điểm nửa cầu Nam
ngả dần về phía Mặt trời nhiều hơn nên vì lẽ đó trong tiết khí này nửa cầu Bắc nhận được lượng
bức xạ ánh sáng, nhiệt độ nhỏ hơn khu vực bán đầu Nam. Tuy xa Mặt trời, lượng nhiệt độ, ánh
sáng không còn nhiều nhưng do trong suốt thời kỳ mùa xuân, mùa hạ nửa cầu Bắc tích lũy một
lượng nhiệt độ, hơi ẩm khá cao nên vì thế nhiệt độ chưa lạnh đột ngột mà có sự giảm xuống từ
từ, vì lượng nhiệt độ tích lũy của nửa cầu Bắc sẽ tỏa dần để cân bằng nhiệt độ với môi trường,
khí quyển. Trong thời điểm này có một điều đặc biệt là khối không khí lục địa từ cao áp Xibia
hoạt động ngày một mạnh mẽ và dần dần chiếm ưu thế ở nửa cầu Bắc, khối không khí đại
dương suy yếu dần rồi nhường toàn bộ vị trí nửa cầu Bắc cho khối không khí lục địa. Đặc trưng
của các khối khí lục địa đó là tính chất hanh khô, lạnh lẽo. Khi những đạt gió của khối không khí
này hoạt động, thổi qua nhiều khu vực và vùng lãnh thổ, tính chất khô, lạnh của nó khiến mặt đất
tỏa nhiệt độ để nhằm mục tiêu cân bằng nhiệt theo các nguyên lý trong vật lý học như dẫn nhiệt,
đối lưu, bức xạ, hơn nữa vì tính chất khô hanh nên nó khiến quá trình bốc hơi nước ở mặt đất
tăng lên. Chính vì lẽ đó nên xuất hiện nhiều những hạt móc, lớp sương mù lạnh lẽo. Đó chính là
những giọt nước tinh khiết được bốc lên từ mặt đất, bề mặt của các loài thực vật, ao hồ, sông
suối...
- Trong tiết Hàn Lộ nhiều loài thực vật đã trụi lá, chúng hạn chế tối đa hoạt động, hiện tượng
quang hợp suy yếu, hầu như không còn. Nhiệm vụ chính của chúng hiện giờ là sử dụng nguồn
chất dinh dưỡng, nước, muối khoáng tiềm ẩn trong thân để duy trì sự sống cho đến mùa xuân.
Các bào tử, hạt cây sau khi được phát tán ra khu vực lân cận này đã yên vị, chúng lặng lẽ đợi
chờ sau tiết Vũ thủy mùa xuân năm tới sẽ nảy mầm và phát triển thành cây non.
- Thực vật ngưng trệ hoạt động thì các loài động vật xuất hiện ở nửa cầu Bắc hết sức nghèo
nàn. Nhiều loài đã đi trú đông về phương Nam tránh rét. Những loài không di cư thường tìm cho
mình những nơi trú ẩn rất an toàn, đó là các hang sâu, hốc đá, khe đất, khu vực khuất gió, nhiều
vật cản... Nhiều loài do tích lũy mỡ nên chúng có thể không ăn uống trong suốt mùa đông, tính
từ thời điểm tiết Hàn lộ trở đi. Một số loài khác như chuột, sóc... chúng dự trữ sẵn nguồn thức
ăn, nên chúng sử dụng dần dần, tiết kiệm hết mức có thể. Đánh gia cơ bản về thời điểm này tất
cả các loài thực vật và động vật đều hoạt động sinh trưởng yếu ớt, cảnh sắc tiêu điều, nghèo
nàn về cung bậc màu sắc cùng với âm thanh và các hoạt động.

- Trong thời gian diễn ra tiết Hàn Lộ dù ánh sáng, thời gian chiếu sáng không nhiều nhưng
những người làm nông nghiệp tiến hành sản xuất vụ đông. Với đặc điểm về điều kiện tự nhiên
như vậy, họ phải lựa chọn những loại giống cây có tính năng phù hợp, giải phát tối ưu đó chính
ra các loại rau ôn đới vì chúng chịu được không khí lạnh, cần ít ánh sáng hơn, chỉ cần cung cấp
đủ nước, chát dinh dưỡng cho đất thì những loài rau này vẫn phát triển tốt và cho thu hoạch cao

- Ngành chăn nuôi trong thời điểm này trở đi đứng trước những thách thức lớn. Vì tình hình gia
súc, gia cầm bị bệnh và chết hàng loạt rất cao. Để đảm bảo họ phải làm tốt công tác vệ sinh,
phòng dịch, tiêm vacxin, khử khuẩn, tiêu độc cho hệ thống chuồng trại của mình.
- Trong tiết Hàn lộ do đặc điểm ánh sáng yếu, nhiệt độ thấp, sương lạnh giá nên tạo điều kiện
cho nhiều vi khuẩn gây bệnh hô hấp sản sinh. Vì thế cần giữ gìn sức khỏe, mặc ấm, tránh đi ra
ngoài trời những lúc có sương, không phơi quân áo về đêm ngoài trời. Nên hạn chế các sản
phẩm có tính lạnh như nước đá, kem... Tăng cường các thực phẩm tính ôn như mật ong, các
loại gia vị có tính cay nóng, luyện tập thể thao đều đặn đẩy mạnh quá trình tiết mồ hôi, giải độc
cơ thể...
Tiết Hàn lộ rơi vào thời điểm tết Trùng dương hay tết Cửu trùng 09. 09 âm lịch. Trong tết này
người ta sử dụng một số loại thực phẩm tính ấm, uống rượu hoa cúc, vui chơi thưởng ngoạn để
tiêu trừ độc khí, hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn và tránh sự xâm nhiễm khí lạnh bằng rượu.
Đặc biệt rượu là đồ uống có tính Hỏa, ngâm cùng hoa cúc có tác dụng lợi thận, bình ổn gan mật,
mắt sáng, tinh thần vui vẻ... Đây cũng là nét đẹp truyền thống của dân tộc ta vào tiết Hàn Lộ.

Tiết Sương Giáng


Sau khi tiết Hàn lộ xuất hiện những làn sương, giọt móc buốt giá trong như ngọc thì thời tiết lại
biến đổi theo thời gian. Giờ đây, không còn những hạt móc lẻ tẻ, lác đác hay những lớp sương
mỏng mờ mờ ảo ảo nữa mà là những màn sương dày đặc báo hiệu tiết Sương giáng đã bắt
đầu. Vậy tiết Sương Giáng là gì và ý nghĩa của tiết Sương Giáng như thế nào thì mời quý độc
giả xem chi tiết tại đây.
1. Tìm hiểu khái niệm tiết Sương Giáng là gì?

Tiết Sương giáng là gì? Sương là những làn hơi nước mỏng manh như lớp khói, nó được bốc
lên từ mặt ao hồ, sông suối, mặt đất tạo thành. Các bạn hãy quan sát một chiếc nồi đang đun sôi
sẽ thấy những làn hơi nước này, khi nó kết thành từng lớp lớn người tự nhiên gọi là sương. Chữ
sương trong Hán văn có bộ Thủy dạng nhẹ (bộ Thủy dạng lớn giống như Giang, Hà, Hải,
Dương... chỉ sông lớn, đại dương, biển cả, chữ sương có bộ Thủy nhẹ có thể dùng làm bút
danh, tên phụ, hoặc đặt tên cho những người cần bổ trợ hành Thủy ở mức độ thấp, nếu dùng
những bộ lớn kết quả dẫn tới tình trạng mất cân bằng nên người ta dùng một lượng vừa phải.
Điều này được giới thiệu khá tỉ mỷ chi tiết trong sách dự đoán theo tứ trụ của Thiệu Vĩ Hoa). Từ
“giáng” nghĩa là rơi xuống, hạ xuống, rớt xuống, hoặc chỉ một dạng vật chất có khối lượng tương
đối nặng chìm dần xuống phía dưới. Vậy thì tiết Sương giáng chính là những màn sương, lớp
sương, khối hơi nước lớn từ từ chìm lắng xuống bề mặt đất, tạo nên độ ẩm khá cao, lạnh, hạn
chế tầm nhìn.

2. Tiết Sương Giáng bắt đầu từ ngày gì?

Tiết Sương giáng được bắt đầu từ ngày 23 hoặc 24. 10 kết thúc vào ngày 07. 10 dương lịch.

Tiết Sượng Giáng bắt đầu từ ngày 22-23/10/2018 => 7/11/2018. Chi tiết các ngày này trong tiết
Sương Giáng có đặc điểm gì, tốt hay xấu. Mời click vào từng ngày để xem chi tiết:

3. Vài nét về ý nghĩa của tiết Sương Giáng trong tử vi phong thủy

- Thời điểm tiết Sương giáng cũng là giữa tháng 09 âm lịch. Tháng này có một đặc điểm đó là
những người mệnh lý cần hành Thổ, hành Hỏa sẽ gặp cát lợi, may mắn. Vì tháng 9 thuộc chi
Tuất, chi Tuất thuộc hành Thổ và tàng chứa nhiều Hỏa khí, nên vì thế cuộc sống của họ có nhiều
bước khởi sắc đáng mừng. Sức khỏe ổn định, tâm lý vững vàng, trí tuệ mẫn tiệp, các mối quan
hệ thêm gắn bó, vận khí may mắn được tăng cường vì thế trong sự nghiệp họ thường có nhiều
cơ hội phát triển, tài vận cũng hanh thông thuận lợi.
- Đối với những người mệnh lý kỵ Thổ khi bước vào tiết Sương Giáng này:
- Sức khỏe suy yếu, tâm lý bất ổn, hành động trở nên gàn gở, bảo thủ, cố chấp, công việc trì trệ,
tài vận bế tắc. Những người sinh vào tiết Sương Giáng thường là những bậc tài năng hiền đức
vì các yếu tố, Thổ, Hỏa và lượng hơi nước ngoài tự nhiên tương đối cao nên có sự cân bằng,
chế hóa, hài hòa, nhuẫn nhuyễn
- Tháng 9 âm lịch là thời điểm ứng với quẻ Bác trong kinh Dịch, ý nghĩa của quẻ này là sự bóc
mòn, xâm hại, tiêu hao dần dần, khí âm thịnh vượng, lấn át khí dương tạo nên trạng thái mất
cân bằng. Thêm nữa khí dương cần cho sự phát triển, khí âm thì kìm hãm sự phát triển. Kết hợp
với đặc điểm của môi trường, thời tiết trong tiết khí Sương Giáng nên ta sẽ thấy được không lợi
cho sự phát triển của muôn loài. Từ thực vật, động vật, con người đều rất dễ mắc bệnh, sự phát
triển bi kim hãm cản trở. Thay vào đó con người nên tuân theo quy luật của vũ trụ, giảm bớt hoạt
động, thiên về suy nghĩ, tu tâm dưỡng tính, xem xét kỹ lưỡng lại bản thân mình, nghiên cứu các
kế hoạch, dự định phát triển sắp tới
- Trong tiết khí Sương giáng, ngoài việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng thì việc tập luyện thể thao
để tăng cường bài tiết mồ hôi, giải phóng khí độc, máu huyết lưu thông tốt, cơ thể khỏe mạnh,
dẻo dai, hạn chế bệnh tật sẽ rất tốt. Nên tập vào buổi chiều sẽ càng tốt cho sự phát triển thể lực,
nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Tra cứu ngày tốt xấu trong 12 tháng theo 24 tiết khí, mời bạn xem tại:

