You are on page 1of 11

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG VĂN CHÁNH

ÔN TẬP HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2022-2023

Môn Hóa học – Lớp 10


TÓM TẮT LÝ THUYẾT

I. NĂNG LƯỢNG HÓA HỌC


I.1. ENTHALPY VÀ BIẾN THIÊN ENTHALPY TRONG CÁC PHẢN ỨNG HÓA HỌC
1. Phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng thu nhiệt
* Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng hóa học trong đó có sự giải phóng nhiệt năng ra môi trường.
* Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hóa học trong đó có sự hấp thụ nhiệt năng ra môi trường.

2. Biến thiên enthalpy của phản ứng


a) Biến thiên enthalpy của phản ứng (hay nhiệt phản ứng; kí hiệu ∆rH (r: reaction – phản ứng); đơn vị
kcal, kJ) là lượng nhiệt tỏa ra hay thu vào của một phản ứng hóa học trong quá trình đẳng áp (áp suất
không đổi).
b) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng (hay nhiệt phản ứng chuẩn; kí hiệu  r H 298 ) là nhiệt kèm
o

theo phản ứng đó trong điều kiện chuẩn.


- Điều kiện chuẩn: áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol/L (đối với chất tan trong dung dịch) và
thường chọn nhiệt độ 25 0C (hay 298 K).
3. Phương trình nhiệt hóa học
Phương trình nhiệt hóa học là phương trình phản ứng hóa học có kèm theo nhiệt phản ứng và trạng thái
của các chất đầu (cđ) và sản phẩm (sp).
Ví dụ 1: CH4(g) + H2O(l) ⎯⎯
→ CO(g) + 3H2(g)
t0
 r H o298 = 250 kJ
Ví dụ 2: C2H5OH(l) + 3O2(g) ⎯⎯
→ 2CO2(g) + 3H2O(l)
t0
 r H o298 = –1366,89 kJ
4. Ý nghĩa của biến thiên enthalpy
* Phản ứng tỏa nhiệt
Ví dụ 3: H2SO4(aq) + 2NaOH(aq) ⎯⎯
→ Na2SO4(aq) + 2H2O(l)  r H 0298 = –111,68 kJ

 H f
0
298 (sp) <  f H0298 (cd) ⎯⎯
→  r H 0298 < 0
* Phản ứng thu nhiệt
CaCO3(s) ⎯⎯
→ CaO(s) + CO2(g)
t0
 r H 0298 = +178,49 kJ
 H f
0
298 (sp) >  f H0298 (cd) ⎯⎯
→  r H 0298 > 0
* Thường các phản ứng có  r H 298 < 0 thì xảy ra thuận lợi.
0
I.2. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM BÀI 6: TÍNH BIẾN THIÊN ENTHALPY CỦA PHẢN ỨNG HÓA
HỌC
1. Xác định biến thiên enthalpy của phản ứng dựa vào enthalpy tạo thành
a) Enthalpy tạo thành (nhiệt tạo thành)
- Enthalpy tạo thành (nhiệt tạo thành, ∆fH) của một chất là biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành 1
mol chất đó từ các đơn chất ở dạng bền vững nhất, ở một điều kiện xác định.
- Enthalpy tạo thành chuẩn (nhiệt tạo thành chuẩn,  f H 298 ) là enthalpy tạo thành ở điều kiện chuẩn. Ví dụ:
0

C(graphite) + O2(g) ⎯⎯
→ CO2(g)
t0
 f H0298 (CO2, g) = –393,50 kJ/mol
S(s) + O2(g) ⎯⎯
→ SO2(g)
t0
 f H0298 (SO2, g) = –296,80 kJ/mol
- Enthalpy tạo thành chuẩn của các đơn chất bằng 0. Ví dụ:
 f H0298 (O2, g) = 0;  f H0298 (S, s) = 0;…
b) Tính biến thiên enthalpy của phản ứng dựa vào enthalpy tạo thành
Cho phương trình hóa học tổng quát:
aA + bB ⎯⎯ → mM + nN
Có thể tính biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hóa học (  r H 298 ) khi biết các giá trị  f H 298 của
o 0

