You are on page 1of 12

TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH

TỔ KHTN- HÓA HỌC


------

KẾ HOẠCH
BÀI DẠY
BÀI 18: ÔN TẬP CHƯƠNG 5

Giáo viên hướng dẫn: Hồ Đắc Trần Quỳnh Ni


Họ và tên giáo sinh: Nguyễn Thanh Trâm
Lớp: 10/13
Đà Nẵng, 2024
Trường:......................................................... Họ và tên giáo viên:
Tổ: ............................................................... .........................................................................

KẾ HOẠCH BÀI DẠY


CHƯƠNG 5.
BÀI 18. ÔN TẬP CHƯƠNG 5
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
TIẾT 1

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC


1. Về kiến thức
- Trình bày được khái niệm phản ứng toả nhiệt, thu nhiệt; điều kiện chuẩn (áp suất 1 bar và
thường chọn nhiệt độ 25 ℃ hay 298 K); enthalpy tạo thành (nhiệt tạo thành) và biến thiên
enthalpy (nhiệt phản ứng) của phản ứng.
- Nêu được ý nghĩa của dấu và giá trị của biến thiên enthalpy chuẩn.
- Tính được ∆ r H 0298 của một phản ứng dựa vào bảng số liệu năng lượng liên kết, nhiệt tạo
thành cho sẵn, vận dụng công thức:
∆ r H 298 =∑ ∆ f H 298 (sp)−∑ ∆ f H 298 (cđ ) và ∆ r H 298 =∑ Eb ( cđ )−∑ E b (sp )
0 0 0 0

Eb (cđ ), E b (sp)là tổng năng lượng liên kết trong phân tử chất đầu và sản phẩm phản ứng.
2. Về năng lực
2.1 Năng lực chung
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được sơ đồ tư duy hợp lí và sáng tạo.
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu thực hiện các nhiệm vụ của bản thân trong
phần ôn tập chương.
- Giao tiếp và hợp tác: Tích cực, chủ động, phối hợp với các thành viên trong nhóm hệ thống
hóa các nội dung kiến thức của chương; Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả
năng của bản thân.
2.2. Năng lực hóa học
2.2.1. Nhận thức hoá học
- Nhận biết được phản ứng tỏa nhiệt hay thu nhiệt dựa vào dấu và giá trị ∆ r H 0298.
- Tính được enthalpy tạo thành (nhiệt tạo thành) ∆ f H 0298 và biến thiên enthalpy (nhiệt phản ứng)
của phản ứng ∆ r H 0298.
2.2.2. Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học
- Tính toán biến thiên enthalpy dựa vào năng lượng liên kết và nhiệt tạo thành.
- Giải thích một số hiện tượng trong cuộc sống gắn liền với nhiệt phản ứng.
3. Về phẩm chất
- Tham gia tích cực, năng nổ trong các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Hình thành thói quen tư duy, vận dụng các kiến thức đã học với thực tiễn cuộc sống.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập các kĩ năng, kiến thức hóa học.
3. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Bộ câu hỏi cho trò chơi “Vòng quay may mắn”.
- Phiếu học tập (xem phụ lục).
- Bảng kiểm để học sinh (HS) tự đánh giá trong các hoạt động (xem phụ lục).
4. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức (khoảng 15 phút)
a) Mục tiêu:
- HS ôn tập và nắm vững các kiến thức cũ.
b) Nội dung:
- Hệ thống hóa lại các kiến thức ở chương 5 bằng các câu hỏi ở phiếu học tập số 1.
c) Sản phẩm:
- Các câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Nhiệm vụ học tập: - HS nhận nhiệm vụ.
- Chia lớp thành 8 nhóm.
- GV phát phiếu học tập cho 8 nhóm.
Thực hiện nhiệm vụ 1: - HS tìm hiểu, thảo luận theo nhóm.
Yêu cầu HS tìm hiểu SGK, thảo luận theo
nhóm và trả lời câu hỏi vào phiếu học tập số - HS xung phong, trả lời câu hỏi.
1.
- Sau khi HS trình bày báo cáo nhiệm vụ, GV
tổng kết, nhận xét, rút kinh nghiệm cho phần
trình bày của nhóm.
GV đưa ra kết luận và nhận định:
1. Chất phản ứng → Sản phẩm, ∆ r H >0 (phản ứng thu nhiệt)
∆ r H <0 (phản ứng tỏa nhiệt)