<Click vào từng tháng để xem được ngày tốt xấu của tháng đó>. Ví dụ tiết Sương Giáng có thời
gian trong tháng 10 nên bạn hãy click vào từ "Tháng 10" để tra được ngày tốt trong tháng này.

4. Tìm hiểu đặc điểm và ý nghĩa của tiết Sương Giáng trong năm

- Vào thời điểm ngày đầu tiên của tiết Sương giáng Mặt trời ở vị trí xích kinh 210 độ. Khi tiết khí
này diễn ra thì Trái đất chuyển động quanh Mặt trời đến giai đoạn nửa cầu Nam ngả dần về phía
Mặt trời, nên nửa cầu Nam nhận được lượng nhiệt độ, ánh sáng, thời gian chiếu sáng cao hơn.
Nửa cầu Bắc do nhận được lượng nhiệt độ, ánh sáng, thời gian chiếu sáng thấp nên nguồn
nhiệt độ, độ ẩm đã tích lũy từ giai đoạn mùa hạ đến nay sẽ bứt giải nhằm cân bằng nhiệt độ với
môi trường. Thời kỳ này cuộc giao tranh giữa khối không khí đại dương và khối không khí lục địa
đã kết thúc, phần thắng thuộc về khối không khí lục địa. Với bản chất là khối không khí lục địa,
được hình thành từ khu vực cao áp Xibia nên gió được tạo ra có tính chất khô, lạnh. Với đặc
điểm nhiệt độ thấp, lại gặp không khí lạnh, khô hanh tràn qua nên khu vực nửa cầu Bắc bứt giải
nhiệt độ tích lũy để cân bằng với khí quyển theo các nguyên lý dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ,
lượng hơi nước từ lòng đất, ao hồ sông suối cũng bốc hơi mạnh mẽ hơn, lượng nước sụt giảm
và sương mù lạnh giá bao phủ dày đặc.
- Với những đặc điểm về thời tiết khí hậu như trên sẽ gây ảnh hưởng xấu đối với sự phát triển
cây trồng. Nhiều loại hoa màu vụ đông hoặc rau ôn đới dù có khả năng chịu lạnh tương đối tốt,
nhưng gặp kiểu thời tiết sương giáng cũng chậm phát triển, vì bị che khuất nên lượng ánh sáng
giảm hẳn, nhiệt độ xuống thấp, hơn nữa, lượng hơi nước được tạo ra trong tiết Sương giáng
chính là lượng hơi ẩm bị không khí khô hanh rút đi, nên vì thế đất đai, thực vật môi trường xung
quanh không ẩm, nồm như tiết Vũ thủy, ngược lại tình trạng thiếu nước, khô hạn, độ ẩm không
khí thấp diễn ra. Ở nhiều khu vực núi cao, vĩ độ cao tình trạng này càng diễn ra nghiêm trọng.

✯ Nguồn gốc của tiết Sương Giáng trong trong Phong Thủy Tử Vi
Giới động vật thì trong tiết khí này chủ yếu chú trọng đến các giống vật nuôi. Chúng rất dễ
nhiễm lạnh từ sương mù, hơi nước và có thể bị bệnh dịch, đặc biệt là các loài gia cầm, nhiều
năm có những được dịch cúm gia cầm dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng nặng nề đối với ngành
chăn nuôi. Vì thế nên bắt đầu từ thời điểm tiết Sương giáng cần hết sức chú ý công tác phòng
bệnh dịch cho gia súc, gia cầm. Nhà thơ Xuân Quỳnh có viết những câu như sau:

“Cứ hàng năm hàng năm


Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới...”
Tiết Sương giáng ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của con người. Nhiều người có nguy cơ
bị nhiễm lạnh và mắc các bệnh về hô hấp, khớp xương... Nên điều chỉnh dinh dưỡng, tăng
cường những thực phẩm giàu chất béo, đạm, vitamin để sức đề kháng của cơ thể được tăng
cường. Nên sử dụng các loại thực phẩm, gia vị có tính nóng vừa bổ sung dương khí cho cơ thể
vừa có tác dụng đẩy hàm khí xâm nhiễm. Những hoạt động trong tiết Sương Giáng cần lưu ý
tránh giai đoạn mật độ sương dày đặc vào ban đêm và buổi sáng sớm, nên mặc ấm, giữ gìn cơ
thể. Khi sương mù dày đặc hạn chế tầm quan sát cần đặc biệt lưu ý khi tham gia giao thông,
nhất là khu vực núi cao, địa hình phức tạp, đèo dốc quanh co.

Tiết Lập Đông


Trong Vật lý có nhiều dạng như nhiệt năng, quang năng, điện năng... nhưng tất cả các dạng này
được phân chia thành hai nhóm lớn đó là động năng và thế năng. Trong vũ trụ luôn luôn tồn tại
một cặp phạm trù đó là âm dương. Một năm có những thời gian vạn vật sinh trưởng và phát
triển mạnh mẽ nhưng cũng có lúc vạn vật chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi, đợi chờ, quy tàng,
tiềm ẩn tạo đà cho công cuộc sinh sinh hóa hóa vô tận về sau
Nếu như mùa xuân, mùa hạ có nhiều sự vận động biến hóa thì đến mùa thu mọi hoạt động yếu
dần, sang mùa đông quá trình nghỉ ngơi, duy trì chuẩn bị một chu kỳ phát triển mới. Mùa đông
được bắt đầu từ tiết Lập đông. Vậy tiết Lập Đông là gì và ý nghĩa của tiết Lập Đông như thế nào
trong một năm thì mời quý bạn xem chi tiết tại đây.

1. Tìm hiểu khái niệm tiết Lập Đông là gì?

Tiết Lập đông là tiết khí xác lập quãng thời gian mùa đông đã bắt đầu. Kể từ ngày đầu tiên trong
tiết Lập Đông vạn vật sẽ chịu ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, điều kiện thời tiết riêng biệt, có
những đặc trưng cơ bản khác với các mùa khác trong năm. Không chỉ có vậy, ngoài việc các
yếu tố tự nhiên về nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, lượng mưa, thời gian chiếu sáng, động thực vật
thay đổi mà đứng về góc độ năng lượng, âm dương, ngũ hành, lý khí cũng có sự biến hóa thay
đổi theo quy luật đặc trưng của tiết khí và mùa này.
2. Tiết Lập Đông bắt đầu từ ngày nào?

Tiết Lập đông được bắt đầu từ ngày 07 hoặc 08. 11 kết thúc vào ngày 22. 11 dương lịch. Tại thời
điểm ngày đầu tiên của tiết Lập đông Mặt trời ở vị trí xích kinh 225 độ. Do hoạt động quay quanh
Mặt trời theo chu kỳ năm của Trái đất nên đến giai đoạn này nửa cầu Nam ngả về phía Mặt trời
nhiều hơn nên nhân được lượng bức xạ về nhiệt độ, ánh sáng rất cao, thời gian chiếu sáng kéo
dài. Đây chính là thời điểm bắt đầu mùa hạ tai nửa cầu nam. Còn ở nửa cầu Bắc, từ sau tiết khí
này đánh dấu một mốc nhiệt độ giảm rất mạnh, thời tiết lạnh lẽo, buốt giá, ánh sáng yếu ớt, mờ
nhạt, có những ngày bầu trời u ám, thời gian chiếu sáng ngắn, ngày ngắn mà đêm dài. Tục ngữ
có câu:
Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng
Ngày tháng 10 chưa cười đã tối
Chính là để miêu tả một cách ví von cường điệu về hiện tượng địa lý này. Nguyên nhân dẫn đến
những hiện tượng thời tiết này chính là do hệ quả của chuyển động quay quanh Mặt trời của
Trái đất theo chu kỳ năm, khi nửa cầu Nam ngả về phía Mặt trời thì nửa cầu Bắc sẽ nhận được
ít nhiệt độ, ánh sáng và thời gian chiếu sáng trong ngày cũng ngắn lại. Thời điểm mùa thu, khi
nửa cầu Bắc còn lượng nhiệt độ và hơi nước tích lũy từ mùa hạ trước đó nên quá trình tỏa
nhiệt, bốc hơi nước của mặt đất khiến cho nhiệt độ không quá lạnh lẽo. Đến thời điểm từ tiết Lập
đông trở đi lượng nhiệt độ này đã bứt giải hết, cùng với hiện tượng địa lý như trên nên nhiệt độ
môi trường vô cùng lạnh giá, tại những nơi vĩ độ cao như Trung Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ, phía
Bắc Liên Bang Nga, Bắc Âu nhiệt độ có thể xuống dưới 0 độ, nước đóng băng, có tuyết rơi phủ
trắng. Tại khu vực Trung Quốc, Đông Nam Á do ảnh hưởng mạnh mẽ của khối không khí lục địa
(còn gọi là gió mùa mùa đông, gió mùa đông bắc) nên không những tiết trời giá lạnh mà còn khô
hanh nữa, vì bản chất của khối khí lục địa là khô, hanh, lạnh giá. Vì có sự hoạt động của các
khối khí này nên lượng hơi nước bốc lên từ mùa thu đã dẫn đến tình trạng kiệt quệ, mặt đất khô
cằn, lượng nước ngầm chìm sâu, các ao hồ, sông suối vơi cạn, nhiều nơi ở khu vực núi cao xảy
ra tình trạng thiếu nước trầm trọng, hạn hán trong mấy tháng trời.