tất cả các chất đầu và sản phẩm theo công thức sau:
 r H o298 = m.  f Ho298 (M) + n.  f Ho298 (N) – a.  f Ho298 (A) – b.  f Ho298 (B)
Tổng quát:  r Ho298 =  H f
o
298 (sp) −  H
f
o
298 (cd)
2. Xác định biến thiên enthalpy của phản ứng dựa vào năng lượng liên kết
Cho phản ứng tổng quát ở điều kiện chuẩn:
aA(g) + bB(g) ⎯⎯
→ mM(g) + nN(g)
Tính  r H 298 của phản ứng khi biết các giá trị năng lượng liên kết (Eb) theo công thức:
o

 r H o298 = a.Eb(A) + b.Eb(B) – m.Eb(M) – n.Eb(N)


Tổng quát:  r Ho298 =  E (cd)
b −  E (sp)
b

II. TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC


1. Tốc độ phản ứng
* Tốc độ phản ứng của phản ứng hóa học là đại lượng đặc trung cho sự biến thiên nồng độ của một trong
các chất phản ứng hoặc sản phẩm tạo thành trong một đơn vị thời gian.
Tốc độ phản ứng khí hiệu là v, có đơn vị: (đơn vị nồng độ)/(đơn vị thời gian)
* Tốc độ trung bình của phản ứng là tốc độ được tính trong một khoảng thời gian phản ứng.
* Cho phản ứng tổng quát: aA + bB ⎯⎯ → cC + dD
Biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng:
1 C 1 C 1 C 1 C
v=− . A = − . B = . C = . D
a t b t c t d t
Trong đó: v : tốc độ trung bình của phản ứng;
∆C = C2 – C1: sự biến thiên nồng độ;
∆t = t2 – t1: biến thiên thời gian;
C1, C2 là nồng độ của một chất tại 2 thời điểm tương ứng t1, t2.
2. Biểu thức tốc độ phản ứng (Định luật tác dụng khối lượng)
Phản ứng đơn giản có dạng: aA + bB ⎯⎯ → cC + dD
* Mối quan hệ giữa nồng độ và tốc độ tức thời của phản ứng hóa học được biểu diễn bằng biểu thức:
v = k.CaA .CBb
Trong đó, k là hằng số tốc độ phản ứng; CA, CB là nồng độ (M) chất A, B tại thời điểm đang xét.
* Khi nồng độ chất phản ứng bằng đơn vị (1 M) thì k = v, vậy k là tốc độ của phản ứng và được gọi là tốc
độ riêng, đây là ý nghĩa của hằng số tốc độ phản ứng.
* Hằng số k chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất phản ứng và nhiệt độ.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
a. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng
Khi nồng độ chất phản ứng tăng lên, số va chạm giữa các hạt tăng lên, làm số va chạm hiệu quả cũng tăng
lên và dẫn đến tốc độ phản ứng tăng lên.
b. Ảnh hưởng của áp suất đến tốc độ phản ứng
Trong hỗn hợp khí, nồng độ mỗi khí tỉ lệ thuận với áp suất của nó. Khi nén hỗn hợp khí (giảm thể tích) thì
nồng độ mỗi khí tăng lên. Việc tăng áp suất hỗn hợp khí cũng tương tự như tăng nồng độ, sẽ làm tốc độ
phản ứng tăng.

Việc thay đổi áp suất không làm ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng không có chất khí tham gia.
c. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng
- Khi tăng nhiệt độ, các hạt (phân tử, nguyên tử hoặc ion) sẽ chuyển động nhanh hơn, động năng cao hơn.
Khi đó, số va chạm hiệu quả giữa các hạt tăng lên, dẫn đến tốc độ phản ứng tăng.
- Mối quan hệ giữa nhiệt độ và tốc độ phản ứng hóa học được biểu diễn bằng công thức:
t 2 − t1
vt 2
=  10
vt1
Trong đó: vt 2 , vt1 là tốc độ phản ứng ở 2 nhiệt độ t1 và t2; γ là hệ số nhiệt độ Van’t Hoff.
d. Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng

Khi tăng diện tích bề mặt tiếp xúc, số va chạm giữa các chất đầu tăng lên, số va chạm hiệu quả cũng tăng
theo, dẫn đến tốc độ phản ứng tăng.
e. Ảnh hưởng của chất xúc đến tốc độ phản ứng
Chất xúc tác làm tăng tốc độ của phản ứng hóa học, nhưng vẫn được bảo toàn về lượng và chất khi kết thúc
phản ứng.

