You are on page 1of 4

[CTCT] – CHÚNG TA CÙNG TIẾN We Learn – We Share

CÂU LẠC BỘ CHÚNG TA CÙNG TIẾN


LỚP HỌC ÔN TẬP
MÔN: HÓA ĐẠI CƯƠNG

I. Đề bài:

Câu 1. Chọn phương án đúng. Đại lượng nào sau đây không là hàm trạng thái:

(1) Nhiệt (Q). (4) Nhiệt dung đẳng áp (Cp ).


(2) Nội năng (U ). (5) Nhiệt độ (T ).
(3) Enthalpy (H). (6) Thế đẳng áp (G) .

A 2 & 4. B Chỉ 1. C 1 & 2. D 1 & 3.


Câu 2. Chọn phương án đúng. Hòa tan 100g CuSO4 khan trong 100 ml nước ở 60◦ C trong nhiệt
lượng kế (kín, cách nhiệt). Cho biết độ tan CuSO4 ở khoảng 60◦ C là 618 gam CuSO4/1000 gam
nước. Sau khi hòa tan ta có:
A Hệ hở, dị thể. B Hệ cô lập, đồng thể.
C Hệ cô lập, dị thể. D Hệ kín, đồng thể.
Câu 3. Chọn phương án đúng. Qúa trình bay hơi của nước lỏng tại nhiệt độ 50◦ C, áp suất khí
quyển có:
◦ ◦ ◦ ◦
A ∆Hbh > 0, ∆Sbh < 0. B ∆Hbh > 0, ∆Sbh > 0.
◦ ◦ ◦ ◦
C ∆Hbh < 0, ∆Sbh < 0. D ∆Hbh < 0, ∆Sbh > 0.
Câu 4. Chất nào sau đây có entropy tiêu chuẩn lớn nhất?
A Br2(l) . B Cl2(k) . C C6 H6(l) . D F2(k) .
Câu 5. Đốt cháy hoàn toàn 3.9g C6 H6 ở 25◦ C trong một bình kín (có thể tích không đổi) với một
lượng O2 vừa đủ thì tỏa ra 156.96 kJ. Biết sản phẩm tạo ra đều ở trạng thái khí. Tính ∆Htt◦ ( nhiệt
tạo thành) của C6 H6(l) . Cho biết R = 8.314 J/mol.K.
∆Htt◦ H2 O(k) = −241.82 (kJ/mol)
∆Htt◦ CO2(k) = −393.51 (kJ/mol)
A ∆Htt◦ C6 H6 = 52.68 (kJ/mol). B ∆Htt◦ C6 H6 = 48.96 (kJ/mol).
C ∆Htt◦ C6 H6 = −52.68 (kJ/mol). D ∆Htt◦ C6 H6 = −3139.2 (kJ/mol).
Câu 6. Tính thế đẳng áp tạo thành tiêu chuẩn của CH4 (k) ở 25◦ C:

C(gr)+ 2H2 (k) → CH4 (k)

Cho biết các số liệu nhiệt động ở 25◦ C:

∆Hs◦ (kJ/mol) S ◦ (J/mol.K)


C − 5.74
H2 − 130.7
H2 S −74.81 186.3

A 24015.51 J/mol. B 50.71 J/mol. C 50.72 kJ/mol. D 23.826 J/mol.

Fanpage: facebook.com/chungtacungtien/ Trang 1


[CTCT] – CHÚNG TA CÙNG TIẾN We Learn – We Share

Câu 7. Người ta đem trộn lẫn 0.5 mol CO2 và 0.5 mol H2 trong điều kiện đẳng nhiệt, đẳng áp. Xác
định biến thiên entropy của quá trình này.
A 9.35 J/K. B 5.76 J/K. C 1.19 J/K. D 3.56 J/K.
Câu 8. Chọn phương án đúng. Trong các phương trình sau đây, phương trình phản ứng nào chắc
chắn không biểu thị cho phản ứng sơ cấp?

(1) H2 + I2 → HI
(2) N2 + 3H2 → 2NH3
1
(3) H2 + O2 → H2 O
2
1 3
(4) N2 + H2 → NH3
2 2

A (1) và (4). B (2) và (4). C (1). D (1) và (3).