Tiết Lập Đông bắt đầu từ ngày 7-8/11/2018 => 22/11/2018. Chi tiết các ngày này trong tiết Lập
Đông có đặc điểm gì, tốt hay xấu. Mời click vào từng ngày để xem chi tiết:

3. Ý nghĩa của tiết Lập Đông trong tử vi phong thủy

-Từ tiết Lập đông lịch âm bước vào tháng 10 âm lịch. Tháng 10 là tháng chi Hợi thuộc hành
Thủy, đây cũng là cung trường sinh của hành Mộc (hành Mộc được ấp ủ manh nha từ mùa
đông, tháng 10, chi Hợi, thịnh vượng ở mùa xuân, chi Mão và nhập kho quy tàng ở chi Sửu).
Những người sinh vào thời điểm tiết khí này do ảnh hưởng của ngũ hành nên tâm lý hướng nội,
mềm mỏng, thông minh sắc sảo, trí tuệ linh hoạt, mẫn tiệp hơn người, họ cũng là mẫu người ôn
hòa, hiền hậu, nhân ái đối khi ủy mị, hơi yếu đuối và nhu nhược
- Một số người mệnh lý cần Thủy, Mộc gặp tiết Lập Đông sức khỏe ổn định, tâm lý thoải mái, trí
tuệ sâu sắc, mọi việc hanh thông, tài vận cũng có nhiều khởi sắc và triển vọng
- Những người mệnh lý kỵ hành Thủy gặp tháng này sức khỏe bất ổn, tâm lý buồn rầu, tài vận,
công việc bao trùm bởi một màu đen tối. Hoặc vì tửu sắc, đào hoa mà lãng phí hao tốn tiền bạc
- Tháng 10 âm lịch từ tiết Lập đông trở đi trong Kinh dịch ứng với quẻ Thuần Khôn, quẻ này có
đặc điểm có sáu hào âm, tượng của âm khí phát sinh cực thịnh, vạn vật chuyển sang trạng thái
tĩnh tại, quy tàng. Quẻ này tuy toàn bộ là những hào âm nhưng là một quẻ cát vì tính chất ôn
hòa, tĩnh tại, mềm mỏng, bao dung, nuôi dưỡng vạn vật như người mẹ, hay mặt đất bao la dung
chứa, nuôi dưỡng vạn vật. Ứng với thực tế trong vũ trụ đó là tất cả muôn loài đang ở trạng thái
nghỉ ngơi, tĩnh lặng. Bước vào tháng này, con người nên vận dụng tính chất của quẻ Thuần
Khôn trong công việc và cuộc sống, cần tĩnh lặng, bình ổn, xem xét lại bản thân để chuẩn bị cho
những hoạt động kế hoạch sắp tới, cần mềm mỏng, bao dung, rộng lượng, hành thiện, giúp đỡ
những người có hoàn cảnh khó khăn, thiếu ăn, rét mướt, bị bệnh... có như vậy mới tăng thêm
phúc đức và vận may cho bản thân và gia đình
- Tiết Lập đông cũng là thời điểm tết cơm mới. Nhiều hoạt động được tổ chức để chào mừng sự
thắng lợi của mùa màng. Ở miền Bắc nước ta nhiều người nấu nướng tiệc tùng đoàn tụ với gia
đình, tổ chức giã bánh dày bằng gạo mới thu hoạch được. Bước sang tiết Lập đông nhiệt độ
giảm hẳn nên cần điều chỉnh dinh dưỡng bằng việc tăng cường thực phẩm tính nóng, giữ ấm cơ
thể, sử dụng nước muối hoặc tinh dầu tỏi để xúc miệng giúp ngăn ngừa bệnh tật. Ngoài ra việc
thể dục thể thao, tăng cường thể lực, sức đề kháng cũng hết sức quan trọng và cần thiết.

Tra cứu ngày tốt xấu trong 12 tháng theo 24 tiết khí, mời bạn xem tại:

<Click vào từng tháng để xem được ngày tốt xấu của tháng đó>. Ví dụ tiết Lập Đông có thời gian
trong tháng 11 nên bạn hãy click vào từ "Tháng 11" để tra được ngày tốt trong tháng này.

STT Tiết khí Ngày tốt xấu theo tháng


Tiết lập xuân
1 Tháng 2
Tiết vũ thủy
Tiết Kinh Trập
2 Tháng 3
Tiết Xuân Phân
Tiết Thanh Minh
3 Tháng 4
Tiết Cốc Vũ
Tiết Lập Hạ
4 Tháng 5
Tiết Tiểu Mãn
Tiết Mang Chủng
5 Tháng 6
Tiết Hạ Chí
6 Tiết Tiểu Thử Tháng 7

Tiết Đại Thử


Tiết Lập Thu
7 Tháng 8
Tiết Xử Thử
Tiết Bạch Lộ
8 Tháng 9
Tiết Thu Phân
Tiết Hàn Lộ
9 Tháng 10
Tiết Sương Giáng
Tiết Lập Đông
10 Tháng 11
Tiết Tiểu Tuyết
Tiết Đại Tuyết
11 Tháng 12
Tiết Đông Chí
Tiết Tiểu Hàn
12 Tháng 1
Tiết Đại Hàn

4. Vài nét về đặc điểm và ý nghĩa của tiết Lập Đông

Với những đặc điểm về điều kiện thời tiết khí hậu như vậy, các loài thực vật duy trì nguyên lý
hạn chế tối đa sự thoát hơi nước. Nếu không có thao tác này, lượng nước dự trữ trong thân cây
không đủ và cây có thể chết khô. Minh chứng cho điều này đó là khi cưa những thân cây gỗ ta
luôn thấy vòng tuổi thọ của chúng có các đường tròn màu sáng, màu tối đan xen với nhau.
Đường tròn màu sáng là những tế bào được hình thành trong mùa hạ có lượng chất dinh dưỡng
và nước cao hơn, nên đường này rộng. Đường tròng màu tối được hình thành trong mùa đông
vào lúc thời tiết khô hạn, thiếu nước nghiêm trọng nên đường màu tối diện tích nhỏ, đanh cứng
lại. Nhiều loài cây cỏ chết khô úa vàng, chỉ còn lại phần gốc, chúng có phản ứng như vậy nhằm
giảm sự thoát hơi nước, thanh lọc tế bào già cỗi, sang mùa xuân năm sau những mầm non sẽ
có sức quang hợp, trao đổi chất mạnh hơn. Thời điểm mùa đông cũng là lúc người ta canh tác
rau ôn đới và một số hoa màu vụ đông, tuy nhiên để đảm bảo có thu hoạch người nông dân phải
chăm sóc rất thu đáo, cẩn thận
Các loài động vật ngoài tự nhiên hoặc lẩn trốn, hoặc trú ẩn tránh rét. Các loài vật nuôi phát triển
chậm, rất dễ mắc bệnh. Tục ngữ có câu:
Chớ bán gà ngày gió
Chớ bán cho ngày mưa
Vì thân nhiệt của các loại gia cầm như gà khá cao, nếu gặp gió lạnh lông lá của chúng xơ xác,
kém mã, bán mất giá, thậm chí nó có thể chết. Vì vậy việc chăm sóc các giống vật nuôi luôn
được đảm bảo trong mùa đông kể từ sau tiết khí này. Cần tránh sương, tránh gió, sử dụng điện
để tăng thêm nhiệt độ, vệ sinh phòng độc khử khuẩn trừ bệnh dịch và tăng cường thức ăn, các
loại thuốc, vacxin phòng bệnh cho các giống vật nuôi
Trong giá lạnh từ sau tiết Lập đông, hoạt động của con người ở ngoài trời có xu hướng giảm, vì
cái lạnh giá và những cơn gió rét ảnh hưởng đến sức khỏe của họ, người ta chỉ ra ngoài khi có
việc thực sự cần thiết, các biện pháp giữ ấm cơ thể được tận dụng hết để chống lại giá lạnh.

Tiết Tiểu Tuyết


Khi âm khí cực thịnh, hàn băng lạnh giá thời tiết sẽ biến đổi theo chiều hướng khắc nhiệt vô
cùng. Trong những ngày đông tháng giá có những thời điểm nhiệt độ môi trường giảm xuống rất
thấp, thậm chí là dưới 0 độ. Trong giá lạnh tê buốt, xuất hiện hiện tượng nước đóng băng và
tuyết rơi. Tiết khí Tiểu tuyết đánh dấu thời gian bắt đầu của kiểu thời tiết này. Vậy tiết tiểu Tuyết
là gì, ý nghĩa của tiết Tiểu Tuyết như thế nào thì mời quý độc giả cùng Tử Vi Khoa Học xem chi
tiết tại đây.

1. Tìm hiểu khái niệm Tiết Tiểu Tuyết là gì?

Tiết Tiểu tuyết được hiểu là những trận tuyết nhỏ, xuất hiện nhỏ lẻ và chưa có tính chất hệ
thống, thường xuyên. Nó xuất hiện đồng nghĩa với việc đã thực sự bước vào mùa đông với
ngưỡng nhiệt độ xuống rất thấp. Từ ngày đầu tiên của tiết Tiểu Tuyết này nửa cầu Bắc rất dễ
xảy ra tình trạng có tuyết rơi, ban đầu ở mức độ thấp, thường xảy ra vào ban đêm hoặc buổi
sáng sớm. Song hành cùng hiện tượng thời tiết này là hiện tượng sương muối, băng giá, nước
đóng băng..
Tiết Tiểu tuyết được bắt đầu từ ngày 22 hoặc 23. 11 và nhường chỗ cho tiết khí khác vào ngày
07. 12 dương lịch hàng năm.