Tính biến thiên enthalpy của phản ứng theo nhiệt tạo thành (ở điều kiện chuẩn):
∆ r H 298 =∑ ∆ f H 298 (sp)−∑ ∆ f H 298 (cđ )
0 0 0

Tính biến thiên enthalpy của phản ứng (mà các chất đều ở thể khí) theo năng lượng liên kết
(ở điều kiện chuẩn):
∆ r H 298 =∑ Eb ( cđ )−∑ E b (sp )
0

2.
- Nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của phản ứng ở điều kiện áp suất không đổi gọi là biến
thiên enthalpy, kí hiệu là ∆ r H (¿).
- Biến thiên enthalpy chuẩn là nhiệt tỏa ra hay thu vào của phản ứng được xác định ở điều

kiện chuẩn: áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol/l (đối với chất tan trong dung
dịch) và nhiệt độ thường được chọn là 25 oC (298K), kí hiệu ∆ r H 0298.
- Nhiệt tạo thành (∆ f H ¿(¿)của một chất là biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành 1 mol
chất đó từ các đơn chất ở dạng bền vững nhất, ở một điều kiện xác định.
- Nhiệt tạo thành chuẩn của các đơn chất ở dạng bền vững nhất bằng 0.
3.
- Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.
Ví dụ: Phản ứng đốt cháy than, khí gas trên bếp gas, tạo gỉ sắt, cho vôi sống vào nước, …
đều là các phản ứng tỏa nhiệt.
- Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt.
Ví dụ: Các phản ứng trong lò nung vôi, nung clinker xi măng, băng tan, quá trình quang hợp
… là các phản ứng thu nhiệt.

Hoạt động 2: Luyện tập 1 (khoảng 10 phút)


a) Mục tiêu: Tái hiện và vận dụng những kiến thức đã học trong chương 5 “Năng lượng hóa
học”.
b) Nội dung: Tổ chức trò chơi “Vòng quay may mắn” (Bộ câu hỏi ở phần phụ lục).
c) Sản phẩm: Câu trả lời của các câu hỏi trong trò chơi.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV phổ biến luật chơi: có 10 ô chọn câu hỏi, người chơi xung phong chọn. Nếu người chơi trả
lời và giải thích đúng thì được quay phần thưởng. Nếu trả lời sai thì HS khác được quyền trả lời
và quay chọn phần thưởng. Con số trên vòng quay là số kẹo nhận thưởng. Trong 10 ô sẽ có 2 ô
may mắn, người chơi không phải trả lời câu hỏi vẫn được quay thưởng.
- HS tham gia trò chơi, nhận xét câu trả lời các bạn.
- GV theo dõi câu trả lời của HS, trao phần thưởng và nhận xét thêm những câu trả lời chưa
chính xác.
Hoạt động 3. Luyện tập 2 (khoảng 20 phút)
a) Mục tiêu: HS hiểu và nắm vững các kiến thức, phép tính để giải bài tập tự luận.
b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức đã học để giải các dạng bài tập ở chương 5 “Năng
lượng hóa học”.
c) Mục tiêu: Các câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Thực hiện nhiệm vụ 1: - HS tìm hiểu, thảo luận cá nhân.
Yêu cầu HS quan sát bài tập trên màn hình và trả - HS xung phong, lên bảng viết câu trả lời.
lời câu hỏi:
Dạng 1: Tính biến thiên enthalpy theo nhiệt
tạo thành
Câu 1. Cho phản ứng sau :

0
Δ f H 298 ( N a 2 C O3 (s) )=−1130 , 80 ( kJ / mol )
0
Δ f H 298 ( NaHC O3 (s) ) =−950 , 80 ( kJ / mol )
0
Δ f H 298 ( C O2 (g) )=−393 ,50 ( kJ / mol )
0
Δ f H 298 ( H 2 O( l ) )=−285 , 84 (kJ /mol)

a) Xác định giá trị biến thiên enthalpy của


phản ứng trên.
b) Phản ứng trên tỏa ra hay thu vào nhiệt
lượng bằng bao nhiêu?
c) Dự đoán phản ứng trên xảy ra thuận lợi hay
không thuận lợi?
Câu 2. Cho phương trình nhiệt hóa học của phản
ứng sau:

CO (g) + O2 (g) → CO2 (g) = -283,0 kJ

Biết nhiệt tạo thành chuẩn của CO2 là


(CO2 (g)) = –393,5 kJ/mol.
Nhiệt tạo thành chuẩn của CO (g) là?