Câu 9. Cho NH4 COONH2 (ammonium carbamate) vào bình chân không có dung tích 5.46 lít ở
20◦ C thực hiện phản ứng:

NH4 COONH2(k) ⇌ NH3(k) 2CO2(k)

Khi phản ứng đạt cân bằng thì hệ có áp suất chung Pc= 66.88mmHg. Tính Kp, Kc ở 20◦ C.
A Kp= 10−4 , Kc= 10−6 . B Kp= 10−4 , Kc= 7.2 × 10−6 .
C Kp= 2 × 10−4 , Kc= 10−6 . D Kp= 4 × 10−4 , Kc= 10−6 .
Câu 10. Xét phản ứng:

2 AgCl(r) + K2 CrO4(dd) → Ag2 CrO4(r) + 2KCl(dd)

Chọn phương án đúng. Biết Ka1H2 S = 10−6.99 , Ka2H2 S = 10−12.6 , TCuS = 10−35.2 .
A CuS khó tan trong axit HCl. B CuS tan một phần trong dung dịch HCl.
C CuS chỉ tan trong dung dịch HCl đậm đặc. D CuS tan hoàn toàn trong dung dịch HCl.
Câu 11. Xét phản ứng:

2NO2(k) ⇌ N2 O4(k) ∆G◦298 = −371.6 kJ.

Cho PNO2 = 0.1atm, PN2 O4 = 1atm. Chọn phương án đúng.


A Phản ứng diễn biến theo chiều thuận.
B Phản ứng diễn biến theo chiều nghịch.
C Phản ứng đạt trạng thái cân bằng.
D Không đủ dữ kiện xác định chiều diễn biến của phản ứng.

Câu 12. Chọn phát biểu đúng. ∆H298 của một phản ứng hóa học:
(1) Tùy thuộc vào nhiệt độ lúc diễn ra phản ứng.
(2) Tùy thuộc vào đường đi từ chất đầu đến sản phẩm.
(3) Tùy thuộc vào cách viết hệ số tỉ lượng.
(4) Tùy thuộc vào bản chất và trạng thái của các chất đầu và sản phẩm phản ứng.
A Chỉ (2). B (3) và (4). C Chỉ (4). D (2) và (4).
Câu 13. Chọn phương án đúng khi so sánh entropy của các chất sau ở cùng điều kiện:

A SCa(r) > SC◦ 3 H8 (k) . B SC◦ 3 H8 (k) < SCH

4 (k)

. C SMgO(r) ◦
< SBaO(r) . D SH◦ 2 O(l) > SH◦ 2 O(k) .

Fanpage: facebook.com/chungtacungtien/ Trang 2


[CTCT] – CHÚNG TA CÙNG TIẾN We Learn – We Share

Câu 14. Chọn phương án đúng. Cho phản ứng (xem ∆Hp◦ và ∆Sp◦ không phụ thuộc vào nhiệt độ):

2NaHCO3 → Na2 CO3 + CO2 + H2 O



∆H298,tt (kJ/mol) -948 -1131 -393.5 -241.8

S298 (J/mol.K) 102.1 136 213.7 188.7

Ở điều kiện tiêu chuẩn, nhiệt độ để phản ứng có khả năng tự xảy ra là:
A T > 450K. B T > 388K. C T > 575K. D T > 298K.

Câu 15. Chọn phương án sai:


A Trộn 5 ml dung dịch KI 0.1M và 5 ml dung dịch AgNO3 0.1M ở 25◦ C trong ống nghiệm ta
được hệ hở, dị thế.
B Trung hòa 100 ml dung dịch HCl 1M với 100 ml dung dịch NaOH 1M trong nhiệt lượng kế
thu được hệ cô lập và đồng thể.
C Hòa tan 10 gam NaCl vào bình kín chứa 20 ml nước ở 30◦ C, ta được hệ kín và đồng thể. Cho
biết độ tan ở 30◦ C của NaCl là 36 gam/100 gam H2 O.
D Hòa tan 100 gam đường saccarose vào bình kín chứa 50 ml nước ở 50◦ C. Sau đó làm nguội về
nhiệt độ phòng là 30◦ C ta có hệ kín đồng thể. Cho biết độ tan của đường saccarose ở 50◦ C là
260 gam/100 gam H2 O và ở 30◦ C là 204 gam/100 gam H2 O.

Câu 16. Chọn phát biểu đúng: Chất xúc tác có ảnh hưởng như thế nào đến trạng thái cân bằng
của phản ứng tỏa nhiệt?
A Làm tăng năng lượng của các tiểu phân.
B Làm cho phản ứng nhanh đạt tới cân bằng.
C Làm cho phản ứng xảy ra hoàn toàn.
D Làm tăng hiệu suất của phản ứng theo chiều thuận.