Tiết Tiểu Tuyết bắt đầu từ ngày 22-23/11/2018 => 07/12/2018. Chi tiết các ngày này trong tiết Tiểu
Tuyết có đặc điểm gì, tốt hay xấu. Mời click vào từng ngày để xem chi tiết:

2. Vài nét về ý nghĩa của tiết Tiểu Tuyết dưới góc độ tử vi phong thủy?

Tiết Tiểu tuyết là thời điểm giữa tháng 10 âm thuộc quẻ Thuần Khôn trong kinh Dịch, quẻ này là
một quẻ cát lợi đối với những người biết vận dụng nó. Đức của quẻ Khôn là tĩnh tại, ổn định,
mềm mỏng, bao dung, tiềm tàng nên trong thời điểm từ tiết khí này trở đi con người nên hạn chế
các hoạt động ngoài trời, suy nghĩ nhiều hơn, nói chuyện ít đi để giữ nguồn nội khí. Quẻ Khôn
chỉ sự nhu thuận nên con người học cách chấp nhận giảm bớt những hoạt động công việc, thay
vì cố gắng vô ích, nên quan tâm đối xử tốt với những người xung quanh, bao dung, độ lượng,
giúp đỡ những người con có hoàn cảnh khó khăn, thiếu ăn, chịu lạnh, bị bệnh tật đau ốm, nên
ủng hộ, quyên góp, làm từ thiện nếu có khả năng. Ngoài ra, việc quan tâm chăm sóc chu đáo
cho các vật nuôi trong nhà cũng rất tốt. Những việc làm này tăng cường thêm may mắn, phúc
đức cho bản thân họ và gia đình
Tháng 10 âm là tháng Hợi, trong tháng này hành Mộc trường sinh, chuẩn bị cho sự phát triển
mạnh mẽ về sau, vì vậy con người tại thời điểm này nói chung hay trong tiết Tiểu Tuyết nói riêng
nên dung dưỡng ý chí, xây dựng kế hoạch dự định sắp tới, khi có sự chuẩn bị tốt nhất thì cơ hội
thành công sẽ cao. Những người sinh tháng này có đức nhu thuận mềm mỏng của quẻ Khôn, có
sự sáng suốt mưu trí của hành Thủy và nhân ái của hành Mộc trong tương lai thường có tâm tốt,
thiện lương, phúc đức, mẫn tiệp, lịch duyệt và vận số cát lợi
Trong bối cảnh về ngũ hành như vậy những người bệnh lý cần hành Thủy bổ trợ có thể gặp may
mắn, sức khỏe ổn định, tâm lý vui vẻ, trí tuệ sắc bén họ giành được nhiều thành công trong sự
nghiệp, cuộc sống và tài vận. Đối với những người trong mệnh lý kỵ hành Thủy thì nên trong
thời điểm diễn ra tiết Tiểu Tuyết cần chú ý tới sức khỏe nhiều hơn, chuẩn bị tốt cho những kế
hoạch sắp tới. Giống như cây cỏ muôn loài chuẩn bị cho sự trỗi dậy, lớn mạnh về sau

Tra cứu ngày tốt xấu trong 12 tháng theo 24 tiết khí, mời bạn xem tại:

<Click vào từng tháng để xem được ngày tốt xấu của tháng đó>. Ví dụ tiết Tiểu Tuyết có thời gian
trong tháng 11 nên bạn hãy click vào từ "Tháng 11" để tra được ngày tốt trong tháng này.

STT Tiết khí Ngày tốt xấu theo tháng


Tiết lập xuân
1 Tháng 2
Tiết vũ thủy
Tiết Kinh Trập
2 Tháng 3
Tiết Xuân Phân
Tiết Thanh Minh
3 Tháng 4
Tiết Cốc Vũ
Tiết Lập Hạ
4 Tháng 5
Tiết Tiểu Mãn
Tiết Mang Chủng
5 Tháng 6
Tiết Hạ Chí
Tiết Tiểu Thử
6 Tháng 7
Tiết Đại Thử
Tiết Lập Thu
7 Tháng 8
Tiết Xử Thử
8 Tiết Bạch Lộ Tháng 9
Tiết Thu Phân
Tiết Hàn Lộ
9 Tháng 10
Tiết Sương Giáng
Tiết Lập Đông
10 Tháng 11
Tiết Tiểu Tuyết
Tiết Đại Tuyết
11 Tháng 12
Tiết Đông Chí
Tiết Tiểu Hàn
12 Tháng 1
Tiết Đại Hàn

3. Đặc điểm và thời gian bắt đầu Tiết Tiểu Tuyết trong năm?

Tiết Tiểu tuyết được bắt đầu từ ngày 22 hoặc 23. 11 và nhường chỗ cho tiết khí khác vào ngày
07. 12 dương lịch hàng năm. Tại ngày đầu tiên của tiết Tiểu tuyết Mặt trời ở vị trí xích kinh 240
độ. Do hoạt động quay quanh Mặt trời theo quỹ đạo năm của Trái đất đến thời điểm này, nửa
cầu Nam hoàn toàn ngả về phía Mặt trời nên tại khu vực này có lượng bức xạ nhiệt độ, ánh
sáng của Mặt trời rất cao, thời gian chiếu sáng của Mặt trời tại khu vực này kéo dài nên có đặc
điểm ngày dài hơn đêm. Còn ở khu vực nửa cầu Bắc do cách xa vị vị trí Mặt trời nên lượng bức
xạ ánh sáng, nhiệt độ nhận được vô cùng yếu ớt nên vì thế nhiệt độ không khí xuống thấp, ánh
sáng mờ nhạt, bầu trời u ám, mây mù bao phủ, thời gian chiếu sáng giàm, đêm dài, ngày ngắn.
Tại những khu vực như vùng cực Bắc có những vị trí mấy tháng là đêm, không có ban ngày
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhiệt độ xuống thấp không chỉ do hệ quả quay quanh Mặt trời
theo quỹ đạo của Trái đất mà còn phải kể tới các nguyên nhân khác như: Lượng nhiệt độ tích lũy
trong mùa hạ của nửa cầu Bắc đã phân giải hết, do quá trình cân bằng nhiệt độ với môi trường.
Một nguyên nhân khác đó chính là sự góp mặt của các khối khí lục địa. Những khối khí lục địa
này xuất phát từ cao áp Xibia có bản chất khô hanh, lạnh giá nên dưới sự ảnh hưởng của chúng
nhiệt độ môi trường ngày càng lạnh giá và không khí trở nên khô hanh.

Hiện tượng tuyết rơi do nhiệt độ không khí của bầu khí quyển xuống cực thấp, lượng hơi nước
trong không khí bị ngưng tụ và tạo thành những bông tuyết trắng, chúng rơi xuống theo lực hấp
dẫn của Trái đất. Tại mặt đất hiện tượng nước đóng băng diễn ra. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh
cho nhiều bạn hiểu rằng hiện tượng tuyết rơi chỉ phổ biến ở những khu vực có vĩ độ cao như
Bắc Âu, Bắc Liên Bang Nga, Mông Cổ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc còn những khu vực vĩ
độ thấp, cận xích đạo như Việt Nam thì hiện tượng này rất hiếm khi xảy ra. Từ thời điểm tiết khí
này trở đi nhiều khả năng sẽ xảy ra hiện tượng tuyết rơi do nhiệt độ quá thấp, chứ không phải là
chắc chắn sau ngày đầu tiên của tiết khí này sẽ xảy ra hiện tượng này. Cần phải hiểu một cách
linh động. Mặc dù hiếm khi xảy ra tuyết rơi nhưng tại miền Bắc Việt Nam thường có các hiện
tượng sương muối, băng giá, vào buổi sáng sớm có thể nhìn thấy những đám tinh thể trong
suốt, nhỏ như những hạt đường trắng hoặc kích thước lớn hơn đọng lại trên mặt đất, trên những
lá rau trồng và chúng bắt đầu có hiện tượng tan chảy đó chính là sương muối, băng giá. Những
khu vực núi cao ở miền Bắc nước ta như Hà Giang, Lào Cai, Sa Pa, Lạng Sơn có thể xảy ra
hiện tượng tuyết rơi, tình trạng này thi thoảng xuất hiện vào những ngày nhiệt độ xuống đến
mức âm độ chứ không phải thường xuyên
Hiện tượng tuyết rơi, sương muối, băng giá từ sau tiết Tiểu tuyết sẽ ảnh hưởng lớn tới cây
trồng. Nhiều những cây ăn quả, rau ôn đới vụ đông, hoa màu gặp kiểu thời tiết này sẽ vàng úa
và tàn lụi. Điều này gây thiệt hại lớn tới sản xuất nông nghiệp.

