You are on page 1of 5

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I (2023–2024)

Môn: Văn - Chương trình: Lớp 12CB


Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Mỗi chúng ta đều có một sứ mệnh trong cuộc đời này và phải nỗ lực hết mình để hoàn
thành nó. Sứ mệnh đó bắt đầu từ khi bạn sinh ra và sẽ theo bạn cho đến hơi thở cuối cùng! Sứ
mệnh đó được cụ thể hóa bằng trách nhiệm trong mỗi giai đoạn hoặc thời kỳ của cuộc đời mỗi
người.
Trách nhiệm là yếu tố cơ bản làm nên một con người đích thực. Trách nhiệm điều chỉnh
hành động của con người theo những nguyên tắc nhất định. Dù bạn là ai hay vị trí hiện tại của
bạn là gì thì việc tỏ ra có trách nhiệm trong những việc mình làm là điều rất cần thiết. Trong
tất cả những trách nhiệm mà bạn phải gánh vác thì trách nhiệm với chính bản thân là cao cả và
nặng nề nhất. Nếu bạn tỏ ra hèn kém hoặc nghi ngại ngay trong chính suy nghĩ và quyết định
của mình thì sớm muộn gì, bạn cũng sẽ thất bại.
Hãy sống dấn thân và thực hiện những mục tiêu mình đã đề ra. Nhưng quan trọng hơn,
hãy sống với tinh thần trách nhiệm cao nhất, không chỉ với gia đình, công việc mà còn với chính
bản thân. Khi làm bất kỳ việc gì, bạn hãy nỗ lực hết mình và biết chịu trách nhiệm với từng lời
nói, hành động của mình. Bạn nên hiểu rằng, tiền bạc hay địa vị không phải là thứ có thể mang
đến một cuộc sống hạnh phúc đích thực. Chỉ có những quyết định mang tính trách nhiệm mới
có thể giúp bạn có được cuộc sống như bạn khao khát.
(Trích Không gì là không thể – George Matthew Adams, NXB Tổng hợp thành phố Hồ
Chí Minh, 2019, Tr.103, 104)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. (0.75 điểm)
Câu 2.Theo tác giả, trong tất cả những trách nhiệm mà bạn phải gánh vác, trách nhiệm nào được
xem là cao cả và nặng nề nhất? (0.75 điểm)
Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào là “sống dấn thân” ? (1.0 điểm)
Câu 4. Lời khuyên “Khi làm bất kỳ việc gì, bạn hãy nỗ lực hết mình và biết chịu trách nhiệm
với từng lời nói, hành động của mình” trong đoạn trích có ý nghĩa gì với anh/chị?(0.5 điểm)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)


Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình
bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc sống có trách nhiệm.
Câu 2 (5.0 điểm)
Trong bài thơ Việt Bắc, nhà thơ Tố Hữu viết:
Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu...
(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr. 110)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về tính dân tộc trong thơ Tố Hữu.
---HẾT---

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I (2023–2024)
Môn: Văn - Chương trình: Lớp 12CB
HƯỚNG DẪN CHẤM
A. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm
của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc
vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm
của mỗi ý và được thống nhất trong Tổ bộ môn của trường.
- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn như sau: lẻ 0,25 làm tròn thành 0,3; lẻ 0,75 làm
tròn 0,8 điểm.
B. Đáp án và biểu điểm
PHẦN CÂU Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 3.0
1 Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: Nghị luận. 0.75
2 Theo tác giả, Trong tất cả những trách nhiệm mà bạn phải gánh vác thì 0.75
trách nhiệm với chính bản thân là cao cả và nặng nề nhất.

3 “Sống dấn thân” có nghĩa là: 1.0


- Sống hết mình, năng động, không ngại khó khăn gian khổ, không sợ thất
bại.
- Biết vượt ra khỏi vùng an toàn, dám mạo hiểm để thành công.
- Hãy biến mình thành nhà thám hiểm, hãy khám phá những vùng đất mới,
những điều chưa ai làm, hãy mở lối đi riêng, hãy là người dẫn đường.
- Tuy nhiên việc “sống dấn thân” phải gắn liền với ước mơ khát vọng thực
tế chứ không phải là sống với mơ ước viễn vông xa rời thực tế. Muốn dấn
thân phải có tri thức và năng lực.
(Lưu ý: Học sinh nêu ý riêng, sâu sắc, thuyết phục và hợp lí thì vẫn đạt
điểm tối đa.)
4 Lời khuyên“Khi làm bất kỳ việc gì, bạn hãy nỗ lực hết mình và biết chịu
trách nhiệm với từng lời nói, hành động của mình” trong đoạn trích có ý
0.5
nghĩa:
- Giúp bản thân nhận ra làm việc gì cũng cần phải biết cố gắng, biết nỗ lực,
siêng năng chăm chỉ, miệt mài lao động. Hơn nữa cần phải chịu trách
nhiệm với lời nói, hành động của mình, gắn liền chữ tín với công việc.
- Nhận ra những thiếu sót của bản thân: chưa nỗ lực, chưa trách nhiệm;
nhận thấy điều đó giúp ta thay đổi bản thân để sống đúng với trách nhiệm
và nghĩa vụ của mình.
- Là động lực thúc đẩy bản thân phải biết cố gắng, nỗ lực không ngừng
nghỉ trong học tập và lao động để biến ước mơ thành hiện thực, sống phải
có ý chí, quyết tâm.
- Biết đấu tranh loại bỏ thói vô trách nhiệm, thói lười biếng của bản thân;
làm sai phải biết nhận trách nhiệm, chịu trách nhiệm trước lời nói và hành
động, sống phải có lòng tự trọng.
(Lưu ý: Học sinh nêu ý riêng, sâu sắc, thuyết phục và hợp lí thì vẫn đạt
điểm tối đa)
II LÀM VĂN 7.0
1 Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn 2.0
(khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc sống
có trách nhiệm.

