You are on page 1of 6

[CTCT] – CHÚNG TA CÙNG TIẾN We Learn – We Share

CÂU LẠC BỘ CHÚNG TA CÙNG TIẾN


ÔN TẬP CUỐI KÌ - MÔN: HÓA ĐẠI CƯƠNG
Câu 1. Tính thế khử chuẩn ϕ0Fe3 O4 ở 25o C trong môi trường acid. Cho biết thế khử chuẩn ở 25o C
Fe2+

trong môi trường acid: ϕ0 3+ = 0.353V; ϕ0 3+ = 0.771V.


Fe Fe O Fe Fe2+
3 4

A 1.33V. B 0.667V. C 0.98V. D 0.627V.


Lời giải.
Sử
Å dụngã công thức tính nhanh: Å ã
8 0 0 8
− 2 ϕFe3 O4 = (3 − 2) ϕ 3+ − 3− ϕ0 3+
3 Fe2+ Fe 
Fe2+ 3 Fe 
Fe3 O4

=⇒ ϕ0Fe3 O4 = 0.98 V.
Fe2+

Đáp án: C
Câu 2. Chọn phương án đúng: Tính nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của Br− +
aq (1) và của Naaq (2) trong
dung môi nước ở 25o C. Cho biết:

H2 (k) + Br2 (l) + aq −→ 2H+ o
aq + 2Braq ; ∆H298 = −241.8kJ
Quy ước: ∆Ho298 (H+ aq ) = 0 kJ

2Na(r) + Br2 (l) + aq −→ 2Na+ o
aq + 2Braq ; ∆H298 = −722.4 kJ
A (1) = −241.8 kJ/mol ; (2) = −480.6 kJ/mol.
B (1) = −120.9 kJ/mol ; (2) = −240.3 kJ/mol.
C (1) = −120.9 kJ/mol ; (2) = −480.6 kJ/mol.
D (1) = −241.8 kJ/mol ; (2) = −240.3 kJ/mol.
Lời giải.
Để làm bài tập này thì ngoài những dữ kiện đề đã cho bạn cần phải nhớ thêm phần lí thuyết là nhiệt
tạo thành của đơn chất ở điều kiện bền sẽ bằng 0. Ở bài này ta có ∆HoH2 = 0 và ∆HoBr2 = 0
Từ phương trình đầu và những dữ kiện đang có thì hoàn toàn có thể tính được ∆HoBr−
∆Ho298 = −241.8kJ = 2∆HoH+ + 2∆HoBr−
=⇒ ∆HoBr− = −120.9 kJ/mol.
Từ phương trình thứ hai ta tính được:
−722.4 − 2 × −120.9
∆HoNa+ = = −240.3 kJ/mol.
2
Đáp án: B
Câu 3. Etylen glycol (EG) là chất chống đông trong bộ tản nhiệt của động cơ ô tô hoạt động ở
vùng bắc và nam cực trái đất. Tính thể tích EG cần thêm vào bộ tản nhiệt có 8 l nước để có thể làm
việc ở nhiệt độ thấp nhất là -20o C. Cho biết khối lượng riêng của EG là 1.11g/cm3 . Hằng số nghiệm
đông của nước bằng 1.86 độ/mol.
Cho phân tử lượng của EG là 62.
A 4.8 l. B 5.1 l. C 4.2 l. D 5.6 l.
Lời giải.
Áp dụng công thức: ∆T = ks × Cm
1.11 × V /62
=⇒ 20 = 1.86 × =⇒ V = 4804 mL ≈ 4.8l
8
Đáp án: A