✯ Nguồn gốc của tiết Tiểu Tuyết trong trong Phong Thủy Tử Vi

Tiết Tiểu Tuyết diễn ra thì những loài vật nuôi có nguy cơ bị bệnh dịch cao, thậm chí có thể chết
do nhiệt độ không khí quá lạnh lẽo, vượt ngưỡng chịu đựng. Có những năm ở vùng núi trâu bò
chết hàng loạt vì rét. Trong các ao nuôi cá, cá rô phi nổi trắng cả mặt ao, vì loài cá này có khả
năng chịu thời tiết nóng bức, khô hạn, chúng có thể chịu đựng được mức nhiệt động 42 độ C,
nhưng khi tiết Tiểu Tuyết diễn ra thì nhiệt độ giảm xuống mức độ dưới 10 độ C thì rất nhiều nguy
cơ cá này sẽ chết. Các loài gia cầm dễ mắc bệnh dịch. Người ta thường phải tăng cường ánh
sáng, nhiệt độ, bổ sung đầy đủ thức ăn, vacxin phòng bệnh cho chúng.
Thời điểm từ tiết Tiểu tuyết trở đi vì nhiệt độ môi trường giá lạnh, buốt rét, lại gặp gió mùa Đông
bắc hoạt động rất mạnh nên cần giữ gìn sức khỏe bằng nhiều biện pháp, giữ ấm cơ thể, hạn chế
gia ngoài trong những thời điểm nhiệt độ thấp, tăng cường sử dụng các thực phẩm, gia vị có
tính chất cay nóng như rượu, ớt, tỏi, gừng, hồ tiêu, mật ong, ngoài ra việc bổ sung lượng vitamin
và các nguyên tố vi lượng như sắt, kẽm, Magie... cũng quan trọng và cần thiết. Việc tập thể thao
mỗi ngày cũng giúp khí huyết lưu thông, cơ thể dẻo dai, bền bỉ, kháng thể mạnh mẽ hơn

Tiết Đại Tuyết


Vạn vật trong vũ trụ luôn vận hành theo quy luật bĩ cực – thái lai, cùng thông tắc biến. Khi âm khí
phát triển cực thịnh thì dương khí bắt đầu được sinh ra và có xu hướng lớn mạnh không ngừng.
Sau tiết Tiểu tuyết trời đất vẫn còn giá lạnh vô cùng, thậm chí còn có xu hướng lạnh hơn, nhưng
đằng sau cái lạnh thấu da buốt xương đó có những khởi sắc, triển vọng rất đáng mừng, điều này
chỉ có những người cao minh, tinh tế mới có thể nhận ra được. Tiết Đại tuyết biểu hiện bên
ngoài là sự phát triển cao độ của không khí lạnh, nhưng bên trong nó tiềm tàng nguồn dương
khí và triển vọng ngày càng lớn mạnh phát triển hơn. Vậy tiết Đại Tuyết có nghĩa là gì và có đặc
điểm như thế nào thì mời quý bạn cùng chúng tôi bàn giải chi tiết về tiết khí này
tại tuvikhoahoc.vn.

1. Tìm hiểu khái niệm tiết Đại Tuyết là gì?


Đại tuyết là một từ ghép “Đại” nghĩa là to lớn, dồi dào, thịnh vượng, mật độ cao, số lượng nhiều,
mức độ chuyên sâu... “Tuyết” là một hiện tượng thời tiết có những hạt nước đóng băng rơi
xuống phủ trắng vạn vật. Giống như từ “sương” tuyết cũng là một từ ngữ thuộc bộ Thủy, tuy
nhiên nó là một dạng Thủy nhẹ, cấp thấp trong Hán văn được miêu tả tượng hình bằng mấy dấu
phẩy, khác với những dạng đại thủy như dương, hải, hà, giang... Hiểu một cách cụ thể thì “tiết
Đại tuyết” chính là thời tiết có mưa tuyết lớn, diễn ra thường xuyên và mật độ tuyết bao phủ dày
đặc.

2. Thời gian tiết Đại Tuyết là ngày nào?

Tiết Đại tuyết được bắt đầu từ ngày 07 hoặc 08. 12 kết thúc vào ngày 21. 12 dương lịch. Tại
ngày đầu tiên của tiết khí này vị trí Mặt trời ở xích kinh 255 độ. Do chuyển động biểu kiến của
Mặt trời di chuyển xuống vùng cực Nam nên toàn bộ bán cầu Nam nhận được lượng bức xạ về
nhiệt độ và ánh sáng rất cao, thời gian chiếu sang kéo dài. Nửa cầu Bắc nhận được ít nhiệt độ
và ánh sáng, thời gian chiếu sáng cũng ngắn. Hơn nữa do hoạt động mạnh mẽ của khối không
khí lục địa nên nửa cầu Bắc nhiệt độ xuống rất thấp, thời gian nhiệt độ xuống dưới 0 độ diễn ra
đều đặn, thường xuyên. Thời điểm mùa hạ mặt đất ở nửa cầu Bắc nhận được một lượng nhiệt
độ, hơi nước, độ ẩm khá cao nhưng từ thời điểm tiết lập thu chúng đã bị bứt giải, bốc hơi để cân
bằng với môi trường. Vì thế cho nên trong giai đoạn này vừa không có nền tảng nhiệt độ, vừa
chịu ảnh hưởng của tình huống nhận được ít nhiệt và hoạt động của khối khí lục địa lạnh và khô.
Tuyết rơi ở nhiều khu vực vĩ độ cao, hiện tượng này diễn ra thường xuyên và lượng tuyết bao
phủ ngày một thêm dày, nhiều dòng sông bị đóng băng, buổi sáng sớm thức dậy hay đêm khuya
thời tiết rét buốt khó chịu vô cùng.

Tiết Đại Tuyết bắt đầu từ ngày 7-8/12/2018 => 21/12/2018. Chi tiết các ngày này trong tiết Đại
Tuyết có đặc điểm gì, tốt hay xấu. Mời click vào từng ngày để xem chi tiết:

3. Vài nét về đặc điểm và ý nghĩa của tiết khí Đại Tuyết trong năm

Khi tiết Đại Tuyết tới thì cũng là lúc mà các loài thực vật gần như ngưng mọi hoạt động, chúng
chỉ trao đổi chất ở mức độ thấp nhất, lượng oxy sản sinh ra từ quá trình quang hợp không còn
dồi dào như trước. Ngưng mọi hoạt động ở mức độ thấp nhất, chúng sử dụng nguồn nước và
chất dinh dương đã tích lũy trong thời gian trước đó, đợi chờ sang mùa xuân mới có thể đâm
chồi, nảy lộc. Sự sống của các loài dường như chuyển sang trạng thái tiềm ẩn. Các loài rau ôn
đới, có khả năng chịu khí hậu lạnh giá tốt nhưng gặp tuyết rơi, sương muối, băng giá chúng có
thể ngường phát triển, táp lá, vàng lá và chết. Thời tiết tuyết rơi ảnh hưởng lớn tới mùa màng,
gây hại cho các loài cây trồng, hoa màu, cây ăn quả…

- Cũng như tiết Đại Tuyết đến thì nhiều loài động vật trú đông chúng trốn tránh trong các hang
sâu, kẽ đá, hoạt động của chúng hạn chế tối đa, chỉ hô hấp ngoài ra chúng tiết kiệm năng lượng
dự trữ để sống qua mùa đông. Nhiều loài cá nuôi trong các ao hồ có thể chế vì giá lạnh, trâu bò,
gia súc, gia cầm đứng trước nguy cơ bệnh dịch chết hàng loạt, gây thiệt hại nghiêm trọng rất
cao
- Nói chung tiết Đại tuyết với thời tiết lạnh giá cực điểm hầu hết gây khó khăn cho mọi hoạt động
của tất cả các loài sinh vật cho tới cuộc sống, kinh tế của con người. Tuy nhiên, trong cơn bĩ cực
vẫn có nhiều sự khởi sắc, hi vọng về một triển vọng tươi sáng về sau
- Tiết Đại tuyết đánh dấu thời điểm bước sang tháng 11 âm lịch. Tháng 11 âm lịch là tháng Tý,
ứng với kinh Dịch tháng này là quẻ Phục, trong quẻ có một hào dương ở dưới cùng miêu tả
trạng thái âm khí cực thịnh sẽ sinh dương khí, dương khí mới sinh ra có sức phát triển mạnh mẽ
và hứa hẹn đến những thời điểm tốt đẹp hơn về sau. Nghĩa của quẻ Phục nghĩa là quay trở lại,
khi dương khí, ánh sáng, hơi ấm, niềm vui may mắn quay trở lại tạo nên niềm tin tưởng, phấn
khởi cho con người. Ngồi ngắm tuyết rơi, sưởi trong lò than mà suy nghĩ đại cục, vui vẻ lạc quan
tin tưởng thì phải là bậc đại nhân, đại trí, đại dũng mới có thể làm được điều ấy. Thơ Hồ Chủ tịch
có câu:
"Ví không có cảnh đông tàn
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân"

----------o0o-----------
Xem tháng 12 gồm những ngày tốt xấu nào, Ý nghĩa trong các ngày này với tiết Đại Tuyết ra
sao, mời xem tại: => Xem ngày tốt xấu tháng 12 năm 2018

- Tháng Tý theo phương vị trong hậu thiên bát quái đồ chính là phương vị chính Bắc thuộc quẻ
Khảm, hành Thủy thuộc tính dương nên người sinh tháng này trí tuệ thông minh, sắc sảo, mẫn
tiệp vô cùng, lại có tác phong mềm mỏng, hòa nhã rất dễ mến. Tuy nhiên mặt xấu của hành thủy
quá vượng có thể tạo nên một mẫu người nhiều mưu mô, ham mê tử sắc và dễ sa ngã
- Những người mệnh lý cát lợi khi gặp hành Thủy khi bước sang tiết Đại Tuyết sức khỏe ổn định,
tâm lý vui vẻ, trí tuệ linh hoạt, sáng tạo và họ thường đạt được nhiều thành công, may mắn trong
sự nghiệp, tài vận hanh thông, hứa hẹn nhiều triển vọng
- Đối với những người mệnh lý kỵ Thủy khi bước sang tiết khí Đại Tuyết tâm lý u buồn, ủy mị,
yếu đuối, sức khỏe suy yếu, trí tuệ bị phân tán, việc công danh sự nghiệp thường gặp nhiều trở
ngại, khó khăn, may mắn của họ giảm xuống.