III. HALOGEN
III.1. TÍNH CHẤT VẬT LÍ VÀ HÓA HỌC CÁC ĐƠN CHẤT NHÓM VIIA
1. Vị trí, cấu hình electron nguyên tử và đặc điểm cấu tạo phân tử
Một số đặc điểm của các nguyên tố nhóm VIIA (nhóm halogen)
Số hiệu nguyên Cấu hình electron Nguyên
Nguyên tố Độ âm điện
tử nguyên tử tử khối
Fluorine (F) 9 [He]2s22p5 3,98 19
2 5
Chlorine (Cl) 17 [Ne]3s 3p 3,16 35,5
10 2 5
Bromine (Br) 35 [Ar]3d 4s 4p 2,96 80
Iodine (I) 53 [Kr]4d105s25p5 2,66 127
14 10 2 5
Astatine (At) 85 [Xe]4f 5d 6s 6p 2,20 210
Tennessine (Ts) 117 14 10 2
[Rn]5f 6d 7s 7p 5
– 294
- Mỗi nguyên tử nguyên tố nhóm VIIA đều có 7 electron lớp ngoài cùng dạng ns np . Vì vậy, chúng là các
2 5

phi kim.
- Do có 7 electron ở lớp ngoài cùng, chưa đạt cấu hình bền vững như khí hiếm, nên ở trạng thái tự do, hai
nguyên tử halogen góp chung một cặp electron để hình thành phân tử.
: X . + . X : ⎯⎯
→ : X : X : ⎯⎯
→ CTCT: X − X; CTPT: X 2
2. Tính chất vật lí
Một số tính chất vật lí của đơn chất halogen
Độ tan trong nước
Đơn chất Trạng thái Màu sắc tnc (℃) ts (℃)
(mol/L) (ở ℃)
F2 Khí Vàng nhạt –219,6 –188,1 –
Cl2 Khí Vàng lục –101,0 –34,1 0,091
Br2 Lỏng Nâu đỏ –7,3 59,2 0,21
I2 Rắn Tím đen 113,6 185,5 0,0013
- Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của đơn chất halogen bị ảnh hưởng bởi tương tác van der Walls giữa
các phân tử. từ fluorine đến iodine, khối lượng phân tử và bán kính nguyên tử tăng, làm tăng tương tác van
der Walls, dẫn đến nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi tăng.
3. Tính chất hóa học
- Halogen có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np5, nên nguyên tử có xu hướng nhận thêm 1 electron
hoặc dùng chung electron với nguyên tử khác để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm tương ứng.
Sơ đồ tổng quát: X + 1e ⎯⎯ → X–
- Halogen là các phi kim điển hình, có tính oxi hóa mạnh, tính oxi hóa giảm dần từ fluorine đến iodine.
a. Tác dụng với kim loại
Các halogen phản ứng trực tiếp với nhiều kim loại, tạo muối halide thể hiện ở các mức độ khác nhau:
- Fluorine tác dụng được với tất cả kim loại. Ví dụ:
2Ag + F2 ⎯⎯ → 2AgF
- Chlorine tác dụng hầu hết kim loại (từ Au và Pt). Ví dụ:
2Fe + Cl2 ⎯⎯ → 2FeCl3
- Bromine phản ứng với nhiều kim loại, nhưng khả năng phản ứng yếu hơn so với fluorine và chlorine. Ví
dụ:
2Na + Br2 ⎯⎯ → 2NaBr
- Iodine phản ứng với kim loại yếu hơn so với bromine, chlorine và fluorine. Ví dụ trong phản ứng với
aluminium, bromine phản ứng mạnh ở điều kiện thường, iodine cần nước làm chất xúc tác để phản ứng xảy
ra:
2Al + 3I2 ⎯⎯⎯ H2O
→ 2AlI3
b. Tác dụng với hydrogen
Các halogen phản ứng với hydrogen, tạo thành hydrogen halide.
Điều kiện và mức độ Đặc điểm Năng lượng liên kết
Phản ứng tạo H–X
phản ứng phản ứng H–X (kJ/mol)
Phản ứng ngay ở nhiệt độ
H2 + F2 ⎯⎯ → 2HF Nổ mạnh 565
phòng và trong bóng tối
H2 + Cl2 ⎯⎯ → 2HCl Ánh sáng hoặc t0 Gây nổ 431
H2 + Br2 ⎯⎯
→ 2HBr ≈ 200 ℃, xúc tác Pt Không gây nổ 364
⎯⎯
→ 2HI
H2 + I2 ⎯
⎯ ≈ 300 ℃, xúc tác Pt Thuận nghịch 297
- Mức độ phản ứng của các halogen với hydrogen giảm dần khi đi từ fluorine đến iodine, phù hợp với tính
oxi hóa của các halogen giảm dần từ F2 đến I2.
- Các phản ứng đều tạo phân tử HX. Giá trị năng lượng liên kết H–X giảm dần làm cho độ bền nhiệt của
các phân tử giảm dần từ HF đến HI. Trong đó, phân tử HI có độ bền nhiệt thấp, dễ bị phân hủy một phần để
tái tạo lại iodine và hydrogen.
c. Tác dụng với nước
- Fluorine phản ứng mạnh với nước, bốc cháy trong hơi nước nóng:
2F2 + 2H2O ⎯⎯ → 4HF + O2
- Chlorine và bromine tác dụng chậm với nước, tạo thành hydrohalic acid và hypohalous acid, khả năng
phản ứng với nước của bromine khó khăn hơn. Iodine phản ứng rất chậm với nước tạo iodic acid:
Cl2 + H 2O ⎯⎯⎯ →
⎯ HCl + HClO
(hydrochloric acid) hypochlorous acid