Câu 17. Chọn phương án đúng: Cho các phản ứng xảy ra ở điều kiện tiêu chuẩn:
1. 3O2(k) → 2O3(k) , ∆H ◦ > 0, phản ứng không xảy ra tự phát ở mọi nhiệt độ.
2. C4 H8(k) + 6O2(k) → 4CO2(k) + 4H2 O(k) , ∆H ◦ < 0, phản ứng xảy ra tự phát ở mọi nhiệt độ.
3. CaCO3(r) → CaO(r) + CO2(k) , ∆H ◦ > 0, phản ứng xảy ra tự phát ở nhiệt độ cao.
4. 2SO2(k) + O2(k) → 2SO3 (k), ∆H ◦ < 0, phản ứng xảy ra tự phát ở nhiệt độ thấp.

A 1, 3, 4. B 2, 3, 4. C 1, 2, 3, 4. D 1, 3.

Câu 18. Chọn đáp án không chính xác. Ở một nhiệt độ xác định:
1) Nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của mọi đơn chất luôn bằng 0
2) Nhiệt cháy tiêu chuẩn của một chất là một đại lượng không đổi
3) Nhiệt chuyển pha tiêu chuẩn của một chất là một đại lượng không đổi
4) Nhiệt phản ứng không phụ thuộc vào hệ số tỉ lượng của phản ứng
A 1, 3. B 2, 4. C 2, 3. D 1, 4.

Câu 19. Ở một nhiệt độ xác định, cân bằng sau đây: 2SO2(k) + O2(k) ⇌ 2SO3(k) , có hằng số cân
bằng K=20.
1
Tính hằng số cân bằng K’ của cân bằng: SO3(k) ⇌ SO2(k) + O2(k)
2
A 0,05. B 10,. C 0,224. D 0,025.

Fanpage: facebook.com/chungtacungtien/ Trang 3


[CTCT] – CHÚNG TA CÙNG TIẾN We Learn – We Share

Câu 20. chọn đáp án đúng: Hãy tính nhiệt độ sôi của Hg ở áp suất 1 atm. Cho biết ở 25◦ C:
◦ ◦
∆H298,tt Hg(l) = 0, ∆H298,tt Hg(k) = 60, 78 (kJ/mol)
◦ ◦
S298 Hg(l) = 77, 4 (J/mol.K), S298 Hg(k) = 174, 7 (J/mol.K).
A 352K. B 352◦ C. C 452K. D 625◦ C.
Câu 21. Cho biết phản ứng: C2 H4(k) + H2 O(k) ⇌ C2 H5 OH(k) . Và các số liệu sau ở 25◦ C:

C2 H5 OH(k) C2 H4(k) H2 O(k)



∆G (kJ/mol) 168,6 68,12 -228,59
∆S ◦ (J/mol.K) 282,0 219,45 188,72

Ở điều kiện chuẩn 25◦ C phản ứng đi theo chiều nào? Tính ∆H298

của phản ứng.
◦ ◦
A Theo chiều thuận, ∆H298 = −45, 73 kJ. B Theo chiều thuận, ∆H298 = −54, 73 kJ.
◦ ◦
C Theo chiều nghịch, ∆H298 = −45, 73 kJ. D Theo chiều nghịch, ∆H298 = −54, 73 kJ.
Câu 22. Cho các phản ứng sau ở 1300K:

4Cu(r) + O2(k) → 2Cu2 O(r) ∆G◦1 = -160 (kJ/mol) (1)


2Cu(r) + O2(k) → 2CuO(r) ∆G◦2 = -70 (kJ/mol) (2)
Cu(r) + CuO(r) → Cu2 O(r) ∆G◦3 =? (3)

Từ ∆G◦1300 của phản ứng (3), hãy chọn số câu sai:


(1) Tại T = 1300 (K), CuO bị khử bởi Cu.
(2) Cu, CuO, Cu2 O tồn tại đồng thời trong cùng hỗn hợp tại T = 1300 (K).
(3) Trong điều kiện không sinh công có ích, phản ứng (3) có ∆H = ∆U .
(4) Hệ của phản ứng (3) tại T = 1300 (K) có 2 pha.
A 1. B 2. C 3. D 4.

Fanpage: facebook.com/chungtacungtien/ Trang 4

You might also like