Fanpage: facebook.com/chungtacungtien/ Trang 1


[CTCT] – CHÚNG TA CÙNG TIẾN We Learn – We Share

Câu 4. Tính nhiệt độ ngọn lửa CO cháy trong không khí (20% O2 và 80% N2 theo thể tích). Lượng
oxy vừa đủ cho phản ứng:
CO (k) + 1/2 O2 (k) −→ CO2 (k) ∆H o = −283 KJ.
Nhiệt độ ban đầu là 25o C. Nhiệt dung mol của các chất (J/mol.K) Cp (CO2,k ) = 30 và Cp (N2,k ) =
27.2.
A 3547 K. B 4100 K. C 2555 K. D 3651 K.
Lời giải.
Hướng để làm bài tập dạng này là các bạn xem nhiệt do phản ứng tỏa ra sẽ làm cho khối khí sau
phản ứng nóng lên.
Phản ứng đề đang xét là phản ứng đốt cháy 1 mol CO tạo thành 1 mol CO2 và tỏa ra 283 kJ nhiệt
lượng.
Do đó ta cho số mol O2 ban đầu là 0.5 mol, suy ra mol N2 là 2 mol.
Sau khi phản ứng kết thúc thì khối khí chứa: 2 mol N2 , 1 mol CO2 . Như đã nói ở trên thì lượng nhiệt
phản ứng sinh ra sẽ làm tăng nhiệt độ của khối khí này từ 298K lên T K.
Ta có: 283 × 103 = 2 × 27.2 × (T − 298) + 1 × 30(T − 298) −→ T = 3651K.
Đáp án: D
Câu 5. Chọn phương án đúng: 2NO2 (k)
N2 O4 (k) Kp = 9.2 ở 25o C::
1) Khi pN2 O4 = 0.90atm; pNO2 = 0.10atm, phản ứng diễn theo chiều nghịch.
2) Khi pN2 O4 = 0.72atm; pNO2 = 0.28atm, phản ứng ở trạng thái cân bằng.
3) Khi pN2 O4 = 0,10atm; pNO2 = 0,90atm, phản ứng diễn theo chiều thuận.
4) Khi pN2 O4 = 0.90atm; pNO2 = 0.10atm, phản ứng diễn theo chiều thuận.
5) Khi pN2 O4 = 0.72atm; pNO2 = 0.28atm, phản ứng diễn theo chiều nghịch.

A 2, 3, 4. B 1, 3, 5. C 1, 2, 3. D 3, 4, 5.
Lời giải.
Để làm bài này chúng ta cần tính Q trong từng trường hợp để so sánh với Kp và rút ra kết luận.
pN2 O4
Q=
p2NO2

Nếu Q > Kp thì phản ứng theo chiều nghịch, Q < Kp thì phản ứng theo chiều thuận, Q = Kp thì
phản ứng cân bằng.

Trường hợp 1 2 3 4 5
Q 90 9.2 0.123 90 9.2
Chiều Nghịch Cân bằng Thuận Nghịch Cân bằng

Vậy có trường hợp 1, 2, 3 đúng


Đáp án: C

Fanpage: facebook.com/chungtacungtien/ Trang 2


[CTCT] – CHÚNG TA CÙNG TIẾN We Learn – We Share

Câu 6. Sơ đồ các pin hoạt động trên cơ sở các phản ứng oxy hóa khử:

3Ag+ (dd) + Cr(r)


Cr3+ (dd) + 3Ag(r)
2Fe2+ (dd) + Cl2 (k)
2Fe3+ (dd) + 2Cl− (dd)

A (−) Cr | Cr3+ (dd) || Ag+ (dd) | Ag(+)


(−) Pt | Cl2 (k) | Cl− (dd) || Fe2+ (dd),Fe3+ (dd) | Pt (+).
B (−) Ag | Ag+ (dd) || Cr3+ (dd) | Cr(+)
(−) Pt | Fe2+ (dd),Fe3+ (dd) || Cl− (dd) | Cl2 | Pt (+).
C (−) Cr | Cr3+ (dd) || Ag+ (dd) | Ag(+)
(−) Pt | Fe2+ (dd), Fe3+ (dd) || Cl− (dd) | Cl2 | Pt (+).
D (−) Ag | Ag+ (dd) || Cr3+ (dd) | Cr(+)
(−) Pt | Cl2 (k)|Cl− (dd) || Fe2+(dd),Fe3+ (dd) | Pt (+).
Lời giải.
Kiến thức cần nhớ: anode trong pin điện là cực âm, là nơi xảy ra quá trình cho e (do quá dư điện
tích); cathode trong pin điện là cực dương, là nơi xảy ra quá trình nhận e (do thiếu hụt điện
tích).
Nhìn vào phản ứng đầu tiên, ta thấy Cr cho e để trở thành Cr3+ .
Phản ứng thứ hai thì Fe2+ cho e để trở thành Fe3+
Vậy chúng ta chỉ cần đi kiếm điện cực âm nào chứa cặp Cr3+ /Cr và Fe3+ /Fe2+ là khoanh thôi. Còn
chần chờ gì nữa mà chúng mình không khoanh đáp án D ngay thôi nào.
Câu 7. Cho HgO (tinh thể) vào bình chân không để phân ly ở nhiệt độ 500o C, xảy ra cân bằng sau:

2HgO (tinh thể)


2Hg (k) + O2 (k)

Khi cân bằng áp suất trong bình là 4.0 atm. Tính ∆Go của phản ứng ở 500o C. Cho R = 8.314
J/mol.K.
A −14.5 kJ. B −8.4 kJ. C −31.8 kJ. D −23.7 kJ.
Lời giải.
Áp suất cân bằng trong bình là tổng áp suất của Hg(k) và O2 (k). Gọi pHgO = x −→ pO2 = x/2.
Ta có: x + x/2 = 4 =⇒ x = 8/3.

Kp = (8/3)2 × (8/6) = 9.48


∆G = −8.314 × (500 + 273) × ln(9.48) = −14454.9 J ≈ −14.5 kJ.

Đáp án: A
Câu 8. Chọn phương án đúng:
Cho nguyên tố Ganvanic gồm điện cực hidro tiêu chuẩn (1) và điện cực H2 (pH2 = 1atm, Pt) nhúng
vào trong dung dịch HCl 0.1M (2). Ở nhiệt độ nhất định nguyên tố này có
A Thế điện cực của điện cực (2) tăng khi nồng độ của dung dịch HCl giảm.
B Quá trình oxy hóa xảy ra trên điện cực (1).
C Sức điện động tăng khi pha loãng dung dịch ở điện cực (2).
D Điện cực (2) là catod.
Lời giải.
Kiến thức cần nhớ: Điện cực nào có thế khử cao hơn sẽ đóng vai trò là điện cực dương, điện cực
dương trong pin điện là nơi xảy ra quá trình nhận e.

Fanpage: facebook.com/chungtacungtien/ Trang 3


[CTCT] – CHÚNG TA CÙNG TIẾN We Learn – We Share

0.059 [H+ ]2
Thế điện cực hidro được xác định bằng biểu thức: ϕH+ = ϕ0 + + log .
H
2
H 
H2 2 pH2
Thế điện cực hidro chuẩn được quy ước là 0V.
0.059
Thế điện cực hidro (2) là log 0.012 = −0.118V < 0V. Do đó (2) sẽ đóng vai trò là điện cực âm
2
trong pin điện.
Khi pha loãng dung dịch hay làm giảm nồng độ H+ ở điện cực (2) thì sẽ làm thế điện cực giảm, vì
vậy sức điện động của pin sẽ tăng.
Đáp án: C
Câu 9. Tính nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của anion Br− (k), với phản ứng cụ thể là:

1/2 Br2 (l) + 1e = Br− (k)

Cho biết:
Nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của Br2 (k) là 31.0 kJ/mol.
Nhiệt lượng phân ly liên kết của Br2 (k) là 190.0 kJ/mol.
Phản ứng: Br(k) + 1e −→ Br− (k) có ∆Ho298 = −325.0 kJ/mol.
A −460.0 kJ/mol. B −429.0 kJ/mol. C −135.0 kJ/mol. D −214.5 kJ/mol.
Lời giải.
Đầu tiên để làm dạng bài này các bạn cần viết các phương trình tương ứng với các quá trình đề bài
cho. Ngoài ra các bạn cũng cần phải chú ý đến trạng thái của các chất nữa nhe.
Quá trình phân ly của Br2 (k): Br2 (k) −→ 2Br(k)
Quá trình này có: ∆Ho = 2∆HoBr(k) − ∆HoBr2 ,k −→ ∆HoBr(k) = 110.5kJ/mol.
Phản ứng: Br(k) + 1e −→ Br− (k) có ∆Ho298 = −325.0 kJ/mol = ∆HoBr− − ∆HoBr(k)
−→ ∆HoBr− = −214.5 kJ/mol.
Đáp án: D
Câu 10. Trước đây, người ta không không rõ ion thủy ngân (I) tồn tại trong dung dịch dưới dạng
với giá trị n bằng bao nhiêu. Để xác định n, có thể lập một pin như sau ở 25o C.