Hypochlorous acid có tính oxi hóa mạnh nên chlorine trong nước có khả năng diệt khuẩn, tẩy màu và được
ứng dụng trong khử trùng nước sinh hoạt.
⎯⎯
Br2 + H 2O ⎯ →
⎯ HBr + HBrO
(hydrobromic acid) hypobromous acid

⎯⎯

I 2 + H 2O ⎯
⎯ HI + HIO3
(hydroiodic acid) iodic acid

d. Tác dụng với dung dịch kiềm


- Chlorine phản ứng với dung dịch kiềm ở điều kiện thường, tạo thành nước Javel.
Cl2 + 2NaOH ⎯⎯ → NaCl + NaClO + H2O
Nước Javel (chứa NaClO, NaCl và một phần NaOH dư) được dùng làm chất tẩy rửa, khử trùng.
- Khi đun nóng, Cl2 phản ứng với dung dịch kiềm tạo thành muối chlorate:
3Cl2 + 6KOH ⎯⎯ → 5KCl + KClO3 + 3H2O
0
t

Potassium chlorate là chất oxi hóa mạnh, được sử dụng chế tạo thuốc nổ, hỗn hợp đầu que diêm,…
3. Tác dụng với dung dịch muối halide
Ống nghiệm 1 2
Bước 1: Lấy vào mỗi ống
2 mL dung dịch NaBr 2 mL dung dịch NaI
nghiệm khoảng
Bước 2: Cho vào mỗi ống 1 mL nước bromine, vài giọt
1 mL nước chlorine
nghiệm khoảng hồ tinh bột
Bước 3: Lắc đều, để ổn định
Hiện tượng Dung dịch có màu vàng Dung dịch có màu đen tím
(1) Cl2 + 2NaBr ⎯⎯ → 2NaCl + Br2
Chlorine oxi hóa ion bromide thành bromine, dung dịch bromine có màu vàng.
(2) Br2 + 2NaI ⎯⎯ → 2NaBr + I2
Bromine oxi hóa ion iodide thành iodine, I2 tan tốt trong dung dịch NaI, dung dịch sẫm màu. Iodine kết hợp
với hồ tinh bột sẽ tạo thành dung dịch màu đen tím.
4. Điều chế Cl2
a. Phòng thí nghiệm
- Cho dung dịch HCl đặc tác dụng với các chất oxi hóa mạnh: MnO2, KMnO4, K2Cr2O7,…
MnO2 + 4HCl ⎯⎯ → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
2KMnO4 + 16HCl ⎯⎯ → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
b. Trong công nghiệp
2NaCl + 2H2O ⎯⎯⎯ dpdd
mn
→ 2NaOH + Cl2 + H2