Dạng 2: Tính biến thiên enthalpy theo năng


lượng liên kết
Câu 1. Cho phản ứng tổng hợp ammonia như
sau:

N2 (g) + 3H2 (g) → 2NH3 (g) = -92 kJ.


Biết năng lượng liên kết (kJ/mol) của N ≡ N và
H - H lần lượt là 946 và 436. Tính năng lượng
liên kết của N – H trong ammonia?
Câu 2. Cho phản ứng sau:
C2H2 (g) + 2H2 (g) → CH3 - CH3 (g)
Năng lượng liên kết (kJ.mol−1) của H - H là 436,
của C - C là 347, của C – H là 414 và của C ≡ C
là 839. Tính biến thiên enthalpy của phản ứng và
cho biết phản ứng thu nhiệt hay toả nhiệt.

- Sau khi HS trình bày báo cáo nhiệm vụ, GV


tổng kết, nhận xét, rút kinh nghiệm cho phần
trình bày của nhóm.
GV đưa ra kết luận và nhận định:
Dạng 1:
Câu 1.
a) Δr H 0298 = [ Δ f H 0298 ( N a2 C O3 (s) ) + Δ f H 0298 ( CO 2 (g) ) + Δ f H 0298 ( H 2 O(l) ) ]
0
−2× Δ f H 298 ( NaHCO 3 (s) )
= [ (−1130 , 8¿+(−393 , 5)+(−285 , 84) ] −2 × (−950 , 8 )=+ 91, 46 (kJ ) V ì Δ r H 0298 > 0 : Ph ả n ứ n
0
b) Δ r H 298=+ 91 , 46 kJ > 0 →Ph ả n ứ ng tr ê n thu v à o l ượ ng nhi ệ t b ằ ng 91 , 46 (kJ )
c
¿
Câu 2. 11
0 0 0 1 0
Ta c ó : Δr H 298 =Δ f H 298 ( C O2 (g) )−Δ f H 298 ( CO (g) )− × Δ f H 298 ( O2 (g) )
2
0 0
⇔−283 ,0=(−393 ,5)− Δf H 298 ( CO(g) ) −0 → Δ f H 298 ( CO (g) )=−110 ,5 kJ
Dạng 2:
0
Câu 1. → Δr H 298 = 1 × E N ≡ N + 3× E H −H −2 ×3 E N −H
⇔−92 = 1 ×946+ 3× 436−2 ×3 E N− H
→ EN −H =391 kJ/mol
Câu 2.
H - C≡C - H (g) + 2 H - H (g) → CH3 - CH3 (g)
∆H = 2E (C - H) + E (C ≡ C) + 2E(H - H) - 6E (C - H) - E (C - C)

= (2.414) + 839+ (2.436) - (6.414) - 347

= - 292 (kJ / mol) < 0

Phản ứng toả nhiệt.

4. PHỤ LỤC: Hồ sơ dạy học


4.1. Phiếu học tập
Phiếu học tập số 1
1. Hoàn thành các nội dung còn thiếu sau đây:

Chất phản ứng → Sản phẩm, ∆ r H >0 (phản ứng................nhiệt)

∆ r H <0 (phản ứng................nhiệt)

Tính biến thiên enthalpy của phản ứng theo nhiệt tạo thành (ở điều kiện chuẩn):
0
∆ r H 298 =¿.................................

Tính biến thiên enthalpy của phản ứng (mà các chất đều ở thể khí) theo năng lượng liên kết (ở điều
kiện chuẩn):
0
∆ r H 298 =¿.................................

2. Hoàn thành các nội dung còn thiếu sau đây:


- Nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của phản ứng ở điều kiện áp suất không đổi gọi
là..........................................................., kí hiệu là...................................
- Biến thiên enthalpy chuẩn là nhiệt tỏa ra hay thu vào của phản ứng được xác định ở điều kiện
chuẩn:........................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
- ..................................................................của một chất là biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành
1 mol chất đó từ các đơn chất ở dạng bền vững nhất, ở một điều kiện xác định.
-....................................................................của các đơn chất ở dạng bền vững nhất bằng 0.

3. Nêu khái niệm phản ứng tỏa nhiệt và phản ứng thu nhiệt. Lấy ví dụ một số phản ứng xảy ra
trong tự nhiên có kèm theo sự tỏa nhiệt hoặc thu nhiệt mà em biết.
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................