Pt, Hg(l) | dd A || dd B | Hg(l), Pt

1 lít dung dịch A chứa 0.263g Hg(I) nitrat và 1 lit dung dịch B chứa 2.630g Hg(I) nitrat. Sức điện
động đo được là 0.0289 V. Hãy xác định giá trị của n.
A n=3. B n=4. C n=1. D n=2.
Lời giải.
0.059
Đầu tiên ta cần tính thế khử ở 2 điện cực bằng công thức: ϕHgn+ = ϕ0 + log[Hgn+
n ]
n Hg Hgn+
n 
Hg n
0.059
Điện cực A: ϕHgn+ (A) = ϕ0 n+ + log(0.263/263)
n 
Hg
Hgn 
Hg n
0.059
Điện cực B: ϕHgn+ (B) = ϕ0 n+ + log(2.63/263)
n 
Hg
Hgn 
Hg n
0.059
ϕpin =ϕHgn+ (B) − ϕHgn+ (A) −→ 0.0289 = log(2.63/0.263) −→ n ≈ 2
n 
Hg n 
Hg n

Fanpage: facebook.com/chungtacungtien/ Trang 4


[CTCT] – CHÚNG TA CÙNG TIẾN We Learn – We Share

Câu 11. Một bình đoạn nhiệt được tách thành 2 ngăn dung tích bằng nhau: ngăn thứ nhất chứa
2.0 mol hydro ở 3.0 atm và 25o C; ngăn thứ hai chứa 3.0 mol argon ở 4.5 atm và 25o C. Hai khí được
coi là lí tưởng. Người ta nhấc vách ngăn ra, hai khí trộn lẫn vào nhau, không phản ứng. Hãy tính ∆
Go của hỗn hợp. Cho R = 8.314 J/mol.K.
A −15.3 kJ. B −18.7 kJ. C −24.6 kJ. D −8.59 kJ.
Lời giải.
Do bình đoạn nhiệt nên ∆Ho = 0.
Vậy để tính ∆Go của phản ứng ta chỉ cần tìm ∆So của nó.
Quá trình trộn lẫn hai khí với nhau không làm thay đổi nhiệt độ (luôn ở 25o C) nên ta tính ∆So theo
V2
công thức của đẳng nhiệt: ∆So = nRln .
V1
Với V2 là thể tích của khối khí sau khi trộn lẫn và V1 là thể tích của khí mình đang xét ban đầu.
2 × 0.082 × 298 3 × 0.082 × 298
VH2 = = 16.3(l); VAr = = 16.3(l).
3 4.5
V2 32.6
V2 = 16.3 × 2 = 32.6(l) −→= = 2; ∆So = 2 × 8.314 × ln2 + 3 × 8.314 × ln2 = 28.81 J/K.
V1 16.3
∆Go = −T × ∆So = −298 × 28.81 = −8586 J ≈ −8.59 kJ.
Đáp án: D
Câu 12. Tính công dãn nở khi cho 10 mol CH3 CHOHCH3 vào bình chân không, phân ly ở 177o C
theo phản ứng sau: CH3 CHOHCH3 (k)  CH3 COCH3 (k) + H2 (k). Cho biết R = 8.314 J/mol.K,
xem các khí trong phản ứng là khí lý tưởng.
A 3.741 J. B 37.41 J. C 1.47 J. D 14.72 J.
Lời giải.
A = p × ∆V = ∆nRT = (2 − 1) × 10 × 8.314 × (177 + 273) = 37413 J.
Đáp án: B
Câu 13. Chọn phương án đúng: Cho phản ứng:

C6 H6 + 7.5O2 (k)
6CO2 (k) + 3H2 O

Ở 270o C phản ứng có ∆Ho − ∆Uo = 3741.3 J. Hỏi C6 H6 và H2 O trong phản ứng ở trạng thái lỏng
hay khí? Cho biết R = 8.314 J/mol.K.
A C6 H6 (k) và H2 O(l). B C6 H6 (k) và H2 O(k).
C C6 H6 (l) và H2 O(k). D C6 H6 (l) và H2 O(l).
Lời giải.
3741.3
Áp dụng công thức ∆Ho − ∆Uo = ∆nRT −→ ∆n = = 1.5.
8.314 × 298
Vậy H2 O sẽ ở trạng thái khí và C6 H6 ở trạng thái lỏng.
Đáp án: A

Fanpage: facebook.com/chungtacungtien/ Trang 5


[CTCT] – CHÚNG TA CÙNG TIẾN We Learn – We Share

Câu 14. Chọn câu đúng:


Xét chiều của phản ứng ở 25o C:

Fe + Cd2+
Fe2+ + Cd

Cho biết: ϕo = ϕo (Cd2+ /Cd) − ϕo (Fe2+ /Fe) = 0.04V.


1) Khi [Fe2+ ] = 0.10M và [Cd2+ ] = 1.00M phản ứng diễn ra theo chiều thuận.
2) Khi [Fe2+ ] = 0.10M và [Cd2+ ] = 1.00M phản ứng diễn ra theo chiều nghịch.
3) Khi [Fe2+ ] = 1.00M và [Cd2+ ] = 0.01M ứng diễn ra theo chiều thuận.
4) Khi [Fe2+ ] = 1.00M và [Cd2+ ] = 0.01M ứng diễn ra theo chiều nghịch.
A 2, 4. B 1, 4. C 2, 3. D 1, 3.
Lời giải.
0.059 [Cd2+ ]
Dựa vào phương trình Nernst đối với phản ứng đề cho: ϕpin = ϕo + log
2 [Fe2+ ]
Thế số vào tính, nếu thu được ϕpin dương thì phản ứng xảy ra theo chiều thuận và ngược lại.
Đáp án: B
Câu 15. Chọn phương án đúng: Cho phản ứng sau ở 25o C:

Fe2+ (dd) + Ag+ (dd)


Fe3+ (dd) + Ag(r)

Biết: hằng số Faraday F = 96484(C); ϕo (Fe3+ /Fe2+ ) = 0.771V; ϕo (Ag+ /Ag) = 0.7991V.
Với [Fe3+ ] = 0.1M; [Fe2+ ] = 0.01M; [Ag+ ] = 0.01M và Ag kim loại dư.
1) ϕ(Fe3+ /Fe2+ ) = 0.830V.
2) ϕo (Ag+ /Ag) = 0.681V.
3) ∆G298 (phản ứng) = +14.376kJ.
4) Tại thời điểm đang xét, phản ứng đang diễn ra theo chiều thuận.
5) Tại thời điểm đang xét, phản ứng đang diễn ra theo chiều nghịch.
A Chỉ 5 đúng. B Chỉ 4 đúng. C 1, 2, 3, 5 đúng. D 1, 2, 4 đúng.
Lời giải.
Thế khử của cặp Fe3+ /Fe2+ : ϕ(Fe3+ /Fe2+ ) = 0.771 + 0.059 log(0.1/0.01) = 0.83V.
Thế khử của cặp Ag+ /Ag: ϕo (Ag+ /Ag) = 0.7991 + 0.059 log(0.01) = 0.681V.
Theo phương trình thì cực dương là cực Ag+ /Ag, cực âm là cực Fe3+ /Fe2+ .
∆G298 (phản ứng) = −nFϕpin = −1 × 96500 × (0.681 − 0.83) = 14376J.
Do ∆G > 0 nên phản ứng diễn ra theo chiều nghịch.
Đáp án: C

Fanpage: facebook.com/chungtacungtien/ Trang 6

You might also like