III.2. HYDROGEN HALIDE, HYDROHALIC ACID VÀ MUỐI HALIDE


1. Halogen halide
Một số đặc điểm của halogen halide
Công thức Độ dài liên kết Năng lượng liên
Tên gọi Nhiệt độ sôi
phân tử (pm) kết (kJ/mol)
HF Hydrogen fluoride 92 569 +19,5
HCl Hydrogen chloride 127 432 –84,9
HBr Hydrogen bromide 141 366 –66,7
HI Hydrogen iodide 160 299 –35,8
- Nhiệt độ sôi của các hydrogen halide tăng dần từ HCl đến HI. Nguyên nhân là do khối lượng phân tử
tăng, làm năng lượng cần thiết cho quá trình sôi; đồng thời, sự tăng kích thước và số electron trong phân tử,
dẫn đến tương tác van der Walls giữa các phân tử tăng.
- Các phân tử hydrogen fluoride hình thành liên kết hydrogen liên phân tử, loại liên kết này bền hơn tương
tác van der Walls, nên nhiệt độ sôi của hydrogen fluoride cao bất thường so với các hydrogen halide còn
lại.
2. Hydrohalic acid
a. Tính acid của hydrohalic acid
- Các hydrogen halide tan trong nước tạo thành hydrohalic acid tương ứng. Tính acid của các dung dịch
HX tăng theo dãy từ HF đến HI. Nguyên nhân chủ yếu làm tăng độ mạnh của các acid theo dãy trên là do
giảm độ bền liên kết theo thứ tự: HF, HCl, HBr, HI.
- Hydrofluoric acid (HF) là acid yếu, nhưng có tính chất ăn mòn thủy tinh:
SiO2 + 4HF ⎯⎯ → SiF4 + 2H2O
- Các dung dịch HCl, HBr, HI là những acid mạnh, có đầy đủ tính chất hóa học chung của acid:
+ Quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
+ Tác dụng với basic oxide ⎯⎯ → Muối + H2O
Fe2O3 + 6HCl ⎯⎯
→ 2FeCl3 + 3H2O
+ Tác dụng với base ⎯⎯
→ Muối + H2O
NaOH + HCl ⎯⎯ → NaCl + H2O
+ Tác dụng với kim loại trước hydrogen trong dãy hoạt động hóa học ⎯⎯
→ Muối + H2
Zn + 2HCl ⎯⎯ → ZnCl2 + H2
+ Tác dụng một số muối:
NaHCO3 + HCl ⎯⎯ → NaCl + CO2 + H2O
b. Tính khử của ion halide
- Trong ion halide, các halogen có số oxi hóa thấp nhất là –1, do đó ion halide chỉ thể hiện tính khử trong
phản ứng oxi hóa khử.
- Tính khử của các ion halide tăng theo chiều: F– < Cl– < Br– < I–.
- Ví dụ:
Phản ứng Kết luận