- Trong tháng mà tiết Đại Tuyết diễn ra thì hành Thủy cực vượng vì hành Thủy trường sinh tại
Kim, đế vượng tại Tý, nhập kho tại Thìn. Thủy vượng cũng ứng với tiết trời lạnh lẽo, buốt giá. Để
bảo vệ sức khỏe trong những ngày mà tiết Đại Tuyết diễn ra thì quý bạn nên cần sử dụng các
biện pháp để cân bằng với môi trường như mặc ấm, hạn chế đi lại ra ngoài trong các thời điểm
cực lạnh như ban đêm hay trời sáng sớm. Nên tăng cường các thực phẩm có tính chất cay
nóng, để kích hoạt dương khí trong cơ thể, đẩy lui hàn khí xâm nhiễm. Hoạt động vận động, thể
dục thể thao cũng được coi trọng và cần thiết. Vì khí Thiếu dương (vòng tròng nhỏ màu trắng
trên Thái cực đồ được sinh ra) nên sự trở lại của hơi ấm, ánh sáng không còn xa nữa, cụ thể là
cuối tiết Đại tuyết thường có gió hải dương (hay gió Mậu dịch, Tín phong thổi trở lại mang theo
sự ấm áp, người ta còn gọi đó là gió Đông nam) nên nhiệt độ, độ ẩm có chút cải thiện ít nhiều

Tiết Đông Chí


Người đời có thường buồn bã, thương cảm khi Hàn Tín bị hại, Trương Lương ở ẩn, Tiêu Hà về
hưu... Nhưng xét cho cùng vạn vật trong vũ trụ không có cái gì tồn tại thiên thu vạn đại. Như lá
trên cành, lúc còn xanh non, trưởng thành chúng có sức quang hợp mạnh đến cuối thu lá vàng
rụng về cội. Hiện tượng này mang tính chất quy luật tự nhiên khi những lá già sức quang hợp
sản xuất kém đi, lại gặp điều kiện nhiệt độ ánh sáng thấp không thể quang hợp được nên nó
chuyển hóa và rụng xuống giảm bớt sự thoát hơi nước. Không chỉ rụng xuống là hết mà nó còn
có thể tạo ra nguồn chất đốt cho con người, hoặc tạo ra chất mùn làm tăng thêm sự phì nhiêu
của đất. Thế hệ già lui bước, thế hệ trẻ kế thừa vốn hợp với đạo trời.
Mặt trời lên cao thì xế bóng, trăng tròn rồi khuyết, sen tàn cúc nở, vạn vật biến hóa thay đổi
không ngừng, vì thế cũng đừng buồn. Thời điểm giữa mùa đông giá lạnh được xác lập bằng một
tiết khí đó là tiết Đông chí. Vậy để tìm hiểu về tiết Đông Chí có ý nghĩa như thế nào và đặc điểm
của tiết Đông Chí ra sao thì mời quý bạn cùng Tử Vi Khoa Học tìm hiểu ngay sau đây.

1. Tìm hiểu khái niệm tiết Đông Chí là gì?

Đông chí là thời điểm giữa mùa đông, đây là giai đoạn có thời tiết lạnh lẽo, bầu trời u ám, gió
mùa rét buốt nhất trong năm. Bàn về các hiện tượng bên ngoài là như vậy còn xem xét một cách
tinh vi, khoa học thì nó là trạng thái nghỉ ngơi, dung dưỡng khí lực của vạn vật và chuẩn bị cho
thời kỳ sinh sôi, biến hóa, phát triển không ngừng ở những giai đoạn sau.

2. Tiết Đông Chí bắt đầu từ ngày nào?

Tiết Đông chí vào ngày nào thì các thầy chuyên môn tính được tiết khí Đông Chí bắt đầu từ ngày
21 hoặc 22. 12 dương lịch kết thúc vào ngày 05. 01 dương lịch năm sau. Tại ngày đầu tiên của
tiết Đông chí Mặt trời ở vị trí xích kinh 270 độ. Do hoạt động quay quanh Mặt trời theo quỹ đạo
năm của Trái đất nên có những giai đoạn nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt trời nhiều hơn đó là thời
điểm mùa hạ, có những thời điểm nửa cầu Nam ngả về phía Mặt trời nhiều hơn nên khi nửa cầu
Nam nhận được nhiều lượng nhiệt độ bức xạ và ánh sáng từ Mặt trời thì nửa cầu Bắc chuyển
sang tháng thái lạnh giá, thiếu ánh sáng, u ám, rét buốt, mây mù, sương tuyết... Tiết Đông chí
chính là thời điểm mà vào 12h trưa của ngày đầu tiên trong tiết khí này Mặt trời hợp với đường
tiếp tuyến của chí tuyến Nam (23 độ 27 phút Nam) một góc bằng 90 độ, như vậy trong tiết này
nửa cầu Nam hoàn toàn ngả về phía Mặt trời, còn nửa cầu Bắc có những đặc điểm về thời tiết
như trên.
Tiết Đông Chí bắt đầu từ ngày 21/12/2018 => 5/1/2019. Chi tiết các ngày này trong tiết Đông
Chí có đặc điểm gì, tốt hay xấu. Mời click vào từng ngày để xem chi tiết:

3. Ý nghĩa của tiết Đông Chí trong tử vi phong thủy

- Tiết Đông chí là thời điểm giữa tháng 11 âm lịch ứng với quẻ Phục trong kinh Dịch miêu tả tình
dạng dương khí xuất hiện và lớn mạnh. Phục nghĩa là quay trở về với ý nghĩa sự hồi sinh, phát
triển, vận động, tăng trưởng mạnh mẽ bắt đầu trở lại
- Tiết Đông Chí này giữa tháng 11 âm là tháng Tý nơi hành Thủy cực vượng. Nước là nơi sinh
sôi của muôn loài, cũng là nơi tạo ra vật chất, tài sản, của cải, bạc tiền. Những người sinh trong
tiết Đông Chí này thường có trí tuệ thông thái, mẫn tiệp, kiến văn bác nhã, uyên thâm kim cổ.
Một số khác tu dưỡng kém thì gian xảo nhiều mưu kế, ủy mị yếu đuối, nhu nhược, ham mê tửu
sắc.

Tháng 11 âm tức tháng 12 dương lịch. Vậy trong tháng 12 các ngày tốt xấu trong tháng có ý
nghĩa với tiết Đông Chí, xem chi tiết tại: => Tháng 12 ngày nào tốt trong tiết Đông Chí

- Những người có mệnh lý cát lợi khi gặp hành Thủy thì đây chính là một cơ hội để phát triển
tiền bạc và sự nghiệp. Những người mệnh lý kỵ hành Thủy khi gặp thời điểm tiết khí này cần
chú ý giữ gìn sức khỏe, tiền bạc và sự nghiệp ít nhiều bị cản trở, kém may mắn hơn
- Trong thời điểm này, dù có một vài ngày nhiệt độ, độ ẩm tăng lên những người già, trẻ nhỏ,
người mắc bệnh hô hấp, khớp kinh niên sẽ có nhiều cải thiện về sức khỏe. Tuy nhiên, hiện
tượng này chỉ kéo dài trong vài ba hôm nên không được chủ quan mà cần đề phòng, giữ gìn cẩn
thận hơn trước, tránh để bệnh tật tái phát nghiêm trọng, khó chữa, đau đớn
- Ngày xưa, thời kỳ phong kiến, trong tiết Đông chí, ứng với quẻ Phục, dương khí quay trở lại,
sự sống, hồi sinh, tăng trưởng, phát triển cường thịnh đang manh nha, bắt đầu thì Hoàng đế ra
lệnh đóng cửa quan ải, hạn chế việc đi lại, phóng thích tù nhân, ban bố ân đức, đại xá thiên hạ
để nuôi dưỡng khí dương.

4. Vài nét về đặc điểm và ý nghĩa của tiết Đông Chí trong năm

- Trong thời điểm tiết Đông chí hoạt động của các loài thực vật, động vật và cả con người đều ở
trạng thái co cụm, hạn chế, thu hẹp hết mức. Nhiều loài hoạt động ở dạng tiềm ẩn đợi chờ
những cơ hội về sau. Thế nhưng trong tiết Đông chí có một đặc điểm rất nối bật đó là
 Thứ nhất: Gió Mậu dịch hay còn gọi là gió Tín phong thuộc khối không khí đại dương,
hoạt động từ hai chí tuyến thổi về vùng Xích đạo hoạt động trở lại. Những luồng gió này
có hướng Đông nam thổi về Tây bắc tại khu vực Bắc bán cầu. Sự hoạt động của gió này
mang theo hơi ấm, còn gọi là noãn khí, ôn khí giúp cho nửa cầu bắc có thời tiết dễ chịu
trong vài ngày
 Thứ hai: Với bản chất của tiết Đông Chí chính là nguồn khối khí đại dương nên chúng
mang theo một lượng hơi nước, tuy không gây ra tình trạng mưa lớn, kéo dài nhưng độ
ẩm không khí được cải thiện rõ rệt, khác xa những luồng gió mùa Đông bắc thổi về từ
cao áp Xibia.

►Nguyên nhân tại sao lại có sự thay đổi đặc biệt này?
- Trong Địa lý tự nhiên hiện tượng này được gọi là hiện tượng hoàn lưu khí quyển. Do sự chênh
lệch áp suất không khí ở các vùng khác nhau nên tạo nên những khối không khí di động theo
nơi áp suất cao về nơi áp suất thấp. Ở nam bán cầu, cụ thể là vùng chí tuyến Nam do ảnh
hưởng của bức xạ Mặt trời nên khối không khí nóng lên đạt ngưỡng cao điểm từ đó áp suất
không khí tại khu vực này cao, tạo thành các khối không khí thổi mạnh, vượt qua các vùng lãnh
thổ, tạm thời đẩy lui khối khí lục địa trong thời gian vài ba ngày
- Theo các ngày đẩu số, âm dương ngũ hành thì nguyên nhân sinh ra hiện tượng của tiết Đông
Chí chính là trong thời tiết trọng đông khí âm khí cực thịnh tất sẽ suy yếu theo quy luật và khí
Thiếu dương tương sinh, khí Thiếu dương chính là hơi ấm, độ ẩm, gió ấm nên vì vậy các đợt gió
Đông nam hoạt động trở lại báo hiệu dương khí đã xuất hiện và ngày càng có xu thế lớn mạnh.