4.2. Bảng kiểm để học sinh tự đánh giá hoạt động 1.


Bảng kiểm dùng để đánh giá cá nhân HS trong quá trình thực hiện nhiệm vụ làm việc
nhóm ở hoạt động 1.

BẢNG KIỂM
(Đánh X vào ô “Đạt” hoặc “Không đạt” cho các tiêu chí)
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN KHI LÀM VIỆC NHÓM
(Do các thành viên trong nhóm tự đánh giá)
Họ và tên: ………………………………………. Thuộc nhóm: ………………………..
Đạt/
Tiêu
Yêu cầu cần đạt Không đạt
chí
Đạt Không đạt
Có sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong
1
nhóm hay không?
Cá nhân học sinh có tích cực khi tiếp nhận nhiệm vụ học tập
2
hay không?
Có hoàn thành nhiệm vụ bản thân theo sự phân công của
3
nhóm hay không?
Thời gian hoàn thành nhiệm vụ của từng cá nhân trong nhóm
4
có đảm bảo theo yêu cầu của nhóm hay không?
5 Nhóm có báo cáo đầy đủ nội dung câu hỏi đưa ra hay không?
Nhóm có trao đổi tích cực ý kiến với các nhóm khác hay
6
không?

4.3. Bộ câu hỏi ở hoạt động luyện tập 1


Bộ câu hỏi cho trò chơi “Vòng quay may mắn”
Câu 1. Phản ứng nào sau đây là phản ứng toả nhiệt?
A. Phản ứng nhiệt phân muối KNO3. B. Phản ứng phân hủy khí NH3.
C. Phản ứng oxi hoá glucose trong cơ thể. D. Phản ứng hoà tan NH4Cl trong nước.
Câu 2. Phản ứng nào sau đây có thể tự xảy ra ở điều kiện thường?
A. Phản ứng nhiệt phân Cu(OH)2. B. Phản ứng giữa H2 và O2 trong hỗn hợp
khí.
C. Phản ứng giữa Zn và dung dịch H2SO4. D. Phản ứng đốt cháy cồn.
Câu 3. Cho các chất sau : Br2(g), Ca(s), KCl(s), NaHCO3(s), H2(g), C2H2(g), HCl(aq), Br2(l),
CuO(s). Có bao nhiêu chất có nhiệt tạo thành bằng 0?
A. 3. B. 4. C. 6. D. 5.
Câu 4. Ô may mắn
Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Các phản ứng phân huỷ thường là phản ứng thu nhiệt.

B. Phản ứng càng toả ra nhiều nhiệt càng dễ tự xảy ra.

C. Phản ứng oxi hoá chất béo cung cấp nhiệt cho cơ thể.

D. Các phản ứng khi đun nóng đều dễ xảy ra hơn.

Câu 6. Cho phản ứng sau : KNO3(s) → KNO2(s) + O2(g) .


Biểu thức tính biến thiên enthalpy của phản ứng theo giá trị enthalpy tạo thành chuẩn của các
chất là
A. .

B. .

C. .

D. .
Câu 7. Cho phương trình phản ứng:

Zn + CuSO4(aq) → ZnSO4(aq) + Cu(s) = - 210 kJ


và các phát biểu sau:
(1) Trong phản ứng trên Zn bị oxi hoá.
(2) Phản ứng trên toả nhiệt.
(3) Biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành 3,84 g Cu là -12,82 kJ.
(4) Trong quá trình phản ứng, nhiệt độ bình phản ứng tăng lên.
Các phát biểu đúng là
A. (1) và (3). B. (2) và (4).
C. (1), (2) và (4). D. (1), (2), (3), (4).
Câu 8. Ô may mắn
Câu 9. Dựa vào phương trình nhiệt hoá học của phản ứng sau:

N2(g) + O2(g) → 2NO(g) = + 358,4 kJ

Giá trị của phản ứng N2(g) + O2(g) → NO(g) là


A. - 179,2 kJ. B. - 358,4 kJ. C. + 179,2 kJ. D. + 358,4 kJ.
Câu 10. Biết phản ứng đốt cháy khí carbon monoxide (CO) như sau:

CO(g) + O2(g) → CO2(g) = −283,0 kJ


Ở điều kiện chuẩn, nếu đốt cháy hoàn toàn 2,479 L khí CO thì nhiệt lượng toả ra là
A. 28,3 kJ. B. 141,5 kJ. C. 283,0 kJ. D. 14,15 kJ.
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
Giáo viên hướng dẫn chuyên môn Giáo sinh thực tập

You might also like