KCl + H2SO4(đặc) ⎯⎯ → KHSO4 + HCl Ion Cl không thể hiện tính khử
−1 +6 0 +4
2K Br + 2H 2 S O 4(d) ⎯⎯
→ Br 2 + S O 2 + K 2SO 4 + 2H 2O Ion Br– thể hiện tính khử
−1 +6 0 +4
2K I + 2H 2 S O4(d) ⎯⎯
→ I 2 + S O 2 + K 2SO 4 + 2H 2O Ion I– thể hiện tính khử
3. Nhận biết ion halide trong dung dịch
Chất Thuốc thử Hiện tượng PTHH
NaF Không hiện tượng
NaCl Kết tủa trắng AgNO3 + NaCl ⎯⎯
→ AgCl↓ + NaNO3
AgNO3
NaBr Kết tủa vàng nhạt AgNO3 + NaBr ⎯⎯
→ AgBr↓ + NaNO3
NaI Kết tủa vàng AgNO3 + NaI ⎯⎯
→ AgI↓ + NaNO3
4. Ứng dụng của các halogen halide
Halogen halide Ứng dụng
Dùng để tẩy cặn trong các thiết bị trao đổi nhiệt; chất xúc tác trong nhà
Hydrogen fluoride
máy lọc dầu, công nghệ làm giàu uranium, sản xuất dược phẩm,…
Dùng dderr loại bỏ gỉ thép; sản xuất chất tẩy nhà vệ sinh, các hợp chất
Hydrogen chloride
vô cơ và hữu cơ phục vụ đời sống, sản xuất,…
Làm chất xúc tác cho các phản ứng hữu cơ, tổng hợp chất chống cháy
Hydrogen bromine chứa nguyên tố bromine như tetrabromobisphenol A, điều chế nhựa
epoxy, sản xuất các vi mạch điện tử,…
Dùng làm chất khử phổ biến trong các phản ứng hóa học; sản xuất
Hydrogen iodide
iodine và alkyl iodide,…
TRƯỜNG THPT CHUYÊN KIỂM TRA HỌC KỲ II
LƯƠNG VĂN CHÁNH NĂM HỌC 2022 - 2023
TỔ HÓA HỌC Môn: HÓA HỌC, Lớp 10
ĐỀ MINH HỌA Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

(Đề thi có 03 trang, 31 câu)


Mã đề thi
Họ và tên thí sinh:.............................................................................. SBD:..................... 175

Cho: H = 1; O = 16; C = 12; Al = 27; Na = 23; K = 19; Cl = 35,5; Br = 80; I = 127;

A. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)


Câu 1. Áp suất đối với chất khí ở điều kiện chuẩn là
A. 1 bar. B. 1 atm. C. 760 mmHg. D. 1 Pa.
Câu 2. Kí hiệu nhiệt tạo thành chuẩn của một chất là
A. f H0298. B. f H. C. f H0273. D. f H10.
Câu 3. Nhiệt tạo thành chuẩn (∆f H 0298 ) của các đơn chất ở dạng bền vững nhất là
A. 3 kJ.mol-1. B. 1 kJ.mol-1. C. 2 kJ.mol-1. D. 0 kJ.mol-1.
Câu 4. Phản ứng nào sau đây là phản ứng thu nhiệt?
A. 2CO(g) + O2(g) → 2CO2(g) ∆r H 0298 = –566,0 kJ.
B. H2(g) + I2(s) → 2HI(g) ∆r H 0298 = +53,0 kJ.
C. NaOH(aq) + HCl(aq) → NaCl(aq) + H2O(l) ∆r H 0298 = –57,9 kJ.
D. C2H4(g) + H2(g) → C2H6(g) ∆r H 0298 = –137,0 kJ.
Câu 5. Methane là thành phần chính của khí thiên nhiên. Xét phản ứng đốt cháy methane:
o
CH4(g) + 2O2(g) → CO2(g) + 2H2O(l) ∆r H298 = – 890,3 kJ
Biết nhiệt tạo thành chuẩn của CO2(g) và H2O(l) tương ứng là –393,5 –285,8 kJ.mol-1. Nhiệt tạo thành
chuẩn của khí methane là
A. –74,8 kJ.mol-1. B. +748 kJ.mol-1. C. –748 kJ.mol-1. D. +74,8 kJ.mol-1.
Câu 6. Phản ứng nào biểu diễn nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của CO(g)?
A. 2C(graphite) + O2(g) → 2CO(g) B. 2CO(g) + O2(g) → 2CO2(g)
1 1
C. CO(g) + O2(g) → CO2(g) D. C(graphite) + O2(g) → CO(g)
2 2
Câu 7. Cho phản ứng 2SO2(g) + O2(g) ⎯⎯
→ 2SO3(g)  r H 298 = - 197 kJ
to o