- Chính nhờ điều này trong trận Xích Bích, Gia Cát Lượng với tài quan sát thiên văn, tính toán
dịch lý, âm dương, ngũ hành đã đoán chính xác thời điểm xảy ra gió Đông nam theo hiện tượng
hoàn lưu khí quyển tham mưu cho Chu Du dùng mẹo hỏa công đốt chiến thuyền liên hoàn của
Tào Tháo. Thực ra, Tào Tháo cũng là một người có tri thức uyên bác, nhưng ông cho rằng hiện
tượng này không kéo dài, và Chu Du không kịp thời nắm bắt được yếu tố này mà ra tay nên ông
đã chủ quan, lơ là việc đề phòng, kết quả thất bại rất nặng nề thiệt hại 83 vạn quân, cùng với vật
lực, của cải công sức tiêu tan hết, giấc mộng thống nhất Trung Nguyên cũng từ đó sụp đổ. Trong
Tam quốc diễn nghĩa người ta thêm thắt, tạo nên sự hư cấu, lỳ kỳ về chuyện Gia Cát Lượng tế
đàn thất tinh cầu phong, đảo vũ nhưng thực tế đó là kế thoát thân của ông khi biết Chu Du rất
ghen ghét đố kỵ tài năng của mình
- Ngày nay, nhiều người có ý định tiến hành những công việc lớn như động thổ, xây dựng, cưới
hỏi mà họ gặp bất lợi về năm tuổi, phương vị động thổ xây dựng thì cả năm họ kiêng tất cả
những hoạt động trên, sau tiết Đông chí, khí dương tương sinh có tính chất dưỡng mệnh cùng
với trường khí của năm cũ mờ nhạt, yếu ớt, thay vào đó là nguồn sinh khí mới mẻ, đầy triển
vọng nên họ tiến hành những việc đại sự vào thời điểm sau tiết khí này. Có người thận trọng thì
chọn ngày tốt, giờ tốt, có người thì bỏ qua.

Tiết Tiểu Hàn


“Gió mưa ấm lạnh cơ trời
Khi lên khi xuống đầy vơi mặc tình
Tai ù xương buốt ngờ mình
Gặp nhau run rẩy làm thinh chẳng chào
Trước thêm mai nở ngạt ngào
Én về làm tổ lao xao rèm ngoài
So ta người trước khác ai
Cơn say say khướt dại ngây há màng”
(Thơ Nguyễn Khuyến được dịch bởi Lê Phụng )
Như bài trên khi viết về tiết Đông chí tôi có đề cập đến vấn đề hoàn lưu khí quyển khiến gió
Đông nam hoạt động trở lại tại nửa cầu Bắc trong vài ngày khiến cho thời tiết dễ chịu đôi chút.
Tuy nhiên, hiện tương thời tiết này không kéo dài, sau thời gian tiết Đông chí, tiết Tiểu hàn nối
tiếp quãng thời gian về sau. Vậy tiết Tiểu Hàn là gì, ý nghĩa của tiết Tiểu Hàn như thế nào thì
mời quý độc giả xem chi tiết ngay sau đây tại Tử Vi Khoa Học.

1. Tìm hiểu khái niệm tiết Tiểu Hàn là gì?

Tiết Tiểu hàn nghĩa là rét nhẹ, hay hiểu theo một nghĩa chính xác là bắt đầu bước vào thời điểm
rất là lạnh. Chữ “Tiểu” theo nghĩa Hán văn nghĩa là nhỏ, bé, còn sớm, còn non, bắt đầu... chữ
hàn nghĩa là “lạnh giá”, hiểu theo nghĩa rét nhẹ hay chớm rét cũng được nhưng nó thiếu tinh tế,
hiểu theo nghĩa bắt đầu bước vào thời điểm rét mướt cực điểm thì hay, chính xác và đầy đủ
hơn.

2. Tiết Tiểu Hàn bắt đầu từ ngày nào?

Tiết Tiểu hàn được bắt đầu từ ngày 05 hoặc 06. 01 và kết thúc vào ngày 20. 01 dương lịch năm
mới. Tại ngày đầu tiên của tiết khí này thì Mặt trời ở vị trí xích kinh 285 độ. Tại sao lại có thời
điểm rét mướt cực độ khi mà đã qua tiết Đông chí? Theo chu kỳ chuyển động quanh Mặt trời
theo quỹ đạo năm của Trái đất thì sau khi đi tới đường chí tuyến của bán cầu Nam (23 độ 27
phút Nam) thì nửa cầu Nam ngả về phía Mặt trời nhiều hơn nữa khiến cho Mặt trời di chuyển về
khu vực vòng cực Nam trước khí quay trở về Xích đạo. Chuyển động biểu kiến của Mặt trời tới
khu vực vòng cực Nam khiến cho khu vực này nhận được lượng bức xạ tương đối cao, một số
lượng băng ở vùng cực tan chảy và chính vì nguyên nhân này tại nửa cầu Bắc tình trạng thiếu
ánh sáng, nhiệt độ ngày càng nghiêm trọng hơn. Trong thời điểm cuối mùa đông từ tiết Tiểu hàn
trở đi các khối khí lục địa hoạt động với sức mạnh cực đại khiến cho thời tiết vốn đã lạnh lẽo nay
càng buốt giá, khô hanh hơn. Vì lẽ đó mà cụ Nguyễn Khuyến than rằng:
Gió mưa ấm lạnh cơ trời
Khi lên khi xuống đầy vơi mặc tình

Tiết Tiểu Hàn bắt đầu từ ngày 5-6/1/2018 => 20/1/2018. Chi tiết các ngày này trong tiết Tiểu
Hàn có đặc điểm gì, tốt hay xấu. Mời click vào từng ngày để xem chi tiết:

3. Vài nét về đặc điểm và ý nghĩa của tiết Tiểu Hàn về tử vi phong thủy

Từ sau tiết Tiểu tuyết là quãng thời gian bắt đầu của tháng 12 âm lịch. Theo kinh Dịch tháng 12
âm lịch quẻ Lâm, quẻ Lâm có đặc điểm bốn hào âm ở trên, hai hào âm ở dưới. Ở thời điểm
trước một hào dương xuất hiện (quẻ Phục) nay đã xuất hiện thêm một hào dương nữa, với ý
tượng sự phát sinh, trưởng thành không ngừng của dương khí, báo hiệu sự ấm áp, tươi sáng,
phát triển mạnh mẽ, tràn đầy sức sống đang lại dần. Các hào âm dần tiêu biến biểu hiện của u
ám, bệnh tật, buồn đau, lạnh giá dần dần bị đẩy lui. Người xưa có câu: Hết cơn bĩ cực, đến thời
thái lai là như vậy. Quẻ Lâm là một quẻ cát lợi với ý nghĩa sự thịnh vượng, lớn mạnh, cuộc gặp
gỡ , hội ngộ mang lại vui vẻ, hưng thịnh (có các thành ngữ như: Song hỷ lâm môn...). Vì vậy,
trong tiết trời u ám, lạnh giá, những mầm sống dần dần được dung dưỡng, khi đã lớn lên về
lượng tất cũng sẽ thay đổi về chất. Trong tiết Tiểu Hàn cũng giống như công tác chuẩn bị, lập kế
hoạch, dự tính những công việc lớn lao, đại sự. Công tác này có được thực hiện chu đáo thì mới
có được thành công về sau. Như vậy, bên ngoài dẫu có nhiều điều bất lợi nhưng bên trong có
sự vận động, chuyển hóa, thay đổi không ngừng theo những xu hướng tiến bộ, tích cực, cát lợi,
tốt đẹp

Tháng 12 âm lịch tức tháng 1 năm 2019 dương lịch. Tiết Tiểu Hàn có ý nghĩa và ảnh hưởng gì
và các ngày tốt xấu trong tháng 1 năm 2019 gồm những ngày gì, mời xem chi tiết: => Tháng 1
năm 2019 trong tiết Tiểu Hàn có những ngày nào tốt xấu?

Tháng 12 âm lịch là tháng Sửu, tháng Sửu thuộc hành Thổ, Sửu vốn là kho Kim nên những
người được sinh vào tháng này thường có tính cách tín nghĩa, độ lượng, điềm đạm, ổn định, quy
củ, nề nếp, trập tự và rất là siêng năng, chăm chỉ. Một số trường hợp có thể phát triển đến mức
độ hơi cố chấp, bảo thủ, ương ngạnh và gàn dở nhưng vẫn là người có đạo đức rất tốt. Những
người mệnh lý cần thêm Thổ khí để bồi dưỡng thì khi gặp tháng này họ ổn định vững vàng về
tâm lý, sức khỏe có nhiều khỏe sắc, trẻ trung, sung mãn, tinh thần trí tuệ sáng suốt, mẫn tiệp.
Đặc biệt, tháng này sẽ đến tết Nguyên đán cổ truyền nên họ có thể gặp cát lợi, hanh thông,
thuận lợi, thăng tiến trong sự nghiệp và tài vận. Những người mệnh lý kỵ Thổ gặp tháng này
may mắn giảm đi, tài vận và công việc có biểu hiện trì trệ, đình đốn, tâm lý không được vui vẻ, tư
duy chậm, sức khỏe có biểu hiện suy giảm.

4. Vài nét về đặc điểm và ý nghĩa của tiết Tiểu Hàn trong 24 tiết khí

Tiết Tiểu Hàn có đặc điểm thời tiết vô cùng khắc nhiệt ở nửa cầu Bắc tạo nên những sức ép, thử
thách cho tất cả các loài động vật và thực vật trên khu vực này. Hầu hết các giống thực vật,
động vật trong tự nhiên đều có những hình thức tránh rét, trú đông, ẩn náu, di cư hoặc biến đổi
để phù hợp với môi trường, nên mối đe dọa chủ yếu của dạng thời tiết này nhằm tới cây trồng,
vật nuôi và con người. Tại những quốc gia có vĩ độ cao thuộc vùng ôn đới, hàn đới hiện tượng
tuyết rơi, nước đóng băng, diễn ra thường xuyên, phủ trắng mặt đất và bầu trời. Miền Bắc nước
ta trong giai đoạn này nguy cơ xảy ra tuyết rơi băng giá ở vùng cao như Hà Giang, Lào Cai, Sa
Pa, Lạng Sơn, những khu vực đồng bằng tình trạng sương muối băng giá gây hại cho cây trồng
và vật nuôi rất đáng lo ngại.
Khi thời tiết nhuốm một màu u ám, lạnh lẽo, khắc nghiệt thì góc độ năng lượng lý khí có những
khởi sắc, triển vọng rất đáng mừng.