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0.25


Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo một cách hoặc kết hợp các cách:
diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành hoặc tổng – phân – hợp; bảo đảm
yêu cầu về cấu trúc đoạn văn.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.25
Ý nghĩa của việc sống có trách nhiệm.

c. Triển khai vấn đề nghị luận


Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp, triển khai vấn đề
1.0
nghị luận theo nhiều cách để làm rõ ý nghĩa của việc sống có trách nhiệm;
bảo đảm hợp lí, thuyết phục, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
Có thể theo hướng sau:
– Sống có trách nhiệm có nghĩa là phải ý thức đúng đắn về trách nhiệm của
mình trên mọi cương vị, vị trí công việc mà không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn
đẩy trách nhiệm cho người khác.
– Sống và làm việc hết mình, nỗ lực không ngừng nghỉ; sống với khát vọng
được cống hiến cho gia đình và xã hội; biết chịu trách nhiệm trước lời nói
và hành động.
– Sống có trách nhiệm là lối sống cao đẹp, thể hiện nhân cách cao cả, hướng
đến người khác. Đó cũng là một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của
dân tộc ta. Bởi vậy, người sống có trách nhiệm luôn thành công và luôn có
một cuộc sống hạnh phúc, được người khác yêu mến, kính trọng, giúp đỡ.
Ngược lại, kẻ sống vô trách nhiệm thường chỉ nhận được thất bại và sự
thiếu tôn trọng từ mọi người.
- Phê phán những bạn trẻ sống thiếu trách nhiệm, ỷ lại, dựa dẫm, đùn đẩy
trách nhiệm cho người khác.
- Bài học cá nhân: Phải luôn sống có trách nhiệm với công việc, bản thân,
gia đình và xã hội.
d. Chính tả, từ ngữ, ngữ pháp 0.25
Đảm bảo chuẩn chính tả, từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo 0.25
Thể hiện suy nghĩa sâu sắc, có ý tưởng riêng phù hợp với vấn đề nghị luận;
có cách lập luận, diễn đạt mới mẻ.
2 Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ “Ta với mình … bâý nhiêu?”. Từ 5.0
đó, nhận xét về tính dân tộc trong thơ Tố Hữu.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0.25
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài
triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.5
Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ; tính dân tộc trong thơ Tố Hữu.
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận
Học sinh có thể triển khai vấn đề thành nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt
các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các
yêu cầu sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu, tác phẩm Việt Bắc và vấn đề 0.5
nghị luận.
* Cảm nhận đoạn thơ
- Nội dung:
+ Người ra đi khẳng định sự đồng điệu, hòa quyện trong tình cảm giữa
người đi và người ở lạị; mãi mãi, gắn bó, thuỷ chung với Việt Bắc. Việt 1.75
Bắc là cái nôi cội nguồn của cách mạng làm sao dễ dàng quên.
+ Người ra đi luôn nhớ người dân Việt Bắc, nhớ chính bản thân mình,
không đánh mất giá trị của người cách mạng, không quên gìn giữ phẩm
chất kiên trung và khẳng định tình nghĩa dành cho Việt Bắc là vô hạn,
không bao giờ cạn. Câu thơ rất sâu nặng, nghĩa tình.
- Nghệ thuật: Tác giả khai thác thành công thể thơ lục bát, sử dụng linh
0.5
hoạt đại từ “mình- ta”, vận dụng thành công các biện pháp tu từ. Ngôn ngữ
thơ bình dị, giàu nhịp điệu. Giọng điệu thơ trữ tình, ngọt ngào.
- Đánh giá chung: Đoạn thơ thể hiện lời tâm tình của người ra đi dành cho 0.25
người ở lại, từ đó cho thấy nghĩa tình son sắt của cách mạng dành cho Việt
Bắc.
* Nhận xét tính dân tộc trong thơ Tố Hữu
- Trong văn học, tính dân tộc được hiểu là đặc tính biểu hiện bản sắc dân 0.5
tộc, được thể hiện qua nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Về
nội dung, tính dân tộc phản ánh những vấn đề nóng bỏng liên quan đến vận
mệnh dân tộc, những khát vọng, tình cảm và ý chí của một dân tộc. Về
hình thức, tác phẩm đó tiếp thu tinh hoa nghệ thuật của dân tộc.
- Trong đoạn thơ, nội dung tính dân tộc thể hiện tình cảm nhớ thương,
nghĩa tình sâu nặng, thể hiện đạo lí “uống nước nhớ nguồn” của người
cách mạng dành cho Việt Bắc trong cuộc chia tay tưởng tượng nhân sự
kiện chính trị trung ương Đảng và Chính Phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại
Thủ đô Hà Nội. Nghệ thuật thơ mang tính dân tộc được biểu hiện qua việc
sử dụng thể thơ lục bát, đại từ “mình-ta”, giọng điệu trữ tình ngọt ngào,
các biện pháp tu từ truyền thống,…
- Tính dân tộc tạo nên ý nghĩa, giá trị đặc sắc của đoạn thơ nói riêng và bài
thơ "Việt Bắc" nói chung trong thơ ca cách mạng Việt Nam. Tính dân tộc
còn góp phần cho thấy phong cách thơ Tố Hữu.
0.25
d. Chính tả, từ ngữ, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
0.5
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩa sâu sắc, có ý tưởng riêng phù hợp với vấn đề nghị luận;
có cách lập luận, diễn đạt mới mẻ.

TỔNG ĐIỂM 10.0


--- HẾT ---

You might also like