 r H o298 của phản ứng SO3(g) ⎯⎯ → SO2(g) + 12 O2(g) là


o
t

A. -197 kJ. B. +197 kJ. C. - 98,5 kJ. D. + 98,5 kJ.


Câu 8. Khi sử dụng các loại men thích hợp để làm sữa chua, lên men rượu, giấm; tốc độ các phản ứng đó
chịu ảnh hưởng của yếu tố nào?
A. Nhiệt độ. B. Nồng độ. C. Chất xúc tác. D. Áp suất.
Câu 9. Chất xúc tác là chất
A. làm tăng tốc độ phản ứng và không bị mất đi sau phản ứng.
B. làm tăng tốc độ phản ứng và bị mất đi sau phản ứng.
C. làm giảm tốc độ phản ứng và không bị mất đi sau phản ứng.
D. làm giảm tốc độ phản ứng và bị mất đi sau phản ứng.
Câu 10. Tốc độ phản ứng không phụ thuộc yếu tố nào sau đây?
A. Thời gian xảy ra phản ứng. B. Bề mặt tiếp xúc giữa các chất phản ứng.
C. Nồng độ các chất tham gia phản ứng. D. Chất xúc tác.
Câu 11. Khi tăng nồng độ chất tham gia, thì
A. tốc độ phản ứng tăng. B. tốc độ phản ứng giảm.
C. không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. D. có thể tăng hoặc giảm tốc độ phản ứng.
Câu 12. Đồ thị biểu diễn đường cong động học của phản ứng giữa oxygen
và hydrogen tạo thành nước:
O2 (g) + 2H2(g) ⟶ 2H2O (g).
Đường cong nào của hydrogen?
A. Đường cong số (1). B. Đường cong số (2).
C. Đường cong số (3). D. Đường cong số (2) hoặc (3) đều đúng.
Câu 13. Phương trình tổng hợp ammonia (NH3), N2 (g) + 3H2 (g) ⟶ 2NH3(g). Nếu tốc độ tạo thành
NH3 là 0,345 M/s thì tốc độ của chất phản ứng H2 là
A. 0,345 M/s. B. 0,690 M/s. C. 0,173 M/s. D. 0,518 M/s.
Câu 14. Khi bắt đầu phản ứng, nồng độ của một chất là 0,024 mol/l. Sau 10s xảy ra phản ứng, nồng độ của
chất đó là 0,022 mol/lít. Tốc độ trung bình của phản ứng trong thời gian đó là
A. 2.10-4 mol/l.s. B. 3.10-4 mol/l.s. C.1.10-4 mol/l.s. D. 2,5.10-4 mol/l.s.
Câu 15. Phản ứng 2NO(g) + O2(g) ⎯⎯ → 2NO2(g) có biểu thức tốc độ tức thời: v = k .C2NO .CO2 . Nếu nồng
độ của NO giảm 2 lần, giữ nguyên nồng độ oxygen, thì tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào?
A. Giảm 2 lần. B. Giảm 4 lần. C. Giảm 3 lần. D. Giữ nguyên.
Câu 16. Dung dịch Br2 có thể phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. NaF. B. NaCl. C. NaBr. D. NaI.
Câu 17. Trong phản ứng hóa học: 2Na + Cl2 → 2NaCl, Cl2 đóng vai trò là
A. vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa. B. chất khử.
C. vừa là chất bị khử vừa là chất bị oxi hóa. D. chất oxi hóa.
Câu 18. Khi đun nóng, chất thăng hoa chuyển từ thể rắn sang thể hơi màu tím là
A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2.
Câu 19. Nhỏ vài giọt dung dịch nào sau đây vào dung dịch AgNO3 thu được kết tủa màu vàng nhạt?
A. HCl. B. NaBr. C. NaCl. D. HF.
Câu 20. Số oxi hóa của chlorine trong các hợp chất NaCl, NaClO3, lần lượt là
A. -1, +5. B. +1, +3. D. -1, +3. D. +1, +3.
Câu 21. Điều chế khí chlorine trong phòng thí nghiệm bằng cách cho hydrochloric acid đặc tác dụng với
chất nào sau đây?
A. NaHCO3. B. CaCO3. C. NaOH. D. MnO2.
Câu 22. Số nguyên tử oxygen trong phân tử hypochlorous acid là
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 23. Hòa tan hết m gam Al trong dung dịch HCl dư, thu được 0,21 mol khí H2. Giá trị của m là
A. 4,86. B. 5,67. C. 3,24. D. 3,78.
Câu 24. Nguyên tố halogen dùng làm gia vị, cần thiết cho tuyến giáp và phòng ngừa khuyết tật trí tuệ là
A. chlorine. B. iodine. C. bromine. D. fluorine.
Câu 25. Đính một mẩu giấy màu ẩm vào dây kim loại gắn với nút đậy bình tam giác. Sau đó, đưa mẩu giấy
vào bình tam giác có chứa khí chlorine. Hiện tượng quan sát được là
A. mẩu giấy đậm màu hơn. B. mẩu giấy bị nhạt màu dần đến mất màu.
C. không có hiện tượng gì. D. mẩu giấy chuyển màu xanh.
Câu 26. Hydrogen halide nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất?
A. HF. B. HCl. C. HBr. D. HI.
Câu 27. Hydrochloric acid không phản ứng với chất nào sau đây?
A. CaCO3. B. Ag. C. FeO. D. Cu(OH)2.
Câu 28. Trong công nghiệp, nước Javel được sản xuất bằng phương pháp điện phân dung dịch bão hòa
chất X trong thùng điện phân không có màng ngăn. Chất X là
A. NaCl. B. KI. C. NaOH. D. KBr.
B. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 29. (1,0 điểm) Cho phản ứng đốt cháy acetylene:
2C2H2(g) + 5O2(g) ⎯⎯ → 4CO2(g) + 2H2O(g).
0
t