Trong tiết Tiểu hàn, mới chớm vào gian đoạn cực rét nên cần hết sức giữ gìn sức khỏe, hạn chế
đi ra ngoài vào những thời điểm nhiệt độ xuống quá thấp, cần giữ ấm cơ thể, vệ sinh răng miệng
bằng tinh dầu tỏi, nước muối, tăng cường các thực phẩm và gia vị có tính nóng, uống thêm rượu
cũng là một giải pháp. Trong tất cả những biện pháp trên cần siêng năng tập thể dục để dưỡng
chất lan tỏa, bài tiết tốt hơn, cơ thể thêm dẻo dai trước thời tiết, có sức đề kháng cao trước bệnh
tật. Thời điểm những ngày giáp tết nhu cầu về thực phẩm tăng cao, dù còn trải qua tiết Đại hàn
nữa, nhưng công tác chuẩn bị thường được tiến hành từ thời điểm này. Chăm sóc tốt cho rau,
hoa màu, phòng bệnh dịch cho các loài gia súc, gia cầm, bảo vệ cho chúng khỏi bị bệnh dịch thì
có cơ hội thu được những nguồn lợi kinh tế rất đáng kể

Tiết Đại Hàn


Những ngày cuối mùa đông nhiệt độ xuống rất thấp, trong cái giá lạnh căm căm, thấu da thấu
thịt, hoạt động của các loài động vật, thực vật và con người đều gặp nhiều trở ngại, bị ảnh
hưởng nghiêm trọng. Tiết khí cuối năm chính là tiết Đại Hàn. Vậy ý nghĩa của tiết Đại Hàn là gì
thì ngay sau đây tuvikhoahoc.vn sẽ chia sẻ đôi nét về tiết khí này ngay tại bài viết này ngay tại
đây.

1. Tìm hiểu tiết Đại Hàn là gì?

Đại Hàn là gì? Đại Hàn nghĩa là thời điểm lạnh giá cực điểm hay chính là chính giữa thời điểm
lạnh cao điểm trong năm. Nhiều người hiểu theo nghĩa “Đại” nghĩa là to lớn, sâu sắc thì tiết Đại
hàn nghĩa là rét đậm. Tuy nhiên, nếu như Tiểu hàn là thời điểm chớm vào giai đoạn cực lạnh thì
tiết Đại hàn nghĩa là chính thức trong thời điểm cực lạnh đó.

2. Thời gian tiết Đại Hàn là ngày nào?

- Tiết Đại hàn được bắt đầu từ ngày 20 hoặc 21. 01 và kết thúc vào ngày 04. 02 dương lịch của
năm mới. Tại thời điểm ngày đầu tiên của tiết Đại Hàn này là do Mặt trời ở vị trí xích kinh 300 độ.
Nguyên nhân tại sao lại có hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như vậy? Bởi vì theo quỹ đạo chuyển
động của Trái đất quanh Mặt trời thì thời điểm cuối năm gần hết một chu kỳ chuyển động 365
ngày thì ở thời điểm này Mặt trời ở gần vùng cực Nam nhất. Khi ở gần vùng cực Nam thì khu
vực này có nhiệt độ, ánh sáng rất cao, nhiều khối băng có xu hướng bị tan chảy và thời gian
chiếu sáng kéo dài, tại vùng tâm cực nhiều ngày không có ban đêm. Chính vì nguyên nhân này
nên nửa cầu Bắc do ở xa vị trí Mặt trời nhận được lượng nhiệt độ, ánh sáng bức xạ yếu ớt nên
vì thế nhiệt độ xuống thấp, bầu trời u ám, thiếu nắng, thời gian ban đêm còn kéo dài. Hơn nữa
có hai nguyên nhân dẫn đến nhiệt độ ở nửa cầu Bắc trong tiết Đại hàn thấp tới cực điểm.
 Thứ nhất: Lượng nhiệt độ được tích lũy từ trước đã bức giải hết, theo nguyên lý cân
bằng nhiệt độ, trải qua mấy tháng mùa đông nên mặt đất hấp thu nguồn nhiệt độ lạnh giá
mà không có thêm một nguồn nhiệt độ nào bù trợ cân bằng.
 Thứ hai: Thời điểm cuối mùa đông hoạt động của khối khí lục địa ngày càng tăng
cường, mạnh mẽ. Khối khí lục địa này mang theo nhiệt độ lạnh giá, khô hanh, khó chịu
vô cùng.

Tiết Đại Hàn bắt đầu từ ngày 21-21/1/2019 => 04/02/2019. Chi tiết các ngày này trong tiết Đại
Hàn có đặc điểm gì, tốt hay xấu. Mời click vào từng ngày để xem chi tiết:

3. Vài nét về đặc điểm và ý nghĩa của tiết Đại Hàn

- Trong khoảng thời gian tiết Đại Hàn diễn ra thì với tiết trời giá lạnh như vậy nhưng sự sống bắt
đầu hồi sinh. Nhiều cây có khả năng sinh trưởng trong thời tiết lạnh giá, hoặc đến chu kỳ phát
triển bắt đầy đâm lộc, nảy nụ, chúng là một trong những công dân thức dậy sớm nhất trong mùa
đông của giới thực vật. Đó là những cây như đào, mai, mơ, mận...chúng nảy nụ và cho ra những
bông hoa trắng tinh khôi, vàng rực hoặc phơn phớt hồng. Thời điểm diễn ra tiết Đại Hàn cũng đã
xuất hiện sự có mặt của một vài loài động vật. Từng đàn chim én sau thời gian tránh rét ở
phương Nam đã quay trở lại, báo hiệu mùa xuân sắp tới, và sự sinh trưởng phát triển mạnh mẽ
sắp bắt đầu. Vào những ngày cuối đông, giáp tết Nguyên đán, trong giá lạnh mùa đông nhưng
lòng người trở nên ấm áp vui vẻ khi thấy hoa đào, hoa mai và những chú chim di cư trở về. Thời
điểm này cũng là lúc mọi người chuẩn bị đón tết Nguyên đán, cổ truyền nên các hoạt động kinh
tế, thương mại, mua sắm diễn ra sôi nổi, rộn ràng
- Tiết Đại Hàn là thời điểm giữa tháng 12 âm lịch, tháng này thuộc quẻ Lâm trong kinh Dịch. Quẻ
Lâm là một quẻ đại cát, báo hiệu sự hồi sinh, khôi phục của dương khí, những cuộc gặp gỡ, hội
ngộ đem lại may mắn, thịnh vượng và đầy triển vọng. Ta thấy so với thời kỳ trước có sự vận
động theo chiều hướng đầy tích cực, từ tháng 11 âm ứng với quẻ Phục có một hào dương được
sinh ra, sang tháng 12 xuất hiện hai hào dương cùng lớn mạnh, sang đến tiết Lập xuân thì có ba
hào dương ứng với quẻ Thái. Như vậy, dương khí xuất hiện mang theo nguồn khí tốt, ấm áp,
hạnh phúc, cát lợi và tràn đầy tin tưởng, hi vọng về một tương lai tươi sáng hơn.

Tháng 12 âm lịch tức tháng 1 dương lịch, để xem tiết Đại Hàn này trong tháng 1 có ảnh
hưởng gì thì mời bạn xem chi tiết tại: => Xem tháng 1 ngày nào tốt xấu trong tiết Đại Hàn

- Tháng 12 âm lịch là tháng Sửu. Những người sinh tháng này do ảnh hưởng của đặc điểm ngũ
hành Thổ vượng, Kim khí nhập kho nên thường có những đức tính tốt như điềm tĩnh, ổn định,
nguyên tắc, quy củ, trật tự, bao dung, trọng hậu, thiện lương, tín nghĩa. Dự báo tương lai sẽ có
những bước thăng tiến vững chắc trên con đường công danh, sự nghiệp
- Những người mệnh lý cần bổ trợ hành Thổ gặp tiết khí Đại Hàn này thường có những biểu
hiện tốt trong công việc và cuộc sống, sức khỏe họ ổn định, tâm lý vững vàng, kiên trì, quyết
tâm, gặp nhiều cơ hội may mắn, thuận lợi trên con đường sự nghiệp, tài vận rất hanh thông và
thịnh vượng
- Đối với những người mệnh lý kỵ hành Thổ khi gặp tháng này sức khỏe suy yếu, tâm lý bảo thủ,
gàn dở, thích lao đầu vào những việc khó khăn, không giải quyết được, đường đi nước bước
đều mờ mịt, khó định hướng. Công việc gặp trì trệ, bế tắc, đình đốn, tài vận suy giảm, có thể hao
tốn tiền bạc, việc thu nhập gặp nhiều vướng mắc, dây dưa, cản trở, khó khăn
- Thời điểm tiết Đại hàn cũng giống như từ tiết Đông chí trở đi, vì dương khí phát sinh mang lại
nguồn năng lượng noãn khí, sinh khí nên cải thiện mạnh mẽ tình trạng trường khí trong năm. Vì
thế, nhiều người muốn xây nhà, động thổ, khởi công làm những việc đại sự, kết hôn, cưới hỏi
mà trong năm không được tuổi, gặp tình trạng xấu về phương vị xây dựng thì thời điểm này họ
có thể tiến hành những công việc đại sự trên. Ví dụ, gặp năm mà phạm Hoang ốc kỵ làm nhà
hoặc phương vị tọa độ gặp sát khí thì thời điểm này vẫn có thể tiến hành động thổ được.
Nguyên nhân chính là nguồn dương khí mới sinh ra nên còn non trẻ, tươi mới, căng tràn nhựa
sống và vì thế nó hóa giải những bất lợi mà họ có thể vướng mắc phải trong năm.

- Tiết Đại Hàn dù là thời điểm vạn vật có những dấu hiệu hồi sinh, phát triển, mầm sống dần dần
vươn lên nhưng về cơ bản thời tiết trong gian đoạn này vẫn còn khắc nghiệt, bởi thế nên vấn đề
sức khỏe không được chủ quan, cần mặc ấm, hạn chế ra ngoài trong các thời điểm nhiệt độ
xuống thấp, duy trì chế độ dinh dưỡng trong mùa lạnh, tập thể dục đều đặn. Quan trọng hơn
những người làm nông nghiệp cần quan sát kỹ lưỡng sự thay đổi của thời tiết, làm tốt các công
tác vệ sinh, phòng bệnh dịch cho gia súc, gia cầm, tránh để những thiệt hại do nhân tố thời tiết
gây ra cho sức khỏe và kinh tế

You might also like