Tính ∆r H 0298 của phản ứng trên theo năng lượng liên kết.
Cho biết năng lượng liên kết trung bình của một số liên kết hóa học:
Liên kết C-H CC O=O C=O O-H
-1
Eb (kJ.mol ) 418 835 494 732 459

Câu 30. (1,0 điểm) Xét phản ứng: A ⎯⎯ → B. Tại thời điểm t = 0, nồng độ chất A là 0,150 M, sau 1 phút,
nồng độ chất A là 0,140 M và sau 2 phút, nồng độ chất B là 0,016 M. Tính tốc độ trung bình của phản ứng
trong phút thứ nhất và trong phút thứ 2.

Câu 31. (1,0 điểm)


a) Có hai ống nghiệm, mỗi ống chứa 2 mL dung dịch muối X của potassium (K). Cho vài giọt dung dịch
AgNO3 vào ống thứ nhất, thu được kết tủa màu vàng. Nhỏ vài giọt nước Br2 vào ống thứ hai, lắc đều rồi
thêm hồ tinh bột, thấy có màu xanh tím. Xác định công thức hóa học của X và viết PTHH xảy ra.
b) Hiện nay ở nước ta, phương pháp phơi nước được sử dụng sản
xuất muối sodium chloride (NaCl) từ nước biển. Trong phương pháp
này, nước biển được phơi dưới nắng lần lượt qua các ao lớn (1,
2,…Hình vẽ) để tăng độ mặn và lắng cặn. Khi đủ độ mặn, nước biển
được dẫn vào ao kết tinh, ở đây, nước tiếp tục bốc hơi một phần,
muối dần kết tinh thành các tinh thể rắn. Trước khi thu hoạch, người
ta tháo phần nước còn lại trong ao về ao phơi rồi thu hoạch muối.
Giả sử ở một ao kết tinh, người ta cho vào 25 m3 nước biển có
khối lượng riêng 1,29 g.cm-3, nồng độ phần trăm của NaCl đạt 22,5
%. Lượng nước tháo ra khỏi ao ngay trước khi thu hoạch là 8 m3,
khối lượng riêng 1,36 g.cm-3. Nồng độ phần trăm của NaCl đạt
26,579%. Biết rằng sản phẩm thu được ở ao kết tinh chứa 88% NaCl
về khối lượng (còn lại là tạp chất), tính khối lượng tối đa sản phẩm
thu được.

------ HẾT ------

You might also like